Tải bản đầy đủ (.pptx) (32 trang)

phân tích sự hoàn thiện của pháp luật la mã và ảnh hưởng của nó đối với pháp luật trong thời kì cận đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (598.51 KB, 32 trang )

LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI


Đề tài nghiên cứu:
PHÂN TÍCH SỰ HOÀN THIỆN CỦA PHÁP LUẬT LA MÃ VÀ ẢNH HƯỞNG
CỦA NÓ ĐỐI VỚI PHÁP LUẬT TRONG THỜI KÌ CẬN ĐẠI


LỜI MỞI ĐẦU

Luật La Mã là hệ thống luật cổ, được xây dựng cách đây khoảng hơn 2000 năm (
449 TCN), áp dụng cho thành Roma và sau đó là cả Đế quốc La Mã. Các nguồn
của Luật La Mã thời Cổ đại được sưu tập trong Corpus Iuris Civilis được tái
khám phá trong thời kỳ Trung cổ và mãi cho đến thế kỷ 19 vẫn được xem là
nguồn luật pháp quan trọng trong phần lớn các quốc gia châu Âu.


THE ROMAN LAW

1.
2.

Luật La Mã thời kỳ cộng hòa sơ kỳ:






Lịch sử hình thành:
Nhà nước


Luật La Mã

Luật La Mã thời kỳ cộng hòa hậu kỳ:






Lịch sử hình thành:
Lịch sử đế quốc La Mã từ thời cộng hòa hậu kỳ trở đi
Luật La Mã từ thời cộng hòa hậu kỳ trở đi


THE ROMAN LAW

A. SỰ HOÀN THIỆN CỦA PHÁP LUẬT LA MÃ

B.

ẢNH HƯỞNG CỦA LUẬT LA MÃ ĐỐI VỚI PHÁP LUẬT TRONG THỜI
KỲ CẬN ĐẠI


NHÀ NƯỚC LA MÃ THỜI KỲ CỘNG HÒA SƠ KỲ



Vào khoảng năm 510 tr.c.n., chấm dứt thời kỳ vương chính trong lịch sử La Mã,
thời kỳ tan rã toàn diện của chế độ xã hội thị tộc. Cũng từ đó mở đầu một thời

kỳ mới, thời kỳ cộng hòa La Mã. Lúc bấy giờ, "vua" đã bị phế truất, nhà nước La
Mã mới ra đời. Ðại hội Xanturia, mà thực chất là đại hội của toàn thể quân đội,
họp để quyết định chung về mọi vấn  đề quân sự như tuyên chiến, đình chiến
hoặc nghị hòa, bầu cử tướng lĩnh hàng năm..., trở thành cơ quan quyền lực tối
cao của nhà nước La Mã. Ðại hội Xanturia họp là hình thức phôi thai của nền dân
chủ nô La Mã. Cơ quan quyền lực thứ hai của nhà nước cộng hòa La Mã được
giao cho hai quan chấp chính gọi là Consul, quyền hành ngang nhau, thời chiến
thì giữ chức tư lệnh quân đội La Mã, thời bình thì nắm giữ quyền lập pháp,
quyền hành chính lẫn quyền tư pháp, quyền hạn rất lớn.


NHÀ NƯỚC LA MÃ THỜI KỲ CỘNG HÒA SƠ KỲ



Tóm lại, nhà nước La Mã vừa ra đời, đã mang tính chất hai mặt. Một mặt, nó tập
hợp cả dân La Mã và Pơ-lep vào một nhà nước thống nhất, tổ chức theo hình
thức cộng hòa, trong đó quyền dân chủ của nhân dân La Mã được đảm bảo một
mức độ nhất định, tạo điều kiện cho La Mã phát triển mạnh mẽ chế độ chiếm
hữu nô lệ; đó là mặt tích cực của nó. Nhưng mặt khác, nhà nước đó thực chất là
nhà nước cộng hòa quí tộc, trong đó quyền hành tập trung vào tay giai cấp quí
tộc La Mã; sự cách biệt giữa Pa-tơ-ri-xi nà Pơ-lep vẫn còn. Cải cách của Tu-li-u-xơ
căn bản chưa xóa bỏ được sự cách biệt giữa Pơ-lep và Pa-tơ-ri-xi, vì thế cuộc đấu
tranh còn tiếp tục diễn ra trong suốt 200 năm sau. Năm 287 tr.c.n., có thể coi là
năm kết thúc quá trình đấu tranh bền bỉ của người bình dân chống phân biệt đối
xử công dân tự do La Mã. Tuy nhiên, chế độ cộng hòa La Mã dù có được dân chủ
hóa, nhưng nhà nước đó căn bản vẫn đảm bảo quyền lợi của bộ phận chủ nô
giàu có trước hết, nên nó còn mang nhiều tính chất hạn chế.



