Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

TỔ CHỨC CÔNG tác đào lò xây DỰNG cơ bản DV7 CÁNH tây – KV VÀNG DANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (386.3 KB, 39 trang )

CHƯƠNG 3
TỔ CHỨC CÔNG TÁC ĐÀO LÒ XÂY DỰNG CƠ BẢN DV7 CÁNH TÂY – KV VÀNG DANH

SV. Lý Văn Hướng

Quản trị doanh nghiệp Mỏ K49


3.1. Căn cứ lựa chọn chuyên đề.
3.1.1. Tính cần thiết của chuyên đề
Công ty xây dựng mỏ hầm lò 2 - TKV là một doanh nghiệp chuyên xây dựng
các đường lò cơ bản, luôn lấy hiệu quả kinh tế là thước đo cho sự thành công hay thất
bại. Hiệu quả kinh tế là một vấn đề đặt ra bất kỳ nền sản xuất hàng hoá nào, bất kỳ một
doanh nghiệp nào tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. Nó phản ánh trình độ tổ
chức quản lý kinh doanh mà còn là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Trong điều kiện
kinh tế thị trường ngày càng mở rộng như hiện nay, Công ty xây dựng mỏ hầm lò 2
muốn tồn tại và phát triển thì trước hết đòi hỏi kinh doanh phải có hiệu quả. Hiệu quả
kinh doanh ngày càng cao, doanh nghiệp càng có điều kiện, khả năng mở rộng phát
triển sản xuất, đầu tư mua sắm thiết bị phương tiện sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học
kỹ thuật vào sản xuất, cải thiện và nâng cao đời sống người lao động, thực hiện tốt
nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước.
Cùng với chủ trương của Đảng và nhà nước, dưới sự chỉ đạo của Tập đoàn Than
– Khoáng sản Việt Nam, Công ty xây dựng mỏ hầm lò 2 đang từng bước cải tiến nhằm
nâng các biện pháp tổ chức quản lý trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh
nghiệp. Trong đó công tác đào lò xây dựng cơ bản là công việc chính tạo công ăn việc
làm cho người lao động cũng như đem lại doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp từ
hoạt động sản xuất này, đây là nhân tố quan trọng quyết định đến sự thành công của
doanh nghiệp, công tác đào lò hợp lý chất lượng mét đường lò cao, uy tín trong công
việc vì thế ngày càng ký được nhiều hợp đồng với bạn hàng sẽ làm tăng tu nhập cho
người lao động cũng như tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp từ hoạt động sản xuất này.
Trong bất kì một đơn vị sản xuất kinh doanh nào, việc tổ chức sản xuất cho


từng bộ phận, từng công việc sẽ giúp doanh nghiệp xác định được chí phí phải bỏ ra
cho từng công trình, chi phí cho từng mét lò sao cho phù hợp để đem lại hiệu quả cao
nhất về doanh thu. Việc tổ chức công tác đào lò xây dựng cơ bản tốt, chất lượng trong
từng mét mò đào sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, từ việc quản lý của

SV. Lý Văn Hướng

Quản trị doanh nghiệp Mỏ K49


Doanh nghiệp đến công tác nghiệm thu mét lò hoàn thành. Tổ chức công tác đào lò
được xem xét ở các khía cạnh sau: Yếu tố chi phí là đòn bẩy kích thích người lao động
quan tâm đến kết quả công việc. Việc xác định phương pháp tổ chức công việc cho
người lao động hợp lí không những giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả cao trong sản xuất
mà còn khuyến khích người lao động nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất
lượng sản phẩm. Kế hoạch xác định tiến độ đào lò của từng bộ phận từng công việc cụ
thể cho người lao động là một nhiệm vụ không thể thiếu được trong hệ thống kế hoạch
lao động, sản xuất của doanh nghiệp. Kế hoạch đào lò xây dựng cơ bản cho từng bộ
phận từng công việc phải đảm bảo sử dụng lao động và công việc ở từng khâu có hiệu
quả nhất trên cơ sở tổ chức sản xuất hợp lí để không ngừng tăng năng suất lao động và
chất lượng từng mét lò hoàn thành.
Công tác đào lò xây dựng cơ bản của phân xưởng đào lò 1 DV7 khu vực Vàng
Danh đang được thực hiện dựa vào định mức dự toán chuyên ngành xây dựng cơ bản
mỏ than hầm lò (định mức 47), doanh nghiệp cần phải tính toán 1 cách hợp lý các yếu
tố chi phí trong từng mét lò, phân công lao động cũng như thực hiện nhiệm vụ ở từng
bộ phân, từng khâu 1 cách hợp lý nhất để đem lại hiệu quả tối ưu cho doanh nghiệp.
Qua tìm hiểu và nắm bắt thực tế ở Công ty xây dựng mỏ hầm lò số 2, đặc biệt là
Phân xưởng đào lò 1 khu vực Vàng Danh cùng với cơ sở lý thuyết đã được học, để tăng
thêm sự hiểu biết về hoạt động sản xuất của một Công ty xây dựng mỏ, vì vậy đề tài
làm đồ án và bảo vệ tốt nghiệp là nghiên cứu công tác đào lò xây dựng cơ bản ở Phân

xưởng đào lò 1 khu giếng trung tâm Vàng Danh. Từ đó đưa ra cách thức tổ chức một
cách hợp lý nhất, đem lại hiệu quả kinh tế nhiều nhất cho doanh nghiệp.
3.1.2. Mục đính, đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp tiến hành nghiên cứu
chuyên đề:
3.1.2.1. Mục đích
Đề tài được xây dựng dựa trên tình hình hoạt động sản xuất thực tế tại Công ty
xây dựng mỏ hầm lò số 2 - TKV, với phương án chuyên đề đưa ra nhằm giải quyết tình

SV. Lý Văn Hướng

Quản trị doanh nghiệp Mỏ K49


trạng bất cập còn tồn tại về tổ chức công tác đào lò xây dựng cơ. Trên cơ sở đó tác giả
đưa ra biện pháp tổ chức lại công tác này góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong quá
trình sản xuất của Công ty.
3.1.2.2. Đối tương nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác tổ chức đào lò XDCB DV7 cánh tây
khu vực Vàng Danh Công ty Xây dựng mỏ hầm lò 2 – TKV gồm có:
- Tổ chức cung ứng vật tư kỹ thuật
- Tổ chức quá trình sản xuất
- Tổ chức quản lý sản xuất
- Tổ chức lao động
3.1.2.3. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đặt ra thì nội dung nghiên cứu của đề tài gồm những vấn
đề :
- Tình hình tổ chức lao động tại phân xưởng đào lò 1 hiện nay
- Tình hình cung ứng quản lý vật tư của Công ty hiện nay
- Sơ lược về tình hình địa chất lò DV7 cánh tây khu vực Vàng Danh
- Lựa chọn công nghệ đào lò

