Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Tư tưởng hồ chí minh về đảng cộng sản việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (382.38 KB, 12 trang )


CHƯƠNG 4: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT
NAM
I.

Quan niệm của Hồ Chí Minh về vai trò và bản chất của Đảng Cộng sản
Việt Nam.
1. Về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
a. Cách mạng trước hết cần có Đảng lãnh đạo.
- Trước năm 1930, ở Việt Nam tuy có rất nhiều tổ chức chính trị
lớn với những hoạt động cứu nước diễn ra sôi nổi và anh dũng
nhưng đều thất bại. Nguyên nhân là do chưa có đường lối lãnh
đạo đúng đắn, không tập hợp phát huy được sức mạnh đoàn kết
dân tộc, không gắn Cách mạng Việt Nam với Cách mạng thế giới.
- Cùng với việc lựa chọn con đường giải phóng dân tộc gắn liền
với Chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh còn khẳng định tính tất yếu
phải có Đảng Cộng sản
Người phân tích: “Kinh nghiệm thế giới và trong nước chứng tỏ
rằng: cuộc đấu tranh tự phát của nhân dân thường không có mục
đích rõ ràng, kế hoạch đầy đủ, tổ chức chắc chắn. Kết quả là thất
bại. Muốn thắng lợi thì Cách mạng phải có Đảng lãnh đạo”.
b. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một tất yếu lịch sử: là sự kết hợp
của Chủ nghĩa Mác- Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu
nước.
- 3/2/1930 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Đó là sản phẩm
của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin, phong trào công nhân
và phong trào yêu nước vì:
- Giai cấp công nhân Việt Nam còn bé nhỏ, phong trào công
nhân còn non yếu.
- Phong trào yêu nước có một vị trí, vai trò cực kì to lớn trong
quá trình phát triển của dân tộc Việt Nam.


- Cả hai phong trào công nhân và phong trào yêu nước đều có
chung một mục tiêu: giải phóng dân tộc, làm cho Việt Nam được
hoàn toàn độc lập, xây dựng đất nước hung cường
- Phong trào yêu nước gồm có phong trào của nông dân và phong
trào của trí thức Việt Nam. Trong đó phong trào nông dân kết
2




hợp được với phong trào công nhân vì giai cấp công nhân Việt
Nam xuất thân từ nông dân cho nên giữa hai giai cấp này có một
mối đồng minh tự nhiên. Phong trào yêu nước của trí thức là
nhân tố quan trọng để thúc đẩy sự kết hợp các yếu tố cho sự ra
đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Vì phong trào yêu nước Việt Nam đang khủng hoảng sâu sắc
về đường lối.
Tóm lại: Luận điểm này cũng thể hiện quan điểm gắn kết vấn đề dân tộc
với vấn đề giai cấp trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
• Vai trò của Hồ Chí Minh đối với sự ra đời của Đảng cộng sản
Việt Nam
- Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường đúng dắn cho Cách mạng
Việt Nam: Cách mạng vô sản – mở tiền đề cho việc thành lập
Đảng cộng sản, chấm dứt sự khủng hoảng, bế tắc về đường lối
chính trị ở nước ta.
7/1920: Nguyễn Ái Quốc đọc bản : “Sơ thảo lần thứ nhất những
luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê nin.
Đánh dấu việc tìm ra con đường đúng đắn cho cách mạng Việt
Nam.
-


Sau khi tìm ra con đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc tích cực
chuẩn bị mọi mặt cho sự ra đời của một chính đảng vô sản ở Việt
Nam.
+ Chuẩn bị về tư tưởng
Thời kì ở Pháp (1919-1923): Người xác định kẻ thù chính của
nhân dân ta: là chế độ thực dân xâm lược
Thời kì ở Liên Xô (1923- 1924): Người tham gia hoạt động quốc
tế và học tập kinh nghiệm từ Cách mạng Tháng Mười Nga
Thời kì ở Trung Quốc (1923- 1927): Hình thành quan niệm lý
luận cách mạng cơ bản.
+ Chuẩn bị về tổ chức:
Nguyễn Ái Quốc đã lập ra một số tổ chức: Hội liên hiệp Thuộc
địa, Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên(6/1925) – tiền thân đầu
tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam…
3


