Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Nghiên cứu phát triển và đề xuất mô hình du lịch sinh thái phục vụ bảo vệ môi trường và phát triển bền vững vườn quốc gia cát bà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.25 MB, 125 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TƢ̣ NHIÊN

HOÀNG TUẤN ANH

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH DU
LỊCH SINH THÁI PHỤC VỤ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG VÀ
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VƢỜN QUỐC GIA CÁT BÀ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

HÀ NỘI - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TƢ̣ NHIÊN

HOÀNG TUẤN ANH

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH DU
LỊCH SINH THÁI PHỤC VỤ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG VÀ
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VƢỜN QUỐC GIA CÁT BÀ

Chuyên ngành: Khoa ho ̣c môi trƣờng
Mã số: 60440301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS: LÊ ĐƢ́C MINH


HÀ NỘI - 2015


LỜI CẢM ƠN

Qua bài luận văn này, em xin được bày tỏ lòng cảm ơn tới các thầy, cô
giáo trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội, đặc biệt là
các thầy cô và cán bộ viên chức khoa Môi Trường đã giảng dạy và giúp đỡ em
trong suốt quá trình học tập tại trường.
Em xin tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới TS. Lê Đức Minh- Khoa Môi trường,
Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội người đã tận tình hướng dẫn và
đóng góp những ý kiến quý báu cho em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn
thành luận văn của mình.
Để hoàn thành luận văn này em đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình từ phía
ban quản lý và cán bộ công nhân viên tại VQG Cát Bà, Hải Phòng, chính quyền
địa phương và người dân sinh sống tại khu vực nghiên cứu, em xin chân thành cảm ơn.
Ngoài ra bên cạnh sự cố gắng của bản thân, em còn nhận được rất nhiều sự
động viên, giúp đỡ quan trọng từ gia đình và bạn bè.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2015
Học viên

Hoàng Tuấn Anh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH SINH THÁI ......................................3
1.1. Khái niệm về du lịch sinh thái .......................................................................3
1.2. Đặc điểm của du lịch sinh thái ......................................................................5

1.3. Du lịch sinh thái ở một số quốc gia trên thế giới và một số loại hình du
lịch sinh thái thịnh hành ở Việt Nam .................................................................10
1.3.1 Du lịch sinh thái ở một số quốc gia trên thế giới: ...................................10
1.3.2 Mô hình phát triển du lịch sinh thái tại một số Vườn Quốc gia và Khu bảo
tồn thiên nhiên ...................................................................................................11
1.3.3. Một số loại hình du lịch sinh thái thịnh hành ở Việt Nam: ....................24
1.4. Tiềm năng phát triển DLST của các KBTTN ............................................26
CHƢƠNG 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......28
2.1. Mục tiêu nghiên cứu .....................................................................................28
2.2. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................28
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................28
2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin ..............................................................28
2.3.2. Phương pháp xử lý thông tin ...................................................................29
2.4. Phạm vi nghiên cứu và giới hạn của đề tài.................................................30
CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..............................................................31
3.1. Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái tại Vƣờn Quốc gia Cát Bà .............31
3.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội tại VQG Cát Bà ............31
3.1.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên .....................................................................42
3.2. Tài nguyên đa dạng sinh học .......................................................................42
3.2.1. Đa dạng các hệ sinh thái .........................................................................42
3.2.2. Khu hệ thực vật rừng ..............................................................................46
3.2.3. Khu hệ động vật rừng ..............................................................................49
3.2.4. Động, thực vật biển ..................................................................................50
3.2.5. Tài nguyên cảnh quan .............................................................................51


3.2.6. Văn hóa lịch sử ........................................................................................53
3.2.7. Các tuyến, điểm tham quan .....................................................................54
3.3. Đánh giá thực trạng phát triển du lịch sinh thái tại Khu bảo tồn Vƣờn
Quốc Gia Cát Bà ..................................................................................................57

3.3.1. Kết quả kinh doanh du lịch qua các năm theo chỉ tiêu ngành ................57
3.3.2. Thực trạng phát triển du lịch sinh thái ....................................................61
3.3.3. Thực trạng công tác tổ chức quản lý nhà nước về du lịch ......................63
3.3.4. Đánh giá thực trạng quản lý, khai thác tài nguyên du lịch .....................64
3.4. Dự báo các tác động môi trƣờng từ hoạt động DLST ...............................65
3.4.1. Tác động đến môi trường tự nhiên ..........................................................65
3.4.2.Tác động đến môi trường kinh tế và văn hóa - xã hội ..............................67
3.4.3. Những biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực từ hoạt động du lịch .....69
3.5. Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và các mối đe dọa . ........71
3.6. Các bài học kinh nghiệm đƣợc rút ra từ những mô hình du lịch sinh thái
ở các VQG trên thế giới. .....................................................................................74
3.7. Đề xuất xây dựng mô hình du lịch sinh thái phu ̣c vu ̣ bảo vê ̣ môi trƣờng
và phát triển bền vững Vƣờn Quốc Gia Cát Bà ...............................................75
3.7.1. Các yêu cầu cấp thiết phải xây dựng mô hình ........................................75
3.7.2 . Xây dựng mô hình ...................................................................................79
3.7.3. Quá trình xây dựng mô hình ....................................................................79
3.7.4 . Mô hình tổ chức phát triển du lịch sinh thái tại Cát Bà .........................80
3.7.5. Đề xuất các giải pháp thực hiện mô hình phát triển du lịch sinh thái ....84
KẾT LUẬN ..............................................................................................................91
1. Kết luận ............................................................................................................91
2. Kiến nghị ..........................................................................................................92
PHỤ LỤC .................................................................................................................93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................108


