Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

rủi ro biến động tỷ giá đối với đầu ra trong doanh nghiệp xuất khẩu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.31 KB, 22 trang )

Đại Học Mở
TP.HCM

QUẢN TRỊ RỦI RO

Lớp TC06ĐB

RỦI RO BIẾN
ĐỘNG TỶ GIÁ
ĐỐI VỚI ĐẦU
RA TRONG
DOANH
NGHIỆP
XUẤT KHẨU

GVHD: TS. Ngô Quang
Huân


MỤC LỤC
I.

Lý do chọn đề tài
1. Thực trạng tỉ giá hối đoái tại thị trường Việt Nam hiên nay
2. Tác động của tỉ giá hối đoái đối với đầu ra của doanh nghiệp xuất nhập khẩu
3. Mục tiêu của việc quản trị rủi ro tỉ giá

II.

Giới thiệu công ty Xuất Nhập khẩu Thuỷ sản Cửu Long An Giang


1. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
1.2. Giới thiệu về Công ty
1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức và quản lý công ty
2. Vị thế của Công ty
2.1 Vị thế của Công ty trong ngành
2.1.1
2.1.2

Tổng quan ngành thủy sản Việt Nam
Vị thế của Công ty trong lĩnh vực chế biến cá tra, ba sa
xuất khẩu

2.2 Triển vọng phát triển của ngành chế biến cá tra xuất khẩu
2.3 Định hướng chiến lược phát triển của Công ty
III. Phân tích rủi ro biến động tỷ giá đối với đầu ra trong doanh nghiệp xuất
khẩu
1. Nhận diện rủi ro
1.1 Các nhân tố cơ bản tác động đến tỷ giá
1.2 Quy trình từ lúc ký hợp đồng đến khi thanh toán
1.3 Chuỗi rủi ro


2. Đo lường rủi ro
3. Kiểm soát
3.1 Lựa chọn đồng tiền thanh toán và việc giảm rủi ro hối đoái
3.2 Áp dụng điều khoản giá linh hoạt
3.2.1 Áp dụng giá tỷ lệ với sự biến động của tỷ giá hối đoái
3.2.2 Áp dụng điều khoản giá linh hoạt tỷ lệ với sự biến động của tỷ giá
có tính miễn trừ

3.2.3 Áp dụng điều khoản chia sẻ rủi ro
3.2.4 Áp dụng điều khoản quyền chọn
3.3 Kinh doanh nhưng không xuất khẩu
3.4 Sử dụng công cụ phái sinh
4. Tài trợ rủi ro
5. Quản trị chương trình
5.1

Phòng phân tích và quản trị rủi ro

5.2

Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban có liên quan


I. Lý do chọn đề tài
1. Thực trạng tỉ giá hối đoái tại thị trường Việt Nam hiên nay:
Do xu hướng tự do hóa thương mại và đầu tư quốc tế dẫn đến nhu cầu trao đổi đồng
tiền giữa các quốc gia ngày càng tăng. Tỷ lệ trao đổi giữa đồng tiền của quốc gia này với
đồng tiền của quốc gia khác gọi là tỷ giá.
- Trong suốt những năm trước đây, tỉ giá giữa đồng đôla Mỹ và đồng nội tệ
(USD/VND) liên tục được duy trì ổn định, thường chỉ tăng quanh 1% mỗi năm.
- Tuy nhiên, từ năm 2008 chính sách tỉ giá trên thị trường có tần suất điều chỉnh với
những mức tăng chưa từng có trong lịch sử. Biên độ liên tục được nới rộng; tỉ giá liên
ngân hàng đã tăng tới 5%, tại các ngân hàng thương mại tăng tới 9%, đã làm cho chi
phí tài chính của nhiều doanh nghiệp biến động mạnh.
- Qua năm 2009, có thể nhiều doanh nghiệp sẽ tiếp tục đón một năm không bình yên
trên thị trường tài chính. Ngày 24/3, biên độ tỉ giá đã được nới rộng lên +/-5%, tỉ giá
USD/VND của các ngân hàng đã tăng thêm gần 2%. Khác với những lần trước, lần
điều chỉnh này khá bất ngờ với thị trường, cả ở thời điểm và mức độ.

2. Tác động của tỉ giá hối đoái đối với đầu ra của doanh nghiệp xuất nhập
khẩu:
Đối với các nước áp dụng chính sách tỷ giá thả nổi hoặc thả nổi có kiểm soát như
nước ta thì tỷ giá thường xuyên thay đổi, lúc tăng lúc giảm, gây ra rủi ro cho doanh
nghiệp:
- Khi doanh nghiệp thực hiện kiểm toán, tác động của biến động tỉ giá lại làm “biến
dạng” bản báo cáo tài chính, làm giảm lợi nhuận hoặc đánh tụt kết quả kinh doanh so
với kế hoạch đề ra, khiến cho doanh nghiệp gặp khó khăn đối với cổ đông và nhà đầu
tư.
- Những tháng đầu năm 2009, một loạt doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng
khoán Tp.HCM (HOSE) phải có văn bản giải trình chênh lệch số liệu trong báo cáo
tài chính kiểm toán 2008, do doanh nghiệp chưa tính đến khoản chênh lệch tỉ giá đối
với khoản vay ngoại tệ.
Do vậy, trong bối cảnh hiện tại, việc quản trị rủi ro tỉ giá hiện nay là vấn đề bức thiết
đối với các doanh nghiệp.
3. Mục tiêu của việc quản trị rủi ro tỉ giá
Việc quản trị rủi ro hối đoái ở đây có mục đích giảm thiểu tối đa những tổn thất có thể
có với chi phi thấp nhất do những biến động của tỉ giá.


II.

Giới thiệu công ty
1. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển:
1.1.

Lịch sử hình thành và phát triển:

Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cửu Long An Giang tiền thân là Công ty
TNHH Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cửu Long An Giang.

