Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

phân tích vấn đề ô nhiễm môi trường toàn cầu theo góc độ triết học và minh họa bằng thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.91 KB, 14 trang )

TÊN TIỂU LUẬN :
PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TOÀN CẦU THEO
GÓC ĐỘ TRIẾT HỌC VÀ MINH HỌA BẰNG THỰC TIỄN
.

1


Mục lục
trang
Lời mở đầu

1

Phần nội dung

2-8

A.Giải thích thuật ngữ ÔNMTTC

2

B.Nguyên nhân ÔNMT

2

I.Nguyên nhân bắt nguồn từ tồn tại xã hội

3

1. ÔNMT nước



3

2. ÔNMTTC đất

4

3. ÔNMTTC không khí

5

II. Nguyên nhân bắt nguồn từ kiến trúc thượng tầng

7

C. Hậu quả

7

D. Giải pháp

8

Phần kết luận
E. Kết luận

9-10

2



Lời mở đầu
“ Con hãy nghe – Nỗi buồn – Của hành tinh héo khô - Của rừng cây lạnh
ngắt – Của chim muông què quặt”... Thi sĩ nổi tiếng Thổ Nhĩ Kỳ Nadun
Hikmet đã viết như vậy. Nhưng rất tiếc là không phải ai trong số chúng ta
cũng biết lắng nghe nỗi buồn đó. Con người đã vô tư hủy hoại thiên nhiên
một cách thầm lặng và âm ỉ. Môi trường đang từng ngày, từng giờ gióng lên
những hồi chuông cảnh báo mà hậu quả của nó mang tính hủy hoại.
Ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề toàn cầu của thế giới
hiện nay , tác động của nó liên quan đến mọi quốc gia , mọi dân tộc . Song
song với sự tiến bộ của khoa học – kĩ thuật , sự phát triển của kinh tế - xã
hội con người đã lạm dụng quá mức các nguồn tài nguyên , làm cho chính
môi trường sống của mình thay đổi và ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Ô nhiễm
môi trường xảy ra sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng, khôn lường, nó ảnh
hưởng rất lớn đến cuộc sống tốt đẹp của mọi quốc gia và sự phát triển của
nền kinh tế trên toàn thế giới nói chung,. Ngay cả những đánh giá khá bảo
thủ cũng thừa nhận các yếu tố về môi trường là nguyên nhân gây nên 25%
ca tử vong ở các nước đang phát triển .Ô nhiễm môi trường còn tác động đến
các loài động thực vật , thu hẹp môi trường sống khiến cho nhiều loài đã
tuyệt chủng và đang đứng trên bờ vực tuyệt chủng .Để giải quyết vấn đề ô
nhiễm môi trường đòi hỏi phải có sự hợp tác của toàn nhân loại .
Qua đề tài này em xin trình bày những nguyên nhân gây ra ô nhiễm
môi trường và những giải pháp phòng chống ô nhiễm môi trường toàn cầu.

A. Ô nhiễm môi trường là gì ?

3


_Ô nhiễm môi trường là sự thay đổi tính chất của môi trường ,vi phạm

tiêu chuẩn của môi trường . Trên thế giới , ô nhiễm môi trường được hiểu là
việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả
năng gây hại đến sức khỏe con người , đến sự phát triển sinh vật hoặc làm
suy giảm chất lượng môi trường.
_ Ô nhiễm môi trường đang trở thành hiểm họa đối với đời sống của
sinh giới và cả đối với con người ở bất kỳ phạm vi nào, từ quốc gia, khu vực
đến toàn cầu. Ô nhiễm môi trường là sản phẩm của quá trình công
nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra trên 200 năm nay. Ô nhiễm hiện nay đã lan
tràn vào mọi nơi, từ đất, nước đến khí quyển, từ bề mặt đất đến các lớp sâu
của đất và của đại dương.
B. Nguyên nhân của ô nhiễm môi trường :
Các dạng ô nhiễm chính :
• Ô nhiễm không khí : việc xả khói chứa bụi và các chất hóa học vào
bầu không khí. Ví dụ về các khí độc là cacbon monoxit , điôxít lưu
huỳnh và ôxít nitơ là chất thải của công nghiệp và xe cộ. . Ôzôn
quang hóa và khói lẫn sương (smog) được tạo ra khi các ôxít nitơ
phản ứng với nước trong không khí ( chính là sương ) xúc tác là
ánh sáng mặt trời.
• Ô nhiễm nước xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt,
nước rác công nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất, rồi thấm
xuống nước ngầm.
• Ô nhiễm đất xảy ra khi đất bị nhiễm các chất hóa học độc hại (hàm
lượng vượt quá giới hạn thông thường)do các hoạt động chủ động
của con người như khai thác khoáng sản, sản xuất công nghiệp, sử
dụng phân bón hóa học hoặc thuốc trừ sâu quá nhiều,... hoặc do bị
rò rỉ từ các thùng chứa ngầm.
• Ô nhiễm phóng xạ.
4