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ


BQL

: Ban quản lý

BVMT

: Bảo vệ môi trường

CSHT

: Cơ sở hạ tầng

DL

: Du lịch

DLST

: Du lịch sinh thái

DLSTCĐ

: Du lịch sinh thái cộng đồng

HST

: Hệ sinh thái

KBT


: Khu bảo tồ n

KBTTN

: Khu bảo tồ n tự nhiên

KDTSQ

: Khu dự trữ sinh quyể n

KDTSQCB

: Khu dự trữ sinh quyể n Cát Bà

NGOs

: Các tổ chức phi chính phủ

UBND

: Ủy ban nhân dân

UBNDTP

: Ủy ban nhân dân thành phố

VQG

: Vườn quốc gia


VQGCB

: Vườn quốc gia Cát Bà


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Phân chia lợi nhuận của các bên trong dự án phát triển du lịch cộng đồng
tại Gunung Halimun- Indonesia ................................................................................14
Bảng 2. Dân số và Cơ cấu lao động trong các ngành của các xã vùng đệm .............38
Bảng 3: Thống kê diện tích các kiểu thảm thực vật rừng đảo Cát Bà .....................42
Bảng 4: Thành phần thực vật VQG Cát Bà...............................................................47
Bảng 5: Thành phần loài động vật ghi nhận tại VQG Cát Bà .................................49
Bảng 6. Lượng khách du lịch ....................................................................................57
Bảng 7. Doanh thu du lịch của VQGCB giai đoạn 2009-2014 .................................59
Bảng 8. Phân tích Điểm mạnh – Điểm yếu – Cơ hội – Đe dọa ..............................69
Bảng 9. Mức độ tham gia của cộng động trong hoạt động du lịch ...........................78


DANH MỤC HÌ NH
Hình 1. Mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại Vườn quốc gia Gunung
Halimun - Indonesia ..................................................................................................13
Hình 2. Mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại bản Huay Hee ...............16
Hình 3. Mô hình cơ cấu tổ chức phát triển DLST dựa vào cộng đồng tại VQG Ba Bể ......18
Hình 4. Mô hình phát triển du lịch sinh thái có sự tham gia của cộng đồng tại bản
Sín Chải - Lào Cai .....................................................................................................22
Hình 5. Quy trình thu thập thông tin và xử lý thông tin ...........................................30
Hình 6. Vị trí của Vườn Quốc Gia Cát Bà. ...............................................................31
Hình 7. Sơ đồ tổ chức VQG Cát Bà ..........................................................................32
Hình 8. Bản đồ quy hoạch Vườn Quốc Gia Cát Bà. ................................................33
Hình 9. Cơ cấu lao động trong các ngành của các xã vùng đệm ..............................39

Hình 10. Cơ cấu lao động trong các ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp ..........40
Hình 11. Kế t quả phỏng vấ n khách trong nước. .......................................................60
Hình 12. Kế t quả phỏng vấ n khách nước ngoài . .......................................................60
Hình 13. Mô hình tổ chức phát triển du lịch sinh thái tại VQG Cát Bà...................80


MỞ ĐẦU
Vườn Quốc Gia Cát Bà thành lập ngày 31/3/1986 theo quyết định số 79/CP
của Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam (nay là chính phủ). Gồm các hệ sinh thái biển,
hệ sinh thái rừng trên cạn, hệ sinh thái rừng ngập mặn. Toàn bộ VQG Cát Bà gồm
một vùng núi non hiểm trở có độ cao <500 m, trong đó đa phần là nằm trong
khoảng 50-200 m. Đảo Cát Bà chủ yếu là núi đá vôi xen kẽ nhiều thung lũng hẹp
chạy dài theo hướng Đông Bắc-Tây Nam. Vườn quốc gia Cát Bà có diện tích
26.240 ha, trong đó 17.040 ha đất đảo và 9.200 ha mặt nước biển. Ðây là nơi hội tụ
nhiều hệ sinh thái (HST) khác nhau: HST rừng ngập mặn, HST rừng trên núi đá vôi,
HST rừng biển với các rạn san hô. Có một hệ động thực vật đa dạng. Rừng ở đây
cũng có nhiều kiểu sinh thái rừng cá biệt như quần hợp Kim giao (tại khu vực gần
đỉnh Ngự Lâm); đơn ưu Và nước (khu vực Ao Ếch). Thành phần thực vật có 741
loài khác nhau, quần đảo Cát Bà có đến 60 loài đặc hữu quý hiếm được đưa vào
Sách đỏ Việt Nam như: Ðộng vật có voọc đầu trắng, voọc quần đùi trắng, quạ
khoang, sóc đen...; thực vật có thổ phục linh, lát hoa, kim giao, sến mật. Ðặc biệt ở
khu vực Trung Trang có rừng kim giao, một loại cây đặc hữu sống thành tập đoàn
trên một diện tích hàng chục ha giữa trung tâm vườn. Đây là một khu rừng nguyên
sinh và là một trong những khu vườn quốc gia lớn nhất đất nước(vườn quốc gia Cát
Bà). Diện tích quy hoạch bảo vệ là 15.200 ha, gồm 9.800 ha và 4.200 ha biển. Rừng
Cát Bà được công nhận là vườn quốc gia từ ngày 23.05.1983. Với đa dạng sinh học
cao, quần đảo Cát Bà đã được UNESCO chính thức công nhận là Khu dự trữ sinh
quyển thế giới trong kỳ họp của Hội đồng quốc tế về phối hợp chương trình con
người và sinh quyển tổ chức tại Paris, ngày 29/10/2004. Việc quần đảo Cát Bà được
UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển là một động lực thúc đẩy sự phát

triển kinh tế, du lịch, thúc đẩy ngành nuôi trồng, đánh bắt thuỷ hải sản và nghiên
cứu khoa học. Đặc biệt du lịch sinh thái được xem là loại hình du lịch dựa vào thiên
nhiên và văn hóa bản địa có giáo dục môi trường, đóng góp cho bảo tồn với sự tham
gia tích cực của cộng đồng địa phương. Do đó du lịch sinh thái được xác định là
loại hình ưu tiên trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và

1


định hướng đến năm 2030 (Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch, 2012) dưới góc độ
bảo tồn thiên nhiên môi trường nói chung và đa dạng sinh học nói riêng. Trong bối
cảnh đó đề tài:“Nghiên cứu phát triển và đề xuất mô hình du lịch sinh thái phục vụ
bảo vệ môi trường và phát triển bền vững vườn quốc gia Cát Bà” không chỉ có ý
nghĩa khoa học mà còn có ý nghĩa thực tiễn góp phần bảo vệ môi trường, bảo tồn đa
dạng sinh học, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.