- Tính toán khối lượng công việc, bước công việc
- Xác định hao phí lao động
- Thiết lập biểu đồ chu kỳ: Biểu đồ công việc và biểu đồ bố trí nhân lực
- Xác định hiệu quả kinh tế
3.1.2.4. Phương pháp nghiên cứu
Dùng phương pháp phân tích kỹ thuật và phương pháp phân tích logic để chứng
minh tính cần thiết của việc lựa chọn chuyên đề. Kế thừa những ưu điểm, và khắc phục
những hạn chế của các nghiên cứu trước làm căn cứ cho việc tổ chức đào lò DV7 cánh
tây khu vực Vàng Danh công ty Xây dựng mỏ hầm lò 2 – TKV.
Trong quá trình nghiên cứu phải đảm bảo các nguyên tắc của tổ chức sản xuất:

SV. Lý Văn Hướng

Quản trị doanh nghiệp Mỏ K49


- Đảm bảo tính cân đối
- Đảm bảo tính đồng thời
- Đảm bảo tính liên tục
- Đảm bảo tính trực tiếp
- Đảm bảo tính nhịp nhàng
- Đảm bảo tính hợp lý của phân công lao động
- Đảm bảo tính hiệu quả kinh tế
3.1.3. Tình hình tổ chức lao động tại phân xưởng đào lò 1 và cung ứng quản lý vật
tư của công ty hiện nay.
3.1.3.1. Tổ chức lao động tại phân xưởng đào lò 1 DV7
1, Chế độ công tác và thời gian làm việc của phân xưởng đào lò 1
Phân xưởng đào lò 1 đang áp dụng công tác làm việc 3 ca/ngày và nghỉ ngày chủ nhật
-


Tuần làm việc gián đoạn: 6 ngày x 3 ca x 8 giờ

-

Chế độ làm việc trong năm: 300 x 3 x 8

-

Chế độ làm việc trong ca

+ Thời gian chuẩn kết: Tck = 30 phút
+ Thời gian nghỉ tập trung: Ttt = 30 phút
+ Thời gian làm việc: 420 phút
Đối với bộ phận gián tiếp làm việc theo giờ hành chính, ngày làm việc 8 giờ, đối với bộ
phận sản xuất làm việc liên tục ngày 3 ca với chế độ đảo ca nghịch:
Ca 1 → Ca 3 → Ca 2 → Ca 1
Hình thức đảo ca được thể hiện qua sơ đồ sau:
Ca 1

Ca 3

SV. Lý Văn Hướng

Ca 2

Quản trị doanh nghiệp Mỏ K49


Hình 3.1. Sơ đồ đi ca theo hình thức đảo ca nghịch
BẢNG CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC

Bảng 3.1
Chủ
nhật

Thứ 7
Ca 1
A

Ca 2

Ca 3

B

Thời
gian
nghỉ (h)

Thứ 2
Ca 1

Ca 2

Ca 3
A

56
32
32


B
C

C

Với cách thức như vậy thì Phân xưởng đã đảm bảo thời gian tối thiểu cho lao
động trong phân xưởng, Tuy nhiên đảo ca theo hình thức trên sẽ phân phối thời gian
lao động giữa các tổ sản xuất.
2. Đánh giá tình hình sử dụng lao động của phân xưởng đào lò 1.
Kết quả sản xuất kinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào khả năng sử dụng lao động
trong mỗi doanh nghiệp bởi vậy là yếu tố đầu vào đặc biệt và cực kỳ quan trọng. Việc
sử dụng lao động một cách hợp lý sẽ góp phần tăng năng suất lao động và cải thiện đời
sống cho người lao động. Tình hình số lượng và chất lượng lao động của phân xưởng
đào lò 1 được tập hợp trong bảng sau:
BẢNG SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG TẠI PHÂN XƯỞNG ĐÀO LÒ 1
Bảng 3.2

Đơn vị: người
So sánh

STT

CHỈ TIÊU

KH 2008

TH 2008

Tuyệt đối


Tương
đối (%)

1

Tổng số lao động

95

110

15

115,79

2

Công nhân sản xuất chính

80

86

6

107,5

3

Công nhân sản xuất phụ trợ


16

19

3

113,5

4

Lao động gián tiếp

5

5

0

100

SV. Lý Văn Hướng

Quản trị doanh nghiệp Mỏ K49


BẢNG CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG TẠI PHÂN XƯỞNG ĐÀO LÒ 1
Bảng 3.3
STT


CHỈ TIÊU

SỐ
LƯỢNG
(người)
110

2

3

4

5

6

2

24

60

22

2

BẬC THỢ

1


Tổng số CNV

2

Công nhân sản xuất chính
Công nhân sản xuất phụ
trợ

86

0

10

54

21

1

19

2

15

3

0


0

Lao động gián tiếp

5

0

1

2

1

1

3
4

Nói chung số lượng lao động của Phân xưởng đã đáp ứng được yêu cầu của quá
trình sản xuất điều đó thể hiện qua số lượng lao động năm 2008 của Phân xưởng đã
tăng so với kế hoạch 15 người tương ứng với 15,79 %. Nhìn vào cấp bậc thợ mà có thể
nói rằng lực lượng lao động của phân xưởng có tuổi đời tương đối trẻ, đây là một yếu
tố quan trọng và hoàn toàn phù hợp với tình hình sản xuất của Công ty nói chung và
của Phân xưởng nói riêng. Đây là điều kiện thuận lời để phát triển sản xuất lâu dài.
Qua bảng số liệu cho thấy trình độ tay nghề chưa cao, thành phần công nhân có
bậc thợ cao còn thấp. Điều này cần phải được cải thiện trong thời gian tới để đáp ứng
cho công việc ngày càng đòi hỏi trình độ kĩ thuật chuyên môn cao.
Hiện nay tổng số lao động phục vụ trong phân xưởng đào lò 1 là 110 người được

chia làm 3 bộ phận sản xuất:
+ Bộ phận quản lý phân xưởng gồm 5 người.
+ Bộ sản xuất chính gồm 86 người.
+ Bộ phận phụ trợ sản xuất gồm 19 người.
Bộ phận sản xuất chính 86 người được bố trí thành 2 tổ đào lò mỗi tổ 43 lao
động, sơ đồ tổ chức quản lý ở phân xưởng đào lò 1.