Với 23 năm kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản từ những ngày đầu tiên của phong trào
nuôi cá tra, basa theo mô hình công nghiệp tại An Giang năm 1986, đến năm 2003 các
thành viên gia đình đã thành lập Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cửu Long
An Giang theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5202000209 do Sở Kế hoạch và
Đầu tư tỉnh An Giang cấp ngày 05/05/2003. Nhà máy chế biến của Công ty bắt đầu được
xây dựng vào tháng 5/2003 và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 03/2005. Nhà máy
hiện tại có công suất chế biến khoảng 100 tấn cá nguyên liệu/ngày tương đương khoảng
10.000 tấn cá thành phẩm/năm. Sản phẩm của nhà máy chế biến được xuất đi khoảng 40
nước trên thế giới và thị trường chủ yếu là EU, Trung Đông, Châu Á, Australia.
Năm 2006, Công ty là một trong 200 doanh nghiệp và thương nhân được trao giải
thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc năm 2006” (2006 Business Excellence Awards) do Ủy
Ban Quốc Gia Về Hợp Tác Kinh Tế Quốc Tế trao tặng. Giải thưởng là kết quả của việc
Công ty có giải pháp thị trường xuất khẩu tốt nhất sang thị trường các nước và khu vực.
Năm 2007 Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín và là một trong 500 Doanh nghiệp lón nhất
Việt Nam.
Năm 2008 Công ty là một trong 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, và là một trong
100 Doanh nghiệp xuất khẩu hàng đạt chất lượng và uy tín của Việt Nam.
Đến ngày 02/05/2007 Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cửu Long An
Giang chính thức chuyển đổi sang hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần theo Giấy
Chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5203000065 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh An
Giang cấp ngày 17/04/2007. Tại thời điểm chuyển đổi vốn điều lệ của Công ty là 90 tỷ
đồng.
1.2.

Giới thiệu về Công ty:

• Tên Công ty: Công ty Cổ phần XNK Thủy Sản Cửu Long An Giang
• Tên giao dịch: Cuulong Fish Joint Stock Company
• Tên viết tắt: Cl- Fish Corp
Vốn điều lệ: 90.000.000.000 VNĐ (Chín mươi tỷ đồng Việt Nam)

Tương ứng với : 9.000.000 cổ phiếu phổ thông


Ngành nghề kinh doanh của Công ty:
- Chế biến, bảo quản thủy sản và sản phẩm từ thủy sản;
- Mua bán cá và thủy sản;
- Mua bán hóa chất, dụng cụ dùng trong sản xuất và chế biến thủy sản;
- Nuôi trồng thủy sản;
- Mua bán nông sản (nếp, gạo, hạt điều...);
- Mua bán thực phẩm (đậu nành, đậu bắp, rau quả,... đông lạnh);
- Sản xuất bao bì;
- Mua bán các loại nguyên vật tư trong ngành bao bì;
- Chế biến thức ăn thủy sản;
- Mua bán nguyên liệu, vật tư phục vụ chăn nuôi thủy sản (cám bã đậu nành, bột cá, bột
xương thịt, vitamin);
- Đầu tư cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu du lịch, khách sạn, cao ốc văn phòng;
- Chế biến thức ăn gia súc.
- Cho thuê kho lạnh.
- Hoạt động đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp.
- Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp.
1.3.

Cơ cấu bộ máy tổ chức và quản lý công ty:

Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cửu Long An Giang được tổ chức và
hoạt động tuân thủ theo Luật doanh nghiệp, các Luật khác có liên quan và Điều lệ Công
ty được Đại hội cổ đông nhất trí thông qua.
Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cửu Long An Giang có bộ máy quản lý
tổ chức theo mô hình Công ty cổ phần như sau:



2.

Vị thế của Công ty:

2.1.

Vị thế của Công ty trong ngành:

2.1.1.

Tổng quan ngành thủy sản Việt Nam

Tính đến nay, sản phẩm thủy sản của Việt Nam đã xuất khẩu tới hơn 160 quốc gia và
vùng lãnh thổ khác nhau. Theo thông tin từ Bộ Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn Việt
Nam năm 2008, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đạt 4.51 tỷ USD tăng 19.8%
so với năm 2007. Về cơ cấu thị trường và chủng loại thủy sản xuất khẩu cũng có sự
chuyển hướng tích cực.
- Về cơ cấu thị trường xuất khẩu:
Năm 2008, cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam như sau: Nhật Bản
chiếm 18.4% giảm 6.7% so với năm 2007. EU chiếm 25.4% tăng 3.8% so với năm 2007,
Mỹ 16.5% giảm 3.3% so với năm 2007, các nước Châu Á (trừ Nhật Bản và ASEAN)
8.8% giảm 5.9% so với năm 2007, còn lại là các thị trường khác. Giá trị xuất khẩu thủy
sản kim ngạch nửa đầu tháng 01 năm 2009 của cả nước đạt 119.2 triệu USD giảm 2.5%
so với cùng kỳ năm ngoái.
- Về chủng loại thủy sản xuất khẩu:


Năm 2008, tôm là sản phẩm thủy sản xuất khẩu chủ lực chiếm 36.14% giá trị thuỷ sản
xuất khẩu; cá tra, basa chiếm 32.15%, còn lại là các sản phẩm thủy sản khác.

2.1.2.

Vị thế của Công ty trong lĩnh vực chế biến cá tra, ba sa
xuất khẩu:

Theo Bộ Thủy Sản, kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam năm 2008 đạt 1.45 tỉ
USD, tức tăng hơn 48.4% so với kim ngạch xuất khẩu năm 2007. Trong năm 2008 Công
ty là một trong 15 Công ty có kim ngạch xuất khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam, Trong
năm 2008 vị thế của Công ty đứng hàng thứ 10 trong các Công ty có kim ngạch xuất xuất
khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam.
Dựa vào doanh thu xuất khẩu của Công ty có thể ước lượng thị phần của Công ty năm
2007 chiếm khoảng 3,27% tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra, basa của Việt Nam, năm
2008 thị phần của Công ty ước lượng chiếm khoảng 2.61% tổng kim ngạch xuất khẩu cá
tra, basa của Việt Nam, so với năm 2007 giảm 0.66%.
2.2.

