Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

đề cương chi tiết đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng tttm vincom tại 216 võ văn ngân, phường bình thọ, quận thủ đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (384.19 KB, 23 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC...........................................................................................................................1
MỞ ĐẦU.............................................................................................................................3
1. xuất xứ dự án................................................................................................................3
1.1 Tóm tắt xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của dự án.........................................................3
1.2 Cơ quan phê duyệt dự án đầu tư............................................................................3
2 Căn cứ pháp luật và kỹ thuật thực hiện ĐTM...............................................................3
2.1. Cơ sở pháp lý để đánh giá tác động môi trường...................................................3
2.2. Căn cứ pháp lý liên quan đến quản lý chất thải....................................................4
2.3. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường................................4
2.3.1. Về chất lượng môi trường không khí.............................................................4
2.3.2 Về chất lượng môi trường nước......................................................................4
2.3.3 Về chất lượng môi trường đất.........................................................................4
3. Phương pháp áp dụng trong quá trình đánh giá tác động môi trường.........................4
CHƯƠNG I: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN...........................................................................4
1.1 Tên dự án....................................................................................................................4
1.2 Chủ dự án...................................................................................................................4
1.3 Vị trí địa lý của dự án.................................................................................................4
1.4 Nội dung chủ yếu của dự án.......................................................................................5
1.4.1Mục tiêu chính của dự án.....................................................................................5
1.4.2 Quy mô dự án:.....................................................................................................5
1.4.3 Các công trình chính của dự án...........................................................................5
1.4.4 Các công trình phụ của dự án:............................................................................5
1.4.5 Quy trình xây dựng.............................................................................................5
1.4.6 Nhu cầu nguyên nhiên liệu:................................................................................5
1.4.7 Nhu cầu lao động:...............................................................................................5
1.4.8 Vốn đầu tư dự án.................................................................................................6
1.4.9 Tiến độ thực hiện.................................................................................................6
CHƯƠNG II: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU
VỰC DỰ ÁN.......................................................................................................................6
2.1 Điều kiện tự nhiên và môi trường..............................................................................6


2.1.1 Đặc điểm địa hình và địa chất.............................................................................6
2.1.2 Đặc điểm khí tượng thủy văn..............................................................................6
2.1.3 Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên..................................................8
2.2 Điều kiện kinh tế-xã hội.............................................................................................9
2.2.1 Tình hình phát triển kinh tế.................................................................................9
2.2.2 Điều kiện xã hội..................................................................................................9
2.2.3 Giao thông.........................................................................................................10
2.2.4 Dân số, lao động................................................................................................10
2.2.5 Thực trạng phát triển kinh tế.............................................................................11
2.2.6 Các vấn đề xã hội..............................................................................................11
Chương III: ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG...........................................11
3.1 Đánh giá tác động.....................................................................................................11
3.1.1 Đánh giá tác động trong giai đoạn chuẩn bị dự án............................................11
3.1.3.1 Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải.........................................15
3.1.3.2 Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải...................................16


3.2.4.1 Tổng hợp tác động đến môi trườngtrong giai đoạn thi công xây dựng......17
3.2.4.2 tổng hợp các tác động trong quá trình đầu tư và hoạt động dự án.............18
3.1.4.3.2 Trong giai đoạn hoạt động..................................................................19
CHƯƠNG IV. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA, ỨNG
PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG............................................................................................20
4.1Trong giai đoạn thi công công trình..........................................................................20
4.2.2 Giảm thiểu tác động đến môi trường xã hội.....................................................22
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ..........................................................................22
5.1 Kết luận....................................................................................................................22


MỞ ĐẦU
1. xuất xứ dự án

1.1 Tóm tắt xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của dự án
NGÀNH

GIÁ TRỊ SẢN LƯỢNG SO VỚI
CÙNG KÌ NĂM 2014 (%)

Công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp – xây dựng

Tăng 8,15

Thương mại – dịch vụ

Tăng 26,7

Nhìn thấy được sự phát triển vượt trội cũng như dân số ngày một tăng trong những năm
qua của quận Thủ Đức nên tập đoàn Vingroup đã tiến hành xây dựng TTTM Vincom
nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng cũng như các dịch vụ phù hợp với cuộc sống hiện đại
của người dân.
Vincom Center là trung tâm mua sắm có đẳng cấp quốc tế, cao cấp và sang trọng. Sự ra
đời của thương hiệu này nhằm đáp ứng nhu cầu về hệ thống mặt bằng bán lẻ của Việt
Nam hiện nay. Nhưng không chỉ như vậy, "bản sắc riêng"của những TTTM và những siêu
TTTM này lại nằm ở hai yếu tố: Chất lượng và dịch vụ. Khác với các TTTM khác,
hệ thống TTTM của Vincom là một tổ hợp với nhiều "mụctiêu": Không chỉ địa điểm mua
sắm, nơi đây còn có chuỗi những địa điểm vui chơi giải trí, thế giới games, thế giới ẩm
thực... có nghĩa là tạo nên một điểm vui chơi và thư giãn, điều đang rất thiếu tại các đô
thị. Có lẽ bởi vậy, những TTTM Vincom thường rất thành công
1.2 Cơ quan phê duyệt dự án đầu tư
- UBND phường, quận, thành phố
- Phòng QLDT quận
- Sở xây dựng

- Sở CS PCCC
- Sở tài chính
- Chi cục thuế
2 Căn cứ pháp luật và kỹ thuật thực hiện ĐTM
2.1. Cơ sở pháp lý để đánh giá tác động môi trường
- Luật bảo vệ môi trường 2014 được quốc hội nước CHXHCNVN thông qua ngày
23/6/2014 và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2015
- Nghị định 18/2015/NĐ-CP qui định chi tiết thi hành một số điều của luật bảo vệ môi
trường 2014 có hiệu lực kể từ ngày 01/4/2015
- Nghị định 35/2014/NĐ-CP của chính phủ qui định về đánh giá môi trường chiến lược,
đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường ban hành 29/4/2014 có hiệu
lực kể từ ngày 15/6/2014
- Thông tư 22/2014/TT-BTNMT hướng dẫn NĐ 35/2014/NĐ-CP về đánh giá môi trường
chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường do BTNMT ban
hành 25/5/2014 và có hiệu lực từ ngày 26/6/2014
- Nghị định 179/2013 /NĐ-CP của chính phủ qui định về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ban hành ngày 14/11/2013 và có hiệu lực kể từ ngày
30/12/2013


2.2. Căn cứ pháp lý liên quan đến quản lý chất thải
- Nghị định 25/2013/NĐ-CP của chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
ban hành ngày 29/3/2013 và có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2013
- Thông tư liên tịch 63/2013/TTLT-BTC-BTNMT hướng dẫn NĐ 25/2013/NĐ-CP ban
hành 15/5/2013 và có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2013
- Nghị định 59/2007/NĐ-CP của chính phủ về quản lí chất thải rắn ban hành ngày
9/4/2007 và có hiệu lực kể từ ngày 18/5/2007
2.3. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường
2.3.1. Về chất lượng môi trường không khí
- QCVN 05:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung

quanh.
- QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong
không khí xung quanh.
- TCVN 3985: 1999 - Tiêu chuẩn về giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn tại khu vực lao
động.
- TCVN 5949: 1998 - Tiêu chuẩn về giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn khu vực công cộng
và dân cư (theo mức âm tương đương).
- TCVN 6962:2001 - Tiêu chuẩn về giới hạn tối đa cho phép rung động đối với khu công
nghiệp và khu dân cư.
2.3.2 Về chất lượng môi trường nước
- QCVN 08/2008/TNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
- QCVN 09/2008/TNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm.
2.3.3 Về chất lượng môi trường đất
- QCVN 03:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim
loại nặng trong đất.
3. Phương pháp áp dụng trong quá trình đánh giá tác động môi trường
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp liệt kê.
- Phương pháp đánh giá nhanh.
- Phương pháp mô tả.
- Phương pháp phân tích.
- Phương pháp ma trận.
CHƯƠNG I: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1 Tên dự án
Xây dựng trung tâm thương mại Vincom-Thủ Đức
1.2 Chủ dự án
Tập đoàn Vingroup
1.3 Vị trí địa lý của dự án
Địa chỉ: 216 Võ Văn Ngân, phường Bình Thọ, quận Thủ Đức



