Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Bài tập tình huống luật sở hữu trí tuệ về tranh chấp nhãn hiệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.03 KB, 12 trang )

ĐỀ BÀI
Ngày 12/07/2008, Công ty TNHH Thành Công (gọi tắt là Công ty Thành
Công) được UBND tỉnh H cho phép xây dựng nhà máy sản xuất giấy tại xã Trung
Thành, huyện Trung Sơn, tỉnh H. Ngày 27/10/2012, Công ty Thành Công nộp 02
đơn đăng ký nhãn hiệu “Trung Thành” và nhãn hiệu kết hợp “Trung Thành và
hình” cho sản phẩm giấy của Công ty. Ngày 12/11/2013, Công ty Thành Công
được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (GCNĐKNH) số XX76 cho nhãn
hiệu “Trung Thành” và ngày 25/12/2013 được cấp GCNĐKNH số XX88 cho nhãn
hiệu “Trung Thành và hình”.
Ngày 05/07/2014, Công ty Cổ phần thương mại đầu tư Đại An (Công ty Đại
An) gửi đơn khiếu nại đến Cục Sở hữu trí tuệ yêu cầu hủy bỏ toàn bộ hiệu lực
GCNĐKNH số XX76 cho nhãn hiệu “Trung Thành” và hủy bỏ một phần hiệu lực
GCNĐKNH số XX88 đối với nhãn hiệu “Trung Thành và hình” (hủy bỏ cụm từ
“Trung Thành”).
Lý do mà Công ty Đại An đưa ra là nhãn hiệu mà Công ty Thành Công đăng
ký không đáp ứng được điều kiện bảo hộ theo khoản 2 Điều 74 Luật SHTT do:
(i)

Cụm từ “Trung Thành” trùng với thành phần phân biệt trong tên thương
mại “Dự án Nhà máy Giấy Trung Thành” của Công ty Đại An. Dự án
Nhà máy giấy Trung Thành của Công ty Đại An là một dự án lớn đã được
UBND Tỉnh H phê duyệt, cấp phép từ năm 2010 (trước thời điểm Công ty
Thành Công đăng ký nhãn hiệu “Trung Thành”). Việc đăng ký nhãn hiệu
Trung Thành của Công ty Thành Công là hành vi cạnh tranh không lành
mạnh nhằm gây ra sự nhầm lẫn giữa sản phẩm của Công ty Thành Công
và sản phẩm của Nhà máy Giấy Trung Thành trong tương lai.

1


(ii)



Cụm từ “Trung Thành” trùng với tên địa danh xã “Trung Thành”. Việc
Công ty Thành Công đăng ký nhãn hiệu này không được UBND cho
phép.
NỘI DUNG
Để giải quyết bài tập này, nhóm chúng em sử dụng các cơ sở pháp lý sau:

- Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 (Luật SHTT).
- Thông tư số 05/2013/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư
01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành Nghị định 103/2006/NĐ-CP quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật SHTT về SHCN
- Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về Sở hữu công
nghiệp.
Nhóm chúng em xin làm rõ các vấn đề sau đây:
1.Công ty Đại An có quyền yêu cầu hủy GCNĐKNH của Công ty Thành Công
hay không?
Khoản 3 Điều 96 Luật SHTT quy định: “Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu
cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp hủy bỏ hiệu lực văn bằng
bảo hộ trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này với điều
kiện phải nộp phí và lệ phí”. Theo đó, khoản 1 và khoản 2 Điều 96 quy định về các
trường hợp văn bằng bảo hộ bị hủy bỏ toàn bộ hoặc hủy bỏ một phần hiệu lực.
Thời hiệu thực hiện quyền yêu cầu huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ là suốt
thời hạn bảo hộ; đối với nhãn hiệu thì thời hiệu này là năm năm kể từ ngày cấp văn
bằng bảo hộ, trừ trường hợp văn bằng bảo hộ được cấp do sự không trung thực của
người nộp đơn1. Ngày 12/11/2013, Công ty Thành Công được cấp Giấy chứng nhận
1 Xem khoản 3 Điều 96 Luật SHTT