LUẬT LA MÃ THỜI KỲ CỘNG HÒA SƠ KỲ



Đầu tiên, Luật La Mã là luật được hình thành từ việc hành luật lâu năm theo tập quán
không có luật viết. Một trong những tác phẩm luật ra đời sớm nhất là Bộ luật 12 bảng
(tiếng La Tinh: lex duodecim tabularum), thành hình vào khoảng năm 450 trước Công
Nguyên. Thế kỉ VI – VII sau công nguyên, La Mã đã từng là một quốc gia rộng lớn bao gồm
hầu hết các khu vực Điạ Trung Hải với sự phát triển rực rỡ về kinh tế và xã hội. Nhà nước
La Mã còn nổi lên như một quốc gia có chế độ xã hội là chiếm hữu nô lệ và vì thế mà ngay
từ ngày đầu tiên khi mà một Populus Rumanus xuất hiện thì cũng là lúc mà tư hữu trở nên
như một bản thể vững chắc, một cơ sở cơ bản cho sự phát triển cường thịnh suốt gần
1300 năm.


LUẬT LA MÃ THỜI KỲ CỘNG HÒA SƠ KỲ





Qua những nguồn thư tịch cổ, các công trình nghiên cứu của các sử gia từ thế kỉ
3 Trước CN, nhất là qua các số liệu khảo cổ học và ngôn ngữ học, nhiều học giả
ngày nay đã đi tới việc khẳng định một số điểm cơ bản về lịch sử nhà nước La
Mã như sau:
+ Đầu Thế kỉ VIII Tr.CN, một trung tâm La Mã (FoRum) đã xuất hiện trên cơ sở hội
tụ của một số các nhóm dân cư lạc hậu từ vùng La-xi, Pa-la-tin, Xeli, Kvi-rin…
+ Giữa thế kỉ VII Tr.CN, Forum Romani trở thành một trung tâm kinh tế và chính
trị của các bộ tộc người La Mã.
+ Đầu Thế kỉ VI TR.CN, nhà nước La Mã xem như đã xuất hiện với những nét sơ

khai nhất.
Năm 509 Sau CN, sau khi vị vua thứ 7 là Tarkvini bị đuổi khỏi thành La Mã, nhà
nước La Mã bước vào giai đoạn cộng hòa chiếm hữu nô lệ.


LỊCH SỬ ĐẾ QUỐC LA MÃ TỪ THỜI CỘNG HÒA HẬU KỲ TRỞ ĐI


Đến thế kỉ thứ III TCN cơ cấu nhà nước La Mã được hoàn chỉnh .Cơ quan quyền lực nhà nước La Mã là viện nguyên lão,bao gồm các quý tộc giàu sang
có thế lực,đã từng nắm giữ những chức quan cấp cao.Viện nguyên lão có quyền phê chuẩn những quan lại cao nhất mới được bầu; quản lý tài sản của
nhà nước,đề ra và thực hiện những chính sách đối nội,đối ngoại ,giám sát hoạt động của tôn giáo;có quyền chỉ định thành lập phiên tòa,điều tra sơ bộ các
vụ án;giữ quyền giải thích pháp luật,kiến nghị xây dựng luật mới. Cơ quan hành pháp bao gồm hai hội đồng: Hội đồng quan chấp chính và hội đồng quan
án do Đại hội công dân hàng năm bầu ra. Hội đồng quan chấp chính có quyền quản lí mọi công việc của nhà nước,giám sát việc thi hành luật,có quyền sa
thải những quan lại cấp dưới,giữ quyền tuyệt đối về tổng chỉ huy quân đội. Hội đông quan án dần trở thành cấp hội thẩm của tòa án La Lã,chuyên giải
quyết những vấn đề hình sự và dân sự.Viện giám sát giữ vai trò quan trọng trong bộ máy chính quyền La Mã,có quyền đình chỉ việc thi hành những quyết
định của viện nguyên lão và hội nghị công dân,có quyền bắt giữ ,lấy phúc cung những nhân viên hoặc những quan lại của nhà nước. Trong thời gian
đương nhiệm các quan chức phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình,nếu phạm tội sẽ bị truy tố . Theo pháp luật La Mã thì mọi quan chức do công dân
bầu ra và mọi công dên đều có quyền ứng cử vào bộ máy nhà nước. Song thực tế,khi vận động bầu cử và sau khi trúng cử phải có tiền,để khao đãi những
người bầu mình lên,nên những công dân nghèo không thể tham gia vào quản lí nhà nước. Cách tổ chức ấy biểu hiện sâu sắc tính chất quý tộc của nên
cộng hòa La Mã.Giai cấp chủ nô cũng rất chú ý đến việc xây dựng quân đội.Đó là công cụ có tác dụng quyết định cho việc duy trì và mở rộng hệ thống
thống trị của đế quốc La Mã.


