Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

SKKN PP Graph trong dạy học Hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.72 KB, 22 trang )

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
G
Gnd
Gdh
PPDH
SGK
GV
HS
THPT
TN
ĐC

: Graph
: Graph nội dung
: Graph dạy học
: phương pháp dạy học
: sách giáo khoa
: giáo viên
: học sinh
: trung học phổ thơng
: thực nghiệm
: đối chứng

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Phát huy tính tích cực học tập của học sinh (HS) là định hướng đổi mới
phương pháp dạy học (PPDH) nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả q trình dạy
--- 1 ---


học. Định hướng này đã được nghiên cứu, phát triển mạnh mẽ trên thế giới và được


xác định là một trong những phương hướng đổi mới giáo dục phổ thơng Việt Nam.
Theo hướng đổi mới PPDH, giáo viên (GV) phải thiết kế, tổ chức giờ học sao
cho HS hoạt động nhiều hơn và phát huy được tính chủ động, độc lập một cách tối
đa. Trong dạy học hóa học, GV có thể tổ chức các hoạt động học tập của học sinh
thơng qua việc sử dụng các PPDH hóa học khác nhau theo hướng dạy học tích cực,
trong đó phương pháp Graph dạy học (Gdh) có những ưu thế nhất định, giúp HS có
thể hệ thống, liên kết nội dung của từng khái niệm hóa học và xác định mối liên hệ
chặt chẽ với các khái niệm khác trong tồn bộ chương trình.
Trên tinh thần đó, tơi chọn đề tài: “Sử dụng phương pháp Graph trong một
số bài dạy Hóa học ở trường phổ thơng” để nghiên cứu.
2. Mục tiêu của đề tài
Sử dụng phương pháp Gdh làm cơ sở để tổ chức các hoạt động học tập tích cực
của HS trong q trình hình thành, củng cố, phát triển khái niệm hóa học khi giảng
dạy hóa học ở trường phổ thơng.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
-

Tìm hiểu nội dung sách giáo khoa Hóa học 10, 11, 12 cơ bản.
Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc sử dụng phương pháp Gdh.
Thiết kế một số G phục vụ cho việc dạy học trên lớp.
Hướng dẫn học sinh tự thiết kế và sử dụng G trong q trình dạy học.

4. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu xây dựng và sử dụng G để tổ chức cho HS hoạt động tiếp thu kiến
thức mới, củng cố bài trên lớp và luyện tập.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu SGK Hóa học và các tài liệu có liên quan.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Đánh giá sơ bộ tính khả thi của đề tài

khi áp dụng vào thực tiễn thơng qua tiết dạy và bài kiểm tra.

- Nghiên cứu thực tiễn: Lấy thơng tin phản hồi từ phía học sinh…
6. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Các bài học trong SGK Hóa học, HS lớp 11.
- Phương pháp Gdh.

7. Giả thuyết khoa học
- Việc áp dụng phương pháp G nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng

tạo của HS, nâng cao chất lượng dạy học Hóa học ở trường THPT.
- Nếu đề tài nghiên cứu thành cơng có thể làm tài liệu tham khảo cho GV.
--- 2 ---


Chương 1
TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Phương pháp Graph dạy học
Graph là khái niệm trong tốn học, Graph (G) bao gồm một tập hợp khơng
rỗng E những yếu tố gọi là đỉnh và một tập hợp A những yếu tố gọi là cạnh (cung).
Mỗi yếu tố A là một cặp (khơng xếp thứ tự) những yếu tố rõ rệt của E. Trong sơ đồ
G, sự sắp xếp trước hay sau của đỉnh và cung có ý nghĩa quyết định, còn kích thước

--- 3 ---


hình dáng khơng có ý nghĩa. Graph được vận dụng trong dạy học trên cơ sở ý tưởng
cơ bản của lý thuyết Graph là ngun lí và cấu trúc của Graph [1;46].
Phương pháp Graph được ứng dụng rộng rãi do có các ưu điểm nổi bật là:
Ngơn ngữ của G vừa có tính trực quan cụ thể vừa có tính khái qt trừu tượng
nên có ưu thế tuyệt đối trong việc mơ hình hóa cấu trúc các hoạt động từ đơn giản
đến phức tạp dưới dạng sơ đồ. G có khả năng mơ tả hai mặt tĩnh và động (logic phát

