Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Hoàn thiện chuẩn mực và chế độ kế toán việt nam hiện hành về hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.5 KB, 27 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………………..….3
PHẦN 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HẠCH TOÁN DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ
HÀNG TỒN KHO ……………………………………………………………..5
1.1.

Bản chất và ý nghĩa của dự phòng giảm giá hàng tồn kho …………...5

1.1.1. Bản chất của dự phòng giảm giá hàng tồn kho……………………….…...5
1.1.2. Ý nghĩa của dự phòng giảm giá hàng tồn kho trong doanh nghiệp…...…..6
1.2.

Chuẩn mực kế toán quốc tế và kinh nghiệm các nước về hạch toán

hàng tồn kho …………………………………………………………………....7
1.2.1. Chuẩn mực kế toán quốc tế về hạch toán hàng tồn kho…………….….....7
1.2.2. Kinh nghiệm các nước về hạch toán hàng tồn kho………………….…...10
PHẦN 2. THỰC TRẠNG CHUẨN MỰC VÀ CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN VIỆT
NAM VỀ HẠCH TOÁN DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ HÀNG TỒN KHO…...11
2.1. Khái quát lịch sử Chuẩn mực và Chế độ kế toán Việt Nam về hạch toán
dự phòng giảm giá hàng tồn kho ………………………………………….…11
2.1.1. Giai đoạn trước năm 2002…………………………………….…...……..11
2.1.2. Giai đoạn từ năm 2002 đến nay………………………………..…..…….14
2.2. Thực trạng Chế độ kế toán Việt Nam hiện hành về hạch toán dự phòng
giảm giá hàng tồn kho…………………………………………………………17
2.2.1. Chế độ kế toán Việt Nam…………………………………………..….…17
PHẦN 3: HOÀN THIỆN CHUẨN MỰC VÀ CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN VIỆT
NAM HIỆN HÀNH VỀ HẠCH TOÁN DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ HÀNG
TỒN KHO…………………..………………………………………….………22
3.1. Đánh giá chung về Chuẩn mực và Chế độ kế toán Việt Nam hiện hành
về hạch toán hàng tồn kho ………………………………………...………….22


3.1.1. Về nội dung các văn bản được ban hành…………………...……………22
3.1.2. Về qui trình đánh giá các giá trị hàng tồn kho…………………….……..23
3.1.3. Về xác định mức giá trích lập dự phòng…………………………………23

1


3.2. Một số giải pháp hoàn thiện Chuẩn mực và Chế độ kế toán Việt Nam
hiện hành về hạch toán hàng tồn kho …………………………….………….24
3.2.1. Hoàn thiện nội dung ban hành các văn bản ……………...……….……..24
KẾT LUẬN
Tài liệu tham khảo……………………………………………………………….

2


LỜI MỞ ĐẦU

Sau khi gia nhập WTO , nền kinh tế nước ta càng ngày càng phát triển.
Song song với việc phát triển càng mạnh mẽ thì các quyết định mới , thông tư
mới cũng được ban hành để phù hợp với nền kinh tế . Trong quá trình đổi mới
của nền kinh tế, hệ thống kế toán Việt Nam đã không ngừng được hoàn thiện
và phát triển. Cùng với sự phát triển của hệ thống kế toán Việt Nam, vấn đề
trích lập và hạch toán các khoản dự phòng ngày càng hoàn thiện . Sau quyết
định 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ Tài chính ban hành về hệ
thống chế độ kế toán doanh nghiệp, các thông tư 64TC/TCDN ngày
15/09/1997, 107/2001/TT-BTC cũng được ban hành nhằm hướng dẫn việc
trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn
và dài hạn, dự phòng nợ khó đòi. Tiếp theo đó là Quyết định số 15/2006/QĐBTC ngày 26/3/2006 . Và cho tới gần đây nhất Bộ Tài chính ban hành Thông
tư 228/2009/TT-BTC hướng dẫn trích lập và sử dụng các khoản dự phòng

giảm giá hàng tồn kho , tổn thất các khoản đầu tư tài chính , nợ phải thu khó
đòi và bảo hành sản phẩm , hàng hóa , công trình xây lắp tại doanh nghiệp do
Bộ Tài Chính ban hành. Việc trích lập dự phòng trong doanh nghiệp tuân thủ
theo nguyên tắc thận trọng và nguyên tắc phù hợp, nó cung cấp những hình
ảnh trung thực về tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh. Các khoản
dự phòng rất quan trọng cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó
giúp cho doanh nghiệp có thể tự chủ vê tài chính trong tương lai. Tuy nhiên
việc áp dụng chế độ kế toán trích lập dự phòng vẫn chưa được quan tâm đúng
mực. Đồng thời, qua sự so sánh với Chuẩn mực quốc tế về kế toán cũng như
qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia phát triển như Mỹ, Pháp,.
Cho nên các quy định và hướng dẫn liên quan đến việc trích lập và hạch toán
dự phòng trong kế toán của Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập trong việc hạch
toán các khoản dự phòng . Nên việc hoàn thiện hạch toán dự phòng trong kế
toán Việt Nam là một trong những vấn đề cấp bách hiện nay nhằm giúp cho
việc trình bày báo cáo tài chính của các doanh nghiệp sát thực hơn, giúp cho