Triển vọng phát triển của ngành chế biến cá tra xuất khẩu:

Đối với cá tra và cá ba sa, năm 2008 tiếp tục đạt nhiều thành tựu mới sau thành công
của năm 2007. Năm 2008 được coi là một mốc dấu quan trọng đối với các loại cá này.
Sau khi gặp trở ngại đối với thị trường Mỹ, các doanh nghiệp Việt Nam đã tìm kiếm
nhiều thị trường mới và đã đạt mức tăng trưởng khoảng 48.4% so với năm 2007. Hiện
nay, cá tra và cá ba sa VN đã trở thành mặt hàng truyền thống tại các thị trường mới ở cả
EU và các thị trường mới tại Châu Á, Châu Đại Dương, Châu Mỹ. Theo Hiệp hội Chế
biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP), năm 2008 Việt Nam là nước đứng thứ 3 thế giới về
sản lượng nuôi cá nước ngọt, chỉ sau cá hồi của Na Uy và cá rô phi của Trung Quốc, và
Việt Nam trở thành nước đứng đầu thế giới về sản lượng nuôi cá tra.
Năm 2008, giá trị xuất khẩu cá tra, basa của Việt Nam đạt trên 1.453 tỷ USD, so với
979.036 triệu USD năm 2007 tức tăng khoảng 48.4 % so với năm 2007.
Theo Bộ Thủy Sản, năm 2009 dự báo nhu cầu tiêu thụ cá da trơn nói chung trên thế

giới vẫn tiếp tục tăng cao. Tuy nhiên sản lượng nuôi cá da trơn Việt Nam giảm khoảng
30% nên có thể nhịp độ tăng trưởng sẽ chậm lại.
2.3.

Định hướng chiến lược phát triển của Công ty:

Nhận định những cơ hội và thách chức trong những năm tới của ngành chế biến cá tra
xuất khẩu, Công ty đã xây dựng chiến lược phát triển, cụ thể như sau:
Nâng cao năng lực sản xuất: Trước tiềm năng phát triển của ngành chế biến cá tra
xuất khẩu, Công ty đang xúc tiến đầu tư mở rộng thêm nhà máy chế biến cá tra xuất khẩu
với công suất thiết kế 150 tấn nguyên liệu/ngày, nâng tổng công suất của nhà máy lên 250


tấn nguyên liệu/ngày. Nhà máy mới được khởi công vào tháng 08/2007 và đi vào hoạt
động tháng 05/2009.
Trước yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực
phẩm, Dự kiến trong năm 2009, Công ty đang xúc tiến đầu tư vùng nuôi cá tra sạch theo
qui trình SQF 1000CM với quy mô dự kiến khoảng 11ha để cung ứng nguyên vật liệu
sạch cho nhà máy sắp tới.
III.

Phân tích rủi ro biến động tỷ giá đối với đầu ra trong doanh nghiệp xuất
khẩu
1. Nhận diện rủi ro
1.1.

Các nhân tố cơ bản tác động đến tỷ giá:

• Cán cân thanh toán quốc tế: nhân tố này tác động trực tiếp đến quan hệ cung cầu
ngoại tệ, thông qua đó tác động đến tỷ giá. Khi cán cân thanh toán quốc tế bội thu,

theo tác động của quy luật cung cầu ngoại tệ sẽ làm cho đồng ngoại tệ mất giá,
đồng nội tệ lên giá, đồng nội tệ mất giá.
• Lạm phát: Lạm phát biểu hiện ra là sự tăng giá trên thị trường. Trong một quốc
gia, lạm phát tăng sẽ làm cho sức mua của đồng tiền nội tệ giảm đi. Đồng tiền của
nước có mức lạm phát cao sẽ bị giảm giá so với đồng tiền của quốc gia có mức
lạm phát thấp hơn
• Lãi suất: là giá cả thuê vốn trên thị trường. Lãi suất có tác động rất lớn tới tỷ giá
hối đoái. Thât vậy, nếu lãi suất trong nước cao hơn lãi suất ngoại tệ hay cao hơn lãi
suất trên thị trường quốc tế, điều này sẽ thu hút những dòng vốn trên thị trường
quốc tế chảy vào trong nước hay sẽ làm gia tăng sự chuyển hóa lượng ngoại tệ
trong nước sang đồng nội tệ để hưowngr lãi suất cao. Kết quả là cung ngoại tệ trên
thị trường trong nước tăng lên, từ đó làm cho đồng ngoại tệ có xu hương giảm giá
hay đồng nội tệ lên giá. Ngược lại, nếu lãi suất trong nước thấp hơn lãi suất ngoại
tệ hay lãi suất trên thi trường quốc tế thấp hơn thì sẽ làm cho đồng ngoại tệ lên giá
và đồng nội tệ mất giá.
• Thuế quan và hạn ngạch trong nước: Nếu một quốc gia tăng mức thuế quan hay áp
dụng hạn ngạch đối với hàng nhập khẩu, làm giảm cầu ngoại tệ, làm tỷ giá giảm.
Nếu một quốc gia giảm mức thuế quan hay dỡ bỏ hạn ngạch đối với hàng nhập
khẩu thì sẽ làm cho tỷ giá tăng.
• Thuế quan và hạn ngạch ở nước ngoài: Nếu phía nước ngoài tăng mức thuế quan
hay áp dụng hạn ngạch đối với hàng nhập khẩu sẽ làm tỷ giá tăng. Nếu họ giảm
mức thuế quan hay dỡ bỏ hạn ngạch đối với hàng nhập khẩu thì sẽ làm tỷ giá
giảm.
• Chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ:


- Khi chính phủ thực hiện thay đổi các chính sách kinh tế vĩ mô và làm ảnh hưởng
đến các chỉ số về tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, bội chi ngân sách – Tất cả điều
đó đều gây ảnh hưởng đến tỷ giá hoái đoái.
- Ngoài ra khi NHTW mua ngoại tệ vào sẽ khiến cho tỷ giá tăng và ngược lại. Tần

số và sự can thiệp càng mạnh càng khiến cho tỷ giá biến động nhanh và mạnh trong
ngắn hạn.
• Các yếu tố khác:
- Giá thế giới của hàng hoá xuất nhập khẩu: Nếu giá thế giới của hàng hoá xuất
khẩu tăng hay giá thế giới của hàng hoá nhập khẩu giảm đều có tác dụng cải thiện cán
cân thương mại, khiến tỷ giá giảm. Ngược lại thì tỷ giá sẽ tăng.
- Yếu tố tâm lý: Yếu tố tâm lý được thể hiện bằng sự phán đoán của thị trường về
các sự kiện kinh tế, chính trị, …từ những sự kiện này, người ta dự đoán chiều hướng
phát triển cuả thị trường và hực hiện những hành động đầu tư về ngoại hối làm cho tỷ
giá có thể đột biến tăng giảm trên thị trường
- Những cú sốc về kinh tế, chính trị, xã hội, thiên tai: Mỗi cú sốc diễn ra tác động
ngay lập tức đến tỷ giá. Cú sốc xuất hiện với tần số càng nhanh và càng mạnh thì tỷ
giá biến động cũng càng nhanh càng mạnh.
1.2.