2


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH SINH THÁI
1.1. Khái niệm về du lịch sinh thái
Cho đến nay, du lịch sinh thái đã và đang phát triển nhanh chóng ở nhiều
quốc gia trên thế giới và ngày càng thu hút được sự quan tâm rộng rãi của các tầng
lớp xã hội, đặc biệt là đối với những người có nhu cầu tham quan du lịch và nghỉ
ngơi. Ngoài ý nghĩa góp phần bảo tồn tự nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa
cộng đồng; sự phát triển du lịch sinh thái đã và đang mang lại những nguồn lợi kinh
tế to lớn, tạo cơ hội giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập quốc gia và thu nhập cho
cộng đồng dân cư địa phương, nhất là đối với vùng sâu, vùng xa, nơi có cảnh quan
thiên nhiên, văn hóa hấp dẫn. Mặt khác, DLST còn góp phần vào việc nâng cao dân

trí và sức khoẻ cộng đồng thông qua giáo dục môi trường, văn hóa, lịch sử và nghỉ
ngơi giải trí. Là loại hình du lịch có xu thế phát triển nhanh trên phạm vi toàn thế
giới, ngày càng chiếm được sự quan tâm của nhiều người, nhiều quốc gia bởi đây là
loại hình du lịch có trách nhiệm, có ảnh hưởng lớn đến việc “xanh hoá” ngành du
lịch thông qua các hoạt động nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, phát triển
phúc lợi cộng đồng và đảm bảo cho sự phát triển bền vững [4].
Do tạo được sự quan tâm của xã hội nên nhiều tổ chức, cá nhân tham gia
nghiên cứu về loại hình du lịch này, mỗi tổ chức cá nhân khi nghiên cứu đều đưa ra
những định nghĩa của riêng mình:
- Một trong những định nghĩa được coi là sớm về du lịch sinh thái mà đến
nay vẫn được nhiều người quan tâm là định nghĩa của Hội Du lịch Sinh thái Quốc tế
đưa ra năm 1991: “Du lịch Sinh thái là loại hình du lịch có trách nhiệm đối với các
vùng tự nhiên, bảo vệ môi trường và duy trì cuộc sống yên bình của người dân địa
phương”.
Định nghĩa này đề cao trách nhiệm của du khách đối với khu vực mà họ đến
thăm đó là trách nhiệm giữ gìn, tôn tạo, tránh sự ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường
tự nhiên, hệ sinh thái, và cả cuộc sống của cư dân địa phương [12].

3


- Theo quỹ bảo tồn động vật hoang dã (WWF): "Du lịch sinh thái đề cập tới
các hoạt động du lịch đi tới các khu vực thiên nhiên hoang dã, gây tác động tối thiểu
tới môi trường tự nhiên và cuộc sống của các loài động thực vật hoang dã trong khi
mang lại một số lợi ích kinh tế cho cộng đồng địa phương và những người bản địa
phục vụ tại đó" [12].
Ở định nghĩa này cũng đề cập đến địa điểm có thể tổ chức các tour du lịch
sinh thái, đó là các khu vực tự nhiên hoang dã, và điều quan trọng là giảm thiểu
những tác động tiêu cực tới môi trường tự nhiên và đặc biệt là mang lại những lợi
ích kinh tế cho cộng cư dân địa phương và những người bản địa làm việc trực tiếp

trong ngành du lịch.
- Theo tổ chức du lịch thế giới (WTO - World Tourism Organisation):
Du lịch sinh thái là loại hình du lịch được thực hiện tại những khu vực tự
nhiên còn ít bị can thiệp bởi con người, với mục đích để chiêm ngưỡng, học hỏi về
các loài động thực vật cư ngụ trong khu vực đó, giúp giảm thiểu và tránh được các tác
động tiêu cực tới khu vực mà du khách đến thăm. Ngoài ra, DLST phải đóng góp vào
công tác bảo tồn những khu vực tự nhiên và phát triển những khu vực cộng đồng lân
cận một cách bền vững đồng thời phải nâng cao được khả năng nhận thức về môi
trường và công tác bảo tồn đối với người dân bản địa và du khách đến thăm [12].
Có thể nói đây là một định nghĩa đầy đủ nhất nội dung cũng như những đặc
điểm của DLST, đó là địa điểm để tổ chức được một tour du lịch, mục đích chuyến
đi của du khách đặc biệt là việc giáo dục và nâng cao nhận thức cho du khách cùng
với nó là trách nhiệm của các tổ chức cũng như du khách trong việc bảo tồn giữ gìn
môi trường tự nhiên và môi trường văn hoá để đảm bảo cho sự phát triển bền vững
ở những nơi mà du khách tới thăm quan.
Tại hội thảo xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển DLST tháng 9-1999
tại Hà Nội: "Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn
hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát
triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương" [15].
Có thể nói đây là một định nghĩa đầu tiên của Việt Nam về du lịch sinh thái,
nó mang đầy đủ những ý nghĩa và nội dung của loại hình du lịch này. Nó được coi

4


là cơ sở lý luận cho các nghiên cứu và ứng dụng thực tế việc phát triển du lịch sinh
thái ở Việt Nam.
Mặc dù có thể khác nhau về diễn đạt và cách thể hiện nhưng trong các định
nghĩa về DLST đều có sự thống nhất cao về nội dung ở bốn điểm:
Thứ nhất, phải được thực hiện trong môi trường tự nhiên còn hoang sơ hoặc