1.4 Nội dung chủ yếu của dự án
1.4.1Mục tiêu chính của dự án
- Mở rộng thị trường.
- Đáp ứng nhu cầu về hệ thống mặt bằng bán lẻ của Việt Nam hiện nay
- Xây dựng trung tâm thương mại tích hợp đầy đủ các loại hình thương mại đem lại sự
tiện nghi nhất cho người tiêu dùng và là tổ hợp mua sắm, giải trí, ẩm thực hiện đại tại khu
vực phía Đông Bắc TP.HCM.
- Được phát triển theo mô hình “Một điểm đến - mọi nhu cầu”, các cửa hàng và dịch vụ
tại Vincom Thủ Đức đáp ứng các nhu cầu mua sắm, vui chơi, giải trí cho khách hàng.
Đặc biệt, với hàng loạt các hoạt động phối hợp cùng các đơn vị cung cấp sản phẩm và
dịch vụ hàng đầu Việt Nam và thế giới, Vincom Thủ Đức luôn mang đến cho khách hàng
những xu hướng sản phẩm và thời trang mới nhất.
1.4.2 Quy mô dự án:
- Tổng diện tích: 27.860m2
- Có 07 tầng nổi và 01 tầng hầm
1.4.3 Các công trình chính của dự án
- Khu mua sắm thời trang – mỹ phẩm – điện máy – gia dụng đẳng cấp
- Đại siêu thị tiêu dùng Vinmart 3,500m 2
- Trung tâm thể dục thể hình California Fitness & Yoga 3,000m2
-Thiên đường giải trí – giáo dục dành cho trẻ em TiNiWorld 2,144m2
- Cụm rạp chiếu phim CGV
- Trungtâm Bowling
- Khối văn phòng hiện đại
- Khu Ẩm thực và Cafe phong phú
1.4.4 Các công trình phụ của dự án:
- Tầng hầm là nơi được dùng để làm bãi đậu xe
- Máy ATM và các phương tiện công cộng thuận lợi
1.4.5 Quy trình xây dựng

-Quá trình bơm cát làm nền.
-Quá trình xây nền.
-Quá trình xây cột,tường.
-Quá trình lợp mái.
- Quá trình thiết lập hệ thống lưới điện
1.4.6 Nhu cầu nguyên nhiên liệu:
- nguyên liệu trong xây dựng như: gạch, cát, đá,xi măng, kính, sơn…
1.4.7 Nhu cầu lao động:
TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG

NHÂN CÔNG ( NGƯỜI )

Công nhân xây dựng

40

Thợ kĩ thuật

5

Giám sát

2


- Số lượng các nhân viên của Trung tâm được phân bổ như sau:
Khu mua sắm : 15 nhân viên bán hàng, 3 nhân viên bảo vệ, 3 nhân viên thu ngân, 4 nhân
viên kỹ thuật - chăm sóc khách hàng
Đại siêu thị : 20 nhân viên bán hàng của siêu thi + nhân viên của các công ty có sản phẩm
được bày bán trong siêu thị, 10 nhân viên thu ngân, 7 nhân viên bảo vệ

Trung tâm thể dục thể hình: 2 nhân viên lễ tân, 5 nhân viên chăm sóc khách hàng, 8 nhân
viên huấn luyện, 2 nhân viên bảo vệ, 1 nhân viên thu ngân
Khu ẩm thực: 2 nhân viên lễ tân, 4 nhân viên bảo vệ
Khu vui chơi giải trí: 3 nhân viên bán vé + thu ngân, 4 nhân viên bảo vệ, 6 nhân viên
chăm sóc khách hàng
Cụm rạp chiếu phim: 4 nhân viên bán vé, 5 nhân viên bảo vệ
Bãi giữ xe: 4 nhân viên
Ngoài ra còn có 4 nhân viên bảo vệ phía trước
1.4.8 Vốn đầu tư dự án
350 tỷ đồng Việt Nam do tập đoàn Vingroup đầu tư 100%
1.4.9 Tiến độ thực hiện
CÔNG VIỆC

TỔNG THỜI
GIAN (THÁNG)

THỜI GIAN CỤ
THỂ

Quy hoạch giải tỏa

1

12/2015 -->1/2016

Giải phóng san lấp măt bằng + xây
dựng nền móng

3


1/2016 --> 4/2016

Thi công công trình chính

2

4/2016--> 6/2016

Hoàn thiện, thi công các công trình
phụ

1

6/2016 --> 7/2016

Hoàn thiện kiến trúc bên trong

1

7/2016 --> 8/2016

Hoàn công, đưa vào khai thác sử dụng

9/2016

CHƯƠNG II: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU
VỰC DỰ ÁN
2.1 Điều kiện tự nhiên và môi trường
2.1.1 Đặc điểm địa hình và địa chất
- Địa chất ở đây hầu hết là đá trầm tích Pleistocen dưới tác động của các yếu tố tự nhiên

và hoạt động của con người.
- Địa hình Thủ Đức nằm trong đới địa hình chuyển tiếp giữa vùng đồi núi nâng cao phía
Bắc –Đông Bắc Thành Phố và vùng đồng bằng tích tụ rộng lớn Tây Nam Bộ. Địa hình
khu vực không qúa phức tạp nhưng cũng khá đa dạng rất thuận lợi cho việc phát triển về
mọi mặt. Địa hình có dạng bậc thềm, thấp dần từ Bắc xuống Nam, và từ Đông sang Tây.
- Địa hình vùng cao, độ cao trung bình từ 20 đến 30m, nằm ở phía Bắc - Đông Bắc, với
dạng địa hình lượn sóng, xen kẽ có những đối gò, độ cao lớn nhất khoảng 36m
2.1.2 Đặc điểm khí tượng thủy văn
-Sông ngòi: Bao bọc 3 mặt Thủ Đức là hai con sông lớn, sông Đồng Nai và sông Sài Gòn,


rất thuận lợi cho giao thông đường thủy, phục vụ vận chuyển hàng hóa nông sản và thực
phẩm
- Hệ thống sông rạch ở vùng thấp của khu vực đều chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều,
mỗi ngày nước lên xuống hai lần. Theo đó thủy triều xâm nhập sâu vào kênh rạch gây tác
động không nhỏ đối với sản xuất nông nghiệp và hạn chế tiêu thóat nước. Tháng có mực
nước cao nhất là tháng 10, tháng 11, thấp nhất là tháng 6, tháng 7. Lưu lượng các dòng
sông nhỏ vào mùa khô. Độ mặn 4‰ có thể xâm nhập trên sông Sài Gòn đến cầu Bình
Phước. Mùa mưa lưu lượng của nguồn lớn, nên mặn bị đẩy lùi ra xa hơn và độ mặn được
giảm đi đáng kể.
- Khí hậu mang đặc điểm chung của vùng Nam Bộ, thuộc khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa
mang tính chất nóng ẩm, mưa nhiều.. Lượng bức xạ dồi dào, trung bình khoảng 140
kcal/cm2/năm, nắng trung bình 6,8 giờ/ngày. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 27,50C.
Biên độ trung bình giữa các tháng trong năm thấp là điều kiện thuận lợi cho sự tăng
trưởng và phát triển quanh năm của động thực vật. Ngoài ra, thành phố có thuận lợi là
không trực tiếp chịu tác động của bão lụt. Khí hậu vùng có hai mùa rõ rệt: mùa mưa kéo
dài từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
- Nhiệt độ vùng thường dao động trong khoảng 25oC đến 28 oC. Biên độ dao động
khoảng 3-4 oC, biên độ dao động giữa ngày và đêm khá cao từ 7-8oC; tháng 11, tháng 12
và tháng 1 là những tháng có nhiệt độ thấp nhất (20-40 oC), còn tháng 2 đến tháng 5 là