• Ô nhiễm tiếng ồn, bao gồm tiếng ồn do xe cộ, máy bay, tiếng ồn
công nghiệp
• Ô nhiễm sóng, do các loại sóng như sóng điện thoại, truyền hình...
tồn tại với mật độ lớn.
=> Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường bắt nguồn từ những
khiếm khuyết trong các yếu tố thực trạng xã hội và kiến trúc thượng
tầng.
I . Nguyên nhân bắt nguồn từ tồn tại xã hội :
1. Ô nhiễm môi trường nước :
Hiến chương châu Âu về nước đã định nghĩa: "Ô nhiễm nước là sự
biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn
nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp,
cho động vật nuôi và các loài hoang dã."
a. Do phương thức sản xuất :
Quá trình thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng như các
chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vào môi trường
nước.
Dưới tốc độ phát triển như hiện nay con người vô tình làm ô nhiễm
nguồn nước bằng các hóa chất, chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp. Các đơn
vị cá nhân sử dụng nước ngầm dưới hình thức khoan giếng, sau khi ngưng
không sử dụng không bịt kín các lỗ khoan lại làm cho nước bẩn chảy lẫn vào
làm ô nhiễm nguồn nước ngầm. Các nhà máy xí nghiệp xả khói bụi công
nghiệp vào không khí làm ô nhiễm không khí, khi trời mưa, các chất ô
nhiễm này sẽ lẫn vào trong nước mưa cũng góp phần làm ô nhiễm nguồn
nước.
5


b . Dân số :
Mỗi người mỗi ngày cần khoảng 20 lít nước ngọt để ăn, uống. Ngoài ra

cần từ 50 đến 150 lít nước sinh hoạt. Dân số ngày một tăng, nông nghiệp
ngày một phát triển vì thế tài nguyên nước ngày càng khan hiếm và ngày
càng bị ô nhiễm nặng nề hơn.
Trong nguồn nước thường thấy các loại vi khuẩn, virus từ chất bài tiết
của con người, ngoài ra còn có kim loại nặng và các hợp chất hữu cơ từ sản
xuất công nghiệp. Tốc độ đô thị hóa nhanh dẫn đến tình trạng suy thoái
nguồn nước ngầm do khoan, thăm dò, khảo sát, xây dựng công trình, san lấp
ao hồ gia tăng chất thải gây ô nhiễm, v.v…
c. Hoàn cảnh địa lí :
_ Là do mưa,tuyết tan ,lũ lụt,…hoặc do sản phẩm hoạt động sống của
sinh vật , kể cả xác chết của chúng .
_ Cây cối , sinh vật chết đi chúng bị vi sinh vật phân hủy thành chất hữu
cơ .Một phần sẽ ngấm vào lòng đất ,sau đó ngấm vào nước ngầm gây ô
nhiễm .
_ Lụt lội có thể làm nước mất sự trong sạch , khuấy động những chất dơ
trong hệ thống cống rãnh , mang theo nhiều chất thải độc hại , hóa chất từ
các xí nghiệp,….
2. Ô nhiễm môi trường đất :
Ô nhiễm đất là quá trình làm biến đổi hoặc thải vào đất các chất ô
nhiễm làm thay đổi tính chất và cấu trúc của nó theo chiều hướng không
có lợi , mất khả năng đáp ứng cho những nhu cầu sống của con người
a . Do phương thức sản xuất :