tương đối hoang sơ gắn với văn hoá bản địa.
Thứ hai, có khả năng hỗ trợ tích cực cho công tác bảo tồn các đặc tính tự
nhiên, văn hoá và xã hội.
Thứ ba, có tính giáo dục môi trường cao và có trách nhiệm với môi trường.
Thứ tư, phải mang lại lợi ích cho cư dân địa phương và có sự tham gia của
cộng đồng cư dân địa phương.
Ngày nay, thuâ ̣t ngữ du lich
̣ sinh thái thường hay đươ ̣c sử dụng để giới thiệu,
quảng bá cho các điểm du lịch, tour du lịch bởi vậy khi xem xét, đánh giá chúng ta
cần phải dựa vào các đặc trưng của mỗi loại hình du lịch để có thể phân biệt đúng
về hoạt động du lịch đó là du lịch sinh thái hay là du lịch dựa vào thiên nhiên vì các
loại hình này có hình thức tương đối giống nhau nếu không hiểu rõ bản chất người
ta sẽ dễ bị nhầm lẫn.
1.2. Đặc điểm của du lịch sinh thái
Mặc dù chưa có một khái niệm thống nhất về DLST. Nhưng trong nội hàm
của các khái niệm đều hàm chứa bốn đặc điểm cơ bản và sự khác biệt của DLST với
các loại hình du lịch khác. DLST không đơn giản chỉ là đưa ra một loại sản phẩm
mới của ngành du lịch mà hơn thế nữa nó là động lực của sự phát triển, là một nhân
tố để phát triển bền vững. DLST có những đặc điểm chủ yếu sau đây[4]:
Thứ nhất, DLST được thực hiện tại những nơi hoang sơ hoặc tương đối
hoang sơ và có môi trường tự nhiên đa dạng phong phú.
Bởi vì khách du lịch sinh thái khi thực hiện một chuyến đi họ mong muốn trở
về với những nơi có môi trường trong lành và chưa bị tác động nhiều bởi con người
ở đó họ được hoà mình với thiên nhiên để được khám phá, được nghiên cứu tự
nhiên và văn hoá bản địa và được thưởng thức bầu không khí trong lành, thoát khỏi
cuộc sống đầy áp lực của công việc và ô nhiễm môi trường.

5



Những nơi có môi trường tự nhiên là những nơi có bề dày về sự hình thành
và phát triển của các hệ động thực vật và con người. Một vài ha rừng thậm chí hàng
ngàn ha rừng tự trồng cho dù có mang ý nghĩa tích cực như “phủ xanh đất trống đồi
trọc” cũng không thể dùng để làm DLST được. Để có thể làm được DLST phải là
nơi có tài nguyên tự nhiên dồi dào mà cụ thể là các hệ sinh thái được thể hiê ̣n bởi
rất nhiều các loài động thực vật khác nhau. Những yếu tố từ cây cối, nguồn nước,
bầu khí quyển, đất đai cũng được tính đến. Điểm chú ý ở đây là môi trường tự nhiên
được đề cập phải là những nơi còn tương đối nguyên sơ, chưa bị hoặc ít bị can thiệp
bởi bàn tay con người. Những tài nguyên đó được hiện hữu dưới hình thức là các
vườn quốc gia, các khu dự trữ thiên nhiên hay các khu vực văn hóa lịch sử có gắn
với không gian và tài nguyên thiên nhiên phong phú.
Rất nhiều thứ được con người làm ra trong thời đại khoa học - công nghệ
phát triển. Thậm chí con người có thể làm ra những rôbốt có khả năng như người
thật với mục đích phục vụ cho cuộc sống của họ. Nhưng hai chữ “sinh thái” trong
DLST đề ra một nguyên tắc bất dịch: “hãy để thiên nhiên như nó vốn đã thế”, đó là
quyết định thông minh nhất trong thỏa thuận cùng tồn tại giữa con người và thế giới
tự nhiên.
DLST không cho phép con người can thiệp vào các hệ sinh thái tự nhiên, cho
dù đó là những can thiệp mang lại lợi ích kinh tế-xã hội cho con người và cho dù
con người chấp nhận đền bù bằng vật chất cho những thiệt hại mà họ định gây ra
đối với tự nhiên
Như vậy, DLST thường được thực hiện ở các khu bảo tồn tự nhiên, các vườn
quốc gia, ở những nơi có mật độ dân số thấp và tài nguyên thiên nhiên phong phú, ở
những khu vực có giá trị cao về môi trường tự nhiên như: hệ sinh thái tự nhiên điển
hình với tính đa dạng sinh học cao và cuộc sống hoang dã phong phú.
Thứ hai, Du lịch sinh thái hỗ trợ tích cực cho công tác bảo tồn các đặc tính
tự nhiên, văn hóa, xã hội tại điểm thăm quan.
Các nhà kinh doanh DLST ngoài việc phải quan tâm nuôi dưỡng, quản lý
chặt chẽ nguồn tài nguyên để nó tồn tại và hấp dẫn du khách, họ phải đóng góp tài
chính cho chính quyền sở tại, những cơ quan quản lý các tài nguyên từ những khoản


6


lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh du lịch của mình. Những nguồn tài
chính này làm tăng thêm ngân sách cho các khu vực nơi tổ chức hoạt động DLST để
bù đắp cho các khoản chi phí như: quản lý, trồng thêm cây xanh, tôn tạo, trùng tu…
Bên cạnh đó, những tiêu chí và đòi hỏi cao hơn của DLST đối với công tác bảo vệ
môi trường, giữ gìn các hệ sinh thái khiến các nhà kinh doanh du lịch sinh thái phải
chuẩn bị kỹ lưỡng và đưa ra những yêu cầu cao hơn đối với những hướng dẫn viên
và với các khách du lịch mà mình phục vụ.
Du khách của loại hình DLST thường là những người yêu mến, thân thiện
với thiên nhiên, họ muốn đi du lịch là để được tìm hiểu và nghiên cứu những nơi họ
đến. Họ xác định nhu cầu du lịch của mình là tìm hiểu và thưởng ngoạn các hệ sinh
thái vì thế họ luôn cố gắng hạn chế việc xâm hại và phá huỷ những tài nguyên quý
hiếm cả về mặt hữu hình lẫn vô hình của môi trường. Ý thức đúng đắn khi đi du lịch
giúp du khách cân nhắc và suy nghĩ trước mỗi hành động có khả năng tác động tới
môi trường xung quanh. Do đó trong và sau mỗi chuyến đi họ thường có những
tổng hợp đánh giá của riêng mình. Những hoạt động nghiên cứu, khám phá, tổng
hợp của họ ít nhiều cũng có những đóng góp và giúp ích cho công tác bảo tồn các
đặc tính tự nhiên, văn hoá, xã hội nơi họ đến thăm quan.
Những du khách, nhất là du khách nước ngoài khi đến thăm quan vườn quốc
gia Cúc Phương họ có thể nghiên cứu về loài bướm, về voọc quần đùi trắng, về các
loại thực vật điển hình của vườn như: chò chỉ. Kim giao… hay du khách khi đi
thăm quan các bản làng dân tộc (như bản Lác, Mai Châu - Hoà Bình; chợ Tình
Sapa…) việc họ đến thăm quan những nơi này thực sự làm sống lại các làn điệu hát
múa dân gian truyền thống của dân tộc Mường, hay làm sống lại các ngành nghề
truyền thống như dệt thổ cẩm, nấu rượu cần…bản thân họ cũng tham gia vào việc
sưu tầm tư liệu, nghiên cứu thậm chí xuất bản những cuốn sách có giá trị về các nền
văn hoá đặc trưng nơi họ đến thăm, đưa ra những sáng kiến bảo tồn và phát huy

