Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

môn nghiên cứu khoa học, nguyên nhân, dấu hiệu, triệu chứng stress

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.5 KB, 21 trang )

I. Khái niệm về stress

Stress là vấn đề của con người ở mọi thời đại, nó tồn tại song hành cùng với sự phát
triển không ngừng của khoa học kỹ thuật. Stress có thể làm phá vỡ sự cân bằng trong
cuộc sống của con người, làm nảy sinh nhiều căn bệnh nguy hiểm làm ảnh hưởng
nghiêm trọng đến cuộc sống của con người. Ðã có nhiều nghiên cứu về stress cả trong
và ngoài nước, trong các trường đại học nhưng đối với Học Viện Công Nghệ Bưu Chính
Viễn Thông thì đề tài này còn khá mới mẻ, chưa từng có nghiên cứu về vấn đề này. Vì
vậy mà chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài này trên phạm vi sinh viên lớp D10VT4,
trường Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông. Trước hết, chúng ta cùng tìm hiểu
một số định nghĩa về stress để hiểu rõ và có cái nhìn khách quan nhất về stress.
Theo định nghĩa về stress của từ điển Anh-Việt thì stress được hiểu đơn giản là sự
căng thẳng.
Trong bài nghiên cứu về stress của trang báo điện tử www.medicalnewstoday.com có
viết:
Chúng ta thường sử dụng từ "stress" khi chúng ta cảm thấy rằng tất cả mọi thứ dường
như đã trở nên quá nhiều - chúng ta đang quá tải và tự hỏi liệu chúng ta thực sự có thể
đối phó với những áp lực chúng ta gặp phải.
Bất cứ điều gì mà đặt ra một thách thức hay một mối đe dọa đến hạnh phúc của
chúng ta được gọi là stress. Một số căng thẳng bạn gặp phải và chúng tốt cho bạn - mà
không phải bất kỳ căng thẳng nào gặp ở tất cả nhiều người cũng khiến cho cuộc sống
của chúng ta nhàm chán và cảm thấy vô nghĩa. Tuy nhiên, khi áp lực làm suy yếu cả sức
khỏe tinh thần và thể chất của chúng ta thì chúng là xấu.
Sự khác biệt giữa "stress" và "stressor" - một stressor là một yếu tố hoặc kích thích
gây stress. Stress là cảm giác chúng ta có khi chịu áp lực, trong khi stressor là những
điều chúng ta phản ứng trong môi trường của chúng ta. Ví dụ về stressor là tiếng ồn,
người cảm thấy khó chịu , một chiếc xe chạy quá tốc độ, hoặc thậm chí đi ra ngoài vào
một ngày đầu tiên. Thường (nhưng không phải luôn luôn), đa phần các stressor chúng ta
trải nghiệm, phần nhiều stress là do chúng ta cảm nhận.