LỊCH SỬ ĐẾ QUỐC LA MÃ TỪ THỜI CỘNG HÒA HẬU KỲ TRỞ ĐI



Sau khi thiết lập chính quyền nhà nước, giai cấp chủ nô La Mã tiến hành ngay cuộc chiến tranh xâm lược. Trước tiên chúng chiếm
toàn bộ vùng bán đảo Italia,tiếp đó chúng đánh chiếm các Avùng xa xôi,lập nên một đế quốc rộng lướn. Đến thế kỉ thứ I TCN lãnh
thổ đế quốc La Mã ở phía Đông tới bờ sông Ôphrat (Lưỡng Hà), phía Tây tới bờ Đại Tây Dương, phía Bắc tới sông Ranh,phía

Nam tới sa mạc Sahara. Trong đó nhiều quốc gia chiếm hữu nô lệ lướn cũng bị La Mã thống trị,như Hi Lạp, Ai Cập,…



Về kinh tế xã hội,vào thế kỷ thứ III-II TCN,La Mã đã đạt tới sự phát triển đầy đủ của xã hội chiếm hữu nô lệ cổ điển ,vượt cả Hy
Lạp về tốc độ và quy mô phát triển. Hàng loạt trang viên lướn được hình thành và gắn với quan hệ kinh ế hàng hóa.Thương
nghiệp nhất là ngoại thương phát triển vượt bậc. Số lượng nô lệ tăng lên nhanh chóng,hơn hẳn các quốc gia chiếm hữu nô lệ
khác. Lao đông của nô lệ được sử dụng rộng rãi,chiếm vai trò chủ đạo trong các ngành sản xuất. Đặc biệt,với sự hình thành các
trang viên lớn,giai cấp chủ nô La Mã đã thực hiện một cách triệt để sự bóc lột nô lệ trên một quy mô vô cùng to lớn,vượt xa tất cả
các quốc gia chiếm hữu nô lệ trước đó.


LỊCH SỬ ĐẾ QUỐC LA MÃ TỪ THỜI CỘNG HÒA HẬU KỲ TRỞ ĐI



Nhưng từ cuối thế kỷ thứ II trở đi,chính quyền đế quốc La Mã đã lâm vào tình trạng khủng hoảng. Chính quyền trung ương ngày
càng rệu rã,không đủ sức chi phối các tập đoàn chủ nô và các thế lực phân quyền cát cứ ở địa phương. Đồng thời,chế độ chiếm
hữu nô lệ đang lung lay tận gốc.Nền kinh tế dựa trên cơ sở bóc lột nô lệ đã lỗi thời và kìm hãm sức sản xuất phát triển. Quan hệ
sản xuất phong kiến từng bước nảy sinh,phát triển đóng vai trò quyết định trong việc phá hủy chế độ chiếm hữu nô lệ. Những điền
trang bóc lột theo kiểu phong kiến dần dần xuất hiện. Dần dần hình thành klanhx chúa phaong kiến và tầng lớp lệ nông.



Vào thế kỷ III SCN,ở nhiều nơi trên đế quốc La Mã xảy ra những cuộc đấu tranh của nô lệ,lệ nông và nông dân nghèo. Đến cuối
thế kỷ IV,phong trào lại dấy lên và phát triển mạnh mẽ. Những cuộc khởi nghĩa đó làm cho cơ sở tồn tại của đế quốc La Mã càng
thêm thối nát,nhà nước chiếm hữu nô lệ càng trở nên lung lay. Từ nửa cuối thế kỷ thứ V,bộ lạc bên ngoài đã tấn công vào La Mã.
Đến năm 476,bộ tộc Giecmanh đã chinh phục được La Mã và đánh dấu giai đoạn kết thúc của đế quốc La Mã.