2



đăng ký nhãn hiệu (GCNĐKNH) số XX76 cho nhãn hiệu “Trung Thành” và ngày
25/12/2013 được cấp GCNĐKNH số XX88 cho nhãn hiệu “Trung Thành và hình”.
Ngày 05/07/2014, công ty Đại An gửi đơn khiếu nại đến Cục sở hữu trí tuệ yêu cầu
hủy toàn bộ hiệu lực với nhãn hiệu “Trung Thành” và một phần hiệu lực với nhãn
hiệu “Trung Thành và hình” của công ty Thành Công. Vậy yêu cầu của công ty Đại
An đã đáp ứng yêu cầu thời hiệu.
Với những quy định trên, công ty Đại An hoàn toàn có quyền yêu cầu hủy bỏ
toàn bộ hiệu lực GCNĐKNH số XX76 cho nhãn hiệu “Trung Thành” và hủy bỏ
một phần hiệu lực GCNĐKNH số XX88 đối với nhãn hiệu “Trung Thành và hình”
(hủy bỏ cụm từ “Trung Thành”).
2.Phân tích những lý do mà Công ty Đại An đưa ra
2.1. Cụm từ “Trung Thành” trùng với thành phần phân biệt trong tên thương
mại “Dự án Nhà máy Giấy Trung Thành” của Công ty Đại An (đã được UBND
tỉnh H cấp phép từ năm 2010). Việc đăng ký nhãn hiệu Trung Thành của Công
ty Thành Công là hành vi cạnh tranh không lành mạnh nhằm gây ra sự nhầm
lẫn giữa sản phẩm của 2 Công ty trong tương lai.
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức,
cá nhân khác nhau1.Theo pháp luật SHTT Việt Nam, nhãn hiệu được bảo hộ nếu
đáp ứng được các điều kiện sau đây:
-

Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể
cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc
nhiều mầu sắc.

1 Xem khoản 16 Điều 4 Luật SHTT

3



Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng

-

hóa, dịch vụ của chủ thể khác1.
Bên cạnh đó, nhãn hiệu muốn được bảo hộ phải không thuộc các điều kiện
quy định tại Điều 73 và Điều 74 Luật SHTT.
Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh
doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh
khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Khu vực kinh doanh quy định tại
khoản này là khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc
có danh tiếng2 . Tên thương mại được coi là có khả năng phân biệt nếu đáp ứng các
điều kiện sau đây:
- Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử
dụng.
- Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà
người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
- Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người
khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử
dụng3.
Tuy nhiên, những lý do khởi kiện mà Công ty Đại An đưa ra có phù hợp với
quy định pháp luật hay không, ta cần tiến hành phân tích những điểm đáng lưu ý
như sau:
1 Xem Điều 72 Luật SHTT
2 Xem khoản 21 Điều 4 Luật SHTT
3 Xem điều 78 Luật SHTT

4



Một là, Công ty Đại An cho rằng tên “Dự án Nhà máy Giấy Trung Thành”
của mình là tên thương mại. Tuy nhiên ở đây cần làm rõ vấn đề: Theo quy định
của pháp luật thì đây có được xem là tên thương mại và có đủ điều kiện được
bảo hộ đối với tên thương mại hay không?
Để trả lời cho câu hỏi này, ta cần làm rõ những điểm sau:
- Điều kiện bảo hộ tên thương mại: Theo quy định tại Điều 76 Luật SHTT,
điều kiện chung để tên thương mại được bảo hộ là “tên thương mại phải có khả
năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh
khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh”. Khi đáp ứng điều kiện bảo hộ thì
quyền SHCN đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên
thương mại đó mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký1.
- Thời điểm bảo hộ tên thương mại: Điều 16 Nghị định số 103/2006/NĐCPquy định: “Phạm vi quyền đối với tên thương mại được xác định theo phạm vi
bảo hộ tên thương mại, gồm tên thương mại, lĩnh vực kinh doanh và lãnh thổ kinh
doanh trong đó tên thương mại được chủ thể mang tên thương mại sử dụng một
cách hợp pháp. Việc đăng ký tên gọi của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong thủ tục
kinh doanh không được coi là sử dụng tên gọi đó mà chỉ là một điều kiện để việc sử
dụng tên gọi đó được coi là hợp pháp”.
Với các quy định trên, thời điểm tên thương mại được bảo hộ là thời điểm
được chủ thể mang tên thương mại đó sử dụng hợp pháp trên thực tế. Vì vậy, có thể
nói để được pháp luật bảo hộ, bên cạnh các điều kiện được quy định tại Điều 76 và
Điều 78 Luật SHTT, tên thương mại trước hết phải là tên của cơ sở kinh doanh, có
nghĩa là cơ sở kinh doanh đó phải được hình thành và được đăng ký kinh doanh
theo đúng quy định của pháp luật. Mặc dù việc đăng ký tên gọi của tổ chức, cá
1 Quy định tại Điều 6(3(b)) Luật SHTT, Điều 6(3) Nghị định số 103/2006/NĐ-CP