Có quan điểm lại cho rằng: “Stress được hiểu là hiện tượng ngấm ngầm, tiềm ẩn,
căng thẳng thần kinh, dai dẳng, uất ức,... làm kiệt quệ thần kinh và cách ứng xử của con
người.”
Trong một chuyên mục hỏi đáp về bệnh stress, người ta lại đưa ra một cái nhìn, một
cách tiếp cận khác về bệnh stress:
“ Có người gọi stress là sốc tâm lý. Từ stress có nguồn gốc từ Latinh là Stringer,có
nghĩa là kéo căng, đè nén. Nó được dùng rộng rãi từ thế kỷ 17 để mô tả tình trạng căng
thẳng gay go, tai họa hoặc đau buồn mà con người phải vượt qua.
Hiện nay, stress dùng để chỉ những tác nhân tâm lý bất lợi-sang chấn tâm lý có tính
công kích, làm cho cơ thể khó chịu, đe dọa sự mất thăng bằng tâm lý của đối tượng. Các
sự kiện đời sống nặng nề, phức tạp, khó khăn, đột biến cũng là nguồn gốc của Stress. Ví
dụ: tiếng ồn là tác nhân gây stress làm cho người ta khó chịu.
Stress cũng là phản ứng của cơ thể trước tác nhân đó, gây một trạng thái mất thăng
bằng, khó điều chỉnh. Ví dụ: Tôi bị stress do tiếng ồn.
Các tác nhân gây stress có thể là các kích thích vật lý, hóa học, sinh học nhưng chủ
yếu vẫn là các tác nhân tâm lý xã hội. Hình thức đơn giản nhất là sự thích ứng với
nhiệm vụ mới, hình thức phức tạp nhất có lẽ là sự chịu đựng vượt qua những khó khăn
của cuộc sống. Ví dụ: Tang tóc liên tục.”
Mặt khác, cũng có quan điểm cho rằng stress là một vấn đề mà con người chúng ta
phải đối mặt thường ngày trong cuộc sống:
“ Stress là một khái niệm đa hình. Trong thường ngày chúng ta đều trải nghiệm stress
ở nhiều khía cạnh khác nhau trong các hoạt động của chúng ta: ở trường, ở nhà, nơi
công sở và thậm chí cả trong các hoạt động thể dục thể thao cũng có stress, stress luôn
luôn tồn tại quanh ta.
Có thể hiểu đơn giản stress là phản ứng của cơ thể trước bất cứ một yêu cầu, áp lực
hay một yếu tố tác động nào đe dọa đến sự tồn tại lành mạnh của con người cả về thể
chất lẫn tinh thần.”
Ngoài ra trong bài báo về stress với tựa đề “ Stress là gì?” trên trang báo mạng 24h
chuyên mục sức khỏe có định nghĩa về stress: “Stress là phản ứng của cơ thể trước bất



cứ một yêu cầu, áp lực hay một yếu tố tác động nào đe dọa đến sự tồn tại lành mạnh của
con người cả về thể chất lẫn tinh thần.”
Cũng có nhận định cho rằng stress là một bệnh hoàn toàn tâm lý. Theo bác sĩ Alfred
Adler, nhà trị bệnh thần kinh trứ danh, cho biết : bệnh stress tựa như một thói oán hờn
dai giẳng, muốn được người chung quanh thương hại, săn sóc tới mình. Người u uất
(stress) nhiều khi chán đời, muốn tự tử. Họ thường không hài lòng và trách móc mọi
người. Họ là con người ích kỷ, chỉ muốn mọi người chú ý săn sóc mình, nếu không
được thì bất mãn và dễ bị bệnh stress.
Nhận định về stress, bác sỹ Phan Thiệu Xuân Giang đưa ra ý kiến của mình: “Stress
là một quá trình bình thường của cơ thể dùng để đánh giá và cố gắng đối mặt với các đe
doạ về cảm xúc và các thử thách trong cuộc sống.”
Trên trang tuvanmatuy.com có bài viết nêu ra nhận định về stress như sau:
“Stress là một thuật ngữ có giới hạn rộng dùng để chỉ những trạng thái của con nguời
xuất hiện do phản ứng với những tác động đa dạng từ bên ngoài.
Khái niệm stress đầu tiên xuất hiện trong sinh học dùng để chỉ phản ứng bình thường
của cơ thể đối với bất cứ một tác động có hại nào, sau đó stress bắt đầu được sử dụng để
miêu tả các trạng thái của cá nhân đối với các điều kiện bên ngoài ở các mức độ sinh lý,
tâm lý, hành vi.
Trong cuộc sống hàng ngày, con người liên tục chịu tác động của các stress khác
nhau trong các thời điểm khác nhau hoặc cùng một lúc. Cá thể và stress là mối tương
quan giữa tác nhân kích thích và phản ứng của cơ thể, nói cách khác nó vừa chỉ tác nhân
công kích, vừa chỉ phản ứng của cơ thể (về mặt tâm lý, sinh học và tập tính). Trước các
tác nhân công kích đó cơ thể thích nghi với môi trường xung quanh, có sự cân bằng mới
sau khi chịu những tác động đó.
Do vậy khái niệm stress không hoàn toàn được hiểu theo nghĩa tiêu cực, mà nó còn
có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của cá thể.
Tuy nhiên khi cơ thể không đáp ứng và thích nghi được trước sự tác động của các
stress đó thì sẽ gây ra các rối loạn (mà chủ yếu là các rối loạn về mặt tâm lý), ảnh hưởng
đến sự phát triển của cá thể.