triển) của hoạt động.
Trong dạy học, phương pháp G giúp GV thiết kế các hoạt động phức tạp, xây
dựng sơ đồ cấu trúc logic của hoạt động học tập, diễn tả một cách hệ thống các
nhiệm vụ, mục tiêu, cơng đoạn, con đường thực hiện các hoạt động khác nhau từ lúc
bắt đầu đến khi kết thúc.
Từ những ưu điểm trên của phương pháp Graph, GV có thể xây dựng các
Graph nội dung (Gnd) dạy học như: thiết kế tiến trình một bài học hay sự hình thành
khái niệm hóa học; thiết kế q trình giải bài tốn hóa học…
1.2. Qui trình thiết kế Graph nội dung dạy học
a. Ngun tắc cơ bản của việc xây dựng Gnd dạy học
Dựa vào nội dung học tập, lựa chọn các kiến thức chủ chốt, quan trọng của
từng phần (kiến thức cơ bản cần và đủ về cấu trúc và ngữ nghĩa).
Sắp xếp các kiến thức chốt vào các đỉnh của G sao cho đúng với logic của
chương trình và phải chú ý mã hóa chúng thật triệt để.
Nối các đỉnh kiến thức bằng cung theo logic dẫn xuất (theo sự phát triển bên
trong của nội dung kiến thức).
b. Qui trình của việc lập Gnd học tập
Bước 1: Xây dựng nội dung các đỉnh.




Chọn kiến thức chốt tối thiểu, cần và đủ.
Mã hóa chúng cho thật súc tích (dùng kí hiệu để qui ước).
Đặt các kiến thức chốt vào các đỉnh trên mặt phẳng.

Bước 2: Thiết lập các cung.
Nối các đỉnh với nhau bằng các mũi tên để diễn tả mối liên hệ phụ
thuộc giữa các nội dung ở các đỉnh với nhau, nhưng phải phản ánh
được logic phát triển của nội dung.

Bước 3: Hồn thiện Gnd.

--- 4 ---




Làm cho G trung thành với nội dung được mơ hình hóa về cấu trúc
logic nhưng phải giúp HS lĩnh hội dễ dàng nội dung đó nghĩa là phải
đảm bảo về kĩ thuật, trình bày (trực quan, rõ ràng, mĩ thuật, sinh



động…).
Gnd dạy học khơng những đảm bảo về mặt khoa học, sư phạm mà còn
đảm bảo cả tính mĩ thuật (hình thức trình bày).

Nhận xét: Trong q trình hồn thiện và phát triển khái niệm hóa học,
phương pháp Gdh được sử dụng tương đối hiệu quả giúp cho GV xây dựng được
logic tiến trình hình thành, phát triển, liên kết các nội dung của khái niệm và thiết
lập được mối quan hệ giữa các khái niệm bổ trợ khác nhau. Từ đó GV có thể thiết
kế, tổ chức các hoạt động học tập của học sinh theo logic xác định.
Với HS, phương pháp G giúp phát triển tư duy logic và nâng cao năng lực tự
học tức là dạy cho HS kĩ năng cơ bản và khái qt nhất của kĩ năng tự học, một kĩ
năng rất quan trọng của người lao động mới trong thời đại ngày nay [3].
Bằng những hoạt động xác định đỉnh G nd học tập, HS sẽ nắm vững các kiến
thức cơ bản và then chốt của vấn đề. Hoạt động thiết lập các cung của G cũng giúp
HS tìm ra mối liên hệ giữa các khái niệm, logic phát triển nội dung và dung lượng
của các khái niệm. Việc nắm vững kĩ năng thiết lập G sẽ làm tăng cường khả năng
tự học và tạo được con đường tối ưu trong hoạt động học tập tích cực của HS.

1.3. Thực trạng hiện nay
HS còn thụ động, ít tương tác và tham gia xây dựng bài với GV. Khả năng ghi
nhớ bài cũ của HS còn yếu, ảnh hưởng đến việc tư duy tìm hiểu kiến thức mới.
HS chưa tự tìm được cho mình một phương pháp học hiệu quả.
Việc học bài chủ yếu là thuộc lòng, máy móc, khơng liên kết được các kiến cũ
và mới. Do đó khi gặp đề thi dạng tổng hợp, so sánh thường khơng làm được, ảnh
hưởng rất nhiều đến kết quả học tập.
Trước những thực trạng trên, đòi hỏi GV phải ln tìm tòi, hướng dẫn cho các
em phương pháp học phù hợp, hiệu quả với từng đối tượng học sinh.