5


nhân kinh doanh trong thủ tục kinh doanh không được coi là sử dụng tên gọi đó

nhưng đó là một điều kiện để việc sử dụng tên gọi đó được coi là hợp pháp. Do đó
trong trường hợp tranh chấp cụ thể này chưa thể phát sinh quyền SHCN đối với tên
thương mại là tên của nhà máy.
Khoản 6 Điều 124 Luật SHTT quy định sử dụng tên thương mại “là việc thực
hiện hành vi nhằm mục đích thương mại bằng cách dùng tên thương mại để xưng
danh trong các hoạt động kinh doanh, thể hiện tên thương mại trong các giấy tờ
giao dịch, biển hiệu, sản phẩm, hàng hóa, bao bì hàng hóa và phương tiện cung
cấp dịch vụ, quảng cáo”. Do đó, ta có thể thấy, “Dự án nhà máy giấy Trung Thành”
của công ty Đại An mới chỉ tồn tại là một dự án chưa có những hoạt động thương
mại cụ thể do chính nhà máy này thực hiện, mà mọi hoạt động liên quan đến việc
sử dụng tên “Nhà máy giấy Trung Thành” đều do công ty Đại An đứng ra thực hiện
với tư cách là chủ đầu tư. Tên dự án “Nhà máy Giấy Trung Thành” đã được công ty
Đại An sử dụng, là tên của Nhà máy và dùng để chỉ sản phẩm trong tương lai.
Với những phân tích trên, tên của “Dự án Nhà máy Giấy Trung Thành” chưa
được doanh nghiệp mang tên thương mại đó sử dụng trên thực tế do đó chưa làm
phát sinh quyền SHCN đối với tên thương mại này. Vì vậy, trong trường hợp này,
tên Dự án Nhà máy Giấy Trung Thành mặc dù được công ty Đại An sử dụng trong
các hoạt động đầu tư nhưng không thể xem việc sử dụng đó là điều kiện để bảo hộ
tên thương mại theo tinh thần Điều 123 và Điều 124 Luật SHTT. Như vậy, tên
doanh nghiệp trong dự án thành lập doanh nghiệp chưa thể được pháp luật SHTT
bảo hộ là tên thương mại.
Từ đó, với lý do mà công ty Đại An đưa ra là nhãn hiệu của Công ty Thành
Công trùng với tên thương mại “Dự án Nhà máy Giấy Trung Thành” của công ty
Đại An là không phù hợp quy định, bởi lẽ “Dự án nhà máy giấy Trung Thành”
không được xem là tên thương mại được bảo hộ.
6


Hai là, Công ty Đại An cho rằng : Việc đăng ký nhãn hiệu Trung Thành của
Công ty Thành Công là hành vi cạnh tranh không lành mạnh nhằm gây ra sự nhầm

lẫn giữa sản phẩm của công ty Thành Công và sản phẩm của Nhà máy giấy Trung
Thành trong tương lai.
Căn cứ vào khoản 1 Điều 130 Luật SHTT quy định về các hành vi bị coi là
hành vi cạnh tranh không lành mạnh:
“Các hành vi sau đây bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh:
a) Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt
động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hoá, dịch vụ;
b) Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính
năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hoá, dịch vụ; về điều
kiện cung cấp hàng hoá, dịch vụ;
...”
Và theo khoản 2 Điều luật này quy định “Chỉ dẫn thương mại quy định tại
khoản 1 Điều này là các dấu hiệu, thông tin nhằm hướng dẫn thương mại hàng
hoá, dịch vụ, bao gồm nhãn hiệu, tên thương mại, biểu tượng kinh doanh, khẩu
hiệu kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng bao bì của hàng hoá, nhãn hàng hoá”.
Theo như dữ liệu mà tình huống đưa ra thì cả hai công ty này đều có chung
một lĩnh vực kinh doanh là sản xuất giấy. Mặt khác, “Dự án nhà máy giấy Trung
Thành” của công ty Đại An đã được UBND tỉnh H phê duyệt, cấp phép trước đó từ
lâu (năm 2010). Vì vậy, việc công ty Thành Công đăng ký nhãn hiệu “Trung
Thành” và nhãn hiệu kết hợp “Trung Thành, hình” cho sản phẩm giấy của công ty
sau “Dự án nhà máy giấy Trung Thành” cần được xem xét. Tuy nhiên “Dự án Nhà