Quy trình từ lúc ký hợp đồng đến khi thanh toán

Ký HĐ (tỷ giá cố
định)

Sản xuất

VND

1.3.

Bán

Ngân hàng


Nhà nhập
khẩu

USD

Chuỗi rủi ro
Ảnh hưởng của lạm phát lên tỉ giá hối đoái (trong dài hạn)

Mối hiểm họa
Yếu
tố
trường

Lạm phát của Việt Nam cao hơn lạm phát của Mỹ.
môi Chỉ số giá tiêu dùng CPI luôn cao từ cuối năm 2007 đến nay, mà
đỉnh điểm là năm 2008 với mức tăng 19,98% so với năm 2007
Tốc độ tăng cung tiền thực tế (M2)của nước ta luôn cao hơn tốt độ
tăng trưởng kinh tế. Cộng thêm các gói kích cầu để vực dậy nền
kinh tế nước nhà trong cơn khủng hoảng.


→ Tiềm ẩn nguy cơ lạm phát cao.
Sự tương tác

VN là nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng, tuy nhiên điều
đó cũng dẫn đến hệ quả không tránh khỏi là lạm phát cũng ở mức
rất cao, chỉ số CPI và những gói kích cầu làm tăng cung tiền trong
nền kinh tế càng làm củng cố thêm mức lạm phát cao của đồng ở
VN so với đồng USD.


Kết quả

Đồng nội tệ (VND) bị mất giá mạnh so với đồng ngoại tệ (USD).
Tỉ giá hối đoái tăng.

Hậu quả

Có lợi cho doanh nghiệp khi xuất khẩu hàng hóa, vì:

+ Giá xuất khẩu thực phẩm của DN sẽ giảm đi tương đối trên thị
trường nước ngòai  DN xuất khẩu được nhiều hơn.

+ Một đồng đô Mỹ đối được nhiều đồng ở ở VN hơn  làm doanh
thu của DN tăng so với dự kiến.
Chênh lệch lạm phát dựa vào thuyết ngang giá sức mua của đồng tiền (PPP). Theo
thuyết này, mức giá của một nước tăng lên tương đối so với mức tăng giá của nước khác
trong dài hạn sẽ làm cho đồng tiền của nước đó giảm giá và ngược lại. Như vậy, yếu tố
chênh lệch lạm phát chỉ có ảnh hưởng đến biến động của tỷ giá trong dài hạn. Việc
nghiên cứu yếu tố này để làm cơ sở dự đoán biến động của tỷ giá trong ngắn hạn sẽ đem
lại kết quả không đáng tin cậy.

Ảnh hưởng của lãi suất lên tỉ giá hối đoái (trong ngắn hạn)
Mối hiểm họa
Yếu
tố
trường

Lãi suất trong ngắn hạn của Việt Nam cao hơn của Mỹ.
môi Khủng hoảng kinh tế.


Sự tương tác

Trong khi cuộc khủng hoảng kinh tế đang hoành hành, việc đầu tư
ăn chênh lệch lãi suất tỏ ra hiệu quả. Dẫn đến dòng ngoại hối ồ ạt
đổ vào VN → tăng cung ngoại hối mạnh, làm dư thừa ngoại hối so
với nhu cầu thực của người dân → cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại
tệ.

Kết quả

Làm đồng nội tệ (VND) lên giá so với đồng ngoại tệ (USD). Tỉ giá


hối đoái giảm.
Hậu quả

Gây bất lợi cho doanh nghiệp khi xuất khẩu hàng hóa, vì:

+ Giá xuất khẩu thực phẩm của DN sẽ tăng lên tương đối trên thị
trường nước ngòai  sản lượng xuất khẩu của DN giảm.

+ Một đồng đô Mỹ đổi được ít đồng ở VN hơn  doanh thu của
doanh nghiệp giảm so với dự kiến
Việc đầu tư ăn chênh lệch lãi suất chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn, vì quan hệ
cung cầu trên thị trường sẽ tự động cân bằng lãi suất giữa các quốc gia. Như vậy, yếu tố
chênh lệch lãi suất chỉ có ảnh hưởng đến biến động của tỷ giá trong ngắn hạn. Việc
nghiên cứu yếu tố này để làm cơ sở dự đoán biến động của tỷ giá trong dài hạn sẽ đem lại
kết quả không đáng tin cậy.

Ảnh hưởng của cán cân thanh toán quốc tế lên tỉ giá hối đoái

Mối hiểm họa
Yếu
tố
trường

Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam thâm hụt.
môi Khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Sự tương tác

Dẫn đến nền kinh tế VN rơi vào tình trạng suy thoái → các hoạt
động sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu bị đình trệ → nguồn
cung ngoại tệ giảm đi. Trong khi nhu cầu nhập khẩu chưa kịp thời
được điều chỉnh trong ngắn hạn→ Khả năng cầu ngoại tệ lớn hơn
cung ngoại tệ.

Kết quả

Làm đồng nội tệ (VND) mất giá so với đồng ngoại tệ (USD). Tỉ
giá hối đoái tặng lên cao.

Hậu quả

Có lợi cho doanh nghiệp khi xuất khẩu hàng hóa, vì:

+ Giá xuất khẩu thực phẩm của DN sẽ giảm đi tương đối trên thị
trường nước ngòai  DN xuất khẩu được nhiều hơn.