--- 5 ---


Chương 2
TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
THÔNG QUA VIỆC SỬ DỤNG GRAPH
2.1. Thiết lập Graph để củng cố, hoàn thiện khái
niệm hóa học và nội dung học tập
Tiến hành sử dụng phương pháp G ở phần củng cố, hồn thiện khái niệm hóa
học (KNHH) trong bài dạy hình thành KNHH và hình thành kiến thức mới. Thơng
qua đó, HS làm quen với phương pháp G đồng thời biết cách thiết lập G nd học tập.
Đây là phương pháp tự học tốt đối với HS.
--- 6 ---


Ví dụ 1. Lập Gnd về phân tích nguyên tố trong Bài 20. Mở đầu về hóa học hữu [2].
Để xác định kiến thức chốt, yêu cầu HS trả lời hệ thống câu hỏi của GV như sau:


Để phân tích nguyên tố từ chất hữu cơ có thể dùng phương pháp nào?




Mỗi phương pháp cho một ví dụ?
Nêu mục đích, nguyên tắc, phương pháp tiến hành đối với từng loại
phương pháp phân tích?

Câu hỏi phụ:
Có thể dùng phương pháp phân tích định tính để phân tích định lượng
hay không?
Từ các nội dung trả lời của HS, GV thiết lập Gnd với các đỉnh như Sơ đồ 1.
Với sự sắp xếp các đỉnh và lập các cung, GV chỉ rõ logic phát triển bên trong
của nội dung học tập. Từ G trên, GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi làm rõ nội
dung của một số đỉnh.
Ví dụ với đỉnh Phân tích định lượng, giáo viên có thể hỏi: Tại sao phải hấp
thụ H2O và CO2 lần lượt bằng H2SO4 đặc và KOH, làm ngược lại có được không?
Giải thích? Viết biểu thức tính phần khối lượng và phần trăm các nguyên tố?
GV đặt hệ thống các câu hỏi tương tự đối với phương pháp phân tích còn lại
và có thể ra các câu hỏi để HS tự học ở nhà hay tự học theo sơ đồ.

--- 7 ---


SƠ LƯỢC
VỀ PHÂN TÍCH NGUN TỐ

PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH

PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG


Xác định trong thành phần chất hữu cơ có ngun tố nào.

Xác định phần trăm về khối lượng các ngun tố.



C → CO 2 , H → H 2O,
N → N 2 ...

C → CO 2
+ CuO,t o
hchc 
→
H → H 2 O
+ Ca(OH) 2
CO 2 
→ CaCO3

mH , m N

+CuSO4 khan (trắ
ng)
H 2 O →

u xanh

N → NH3 (nhậ
n bằ
ng quỳtím)
...


Sơ đồ 1. Graph nội dung về phân tích ngun tố
2.2. Tổ chức cho học sinh thiết lập Graph để hoàn
thiện khái niệm, kiến thức nội dung bài học
Từ qui trình sử dụng Gnd khi hệ thống các kiến thức trọng tâm của một bài học,
chúng ta có thể tổ chức cho HS thiết lập Gnd học tập của một bài học. Khi kết thúc
bài học, GV u cầu HS xác định các kiến thức cơ bản trọng tâm trong bài học (các
đỉnh của G), thiết lập mối liên hệ giữa các kiến thức (lập cung) và thiết lập sơ đồ G,
đặt câu hỏi cho các nội dung kiến thức chốt.
--- 8 ---


Ví dụ 2. Lập Graph tổng kết bài học trong Bài 29. Anken [2]
GV yêu cầu HS xác định kiến thức trọng tâm của bài học: Từ đặc điểm cấu tạo
của anken với liên kết đôi C = C trong đó có liên kết π kém bền suy ra các phản
ứng hóa học đặc trưng. Dưới đây là một số câu hỏi về kiến thức trọng tâm:


Anken có phản ứng cộng, hướng cộng, phản ứng trùng hợp, phản ứng




oxi hóa như nào thế nào?
Những ứng dụng của anken từ các phản ứng hóa học đó?
Phương pháp điều chế anken trong công nghiệp và trong phòng thí
nghiệm?

Với mỗi câu trả lời của HS, GV lập Gnd tổng kết như Sơ đồ 2.
ANKEN


π
TÍNH CHẤT HÓA HỌC

PHẢN ỨNG OXI HÓA
+ O2
+ làm mất màu dd KMnO4

PHẢN ỨNG CỘNG

PHẢN ỨNG TRÙNG HỢP

H2, B2 (lỏng).