Thông qua Hội Việt Nam cách mạng thanh niên có Cộng sản
Đoàn làm nòng cốt, truyền bá chủ nghĩa Mác- lênin và Việt Nam.
 Như vậy: trong thời kì chuẩn bị để tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam, Nguyễn Ái Quốc đã tập hợp những người yêu nước tiêu biểu nhất
vào trong một tổ chức.
- Nguyễn Ái Quốc trực tiếp chủ trì Hội nghị hợp nhất thành lập
Đảng và soạn thảo cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
Từ giữa năm 1929 đến đầu năm 1930, ở Việt Nam xuất hiện liên
tiếp 3 tổ chức Cộng sản:
+ Đông Dương cộng sản đảng ở Bắc Kỳ (6/1929)
+ An Nam cộng sản đảng ở Nam Kỳ (8/1929)
+ Đông Dương cộng sản liên đoàn ở Trung Kỳ (1/1930)

 Việc ba tổ chức trên ra đời tuy cùng mục tiêu nhưng lại hoạt động riêng
lẻ, phân tán làm ảnh hưởng xấu đến phong trào Cách mạng ở nước ta. Yêu
câu đặt ra lúc này là phải có một chính đảng duy nhất tại Việt Nam.
• 3/2/1930- 7/2/1930, tại Hương Cảng, Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì cuộc
họp thống nhất Đông Dương cộng sản Đảng và An Nam cộng sản
Đảng thành Đảng cộng sản Việt Nam. quyết định lấy ngày 3/2/1930 là
ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam
24/2/1930, Đông Dương cộng sản liên đoàn cũng xin gia nhập vào Đảng
cộng sản Việt Nam.


Tóm lại: Hồ Chí Minh có vai trò rất lớn trong việc thành lập lên
Đảng cộng sản Việt Nam, có thể nói Bác là người sáng lập nên Đảng
Cộng sản Việt Nam.
2.

Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam
“Đảng Cộng sản là chính Đảng duy nhất của giai cấp công nhân, tại
Việt Nam, là nhân tố quyết định hàng đầu đưa Cách mạng Việt Nam đi
đến thắng lợi.”
-

Xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin cũng như
truyền thống của dân tộc, Hồ Chí Minh khẳng định cách mạng là
sự nghiệp của quần chúng nhân dân. Nhưng quần chúng nhân dân
4


phải được tổ chức, được giác ngộ, được lãnh đạo theo một đường
lối đúng đắn thì mới có thể trở thành lực lượng lớn của phong

trào Cách mạng.
 Đảng có vai trò tổ chức, lãnh đạo, giáo dục quần chúng
nhân dân nhận rõ tình hình, đường lối và định hướng
phương châm hành động cho đúng, tránh đi lạc hướng, trở
thành đội quân thật mạnh.
-

3.

Trong tác phẩm Đường kách mệnh (1927), Hồ Chí Minh viết:
“Cách mệnh trước hết phải có cái gì? Trước hết phải có Đảng
cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng ngoài thì
liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có
vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có
vững thuyền mới chạy”.
 Tóm lại: Khi chưa có chính quyền, Đảng lãnh đạo đấu
tranh giành chính quyền, khi có chính quyền Đảng lãnh
đạo xây dựng đất nước.

Bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam:
Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân, là Đảng của
nhân dân lao động.
- Hồ Chí Minh khẳng định: “Đảng Cộng sản VIệt Nam là Đảng
của giai cấp công nhân, đội tiên phong của giai cấp công nhân,
mang bản chất của giai cấp công nhân.”
- Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của nhân dân lao động, là
Đảng của dân tộc Việt Nam
Trong báo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II
của Đảng (2/1951), Hồ Chí Minh nêu rõ: “Trong giai đoạn này,
quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động và của

dân tộc là một. Chính vì Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của
giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cho nên nó phải là
Đảng của dân tộc Việt Nam”.
Quan điểm trên của Hồ Chí Minh là hoàn toàn đúng đắn. Thể
hiện được rõ nét bản chất giai cấp của Đảng Cộng sản Việt Nam:
5


-

-

4.

Nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác- Lênin.
Mục tiêu ,đường lối của Đảng thực sự vì độc lập tự do và chủ
nghĩa xã hội,vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội
và giải phóng con người.
Đảng tuân thủ nghiêm túc những quan điểm của V.I Lênin về xâu
dựng đảng kiểu mới của giai cấp vô sản.