+ Một đồng đô Mỹ đối được nhiều đồng ở VN hơn  làm doanh
thu của DN tăng so với dự kiến.



Ngoài những yếu tố nêu trên TGHĐ còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác, chẳng
hạn như thuế quan và hạn ngạch trong – ngoài nước, yếu tố tâm lý, chính sách kinh tế vĩ
mô của chính phủ, uy tín của đồng tiền, những cú sốc về kinh tế, chính trị, xã hội, thiên
tai,…
Nhìn chung, TGHĐ biến động (tăng – giảm) trên thị trường là do tác động của nhiều
yếu tố khác nhau kết hợp lại, chứ không riêng gì một yếu tố đơn lẻ quyết định. Do đó, để
nhận diện những nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái ta cần có cái nhìn tổng quan, phù
hợp cho từng thời kỳ, phải xác định được các yếu tố chủ quan, khách quan; trực tiếp và
gián tiếp tác động lên tỷ giá. Để tử đó đưa ra những dự báo chính xác hơn cũng như đề ra
những biện pháp phòng ngừa rủi ro tỉ giá hiệu quả hơn.
2. Đo lường rủi ro
Các giả định:
• Số lượng hàng thủy sản của công ty phần lớn là để xuất khẩu.
• Số lượng hàng xuất khẩu và giá xuất khẩu không đổi qua các năm.
• Đồng tiền thanh toán là USD.
• Doanh thu của công ty thay đổi là do tỷ giá hối đoái thay đổi.
• Giá vốn hàng bán và các chi phí khác không đổi qua các năm.
Bảng tỷ giá VND/USD qua 3 năm:


Nhìn vào bảng trên ta thấy tỷ giá biến động qua các quý của từng năm, tỷ giá có tăng
cũng có giảm, chẳng hạn Quý 2 của năm 08 là 16844, nhưng đến Quý 3 năm 08 giảm
xuống còn 16620 và đến Quý 4 thì lại tăng lên 17486. sự tăng hay của tỷ giá qua từng
quý không tuân theo quy tắc nào cả đồng thời, nếu nhìn vào bảng trên ta thấy biên độ
tăng giảm của các quý cũng khác nhau. Vì cả hai yếu tố này làm cho doanh thu của doanh
nghiệp bị biến động.
Để hiệu rõ hơn, ta xét một hợp đồng xuất khẩu của doanh nghiệp.
Vào quý 4 năm 2008, doanh nghiệp xuất khẩu 1000 tấn cá basa sang Mỹ với giá là

2.529USD/tấn , thanh toán bằng USD vào 6 tháng sau. Vào lúc ký hợp đồng, tỷ giá
VND/USD là 17486. Vậy giá trị hợp đồng xuất khẩu là 2529x1000 = 2.529.000 USD.
Thế nhưng doanh thu của doanh nghiệp Việt Nam là bằng đồng nội tệ. Vì vậy doanh
nghiệp đang đối mặt với nguy cơ tỷ giá hối đoái thay đổi. nếu vào thời điểm 6 tháng sau,
tỷ giá không đổi, nghĩa là 1 USD = 17486 thì doanh nghiệp nhận được 2.529.000 x17.486
= 44.222.094.000 đồng. Nhưng nếu tỷ giá hối đoái là 17000VND/USD, thì khi đó doanh
nghiệp chỉ nhận được 42.993.000.000 đồng, tức là doanh nghiệp đã lỗ 1.229.094.000
đồng do tỷ giá.
Từ ví dụ trên, ta thấy tỷ giá lúc thanh toán chỉ giảm khoảng 486 VND/USD so với tỷ
giá lúc ký kết hợp đồng thì doanh thu của doanh nghiệp đã giảm một khoảng lớn
1.229.094.000 đồng. và nếu tỷ giá giảm nhiều hơn nữa thì khi đó khoản lỗ của doanh
nghiệp sẽ nhiều hơn. Nguyên nhân chủ yếu là do tỷ giá thay đổi và doanh nghiệp không


thể biết chắc được số tiền mình nhận được. hiển nhiên ở đây, trường hợp tỷ giá lúc thanh
toán tăng so với lúc ký hợp đồng cũng có thể xảy ra, khi đó thì doanh nghiệp sẽ thu được
khoảng thanh thoán nhiều hơn dự kiến. Nhưng ở đây ta đề cập đến rủi ro khi doanh
nghiệp xuất hàng mà doanh thu thu được bị giảm do đồng dollar lên giá.
Để thấy rõ hơn khoảng lỗ của doanh nghiệp thay đổi như thế nào khi tỷ giá biến động, ta
sẽ phân tích độ nhạy với tỷ giá biến động trong khoảng [-5%,+5%]

Tỉ giá

Doanh thu

16611,7

42010989300

16786,56


42453210240

16961,42

42895431180

17136,28

43337652120

17311,14

43779873060

17486

44222094000

17660,86

44664314940

17835,72

45106535880

18010,58

45548756820


18185,44

45990977760

18360,3

46433198700

Nhìn vào bảng trên ta thấy, khi tỷ giá thay đổi trong khoảng [-5%,+5%] hay thay đổi
từ 16611,7 đến 18360,3 thì khi đó doanh thu sẽ thay đổi từ 42010989300 đến
46433198700. khi tỷ giá VND/USD giảm thì khi đó doanh thu bằng đồng Việt Nam cũng
giảm, với các yếu tố khác không đổi như trong phần giả định ở trên thì khi đó lợi nhuận
của doanh nghiệp cũng sẽ giảm. chẳng hạn, nếu tỉ giá là 17136.28, giảm 2% so với tỷ giá
lúc ký hợp đồng thì khi đó doanh thu giảm 44222094000- 43337652120= 884441880 hay
lợi nhuận cũng sẽ giảm một khoảng tương ứng như thế. Và khi tỷ giá giảm nhiều hơn nữa
thì doanh thu của hay mức lời của doanh nghiệp cũng giảm tương ứng, chẳng hạn với
mức tỷ giá 16611,7, doanh thu sẽ là 42.010.989.300, giảm 2211104700. Nhưng chẳng