những tháng có nhiệt độ cao nhất từ 29-31oC. Trong những năm gần đây nhiệt độ lên đến
38-39oC (tháng 4 năm 1995) hoặc có lúc hạ xuống thấp.
- Độ ẩm trung bình hàng năm tương đối cao trung bình khoảng từ 78 đến 80% và chỉ thay
đổi trong khoảng 75-90%. Trị số cao tuyệt đối 100%. Giá trị độ ẩm thấp tuyệt đối là 20%.
Chênh lệch độ ẩm giữa hai mùa từ 15-20%. Độ ẩm không khí tương đối ổn định.
- Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1900 đến 2300mm, năm cao nhất 2718 mm và năm
nhỏ nhất 1392 mm, số ngày mưa trung bình hằng năm là 159 ngày/năm. Khoảng 90%
lượng mưa hàng năm tập trung vào các tháng mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11; lượng
mưa cao nhất vào tháng 6 và tháng 9. Lượng mưa không đáng kể vào các tháng 1, 2, 3.
- Lượng bốc hơi hàng năm tương đối lớn khoảng 1000 đến 1200mm, trong năm lượng
bốc hơi vào mùa mưa thường thấp (50 - 90 mm/tháng), còn mùa khô thì rất cao. Từ tháng
2 đến tháng 4 là những tháng có lượng bốc hơi cao nhất khoảng 5,7 mm/ngày. Lượng bốc
hơi thấp nhất vào những tháng từ tháng 9 đến tháng 11 vào khoảng 2,3 - 2,8 mm/ngày.
- Nắng: Nhìn chung vùng nghiên cứu có số giờ nắng trong năm cao khoảng 2000 đến
2200 giờ (tức vào khoảng 6-7 giờ mỗi ngày). Số giờ nắng vào mùa khô rất cao, trung
bình 250-270 giờ /tháng (tức 8-9 giờ/ngày), còn mùa mưa số giờ nắng thấp hơn hẳn,
trung bình khoảng 150 -180 giờ /tháng.
- Chế độ gió : Trong vùng hàng năm chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính là gió mùa
Tây - Tây Nam và Bắc - Đông Bắc. Khoảng từ tháng 6 đến tháng 10 (mùa mưa) gió Tây Tây Nam từ Ấn Độ Dương thổi vào, với tốc độ trung bình khoảng 3,6 m/s và gió thổi
mạnh nhất vào tháng 8 với tốc độ trung bình 4,5 m/s. Gió Bắc - Đông Bắc từ biển Đông
thổi vào mùa khô, (khoảng từ tháng 11 đến tháng 2), tốc độ trung bình 2,4m/s. Tốc độ gió
trung bình biến đổi trong khoảng 1,5-3m/s. Tốc độ gió lớn nhất gần 20m/s. Hàng năm,
nhìn chung gió mạnh thường xuất hiện vào mùa khô và yếu hơn vào mùa mưa. Nhìn
chung khí hậu trong khu vực tương đối ôn hòa, nhưng thỉnh thoảng có một vài biến cố
xảy ra. Bão và áp thấp nhiệt đới có ảnh hưởng đến khu vực nhưng rất ít chỉ khoảng 10%
trong tổng số các cơn bão đổ bộ vào nước ta, và hậu quả không đáng kể. Tuy nhiên có


hiện tượng lốc xóay có tốc độ khá lớn 30m/s, mặc dù chỉ xảy ra trong phạm vi hẹp nhưng
sức công phá lớn. Ngòai ra còn có hiện tượng giông, sét nhưng ảnh hưởng không đáng

kể.
2.1.3 Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên
- Không khí ở thành phố khá ổn định, phù hợp với quy luật biến thiên trong năm của
nhiệt độ vùng nhiệt đới. Môi trường nhiều nơi thường bị ô nhiễm bởi tiếng ồn, khói bụi từ
các khu công nghiệp trong khu vực.
- Đất: phần lớn là đất nông nghiệp đã qua sử dụng ngoài ra
- Hiện trạng nguồn cấp thoát nước:

Bảng2.1.3 Kết quả phiếu điều tra hiện trạng nguồn cấp thoát nước
- Nhận xét chung:
+ Nguồn cấp: nguồn cấp thống kê chung của quận thì đa số hộ dân cư dùng nhiều
nguồn chủ yếu là vừa nước giếng vừa nước máy. Số hộ dân sử dụng nước máy hay nước
trạm còn hạn chế (chiếm 31,77% số phiếu). Số hộ chỉ sử dụng nước giếng chiếm 23,41%.


+ Lưu lượng: Qua biểu đồ cho thấy lưu lượng đủ chiếm số lượng khá cao 89,3%. cho
thấy khu vực ít thiếu nước sinh hoạt vì có khá nhiều hộ dân sử dụng nước giếng.
+ Thời gian cúp nước: có 86,91% số phiếu điều tra trong quận Thủ Đức cho thấy khu
vực có tình hình cúp nước là khá ít.
2.2 Điều kiện kinh tế-xã hội
2.2.1 Tình hình phát triển kinh tế
- Hiện nay quận Thủ Đức và huyện Dĩ An có nhiều nhà máy công nghiệp, cơ sở chế biến,
đầu mối buôn bán sầm uất cùng với các hoạt động dịch vụ phong phú, đa dạng và sôi
động có sức thu hút mãnh liệt các nhà đầu tư và khách du lịch, đây chính là các điều kiện
và cơ hội để phát triển các ngành nghề, sử dụng lao động. Công nghiệp, xây dựng có
năng lực và tốc độ phát triển cao.
- Công nghiệp: Thủ Đức có rất nhiều nhà máy của các xí nghiệp quốc doanh, xí nghiệp tư
doanh, xí nghiệp liên doanh với nước ngoài, xí nghiệp 100% vốn nước ngoài. Toàn quận
hiện nay có khoảng 150 nhà máy có quy mô sản xuất lớn (phần lớn tập trung trong các
Khu công nghiệp, Khu chế xuất) và hàng ngàn nhà máy nhỏ. Đặc biệt là Khu chế xuất

Linh Trung được thành lập năm 1993 trên diện tích khoảng 150 ha, quy tụ được 32 công
ty nước ngoài (với tổng số vốn đầu tư là 171 triệu đô la. Năm 1996, Quận hình thành
thêm 2 Khu Công Nghiệp lớn là: Khu công nghiệp Linh Trung-Linh Xuân (450 ha), và
Khu Công Nghiệp Bình Chiểu (200 ha).
- Thương mại: quận có một số chợ truyền thống như chợ Bình Triệu, chợ Linh Xuân, chợ
Phước Long, chợ Hiệp Phú, chợ Tăng Nhơn Phú, chợ Tân Phú. Bên cạnh đó là nhiều khu
thương mại và dịch vụ lớn tại các Phường Hiệp Bình Chánh, Tam Bình, Bình Chiểu, Linh
Xuân.
2.2.2 Điều kiện xã hội
Quận Thủ Đức có điều kiện thuận lợi để phát triển thành một khu đô thị hiện đại, với
nhiều khu công nghiệp, trường học, trung tâm thương mại, chung cư đang được xây dựng
cần 1 nguồn lớn nhân lực.
Hành chính: Quận Thủ Ðức gồm 12 phường: P. Hiệp Bình Chánh, P. Hiệp Bình Phước,
P. Tam Phú, P. Tam Bình, P. Linh Chiểu, P. Linh Ðông, P. Linh Tây, P. Linh Xuân, P. Linh
Trung, P. Bình Thọ, P. Bình Chiểu, P. Trường Thọ. Trong đó, phường Bình Thọ là trung
tâm của quận.
Giáo dục: Quận Thủ Đức là nơi tập trung nhiều cơ sở giáo dục lớn nhỏ, hiện có: 30
trường tiểu học, 14 trường trung học cơ sở, 8 trường trung học phổ thông. Nhiều trường


đại học và trung học chuyên nghiệp: Hệ thống Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh, Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Nông Lâm
Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh,
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Thể dục Thể thao Thành
phố Hồ Chí Minh…
2.2.3 Giao thông
Nhiều năm qua, nhiều tuyến đường trong quận được mở, nâng cấp, toàn bộ cầu khỉ được
thay bằng cầu bê tông. Những con đường mới, những cây cầu đã nối vùng gò đồi với
vùng bưng, tạo điều kiện cho hàng hóa lưu thông, qua đó thúc đẩy sản xuất công – nông
nghiệp cùng phát triển.