H-X (X: OH-, Br-…).
Hướng cộng: Qui tắc cộng Maccopnhicop.

ỨNG DỤNG
Đ/c ancol, dẫn xuất halogen, chất dẻo, các hóa chất khác,…

ĐIỀU CHẾ
+ CN: Tách H2 từ ankan, crăckinh…
+ PTN: từ ancol no (H2SO4 đặc, to).

--- 9 ---


Sơ đồ 2. Graph tổng kết về anken
2.3. Sử dụng phương pháp Graph trong bài luyện
tập, ôn tập kiến thức

Bài luyện tập, ơn tập có vai trò quan trọng trong việc hệ thống các kiến thức
cơ bản được HS thu nhận qua một số bài học. Dạng bài này thiết lập mối liên hệ
giữa các kiến thức, các khái niệm giúp cho HS có được phương pháp nhận thức hệ
thống. Thơng qua bài luyện tập, HS được mở rộng, phát triển kiến thức và rèn luyện
kĩ năng tư duy hóa học. Trong sách giáo khoa hiện hành, bài luyện tập được tăng
cường để ơn luyện các nội dung kiến thức cơ bản và rèn luyện các kĩ năng cần thiết.
Trong giờ luyện tập, GV nên tổ chức các hoạt động sao cho HS có thể tìm ra những
mối liên hệ giữa các kiến thức, vì vậy việc sử dụng phương pháp G trong các bài
luyện tập là rất thích hợp và có thể làm tích cực hóa hoạt động học tập của HS đồng
thời hình thành nên phương pháp tư duy logic và kĩ năng tự học một cách hiệu quả.
Chuẩn bị cho bài luyện tập, GV u cầu học sinh xác định các kiến thức cơ
bản nhất của nội dung bài luyện tập (xác định kiến thức chốt); xác định mối liên hệ
giữa các kiến thức; đặt các câu hỏi và tự trả lời nội dung của các kiến thức đó sau đó
tự thiết lập Graph nội dung ơn tập.
--- 10 ---


Ví dụ 3. Sử dụng Graph khi dạy Bài 13. Luyện tập: Tính chất của nitơ,
photpho và hợp chất của chúng [2]
GV thiết lập các đỉnh của Gnd về nitơ và hợp chất của nitơ như Sơ đồ 3.
GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm (có thể mỗi nhóm làm một đỉnh), câu hỏi
tương ứng với nội dung các đỉnh, sau khi hoàn thành GV yêu cầu HS nối các đỉnh
lại với nhau và giải thích cách làm đó.
+ Đỉnh 1: Đặc điểm cấu tạo.
+ Đỉnh 2: Nêu tính chất hóa học của nitơ.
+ Đỉnh 3: Nêu tính chất hóa học của amoniac.
+ Đỉnh 4: Muối amoni.
+ Đỉnh 5: Muối nitrat.
+ Đỉnh 6: Axit nitric.
+ Đỉnh 7: Điều chế nitơ và các hợp chất

+ Đỉnh 8: Ứng dụng của nitơ và hợp chất
Dựa vào Gnd về nitơ và hợp chất của nitơ GV có thể yêu cầu HS về nhà tự thiết
lập và hoàn thành Gnd về photpho và hợp chất của photpho để chuẩn bị cho các tiết
học sau.

--- 11 ---


Ví dụ 4. Sử dụng Graph khi dạy Bài 24. Luyện tập: Tính chất của cacbon,
silic và hợp chất của chúng [2]
GV lập Graph dưới dạng bảng câm như sau:
Cacbon

Silic

- Dạng thù hình
- Tính chất hóa học
(1)

- Dạng thù hình
- Tính chất hóa học
(2)

Oxit

- Công thức của các oxit cacbon
- Tính chất hóa học của các oxit
(3)

- Công thức oxit silic

- Tính chất hóa học của oxit
(4)
- Công thức axit tương ứng

Axit

- Công thức axit tương ứng
- Đặc điểm của axit
(5)

Muối

- Muối cacbonat
- Một số đặc điểm và tính chất
(7)

- Muối silicat
- Một số đặc điểm và tính chất
(8)

Đơn chất

(6)

GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm, sử dụng phiếu học tập như sau:
(Mỗi nhóm thảo luận một nguyên tố)
--- 12 ---


(1)

a) Nêu một số dạng thù hình của cacbon?
b) Viết các PTHH chứng minh cacbon
vừa thể hiện tính oxi hóa, vừa thể hiện
tính khử.