3


Việt Nam sớm hòa nhập vào nền kinh tế thế giới, hệ thống kế toán Việt Nam
được quốc tế thừa nhận.
Vì vây em quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện hạch toán dự phòng giảm
giá hàng tồn kho theo Chuẩn mực và Chế độ kế toán Việt Nam hiệnhành” để
hiểu rõ hơn vấn đề cũng là để đề xuất một số kiến nghị góp phần hoàn thiện các
quy định về trích lập dự phòng
Đề tài của em gồm 3 phần chính :
Phần 1 : Cơ sở lý luận về hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Phần 2 : Thực trạng chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam về hạch toán
dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Phần 3 : Hoàn thiện chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành về

hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho

4


PHẦN 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HẠCH TOÁN DỰ PHÒNG GIẢM
GIÁ HÀNG TỒN KHO
1.1. Bản chất và ý nghĩa của dự phòng giảm giá hàng tồn kho
1.1.1. Bản chất
Theo các nguyên tắc kế toán cơ bản trong Chuẩn mực số 01 , Nguyên tắc
thận trọng là việc xem xét , cân nhắc , phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế
toán trong các điều kiện không chắc chắn . Nguyên tắc đòi hỏi phải lập các
khoản dự phòng nhưng không được lập quá lớn
Theo Chuẩn mực số 02 , Hàng tồn kho là những tài sản:
- Được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường;
- Đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang;
- Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản
xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ.
Hàng tồn kho bao gồm:
- Hàng hóa mua về để bán: Hàng hóa tồn kho, hàng mua đang đi trên
đường, hàng gửi đi bán, hàng hóa gửi đi gia công chế biến;
- Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán;
- Sản phẩm dở dang: Sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn
thành chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm;
- Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế
biến và đã mua đang đi trên đường;
- Chi phí dịch vụ dở dang.
Giá trị thuần có thể thực hiện được: Là giá bán ước tính của hàng tồn kho
trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thành
sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.


5


Trong quá trình hoạt động kinh doanh thì giá trị thuần của hàng tồn kho
không giữ được giá trị ban đầu do hàng tồn kho bị hư hỏng, lỗi thời, giá bán bị
giảm, hoặc chi phí hoàn thiện, chi phí để bán hàng tăng lên.
Cuối kỳ kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn
kho nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Tóm lại , Bản chất của lập dự phòng giảm giá hang tồn kho là dự phòng
phần giá trị bị tổn thất do giá vật tư, thành phẩm, hàng hóa tồn kho bị giảm
(Thông tư 13/2006/TT-BTC hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự
phòng...). Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập là số chênh lệch giữa giá
gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện của chúng (Chuẩn
mực Kế toán Việt Nam số 02 - Hàng tồn kho)
Mức trích lập dự phòng tính theo công thức sau:
Lượng
Mức

dự

phòng giảm
giá vật tư
hàng hóa

vật

tư hàng hóa

Giá gốc


thực tế tồn

hàng tồn

kho tại thời

kho theo

= điểm

x sổ

lập

báo cáo tài

kế

toán

chính

Giá

trị

thuần




thể

thực

- hiện được
của hàng
tồn kho

1.1.2 Ý nghĩa
Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho trong doanh nghiệp nhằm cung
cấp những hình ảnh trung thực về giá trị hàng tồn kho của doanh nghiệp cũng
như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp , đồng thời cũng là tuân thủ nguyên
tắc thận trọng và nguyên tắc phù hợp. Các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn
kho giúp cho doanh nghiệp có nguồn tài chính để bù đắp tổn thất có thể xảy ra
trong năm kế hoạch khi giá trị hàng tồn kho có những sự thay đổi lớn trên thị
trường, nhằm bảo toàn vốn kinh doanh; bảo đảm cho doanh nghiệp phản ánh giá
trị vật tư hàng hóa tồn kho không cao hơn giá cả trên thị trường .

6


Ngoài ra các khoản dự phòng còn phản ánh việc giảm giá trị vật tư , hàng
tồn kho của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh. Là một vấn đề quan trọng trong
việc đánh giá hàng tồn kho của doanh nghiệp.
Đó lá cơ sở cho doanh nghiệp có những phương án, chiến lược kinh
doanh trong hiện tại và tương lai phù hợp với thực trạng kinh tế đang diễn ra
1.2. Chuẩn mực kế toán quốc tế và kinh nghiệm các nước về hạch
toán hàng tồn kho
1.2.1. Chuẩn mực kế toán quốc tế về hạch toán hàng tồn kho

a. Qui đinh chung
Chuẩn mực “Hàng tồn kho” của kế toán Quốc tế quy định phạm vi áp
dụng cho tất cả các hàng tồn kho là tài sản bao gồm hàng tồn kho:
- Được giữ để bán;
- Đang trong quá trình sản xuất kinh doanh dở dang;
- Nguyên liệu để sử dụng trong quá trình kinh doanh, cung cấp dịch vụ;
Đối với các nhà cung cấp dịch vụ, hàng tồn kho gồm chi phí dịch vụ
tương ứng với doanh thu chưa được ghi nhận.
Các nguyên tắc được vận dụng trong chuẩn mực kế toán hàng tồn kho:
Nguyên tắc thận trọng, nguyên tắc nhất quán và nguyên tắc phù hợp.
b. Xác định giá trị hàng tồn kho
- Giá gốc hàng tồn kho
Chuẩn mực qui định , Hàng tồn kho phải ghi nhận theo giá thấp hơn giá
gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được theo nguyên tắc thận trọng.
Về cách xác định giá gốc hàng tồn kho
Chuẩn mực qui định , Giá gốc hàng hóa bao gồm tất cả các chi phí
mua, chi phí chế biến, và các chi phí khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở
địa điểm và trạng thái hiện tại.

7


Trong đó:
Chi phí mua bao gồm giá mua và chi phí nhập khẩu
Chi phí chế biến bao gồm chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí sản xuất chung bao gồm chi phí sản xuất chung biến đổi; chi phí
sản xuất chung cố định được phân bổ dựa trên công suất bình thường của máy
móc sản xuất
Các phí phí khác bao gồm chi phí thiết kế, đi vay
- Giá trị thuần có thể thực hiện được

Chuẩn mực đưa ra khái niệm Giá trị thuần có thể thực hiện được: Là giá
bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường trừ đi
(-) chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho tiêu
thụ chúng. Những ước tính này phải dựa trên bằng chứng đáng tin cậy nhất thu
thập được vào thời điểm ước tính.
- Hàng tồn kho thường được điều chỉnh giảm xuống bằng giá trị thuần có
thể thực hiện được theo những nguyên tắc sau:
+ Theo từng khoản mục
+ Các khoản mục tương tự nhau thường được nhóm lại
+ Từng dịch vụ được hạch toán như một khoản mục riêng biệt
c. Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho
Chuẩn mực đưa ra các phương pháp để tính giá trị hàng tồn kho như:
- Phương pháp giá tiêu chuẩn
- Phương pháp giá bán lẻ (áp dụng cho các ngành bán lẻ).
Chuẩn mực cũng đưa ra 3 phương pháp tính giá trị hàng tồn kho:
- Giá đích danh