SV. Lý Văn Hướng

Quản trị doanh nghiệp Mỏ K49


Quản
đốc phân
xưởng

Phó
quản
đốc số
1

Phó
quản
đốc số
2

Tổ
đào lò
số 1


Tổ
đào lò
số 2

Phó
quản
đốc số
3

Thống
kê phân
xưởng

Tổ
phục vụ

Phó
quản
đốc cơ
điện

Tổ

điện

Hình 3.2. Sơ đồ quản lý phân xưởng đào lò 1
3. Đánh giá điều kiện lao động trong ca làm việc
Trong những năm qua Phân xưởng đã tổ chức ăn công nghiệp giữa ca và tổ chức
bữa ăn sau ca tại nhà ăn gần nơi làm việc, phục vụ nước uống đến tận nơi làm việc cho
công nhân, điều này giúp cho người lao động không mất thời gian nghỉ giữa ca.

Phân xưởng đào lò 1 đã có các biện pháp tổ chức nơi làm việc để điều kiện làm
việc tốt hơn cho người lao động. Việc cung cấp vật tư, điện nước được đầy đủ đảm bảo
cho sản xuất nhịp nhàng, liên tục, trang thiết bị máy móc được bố trí gọn gàng tránh
được việc cản trở sản xuất, người lao động được cấp phát bảo hộ lao động đầy đủ.
4. Biểu đồ tổ chức nhân lực của phân xưởng đào lò 1 (DV7) hiện nay.
Qua biểu đồ tổ chức nhân lực cho thấy tình hình tổ chức sản xuất còn rất nhiều
hạn chế, lãng phí lao động, chưa tận dụng hết năng lực sản xuất của máy móc thiết bị,
nguyên nhân chủ yếu là do Công ty đã đặt ra mức công việc thấp chưa đánh giá đúng
thực lực lao động của phân xưởng. Do đó tác giả xin trình bày phương án tổ chức mới.

SV. Lý Văn Hướng

Quản trị doanh nghiệp Mỏ K49


3.1.3.2. Tổ chức quản lý vật tư của Công ty và cung ứng cho phân xưởng đào lò 1
a, Công tác quản lý vật tư của Công ty Xây dựng mỏ hầm lò số 2
Nhằm giúp ích tối đa công tác đào lò xây dựng trong hoạt động sản xuất của
Công ty thì việc quản lý vật tư không bị mất mát cũng như hư hỏng để cung cấp cho
các phân xưởng đào lò cũng như phân xưởng xây dựng là việc hết sức quan trọng.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ trên hiện nay Công ty đang áp dụng hình thức quản lý
cũng như bảo quản vật tư, trang thiết bị kỹ thuật bằng một hệ thống sau.
- Hệ thống kho bãi
Công ty Xây dựng mỏ hầm lò số 2 là một đơn vị đào lò xây dựng cơ bản, với
mức tiêu hao về vật tư khá lớn trong năm, hàng năm lượng vật tư cần cho sản xuất lên
đến hàng trăm tỷ đồng, với nhiều loại vật tư chủng loại khác nhau. Kho vật tư là nơi
tập trung dự trữ nguyên nhiên liệu, máy móc thiết bị, dụng cụ trước khi đưa vào sản
xuất.
Các loại vật tư của doanh nghiệp thường đa dạng và phức tạp, vì vậy trong một
thời gian tập trung và dự trữ đúng doanh nghiệp có hệ thống kho gồm nhiều loại với

diện tích khác nhau ở 2 địa điểm đó là trụ sở Công ty và trong khu vực Vàng Danh.
Nếu căn cứ vào công dụng của kho được chia thành: kho nguyên vật liệu chính, kho
nguyên vật liệu chất dễ cháy nổ, kho máy móc phụ tùng, kho phế liệu…căn cứ vào
phương pháp bảo quản vật tư của Công ty được chia thành: kho trong nhà, kho ngoài
trời.
Việc tổ chức bảo quản các loại vật tư kỹ thuật mà trước hết là các loại nguyên
nhiên vật liệu, Công ty đã thực hiện các nhiệm vụ sau:
-

Bảo quản toàn vẹn số lượng, chất lượng nguyên vật liệu ngăn ngừa tiêu hao mật
mát và hạn chế ít nhất vật liệu bị hư hỏng.

-

Nắm vững lực lượng trong kho vào bất kỳ thời điểm nào cũng đánh giá chính
xác về chất lượng vật liệu để phục vụ cho sản xuất một cách an toàn nhất.

SV. Lý Văn Hướng

Quản trị doanh nghiệp Mỏ K49


-

Bảo quản việc thuận tiện nhập xuất, kiểm kê, chấp hành nghiêm chỉnh chế độ và
thủ tục quy định

-

Hạ thấp chi phí bảo quản vật tư bằng việc sử dụng hợp lý diện tích và dung tích

kho.
Xuất phát từ các yêu cầu trên Công ty đã đưa ra quy định với nội dung chủ yếu

của quản lý vật tư gồm:
+. Sắp xếp vật tư :
Cần phải sắp xếp vật tư theo đặc điểm phù hợp với tình hình cụ thể của hệ thống
kho bãi, người quản lý kho phải sắp xếp phân loại theo quy cách phẩm chất không để
tình trạng vật tư bị vất bừa bãi lộn xộn. Vật tư được sắp xếp hợp lý khoa học tạo điều
kiện thuận lợi cho tổ chức bảo vệ, nắm vững lực lượng vật tư, sử dụng hợp lý diện tích
kho, đảm bảo an toàn lao động trong kho.
+. Bảo quản vật tư:
Vật tư sau khi được sắp xếp, phải được thực hiện đúng quy trình quy phạm của
nhà nước ban hành. Sắp xếp bố trí có khoa học và theo loại.
+. Quản lý về nhập – xuất kho vật tư.
Nhập - xuất chính xác số lượng và chất lượng chủng loại vật tư theo đúng quy
định, được thực hiện qua hợp đồng kinh tế, hóa đơn phiếu giao hàng, phiếu vận chuyển
và thời gian giao hàng…
Mặt khác công tác tiếp nhận phải tuân thủ theo các yêu cầu sau:
- Mọi vật tư xuất nhập phải qua thủ tục kiểm nhập và kiểm nghiệm, xác định
chính xác số lượng, chất lượng, phải có biên bản xác nhận nếu có hiện tượng hư hỏng,
thiếu thừa hay sai quy cách.
- Khi tiếp nhận thủ kho ghi số thực nhập cùng với người giao hàng ký vào phiếu
nhập kho vào cột nhập thẻ kho, chuyển phiếu nhập kho cho bộ phận kế toán ký nhận và
vào sổ ghi nhận chứng từ.