(2)
a) Nêu một số dạng thù hình của silic?
b) Viết các PTHH chứng minh silic vừa
thể hiện tính oxi hóa, vừa thể hiện tính
khử.

(3)
(4)
c) Viết cơng thức và cho biết tính chất các c) Viết cơng thức và cho biết tính chất
oxit của cacbon?
các oxit của silic?
(Loại oxit, tính chất hóa học, tính tan)
(5)
(6)
d) Viết cơng thức hiđroxit tương ứng của d) Viết cơng thức hiđroxit tương ứng
cacbon đioxit và cho biết tính chất hóa của silic đioxit và cho biết tính chất
học của chúng?
hóa học của chúng?
(7)
e) Tính chất các muối cacbonat?

(8)
e) Tính chất các muối silicat?

2.4. Các hình thức tổ chức hoạt động học tập của

học sinh theo phương pháp Graph
Để thiết kế các hoạt động học tập của HS theo phương pháp G, có thể tiến
hành các hình thức sau:
Hình thức 1:
+ GV soạn sẵn Gnd sau đó thiết kế G phương pháp các hoạt động học tập của
HS ngay tại các đỉnh của Gnd. Các hoạt động học tập của HS có thể là trả lời hệ
thống các câu hỏi, bài tập, làm thí nghiệm thực hành, … GV phát vấn và thiết kế
Gnd ngay trên bảng, HS đọc, dịch và cùng chép bài vào vở ghi. Đây là mức đầu tiên
HS làm quan với phương pháp G.
+ Với hình thức này, GV nên tiến hành trong các giờ lên lớp thơng thường vào
phần củng cố, hồn thiện kiến thức ở cuối mỗi bài học để HS làm quen với phương
pháp G qua đó hình thành kĩ năng sử dụng và lập G.
Hình thức 2:
+ GV giao cho HS hệ thống các câu hỏi bài tập từ các tiết học trước, u cầu
HS làm ở nhà, tiếp theo HS thiết kế G nd ơn tập tổng kết từng phần kiến thức đã học
trên G câm mà GV soạn sẵn, sau đó HS đến lớp so sánh G của các bạn, cuối cùng
GV hệ thống lại. Đây là hình thức có thể tiết kiện được nhiều thời gian để HS luyện
tập mà GV có thể áp dụng khi hS đã quen với phương pháp G, có khả năng tự lập G
tổng kết.
--- 13 ---


+ Hình thức này rèn cho HS khả năng tự lập G nhưng còn hạn chế khả năng
sáng tạo của HS. GV nên áp dụng nó ở giai đoạn đầu của việc dạy học theo phương
pháp G.
Hình thöùc 3:
+ Khi HS cần luyện tập một vấn đề đã học, GV yêu cầu từng nhóm HS lập G nd
tổng kết của phần kiến thức đó, HS trao đổi với nhau và hoàn thiện G nd trước khi
đến lớp rồi so sánh Gnd của các nhóm, của GV. Phần lớn thời gian còn lại của tiết
luyện tập để HS làm bài tập.

+ Hình thức này sẽ phát triển tốt tư duy của HS; rèn cho HS cách tư duy, suy
nghĩ độc lập, biết cách tự học, tự sáng tạo; giúp HS sử dụng cách học môn Hóa theo
phương pháp G để học các môn khác và biết cách chọn lọc những kiến thức khái
quát nhất, chủ chốt nhất để ghi nhớ, để phát triển những kiến thức còn lại của bài,
của chương.
Trên đây là các hình thức GV tổ chức cho HS học tập theo phương pháp G khi
học lí thuyết. Ngoài ra trong các giờ luyện tập không thể thiếu các bài tập định
lượng (bài tập tính toán). Việc sử dụng phương pháp G với mục đích sơ đồ hóa đề
bài và dùng các câu hỏi để phân tích con đường tối ưu tìm ra kết quả của bài toán
cũng đã được tôi thử nghiệm trong các tiết ôn tập.
Ví dụ 4. Sơ đồ hóa đề bài và phân tích bài toán đối với bài tập sau:
Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm thu được
vào bình đựng dung dịch chứa 0,15 mol Ca(OH) 2. Kết thúc thí nghiệm, lọc tách
được 10 gam kết tủa trắng và thấy khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng
tăng thêm 6 gam so với khối lượng dung dịch trước phản ứng. Công thức phân tử
của hiđrocacbon X là
A. C2H6