8


- Bình quân gia quyền
- Nhập trước, xuất trước (Chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 2 sửa đổi tháng
12/2003 đã loại trừ phương pháp LIFO trong tính giá hàng tồn kho).
d. Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
+ Xuất phát từ nguyên tắc thận trọng là không đánh giá cao hơn giá trị
của các loại tài sản.
+ Các nguyên nhân làm giá trị thuần có thể thực hiện được nhỏ hơn giá
gốc: hàng tồn kho bị hư hỏng, lỗi thời; giá bán bị giảm; chi phí hoàn thiện, chi
phí để bán hàng tăng lên…
+ Chuẩn mực đề cập đến dự phòng giá trị thuần có thể thực hiện được và

giá trị có thể thấp hơn giá gốc. Việc ghi giảm giá gốc hàng tồn kho cho bằng với
giá trị thuần có thể thực hịên được là phù hợp với nguyên tắc ghi nhận tài sản,
nghĩa là giá trị tài sản được ghi nhận không lớn hơn giá trị thực hiện ước tính từ
việc bán hay sử dụng chúng.
e. Ghi nhận chi phí
Chuẩn mực quy định về các khoản mục được ghi nhận là chi phí đó là:
+ Giá trị hàng tồn kho đó được bán ra.
+ Điều chỉnh giảm xuống giá trị thuần có thể thực hiện được
+ Mất mát hàng trong kho
+ Hao phí bất thường;
+ Chi phí sản xuất chung không được công bố.
1.2.2. Kinh nghiệm các nước về hạch toán hàng tồn kho
a. Kế toán Mỹ
Theo kế toán Mỹ , hàng tồn kho là tất cả những hàng hoá thuộc quyền sở
hữu của đơn vị, mua về nhằm mục đích dự trữ sản xuất và bán ra ngoài bất kể

9


hàng hoá đó đang ở đâu tại thời điểm kiểm kê. Các hàng hoá cũ kĩ, hư hỏng lạc
hậu sẽ không được xem là hàng tồn kho tồn kho bị hư hỏng, lỗi thời.
Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho có thể thực hiện theo hai cách:
- Tính chung cho tất cả các mặt hàng. của đơn vị nếu như không bán
được.
Giá trị hàng tồn kho có thể không thu hồi được nếu chúng bị hư hỏng hoặc
chúng bị lỗi thời toàn bộ hay từng phần, hoặc giá bán của hàng hoá thay thế giảm
xuống. Giá trị hàng tồn kho có thể không thu hồi được nếu giá trị thực hiện được
ước tính, giá ước tính phát sinh để tiêu thụ tăng lên. Đó là hàng tồn kho bị giảm giá.
Như vậy việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được thực hiện khi:
- Giá bán của hàng hoá thay thế bị giảm xuống.

- Có tính đến tổn thất của bộ phận hàng.
- Tính riêng cho từng loại hàng hoá.
b. Kế toán Pháp
Vào thời điểm kiểm kê cuối năm (trước khi lập báo cáo kế toán năm), nếu
hàng tồn kho bị giảm giá (giá thực tế trên thị trường thấp hơn giá đang ghi sổ kế
toán) hoặc hàng bị lỗi thời (không hợp với kiểu mẫu hiện tại) mà Doanh nghiệp
có thể bán với giá thấp hơn giá vốn, thì cần căn cứ vào giá bán hiện hành, đối
chiếu với giá vốn của từng mặt hàng để lập dự phòng.
Khi lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, kế toán ghi:
Nợ TK 681 : Dự phòng (Chi phí kinh doanh)
Có TK 39 : Dự phòng giảm giá hàng tồn kho và dở dang
Cuối niên độ kế toán sau, căn cứ vào giá cả thị trường, đối chiếu với giá
ghi sổ kế toán của từng mặt hàng để dự kiến mức dự phòng mới và tiến hành
điều chỉnh mức giá dự phòng đã lập năm trước về mức dự phòng phải lập năm
nay.
Nếu mức dự phòng mới lớn hơn mức dự phòng đã lập năm trước, thì cần
lập bổ sung số chênh lệch (điều chỉnh tăng dự phòng).
Nợ TK 681 : Số chênh lệch
Có TK 39 (chi tiết) : Số chênh lệch

10


Nếu mức dự phòng mới ít hơn mức dự phòng đã lập trước, thì cần hoàn
nhập dự phòng số chênh lệch (điều chỉnh giảm giá dự phòng).
Nợ TK 39 (chi tiết): Số chênh lệch
Có TK 781 : Hoàn nhập dự phòng (thu nhập kinh doanh )
PHẦN 2. THỰC TRẠNG CHUẨN MỰC VÀ CHẾ ĐỘ KẾ
TOÁN VIỆT NAM VỀ HẠCH TOÁN DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ
HÀNG TỒN KHO