7


máy Giấy Trung Thành” chưa hoạt động kinh doanh trên thực tế và cũng không
phải là nguồn gốc thương mại của hàng hóa, dịch vụ.
Và, khi căn cứ vào điểm k, khoản 2, Điều 74 LSHTT, ta thấy quy định này chỉ
bảo hộ đối với tên thương mại khi xuất hiện nhãn hiệu khác sử dụng tên trùng hoặc
tương tự và có khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Mặt khác, như đã phân

tích ở trên, “Dự án nhà máy giấy Trung Thành” chưa được xem là tên thương mại.
Như vậy, với những phân tích ở trên thì lý do công ty Đại An đưa ra là không
phù hợp với quy định của pháp luật.
2.2. Cụm từ “Trung Thành” trùng với tên địa danh xã “Trung Thành”. Việc
công ty Thành Công đăng ký nhãn hiệu này không được UBND cho phép
Trên thực tế, không ít doanh nghiệp đã lấy tên địa danh làm dấu hiệu để đăng
ký bảo hộ nhãn hiệu. Và vì nhiều lý do khác nhau, có nhiều trường hợp tên của một
địa danh được các doanh nghiệp khác nhau cùng sử dụng nhãn hiệu cho hàng hoá,
dịch vụ của mình, gây ra hiện tượng xung đột quyền trong bảo hộ nhãn hiệu và tên
thương mại.
Xét trong vụ việc trên, công ty Đại An gửi đơn khiếu nại yêu cầu bác bỏ toàn
bộ hiệu lực GCNĐKNH đối với nhãn hiệu “Trung Thành” và bác bỏ một phần hiệu
lực GCNĐKNH đối với nhãn hiệu “Trung Thành và hình” (cụm từ “Trung Thành”)
của công ty Thành Công với lý do cụm từ “Trung Thành” trùng với tên địa danh xã
“Trung Thành” với lí do việc công ty Thành Công đăng kí nhãn hiệu này không
được UBND cho phép.
Theo quy định của pháp luật trước khi Luật SHTT và các văn bản hướng dẫn
thi hành có hiệu lực, Điều 29 Nghị định 63/CP năm 1996 được sửa đổi năm 2001
quy định về các trường hợp hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu
8


công nghiệp, trong đó điểm d khoản 2 Điều 29 quy định một trong những lý do hủy
bỏ là “Đối tượng được bảo hộ không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ”. Điểm g, khoản 2
Điều 6 Nghị định 63/CP quy định không bảo hộ nhãn hiệu: “Dấu hiệu, tên gọi (bao
gồm cả ảnh, tên, biệt hiệu, bút danh), hình vẽ, biểu tượng giống hoặc tương tự tới
mức gây nhầm lẫn với hình quốc kì, quốc huy, lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh
nhân, địa danh, các tổ chức của Việt Nam cũng như của nước ngoài nếu không
được các cơ quan, người có thẩm quyền tương ứng cho phép”. Thông tư số 3055
cũng yêu cầu trong trường hợp dấu hiệu đăng ký bảo hộ nhãn hiệu được quy định