B. C2H4

C. CH4

D. C2H2

Để các đối tượng HS khá, giỏi và trung bình đề dễ dàng giải được cũng như
nắm được hướng tổng quát của bài giải, GV có thể hướng dẫn HS giải bài toán trên
theo phương pháp G đề bài như sau:

hchc X + O2


o

Sp cháyt + 0,15 mol Ca(OH)2

Kết thúc
LọcTNtách

--- 14 ---

thu 10g kết tủa; mdd tăng 6g Tìm CTPT của X?


Với mỗi đỉnh của Gnd đề bài, GV đặt các câu hỏi hướng dẫn HS hiểu nội dung
của từng đỉnh và từng bước giải bài tốn:
Hiđrocacbon X được tạo nên từ những ngun tố nào? (C, H)
Sản phẩm thu được khi đốt cháy X là những chất nào? (CO2, H2O)
10 gam kết tủa là khối lượng của chất nào? (CaCO 3). Tính số mol CaCO3 và
so sánh với số mol Ca(OH)2, từ đó cho được kết luận gì?
Có hai trường hợp xảy ra: CO2 thiếu và CO2 dư để hòa tan một phần kết tủa
theo hai phản ứng:
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O
CO2 + CaCO3 + H2O → Ca(HCO3)2
Từ đó tính được số mol CO2 theo hai trường hợp trên.
Lập biểu thức liên quan giữa khối lượng kết tủa, khối lượng CO 2, H2O và
dung dịch sau phản ứng? ( m dd tăng =

mCO2 + mH 2O - m ↓

).


Hãy tính khối lượng nước thu được trong bài?
Tìm tỉ lệ giữa số ngun tử C và H trong X? → Cơng thức phân tử của X.
Với cách thức như vậy, các em sẽ dần dần có thói quen khái qt hóa bài tốn
hóa học vốn là một chuỗi các q trình hóa học thành các bài tốn nhỏ và đưa vào
các đỉnh của G. Sau khi sơ đồ hóa đề bài, HS có thể hợp tác làm việc theo nhóm để
tiếp tục giải.
Việc thiết kế Gnd đề bài hóa học khơng những cho HS thấy từng bước đi của
việc giải bài tốn mà quan trọng hơn là cho HS thấy cách nhìn trực quan, khái qt
CẤUgọn
TẠO
từ đó có thể đưa ra những lời giải nhanh
hay cách giải bài tốn thơng minh

Cấu hình e:
thức e:
nhằm tích cực hóa các hoạt động học tậpCơng
và hình
thành năng lực tư duy sáng tạo của
CTCT:
HS.
CTPT:

2.5. Thiết kế một số Graph mẫu sử dụng cho việc dạy
học
TÍNH CHẤT HĨA HỌC
Tác dụng với ….
Tác dụng với ….
Tác dụng với ….
Kết luận:


TÍNH CHẤT VẬT LÍ
Trạng thái:
Màu sắc:
Khả năng tan:
Tính độc:

ĐIỀU CHẾ
Trong PTN:
Ngun tắc:
Cơng thức e:
Phương pháp
Ví dụ:

ỨNG DỤNG
--- 15 ---

Trong PTN:
Ngun tắc:
Cơng thức e:
Phương pháp
Ví dụ:


Sơ đồ 4. Graph tổng kết về Clo sử dụng cho Bài 22. CLO
[3]

(3) SỐ OXI HĨA

(1) CHẤT KHỬ
(Chất bị oxi hóa)


(2) SỰ OXI HĨA
(qt oxi hóa)

(2) SỰ KHỬ
(qt khử)

(1) CHẤT OXI HĨA
(Chất bị khử)

(4) PHẢN ỨNG OXI HĨA – KHỬ

(5) PHÂN LOẠI PHẢN ỨNG HĨA HỌC

(6) LẬP PTTHH CỦA PHẢN ỨNG OXI HĨA – KHỬ
ớc cân bằng phản ứng oxi hóa - khử theo phương pháp thăng bằng electron.

Phản ứng oxi
Phản
hóaứng
– khử.
khơng phải là phản ứng oxi hóa – khử

(7) CÁC LOẠI PHẢN ỨNG OXI HĨA – KHỬ ĐIỂN HÌNH
- Loại bình thường.
- Loại có mơi trường.
--- 16 --- Oxi hóa – khử nội phân tử.
- Tự oxi hóa – khử.