2.1. Khái quát lịch sử Chuẩn mực và Chế độ kế toán Việt Nam về
hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho
2.1.1. Giai đoạn trước năm 2002
Ngành kế toán ở Việt Nam ra đời muộn và rất non trẻ. Có nhiều sự ảnh
hưởng từ chế độ kế toán Pháp và Mỹ . Tuy nhiên do có sự khác nhau về nền kinh
tế cũng như đặc thù về nền kinh tế nên ngành kế toán Việt Nam cũng có nhưng
sự khác biệt so với kế toán quốc tế nói chung và mỗi nước nói riêng . Trong giai
đoạn trước năm 2002 Bộ Tài Chính đã ban hành ra một số thông tư nhằm điều
chỉnh lại một số vấn đề không phù hợp với nền kinh tế hiện hành lúc đấy như là :
- TT 33/1998/TT-BTC
- TT 107/2001/TT-BTC
- TT 64/TC/TCDN
Bắt đầu từ TT 64/TC/TCDN hướng dẫn chế độ sử dụng và trích lập dự
phòng giảm giá hàng tồn kho với những khái niệm ban đầu cơ bản :
+ Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là dự phòng phần giá trị dự kiến
bị tổn thất sẽ ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh do giảm giá vật tư,
thành phẩm, hàng hoá tồn kho có thể xảy ra trong năm kế hoạch.
+ Đối tượng lập dự phòng là nguyên vật liệu chính dùng cho sản
xuất, vật tư hàng hoá, thành phẩm tồn kho để bán, mà giá trên thị trường thấp
hơn giá đang hạch toán trên sổ kế toán

11


Điều kiện lập dự phòng :
Việc trích lập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho không được
vượt quá số lợi nhuận phát sinh của doanh nghiệp (sau khi đã hoàn nhập các
khoản dự phòng trích lập năm trước) và có các bằng chứng dưới đây:
- Là những vật tư hàng hoá tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính
có giá thị trường thấp hơn giá ghi trên sổ kế toán.

- Vật tư hàng hoá là mặt hàng kinh doanh và thuộc quyền sở hữu của
doanh nghiệp.
- Có chứng từ hoá đơn hợp lý hợp lệ hoặc các chứng từ khác chứng
minh giá vốn vật tư hàng hoá tồn kho.
Phương pháp lập các khoản dự phòng:
Doanh nghiệp phải căn cứ vào tình hình giảm giá, số lượng tồn kho thực
tế của từng loại vật tư, hàng hoá để xác định mức dự phòng theo công thức sau:
Mức dự phòng

Lượng vật tư hàng hoá

Giá hạch

giảm giá vật tư

tồn kho giảm giá tại

toán trên

hàng

hoá

cho

năm kế hoạch

=

thời điểm 31/12 năm

báo cáo

x

sổ
toán

kế

Giá thực tế trên
- thị trường tại
thời điểm 31/12

Giá thực tế trên thị trường của các loại vật tư, thành phẩm, hàng hoá tồn kho
bị giảm giá tại thời điểm 31/12 là giá cả có thể mua hoặc bán được trên thị trường.
Việc lập dự phòng phải tiến hành riêng cho từng loại vật tư, hàng hoá
bị giảm giá và tổng hợp vào bảng kê chi tiết khoản dự phòng giảm giá hàng
tồn kho của doanh nghiệp. Bảng kê là căn cứ để hạch toán vào chi phí quản lý
của doanh nghiệp.
Xử lý các khoản dự phòng:
Mục đích lập các khoản dự phòng là để bù đắp các khoản tổn thất do giảm
giá hàng tồn kho . Nhưng theo nguyên tắc hạch toán kế toán hiện hành, các khoản
tổn thất nói trên đã được phản ảnh trong kết quả kinh doanh. Do vậy doanh nghiệp
phải hoàn nhập tất cả các khoản dự phòng vào thu nhập của doanh nghiệp.
12


Đối với khoản dự phòng giảm giá vật tư hàng hoá tồn kho :
Doanh nghiệp phải hoàn nhập toàn bộ khoản dự phòng đã lập cuối năm
trước vào khoản thu nhập bất thường để xác định kết quả kinh doanh. Đồng

thời tiến hành lập dự phòng mới cho năm sau theo các quy định trên đây.
Thời điểm hoàn nhập khoản dự phòng giảm giá vật tư hàng hoá đã lập
và lập dự phòng mới, được tiến hành tại thời điểm khoá sổ kế toán để lập báo
cáo tài chính năm.
Sau đó là TT 33/1998/TT-BTC hướng dẫn trích lập và sử dụng các
khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho là :
+ Cuối niên độ kế toán, doanh nghiệp căn cứ vào tình hình giảm giá
số lượng tồn kho thực tế của từng loại vật tư, hàng hoá, kế toán tính, xác định
mức trích lập dự phòng cho niên độ kế toán sau, ghi:
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
+ Cuối niên độ kế toán sau, kế toán tiến hành hạch toán hoàn nhập
toàn bộ khoản dự phòng đã lập cuối niên độ kế toán trước vào thu nhập bất
thường ghi:
Nợ TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Có TK 721 - Các khoản thu nhập bất thường
Đồng thời tính xác định mức trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
mới phải lập cho niên độ kế toán sau ghi:
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Sau đó là việc ban hành TT 107 / 2001/TT-BTC với một số sự thay đổi và
quy đinh cụ thể hơn như :
Thời điểm lập và hoàn nhập các khoản dự phòng: Việc trích lập và hoàn
nhập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho trong hoạt động tài chính đều
được thực hiện ở thời điểm khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính năm.