Trẻ em với đặc điểm cơ thể đang phát triển và trưởng thành về mọi mặt, qua nhiều
giai đoạn khác nhau, dễ chịu tác động của các stress gây ra những rối loạn về tâm sinh
lý, trong đó những bệnh tật cơ thể cũng là một stress đối với trẻ.
+ Phản ứng sinh lý của cơ thể trước stress: Phản ứng của cơ thể được biểu hiện bằng
hội chứng đặc hiệu dưới dạng những thay đổi trong các hệ thống sinh học do các
nguyên nhân không đặc hiệu gây ra. Hội chứng đặc hiệu này còn gọi là “Hội chứng S”
hay “Hội chứng thích nghi toàn thân” (General Adaptation Syndrome – GAS), với sự
tham gia của hệ thần kinh trung ương (vỏ não, hồi hải mã, tổ chức lưới), hoạt động của
vùng dưới đồi, tuyến yên, vỏ – tuỷ thượng thận, hệ thần kinh thực vật, hệ miễn dịch.
+ Phản ứng tâm lý: Trước tác động của stress, các cá thể có sự tiếp nhận hay chống
lại stress, đây là phản ứng mang tính cá thể, nghĩa là khác nhau tuỳ thuộc vào từng cá
thể, điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: tình huống gây stress, hoàn
cảnh xung quanh, nhân cách – khí chất, tập tính và văn hoá của chủ thể…
Stress là nguyên nhân gây ra phần lớn các rối loạn tâm lý, các phản ứng cảm xúc có
thể xảy ra cấp diễn, tức thì hay xảy ra chậm.”
Qua những lý luận trên, bài viết này đã đưa ra khái niệm chung về stress:
“- Stress là một thuật ngữ tiếng Anh được dùng trong vật lý học để chỉ một sức nén
mà vật liệu phải chịu đựng.
- Đến thế kỷ thứ 17 stress từ ý nghĩa sức ép trên vật liệu được chuyển sang dùng cho
người với ý nghĩa một sức ép hay một xâm phạm nào đó tác động vào con người gây ra
một phản ứng căng thẳng.
- Hiện nay stress là một thuật ngữ được dùng rộng rãi. Tuy nhiên nhiều tác giả sử
dụng với những sắc thái khác nhau. Theo Hans Selye: "Stress là một phản ứng sinh học
không đặc hiệu của cơ thể trước những tình huống căng thẳng". Theo J.Delay: "Stress là
một trạng thái căng thẳng cấp diễn của cơ thể buộc phải huy động các khả năng phòng
vệ để đối phó với một tình huống đang đe doạ".
- Hiểu khái niệm chung về stress cho cả hai ý nghĩa bao gồm:
1. Tình huống stress dùng để chỉ tác nhân xâm phạm hay kích thích gây ra stress

(stresseur).