SV. Lý Văn Hướng

Quản trị doanh nghiệp Mỏ K49



- Các bộ phận sản xuất phải theo dõi cụ thể vật tư nhận về cho bộ phận nào, sau
một thời gian (một tuần hoặc 10 ngày) phải nắm được kết quả sử dụng loại vật tư đó
bao gồm: Tỷ lệ ra thành phẩm, tỷ lệ ra thành phẩm hỏng và kém chất lượng, tỷ lệ hao
hụt và mất mát từng khâu. Việc theo dõi cụ thể do công nhân tự ghi chép hoặc do nhân
viên kinh tể dưới phân xưởng ghi chép.
+. Mã hóa và sắp xếp vật tư
Giả mã đơn giản của bộ mã hóa vật tư là sử dụng chữ cái hoặc số để gọi tên vật
tư,
hàng ngày nhu cầu sử dụng vật tư kỹ thuật đòi hỏi liên tục với số lượng không ổn định
do đó việc nhập, xuất cấp phát cho đơn vị sản xuất là không cố định vào một thời điểm
nào. Vậy đòi hỏi nhà quản lý của Công ty phải nhận dạng nhanh các loại vật tư kỹ thuật
cùng các thông tin về số lượng, chất lượng vật tư.
Sau đây là hệ thống mã hóa của Công ty được thiết kế như sau.
BẢNG MÃ HÓA VẬT TƯ
Bảng 3.4
O

o

o

T

1

0

1

2


3

M

0000

4

5

1. Tên thiết bị: Ôtô – OT; máy xúc – XU
2. Chủng loại thiết bị: EAZ – 01; Kamaz – 04; Kapaz – 05.
3. Số lần thay đổi đơn giá vật tư
4. Chủng loại vật tư: Mới – M; sửa chữa – SC
5. Số thứ tự
Ví dụ minh họa: OT0101M0505 được hiểu là phụ tùng xe ôtô EAZ được mua mới với
đơn giá thay đổi lần thứ nhất, xếp thứ 0505 trong danh sách vật tư của xe ôtô EAZ.

SV. Lý Văn Hướng

Quản trị doanh nghiệp Mỏ K49


Một số phương pháp vật tư.
- Khi vật tư ở bất kỳ chỗ nào phương pháp này được sử dụng ở những vị trí tự
do để lúc đưa hàng vào kho thì sắp xếp hàng vào những chố đó. Cách sắp xếp này
thường được áp dụng đối với các loại vật tư như: Bảo hộ lao động, dụng cụ đồ nghề,
văn phòng phẩm…vì vậy ưu điểm của nó là mọi chỗ đều được tận dụng.
- Phương pháp để chỗ cố định cho những loại vật tư mà Công ty quy định,

phương pháp này là dành cho một chỗ xác định cho một loại vật tư xác định. Với
phương pháp này ưu điểm là đễ kiểm tra vật tư hoặc dễ xác định ra vật tư thiếu, nhưng
nhược điểm là chúng thường tốn rất nhiều diện tích của kho chứa vật tư, khi vật tư đó
đã dùng hết thì chỗ đó vẫn bỏ trống, trong khi các chỗ khác thì lại chật. Phương pháp
này thường áp dụng cho loại vật tư dùng cho sửa chữa lớn như: Phụ tùng ôtô, máy xúc,
máy khoan.
- Phương pháp tần số quay vòng tức là những loại vật tư nào có nhu cầu dùng
nhiều nhất sẽ được bố trí ở chỗ thuận tiện nhất, gần chỗ nhập xuất ở đầu đường ra.
Phương pháp này chỉ áp dụng cho vật tư phục vụ công tác vận tải của mỏ.
- Phương pháp 2 kho được áp dụng cho vật tư là nhiên liệu, kho được chia thành
2 bộ phận bằng nhau, kho nhập và kho xuất hai kho này cung cấp cho nhau (các kho
nhiên liệu như xăng, dầu, mỡ máy được đặt trên 2 khu vực sản xuất).
- Phương pháp nhập trước xuất trước là phương pháp chủ yếu của các doanh
nghiệp mỏ hiện nay nói chung và Công ty xây dựng mỏ hầm lò số 2 nói riêng. Việc
nhập hàng hóa cùng loại theo thứ tự, vật tư nào trước thì được ưu tiên xuất trước, như
thế sẽ tránh được tình trạng hư hỏng do vật tư để ở kho quá lâu.
b, Cung ứng vật tư cho phân xưởng đào lò 1.
Hiện nay vật tư của Công ty xây dựng mỏ hầm lò số 2 được bố trí tại 2 kho
chính là kho ở khu vực Vàng Danh và kho vật tư tại trụ sở Công ty. Do đó việc cung
cấp đáp ứng vật tư cho phân xưởng đào lò 1 rất thuận lợi, vì vậy mà việc vận chuyển
vật liệu cho lò DV7 được nhanh nhất, đáp ứng đúng tiến độ thi công của phân xưởng 1.

SV. Lý Văn Hướng

Quản trị doanh nghiệp Mỏ K49


Việc đưa vật tư từ kho bãi vào đến tận công trình thi công cho phân xưởng đào
lò 1 được tiến hành như sau: Do kho vật tư đặt tại khu vực Vàng Danh gần với phân
xưởng đào lò 1 vì thế rất tiện, kịp thời trong sản xuất, đối với phân xưởng đào lò 1 chỉ