- Khu đất có vị trí giao thông thuận lợi với nhiều tuyến xe buýt đi qua, mật độ giao thông
nhiều dẫn đến sự thuận tiện trong việc đi lại. Quận Thủ Đức có diện tích 47,26 km2, dân
số 1635000 người, với 12 phường, cùng nằm trong sự phát triển của thành phố Hồ Chí
Minh với hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không và hệ
thống bưu chính viễn thông phát triển nên có điều kiện giao lưu trao đổi, đi lên về nhiều
mặt.
- Hệ thống giao thông đường thủy: Do hệ thống sông kênh tương đối dày và kích thước
tương đối lớn nên việc vận chuyển bằng đường thủy tương đối dễ dàng và phát triển
mạnh mẽ. Đặc biệt có hệ thống cảng Sài Gòn giao lưu với các cảng trong và ngoài nước,
đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho tàu thủy, ghe, thuyền có thể thông thương với các
tỉnh trong cả nước.
- Hệ thống giao thông đường bộ: Khu đất có vị trí giao thông thuận lợi với nhiều tuyến xe
buýt đi qua, mật độ giao thông nhiều dẫn đến sự thuận tiện trong việc đi lại. Hệ thống
giao thông của quận Thủ Đức và huyện Dĩ An (Bình Dương) rất phát triển. Thủ Đức còn
nằm trên trục lộ giao thông chính từ thành phố Hồ Chí Minh đi các tỉnh miền Đông Nam
Bộ và cả nước cho phép lưu thông dễ dàng nhanh chóng tới tất cả các địa phương cũng
như các tỉnh thành lớn của 2 nước láng giềng Lào, Campuchia. Các trục lộ giao thông
chính cấp nhà nước quản lý gồm có:
¢Quốc lộ 1A: Đây là trục lộ giao thông huyết mạch nối liền miền Trung, miền Bắc và
Tây Nguyên nối tiếp xuống đồng bằng sông Cửu Long đến tận Cà Mau.
¢Quốc lộ 22: Từ thành phố Hồ Chí Minh đi Pnômpênh và các nước Đông Nam Á
khác.
¢Quốc lộ 13: Từ thành phố Hồ Chí Minh nối liền với tỉnh Bình Dương đến
Campuchia.
¢Hương lộ 15, 34, 50: Nối liền với các quận nội thành và các huyện ngoại thành của
thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây.
¢ Quốc lộ 1K: từ cầu vượt ga Sóng Thần đi Đồng Nai
2.2.4 Dân số, lao động
- Dân số: Trước năm 1975, quận Thủ Đức có diện tích vào khoảng 200 km2 và gồm có tất
cả 15 xã với dân số là 184.989 người. Năm 2009 Thủ Đức có 430.000 người. Năm 2011

dân số 476801 người vào năm 2011 tăng 4,4% so với năm 2010. Trong đó, nữ là 239695
người chiếm 49,7% tổng dân số quận. Dân số Thủ Đức đang trên đà tăng nhanh trong
những năm qua cụ thể từ năm 2009 - 2011. Việc gia tăng dân số trên địa bàn Quận chủ
yếu là tăng cơ học, tỷ lệ tăng tự nhiên đang có xu hướng tăng từ 0,72% năm 2010 đến
0,8% năm 2011
- Tỉ lệ tăng cơ học tăng nhanh lên 4,84% so với năm 2010 là 2,61%. Tỷ lệ tăng dân số cơ


học ở mức cao là do những yếu tố tác động: sự bùng phát các khu công nghiệp, khu chế
xuất, sự gia tăng các trường đại học và sự di chuyển dân số từ nội thành ra các quận vùng
ven trong những năm gần đây, hiện nay Quận Thủ Đức có diện tích 47,26 km2, dân số
1.635.000 người.
Phường Bình Thọ có diện tích 121 ha. Đến nay, toàn phường có khoảng 2323 hộ dân,
17373 người (2011), được phân chia thành 4 khu phố và 42 tổ dân phố.
2.2.5 Thực trạng phát triển kinh tế
- Sản xuất nông nghiệp: Hàng loạt sản phẩm chuyển thành hàng hóa có giá trị như mai
vàng, bonsai, hoa lan, cây cảnh, xoài, thanh long và các loại rau, củ, quả. Thủ Đức cũng
thành công lớn trong “chương trình bò sữa”.
Đất sản xuất lúa của Thủ Đức ngày càng bị thu hẹp do tốc độ đô thị hóa nhanh và dành
cho phát triển công nghiệp, thương mại nên năm 2004 chỉ còn khoảng 1.400 ha. Nhưng
do chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, cho nên số đất chuyển
đổi ấy mang lại hiệu quả kinh tế gấp nhiều lần so với trồng lúa. Có thể nói người dân Thủ
Đức đã và đang biến từng tấc đất thành tất vàng.
- Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp: Dù mang tên là huyện, nhưng Thủ Đức lại là vùng
đất làm “cầu nối “ giữa thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ giàu tiềm
năng công nghiệp, do đó ngay trên địa bàn Thủ Đức, dưới chế độ cũ đã hình thành một số
cụm công nghiệp và hàng chục nhà máy nằm rải rác trong các khu dân cư. Công ty xi
măng Hà Tiên, Công ty Cơ điện, Nhà máy điện có mặt từ rất sớm ở Thủ Đức, là ba trong
số hơn 100 nhà máy có quy mô khá do tư bản nước ngoài và tư bản Hoa kiều làm chủ
- Thương mại – dịch vụ: Ngành thương mại Thủ Đức phát triển rất sớm. Ba mươi năm

qua, chợ Thủ Đức tuy không lớn – vẫn là trung tâm mua ban tấp nập, có sức hấp dẫn
khách hàng trong và ngoài quận
2.2.6 Các vấn đề xã hội
Quận Thủ Đức là địa bàn giáp ranh giữa Tp.HCM và Tp.Bình Dương, có số lượng đông
đảo sinh viên, công nhân, người lao động đến làm việc, học tập... đa phần đều cư ngụ
trong các khu nhà trọ. Thống kê cho thấy, quận Thủ Đức có 7.000 nhà trọ với khoảng
200.000 người ở trọ. Số người ở trọ chiếm gần 50% dân số của quận, địa bàn này lại nằm
ở cửa ngõ thành phố và giáp ranh với tỉnh Bình Dương nên trong nhiều năm qua, công tác
quản lý an ninh trật tự gặp nhiều khó khăn, nổi lên là tình hình trộm cắp tại các khu nhà
trọ ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, các ngành chức năng đã và đang có nhiều cố gắng với
những biện pháp để ngăn chặn, phòng ngừa các tệ nạn xã hội và các loại tội phạm nhằm
từng bước xây dựng một Thủ Đức văn minh, an toàn, hiện đại hơn trong sự phát triển
chung của cả nước.
Chương III: ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
3.1 Đánh giá tác động
3.1.1 Đánh giá tác động trong giai đoạn chuẩn bị dự án
-Ảnh hưởng đến an sinh xã hội
Diện tích không lớn nên phần di dời không mấy khó khăn, phải thực hiện đền bù cho các
hộ dân sống trong khu vực thi công dự án để họ di dời đi nơi khác. Điều đó sẽ gây ảnh
hưởng đến đời sống của người dân, trẻ em phải chuyển trường, cha mẹ phải chuyển chỗ
làm..gây ra xáo trộn trong tâm lí và sinh hoạt thường ngày.