những nền văn hóa đó.
Các tổ chức, cá nhân sau khi tham gia vào các tour DLST họ được tận mắt
chứng kiến cảnh quan môi trường, tài nguyên thiên nhiên nơi họ đến thăm và đặc
biệt được giáo dục, được hiểu biết thêm về môi trường và tầm quan trọng của hệ

7


sinh thái họ có thể đóng góp các nguồn lực tài chính, hỗ trợ về mặt kiến thức khoa
học, kinh nghiệm quản lý cho các rừng quốc gia, các khu dự trữ thiên nhiên phục vụ
cho du lịch sinh thái.
Cư dân địa phương có thu nhập từ việc tham gia vào hoạt động du lịch sinh
thái từ đó sẽ hạn chế việc khai thác tài nguyên mang tính tiêu cực như: săn bắn động
vật quý hiếm, chặt cây đốn củi, phá rừng làm rẫy… gây ảnh hưởng xấu tới các loài
động, thực vật có giá trị về thẩm mỹ và kinh tế cũng như môi trường sống xung
quanh họ.
Tất cả những điều trên nói lên rằng DLST có khả năng hỗ trợ tích cực cho
công tác bảo tồn các đặc tính tự nhiên, văn hoá, xã hội tại điểm thăm quan.
Thứ ba, Các hoạt động mang tính giáo dục, giảng giải nâng cao nhận thức
về hệ sinh thái và môi trường sống là nội dung quan trọng của Du lịch sinh thái.
DLST là một phương tiện tốt để truyền đạt thông tin vì nó có khả năng đưa con
người tiếp cận trực tiếp và thấy rõ vai trò của thiên nhiên đối với đời sống con người.
Một trong những đặc điểm nổi trội và khác với các hình thức du lịch khác là
DLST đẩy mạnh các hoạt động mang tính giáo dục về các hệ sinh thái và môi
trường sống. Các hoạt động giáo dục này bao gồm việc giảng giải về lịch sử, nguồn
gốc hình thành, tập quán sinh hoạt, mối quan hệ tương tác qua lại giữa các loài động
thực vật và vai trò của chúng trong thiên nhiên. DLST hướng dẫn cách thức để
những người làm du lịch và khách du lịch tiến hành hoạt động du lịch đúng cách với
thái độ trân trọng, giữ gìn và bảo vệ môi trường sống. Các hoạt động giáo dục, chỉ
dẫn cách thức du lịch đúng đắn mà DLST thực hiện có thể bằng nhiều cách khác

nhau: phương pháp hướng dẫn, thuyết minh trực tiếp từ hướng dẫn viên tới khách
du lịch, các tờ giới thiệu, tờ bướm thông tin về du lịch, các mô hình, mô phỏng, các
phương tiện nghe nhìn.
Thứ tư, Dựa vào việc khai thác tiềm năng tự nhiên và nhân văn du lịch sinh
thái mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cư bản địa.
Khi du lịch phát triển và mở rộng, nhiều địa phương đã thoát khỏi cảnh đói
nghèo, người dân được tiếp cận với các dịch vụ giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng như:
Điện thắp sáng, đường giao thông, hệ thống cấp thoát nước và thông tin liên lạc...

8


Nhưng những lợi ích được DLST mang lại mà những người trong cuộc gồm cả cá
nhân và tổ chức trước đó hầu như không có được.
Nếu như du lịch đại trà tập trung vào phát triển, mở rộng quy mô kinh doanh
của họ mà không quan tâm đúng mức đến vai trò và sự có mặt của người dân bản
địa trong việc triển khai các dự án và các chương trình du lịch tại những nơi có tài
nguyên thiên nhiên như rừng quốc gia, các khu dự trữ thiên nhiên thì DLST đã khơi
dậy và đánh thức những tiềm năng sẵn có này để mang lại thu nhập đáng kể cho cư
dân địa phương bằng các hoạt động dịch vụ du lịch như: phục vụ lưu trú, ăn uống
bán hàng lưu niệm và các dịch vụ bổ trợ khác.
Khi du lịch đại trà phát triển các khách sạn, nhà nghỉ mọc lên ngày càng nhiều
với mục đích mang về nhiều lợi nhuận, những vật liệu xây dựng có mục đích chính
đảm bảo độ bền vững, kinh tế mà không chú trọng đến việc thân thiện với môi trường
và đảm bảo cho phát triển bền vững thì ngược lại DLST luôn quan tâm đến việc tôn
tạo cảnh quan thiên nhiên và bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển bền vững
chính những hoạt động này đảm bảo cho hệ thống rừng cây, hệ động thực vật được
bảo đảm, làm giảm thiểu sự tác động của thiên nhiên đến đời sống của người dân
bản địa như hạn chế được xói mòn, lũ quét và những thiên tai địch hoạ khác.
Những người làm DLST đã nhận ra vấn đề, thấy được chính những người

dân bản địa, họ sinh ra và tồn tại cùng với các hệ sinh thái và môi trường thiên
nhiên xung quanh từ bao đời lại có được kiến thức truyền thống văn hoá quý giá của
cha ông họ để lại về thiên nhiên và môi trường xung quanh, họ có văn hóa, phong
tục tập quán riêng của dân tộc mình. Nếu chỉ quan tâm đến thiên nhiên, bảo vệ và
tôn tạo các giá trị tài nguyên để phát triển du lịch mà không quan tâm đến lợi ích
của người dân bản địa thì sẽ không có được nền chính trị ổn định và kinh tế công
bằng mà điều này lại chính là những nhân tố và động lực quan trọng thúc đẩy phát
triển DL.
Một biện pháp mà DLST góp phần mang lại các lợi ích kinh tế, phát huy các
giá trị văn hóa và xã hội của những người dân bản địa là: sử dụng những người dân
bản địa làm các hướng dẫn viên du lịch tại những khu DLST. Khuyến khích người
dân gìn giữ và phát triển những nghề truyền thống của mình như dệt thổ cẩm, thêu