13


Trường hợp doanh nghiệp được Bộ Tài chính chấp thuận áp dụng năm tài

chính khác với năm dương lịch (bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc 31/12 hàng năm)
thì thời điểm lập dự phòng là ngày cuối cùng của năm tài chính.
Khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho được trích trước vào chi phí hoạt
động kinh doanh năm báo cáo của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp có
nguồn tài chính để bù đắp ba khoản tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch,
nhằm bảo toàn vốn kinh doanh; đảm bảo cho doanh nghiệp phản ánh giá trị vật
tư hàng hóa tồn kho không cao hơn giá cả trên thị trường hoặc giá trị có thể thu
hồi được tại thời điểm lập báo cáo tài chính.
Điều kiện lập dự phòng:
- Có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của Bộ Tài chính hoặc
các bằng chứng khác chứng minh giá vốn vật tư hàng hóa tồn kho.
- Là những vật tư hàng hóa thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tồn kho
tại thời điểm lập báo cáo tài chính có giá trị thu hồi hoặc giá thị trường thấp hơn
giá ghi trên sổ kế toán.
Vật tư hàng hóa tồn kho bị giảm giá so với giá ghi trên sổ kế toán bao
gồm: vật tư hàng hóa tồn kho bị hư hỏng kém mất phẩm chất, bị lỗi thời hoặc giá
bán bị giảm theo mặt bằng chung trên thị trường.
Trường hợp vật tư hàng hóa tồn kho có giá trị bị giảm so với giá ghi trên
sổ kế toán nhưng giá bán sản phẩm dịch vụ được sản xuất từ vật tư hàng hóa này
không bị giảm giá thì không được trích lập dự phòng giảm giá vật tư hàng hóa
tồn kho.
2.1.2. Giai đoạn từ năm 2002 đến nay
Sau khi có những bước đầu trong việc hạch toán dự phòng giảm giá hàng
tồn kho cùng với sự thay đổi về bản chất nền kinh tế thì Bộ Tài Chính ban hành
tiếp TT 13/2006/TT-BTC hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng dự phòng giảm
giá hàng tồn kho . Thông tư này đã nói rõ ràng và ngắn gọn về một số quan
điểm cũ đồng thời có bổ sung thêm một sổ quan điểm mới như.
- Đối tượng lập dự phòng bao gồm nguyên vật liệu, dụng cụ dùng cho sản
xuất, vật tư, hàng hóa, thành phẩm tồn kho (gồm cả hàng tồn kho bị hư hỏng,
kém mất phẩm chất, lạc hậu mốt, lạc hậu kỹ thuật, lỗi thời, ứ đọng, chậm luân


14


chuyển), sản phẩm dở dang, chi phí dịch vụ dở dang (sau đây gọi tắt là hàng tồn
kho) mà giá gốc ghi trên sổ kế toán cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được
và đảm bảo điều kiện :
+ Có hóa đơn, chứng từ hợp pháp
+ Là những vật tư hàng hóa thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tồn
kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính.
- Phương pháp lập dự phòng:
+ Mức trích lập dự phòng tính
Mức dự phòng
giảm giá vật tư =
hàng hóa

Lượng vật tư hàng
hóa thực tế tồn kho tại
thời điểm lập báo cáo
tài chính

Giá gốc hàng
x tồn kho theo sổ kế toán

Giá trị thuần có
thể

thực

hiện


được của hàng
tồn kho

Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và các chi
phí liên quan trực tiếp khác.
Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho (giá trị dự kiến
Bảng kê là căn cứ để hạch toán vào giá vốn hàng bán (giá thành toàn bộ
sản phẩm hàng hoá tiêu thụ trong kỳ) của doanh nghiệp.
- Xử lý khoản dự phòng:
Tại thời điểm lập dự phòng nếu giá gốc hàng tồn kho cao hơn giá trị
thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho thì phải trích lập dự phòng giảm
giá hàng tồn kho.
+ Nếu số dự phòng giảm giá phải trích lập bằng số dư khoản dự phòng
giảm giá hàng tồn kho, thì doanh nghiệp không phải trích lập khoản dự phòng
giảm giá hàng tồn kho.
+ Nếu số dự phòng giảm giá phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng
giảm giá hàng tồn kho, thì doanh nghiệp trích thêm vào giá vốn hàng bán của
doanh nghiệp phần chênh lệch.
+ Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng giảm
giá hàng tồn kho, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch vào.

15


- Xử lý huỷ bỏ đối với vật tư, hàng hoá đã trích lập dự phòng:
Hàng tồn đọng do hết hạn sử dụng, mất phẩm chất, dịch bệnh, hư hỏng
do không còn giá trị sử dụng ... như: dược phẩm, thực phẩm, vật tư y tế, con
giống, vật nuôi, vật tư hàng hoá khác phải huỷ bỏ thì xử lý như sau:
Biên bản thẩm định phải kê chi tiết tên, số lượng, giá trị hàng hoá phải

huỷ bỏ, nguyên nhân phải huỷ bỏ, giá trị.
Mức độ tổn thất thực tế của từng loại hàng tồn đọng không
Thẩm quyền xử lý: Hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp có Hội đồng
quản trị) hoặc Hội đồng thành viên (đối với doanh nghiệp có Hội đồng thành
viên); Tổng giám đốc, Giám đốc (đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản
trị); chủ doanh nghiệp căn cứ vào Biên bản của Hội đồng xử lý, các bằng chứng
liên quan đến hàng hoá tồn đọng để quyết định xử lý huỷ bỏ vật tư, hàng hoá nói
trên; quyết định xử lý trách nhiệm của những người liên quan đến số vật tư, hàng
hoá đó và chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước chủ sở hữu và trước
pháp luật.
+ Xử lý hạch toán:
Giá trị tổn thất thực tế của hàng tồn đọng không thu hồi được đã có quyết
định xử lý huỷ bỏ, sau khi bù đắp bằng nguồn dự phòng giảm giá hàng tồn kho,
phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào giá vốn hàng bán của doanh nghiệp.
Cho đến nay thì thông tư mới nhất hương dẫn việc trích lập và sử dụng
các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho là Thông tư 228/2009/TT-BTC.
Thông tư này không có sự bổ sung hay điều chỉnh so với thông tư 13/2006/TTBTC. Thông tư này vẫn áp dung tất cả nội dung của thông tư cũ về dự phòng
giảm giá hàng tồn kho
2.2. Thực trạng Chế độ kế toán Việt Nam hiện hành về hạch toán dự
phòng giảm giá hàng tồn kho
2.2.1. Chế độ kế toán
Theo thông tư 228/2009/TT-BTC ngày 27/2/2006 Hướng dẫn chế độ trích
lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
16


- Đối tượng áp dụng:
Các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu
nhập chịu thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam (sau đây gọi là doanh
nghiệp).