cần vận chuyển vật tư từ mặt bằng ngoài trời chỗ cửa lò vào nơi làm việc bằng tàu
điện.
Cung cấp vật tư kịp thời đúng lúc là nhân tố quan trọng để đẩy nhanh tiến độ
đào lò, nhưng qua tình hình bố trí lao động và tổ chức chu kỳ sản xuất hiện nay của
Công ty tác giả thấy Công ty đang lãng phí lao động và chưa tận dụng được năng suất
lao động của công nhân, cũng như năng lực sản xuất của máy móc thiết bị, vì thế tác
giả xin đưa ra phương án tổ chức mới, nhằm khắc phục những nhược điểm đang tồn
tại. Với chuyên đề tổ chức công tác đào lò xây dựng cơ bản DV7 cánh tây Vàng Danh.
3.2. Tổ chức công tác đào lò XDCB DV7 cánh tây khu vực Vàng Danh – Công ty
Xây dựng mỏ hầm lò 2
3.2.1. Tình hình địa chất
Theo báo cáo thăm dò địa chất và tình hình thực tế đào lò xây dựng cơ bản của
Công ty Xây dựng mỏ hầm lò 2, xung quanh khu mỏ là các dãy núi bao bọc, các dãy
núi đều chịu ảnh hưởng của cấu tạo địa chất kéo dài từ đông sang tây. Độ cao trung
bình của dãy núi so với mặt nước biển từ 300m ÷ 400m. Độ kiên cố của đất đá trong
khoảng f = 4 ÷ 6.
Nước trên mặt trong khu vực công ty than Vàng Danh chủ yếu là nước suối tập
chung ở 3 suối chính: Suối A, B (phía tây Vàng Danh), suối C (khu Cánh Gà). Với đặc
điểm của các con suối này là long suối hẹp và sâu, độ dốc lớn, suối thường có hướng
vuông góc với hướng núi nên sau những trận mưa rào lưu lượng nước rất lớn nhưng chỉ
vài giờ sau nước rút hết.
Kiến trúc địa tầng
+ Địa tầng khu cánh tây Vàng Danh nằm trong điệp Hòn Gai, trầm tích có tuổi hệ Triát
thượng bậc Nori – ret (HG – T3n – r)

SV. Lý Văn Hướng

Quản trị doanh nghiệp Mỏ K49



Có trầm tích đệ tứ (Q) bao phủ trên bề mặt địa hình.
Căn cứ cột địa tầng tổng hợp khu cánh tây Vàng Danh được chia thành 2 phụ điệp
được mô tả cụ thể như sau:
- Phụ điệp dưới
Thành phần gồm: đá cuội kết hạt trung bình, sỏi kết, cát kết, cát kết hạt khong
đều chứa ít thấu kính than mỏng.
Chiều dày phụ điệp từ 500 ÷ 600 m.
- Phụ điệp trên
Thành phần gồm: cát, cát kết ít hơn là sạn kết, xen các lớp đá bột kết, sét kết, sét
than và chứa 10 vỉa than đá.
Chiều dày toàn điệp Hòn Gai 1500 m có nơi lên tới 2000 m.
+ Kiến tạo
- Uốn nếp
Khu vực cánh tây Vàng Danh có nếp lồi.
- Đứt gãy
Khu cánh tây vàng Danh có đứt gãy phần lớn có phương á kinh tuyến, đứt gãy á
kinh tuyến gồm phay F1 ÷ F13 có biên độ dịch chuyển vài chục mét.
Ngoài đứt gãy kể trên trong khu vực thi công của Công ty Xây dựng mỏ hầm lò
2 có rất nhiều đứt gãy nhỏ có biên độ từ 2 ÷ 10 mét, gây ra nhiều khó khăn trong quá
trình đào lò, xây dựng.
3.2.2. Lựa chọn công nghệ đào lò xây dựng cơ bản
Công nghệ phá vỡ đá:
Thi công phá vỡ đá bằng khoan nổ mìn kết hợp với căn bằng búa căn khí nén. Khi
lò đào qua nóc của lò xuyên vỉa khu vực mức +0 khoan bắn mìn tiến độ theo hộ chiếu
khoan nổ mìn chu kỳ L=0,8m, bắn 1/ 2 gương lò phía trên trước sau đó bắn tẩy hàng
nền.

SV. Lý Văn Hướng

Quản trị doanh nghiệp Mỏ K49



Công nghệ xúc bốc, vận chuyển:
Xúc tải ở lò bằng đổ lên goòng 3 tấn vận chuyển bằng tầu điện ra ngã ba lò
xuyên vỉa khu vực mức +0 cự ly 2000m giao cho phân xưởng vận tải Công ty than
Vàng Danh.
Công nghệ thông gió:
Đặt quạt cục bộ tại IIK37 lò xuyên vỉa khu vực mức +0 để thông gió phục vụ thi
công. Gió sạch được đưa vào gương qua ống gió vải F500, đầu ống gió vải luôn cách
gương một đoạn L = 8 ÷ 10m. Gió thải theo lò xuyên vỉa khu vực mức +0, thượng TG
mức +0 ÷ +105 vỉa 7 lên lò XVTG khu II mức +105 ra ngoài.
Cung cấp khí và nước
Khí nén được lấy từ hệ thống cung cấp khí nén và nước của khu vực lò Vàng
Danh
Kỹ thuật an toàn:
- Tuyệt đối tuân thủ theo đúng quy phạm an toàn trong các hầm lò than và diệp
thạch TCN 14/06/2006 (ban hành kèm theo Quyết định số: 47/2006/QĐ-BCN ngày
26/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp).
- Tuyệt đối tuân thủ theo đúng quy phạm kỹ thuật trong các hầm lò than và diệp
thạch 18-TCN-5-2006 (ban hành kèm theo Quyết định số: 35/2006/QĐ-BCN ngày
13/10/2006 của Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp).
- Công tác khoan nổ mìn phải tuyệt đối tuân thủ theo Quy trình Công Nghệ
Khoan Nổ Mìn trong hầm lò, ban hành kèm theo Quyết định số: số 124/QĐ-KTCN đã
được Giám đốc Công ty Xây dựng mỏ hầm lò 2 - TKV ngày 11/12/2007.
- Công tác thi công đào chống lò tuân thủ theo Quy trình công nghệ đào chống
lò, khoan nổ mìn và các quy định kỹ thuật của Công ty than Vàng Danh ban hành kèm
theo quyết định số: 5327/QĐ-KTKT tháng 11/2204 và Quy trình Công nghệ đào chống