9


ren, làm hàng thủ công mỹ nghệ, trồng các loại cây đặc sản của địa phương… để
khách du lịch được chiêm ngưỡng, học hỏi và mua sắm các sản phẩm nơi họ đến
thăm quan. Các lễ hội, phong tục tập quán cần được gìn giữ và phát huy vì đó là
những nét đặc trưng riêng của vùng sinh thái du lịch, là điểm nhấn để thu hút khách
tham quan. DLST giúp người dân bản địa chủ động làm kinh tế cùng với việc gìn
giữ bản sắc văn hóa của mình bằng việc cung ứng dịch vụ lưu trú trong hành trình
của khách du lịch. Rất nhiều điểm DLST người ta tổ chức cho khách lưu trú ngay
trong nhà dân, du khách được ăn cùng mâm, ngủ cùng nhà với người dân địa
phương, thậm chí còn tham gia vào một số công đoạn sản xuất hàng hoá truyền
thống của địa phương, được thưởng thức các món ăn, tìm hiểu phong tục, tập quán
lối sống cũng như sinh hoạt của cư dân; tiêu chí của DLST là khai thác tối đa
nguyên liệu sẵn có tại địa phương để tạo ra dịch vụ và hàng hóa phục vụ khách du
lịch chính những nguyên liệu địa phương cùng với các sản phẩm đặc thù là những
nguyên nhân làm hấp dẫn du khách. Theo đó DLST đã mang lại nhiều lợi ích cho

người dân địa phương[10].
1.3. Du lịch sinh thái ở một số quốc gia trên thế giới và một số loại hình du lịch
sinh thái thịnh hành ở Việt Nam
1.3.1 Du lịch sinh thái ở một số quốc gia trên thế giới:
Tuỳ vào điều kiện môi trường sinh thái của các quốc gia mà người ta phát
triển các loại hình DLST khác nhau, các loại hình du lịch sinh thái rất đa dạng và
phong phú[7]:
- Ở Trung Quốc: Người ta phát triển loại hình DLST cho những người quan
tâm nghiên cứu khoa học, địa chất do các giáo sư môn khoa học địa chất của các
trường đại học hướng dẫn. Ngoài ra người ta còn tổ chức các hình thức du lịch như
ngồi bè đi dọc sông Trường Giang để khám phá và thưởng ngoạn phong cảnh hai
bên bờ sông.
- Tại Tanzania: Du lịch sinh thái được tổ chức dưới hình thức cho du khách
đi bộ trong 17 ngày, đoạn đường 240 km với sự hướng dẫn của người dân địa
phương dân tộc Massai để thăm quan thung lũng Otwai nổi tiếng với thảo nguyên
mênh mông xem voi, ngựa vằn, hươu, sư tử, hổ…

10


- Inđônêxia: Là một đất nước có địa hình đa dạng với trên 3.000 hòn đảo lớn
nhỏ. Nền văn hoá phong phú và đầy màu sắc riêng nó làm cho du lịch đặc biệt là
DLST ở quốc gia này rất phát triển. Có rất nhiều loại hình du lịch sinh thái được áp
dụng ở đây nhưng độc đáo hơn cả là loại hình DLST đi tìm các bộ lạc bị lãng quên
trong rừng sâu.
- Ở Mêhicô: là đất nước với nền văn hoá phong phú, đa sắc tộc, địa hình tự
nhiên, môi trường sinh thái đa dạng nhất là môi trường biển bởi thế hình thức DLST
lặn biển để thăm quan hang động rất được quan tâm và phát triển ở quốc gia này.
- Ở Mông Cổ: Là một đất nước với địa hình sa mạc là chủ yếu, cuộc sống du
mục tạo ra một nền văn hoá riêng có ở Mông Cổ. Rất nhiều du khách quan tâm đến

du lịch ở quốc gia này ở đây người ta đưa ra loại hình DLST độc đáo là săn bắn
chim ưng cùng người du mục địa phương.
- Ở Braxin: nơi có nhiều hang động, và thiên nhiên nguyên sơ, những vùng
núi rừng, nông thôn với nền văn hoá độc đáo, điển hình. DLST rất phát triển, công
ty Aretic Edge Tour chuyên tổ chức các tour du lịch du lịch sinh thái dựa vào thiên
nhiên nhưng tích cực bảo vệ thiên nhiên. Họ đưa ra nguyên tắc tổ chức: Không
được sử dụng động thực vật tại điểm du lịch làm thức ăn; Thực phẩm đem theo
được đóng gói sẵn; Nước bẩn phải đổ ra xa nguồn nước sạch; Rác đốt tại chỗ hoặc
đem đi; Đi hàng một trên đường mòn; Không cắm trại ở nơi tập trung các đoàn thú
hoang; Dọn sạch nơi cắm trại trước khi đi.
1.3.2 Mô hình phát triển du lịch sinh thái tại một số Vườn Quốc gia và Khu bảo
tồn thiên nhiên
a. Mô hình của Vườn Quốc gia Gunung Halimun của Indonesia
Vườn quốc gia Vườn quốc gia Gunung được thành lập năm 1992 trên một
dải đất rừng rộng thấp ở phía Tây Java với diện tích 40.000 ha, có 237 loài động vật
trong đó có nhiều loại động vật quý hiếm đang bị đe dọa như, Vượn Java, Khỉ lá
Ebony, Thằn lằn Gai và một số loài báo, sư tử... Hệ thực vật có khoảng 500 loài cây
có hoa. Chim có tới 204 loài có loài nổi tiếng như: Đại Bàng Java biểu tượng của
Indonesia...Trong khu vườn quốc gia có người Kasepuhan bản xứ, họ là người nông
dân có ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên nhất là quan điểm của người dân đối