Di dời đường dây điện ngầm, trụ điện, ống nước, cống nước thải….Gây khó khăn trong
quá trình sinh hoạt (mất điện, cúp nước, nước thải ứ đọng, chuyển chỗ ở...) của người dân
nếu không thích nghi kịp.Mất nhiều thời gian để người dân ổn định lại cuộc sống: sinh
hoạt, ăn uống, việc làm, học tập
-Ảnh hưởng đến kinh tế xã hội:
Cơ cấu kinh tế,ngành nghề của người dân bị thay đổi
-Ảnh hưởng đến môi trường:

Giai đoạn chuẩn bị vật tư xây dựng, nếu không có vật liệu để che đậy thì cát bụi sẽ phát
tán ra môi trường xung quanh gây ô nhiễm không khí, gây khó chịu cho người dân trong
khu vực và các phương tiện lưu thông qua khu vực này, bụi bám vào các công trình gây
mất mỹ quan, bụi bám vào cây xanh làm giảm sức quang hợp của cây.
3.1.2 Đánh giá tác động trong giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật
STT

HOẠT ĐỘNG

NGUỒN GÂY
TÁC ĐỘNG

TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

1

Vận chuyển vật liệu

Xe vận chuyển

Gây tiếng ồn, bụi, ùn tắt giao thông

2

San lắp mặt bằng,
đóng cọc, móng công
trình

Máy xúc, máy ủi,
máy đóng cọc


Gây tiếng ồn, bụi, xả khí vào không
khí

3

Nơi ở, hoạt động sinh
hoạt của công nhân

Công nhân

Thải rác thải, nước sinh hoạt ra môi
trường

4

Xây dựng hệ thống
cấp thoát nước, xử lí
chất thải

Từ quá trình thi
công

Chất thải từ quá trình thi công công
trình

5

Xây nền, các hạng
mục của công trình


Từ quá trình thi
công

Gây tiếng ồn, bụi, thải chất thải ra
môi trường

Bảng: 3.1.2 các hoạt động và nguồn gây tác động đến môi trường
3.1.2.1 Nguồn gây ô nhiễm môi trường tiếng ồn, không khí
- Bụi khí thải từ hoạt động san lấp mặt bằng, cải tạo đường giao thông và hoạt động giao
thông vận chuyển, từ các phương tiện vận chuyển, phương tiện thi công, máy móc …
- Bụi từ việc bóc dỡ vật liệu xây dựng
- Tiếng ồn từ hoạt động máy móc, tiếng còi xe, động cơ xe của các phương tiện
Quá trình bốc dỡ và tập kết nguyên liệu tại công trường xây dụng sẽ gây phát tán bụi ra
môi trường xung quanh. Bụi chủ yếu phát tán ra từ nguồn vật liệu : cát đá, xi măng và sắt
thép. Ngoài việc phát sinh bụi và khí thải các phương tiện vận tải và thi công còn phát
sinh tiếng ồn, độ rung


Bảng 3.1.2.1a Mức ồn của các phương tiện vận chuyển và thiết bị thi công

Bảng 3.1.2.1b Hệ số các chất ô nhiễm trong khí thải giao thông của Tổ chức Y Tế Thế
Giới
Thực tế, các phương tiện vận chuyển không tập trung một chỗ mà hoạt động rải ra ở
nhiều nơi, chất ô nhiễm được phát tán theo luồng không khí chứ không tập trung tại một
nơi, trong điều kiện có gió pha loãng và phát tán khí thảithì tác động do khí thải giao
thông là không đáng kẻ trên đoạn đường vận chuyển và khu vực dự án.
3.1.2.2 Tác động ô nhiễm do nước thải sinh hoạt và nước mưa
- Nước thải sinh hoạt của công nhân tại khu vực dự án là nguyên nhân chính ảnh hưởng
đến chất lượng nước và khu vực xung quanh. Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất cặn bã,

chất hữu cơ dễ phân hủy, chất dinh dưỡng và các vi khuẩn gây bệnh nên có thể gây ô
nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm nếu không được xử lý.


Bảng 3.1.2.2 Khối lượng chất thải của 1 người trong 1 ngày làm việc tại công trường
3.1.2.3 Tác động ô nhiễm do nước mưa chảy tràn
- Lượng nước mưa chảy tràn trên bề mặt dự án nếu không được tiêu thoát hợp lý có thể
gây ứ động, cản trở quá trở thi công… Ngoài ra mưa còn cuốn theo đất cát và các thành
phần ô nhiễm khác từ mặt đất vào nguồn nước gây ảnh hưởng trực tiếp đến tài nguyên
sinh vật thủy sinh
Lưu lượng nước mua chảy tràn qua khu vực dự án tính như sau
Q=0,278 x K x I x F
Trong đó:
- K: hệ số dòng chảy (K=0,6)
- I: cường độ mưa (mm/h)
- F: diện tích lưu vực (m2)
Việc xác định được lưu lượng nước tối đa rơi trên bề mặt khu đất dự án cũng là cơ sở
quan trọng để thiết kế mạng lưới thoát nước mưa của dự án
3.1.2.4 Tác động ô nhiễm do chất thải rắn
- Chất thải rắn sinh hoạt: phát sinh do quá trình sinh hoạt của công nhân tại công trường,
thành phần chủ yếu của chất thải rắn sinh hoạt là túi nilông, giấy vụn, bao gói thức ăn
thừa,…). Chất thải sinh hoạt này nhìn chung là những loại chứa nhiều chất hữu cơ, dễ
phân hủy ( trừ bao bì, nilông)
- Ngoài ra,sau quá trình xây dựng có thể còn phát sinh một số dạng chất thải rắn như gạch
vụn, sắt thép vụn, bao xi măng, cọc gỗ làm dàn giao,… Tuy nhiên, đây là loại chất thải
rắn có giá trị sử dụng nên chủdự án sẽ tận thu để sử dụng lại hoặc bán cho các đơn vị có
nhu cầu vì vậy các loại chất thải rắn này có ít khả năng phát thải ra môi trường ngoài
- Hoạt động bảo dưỡng phương tiện nếu thực hiện ngay tại công trường cũng có thể gây
phát sinh cặn, dầu nhớt, vỏ chai đựng dầu nhớt và giẻ lau nhimễ dầu nhớt,… đây là các
dạng chất thải nguy hại cần phải thu gom, bảo quản à xử lí đúng quy định.

3.1.2.5 Nguồn tác động đến môi trường đất
- Công việc đào lấp và bị xói mòn là tác động chính ảnh hưởng đến đất


- Việc xói mòn làm tăng độ đục,tăng tốc độ bồi lấp cống rảnh, tắt nghẽn đường thoát
nước, gây ngập úng.
3.1.2.6 Nguồn tác động đến sức khỏe
- cường độ tiếng ồn lớn từ máy móc, máy chặt cây, máy ủi…
- Nơi ở không hợp vệ sinh, ô nhiễm (tiếng ồn, không khí) ảnh hưởng đến sức khỏe con
người, gây bệnh vè hô hấp, thính giác,…
- Ảnh hưởng đến sản xuất của địa phương.
3.1.2.7 Tác động đến môi trường kinh tế - Xã hội
- Tác động tích cực
Dự án góp phần quan trọng tạo nên một khu dân cư kiểu mẫu theo đúng quy hoạch, đáp
ứng nhu cầu nhà ở của nhân dân với hệ thống hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh, đồng bộ và
hiện đại; Tạo cảnh quan môi trường tốt góp phần vào việc nâng cao chất lượng cuộc
sống, đời sống văn hóa tinh thần cho người dân; Tạo động lực phát triển thành phố, góp
phần chỉnh trang bộ mặt đô thị, thúc đẩy sự phát triển đô thị và khu vực.
- Tác động tiêu cực
- Làm tăng dân số cơ học, gây nên những xáo trộn nhất định về mặt xã hội. Bên cạnh
những lối sống tốt sẽ xuất hiện những tệ nạn xã hội ảnh hưởng đến an ninh tật tự trong
khu vực. Do đó, cần có sự phối hợp quản lý chặt chẽ giữa chủ dự án và chính quyền địa
phương để đảm bảo an ninh tật tự và môi trường sống lành mạnh cho các hộ dân.
Tuy nhiên, so sánh giữa lợi ích và thiệt hại có thể thấy rằng lợi ích mà dự án đem lại là
thiết thực và có ý nghĩa. Những tác động tiêu cực trên có thể kiểm soát và khắc phục
được.
3.1.3 Đánh giá tác động trong giai đoạn hoạt động
3.1.3.1 Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải
- Rác thải
Các loại rác thải sinh hoạt (bao bì thực phẩm, thực phẩm dư thừa) từ siêu thị, các