SV. Lý Văn Hướng


Quản trị doanh nghiệp Mỏ K49


lò ban hành theo Quyết định số: số 127/QĐ-KTCN đã được Giám đốc Công ty Xây
dựng mỏ hầm lò 2 - TKV ngày 12/12/2007.
- Trước mỗi chu kỳ tiến gương phải tổ chức khoan thăm dò trước gương bằng
choòng khoan nối L > 6 m.
- Trước khi nạp nổ mìn phải tiến hành đo khí CH 4, nếu nồng độ CH4 > 0,5%
phải tiến hành thông gió tích cực đảm bảo hàm lượng CH 4 < 0,5% mới được bắn mìn,
cử người gác mìn theo biện pháp.
- Trắc địa Công ty có trách nhiệm hướng dẫn Phân xưởng thi công đúng hướng,
độ dốc lò theo biện pháp đã lập.
- Trưởng phòng KTCN chủ trì và phối hợp với TP. An toàn, TP. CHSX phổ biến
hồ sơ kỹ thuật cho Quản đốc, Phó quản đốc, Lò trưởng của đơn vị thi công.
- Quản đốc phân xưởng trước khi thi công có trách nhiệm phổ biến biện pháp thi
công này cho toàn bộ công nhân trong đơn vị mình nắm được .
3.2.3. Xác định hao phí về vật tư
A. Lập hộ chiếu chống lò
Căn cư vào tình hình địa chất tại DV7 cánh tây khu vực Vàng Danh Công ty
Xây dựng mỏ hầm lò 2 đang thi công, dựa vào công nghệ đào lò va các yếu tố khác ảnh
hưởng đến đường lò vì vậy chọn vì chống bằng thép CBII để đảm an toàn cũng như
tiến độ thi công. Mọi hao phí về vật tư đều được tính toán xác định theo định mức 47.
1. Tính toán khối lượng vì chống thép CBII cần dùng cho một chu kỳ đào lò
Theo định mức 1mét lò đào cần 1,25 vì thép CBII , hao phí vì chống thép trong
một chu kỳ đào lò, với tiến độ chu kỳ là 1,6m/chu kỳ.
2. Tính toán gông – giằng
Môt mét lò đào cần 1,25 vì thép đi kèm theo với nó là 3,8 bộ gông – giằng, vậy
một chu kỳ đào lò cần 2 vì chống thép đi kèm theo với vì chống là 3,8 x 1,6 = 6,08 bộ
gông – giằng


SV. Lý Văn Hướng

Quản trị doanh nghiệp Mỏ K49


3. Tính toán tấm chèn bê tông
Một mét lò đào để đảm bảo trong công tác thi công cần 28 tấm chèn bê tông như
vậy với một chu kỳ đào lò đi được 1,6 m cần số lượng tấm chèn bê tông là: 28 x 1,6 =
44,8 tấm..
B. Tính hao phí vật tư cho công tác khoan – nổ mìn.
1. Hao phí vật tư trong công tác khoan lỗ mìn
- Hao phí choòng khoan
Căn cứ vào định mức 47 với độ cứng đất đá f = 4 – 6, khoan một mét lò cần
0,36 choòng khoan, để tiến hành một chu kỳ đào lò tương đương 1,6 m/chu kỳ cần phải
chuẩn bị số lượng choòng khoan là: 0,36 x 1,6 = 0,576 choòng khoan..
- Hao phí mũi khoan
Căn cứ vào định mức áp dụng trong công tác đào lò xây dựng, độ cứng vững đất
đá f = 4 – 6, khoan một mét lò hao phí mất 0,86 mũi khoan, để tiến hành một chu kỳ
đào lò tương đương với 1,6 m/chu kỳ cần phải chuẩn bị số lượng mũi khoan để đáp
ứng cho công việc là: 0,86 x 1,6 = 1,376 mũi khoan.
2. Hao phí vật tư trong công tác nổ mìn
Mọi hao phí vật tư trong công tác nổ mìn đều căn cứ vào định mức 47 để tính
toán, đối với độ cứng đất đá f = 4 – 6, tiết diện đường lò 15,9 m 2 hao phí trong công tác
này đối với một chu kỳ đào lò sẽ là:
- Hao phí thuốc nổ AH1
Theo căn cứ trên một mét lò khi nổ mìn cần lượng thuốc nổ AH1 là 21,47 kg,
với tiến độ chu kỳ 1,6m/chu kỳ sẽ tương đương với lượng thuốc nổ cần dùng: 21,47 x
1,6 = 34,352 kg thuốc nổ AH1..
- Hao phí kíp điện
Tính toán số lượng kíp điện cần dùng cho một chu kỳ đào lò, với một mét lò đào

cần lượng thuốc nổ là 21,47 kg, kèm theo đó sẽ là 28,78 kíp điện, đối với một chu kỳ

SV. Lý Văn Hướng

Quản trị doanh nghiệp Mỏ K49


đào lò tiến độ 1,6 m/chu kỳ sẽ cần phải chuẩn bị số kíp điện tương ứng để phục vụ cho
công tác này, số kíp điện cần dùng: 28,78 x 1,6 = 46,048 kíp điện.
- Hao phí dây điện
Số lượng dây điện phục vụ cho công tác kích điện gây nổ hao phí đối với một
mét lò là 37,2 mét, hao phí cho một chu kỳ đào lò sẽ bằng 37,2 x 1,6 = 59,52 mét.
C. hao phí vật tư trong công tác đặt đường sắt tạm, tà vẹt gỗ ở lò bằng
Mọi hao phí vật tư trong công tác này cũng được tính toán căn cứ vào định mức
47. Tính toán hao phí theo một chu kỳ đào lò, khoảng cách giữa các thanh ray là
600mm với loại ray P24. hao phí lắp đặt đường sắt cho một tiến độ đào lò sẽ là:
- Khối lượng ray
Một mét đường sắt cần khối lượng ray đảm bảo cho việc vận chuyển là 51,2 kg,
trọng lượng môt mét đường ray là 51,2 kg, như thế với một tiến độ đào lò đi được 1,6
m cần phải lắp đặt 1,6 m đường ray, khối lượng tương ứng bằng 51,2 x 1,6 = 81,92 kg.
- Khối lượng tấm lót
Hao phí khối lượng tấm lót cho một mét đường ray là 6,09 kg, khối lượng tấm
lót dùng cho 1,6 mét đường ray bằng: 6,09 x 1,6 = 9,744 kg.
- Khối lượng tấm ốp
Hao phí khối lượng tấm ốp cho một mét đường ray là 2,11 kg, khối lượng tấm
ốp dùng cho 1,6 mét đường ray (tiến độ đào lò bằng 1,6 m/chu kỳ) bằng: 2,11 x 1,6 =
3,376 kg.
- Khối lượng đinh vấu
Hao phí khối lượng đinh vấu dùng để cố định một mét đường ray cần 1,89 kg
đinh vấu, đối với 1,6 mét đường ray cần khối lượng đinh vấu là: 1,89 x 1,6 = 3,024 kg.