trong khoản 2 Điều 6 Nghị định 63/CP thì trong hồ sơ đăng ký nhãn hiệu phải có
giấy phép của cơ quan có thẩm quyền 1. Tuy nhiên, không có sự giải thích từ quy
định của pháp luật về việc sử dụng tên địa danh trong trường hợp nêu trên: tên địa
danh yêu cầu sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền là tên nước, tên vùng lãnh
thổ, tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hay bao gồm cả tên xã, huyện?
Trường hợp nào việc sử dụng tên địa danh làm nhãn hiệu cần được sự cho phép của
cơ quan có thẩm quyền? Trước khi Luật SHTT và các văn bản hướng dẫn Luật
SHTT có hiệu lực, những vấn đề trên chưa được pháp luật quy định cụ thể. Điều
này đã tạo cho cơ quan có thẩm quyền quyền hạn rất lớn trong việc áp dụng pháp
luật khi xác định trường hợp nào tên địa danh khi sử dụng làm nhãn hiệu cần được
cơ quan có thẩm quyền cho phép, trường hợp nào không cần sự cho phép.
Luật SHTT ra đời đã có quy định rõ ràng hơn về trường hợp nào thì tên địa
danh khi sử dụng làm nhãn hiệu thì cần được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
Theo Khoản 3 và khoản 4 Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ thì “đối với địa danh, dấu
hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký
phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép” được áp dụng đối với nhãn
1 Xem Điểm ix khoản 1 Điều 8 Thông tư số 3055/1997/TT-SHCN của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ngày
31/12/1996.

9


hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận. Văn bản cho phép đăng ký nhãn hiệu tập thể,
nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý
của đặc sản địa phương do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
nơi có khu vực địa lý tương ứng với địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ dẫn nguồn
gốc địa lý của đặc sản địa phương (trong trường hợp khu vực địa lý thuộc một địa
phương) cấp1.
Theo quy định này,nếu đăng ký nhãn hiệu tập thể trùng với tên địa danh, dấu
hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký

phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Còn nếu đăng ký nhãn hiệu
thông thường hoặc nhãn hiệu tập thể của một sản phẩm không phải đặc sản địa
phương mà trùng với tên địa danh nơi sản xuất, đặt trụ sở thì không cần có sự cho
phép của Ủy ban nhân dân.
Trong trường hợp này, Công ty Thành Công đăng ký nhãn hiệu “Trung
Thành” không phải là một nhãn hiệu tập thể mà là một nhãn hiệu thông thường, nên
việc đăng ký nhãn hiệu như vậy không cần có văn bản cho phép của Ủy ban nhân
dân, do đó lý do trên mà công ty Đại An đưa ra là không phù hợp.
3. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu của công ty Thành Công có thể bị hủy
bỏ hiệu lực không? Tại sao?
Ngày 12/11/2013 công ty Thành Công được cấp GCNDKNH số XX76 cho
nhãn hiệu “Trung Thành”, ngày 25/12/2013 được cấp GCNDKNH số XX88 cho
nhãn hiệu “Trung Thành và hình”. Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng
hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau, khi không đáp ứng mục đích dùng
để phân biệt hàng hóa thì GCNDKNH sẽ hiệu hủy bỏ hiệu lực.
Khoản 1 Điều 87 Luật SHTT về Quyền đăng ký nhãn hiệu quy định: “Tổ
chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất
1 Điểm 37.7(a) Thông tư số 05/2013/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN
hướng dẫn thi hành Nghị định 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật SHTT về SHCN

10


hoặc dịch vụ do mình cung cấp”. Như vậy, việc Công ty TNHH Thành Công đăng
ký nhãn hiệu “Trung Thành” cho sản phẩm giấy của công ty là hoàn toàn phù hợp
với quy định của pháp luật.
Hơn nữa, từ những phân tích ở trên, có thể thấy những lý do Công ty Đại An
đưa ra là không phù hợp với quy định của pháp luật . Nhãn hiệu “Trung Thành” và
nhãn hiệu kết hợp “Trung Thành và hình” đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định
tại Điều 72 Luật SHTT và cũng không thuộc các điều kiện quy định tại Điều 73 và

Điều 74 Luật SHTT. Do đó, GCNĐKNH số XX76 cho nhãn hiệu “Trung Thành”
và GCNĐKNH số XX88 đối với nhãn hiệu “Trung Thành và hình” (hủy bỏ cụm từ
“Trung Thành”) sẽ không bị hủy bỏ.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

11


1. Trường Đại học Luật Hà Nội – Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam –
Nxb.Công an nhân dân – 2009.
2. Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009.
3.

Thông tư số 05/2013/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư
01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành Nghị định 103/2006/NĐ-CP quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật SHTT về SHCN.

4.

Thông tư số 3055/1997/TT-SHCN của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi
trường ngày 31/12/1996.

5. Nghị định 63/CP năm 1996 được sửa đổi năm 2001.
6. Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về Sở hữu công
nghiệp.

12




×