quầy hàng , rạp chiếu phim, khu vui chơi của trẻ em…
Được xác định theo công thức tính
Trong đó: N:Tổng lượng rác sau t năm
t: niên hạn thiết kế
r%: tốc độ gia tăng lượng rác.
N0lượng rác hiện tại.
Theo ước tính trung bình mỗi người thải ra từ 1-1,5 kg/ngày.
- Khí thải
Theo Worldbank hệ số ô nhiễm được xác định theo công thức
E=k x 0,0016 x
Trong đó :
E:Hệ số ô nhiễm,kg/tấn
k:Cấu trúc hạt,lấy giá trị trung bình ,k=0,35
U:Tốc độ gió trung bình,U=3,2 m/s(số liệu vào mùa khô)
M:Độ ẩm trung bình của vật liệu M=30%
Khí thải từ các hoạt động nấu nướng trong khu ẩm thực, khí thải từ các hệ thống máy


móc để vận hành dự án như máy phát điện.
Lượng khí thải từ máy phát điện được tính theo công thức
L=[ v0 20 +(α -1)vc] x

(m3 /h)

Trong đó:
T:Nhiệt độ khí thải(T từ 150oC đến 320 oC,có thể chọn T=150 oC)
L: Thể tích khí thải ở nhiệt độ T ,(m3/h)
B:Lượng nhiên liệu tiêu thụ B= 2kg/h
V0: Lượng không khí cần thiết để đốt 1kg dầu diezel ,V0 =11,5 m3/kg
V200 khói sinh ra khi đốt 1 kg dầu (V020 = 10 m3/kg)

α: Hệ số không khí dư (1,25-1,3)
- Nước thải
Dự án là trung tâm thương mại và khối văn phòng cho thuê nên nước thải chủ yếu là
nước thải sinh hoạt.
Xác định lưu lượng nước thải sinh hoạt từ khu dân cư
qi N i
TB
( m 3 / ngd )
Qngd = ∑1000
Trong đó:
: Tiêu chuẩn thải nước cho một đầu người cho một ngày đêm ứng với từng khu
• qi
vực khác nhau trong thành phố là: 240 (l/ng.ngd) ứng với mức độ vệ sinh trong
nhà là cấp 4.
: Số người tính của tổng khu vực xây dựng.
• Ni
3.1.3.2 Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải
- Tiếng ồn
Sử dụng công thức Mackermine (1985) để tính tiếng ồn.
Lp(X2) = Lp(X1) + 20 lg (X1/X2).
Trong đó:
Lp(X2):Mức độ ở vị trí cần tính (dBA)
Lp(X1):Mức ồn cách nguồn ồn 1m (dBA)
X1:Khoảng cách cách nguồn ồn 1m
X2: Khoảng tính cần tính.
Khi dự án đi vào hoạt động, dự kiến tiếng ồn sẽ phát sinh từ các hoạt động sau
Hoạt động của máy điều hòa trung tâm;
Hoạt động của máy phát điện trong trường hợp mất điện
Hoạt động của máy bơm cấp nước và nước thải
Hoạt động của các phương tiện giao thông ra vào và dừng đỗ tại bãi giữ xe

(bụi phát sinh trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu xác định theo công thức
sau:
L=1,7k [s/12]x[s/48]x[W/2,7]0,7x[W/4]0,5x[(365-p)/365]
trong đó:
L:Tải lượng bụi (kg/lượt xe/năm)
k: kích thước hạt k=0,2
s:Lượng đất trên đường (s=8,9%)


S: Tốc độ trung bình của xe (S=20km/h)
W:Trọng lượng có tải của xe (W=8 tấn)
w:số bánh xe (w=6 bánh)
p:số ngày làm việc trong năm
Ngoài ra Vincom cũng sẽ thu hút một lượng lớn khách đến tham quan, mua sắm và
giải trí, cùng với hệ thống các khu trò chơi, khu ẩm thực..sẽ tạo ra rất nhiều tiếng ồn
- Gao thông: khi dự án đi vào hoạt động sẽ có nhiều người đến tham quan, mua sắm làm
gia tăng lượng phương tiện giao thông đi qua trục đường này , Hoạt động của bãi đỗ xe
nếu không hoạt động khoa học sẽ gây ảnh hưởng tắc nghẽn giao thông cục bộ tại khu vực
xung quanh trung tâm thương mại, thường xuyên gây nên tình trạng kẹt xe, ùn tắc giao
thông, đặc biệt vào những ngày lễ tết.
- Kinh tế: tạo ra nhiều việc làm cho người dân, các sinh viên mới ra trường…
- Xã hội: Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, giải trí cho người dân trong khu vực: Trung tâm
điện máy VinPro, chuỗi ẩm thực và café phong phú, hiện đại với những không gian được
thiết kế mới lạ trong nhà và ngoài trời giúp thực khách thư giãn, thoải mái với sự có mặt
của các thương hiệu: Highlands Coffee, Kichi Kichi, Gogi House, King BBQ,
Vuvuzela… Các dịch vụ vui chơi giải trí hấp dẫn như rạp chiếu phim CGV, trung tâm
Bowling hiện đại, “thiên đường” giải trí - giáo dục dành cho trẻ em TiNiWorld trên quy
mô hơn 2.000m2 giúp cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên việc xây dựng 1
TTTM có thể nảy sinh nhiều vấn đề xã hội, nhiều mâu thuẫn, xung đột : Các khu vực trò
chơi, khu ẩm thực trong trung tâm thương mại là nơi tập trung nhiều người trẻ em, học

sinh, sinh viên,vì vậy các trò chơi mang tính cá cược ăn thua, các chất gây nghiện như
rượu bia, thuốc lá có thể tiếp tay cho lối sống không lành mạnh, các thói quen gây hại cho
sức khỏe
- Môi trường: bụi, tiếng ồn phát sinh làm ô nhiễm bầu không khí trong khu vực xây dựng
dự án và những vùng lân cận. Bên cạnh đó cũng có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của
người dân.
3.1.4 Tổng hợp tác động đến môi trường, dự báo rủi ro về sự cố môi trường
3.2.4.1 Tổng hợp tác động đến môi trườngtrong giai đoạn thi công xây dựng
Hoạt động

Đất

Nước

Không khí

Tài nguyên
sinh học

Kinh tế
xã hội

San lấp mặt bằng

+++

++

+++


++

+

Xây dựng nền, trung
tâm

++

+

++

+

+

Xây dựng hệ thống cấp,
thoát nước

+

+

++

+

+


Vận chuyển nguyên vật
liêu, thiết bị phục vụ dự
án

+

+

+++

+

+

Dự trữ bảo quản nguyên
nhiên vật liệu phuc vụ
dự án

+

+

++

+

+

Sinh hoạt của công nhân


+

++

++

+

+


tại công trường
Nguồn : Viện KHCN và QLMT (IESEM), 7/2007
Ghi chú:
+
: ít tác động có hại
++
: tác động có hại ở mức độ trung bình
+++
: tác động có hại ở mức mạnh
3.2.4.2 tổng hợp các tác động trong quá trình đầu tư và hoạt động dự án
Thành phần tác động/bị
tác đông

Đất

Nước

Không
khí


Kinh tế xã
hội

Tổng thể

- Khí thải

+

+

++

+

+

- Nước thải

++

++

+

++

++


- Chất thải rắn

+++

++

++

++

++

- Rủi ro, sự cố

+++

+++

+++

+++

+++

Nguồn: Viện KHCN và QLMT (IESEM), 7/2007
Ghi chú:
+
: ít bị tác đông
++
: tác động có hại ở mức độ trung bình