may với mức doanh thu này nhỏ hơn so với tổng chi phí của doanh nghiệp thì khi đó
doanh nghiệp sẽ kinh doanh thu lỗ, chính vì sự biến động không lường trước của tỷ giá
hối đoái mà doanh nghiệp không thể biết được chính xác doanh thu hay lợi nhuận của
mình hay “chốt’ được mức lời hay lỗ của mình. Chính vì thế, để giảm được rủi ro trên,
chúng ta sẽ tìm hiệu một số phương pháp kiểm soát rủi ro này trong phần kế tiếp.
3. Kiểm soát
3.1 Lựa chọn đồng tiền thanh toán và việc giảm rủi ro hối đoái.
Để giảm rủi ro biến động tỷ giá hối đoái, giải pháp đơn giản nhất đó là thanh toán
bằng đồng nội tệ.
Đối với một doanh nghiệp Việt Nam, việc thanh toán bằngVND thoạt trông có vẻ giúp

doanh nghiệp tránh những rủi ro hối đoái: nhà xuất khẩu (hay nhập khẩu) biết rõ và chắc
chắn số tiền VND mình sẽ nhận(hay trả) vào kỳ hạn thanh toán đã ký trên hợp đồng. Tuy
nhiên, việc thanh toán bằng đồng nội tệ không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được,
vì lợi ích của nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu hoàn toàn đối nghịch nhau.
• Nhà nhập khẩu có lợi khi sử dụng đồng tiền thanh toán là đồng tiền yếu, có khả
năng giảm giá so với đồng bản tệ của mình.
• Nhà xuất khẩu lại muốn được thanh toán bằng đồng tiền mạnh, có khả năng tăng
giá so với đồng bản tệ.
Do vậy, trong hầu hết các giao dịch thương mại quốc tế, tuỳ thị trường và tuỳ bản chất
hàng hoá xuất nhập khẩu, người ta thường không có nhiều đồng tiền thanh toán để lựa
chọn. Ví dụ đối với nguyên vật liệu, đồng tiền chủ yếu được dùng để thanh toán là USD
hay bảng Anh.
3.2 Áp dụng điều khoản giá linh hoạt
Việc áp dụng điều khoản giá linh hoạt cho phép doanh nghiệp xuất nhập khẩu giảm
thiểu phần nào những rủi ro biến động tỷ giá
3.2.1 Áp dụng giá tỷ lệ với sự biến động của tỷ giá hối đoái
Khi áp dụng điều khoản này, nhà xuất khẩu và nhập khẩu chấp nhận điều chỉnh giá
theo sự biến động tỷ giá của đồng tiền thanh toán. Nếu giá của đồng tiền thanh toán tăng,
giá hàng xuất, nhập khẩu sẽ được điều chỉnh giảm xuống. Nếu tỷ giá của đồng tiền thanh
toán giảm, giá hàng xuất nhập khẩu sẽ được điều chỉnh tăng.
Ví dụ: Doanh nghiệp ACL ký một hợp đồng thương mại trị giá 2.529.000 USD với
tỷ giá là 1USD=17486VND. Doanh nghiệp áp dụng điều khoản giá linh hoạt tỷ lệ nghịch


với sự biến động của tỷ giá. Nếu tỷ giá USD tăng, ví dụ 1USD=17660,86VND; giá hàng
được điều chỉnh giảm còn: 2.529.000 x 17486/17660,86= 2503960,396USD
Ngược lại nếu tỷ giá giảm còn 1USD=17136,28VND; giá hàng hoá lúc đó là:
2.529.000 x 17136,28/17486=2478420 USD.
Nhờ vào điều khoản giá linh hoạt như vậy, doanh nghiệp ACL luôn nhận được món
tiền là 44.222.094.000 đồng.

3.2.2 Áp dụng điều khoản giá linh hoạt tỷ lệ với sự biến động của tỷ giá có
tính miễn trừ
Với điều khoản này, nhà xuất nhập khẩu chấp nhận sự tăng và giảm giá của đồng tiền
thanh toán được tính nhập vào giá hàng, nhưng chỉ trong một mức giới hạn được miễn
trừ do các bên trong hợp đồng cùng tự thoả thuận. Mức giới hạn miễn trừ này ví dụ là 2%
hay 5%.
Lấy lại ví dụ trên và thêm mức miễn trừ là 4%, người ta chỉ tiến hành hiệu chỉnh khi
tỷ giá cao hơn 18185,44 VND hay thấp hơn 16786,56VND.
3.2.3 Áp dụng điều khoản chia sẻ rủi ro
Theo điều khoản này, doanh nghệp ACL và công ty nhập khẩu cam kết với nhau mỗi
bên sẽ chịu một phần hậu quả của rủi ro do biến động của tỷ giá hối đoái gây nên trong
khoảng thời gian từ lúc ký hoá đơn đến lúc thanh toán. Thường điều khoản này được chia
ra làm 2, mỗi bên chịu 50% rủi ro. Nhưng người ta cũng có thể áp dụng một tỷ lệ khác,
do các bên thương lượng.
Ví dụ, doanh nghiệp xuất khẩu ACL ký một hợp đồng thương mại thanh toán bằng
USD với tỷ giá 1USD= 17486 VND, và áp dụng điều khoản giá linh hoạt chia sẻ rủi ro,
mỗi bên chịu 50%. Việc thanh toán được chia ra thành 5 lần. Tỷ giá của mỗi lần thanh
toán lần lượt giả sử là 1USD= 17586 VND, 17686 VND, 17786 VND, 17886 VND,
17986 VND. Như vậy, tỷ giá trung bình lên đến 1 USD= 17786VND. Thông thường mức
lời của doanh nghiệp xuất khẩu ACL do tỷ giá lên trong trường hợp này là 300
VND/USD. Vì doanh nghiệp áp dụng điều khoản chia sẻ rủi ro ở mức 50-50 nên doanh
nghiệp chỉ thực lời 150VND/USD, còn 150 VND còn lại do nhà nhập khẩu chịu. Trong
trường hợp ngược lại, nếu tỷ giá giảm, thì mức lỗ do tỷ giá giảm sẽ được chia đều cho
nhà nhập khẩu.
3.2.4 Áp dụng điều khoản quyền chọn
Điều khoản này cho phép nhà xuất nhập khẩu sử dụng, dưới một số điều kiện, một
đồng tiền khác với đồng tiền thanh toán. Ví dụ, một hợp đồng xuất khẩu được một công
ty Việt Nam thực hiện, thanh toán bằng USD, dựa trên cơ sở tỷ giá là 1 USD= 17486