- Khối lượng bulông và đai ốc
Hao phí khối lượng bulông – đai ốc nhằm đảm bảo an toàn cho một mét đường
ray cần 0,26 kg, để đảm bảo an toàn cùng với sự chắc chắn cho 1,6 m đường ray cần
có khối lượng bulông – đai ốc là 0,26 x 1,6 = 0,416 kg..

SV. Lý Văn Hướng

Quản trị doanh nghiệp Mỏ K49


- Khối lượng vòng đệm
Hao phí khối lượng vòng đệm để tăng thêm độ chắc chắn cho bulông – đai ốc,
đối với một mét đường ray cần 0,26 kg bulông – đai ốc đi kèm theo là 0,02 kg vòng
đệm, với một tiến độ đào lò cần lắp đặt 1,6 m đường ray sẽ cần một lượng vòng đệm
là: 0,02 x 1,6 = 0,032 kg vòng đệm.
- Khối lượng tà vẹt gỗ
Tà vẹt gỗ nhằm đảm bảo đường ray không bị lún khi vận chuyển goòng, việc
đặt tà vẹt là hết sức quan trọng trong công tác lắp đặt đường ray, để lắp đặt được một
mét đường ray cần 0,04 m3 gỗ. như thế để lắp đặt 1,6 m đường ray tương đương với
một chu kỳ đào lò cần số lượng tà vẹt là: 0,04 x 1,6 = 0,064 m3 gỗ.
D. Tổng hợp hao phí vật tư cho một chu kỳ đào lò xây dựng
BẢNG TỔNG HỢP HAO PHÍ VẬT TƯ
Bảng 3.5
STT
1
2
3
4
-


CHỈ TIÊU
Công tác chống lò
Thép CBII
Gông – giằng
Tấm chèn bê tông
Công tác khoan lỗ mìn
Choòng khoan
Mũi khoan
Công tác nổ mìn
Thuốc nổ AH1
Kíp điện
Dây điện
Công tác đặt đường sắt tạm, tà vẹt gỗ
Ray
Tấm lót
Tấm ốp
Đinh vấu
Bulông và đai ốc
Vòng đệm
Tà vẹt gỗ

SV. Lý Văn Hướng

ĐVT

HAO PHÍ VẬT TƯ


bộ
tấm


2
6,08
44,8

cái
cái

0,576
1,376

kg
cái
mét

34,352
46,048
59,52

kg
kg
kg
kg
kg
kg
m3

81,92
9,744
3,367

3,024
0,416
0,032
0,064

Quản trị doanh nghiệp Mỏ K49


3.2.4. Tổ chức đào lò
Nhiệm vụ đào lò xây dựng cơ bản là không ngừng nâng cao tốc độ đào lò, đảm
bảo kế hoạch khai thác chủ yếu nhằm hạ giá thành công tác đào lò.
Để thực hiện những nhiệm vụ trong công tác đào lò xây dựng cơ bản cần thực hiện tổ
chức đào lò theo biểu đồ chu kỳ, theo các nội dung sau:
3.2.4.1. Xác định tiến độ chu kỳ
Phương pháp đào lò của Công ty Xây dựng mỏ hầm lò 2 – TKV là phương pháp
sử dụng khoan nổ mìn. Với tiến độ chu kỳ là 1,6 m và diện tích đào là 15,9 m2.
3.2.4.2. Xác định các công việc trong 1 chu kỳ.
- Khoan lỗ mìn
- Nạp + nổ mìn
- Thông gió, củng cố đưa gương về trạng thái an toàn
- Xúc bốc, vận chuyển đất đá
- Chống giữ
- Vận chuyển vật liệu, đặt đường tạm, đào rãnh nước, nối dài ống gió…
- Vệ sinh cuối chu kỳ sản xuất.
3.2.4.3. Tính khối lượng công việc trong một chu kỳ.
- Khối lượng công tác khoan:
Công thức xác định chiều sâu của lỗ khoan: Lk =

Lck
,m

η

(3-1)

Trong đó: Lck – tiến độ chu kỳ, m
η – hệ số sử dụng lỗ khoan, 0,85
chiều sâu lỗ khoan là: Lk =

1,6
= 1,88 (m)
0,85

Theo định mức dự 47 với tiết diện đường lò 15,9 m 2 , một lần tiến gương lò đá
cần khoan 66 lỗ, theo tính toán trên chiều sâu lỗ khoan là 1,88 m.
Khối lượng công tác khoan là: Kk = 1,88 x 66 = 124,08 (m/chu kỳ)

SV. Lý Văn Hướng

Quản trị doanh nghiệp Mỏ K49


- Khối lượng công tác xúc bốc, vận chuyển đất đá
Công thức tính: Kđđ = Lck x Sđ x Hnr

(3-2)

Trong đó: Sđ – diện tích lò đào
Hnr– hệ số nở rời của đất đá, 1,35
Khối lượng công tác là: Kđđ = 1,6 x 15,9 x 1,35 = 34,344 (m3/chu kỳ)
- Khối lượng công tác chống giữ

Với tiến độ đào lò 1,6 m/chu kỳ, bước chống bằng 0,8 m/vì thì khối lượng công tác
chống giữ trong một chu kỳ là: Kcg =

1,6
= 2 (vì/chu kỳ)
0,8

- Khối lượng công tác đào rãnh nước, nối dài ống gió,đặt đường tạm bằng một lần tiến
gương hay bằng tiến độ đào lò là 1,6 m.
3.2.4.4. Tính hao phí lao động
a, Cho từng công việc:
Công thức tính: Ri =

Ki
, người – ca
Mi

(3-3)

Trong đó: Ki – khối lượng công việc i
Mi – mức lao động, khối lượng công việc/người – ca
Thiết lập bảng mức tính hao phí lao động được thể hiện qua bảng sau:
BẢNG KHỐI LƯỢNG CÔNG VIỆC VÀ MỨC LAO ĐỘNG CỦA LÒ DV7 TRONG MỘT CHU
KỲ ĐÀO LÒ
Bảng 3.6
STT