2. Đáp ứng stress dùng để chỉ trạng thái phản ứng với stress (reaction).
- Stress bình thường là một tình huống stress nhẹ, đối tượng chịu đựng được và phản
ứng thích nghi tốt. Đối tượng thu xếp được cân bằng mới thoả đáng.
- Stress trở nên bệnh lý khi tình thuống stress xuất hiện bất ngờ và quá mạnh hoặc
không mạnh nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần vượt quá khả năng chịu đựng của đối tượng
gây ra các rối loạn cơ thể, tâm thần và ứng xử gọi là các rối loạn liên quan stress
(RLLQS).”
Cũng trên trang tuvanmatuy.com TS.BS Lã Thị Bưởi đã đưa ra nhận định về stress
như sau:
“ Khái niệm chung về stress bao gồm hai khía cạnh:
• Tình huống stress chỉ các tác nhân xâm phạm hay kích thích gây ra (stressor),là
những tác nhân vật lý, hoá học, tâm lý xã hội, gia đình, nghề nghiệp.
• Đáp ứng stress để chỉ trạng thái phản ứng với stress (reaction) là phản ứng sinh
lý và phản ứng tâm lý không đặc hiệu.
Trong y học, stress được xem như là những phản ứng tâm lý và sinh lý của cá thể
trước những tác nhân có hại và luôn có mối liên quan giữa stress với bệnh tật. Theo
Selye H., stress là phản ứng sinh học không đặc hiệu của cơ thể trước những tình huống
căng thẳng. Đó là những phản ứng nhằm khôi phục trạng thái cân bằng nội môi, khắc
phục được các tình huống bất lợi để đảm bảo duy trì và thích nghi thoả đáng của cơ thể
trước những điều kiện sống luôn luôn biến đổi. Khi một người mất khả năng thích nghi
thì stress có thể phát huy tác dụng và người đó mắc bệnh. Vì vậy, Selye H. gọi đó là
những phản ứng thích nghi. Selye đã xác định được hậu quả y học của stress lên hệ
thống miễn dịch, hệ thống dạ dầy, ruột và các tuyến thượng thận. Người ta cũng xác
định được các quá trình tâm lý và nhận thức tham gia vào các phản ứng stress.
Ferreri M. coi stress như là đáp ứng trước một yêu cầu. Trong các điều kiện thông
thường, Stress là một đáp ứng thích nghi bình thường về mặt tâm lý, sinh học và hành
vi, stress đặt cơ thể vào một mô hình hài hoà với môi trường xung quanh. Trong stress

bình thường, sự đáp ứng là thích hợp và giúp cho cơ thể có được những đáp ứng đúng
nhằm tạo ra một cân bằng mới sau khi chịu tác động từ bên ngoài. Trong stress bệnh lý,


khả năng đáp ứng của cá thể tỏ ra không đầy đủ hay không thích hợp, không thể tạo ra
ngay một thế cân bằng mới. Vì vậy, rối loạn chức năng ít nhiều trầm trọng, biểu hiện
bằng các triệu chứng tâm thần, cơ thể cũng như hành vi, đưa đến những rối loạn tạm
thời hay kéo dài.
Trong tâm thần học, có thể coi stress là tất cả những sự việc, hoàn cảnh trong các
điều kiện sinh hoạt xã hội, trong mối liên quan phức tạp giữa người và người tác động
vào tâm thần gây nên những cảm xúc mạnh, phần lớn là tiêu cực như: sợ hãi, lo lắng,
buồn rầu, tức giận, ghen tuông, thất vọng...”
Qua những quan điểm về stress nêu trên, chúng tôi xin đưa ra quan điểm về stress
của riêng mình: Stress là phản ứng tâm sinh lý của cơ thể trước những áp lực từ công
việc, cuộc sống hay những tác động gây ảnh hưởng, đe dọa đến sự tồn tại lành mạnh của
con người cả về thể chất lẫn tinh thần. Stress là vấn đề mà chúng ta phải đối mặt thường
ngày trong cuộc sống. Stress không chỉ mang ý nghĩa tiêu cực mà còn có tác dụng thúc
đẩy sự phát triển của từng cá thể và xã hội.
II. Nguyên nhân dẫn đến stress

Stress là vấn đề mà ai cũng phải đối mặt, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Trên trang báo mạng 24h.com.vn chuyên mục sức khỏe có đề cập đến các nguyên nhân
gây stress:
“Thông thường có bốn nguồn gây stress:
- Môi trường bên ngoài: Thời tiết, tiếng ồn, giao thông, bụi, và sự ô nhiễm.
- Những căng thẳng từ xã hội và gia đình: Thời hạn của công việc phải hoàn thành,
các vấn đề tài chính, công việc, các bài trình bày, mâu thuẫu, yêu cầu về thời gian và sự
tập trung sức lực vào công việc hay gia đình, mất mát người thân, mâu thuẫn trong gia
đình, bạn bè…
- Các vấn đề về thể chất: Thay đổi cơ thể, ốm đau, không đủ chất dinh dưỡng…