LUẬT LA MÃ THỜI KỲ CỘNG HÒA HẬU KỲ TRỞ ĐI

a)

Nguồn luật

Nguồn luật quan trọng của thời kì này bao gồm:

•)

Thứ nhất: những quyết định của hoàng đế La Mã.

•)

Thứ hai là các quyết định của cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước (viện nguyên lão) .

•)

Thứ ba là các quyết định của tòa án.Khi xét xử tranh chấp dân sựu mà tranh chấp đó không có các quy phạm pháp luật dân sự
điều chính,thì quan tòa có quyền phán quyết,nhưng phải phù hợp với phong tục tập quán địa phương. Phán quyết đó có ý nghĩa
như một nguồn luật.

•)

Thứ tư là các quyết định của thái thú các tỉnh trong trường hợp không có luật điều chỉnh mà cần giải quyết một vấn đề cấp bách
nào đó có lợi cho hoàng đế La Mã.

•)

Thứ năm là tập quán pháp.Đó là tập quán pháp của các tộc người hoặc các địa phương được nhà nước thừa nhận.


•)

Thứ sáu là hệ thống hóa pháp luật,các công trình của luật gia La Mã.


LUẬT LA MÃ THỜI KỲ CỘNG HÒA HẬU KỲ TRỞ ĐI

b)

Nội dung luật La Mã từ thời cộng hòa hậu kỳ trở đi
Pháp luật được chia thành công pháp và tư pháp. Tất cả những quy định liên quan đến chế độ nhà nước như một chỉnh thể thì thuộc công
pháp. Ngược lại,tư pháp liên quan đến lợi ích cá nhân như các mối quan hệ sở hữu tài sản,gia đình,thừa kế.
Trên cơ sở nguồn luật đa dạng,luật La Mã được chia thành các chế định,ngành luật sau:



Chế định về quyền sở hữu:
_Khái niệm quyền sở hữu ở đây bao gồm quyền chiếm hữu,sử dụng,định đoạt tuyệt đối tài sản đó. Nhưng chủ sở hữu vẫn vẫn bị một số
hạn chế do luật định. Ví dụ,luật La Mã quy định:do yêu cầu canh tác ở nông thôn và sửu dụng nước ở thành phố coa thể dẫn nước qua
ruộng người khác,hoặc đặt ống dẫn nước qua sân vườn người khác



Quyền chiếm hữu: quyền chiếm hữu được định nghĩa là: quyền sử dụng và ý muốn thực hiện quyền đó đối với tài sản của người khác để
phục vụ cho bản thân mình. Hình thức chiếm hữu phổ biến nhất là chiếm hữu ruộng đất. Người được quyền chiếm hữu có thể sử dụng toàn
bộ só hoa lợi mà mảnh đất đó đem lại và phải có nghĩa vụ nộp một khoản tiền thuê mảnh đất đó cho người sở hữu tối cao là nhà nước.





Chế định hợp đồng và trái vụ:
_Theo tinh thần của luật La Mã,để hợp đồng có hiệu lực phải có hai điều kiện. Một là hợp đồng phải do sự thỏa thuận của hai bên,không
được lừa dối không được dùng vũ lực. Hai là hợp đồng phải phù hợp với quy định của luật pháp. Điều kiện hợp đồng ở đây được nâng
lên mang tính khái quat,trừu tượng và chặt chẽ.
_Trong thực tiễn xét xử,luật La Mã đã phân chia làm hai loại hợp đồng. Một là hợp đồng thực tại:nghĩa vụ thực hiện và trách nhiệm nảy
sinh từ thời điểm trao vật. Trong hợp đồng thực tại có hợp đồng bảo quản và hợp đồng vay mượn. Đối với hợp đồng cho vay, người vay
phải trả lại vật tương tự. Đối với hợp đồng cho mượn,người mượn phải trả chính vật được mượn.Hai là hợp đồng thỏa thuận,gồm nhiều
hình thức quan hệ pháp lí khác nhau như mua bán,thuê mướn súc vật,thuê nhà ở,lĩnh canh ruộng đất,…Thời điểm phát sinh quyền và
nghĩa vụ của hợp đồng này bắt đầu ngay sau kí hợp đồng,chứ không đơi đến sau khi trao vật.
_Khi có sự vi phạm hợp đồng ,trái vụ xuất hiện,luật Paven viết:” bản chất trái vụ là bắt buộc phải có nghĩa vụ với chúng ta,bắt người đó
phải trao cho,làm một việc gì đó”. Các biện pháp đảm bảo trái vụ là cầm cố vật,sự bảo lãnh của người trung gian. Theo nguyên tắc chung
hợp đồng bị hủy bỏ nếu có sự nhất trí của hai bên. Nhưng trên thực tế , trái vụ có thể bị đình chỉ khi trong các trường hợp sau: hai bên
thỏa thuận chuyển khoản nwoj cũ sang trái vụ mới,người chủ nợ từ chối quyền đòi hỏi của mình,hết thời hiệu đưa đơn kiện,người mắc nợ
gặp phải thiên tai đich họa không thể cưỡng lại được.