Đối với các doanh nghiệp được thành lập trên cơ sở các Hiệp định ký
giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước
ngoài, nếu Hiệp định có các quy định về trích lập và sử dụng các khoản dự
phòng khác với hướng dẫn tại Thông tư này, thì thực hiện theo quy định của
Hiệp định đó.
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: là dự phòng phần giá trị bị tổn thất do
giá vật tư, thành phẩm, hàng hóa tồn kho bị giảm.
Nguyên tắc chung trong trích lập các khoản dự phòng.
+ Các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho được trích trước vào chi phí
hoạt động kinh doanh năm báo cáo của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp có
nguồn tài chính để bù đắp tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch, nhằm bảo
toàn vốn kinh doanh; đảm bảo cho doanh nghiệp phản ánh giá trị vật tư hàng hóa
tồn kho, các khoản đầu tư tài chính không cao hơn giá cả trên thị trường và giá
trị của các khoản nợ phải thu không cao hơn giá trị có thể thu hồi được tại thời
điểm lập báo cáo tài chính.
+ Thời điểm lập và hoàn nhập các khoản dự phòng là thời điểm cuối kỳ kế
toán năm. Trường hợp doanh nghiệp được Bộ Tài chính chấp thuận áp dụng năm tài
chính khác với năm dương lịch (bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc 31/12 hàng năm) thì
thời điểm lập và hoàn nhập các khoản dự phòng là ngày cuối cùng của năm tài
chính.
Đối với các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán phải lập
báo cáo tài chính giữa niên độ thì được trích lập và hoàn nhập dự phòng ở cả
thời điểm lập báo cáo tài chính giữa niên độ.

17


+ Doanh nghiệp phải xây dựng cơ chế về quản lý vật tư, hàng hóa, quản
lý công nợ để hạn chế các rủi ro trong kinh doanh. Đối với công nợ, hàng hóa,
quy chế phải xác định rõ trách nhiệm của từng bộ phận, từng người trong việc

theo dõi, quản lý hàng hóa, thu hồi công nợ.
Nghiêm cấm doanh nghiệp lợi dụng việc trích lập dự phòng để tính thêm
vào chi phí các khoản dự phòng không có đủ căn cứ nhằm làm giảm nghĩa vụ
nộp ngân sách. Những doanh nghiệp cố tình vi phạm sẽ bị xử phạt như hành vi
trốn thuế theo quy định của pháp luật hiện hành.
+ Doanh nghiệp phải lập Hội đồng để thẩm định mức trích lập các khoản
dự phòng và xử lý tổn thất thực tế của vật tư hàng hóa tồn kho, các khoản đầu tư
tài chính, các khoản nợ không có khả năng thu hồi theo quy định tại Thông tư
này và văn bản pháp luật khác có liên quan. Riêng việc trích lập dự phòng chi
phí bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp thì thực hiện theo hợp đồng
hoặc cam kết với khách hàng.
Thành phần Hội đồng gồm: Tổng giám đốc (hoặc Giám đốc), Kế toán
trưởng, các trưởng phòng, ban có liên quan và một số chuyên gia (nếu cần).
Tổng giám đốc (hoặc Giám đốc) doanh nghiệp quyết định thành lập Hội đồng.
- Trích lập và sử dụng dự phòng giảm giá hàng tồn kho
+ Đối tượng lập dự phòng bao gồm nguyên vật liệu, dụng cụ dùng cho
sản xuất, vật tư, hàng hóa, thành phẩm tồn kho (gồm cả hàng tồn kho bị hư hỏng,
kém mất phẩm chất, lạc hậu mốt, lạc hậu kỹ thuật, lỗi thời, ứ đọng, chậm luân
chuyển…), sản phẩm dở dang, chi phí dịch vụ dở dang (sau đây gọi tắt là hàng
tồn kho) mà giá gốc ghi trên sổ kế toán cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện
được và đảm bảo điều kiện sau:
+ Có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của Bộ Tài chính hoặc
các bằng chứng khác chứng minh giá vốn hàng tồn kho.
+ Là những vật tư hàng hóa thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tồn
kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính.
18


Trường hợp nguyên vật liệu có giá trị thuần có thể thực hiện được thấp
hơn so với giá gốc nhưng giá bán sản phẩm dịch vụ được sản xuất từ nguyên vật

liệu này không bị giảm giá thì không được trích lập dự phòng giảm giá nguyên
vật liệu tồn kho đó.
- Phương pháp lập dự phòng:
Mức trích lập dự phòng tính theo công thức sau:
Mức

Lượng vật tư hàng

dự

phòng giảm
giá vật tư
hàng hóa

hóa thực tế tồn
=

kho tại thời điểm X
lập báo cáo tài

Giá

gốc

hàng

tồn

kho theo sổ
kế toán


chính

Giá trị thuần
có thể thực
-

hiện được
của hàng tồn
kho

Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và các chi
phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và
trạng thái hiện tại theo quy định tại Chuẩn mực kế toán số 02 - Hàng tồn kho ban
hành kèm theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính.
Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho (giá trị dự kiến thu
hồi) là giá bán (ước tính) của hàng tồn kho trừ (-) chi phí để hoàn thành sản
phẩm và chi phí tiêu thụ (ước tính).
Mức lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính cho từng loại hàng
tồn kho bị giảm giá và tổng hợp toàn bộ vào bảng kê chi tiết. Bảng kê là căn cứ
để hạch toán vào giá vốn hàng bán (giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa tiêu
thụ trong kỳ) của doanh nghiệp.
Riêng dịch vụ cung cấp dở dang, việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn
kho tính theo từng loại dịch vụ có mức giá riêng biệt.
- Xử lý khoản dự phòng:

19



Tại thời điểm lập dự phòng nếu giá gốc của hàng tồn kho cao hơn giá trị
thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho thì phải trích lập dự phòng giảm
giá hàng tồn kho theo các quy định
+ Nếu số dự phòng giảm giá phải trích lập bằng số dư khoản dự phòng
giảm giá hàng tồn kho, thì doanh nghiệp không phải trích lập khoản dự phòng
giảm giá hàng tồn kho;
+ Nếu số dự phòng giảm giá phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng
giảm giá hàng tồn kho, thì doanh nghiệp được trích thêm phần chênh lệch vào
giá vốn hàng bán ra trong kỳ.
+ Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng giảm
giá hàng tồn kho, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch và ghi giảm
giá vốn hàng bán.
- Xử lý hủy bỏ đối với vật tư, hàng hóa đã trích lập dự phòng:
Hàng tồn đọng do hết hạn sử dụng, mất phẩm chất, dịch bệnh, hư hỏng,
do không còn giá trị sử dụng như: dược phẩm, thực phẩm, vật tư y tế, con giống,
vật nuôi, vật tư hàng hóa khác phải hủy bỏ thì xử lý như sau:
Doanh nghiệp lập Hội đồng xử lý tài sản để thẩm định tài sản bị hủy bỏ.
Biên bản thẩm định phải kê chi tiết tên, số lượng, giá trị hàng hóa phải hủy bỏ,
nguyên nhân phải hủy bỏ, giá trị thu hồi được do bán thanh lý, giá trị thiệt hại
thực tế.
Mức độ tổn thất thực tế của từng loại hàng tồn đọng không thu hồi được
là khoản chênh lệch giữa giá trị ghi trên sổ kế toán trừ đi giá trị thu hồi do thanh
lý (do người gây thiệt hại đền bù, do bán thanh lý hàng hóa).
Thẩm quyền xử lý: Hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp có Hội đồng
quản trị) hoặc Hội đồng thành viên (đối với doanh nghiệp có Hội đồng thành
viên); Tổng giám đốc (hoặc Giám đốc) đối với doanh nghiệp không có Hội đồng
quản trị, Hội đồng thành viên; chủ doanh nghiệp căn cứ vào Biên bản của Hội
đồng xử lý, các bằng chứng liên quan đến hàng hóa tồn đọng để quyết định xử lý
20



hủy bỏ vật tư, hàng hóa nói trên; quyết định xử lý trách nhiệm của những người
liên quan đến số vật tư, hàng hóa đó và chịu trách nhiệm về quyết định của mình
trước chủ sở hữu và trước pháp luật.
- Xử lý hạch toán:
Giá trị tổn thất thực tế của hàng tồn đọng không thu hồi được đã có quyết
định xử lý hủy bỏ, sau khi bù đắp bằng nguồn dự phòng giảm giá hàng tồn kho,
phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào giá vốn hàng bán của doanh nghiệp
- Hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho của Việt Nam
+ Thời điểm kết thúc kỳ kế toán năm
Nếu mức dự phòng cần lập cho năm sau > Mức dự phòng còn lại của năm
trước
Nợ TK 632 : Số chênh lệch
Có TK 159 : (Chi tiết) Số chênh lệch
Nếu mức dự phòng cần lập cho năm sau < Mức dự phòng còn lại của năm
trước
Nợ TK 159 : Số chênh lệch
Có TK 632 : Số chênh lệch
+ Sau ngày kết thúc kì kế toán năm liên quan đến các sự kiện cần điều
chỉnh mức dự phòng đã lập ở năm trước
Lập dự phòng bổ sung, ghi
Nợ TK 632
Có TK 159
Giảm dự phòng, ghi
Nợ TK 159
Có TK 632
Kết chuyển tăng giá vốn hàng bán, ghi
Nợ TK 911
Có TK 632
Giảm giá vốn hàng bán, ghi


21


Nợ TK 632
Có TK 911
Điều chỉnh giảm chi phí thuế TNDNHH, ghi
Nợ TK 3334
Có TK 8211
Điều chỉnh tăng chi phí thuế TNDNHH, ghi
Nợ TK 911
Có TK 8211
Kết chuyển giảm chi phí thuế TNDNHH, ghi
Nợ TK 8211
Có TK 911
Kết chuyển tăng chi phí thuế TNDNHH, ghi
Nợ TK 911
Có TK 8211
Điều chỉnh giảm lợi nhuận sau thuế, ghi
Nợ TK 4212
Có TK 911
Điều chỉnh tăng lợi nhuận sau thuế, ghi
Nợ TK 911
Có TK 4212
PHẦN 3: HOÀN THIỆN CHUẨN MỰC VÀ CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN
VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ HẠCH TOÁN DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ
HÀNG TỒN KHO
3.1. Đánh giá Chuẩn mực và Chế độ kế toán Việt Nam hiện hành về
hạch toán giảm giá hàng tồn kho
3.1.1. Về nội dung các văn bản được ban hành

Sự không thống nhất giữa quy định của Thông tư dự phòng và quy định
của Chế độ kế toán hiện hành về hoàn nhập dự phòng. Theo Thông tư dự phòng
số 13/2006, việc hoàn nhập các khoản dự phòng được ghi tăng doanh thu (thu
22


nhập) tương ứng với các hoạt động có liên quan đến đối tượng dự phòng; chẳng
hạn như, hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Theo Chế độ kế
toán 2006, hoàn nhập các khoản dự phòng bằng cách ghi giảm chi phí của các
hoạt động có liên quan đến các đối tượng lập dự phòng (hoàn nhập dự phòng
giảm giá hàng tồn kho ghi giảm giá vốn hàng bán. Câu hỏi được đặt ra ở đây cho
những nhà hoạch định chính sách: thực hành công tác kế toán về dự phòng tuân
theo qui định nào.
3.1.2. Về qui trình đánh giá các giá trị hàng tồn kho
Đối với khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Riêng đối với các loại vật tư, nguyên vật liệu thì mục đích mua của doanh
nghiệp rõ ràng là để phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh chứ không phải để
bán, vì vậy sẽ có những loại vật tư, nguyên vật liệu đóng vai trò chính phục vụ
quá trình sản xuất kinh doanh và sẽ có những loại đóng vai trò là vật liệu phụ.
Do đó việc tiến hành đánh giá giá trị của toàn bộ những vật tư, nguyên vật
liệu trên thực tế là điều không khả thi nếu doanh nghiệp có quá nhiều vật tư.
Hơn nữa việc đánh giá giá trị của các vật liệu phụ là điều không cần thiết nếu
như loại vật liệu đó giảm giá không đáng kể, vì điều này rất gây tốn kém về công
sức tiền của.
Ngoài ra nếu đối tượng lập dự phòng chỉ là những loại vật tư, hàng hoá đã
giảm giá trên thị trường nói chung mà không nói rõ giá trên thị trường là giá mua
hay giá bán thì sẽ dẫn đến sự vận dụng không nhất quán trong thực tiễn. Bởi lẽ
trên thị trường hoạt động kinh doanh tất yếu phải có sự chênh lệch giữa giá mua
và giá bán và sự chênh lệch này rất đáng kể. Giá mua và giá bán không thể xác
định chung mà còn phải tuỳ thuộc vào đối tượng lập dự phòng.