11


với rừng là tài sản được tổ tiên để lại nên phải bảo vệ để hổ trợ cho cuộc sống bộ lạc
chứ không phải để khai thác. Người Kasepuhan có một nền văn hóa, nghệ thuật
truyền thống độc đáo như múa, âm nhạc, võ thuật đã thu hút được một lượng khách
trong và ngoài nước đến tham quan.
Các yêu cầu cấp thiết phải xây dựng mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng
đồng tại Vườn quốc gia Gunung Halimun

- Là vườn quốc gia có vùng đất còn nguyên sơ với đa dạng hệ sinh thái và
nền văn hóa bản địa cần được bảo vệ và bảo tồn giữ gìn. Là đầu nguồn nước cung
cấp nước sinh hoạt cho cả khu vực Java. Tài nguyên thiên nhiên ở đây đang bị đe
dọa bởi rất nhiều nhân tố thi công các công trình giao thông, các doanh nghiệp kinh
doanh khai thác vàng trong vùng, khai thác gỗ trái phép và áp lực từ việc di dân,
tăng dân số đến ở trong khu vực.
- Khoảng cách từ Jakarta đến Vườn quốc gia chỉ mất 3 tiếng đồng hồ, vì vậy
vào những ngày nghỉ cuối tuần số lượng khách đến đây vượt quá trên 10.000 người
gây áp lực rất lớn đối với tài nguyên thiên nhiên.
- Lượng khách du lịch đến Vườn quốc gia tăng nhiều nguồn thu đã mang lại
cho khu vực và chính phủ, nhưng dân cư địa phương không được hưởng lợi từ hoạt
động du lịch nên vấn đề bảo vệ tài nguyên thiên nhiên không đảm bảo và dân cư
không cho phép khách đến tham quan sinh hoạt cộng đồng đã có ít nhiều tác động
đến tài nguyên thiên nhiên, khách du lịch và cộng đồng dân tộc trong vùng.
Mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại Vườn quốc gia Gunu
Halimun
Để cân bằng giữa bảo tồn và lợi ích cho cộng đồng từ hoạt động du lịch. Các
tổ chức phi chính phủ đã phối hợp với Ban quản lý xây dựng mô hình phát triển du
lịch dựa vào cộng đồng.

12


Nhóm phát triển
và ban quản lý VQG

GHNP Consortium
Cơ quan thực hiện

Các nhân tố

tác động khác

Phát triển du lịch Vườn
quốc gia Gunung
Indonessia

Tài nguyên
vùng Gunung

Cộng đồng người
Kasepuhan
Hình 1. Mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại Vƣờn quốc gia
Gunung Halimun - Indonesia
(Nguồn: Văn phòng dự án Gunung Halimun- 2010)
* Cơ chế hoạt động của mô hình
Mô hình hoạt động dưới sự tác động của các nhân tố bao gồm:
- Nhân tố tổ chức và quản lý bao gồm: Chính phủ thông qua Ban quản lý, các
Tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước là đơn vị tổ chức ra mô hình, tài trợ về
vật chất và giúp đỡ kinh nghiệm và là đơn vị quản lý thông qua một đơn vị trực
thuộc là Ban quản lý.
- Nhân tố tác động để xây dựng và phát triển mô hình
+ Tài nguyên thiên nhiên (nhân tố tác động và bị tác động) có ý nghĩa đến việc
thu hút khách du lịch tạo điều kiện cho hoạt động cung cấp dịch vụ của cộng đồng.
+ Khách du lịch bao gồm số lượng, thành phần có ý nghĩa đến thu nhập của
cộng đồng.
+ Các nhân tố tác động khác (các công ty lữ hành, các tổ chức Phi chính phủ),

13



mức độ tham gia của các công ty lữ hành có tác động đến thu hút khách du lịch.
* Cơ chế chia sẻ lợi ích
Chia sẻ lợi ích cho các bên tham gia là vấn đề quan tâm hàng đầu phát triển
du lịch ở đây. Các bên tham gia phát triển du lịch đã phối hợp xây dựng các nhà
nghỉ cộng đồng do người dân bản địa quản lý và kinh doanh, mỗi làng có sự hỗ trợ
về kinh nghiệm của nhân viên dự án, mỗi nhà nghỉ đều có một tài khoản tại ngân
hàng, mọi tích lũy chi tiêu của mỗi nhà được thảo luận giữa các bên có liên quan do
chủ nhà đứng ra tổ chức, phân chia lợi nhuận được tính như sau:
Bảng 1. Phân chia lợi nhuận của các bên trong dự án phát triển du lịch
cộng đồng tại Gunung Halimun- Indonesia
TT

Thành phần

Nhà phía Bắc

Nhà phía Nam

Nhà phía Đông

1

Thuế của chính phủ

5

5

5


2

Lương cộng đồng

30

30

30

3

Bảo quản

15

15

15

4

Quỹ cộng đồng

13,3

15

15


5

Bảo tồn VQG

10

25

10

6

Quảng cáo

10

10

10

7

Thuế đất

6,7

-

12,5


8

Chi phí khác

10

10

10

(Nguồn: Văn phòng dự án Gunung Halimun- 2010)
b . Mô hình của bản Huay Hee - Thái Lan
Đặc điểm bản Huay Hee có liên quan đến phát triển du lịch sinh thái. Bản
Huay Hee nằm trong khuôn viên Vườn quốc gia Mã Hồng Sơn là một bản miền núi.
Nằm trên sườn núi thuộc đỉnh Doi Pui, đây là đỉnh núi cao nhất trong dãy núi Mã
Hồng Sơn 1780m so với mặt nước biển, cũng là một khu vực thuộc tam giác vàng
phía Bắc của Thái Lan.
. Sự cần thiết xây dựng mô hình DLST tại bản HuaHee.
- Do điều kiện đất đai, khí hậu khắc nghiệt nên cuộc sống của đồng bào dân
tộc khó khăn, nguồn thu nhập của cộng đồng dựa vào tài nguyên thiên nhiên, cuộc