Chế định về hôn nhân và gia đình:
_Hôn nhân theo quy định là một vợ,một chồng và có sựu tự nguyện đồng ý của cả hai bên. Tài sản của vợ và của chồng là
riêng biệt. Mọi chi phiis trong thời gian hai vợ chồng sống chung là do chồng gánh vác,người chồng có quyền định đoạt hoa
lợi do của hồi môn của người vợ đem lại. Nếu người vợ ly hôn chính đáng được tòa án thừa nhận thì có quyền nhận lại của
hồi môn. Pháp luật cũng hạn chế bớt quyền hành của người cha đối với con cái so với thời cộng hòa sơ kì. Giết trẻ em là tội
phạm và cha không có quyền bán con mình.



Chế định thừa kế:
_Có hai hình thức thừa kế: thừa kế theo di chúc và thừa kế theo luật. Thừa kế theo di chúc được ưu tiên hơn thừa kế theo

luật. Luật La Mã quy định diện và hàng thừa kế tài sản theo quan hệ huyết thống trong vòng 6 đời của người để lại di sản.




Chế định về luật hình
_Những chế định hình sự còn mang tính trì trệ,bảo thủ. Phần lớn nhwungx đạo luật hình thời kì này nhằm điều chỉnh những
quan hệ chính trị. Hình phạt mang tính độc đoán tàn bạo và cách xét xử mang nặng yếu tố chủ quan của thẩm phán.
_Hình phạt phổ biến là cực hình và ô nhục. Nhưng tùy thuộc vào từng giai cấp,hình phạt được áp dụng theo nhiều cách khác
nhau. Ví dụ,nếu àn tửu hình thì quý tộc và binh kính bị chém bằng gươm,dân tự do bị chết thiêu hoặc do ngựa xé,còn nô lệ bị
giết chết dần dần rất khủng khiếp.



Tòa án và trình tự tố tụng:
_Tổ chức tòa án và tố tụng tư pháp có sựu thay đổi cơ bản so với thời cộng hòa sơ kì.
_Việc giải quyết những vụ án hình sự thuộc thẩm quyền của hội đồng tòa án đặc biệt từ 30 đến 40 thẩm phán. Tùy theo từng vụ
án và số lượng thẩm phán trong hội đồng này nhiều hay ít và bằng cách rút thăm. Để đi đến quyết định các vấn đề quan trọng
trong vụ án người ta dựa vào bỏ phiếu. Trên thực tế các quan chức hành chính cũng được trao quyền xét xử các vụ án hình sự
và dân sự. Thẩm phán vừa làm công việc điều tra,xét hỏi,vừa kết tội và tuyên bố hình phạt. Thông thường biện pháp tra tấn
được sử dụng trong xét hỏi bị can.