3.1.3. Về xác định mức giá trich lập dự phòng
Theo chế độ kế toán hiện hành thì trị giá thuần của hàng tồn kho dùng
làm cơ sở tính dự phòng là giá mà doanh nghiệp có thể bán được vật tư, hàng
hoá và giá này đã bao gồm cả chi phí bán hàng. Nhưng theo chuẩn mực kế toán
quốc tế số 02 về hàng tồn kho thì để tính ra mức dự phòng đối với các vật tư,
hàng hoá tồn kho, giá được sử dụng là giá bán nhưng không phải là giá bán gộp
23


mà là giá trị thuần tuý có thể thực hiện được, tức là giá bán ròng - giá bán được
trên thị trường trừ đi chi phí bán hàng. Như vậy là nếu theo chế độ kế toán Việt
Nam hiện hành thì mức trích lập dự phòng tính ra có thể không chính xác vì nó
đã bao gồm cả chi phí bán hàng. Nếu khoản chi phí này nhỏ thì việc ảnh hưởng
có thể không đáng kể nhưng nếu khoản chi phí này tương đối lớn thì nó sẽ ảnh
hưởng đến tính chính xác của mức trích lập dự phòng.
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện Chuẩn mực và Chế độ kế toán Việt
Nam hiện hành về hạch toán giảm giá hàng tồn kho
3.2.1. Hoàn thiện nội dung ban hành các văn bản
Giải quyết những vấn đề đặt ra trên cần phải dựa vào bản chất của dự
phòng. Lập dự phòng phản ánh cách tiếp cận thận trọng. Một cách khái quát
nhất, lập dự phòng là việc ghi nhận trước một khoản chi phí sẽ chi ra (hay mất
đi) trong tương lai gần. Theo cách hiểu này, dự phòng giảm giá hàng tồn kho
thuộc sự phòng rủi ro.Tức là dự phòng phản ánh việc ghi nhận trước những
khoản tổn thất sẽ xảy ra trong tương lai có liên quan đến đối tượng đang tồn tại
tại thời điểm lập dự phòng
Qua các phân tích trên, theo ý kiến cá nhân thấy rằng nên bổ sung một số
quy định để việc vận dụng các tài khoản dự phòng được thuận lợi hơn, cụ thể là:
+ Cho phép hoàn nhập các khoản dự phòng tại thời điểm mà nguồn gốc
phát sinh các khoản dự phòng không còn nữa.
+ Cho phép trích lập các khoản dự phòng phải trả khi xét thấy đủ điều

kiện trích lập dự phòng.
+ Cho phép sử dụng các khoản dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn và dự
phòng giảm giá hàng tồn kho để bù đắp thiệt hại khi thực sự xảy ra tổn thất.
Dựa vào bản chất của dự phòng thì lập dự phòng là phản ánh cách tiếp
cận thận trọng. một cách khái quát nhất, lập dự phòng là việc ghi nhận trước một
khoản chi phí sẽ chi ra ( hay mất đi) trong tương lai gần. Theo cách hiểu này thì
có thể chia thành 2 loại dự phòng. Dự phòng rủi ro và dự phòng chi phí. Thì dự
phòng giảm giá hàng tồn kho thuộc dự phòng rủi ro. Phản ánh việc ghi nhận
trước những khoản tổn thất sẽ xảy ra trong tương lai

24


Đồng thời theo cách phân chia trên, việc mã hóa các tài khoản phản ánh
dự phòng cũng phải phân biệt hai loại: loại tài khoản phản ánh dự phòng rủi ro
và loại tài khoản phản ánh dự phòng chi phí.
Về hoàn nhập dự phòng: Măc dù cả 2 cách hoàn nhập dự phòng vào thu
nhập hoặc hoàn nhập dự phòng ghi giảm chi phí đều làm tăng thu nhập. Tuy
nhiên hoàn nhập dự phòng của tất cả các khoản dự phòng đã lập đều được ghi
thu nhập thì một mặt bảo đảm tính thống nhất, mặt khác đơn giản hóa nghiệp vụ
kế toán xử lý dự phòng nhưng vẫn phản ánh được bản chất của hoàn nhập dự
phòng (tăng lợi nhuận). Hoàn nhập dự phòng chi phí được ghi giảm chi phí,
hoàn nhập dự phòng rủi ro được ghi tăng thu nhập. Hướng giải quyết này thấu
đáo hơn, phản ánh đúng hơn bản chất của phân chia dự phòng.

KẾT LUẬN
Trong sản xuất kinh doanh để đảm bảo cho hoạt động của Doanh nghiệp
luôn được diễn ra thì việc đảm bảo nhu cầu vốn của Doanh nghiệp phải được
đảm bảo. Nhưng trong kinh doanh muốn rủi ro không xảy ra là điều không thể.
Vậy để đảm bảo nguồn vốn không bị tổn thất mạnh, ta phải trích lập dự phòng

trước để khi những tổn thất xảy ra ta vẫn đảm bảo nguồn vốn để hoạt động kinh
doanh của Doanh nghiệp không bị đình trệ.
Việc hạch toán các khoản dự phòng trong hệ thống kế toán Việt Nam hiện
nay đã được hoàn thiện rất nhiều. Tuy nhiên, danh mục các tài sản được trích lập
lại còn hạn chế, bên cạnh các khoản được trích lập dự phòng trong hệ thống kế

25


×