VND với một quyền chọn được thanh toán bằng đồng EUR, trong trường hợp đồng USD
biến động thấp hơn một mức nào đó mà nhà xuất khẩu bị lỗ nhiều.
Cũng cùng chung ý tưởng này, người ta có thể áp dụng điều khoản đa tiền tệ khác với
đồng tiền thanh toán, do nhà xuất khẩu hay nhập khẩu chọn vào thời điểm thanh toán,
cũng với một số điều kiện đi kèm tương tự ví dụ trên.
Người ta cũng có thề sử dụng một rổ tiền tệ nhằm giảm thiểu các biến động bất
thường và với tần suất mạnh của một vài loại tiền.
3.3 Kinh doanh nhưng không xuất khẩu
Một trong những phương pháp kiểm soát rủi ro cụ thể là né tránh những hoạt động,
con người, tài sản làm phát sinh tổn thất có thể có bởi không thừa nhận nó ngay từ đầu
hoặc bởi loại bỏ những nguyên nhân dẫn tới tổn thất đã được thừa nhận. Trong trường
hợp này, rủi ro biến động tỷ giá mà doanh nghiệp phải gánh chịu xuất phát từ việc đây là
doanh nghiệp xuất khẩu. Cho nên để né tránh rủi ro này, doanh nghiệp có thể chọn cách
không xuất khẩu mà thay vào đó là phục vụ nhu cầu nội địa.
Tuy nhiên, phương pháp này lại quá phiến diện và không thực tế, nó tuy có thể triệt
tiêu rủi ro tỷ giá nhưng đồng thời lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh thu của doanh
nghiệp.
3.4 Sử dụng công cụ phái sinh
Trong ngắn hạn, để giảm thiểu những rủi ro này các doanh nghiệp cần phối hợp với
ngân hàng thương mại thực hiện các công cụ phái sinh. Công cụ phái sinh là một loại
hình bảo hiểm rủi ro tài chính khi thực hiện các hợp đồng kinh tế mà bản chất là phân tán
rủi ro tiềm ẩn và lợi nhuận của các giao dịch cũng được chia sẻ cho các bên. Công cụ
phái sinh gồm các công cụ giao dịch kỳ hạn (Forward), hoán đổi (Swaps), quyền chọn
(Options) va tương lai (Futures).Cũng cần lưu ý rằng những biến động tỷ giá hối đoái
thường lớn hơn biến động về lãi suất vì vậy việc tiết giảm chi phí phòng ngừa rủi ro hối
đoái trong ngắn hạn là vô cùng quan trọng.
• Hợp đồng mua bán kỳ hạn (forward):
Doanh nghiệp được mua bán ngoại tệ theo tỉ giá xác định trước và việc thanh toán
được thực hiện trong tương lai. Cách thức này giúp doanh nghiệp xác định khá chính
xác giá cả cũng như chi phí tài chính, nhưng có nhược điểm là doanh nghiệp bị buộc

phải thực hiện hợp đồng và chi phí cho dịch vụ này là khá cao.
• Hợp đồng mua bán quyền chọn (option):


Tương tự như giao dịch kỳ hạn, nhưng công cụ này cho phép doanh nghiệp có thể
không thực hiện quyền mua hay bán ngoại tệ khi đến hạn. Bù lại, doanh nghiệp sẽ
phải chấp nhận mất tiền cọc, thường là 2-10% giá trị hợp đồng.
• Hợp đồng hoán đổi (swap):
Công cụ này cho phép doanh nghiệp hoán đối ngoại tệ theo từng thời kỳ, giữ nguyên
tỉ giá ở thời điểm ký kết hợp đồng. Công cụ này có thể giúp doanh nghiệp cân đối luồng
tiền, cơ cấu lại tài sản nợ - có và giảm bớt chi phí. Nhưng đây lại là giao dịch tương đối
phức tạp, đòi hỏi sự thông thạo trong kế toán và quản lý.
[ Dù vậy, do một số hạn chế về nhận thức, chi phí dịch vụ cao, cộng với thị trường
liên ngành hàng chưa phát triển, việc hạch toán các nghiệp vụ trên còn nhiều bất hợp lý
mà cả các doanh nghiệp lẫn ngân hàng đều cảm thấy lúng túng nên chưa mặn mà trong
việc triển khai những công cụ này.]

Kiểm soát
Né tránh

Các biện pháp kiểm soát rủi ro
-Lựa chọn đồng tiền thanh toán và việc giảm rủi ro hối đoái.
-Kinh doanh nhưng không xuất khẩu

Ngăn ngừa

- Áp dụng giá tỷ lệ với sự biến động của tỷ giá hối đoái
-Áp dụng điều khoản giá linh hoạt tỷ lệ với sự biến động
của tỷ giá có tính miễn trừ


Giảm thiểu

-Sự dự phòng: trích dự phòng chênh lệch tỷ giá hối đoái
-Phân chia rủi ro: áp dụng điều hoản chia sẻ rủi ro, mỗi bên
chịu 50% rủi ro hoặc 1 tỷ lệ thỏa thuận khác.

Chuyển giao

Sử dụng công cụ phái sinh: hợp đồng forward, future,
option, swap.

Đa dạng hóa

Áp dụng điều khoản quyền chọn đồng tiền thanh toán.

4. Tài trợ rủi ro
Ưu điểm

Nhược điểm


Lưu giữ

- Áp dụng giá tỷ lệ với Không phải tốn bất
sự biến động của tỷ giá kì khoản phí nào
hối đoái
khi rủi ro không
-Áp dụng điều khoản giá xảy ra.

Chỉ thực hiện được

khi có sự nhất trí
của hai bên.