- Suy nghĩ của các bạn: Đôi khi, cách chúng ta suy nghĩ hay phiên giải những điều đã
hoặc sẽ xảy ra đem đến cho chính mình rất nhiều căng thẳng. Thường đó là những suy


nghĩ tiêu cực. Ví dụ: nếu trượt đại học, tương lai của tôi thật mù mịt; Nếu tôi không làm
được thì mọi người sẽ cười chê tôi,…”
Những áp lực từ công việc và khó khăn tiền bạc là nguyên nhân phổ biến gây ra
stress đối với nhiều người. Dưới đây là một số thống kê được đưa ra về tình hình stress:
“Theo thống kê, 15 triệu người Đức, tức 1/6 dân số 80 triệu thường xuyên bị căng
thẳng thần kinh (stress).
Ở Việt nam một cuộc nghiên cứu của công ty Diana cho thấy 72,2% nữ công nhân
các khu chế xuất Linh trung và khu công nghệp Tân bình thường xuyên bị stress, vì áp
lực công việc và khó khăn tiền bạc (báo Tuổi trẻ, 1.4.2004, trích trong Công giáo và dân
tộc số 1452/2004, tr 13).”
Một nguyên nhân khác: người ta cũng cho biết có bệnh Trầm cảm mùa đông. Theo
đó, rối loạn thời vụ, tên tắt SAD, là một hình thức trầm cảm ảnh hưởng đến một số
người trong mùa đông, nguyên nhân đích thực không rõ là gì, nhưng các nhà nghiên cứu
nghĩ rằng sự thay đổi về ánh sáng mặt trời là một thành tố quan trọng.
Bà Luann Hughes là một trường hợp điển hình – vào mùa đông, bà thay quần áo cho
các con lúc mặt trời chưa lên. Tắm rửa, ăn sáng và uống cà phê trời vẫn chưa sáng. Tình
trạng thiếu ánh sáng mặt trời ấy làm cho bà Hughes cảm thấy buồn phiền và bực bội với
con cái. Dùng thuốc không thấy công hiệu và bà Hughes thử dùng ánh sáng giả khoảng
nửa giờ buổi sáng. Bà được bác sĩ bảo rằng ánh sáng mặt trời ở bên ngoài có ảnh hưởng
với nhiều thứ trong cơ thể người, như là cường độ của hormone có khả năng làm thay
đổi trạng thái tinh thần. Bác sĩ Michael Terman, giám đốc chương trình trầm cảm mùa
đông, và viện tâm lý tiểu bang New York cho biết 80% trường hợp xử dụng liệu pháp
ánh sáng có kết quả. Ánh sáng nhân tạo gần giống ánh sáng mặt trời tỏ ra có công dụng
với bà Hughes (lấy từ Internet).
Theo medicalnewstoday thì các nguyên nhân chính gây stress gồm:
+ Cái chết

+ Vấn đề gia đình
+ Vấn đề tài chính
+ Bệnh


+ Các vấn đề công việc
+ Thiếu thời gian
+ Di chuyển nhà
+ Các mối quan hệ
Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như:
+ Phá thai
+ Trở thành một người mẹ hay một người cha
+ Các cuộc xung đột tại nơi làm việc
+ Lái xe trong giao thông xấu
+ Mất việc
+ Sẩy thai
+ Hàng xóm ồn ào
+ Tình trạng quá tải
+ Ô nhiễm
+ Mang thai
+ Nghỉ hưu
+ Quá nhiều tiếng ồn…
III. Các dấu hiệu và triệu chứng của stress.

Stress được biểu hiện qua nhiều dấu hiệu và triệu chứng khác nhau. Dấu hiệu đầu
tiên và dễ nhận biết nhất là mệt mỏi. Tiếp đó người bệnh sẽ cảm thấy suy kiệt về tinh
thần và thể xác… Họ mất khả năng tự đánh giá mình và thường xuyên cáu giận. Làm
thế nào để biết được khi nào là mệt mỏi thông thường và khi nào mệt mỏi cảnh báo
bệnh stress.
Những dấu hiệu dưới đây giúp bạn nhận biết được căn bệnh này.