+++
: tác động có hại ở mức mạnh
Nhìn chung khi trung tâm thương mại đi vào hoạt động thì môi trường không khí, nước
mặt và kinh tế xã hội đều bị tác động tiêu cực ở mức độ khác nhau do các chất thải phát
sinh và do nguy cơ xảy ra rủi ro, sự cố môi trường. Vì vậy, chủ đầu tư sẽ áp dụng các biện
pháp phòng chống, kiểm soát và xử lý phù hợp nhằm khống chế và giảm thiểu một cách
hiệu quả các tác động môi trường tiêu cực tới môi trường khu vực
3.1.4.3 dự báo những rủi ro
3.1.4.3.1 Giai đoạn thi công, xây dựng
- Sự cố tai nạn lao động, tai nạn giao thông: nhìn chung, sự cố lao động tai nạn giao thông
có thể xảy ra bất ngờ trong nhiều tình huống của giai đoạn thi công xây dựng dự án. Có
thể được tóm tắt như sau:
+ Tai nạn giao thông có thể xảy ra khi công nhân băng qua đường giao thông để đến
công trường, dạng tai nạn này cũng có thể xảy ra ngay trên công trường do các phương
tiện thi công và vận chuyển nguyên vật liệu gây ra đối với công nhân.
+ Công việc lắp ráp, thi công và quá trình vận chuyển nguyên vật liệu với mật độ xe ,
tiếng ồn, độ rung cao có thể gây ra các tai nạn lao động,...
+ Do tính bất cẩn trong lao động, thiếu trang bị bảo hộ lao động, hoặc do thiếu ý thức
tuân thủ nghiêm chỉnh về nội quy an toàn lao động của công nhân thi công cũng có thể
gây ra tai nạn đáng tiếc.
+ Công việc lao động nặng nhọc, thời gian làm việc liên tục và lâu dài có thể ảnh
hưởng đáng kể đến sức khỏe của công nhân, gây tình trạng mệt mỏi, choáng ván hay ngất
xỉu cho công nhân tại công trường.
Như vậy nếu các rủi ro về tai nạn lao động và tai nạn giao thông xảy ra sẽ gây ảnh hưởng
rất lớn đến sức khỏe cũng như tính mạng của công nhân, gây tổn thất lớn vô cùng về tinh
thần cho các gia đình có người gặp nạn. Vì vậy vấn đề đảm bảo an toàn cho công nhân


tham gia xây dựng được chủ dự án đặc biệt quan tâm.
- Sự cố cháy nổ: có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển và tồn chứa nhiên liệu hoăc do

sự thiếu an toàn về hệ thống cấp điện tạm thời, gây nên các thiệt hại về người và của
trong quá trình thi công. Có thể gồm các nguyên nhân sau:
+ Các kho chứa nguyên nhiên liệu tam thời phục vụ cho máy móc thiết bị kỹ thuật
trong quá trình thi công (sơn, xăng, dầu DO,...) là các nguồn gây cháy nổ. Khi sự cố xảy
ra có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng về người, vật chất và môi trường.
+ Hệ thống cấp điện tạm thời cho máy móc, thiết bị thi công có thể gây ra sự cố giật,
chập, cháy nổ,.., gây thiệt hại về kinh tế hay tai nạn lao động cho công nhân.
+ Việc sử dụng các thiết bị gia nhiệt trong thi công( hàn xì, đun, đốt,...) có thể gây ra
cháy, phỏng hay tai nạn lao động nếu như không có các biện pháp phòng ngừa.
Nhìn chung, sự cố cháy nổ thường ít xảy ra trong quá trình thi công. Nhưng nếu sự cố
xảy ra sẽ ảnh hưởng rất lớn đến con người, tài sản, môi trường và khu vực.
3.1.4.3.2 Trong giai đoạn hoạt động
- Do tính chất là trung tâm thương mại nên khả năng xảy ra sự cố trong giai đoạn hoạt
động là không nhiều. Tuy nhiên nếu không có phương án phòng ngừa và ứng cố hiệu quả
thì các sự cố sẽ gây ảnh hưởng đến tính mạng con người và thiệt hại về kinh tế rất đáng
kể. Một số dạng sự cố có nguy cơ xảy ra như:
+ Sự cố cháy nổ: nếu sự cố cháy nổ xảy ra sẽ có nguy cơ gây cháy dây chuyền làm
ảnh hưởng đến các hộ dân, các tòa nhà lân cận...
+ Nếu công tác gia cố nền móng trong quá trình xây dựng không đảm bảo sẽ gây nên
hiện tượng sụp lún gây tổn hại nghiêm trọng về người và của ảnh hưởng tiêu cực đến
cách nhìn nhận của người dân về trung tâm thương mại.
3.2. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ
3.2.1. Về mức độ chi tiết của các đánh giá
- Đánh giá tác động tới môi trường của Dự án tuân thủ theo trình tự:
+ Xác định và định lượng nguồn gây tác động theo từng hoạt động gây tác động của
Dự án.
+ Xác định quy mô không gian và thời gian của các đối tượng bị tác động.
+ Đánh giá tác động dựa trên quy mô nguồn gây tác động, quy mô không gian, thời
gian và tính nhạy cảm của các đối tượng chịu tác động.
- Các đánh giá về các tác động của Dự án là khá chi tiết và cụ thể. Cũng chính vì vậy mà

trên cơ sở các đánh giá, Dự án đã đề ra được các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu,
phòng ngừa và ứng phó với các sự cố môi trường một cách khả thi.
- Như đã trình bày ở trên mức độ chi tiết đánh giá được thể hiện rõ ràng về nguồn gây tác
động, quy mô và thời gian diễn ra trong quá trình xây dựng dự án như:
+ Đánh giá tác động trong giai đoạn chuẩn bị dự án.
+Đánh giá tác động trong giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật: nguồn và quy
mô tác động đã được thể hiện rõ qua bảng.
+ Đánh giá tác động trong giai đoạn hoạt động cũng được nêu ra một cách đầy đủ.
-Các đánh giá về các tác động của dự án là khá chi tiết và cụ thể. Cũng chính vì vậy mà
trên cơ sở các đánh giá, dự án đã đề ra được các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu,
phòng ngừa và ứng phó với các sự cố môi trường một cách khả thi.
3.2.2. Về độ tin cậy của các đánh giá
- Phương pháp ĐTM:
+ Phương pháp thống kê


+ Phương pháp đánh giá nhanh
+ Phương pháp so sánh
+ Phương pháp liệt kê
+ Phương pháp mô tả
+ Phương pháp phân tích
+ Phương pháp ma trận
Đây là các phương pháp phổ biến nhằm đánh giá đầy đủ, chính xác, khoa học và khách
quan về các tác động có thể xảy ra trong từng giai đoạn, cho từng đối tượng. Độ chính
xác và tin cậy của các phương pháp này là rất cao.
Ngoài các phương pháp nêu trên, để có số liệu đối chứng với thực tế, chúng tôi còn tham
khảo các số liệu về quan trắc môi trường ở các dự án có quy mô và điều kiện tương tự.
Để có được các số liệu chính xác trong quá trình hoạt động của Dự án, Chủ đầu tư phải
thực hiện chương trình giám sát môi trường và trên cơ sở đó sẽ điều chỉnh, bổ sung các
giải pháp thích hợp để kiểm soát ô nhiễm, hạn chế các tác động môi trường không mong