Sơ đồ 5. Graph tổng kết sử dụng cho Bài 19. Luyện tập
phản ứng oxi hóa – khử [3]

--- 17 ---


--- 18 ---


Chương 3
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
Để xác định hiệu quả của việc sử dụng phương pháp G dh trong q trình tổ
chức các hoạt động học tập cho HS nhằm tăng cường tính chủ động, tích cực lĩnh
hội tri thức, rèn kĩ năng tư duy hệ thống cho HS, tơi đã tiến hành dạy thực nghiệm
(TN) ở 2 lớp 11 trong đó có 1 lớp thực nghiệm (11A3) và 1 lớp đối chứng (ĐC)
(11A2) trong năm học 2015 – 2016 tại trường THPT Nguyễn Đình Chiểu, Cần
Giuộc, Long An. Ở các lớp TN tơi sử dụng phương pháp G để giúp HS tự lực lĩnh
hội kiến thức và các lớp ĐC khơng sử dụng phương pháp G mà sử dụng phương
pháp thơng thường, kết quả như sau:
Về mặt đònh lượng:
Lần
KT

1
2
3

Lớp

TN

ĐC
TN
ĐC
TN
ĐC

Tổng
bài KT

40
40
40
40
40
40

Điểm
dưới TB
Số bài
%

7
13
6
12
4
15

Điểm TB


17,5
32,5
15
30
10
37,5

Điểm Khá

Điểm Giỏi

Số bài

%

Số bài

%

Số bài

%

18
11
20
19
15
14


45
27,5
50
47,5
37,5
35

8
7
7
4
11
4

20
17,5
17,5
10
27,5
10

7
9
7
5
10
7

17,5
22,5

17,5
12,5
25
17,5

Từ kết quả các số liệu cụ thể trên cho thấy: chất lượng học tập của HS ở các
lớp TN cao hơn các lớp ĐC; kết quả yếu ít hơn, kết quả khá giỏi tăng cao hơn. HS
trong nhóm thực nghiệm có độ phân hóa rõ rệt hơn. Thơng qua phương pháp G dh,
tơi dễ dàng phát hiện ra HS xuất sắc từ đó tạo điều kiện cho những HS này phát
triển tư duy, nhất là tư duy khái qt và tư duy hệ thống khi cho các em lập các sơ
đồ G liên kết các khái niệm hóa học.
Về mặt đònh tính:
Sử dụng sơ đồ trực quan, khái qt, ngắn gọn của G nd bài lên lớp giúp HS có
thể thâu tóm được nhiều nội dung các kiến thức nằm rải rác trong từng phần của
SGK. Từ đó, HS biết tích hợp dấu hiệu bản chất của từng nội dung và có khả năng
lập luận logic; biết vận dụng kiến thức đã học để giải quyết câu hỏi, bài tập nhanh
gọn đồng thời giải thích và nêu được các ví dụ minh họa cho các ý kiến của mình,
--- 19 ---


dần dần khả năng vận dụng kiến thức của HS được nâng cao và hình thành năng lực
tư duy khái quát cho HS.
Thông qua việc thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi, bài tập, lập sơ đồ G nd
bài trên lớp, HS biết tìm ra con đường tối ưu ngắn gọn nhất để liên kết các nội dung
và khái niệm hóa học quan trọng với nhau. Sử dụng phương pháp G nd, trong các bài
ôn tập tổng kết, HS trong các nhóm TN đã biết giải mã nội dung kiến thức SGK và
tự mã hóa theo ngôn ngữ riêng của mình. Ví dụ: Hiđrocacbon → mã hóa: Hc; Phản
ứng thế → mã hóa: PƯT; Phản ứng hóa học → mã hóa: PƯHH và biết sử dụng
chính xác ngôn ngữ mã hóa đó. Do đó HS đã nắm bắt được nhanh và nhiều kiến
thức trong một tiết học. Trong quá trình giảng dạy, tôi luôn nhận được những thông

tin phản hồi từ phía HS thông qua những câu hỏi thắc mắc khi các em trả lời các câu
hỏi, bài tập để xây dựng nên sơ đồ G. Điều này chứng tỏ HS không còn thụ động
mà là người chủ động nghiên cứu SGK và chiếm lĩnh, lĩnh hội kiến thức một cách
tích cực.