- Dễ dàng mệt mỏi và thường rất khó dậy vào buổi sáng.
- Có cảm giác làm việc ngày càng nhiều hơn nhưng kết quả ngày càng tồi tệ.
- Bạn có cảm giác rằng những nỗ lực trong công việc của bạn không được mọi người
chú ý.


- Thỉnh thoảng quên những cuộc hẹn.
- Hay cáu giận.
- Ít gặp người thân và bạn bè thân thiết.
Những dấu hiệu này có thể là chưa đầy đủ để bạn nhận ra mình bị stress và biểu hiện
stress có thể không giống nhau ở mỗi người. Điều quan trọng là chúng ta hãy biết lắng
nghe cơ thể mình.
Trên trang megafun.vn trong chuyên mục sức khỏe có nêu ra 15 dấu hiệu chứng tỏ cơ
thể bạn đang gặp stress:
1. Rụng tóc
2. Co giật mí mắt
3. Đau lưng
4. Buồn ngủ
5. Hay quên, nhầm lẫn
6. Phát ban
7. Ra mồ hôi quá nhiều
8. Hệ miễn dịch yếu đi
9. Sâu răng
10. Mỏi cơ bắp
11. Xước măng rô
12. Tinh thần uể oải
13. Luôn nghĩ đến cái chết
14. Cáu giận vô cớ
15. Mất niềm tin”
Ngoài ra trên trang wincarevn.com cũng nêu ra một số dấu hiệu cảnh báo của bệnh

stress: “mất ngủ thường xuyên; tiêu chảy, táo bón, chướng bụng, hội chứng ruột kích
thích hoặc co thắt dạ dày; cảm thấy căng thẳng, khó chịu, lo âu, buồn, giận dữ hoặc
chán nản; khó tập trung hoặc cảm thấy cơ thể không còn năng lượng; có những thay đổi
đáng kể về thói quen ăn uống hoặc trọng lượng cơ thể; phản ứng trên da, bao gồm phát


ban; gia tăng các triệu chứng liên quan tới bệnh đái tháo đường, hen hoặc viêm khớp;
tăng huyết áp; giảm ham muốn tình dục; đau lưng hoặc cổ.”
Trên trang cangthang.com cũng đưa ra một kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học
khiến nhiều người cảm thấy ngạc nhiên. Các chuyên gia sức khỏe cho rằng stress có
những dấu hiệu vô cùng đáng ngạc nhiên, từ việc quên quên nhớ nhớ đến bị nôn mửa
hoặc dị ứng da. Các triệu chứng được đưa ra bao gồm:
+ Đau cơ
+ Máy mắt
+ Đau răng
+ Cắn móng tay
+ Buồn nôn
+ Đãng trí
+ Nổi mẩn
Theo Phạm Ngọc Cương với bài đăng có tựa đề “triệu chứng stress” đăng trên trang
vnpplus.com thì các triệu chứng của stress được chia như sau:
+ Những triệu chứng về thể chất:
a. Đau đầu
b. Căng hoặc đau cơ bắp.
c. Đau bụng
d. Đồ mồ hôi
e. Cảm thấy chóng mặt
f. Có vấn đề về đường ruột và bàng quang, dẫn đến rối loạn tiểu đại tiện.
g. Khó thở hoặc đau ngực.
h. Khô miệng

i. Ngứa trên cơ thể.
j. Có vấn đề về tình dục.
+ Những biểu hiện về mặt cảm xúc:
a. Cảm thấy khó chiụ
b. Cảm thấy lo lắng hoặc căng thẳng,