CHỈ TIÊU

Khối lượng công tác Mức lao động


1

Khoan nổ mìn

124,08 mét

23,86 mét/ng.ca

2

Nạp + nổ mìn

66 lỗ

31,43 lỗ ng.ca

3

Thông gió, củng cố đứa gương về trạng thái an toàn

2 ng.ca

4

Xúc bốc, vận chuyển đất đá

30,051 m

5


Chống giữ

2 vì

6

Vận chuyển vật liệu, đặt đường tạm, nối dài ống gió

SV. Lý Văn Hướng

3

6,2 m3/ng.ca
0,38 vì/ng.ca
3 ng.ca

Quản trị doanh nghiệp Mỏ K49


7

Vệ sinh công nghệ cuối chu kỳ sản xuất

8 ng.ca

Hao phí lao động cho từng công việc
- Khoan lỗ mìn: R1 =

124,08

= 5,2 người – ca
23,86

- Nạp + nổ mìn: R2 =

66
= 2,1 người – ca
31,43

- Thông gió, củng cố đưa gương về trạng thái an toàn: R3 = 2 người – ca
- Xúc bốc, vận chuyển đất đá: R4 =
- Chống giữ: R5 =

30,051
= 4,85 người – ca
6,2

2
= 5,3 người – ca
0,38

- Vận chuyển vật liệu, đặt đường tạm, nối dài ống gió: R6 = 3 người – ca
- Vệ sinh công nghệ cuối chu kỳ sản xuất: R7 = 8 người – ca
b, Cho toàn chu kỳ:
m

Công thức tính: Rck =

∑ Ri , người-ca


(3-4)

i =1

Trong đó:
m – số công việc trong một chu kỳ
Từ kết quả hao phí lao động cho từng công việc tính toán ở trên thay vào công thức R ck
8

=

∑ Ri → Rck = R1 + R2 + R3 + R4 + R5 + R6 + R7
i =1

→ Rck = 5,2 + 2,1 + 2 + 4,85 + 5,3 + 3 + 8 = 30,45 người – ca
3.2.4.5. Xác định số công nhân hoàn thành chu kỳ
Số lượng công nhân hoàn thành một chu kỳ được tính làm tròn và nhỏ hơn R ck,
ở đây do Rck = 30,45 người – ca, vậy lấy số lượng công nhân N = Rck = 30 người
3.2.4.6. Tính hệ số vượt mức
Công thức tính: Hvm =

SV. Lý Văn Hướng

Rck
, ≤ 1,15
N

(3-5)

Quản trị doanh nghiệp Mỏ K49



Hệ số vượt mức là: Hvm =

30,45
= 1,015 < 1,15
30

3.2.4.7. Thời gian hoàn thành công việc
a, Công việc tiến hành riêng lẻ:
Công thức tính: tv =

Rr × (Tca − Tcb )
,h
Nci × Hvm

(3-6)

Trong đó: Rr – hao phí lao động cho công việc riêng lẻ, người – ca
Tca – thời gian ca làm việc, 8h
Tcb – thời gian giao nhận ca, nạp nổ mìn và thông gió nếu có, h
Nci – số công nhân cùng làm
- Thời gian hoàn thành công việc nạp + nổ mìn:
tv1 =

2,1 × (8 − 0,5)
= 0,51 giờ
30 ×1,015

- Thời gian hoàn thành công việc thông gió củng cố gương:

tv2 =

2 × (8 − 0,5)
= 0,49 giờ
30 × 1,015

- thời gian hoàn thành công việc chống giữ:
tv3 =

5,3 × (8 − 0,5)
= 1,4 giờ
30 × 1,015

- Thời gian vệ sinh cuối chu kỳ sản xuất:
tv4 = 0,5 giờ theo định mức
b, Công việc tiến hành đồng thời
Công thức tính: tđt =

∑ Rdt × (Tca − Tcb ) , h
Nci × Hvm

(3-7)

- Thời gian công việc khoan lỗ mìn + vận chuyển vật liệu, đặt đường tạm, đào rãnh, nối
dài ống gió
tđt1 =

(5,2 + 3) × (8 − 0,5)
= 2,38 giờ
30 × 1,015


SV. Lý Văn Hướng

Quản trị doanh nghiệp Mỏ K49


- Thời gian công việc xúc bốc, vận chuyển đất đá + vận chuyển vật liệu, đặt đường
tạm, đào rãnh, nối dài ống gió
tđt2 =

(4,85 + 3) × (8 − 0,5)
= 2,22 giờ
30 × 1,015

3.2.4.8. Thời gian chu kỳ
Công thức tính: Tck =
Trong đó:

∑Tr

+

∑ Tdt

+ Tcb, h

(3-8)

∑Tr : Tổng thời gian của các công việc riêng lẻ
∑ Tdt : Tổng thời gian của các công việc đồng thời

Tcb: Thời gian chuẩn bị trong một chu kỳ, 30 phút

∑Tr
∑ Tdt

= tv1 +tv2 + tv3 + tv4 = 0,51 + 0,49 + 1,4 + 0,5 = 2,9 giờ
= tđt1 + tđt2 = 2,38 + 2,22 = 4,6 giờ

Vậy Tck = 2,9 + 4,6 + 0,5 = 8 giờ
3.2.4.9. Kiểm tra thời gian chu kỳ theo điều kiện kế hoạch
Công thức so sánh: Tck ≤ Tkh

(3-9)

Trong đó: Tck: thời gian một chu kỳ làm việc
Tkh: thời gian kế hoạch đặt ra
Theo kết quả tính trên cho thấy thời gian chu kỳ bằng với thời gian kế hoạch, điều
nầy là rất tốt đối với công tác tổ chức đào lò đối với Công ty Xây dựng mỏ hầm lò 2.
Với thời gian kế hoạch là 1ca/1chu kỳ.
3.2.4.10. Số chu kỳ trong 1 ngày đêm
Công thức tính toán: Nck =

24
24
=
=3
Tck
8

3.2.4.11. Xác định công nhân của tổ đào lò

Công thức tính: Nt = N x Nck, người

(3-10)

Nt = 30 x 3 = 90 người
3.2.4.12. Tiến độ đào lò trong 1 ngày đêm

SV. Lý Văn Hướng

Quản trị doanh nghiệp Mỏ K49


Công thức xác định: Lnđ = Lck x Nck = 1,6 x 3 = 4,8 mét
3.2.4.13. Lập biểu đồ bố trí nhân lực
Từ kết quả tính toán khối lượng công việc, hao phí lao động trong một chu kỳ sản
xuất đí đến thiết lập biểu đồ bố trí nhân lực cho phương án mới, để chỉ ra được hiệu
quả khi tổ chức theo phương án mới so với phương án cũ, trong phương án mới tác giả
đã tiết kiệm tương đối thời gian, lao động trong 1 chu kỳ so với phương án cũ.

SV. Lý Văn Hướng

Quản trị doanh nghiệp Mỏ K49


×