--- 20 ---


KEÁT LUAÄN
Tôi đã nghiên cứu về sử dụng phương pháp G trong dạy học Hóa ở trường
THPT trên cơ sở hướng dẫn tổ chức các hoạt động học tập cho HS dưới nhiều hình
thức thông qua các qui trình của việc lập Gnd học tập. Tôi nhận thấy học sinh học tập
theo phương pháp này từ bước biết cách thiết lập G đến bước sử dụng nhuần
nhuyễn phương pháp G nhằm hoàn thiện khái niệm, kiến thức hay nội dung bài học
và ôn tập củng cố kiến thức đã phát huy được rõ rệt tính tích cực trong học tập của
HS.
Qua nghiên cứu, tôi nhận thấy G không phải là phương pháp dạy học đơn lẻ
mà là tổ hợp các phương pháp dạy học. Sử dụng G trong phương pháp dạy học là
việc làm cần thiết để phát huy tính tích cực học tập của học sinh. G giúp cho người
học thấy được, hiểu được và biến hệ thống một chuỗi những quá trình phức tạp
trong bộ môn hóa học thành những sơ đồ G đơn giản, súc tích. Như vậy, GV cần
vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tổ hợp để thiết kế các hoạt động học
tập của HS nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong dạy học hóa học ở trường THPT.
Do thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp và kinh nghiệm còn thiếu, vì vậy các ví dụ
chưa thật sự sâu sắc và đặc biệt là việc vận dụng vào thực tiễn để kiểm chứng kết
quả nghiên cứu lại đòi hỏi nhiều thời gian nên kết quả thực nghiệm đề tài chỉ là sơ
bộ ban đầu, mang tính chủ quan của người nghiên cứu. Nhưng theo tôi, việc vận
dụng các kết quả trên của đề tài vào dạy học Hóa học THPT là rất cần thiết.

--- 21 ---



TAØI LIEÄU THAM KHAÛO
1.

Nguyễn Ngọc Quang (1994), Lí luận dạy học hóa học, tập 1, Nxb Giáo dục

2.

Bộ giáo dục và đào tạo (2007), Sách giáo khoa Hóa học 11, Nxb Giáo dục.

3.

Bộ giáo dục và đào tạo (2007), Sách giáo khoa Hóa học 10, Nxb Giáo dục.

4.

Bộ giáo dục và đào tạo (2010), Sách giáo khoa Hóa học 12, Nxb Giáo dục.

5.

Bộ giáo dục và đào tạo (2007), Tài liệu bồi dưỡng GV thực hiện chương trình,
sách giáo khoa lớp 11 môn Hóa học, Nxb Giáo dục.

6.

Nguyễn Hữu Đĩnh (2008), Dạy và học Hóa học 11 theo hướng đổi mới, Nxb
Giáo dục.

7.


I. B. Kharlamop (1978), Phát huy tính tích cực học tập của HS như thế nào?
(Tập 1), Nxb Giáo dục.

8.

J. M. Denommé, M. Roy (2000), Tiến tới một phương pháp sư phạm tương
tác, Nxb Thanh niên.

9.

Lê Phước Lộc (2005), “Câu hỏi và việc sử dụng câu hỏi trong dạy học”, Tạp
chí nghiên cứu khoa học, (3), Trường Đại học Cần Thơ.

10.

1Nguyễn Ngọc Quang (1989), “Phương pháp Graph trong dạy học”, Tạp chí
nghiên cứu giáo dục.

11.

Nguyễn Thị Sửu, Lê Văn Năm (2008), Giảng dạy những nội dung quan trọng
trong chương trình và sách giáo khoa Hóa học phổ thông (Học phần phương
pháp dạy học Hóa học 2), Nxb Khoa học kĩ thuật.

12.

Vũ Anh Tuấn, Nguyễn Hải Châu, Đặng Thị Oanh, Cao Thị Thặng (2009), Hướng
dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Hóa học lớp 10, Nxb Giáo dục.


13.

Vũ Anh Tuấn, Nguyễn Hải Châu, Đặng Thị Oanh, Cao Thị Thặng (2009), Hướng
dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Hóa học lớp 11, Nxb Giáo dục.

14.

Vũ Anh Tuấn, Nguyễn Hải Châu, Đặng Thị Oanh, Cao Thị Thặng (2009), Hướng
dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Hóa học lớp 12, Nxb Giáo dục.

--- 22 ---



×