14


sống mưu sinh hàng ngày cộng đồng dân cư đã khai thác rừng, săn bắn các loại
động vật để dẫn đến tài nguyên thiên nhiên ngày càng bị cạn kiệt, các loài động
thực vật ngày càng hiếm và ít đi.
- Lượng khách du lịch đến tham quan ngày càng đông đã tác động không nhỏ
đến tài nguyên và lối sống bản địa.
- Để quản lý tài nguyên, chính phủ Thái Lan thành lập Vườn quốc gia Mã

Hồng Sơn. Nhưng từ khi Vườn quốc gia chính thức đi vào hoạt động thì thường
xuyên xảy ra mâu thuẫn giữa cộng đồng địa phương với Ban quản lý đặc biệt là sau
khi Ban quản lý còn có ý định dời toàn bộ làng ra khỏi Vườn quốc gia nhưng kế
hoạch không thể thực hiện được do không được sự đồng ý của cộng đồng dân bản
xứ dẫn đến một số phản ứng tiêu cực của cộng đồng đã áp lực lên tài nguyên thiên
nhiên như đốt rừng, khai thác tăng lên...
- Để hạn chế tiêu cực trong cộng đồng, Ban quản lý vườn quốc gia đã phối
hợp với các tổ chức phi chính phủ để xây dựng mô hình du lịch sinh thái bao gồm:
+ Responsible Ecological Social Tours (REST).
+ The Project for Recovery of Life andCulture(PRLC).
+ RECOFTC, Vườn quốc gia, Cục du lịch Thái Lan (TAT), Quỹ hỗ trợ
nghiên cứu Quỹ an ninh dân tộc thiểu số và các công ty lữ hành.
Quy trình xây dựng mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại bản
Huay Hee trải qua 4 bước.
- Cùng người dân bản tiến hành điều tra, đánh giá tài nguyên và xây dựng lý
tưởng các dịch vụ du lịch.
- Tiến hành các hoạch định, xác định mục tiêu và các kế hoạch hành động.
- Tổ chức đào tạo tập huấn về các kiến thức kỹ năng dịch vụ du lịch như kinh
doanh phục vụ lưu trú, nhà hàng, hướng dẫn viên
- Tiến hành thử nghiệm các sản phẩm du lịch cộng đồng

15


c. Mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại bản Huay Hee
Tổ chức
Phi chính phủ

Ban dự án VQG
Cơ quan

tổ chức thực hiện

Các nhân tố

Phát triển du lịch

tác động khác

tại bản HuayHee

Tài nguyên
vùng
Mã Hồng Sơn

Cộng đồng dân tộc
Karen
Hình 2. Mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại bản Huay Hee
(Nguồn: Văn phòng dự án Huay Hee)
* Cơ chế hoạt động của mô hình
Các bên tham gia: Responsible Ecological Social Tours (REST); The Project
for Recovery of Life and Culture (PRLC); RECOFTC; Vườn quốc gia; Dự án quốc
gia; Cục du lịch Thái Lan (TAT); Quỹ hỗ trợ nghiên cứu; Quỹ an ninh dân tộc thiểu
số; Công ty lữ hành. Các tổ chức trên đã đầu tư ban đầu về cơ sở hạ tầng cho việc
phát triển du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch cho cộng đồng dân cư, truyền
truyền quảng bá tài nguyên, các sản phẩm du lịch của vùng đối với khách du lịch
cộng đồng dân tộc tham gia sản xuất, cung cấp các sản phẩm dịch vụ du lịch cho
khách du lịch.
- Nhân tố quản lý và tổ chức bao gồm: NGOs và các cơ quan của Thái Lan.
- Nhân tố tác động: Yếu tố tài nguyên; thị trường khách; cơ chế chính sách;
cộng đồng tham gia phát triển du lịch và bảo vệ tài nguyên thiênnhiên.


16


* Cơ chế chia sẻ lợi ích
Người cung cấp dịch vụ du lịch sinh thái (cộng đồng) có trách nhiệm đóng
góp một tỷ lệ quy định như sau: Người cung cấp dịch vụ được hưởng 80% thu nhập
do hoạt động cung cấp du lịch, đóng góp vào quỹ phát triển cộng đồng 5%, đóng
góp vào Ban quản lý du lịch làng 15%.
* Kết quả đạt được
Các hoạt động du lịch sinh thái do cộng đồng tổ chức thực hiện
- Tổ chức các chương trình du lịch sinh thái như đi bộ xuyên rừng, chinh
phục đỉnh Mã Hồng Sơn, tìm hiểu động thực vật, tham quan nơi nuôi trồng
cây Phong lan.
- Tổ chức các chương trình du lịch văn hoá như: tham quan tìm hiểu cuộc
sống cộng đồng, tham quan tìm hiểu kiến trúc nhà sàn cổ, tìm hiểu văn hoá tín
ngưỡng, xem biểu diễn giao lưu văn nghệ
- Tổ chức các chương trình du lịch mạo hiểm như leo núi, thám hiểm
- Tổ chức các dịch vụ lưu trú tại nhà dân, cung cấp phương tiện đi lại, hướng
dẫn viên.
Bài học xây dựng mô hình
- Có sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ về tài chính, kinh nghiệm tổ
chức và chú trọng công tác đào tạo hướng dẫn cho cộng đồng ngày từ khi triển khai
các vấn đề của dự án
- Chú trọng công tác đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ về du lịch và bảo tồn thông
qua các tập huấn, báo cáo chuyên đề và tổ chức tham gia học tập cho cộng đồng.
- Giữ nguyên hiện trạng về đất đai của cộng đồng dân cư, bảo vệ và tôn trọng
những phong tục tập quán trong quá trình triển khai dự án.
- Có sự cam kết với cộng đồng về đảm bảo quyền lợi và chia sẽ lợi ích được
hưởng từ du lịch để đảm bảo lòng tin cho cộng đồng.

- Tăng quyền lực cho cộng đồng trong quá trình thực hiện các kế hoạch
d. Mô hình phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng của VQG
Ba Bể
Nguyên tắc xây dựng mô hình

17


×