muốn.
CHƯƠNG IV. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA, ỨNG
PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
4.1Trong giai đoạn thi công công trình
4.1.1 Giảm thiểu tác động đến môi trường đất và sạt lở đất
-Hạn chế phát quang lớp phủ thực vật, trồng lại cây và phải nhanh chóng phục hồi lớp
phủ thực vật đã bóc trước đó; khống chế tốc độ và lưu lượng dòng chảy của nước bằng
cách tăng cống thoát và chọn vị trí đặt cống thích hợp.
- Lựa chọn thời điểm thi công thích hợp (tránh thời kỳ mùa mưa) để hạn chế nguy hiểm
do xói lở.
4.1.2 Giảm thiểu tác động đến môi trường nước
4.1.2.1 Nước thải xây dựng
Lót đáy các vị trí trộn vữa, xi măng để hạn chế nước trộn thấm vào đất gây ô nhiễm môi
trường.
4.1.2.2 Nước thải sinh hoạt
-Đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng nước để phục vụ nhu cầu ăn uống, tắm giặt, vệ
sinh… của công nhân.
- Tại các khu vực lán trại sẽ bố trí các công trình vệ sinh tự hoại, các bể phốt này được
đặt ở vị trí có nền cao hơn nền xung quanh để tránh ngập úng, trôi rửa khi có mưa và bố
trí vào cuối hướng gió đới với khu sinh hoạt và làm việc tập trung của cán bộ và công
nhân để tráng ảnh hưởng của mùi hôi đến khu dân cư, công nhân trên công trường và khu
lán trại.
4.1.2.3 Nước mưa chảy tràn
-Tạo các rãnh thoát mưa trên bề mặt khu vực công trình, dẫn về các hố lắng tạm thời sau
đó mới được đổ ra lưu vực tiếp nhận.
-Xây dựng các nhà tạm chứa các thiết bị thi công để tránh nước mưa chảy tràn.
-Hạn chê các hoạt động đào đắp, thi công vào những ngày mưa để tráng hiện tượng trôi
rữa chất ô nhiễm trên bề mặt, ảnh hưởng đến môi trường nước và gây mất mỹ quan đô
thị.
4.1.3 Giảm thiểu tác động đến môi trường không khí, tiếng ồn

4.1.3.1 Đối với hoạt động vận chuyển đất, nguyên vật liệu


- Sử dụng xe vận chuyển đã qua kiểm định của cơ quan chức năng, đảm bảo khối lượng
khí thải, độ ồn phát sinh khi hoạt động nằm trong giới hạn cho phép.
- Phủ bạt che kín các xe chuyên chở đất, nhuyên vật liệu rời để hạn chế sự lan tỏa bụi.
- Phun nước làm ẩm bề mặt khu vực đào đắp đất và công trường thi công để làm giảm
lượng bụi phát sinh trong giờ cao điểm.
- Làm tường bao xung quanh công trình nhằm giảm đi tiếng ồn .
- Bố trí lịch thi công hợp lý nhằm hạn chế số giời thi công vào giời nghỉ trưa của dân cư
xung quanh.
4.1.3.2 Khí thải phát sinh từ các lán trại tạm và khu vệ sinh tạm
- Các nhà vệ sinh tạm cần được xây dựng vào cuối hướng gió đối với khu sinh hoạt và
làm việc tập trung của cán bộ và công nhân.
-Dọn dẹp vệ sinh nhà ăn tránh vứt rác, thức ăn thừa bứa bãi ra môi trường.
-Đặt các thùng rác để thu gom rác thải, hạn chế xả rác trên công trường.
4.1.3.3 Đối với tác động do độ cao của công trình
- Cần trang bị thiết bị bảo hộ cho công nhân
4.2 Trong giai đoạn hoạt động
4.2.1 Giảm thiểu tác động đến môi trường
Hoạt động

Phương tiện giao
thông ra vào khu
vực dự án

Tác động
Kẹt xe,ùn tắt
giao thông
Khí

thải,bụi,tiếng ồn
từ các động cơ
Bụi

Các hoạt động
của con người
như ăn uống, sinh
hoạt…..

Chất thải rắn

Nước thải sinh
hoạt (lau
dọn,nấu ăn,vệ
sinh…..)
Nước mưa chảy tràn
Sự cố môi trường
trong giai đoạn
hoạt động

Sự cố cháy
nổ,chập điện

Biện pháp giảm thiểu
-Phân chia làn đường phù hợp
-Tạo lối đi riêng,phù hợp cho xe dễ dàng lưu
thông vào trong dự án
Xe ra vào yêu cầu đi với tốc độ chậm, hạn chế
bóp còi. Xe máy tắt máy dẫn bộ.
-Quét,lau dọn thường xuyên

- Hạn chế quạt ở những nơi phát sinh nhiều bụi
- Đặt các thùng rác thu gom, phân loại theo tính
chất chất thải
- Lưu trữ trong nhà chứa chất thải
- Hợp đồng với đơn vị chức năng thu gom, vận
chuyển và xử lý chất thải rắn
-Xây dựng các công trình xử lý nước thải
-Chọn,thiết kế đường ống thoát nước có chất
lượng cao
-Đấu nối vào các hệ thống thoát nước và xử lý
nước thải của các khu công nghiệp
- Xây dựng hệ thống thoát nước mưa
- Lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy
-Thường xuyên kiểm tra các hệ thống,thiết bị
điện
-Kiểm tra các bình gas trong khu vực nấu ăn có
bị rò rỉ hay không
- Huấn luyện nhân viên công tác phòng cháy


chữa cháy
- Có trách nhiệm hoặc đề nghị cơ quan có chức
năng đưa ra giải pháp khắc phục sự cố khi phát
hiện

Dự phòng tình
huống do thiên
tai gây ra

Mưa,gió,bão,lũ

lụt….

-Xây dựng năng lực cảnh báo về nguy cơ, diễn
biến các loại hình nguy cơ có thể gây ra sự cố
môi trường ở khu vực hay cả nước
-Điều tra, thống kê, đánh giá các loại thiên tai
-Quy hoạch xây dựng các công trình phục vụ
mục đích phòng ngừa, khăc phục các sự cố môi
trường

4.2.2 Giảm thiểu tác động đến môi trường xã hội
- Nghiêm cấm các tệ nạn xã hội ( ma túy, cờ bạc, đua xe,…..) tại các khu vực dự án.
- Phối hợp với các cấp chính quyền và an ninh địa phương trong việc bảo đảm an ninh
trật tự xã hội.
- Tăng cường nguồn nhân lực để bảo vệ trung tâm, quản lý trung tâm.
- Xây dựng đầy đủ nhà vệ sinh, thường xuyên dọn dẹp để đảm bảo sạch sẽ.
- Đưa ra nội quy xử phạt cụ thể với những hành vi không bảo vệ môi trường.
- Xây dựng hệ thống thoát nước thải, quản lý kiểm soát chặt chẽ các chất thải, thải ra
môi trường.
- Thường xuyên tổ chức các hoạt động vui chơi lành mạnh liên quan đến môi trường,vì
môi trường.
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
Dự án xây dựng Trung tâm thương mại Vincom Thủ Đức tại 216 Võ Văn Ngân, phường
Bình Thọ, Quận Thủ Đức là thực sự cần thiết với mục tiêu tạo dựng một TTTM có quy
mô lớn, cung cấp các dịch vụ mua sắm, vui chơi, giải trí cho người dân trong vùng và
những khu vực lân cận bên cạnh đó còn góp phần vào sự phát triển nói chung của cả
Quận Thủ Đức. Tuy nhiên việc triển khai thực hiện dự án sẽ gây ra một số tác động tiêu
cực đến môi trường, sức khỏe cộng đồng nếu như công tác bảo vệ môi trường không
được thực hiện tốt.

5.2 Kiến nghị
- Chủ đầu tư cam kết thực hiện nghiêm túc các biện pháp giảm thiểu, xử lý ô nhiễm môi
trường do nước thải, chất thải rắn như đã nêu trong báo cáo, bao gồm:
+ Thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt.
+ Thu gom, tập trung rác thải tại điểm quy định vào cuối mỗi ngày. Đảm bảo điều kiện vệ
sinh môi trường trong khu TTTM.
+ Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ chương trình giám sát môi trường hằng năm và các biện
pháp bảo vệ môi trường khác.
- Qua quá trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án, chúng tôi nhận thấy
rằng báo cáo đã dự báo được những tác động đến môi trường một cách đầy đủ. Trên cơ sở
đó đã đề ra các biện pháp giảm thiểu, xử lý tương ứng có tính khả thi và hiệu quả, đảm
bảo các tiêu chuẩn về môi trường .


Đề nghị Ủy ban nhân dân Quận Thủ Đức, phòng Tài nguyên và Môi trường Quận thẩm
định và cấp quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án để dự
án được triển khai đúng tiến độ.



×