6




Ô nhiễm do các chất thải công nghiệp




Ô nhiễm do các hoạt động nông nghiệp



Ô nhiễm do chất thải sinh hoạt
b. Do dân số :
Áp lực tăng dân số đòi hỏi nhu cầu tăng lương thực, thực phẩm ngày

càng tăng và phải tăng cường khai thác độ phì nhiêu của đất bằng nhiều
biện pháp như : tăng cường sử dụng hóa chất như phân bón vô cơ , thuốc
trừ sâu , thuốc diệt cỏ ; sử dụng các chất kích thích sinh trưởng,…
Nhu cầu lương thực tăng,để đáp ứng nhu cầu lương thực này những
quốc gia đó dù tự cung cấp hoặc nhập khẩu thì nguồn cung sẽ tăng. Nguồn
cung tăng thì phải cần thêm đất (để trồng trọt và nuôi súc vật) và dầu (vận
chuyển và khâu sản xuất cần vận hành máy móc). Càng khai phá thêm đất
rừng càng ít, và ô nhiễm môi trường càng nhiều.
c. Do hoàn cảnh địa lí :
Bình thường hệ sinh thái đất luôn ở trạng thái cân bằng . Tuy nhiên ,
do một số chất có trong đất với hàm lượng vượt quá nồng độ cho phép, quá
khả năng chịu tải của đất thì hệ sinh thái đất sữ mẩt cân bằng và môi
trường đất sẽ bị ô nhiễm.
3. Ô nhiễm môi trường không khí :
Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí
hoặc có sự xuất hiện các khí lạ làm cho không khí không sạch, có sự tỏa
mùi, làm giảm tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người
và sinh vật.

7



a. Do phương thức sản xuất :


Công nghiệp : Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất của loài

người . Các quá trình gây ô nhiễm là các quá trình đốt các nhiên liệu
hóa thạch : than , dầu , khí đốt tạo ra : CO2 , CO ,SO2 , các chất hữu
cơ chưa cháy hết ,….Nguồn ô nhiễm công nghiệp có nồng độ chất độc
hại cao tập trung trong một không gian nhỏ.Tùy thuộc vào quy trình
công nghệ . quy mô sản xuất và nhiên liệu sử dụng thì chất lượng độc
hại và các loại chất độc sẽ khác nhau.


Giao thông vận tải : Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn tới

không khí đặc biệt ở các khu đô thị và khu đông dân cư. Các quá trình
tạo ra chất gây ô nhiễm là quá trình đốt nhiên liệu động cơ : Pb , NOx ,
…. Nếu xét trên từng phương tiện thì nồng độ ô nhiễm tương đối nhỏ
nhưng nếu mật độ giao thông lớn và quy hoạch địa hình, đường xá
không tốt thì sẽ gây ô nhiễm nặng cho hai bên đường.
b. Do dân số :
Do quá trình đô thị hóa tăng nhanh. Chủ yếu là các hoạt động đun
nấu sử dụng nhiên liệu nhưng đặc biệt gây ô nhiễm cục bộ của các hộ
gia đình .
Dân số Hà Nội tăng nhanh do quá trình đô thị hóa, mở rộng diện
tích, phát triển các khu công nghiệp, nên trong tương lai lượng khí
phát thải sẽ gia tăng ở nội thành. Ước tính lượng khí CO2 sẽ tăng từ
600 nghìn tấn năm 2005, lên 1.400 nghìn tấn năm 2020. Trong khi

lượng khí SO2 tăng từ 1.500 tấn năm 2005, lên 2.200 tấn vào năm
2010 và 4.000 tấn vào năm 2020. Với sản xuất công nghiệp, căn cứ

8


trên tốc độ tăng trưởng hằng năm 15-17%, các chuyên gia môi trường
cũng đưa ra dự báo hàm lượng khí thải SO, NO, CO, bụi trong quá
trình đốt cháy nhiên liệu cũng sẽ gia tăng đáng kể.
c. Do hoàn cảnh địa lí :
Do các hiện tượng tự nhiên gây ra như : núi lửa , cháy rừng ,… tổng
hợp các yếu tố gây ô nhiễm có nguồn gốc tự nhiên rất lớn nhưng phân
bố tương đối đồng đều trên toàn thế giới, không tập trung trong một
vùng. Trong quá trình phát triển, con người đã thích nghi với các
nguồn này.
II . Nguyên nhân từ kiến trúc thượng tầng :
• Ý thức bảo vệ môi trường của các cá nhân , tổ chức , doanh nghiệp
thấp
• Cơ chế quản lí ở một số quốc gia còn yếu kém , thụ động thiếu tính
chặt chẽ
• Dân số tăng quá nhanh : Dự đoán số dân số thế giới năm 2050 là 9.2
tỷ người. Nghèo đói khiến người ta phải chặt phá rừng, buôn bán ngỗ
quý để mưu sinh và nghèo đói thì ko thể chi tiền để cải tạo môi
trường. Vậy nghèo đói và môi trường luôn có quan hệ tương tác lẫn
nhau và sẽ ko tách rời nhau.
• Luật k nghiêm
• Quan niệm, chủ trương đường lối có đề ra nhưng chưa sát với từng địa phương cơ
sở