Quan điểm về Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền
- Theo Hồ Chí Minh:
“ Đảng cầm quyền là Đảng tiếp tục lãnh đạo sự nghiệp cách
mạng trong điều kiện Đảng đã lãnh đạo quần chúng nhân dân
giành quyền lực nhà nước, trực tiếp lãnh đạo bộ máy nhà nước đó
tiếp tục hoàn thành sự nghiệp độc lập dân tộc, dân chủ và chủ
nghĩa xã hội”
 Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân, trở thành
Đảng cầm quyền.


Theo Hồ Chí Minh Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền thể hiện
ở một số nội dung sau:
+ Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo mọi mặt đời sống xã
hội.
+ Đảng cầm quyền, dân là chủ.
+ Đảng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung
thành của nhân dân.
 Dù là “Người lãnh đạo” hay “ đầy tớ trung thành” , thì
theo quan điểm của Hồ Chí Minh, chúng luôn có mối quan
hệ biện chứng với nhau, đều vì mục đích, lý tưởng chung
của Đảng cầm quyền: vì lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam trong sạch
vững mạnh.
1. Xây dựng Đảng – Quy luật tồn tại và phát triển của Đảng
- Theo Hồ Chí Minh, xây dựng Đảng là một nhiệm vụ tất yếu,
thường xuyên để: Đảng xứng đáng với vai trò là Đảng cầm
quyền, là hạt nhân trong hệ thống chính trị của nước ta. Làm cho
-

II.

6


2.

Đảng vững vàng về cả ba mặt: tư tưởng. chính trị và tổ chức, làm
cho đội ngũ đảng viên không ngừng nâng cao phẩm chất, năng
lực trước những yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của nhiệm vụ

cách mạng.
Xây dựng Đảng được Hồ Chí Minh đặt ra như một nhiệm vụ vừa
cấp bách, vừa lâu dài.
- Tính tất yếu khách quan của công tác xây dựng Đảng được Hồ
Chí Minh lý giải do:
+ Xây dựng Đảng bị chế định bởi quá trình phát triển liên
tục của sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo.
+ Xây dựng Đảng là cơ hội để mỗi cán bộ rèn luyện, giáo
dục và tu dưởng tốt hơn, hoàn thành các nhiệm vụ mà Đảng
và nhân dân giao phó.
+trong điều kiện Đảng trở thanh Đảng cầm quyền, việc xây
dựng Đảng càng phải được tiến hành thương xuyên hơn.
 Nhìn một cách tổng quát, theo Hồ Chí Minh , xây dựng
Đảng mang tính quy luật và là nhu cầu tồn tại, phát triển của
bản thân Đảng
Nội dung công tác xây dựng Đảng cộng sản Việt Nam
a. Xây dựng Đảng về tư tưởng lý luận
Để đạt được mục tiêu cách mạng, Hồ Chí Minh chỉ rõ: phải
dựa vào lý luận cách mạng và khoa học của chủ nghĩa MácLênin.
trong việc tiếp nhận và vận dụng chủ nghĩa Mác - Lê nin, Hồ
Chí Minh lưu ý những điểm sau đây
+ Một là: việc học tập, nghiên cưu, tuyên truyền chủ
nghĩa Mác- lê nin phải luôn phù hợp với từng đối tượng.
+ Hai là: việc vận dụng chủ nghĩa Mác- Lênin, phải luôn
phù hợp với từng hoàn cảnh. Tránh giáo điều, xa rời
những nguyên tác cơ bản.
+ Ba là: trong quá trình hoạt động, Đảng ta phải chú yes
học tập, kế thừa những kinh nghiệm tốt của các đảng
coongjsanr khác, đồng thời Đảng ta phải tổng kết kinh
nghiệm của mình để bổ sung vào chủ nghĩa Mác- lê nin.

7


+ Bốn là: Đảng ta phải tăng cường đấu tranh để bảo vệ
sự trong sáng của chủ nghĩa Mác- lênin
b. Xây dựng Đảng về chế độ chính trị
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng về chế độ chính trị
coi đường lối chính trị là vấn đề cốt tử trong sự phát triển tồn tại
của Đảng. Hoạch định chính trị trở thành những vấn đề cực kì
quan trọng trong xây dụng Đảng
- Xây dựng đường lối cách mạng, khoa học và đúng đắn
- Giáo dục đường lối, chính sách của Đảng
- Thông tin thời sự cho cán bộ, đảng viên.
c. Xây dựng Đảng về tổ chức, bộ máy, công tác cán bộ
- Hệ thống tổ chức của Đảng: Phải thật chặt chẽ từ TW đến địa
phương. Trong hẹ thống tổ chức Đảng, Hồ Chí Minh đặc biệt
coi trọng vai trò của chi bộ. Đây là tổ chức hạt nhân, quyết
định chất lượng lãnh đạo của Đảng, là môi trường tu dưỡng,
rèn luyện đồng thời giám sát đảng viên. Chi bộ có vai trò
quan trọng trong việc gắn kết Đảng với quần chúng nhân
dân.