MỘT SỐ HÌNH ẢNH THAM KHẢO


Phòng hội nghị




SỰ HOÀN THIỆN CỦA PHÁP LUẬT LA MÃ





Sự hoàn thiện của luật La Mã được thể hiện ở chỗ nó bảo vệ tất cả các mặt của chế độ
tư hữu, phạm vi điều chỉnh của luật rất sâu rộng, điều chỉnh hầu hết các mối quan hệ xã
hội đương thời. Luật bao gồm các quy phạm, liên quan đến tổ chức quyền lực và hoat
động của nhà nước và các quy định liên quan đến các nhân như sở hữu, hôn nhân và gia
đình, hợp đồng, thừa kế. Thêm nữa, kỹ thuật lập pháp của luật La Mã rõ ràng, lời văn
chuẩn mực và có giá trị pháp lý cao.
Nguyên nhân làm cho Luật La Mã phát triển và hoàn thiện là do luật La Mã dựa trên
nền tảng của hàng hóa phát triển mạnh mẽ, nhất là vào thời kỳ cộng hòa hậu kỳ : ‘’
Những người La Mã là những người đầu tiên khởi xướng ra luật tưu hữu, luật trừu
tượng, tư pháp ‘’. Mặt khác, do sự bành trướng của đế quốc La Mã cổ đại, nên đã có sự
kế thừa, sự kết hợp nhiều hệ thống pháp luật của những nước bị La Mã xâm lược


ẢNH HƯỞNG CỦA LUẬT LA MÃ ĐỐI VỚI PHÁP LUẬT
TRONG THỜI KỲ CẬN ĐẠI

Ảnh hưởng đến hệ thống

Ảnh hưởng đến hệ thống

Common Law

Civil Law


Ảnh hưởng tới pháp luật Việt
Nam


Sơ lược về dòng họ pháp luật Common Law
Dòng họ Common Law hay còn gọi là dòng họ pháp luật Anh - Mỹ là pháp luật
ra đời ở Anh, sau này phát triển ở Mĩ và những nước là thuộc địa của Anh, Mĩ
trước đây. Đây là hệ thống pháp luật phát triển từ những tập quán (custom),
hay còn được gọi là hệ thống pháp luật tập quán, hay hệ thống pháp luật coi
trọng tiền lệ (precedents/ judge made law).
Common Law hiện nay cần phải được hiểu theo 3 nghĩa khác nhau:
- Thứ nhất, đó là một hệ thống pháp luật lớn trên thế giới dựa trên truyền
thống hệ thống pháp luật của Anh;
- Thứ hai, trên phương diện nguồn luật, án lệ (Case law) của Common Law
được tạo ra bởi tòa án, phân biệt với đạo luật của Nghị viên;
- Thứ ba, trên phương diện hệ thống Tòa án, Tòa án và các án lệ của
Common Law cũng khác biệt với Tòa án và các án lệ của Equity Law.


Những đặc điểm cơ bản
_Thứ nhất, Common Law là dòng họ pháp luật trong đó các hệ thống pháp
luật trực thuộc ít, nhiều chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật của Anh và
thựa nhận án lệ như một nguồn luật chính thống, tức là thừa nhận học thuyết
tiền lệ pháp. Học thuyết tiền lệ pháp lở các hệ thống pháp luật này đều ít,
nhiều chi phối hệ thống luật án lệ theo hướng: các phán quyết đã tuyên của
toà án cấp trên nói chung có giá trị ràng buộc toà án cấp dưới trong quá trình
xét xử các vụ án hiện tại.
_Thứ hai, thẩm phán trong các hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Common
Law đóng vai trò quan trọng trong việc sáng tạo và phát triển các quy phạm
pháp luật.

_Thứ ba, nhìn chung các hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Common Law
không có sự phân biệt giữa luật công và luật tư như trong dòng họ pháp luật
châu Âu lục địa.


Những đặc điểm cơ bản
_Thứ tư, chế định pháp luật tiêu biểu của các hệ thống pháp luật thuộc dòng họ
Common Law là chế định uỷ thác – chế định đặc thù của hệ thống pháp luật Anh
ra đời do hoàn cảnh lịch sử riêng có của nước anh, gắn liền với nhu cầu giải
quyết tranh chấp đất đai phát sinh từ hợp đồng uỷ thác đất đai ở Anh thời Trung
cổ nhằm đưa ra giải pháp công bằng đối với người được uỷ thác trong có hành
vi chiếm dụng đất đai của người uỷ thác trong quá trình thực hiện hợp đồng uỷ
thác.
_Thứ năm, sau khi hình thành ở Anh quốc, Common Law đã lan sang khắp các
châu lục khác làm thành dòng họ Common Law, một trong hai dòng họ pháp luật
lớn nhất thế giới.
Để tìm hiểu ảnh hưởng của pháp luật La Mã đối với dòng họ Common Law
người viết sẽ phân tích qua tác động của Common Law đối với hệ thống
pháp luật tiêu biểu thuộc dòng họ Common Law – hệ thống pháp luật Anh.


×