Lời bị chia sẻ (tỷ
linh hoạt tỷ lệ với sự Lỗ được chia sẻ (tỷ giá tăng)
biến động của tỷ giá có giá giảm)
tính miễn trừ
-Sự dự phòng: trích dự
phòng chênh lệch tỷ giá
hối đoái
-Phân chia rủi ro: áp
dụng điều hoản chia sẻ
rủi ro, mỗi bên chịu 50%
rủi ro hoặc 1 tỷ lệ thỏa
thuận khác.
- Áp dụng điều khoản
quyền chọn đồng tiền
thanh toán.
Chuyển
giao

Sử dụng công cụ phái Được chủ động
sinh: hợp đồng forward, trong việc thực
future, option, swap.
hiện (không phụ
thuộc vào phía đối
tác)

-Phí dịch vụ cao
-Thị trường liên

ngân hàng chưa
phát triển
-Việc hạch toán các
nghiệp vụ còn bất
hợp lý
-Chính sách kinh tế
vĩ mô của Chính
phủ làm kiềm hãm
sự phát triển của
các công cụ phái
sinh.

Việc đưa ra quyết định lưu giữ hay chuyển giao tùy vào kết quả dự báo tình hình
biến động tỷ giá của doanh nghiệp và chi phí cho công tác chuyển giao, cụ thể:


-

Nếu như dự báo tỉ giá hối đoái sẽ biến động mạnh, mà tổn thất gánh chịu
vượt quá quỹ dự phòng và chi phí phải trả để bảo hiểm: doanh nghiệp sẽ lựa
chọn hình thức chuyển giao bằng một hợp đồng forward (vì future tiền tệ
không có trên thị trường, và option đang bị chính phủ giới hạn, còn swap lại
quá phức tạp đối với một doanh nghiệp)

-

Nếu như dự báo tỉ giá hối đoái dao động trong tầm kiểm soát của doanh
nghiệp, thì quyết định lưu giữ sẽ được thực hiện.
5. Quản trị chương trình


5.1. Phòng phân tích và quản trị rủi ro: có chức năng nghiên cứu, tìm hiểu, so sánh
để đưa ra dự báo về tình hình biến động của các loại rủi ro (tỉ giá hối đoái, hàng tồn kho,
…) từ đó kiến nghị biện pháp khắc phục – đối phó.
Công tác phòng chống rủi ro tỉ giá hối đoái ( thiết kế quản trị chương trình)
Nhân sự:
Gồm 3 nhân viên: 1 trưởng phòng và 2 nhân viên phân tích có kiến thức về lĩnh vực kinh
tế – tài chính – ngân hàng.
Nhiệm vụ:
• Nhân viên phân tích, có nhiệm vụ:
Tìm hiểu, nghiên cứu, và đưa ra các ưu, khuyết điểm về những công cụ phái sinh phòng
ngừa rủi ro tỉ giá hiện đang có mặt trên thị trường Việt Nam ( hợp đồng Future,
Forward, Option, nghiệp vụ hóan đổi đồng tiền…)
Cập nhật thông tin thường xuyên về những biến động ảnh hưởng đến tỷ giá xảy ra trên
thị trường trong nước cũng như thị trường nước mà công ty đang hợp tác kinh doanh.
Từ đó đưa ra những dự báo về tình hình tỉ giá hối đóai trong tương lai gần – xa, đồng
thời đề nghị một số các công cụ phòng chống rủi ro tỉ giá phù hợp với từng hòan cảnh,
điều kiện của doanh nghiệp hiện tại.
• Trưởng phòng, có nhiệm vụ:
Quan sát tình hình thị trường và tổng hợp những thông tin từ 2 nhân viên phân tích, sau
đó kết hợp với các phòng ban có liên quan:

+ Kết hợp với phòng kinh doanh, cụ thể là bộ phận marketing để nắm được thông tin
về đơn đặt hàng và thời điểm giao hàng cũng như nhu cầu của khách hàng trong
hiện tại và tương lai.

+ Kết hợp với phòng kế tóan, để nắm bắt được tình trạng nguồn ngân quỹ hiện tại.


Từ đó, thiết lập những phương án khả thi để đối phó với từng tình huống rủi ro tỉ giá hối
đóai có thể xảy ra.

Cuối cùng đưa kiến nghị lên Phó Tổng giám đốc kinh doanh, để giúp công ty ra quyết
định lưu giữ hay chuyển giao các rủi ro về tỉ giá hối đoái.
5.2. Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban có liên quan
- Phó Tổng Giám đốc Kinh doanh: Là người chịu trách nhiệm và sự chỉ đạo trực tiếp của
Tổng Giám đốc. Phó Tổng Giám đốc Kinh doanh do HĐQT bổ nhiệm và có nhiệm vụ
phụ trách điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty như xác định chiến lược kinh
doanh, kiểm tra, đánh giá hiệu quả của chiến lược kinh doanh. Đồng thời theo ủy quyền
hoặc phân công của Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc Kinh doanh có chức năng phê
duyệt các kế hoạch đặt hàng và giao hàng để nhà máy sản xuất thực hiện, quản lý thực
hiện dự án mới của Công ty.
- Phòng Kinh doanh: được tổ chức với 03 bộ phận chức năng là Bộ phận Marketing, Bộ
phận chứng từ và Bộ phận IT.
Bộ phận Marketing có chức năng thực hiện công tác chào hàng, tiếp nhận đơn đặt
hàng và giao hàng, đồng thời có chức năng tìm hiểu, đánh giá thông tin thị trường, thông
tin khách hàng, tiếp xúc khách hàng để nắm bắt kịp thời nhu cầu của khách hàng.
Bộ phận chứng từ: có chức năng hoàn thành các thủ tục hồ sơ (lập tờ khai hải
quan, vận đơn đường biển, chứng nhận xuất xứ hàng hóa, chứng nhận chất lượng sản
phẩm, hóa đơn....) để khách hàng có thể nhận hàng đúng theo hợp đồng đã ký kết.
Bộ phận IT: Quản lý mạng máy tính, website, tìm thông tin trên mạng internet,
tham gia thiết kế mẫu bao bì mới...
- Phòng Kế toán: có chức năng quản lý tài chính của Công ty, thực hiện nhiệm vụ về kế
toán và thủ quỹ, thống kê, báo cáo thuế, nghiệp vụ Ngân hàng, lập các báo cáo quyết toán
quý, năm.



×