Các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng:
* Tập trung dân chủ: là nguyên tắc tổ chức của Đảng.
Dân chủ và tập trung là hai mặt có quan hệ gắn bó và thống nhất với
nhau. Dân chủ là để đi đến tập trung, là cơ sở của tập trung, chứ không
phải là dân chủ theo kiểu phân tán, tuỳ tiện, vô tổ chức. Tập trung là tập
trung trên cơ sở dân chủ, chứ không phải là tập trung quan liêu theo kiểu
độc đoán chuyên quyền.

* Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách: là nguyên tắc lãnh đạo của Đảng.
Người nói "lãnh đạo không tập thể, thì sẽ đi đến cái tệ bao biện, độc đoán,
8


chủ quan. Kết quả là hỏng việc, phụ trách không do cá nhân, thì sẽ đi
đến cái tệ bừa bãi, lộn xộn, vô chính phủ. Kết quả cũng hỏng việc. Tập
thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách phải luôn luôn đi đôi với nhau".
* Tự phê bình và phê bình: là nguyên tắc sinh hoạt Đảng, là luật phát triển
của Đảng.
Hồ Chí Minh thường đặt tự phê bình trước phê bình vì nếu tự phê bình tốt
mới có thể phê bình tốt. Đây là vũ khí để năng cao trình độ lãnh đạo, sức
chiến đấu của Đảng, để Đảng làm tròn sứ mệnh lịch sử của mình trước
giai cấp, trước dân tộc. Để đạt được hiệu quả cao tự phê bình và phê
bình phải được tiến hành trên cơ sở "tình đồng chí thương yêu lẫn nhau".
* Kỉ luật nghiêm minh và tự giác: Yêu cầu cao nhất của kỉ luật Đảng là chấp
hành các nguyên tắc, chủ trương, nghị quyết của Đảng và tuân thủ các
nguyên tắc tổ chức lãnh đạo và sinh hoạt Đảng, các nguyên tắc xây dựng
Đảng. Có như vậy, Đảng mới là một khối thống nhất về tư tưởng và hành
động. Nếu không có kỉ luật, không thống nhất về tư tưởng và hành động,
"đảng sẽ xuệch xoạc, ý kiến lung tung, kỉ luật lỏng lẻo, công việc bế tắc".
* Đoàn kết thống nhất trong Đảng. Trong đấu tranh cách mạng toàn Đảng
phải đoàn kết thành một khối vững chắc, toàn Đảng phải thống nhất ý chí
và hành động, mọi đảng viên phải bảo vệ sự đoàn kết thống nhất của Đảng
như bảo vệ con ngươi của mắt mình. Phải xây dựng sự đoàn kết thống
nhất trong Đảng để làm nòng cốt cho việc xây dựng sự đoàn kết trong
nhân dân.
- Cán bộ, công tác cán bộ của Đảng
+ Người cán bộ phải có đủ đúc và tài, phẩm chất và năng lực trong đó
đạo đức, phẩm chất là gốc

+ Công tác cán bộ là công tác gốc của Đảng.
d, Xây dựng Đảng về đạo đức
- Tư cách và đạo đức cách mạng của Đảng: là đạo đức mới, đạo đức cách
9