• Chế tài chưa đủ mạnh, xử phạt chưa nghiêm

• Ý thức của ng dân vô tư xả rác và hồn nhiên
C. Hậu quả :

9


Trong bối cảnh toàn cầu nói chung môi trường đang bị ô nhiễm trầm
trọng đặc biệt là ở các nước đang phát triển.Không khí ô nhiễm có thể giết
chết nhiều cơ thể sống trong đó có con người.Ô nhiễm ozone có thể gây
bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm vùng họng, đau ngực, tức thở. Ô
nhiễm nước gây ra xấp xỉ 14.000 cái chết mỗi ngày, chủ yếu do ăn uống
bằng nước bẩn chưa được xử lý. Các chất hóa học và kim loại nặng nhiễm
trong thức ăn nước uống có thể gây ung thư. Dầu tràn có thể gây ngứa rộp
da. Ô nhiễm tiếng ồn gây điếc, cao huyết áp, trầm cảm, và bệnh mất ngủ.,
gây nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Trong những năm gần đây, do biến đổi khí hậu nên những cơn bão có
sức tàn phá lớn xuất hiện ngày càng nhiều, gây phá huỷ nhà cửa, công trình,
hoa màu, cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người. Gần đây là trận động đất
ở Nhật với 8,9 độ richter đã dịch chuyển cả trục Trái Đất .Tính đến 18h ngày
12/3, con số người chết vượt quá 750 người, hơn 700 người mất tích và gần
1.000 người bị thương. Con số thương vong hiện vẫn chưa thống nhất bởi
nhiều hãng thông tấn cho rằng, số người chết và mất tích hiện lên tới
2000.Theo ước tính ban đầu, thiệt hại của trận động đất sẽ khiến số tiền các
công ty bảo hiểm toàn cầu phải chi trả có thể lên tới 50 tỷ USD.
Vào thời điểm hiện nay, hiện tượng nóng lên toàn cầu thật sự đã và
đang là chủ đề nóng bỏng trên các bàn nghị sự liên quan đến vấn đề môi
trường toàn cầu, và sự “đóng góp” của các khí nhà kính trong hiện tượng
nóng lên toàn cầu là một sự thật không chối cãi được. Tình trạng ấm lên toàn
cầu có thể quét sạch ¾ băng phủ tại các vùng núi cao ở châu Âu vào năm
2100 và nâng mực nước biển lên thêm 4m vào năm 3000 . Nghiên cứu của

Đại học Calgary dựa trên viễn cảnh nhiệt độ Trái đất sẽ tăng trung bình
khoảng 3,4 độ C vào cuối thế kỷ này. Sau khi phân tích lực quán tính của các
10


dòng hải lưu chảy vào phía nam Đại Tây Dương, giáo sư Shawn Marshall
cho rằng các đại dương đang bắt đầu ấm lên do hậu quả của sự thải khí CO2
từ thế kỷ trước.
D. Giải pháp :
Nhằm chủ động phòng chống thiên tai, thảm họa, dịch bệnh do biến đổi
khí hậu gây nên, cần có sự hợp tác chặt chẽ của các nước trên thế giới trong
việc bảo vệ môi trường - ngôi nhà chung của chúng ta. Chính vì vậy,
tháng 1 năm 2010 đã diễn ra Hội nghị quốc tế với sự tham gia của các
nguyên thủ quốc gia chuyên đề về biến đổi khí hậu toàn cầu nhằm đưa ra các
biện pháp giảm thiểu các khí thải, chất thải gây ô nhiễm môi trường, cũng
như tăng cường các phương tiện, thiết bị hiện đại để dự báo thiên tai, thảm
hoạ sớm và chính xác như dự báo động đất, sóng thần, bão có cường độ lớn,
lũ lụt, hạn hán.
Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là giữ cho môi trường trong
lành, sạch đẹp, bảo đảm cân bằng sinh thái ,cải thiện môi trường; ngăn chặn,
khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra; khai thác, sử
dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên. Bảo vệ môi trường và
tài nguyên thiên nhiên là nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách của Quốc gia ,là sự
nghiệp của toàn dân. Các tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ môi
trường. Nghiêm cấm mọi hoạt động làm suy kiệt nguồn tài nguyên thiên
nhiên, huỷ hoại môi trường. Bảo vệ tốt môi trường thì con người mới có thể
tạo ra một cuộc sống tốt đẹp, bền vững, lâu dài.
E. Kết luận :
Xã hội là một hệ thống tự điều khiển bằng những quy luật đặc thù của
mình.Song điều đó không có nghĩa là xã hội phát triển một cách biệt lập với