- Phương pháp giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên: Đây là
một nội dung quan trọng trong việc tu dưỡng, rèn luyện cán bộ, đảng viên.
Nó gắn chặt với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân dưới mọi hình
thức nhằm làm cho Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh.
3. Một số vấn đề cấp bách trong xây dưng Đảng hiện nay – Phê bình
và tự phê bình là quy luật phat triển chung của Đảng.
Trong giai đoạn hiện nay, việc quán triệt, đẩy mạnh phê bình và tự phê
bình theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hổ Chí
Minh đang là vấn đề cơ bản, lâu dài, là yêu cầu cấp thiết trong công
cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng nhằm xây dựng Đảng ta, nhà
nước ta thật trong sạch và vững mạnh, thực sự của dân, do dân, vì dân.
hướng tới thực hiện thành công mục tiêu: “dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh”.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4, BCH Trung ương Đảng khóa XI :
“Một số vấn đề cấp thiết trong xây dựng Đảng hiện nay” chỉ rõ tính
cấp bách của vấn đề phê bình và tự phê bình.
Vấn đề kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về
tư tưởng chính trị, đạo đức,lối sống của một bộ phận không nhỏ các
cán bộ đảng viên , đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, quán lý các cấp để nâng
cao năng lực cách mạng, khả năng chiến đấu của Đảng, củng cố niềm
tin của đảng viên và nhân dân vào Đảng.
Để thực hiện được điều đó, trước hết mỗi cá nhân tổ chức Đảng phải
thực hiện nghiêm túc những quy định về phê bình và tự phê bình do
Đảng đề ra:

“Mở rộng dân chủ, khuyến khích tranh luận tôn trọng tập hợp và tiếp
thu ý kiến đúng đắn của các cấp ủy viên và đảng viên trước khi quyết
định.”
ví dụ: việc lấy phiếu ý kiến vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
“Trong những năm tới, tiếp tục đưa phê bình và tự phê bình vào các
10


cấp ủy và tổ chức Đảng từ TW tới cơ sở thành nền nếp thường xuyên
và định kỳ, không làm qua loa chiếu lệ hình thức, vận động nhân dân
tích cực đóng góp ý kiến phê bình cán bộ, đảng viên”
Nhắc đến phê bình và tự phê bình, Hồ Chí Minh viết:
“Gạo đem vào giã bao đau đớn
Gạo giã xong rồi, tráng tựa bong
Sống ở trên đời người cũng thế
Gian nan rèn luyện mới thành công”
Tuy nhiên, vấn đề phê bình và tự phê bình trong Đảng ta còn nhiều hạn
chế, còn bộc lộ nhiều khuyết điểm , đặc biệt là thái độ “dĩ hòa vi quý”
trong thực tế hiện nay, sau 5 năm thực hiện chỉ thị của ban bí thư về
phê bình và tự phê bình trong sinh hoạt Đảng nói chung và sinh hoạt
chi bộ nói riêng còn chưa có chuyển biến tích cực. Thậm chí theo Tổng
bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: Nguyên tắc phê bình và tự phê bình còn
rất kém.
Động cơ của người phê bình và tự phê bình không trong sáng, tìm cách
ca ngợi nhau hoặc bao che khuyết điểm cho nhau. Phương pháp phê
bình không sát đối tượng phê bình dẫn đến kết quả của những đợt phê
bình và tự phê bình không đạt hiệu quả cao.
Một thưc tế luôn luôn xảy ra đó là thái độ “Dĩ hòa vi quý”, với các
biểu hiện: né tránh, xuề xòa, ngại va chạm… Thái độ “Dĩ hòa vi quý”
được xem là một biểu hiện “khôn ngoan” tránh va chạm, “lấy chín bỏ

mười”, “gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”…Nó là một trong những
yếu tố thủ tiêu đi tính chiến đấu cao của phê bình và tự phê bình.
Vì sao thái độ “dĩ hòa vi quý” có thể tồn tại trong sinh hoạt Đảng hiện
nay.?
Về phía người phê bình: sợ va chạm, sợ người được phê bình trù
dập,trả đủa nên thường phê bình một cách qua loa, lấp liếm.
Về người được phê bình: ngại tiếp thu, bảo thủ ,luôn có tư tưởng trù
11


dập, báo thù. Thường lấp liếm né tránh trách nhiệm bằng cachs đổ lỗi
cho cơ chế, cho tập thế.
Giải pháp khắc phục:




Một là phải tạo bầu không khí dân chủ thất sự trong sinh hoạt Đảng
nói chung và trong phê bình, tự phê bình nói riêng.
Hai là, người phê bình và tự phê bình phải thự sự : “nhìn thẳng vào sự
thật, đánh giá đúng sự thật, khách quan, không né tránh.
Ba là: bản thân Đảng viên phải thực sự trong sạch vững mạnh.
Có như vậy phong trào phê bình và tự phê bình trong sinh hoạt
Đảng hiện nay mới đạt hiệu quả cao.

12




×