tự nhiên. Vì tự nhiên là môi trường sống của con người hợp thành xã hội và
11


xã hội, trong đó có con người là sản phẩm phát triển của tự nhiên. Giữa xã
hội và tự nhiên thường xuyên diễn ra trao đổi vật chất tạo nên sự thống nhất
hữu cơ. Sự trao đổi đó – như Mác đã chỉ rõ - được thực hiện trong quá trình
lao động sản xuất. Điều kiện tự nhiên là yếu tố thường xuyên tất yếu của sự
tồn tại và phát triển của xã hội, nhưng không giữ vai trò quyết định sự phát
triển của xã hội.
Tự nhiên tác động vào xã hội hoàn toàn mang tính chất tự phát, còn xã
hội tác động vào tự nhiên là sự tác động có ý thức của con người. Mà như
C.Mac đã nói:“ tất cả những gì thúc đẩy con người hành động đều tất nhiên
phải thông qua đầu óc họ”. Do vậy, quy luật xã hội chẳng qua chỉ là quy luật
hoạt

động

của

con

người

theo

đuổi

mục


đích

của

mình.

Sự tác động của con người có thể làm cho tự nhiên biến đổi theo hai
hướng: Nếu con người tác động vào tự nhiên theo đúng quy luật của nó thì
làm cho tự nhiên ngày càng phong phú, tạo điều kiện cho sản xuất và đời
sống của con người; ngược lại, nếu con người chỉ biết khai thác những cái
sẵn có trong tự nhiên, không biết tái tạo lại tự nhiên, không tác động theo
đúng quy luật của tự nhiên thì sẽ làm cho tự nhiên ngày càng nghèo nàn đi,
sự cân bằng sinh thái của tự nhiên sẽ bị phá vỡ và tự nhiên sẽ “ trả thù” lại
con người. Mà sự tác động của con người vào tự nhiên như thế nào điều đó
tùy thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, và vào chế độ xã
hội. Lực lượng sản xuất quyết định cách thức và trình độ chinh phục tự
nhiên của con người.
Ngày nay, vấn đề bảo vệ thiên nhiên đang được đặt ra một cách cấp
bách để bảo vệ C.Mac đã chỉ ra rằng: “Nếu văn minh được phát triển một
cách tự phát không có hướng dẫn một cách khoa học thì sẽ để lại sau đó
một bãi hoang mạc”.Việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên một
cách hợp lý, thông minh đòi hỏi phải tiến hành có kế hoạch trong phạm vi
12


toàn quốc, từng lục địa và toàn thếgiới nhằm tạo ra những điều kiện thuận
lợi để khai thác, bảo vệ môi trường tự nhiên nhằm phục vụ tốt nhất cho
cuộc sống con người điều kiện thuận lợi để khai thác, bảo vệ môi trường tự
nhiên nhằm phục vụ tốt nhất cho cuộc sống con người.
.


13


Cam kết
Kính gửi toàn thể các thầy cô giáo khoa Triết trường Đại học kinh
doanh công nghệ Hà Nội.
Em xin cam đoan bài tiểu luận này là do chính bản thân em tự tìm tài
liệu, tổng hợp kiến thức và viết ra. Bài tiểu luận không phải do sao chép từ
một nguồn khác, không phải sao chép của sinh viên khác cũng như không
phải nhờ hay thuê người viết hộ.
Trong bài tiểu luận, ngoài những thông tin tổng hợp được từ nhiều nguồn
còn có sự xen lẫn hiểu biết và lời bình luận cá nhân của bản thân em, đặc
biệt là ở phần kết luận, khi khẳng định lại vấn đề và nêu ra chính kiến về vấn
đề đặt ra ở phần mở đầu.
Em xin trân thành cảm ơn!

14



×