c. Cảm thấy buồn bã,
d. Cảm thấy chán nản, thờ ơ.
e. Cảm thấy đánh mất giá trị bản thân.
+ Những biểu hiện về hành vi:
a. Nổi cáu, bực bội hoặc nóng tính.
b. Sự dụng các chất kích thích như rượu hoặc thuốc lá.
c. Xáo trộn các sinh hoạt hàng ngày như ăn uống hoặc giấc ngủ của bạn.
d. Bỏ qua những hành vi thông thường, mất tập trung,
e. Trở nên vô lý trong những quyết định của mình.
f. Hay quên hoặc trở nên vụng về.
g. Luôn vội vàng và hấp tấp.
h. Ăn quá nhiều hoặc ăn quá ít.
Còn trong mục sức khỏe của báo 24h.com thì đưa ra các triệu chứng của stress như
sau:
+ Những biểu hiện về mặt cảm xúc
- Cảm thấy khó chịu
- Cảm thấy lo lắng hoặc căng thẳng
- Cảm thấy buồn bã
- Cảm thấy chán nản, thờ ơ
- Cảm thấy đánh mất giá trị bản thân
+ Những biểu hiện về hành vi
- Nổi cáu, bực bội hoặc nóng tính
- Sử dụng các chất kích thích như rượu hoặc thuốc lá

- Xáo trộn các sinh hoạt hàng ngày như ăn uống hoặc giấc ngủ của bạn
- Bỏ qua những hành vi thông thường, mất tập trung
- Trở nên vô lý trong những quyết định của mình
- Hay quên hoặc trở nên vụng về
- Luôn vội vàng và hấp tấp
- Ăn quá nhiều hoặc ăn quá ít


+ Những triệu chứng về thể chất
- Đau đầu
- Căng hoặc đau cơ bắp
- Đau bụng
- Đồ mồ hôi
- Cảm thấy chóng mặt
- Rối loạn tiêu hóa
- Khó thở hoặc đau ngực
- Khô miệng
- Ngứa trên cơ thể
- Có vấn đề về tình dục.
Ngoài ra theo một bài báo được đăng bởi Việt báo lấy nguồn từ báo Tuổi trẻ thì các
triệu chứng của người bị stress trong công việc bao gồm các triệu chứng sau:
+ Công việc không còn thách thức bạn như trước
+ Gần như không tự chủ công việc hàng ngày của mình
+ Sự lãnh đạm đã thay thế sự nhiệt tình
+ Luôn lo lắng về áp lực thời gian
+ Đến sở làm trễ và tranh thủ về sớm
+ Trì hoãn công việc cho đến phút cuối
+ Không hài lòng với công việc
+ Mất thiện cảm với cấp trên
+ Hoài nghi về kết quả công việc vừa làm

+ Các đồng nghiệp luôn luôn dè dặt với bạn
+ Kế hoạch làm việc của bạn gây trở ngại cho gia đình, bạn bè
+ Dần cách ly khỏi gia đình, bạn bè
+ Gặp vấn đề về giấc ngủ
+ Hút thuốc, uống rượu và cà phê nhiều hơn trước
+ Mắc chứng hoang tưởng
+ Đề cao những chuyện vụn vặt


+ Nhức đầu, cảm lạnh thường xuyên
+ Thấy mệt lả mọi lúc mọi nơi
+ Nổi nhiều mụn nhọt
+ Có vấn đề về tim mạch
Cũng theo bài báo này, người viết còn đưa ra cách đánh giá mức độ stress cho bạn
đọc:
1-5 câu chọn: Môi trường làm việc không có stress. Nhưng bạn có dấu hiệu của sự
căng thẳng. Nên dành nhiều thời gian thư giãn.
6-10 câu chọn: Bạn đang bị stress nhẹ, vẫn còn có hy vọng. Hãy làm giảm căng thẳng
bằng một kỳ nghỉ, trò chuyện với gia đình, bạn bè hoặc đơn giản dành một ít thời gian
cho mình mỗi ngày.
11-15 câu chọn: Bạn đang trải qua stress khá nghiêm trọng. Đề nghị giám đốc xem
xét bố trí công việc giảm căng thẳng. Nếu điều đó không thể được, hãy đổi sang vị trí
khác.
16-20 câu chọn: Bạn bị stress rất nặng, có thể gây hại về mặt thể xác và tinh thần.
Bạn nên từng bước cắt giảm căng thẳng ở nơi làm việc. Những kỳ nghỉ, thay đổi cách
sống hay tìm kiếm chỗ làm mới là lựa chọn hoàn hảo. Sẽ thật khôn ngoan nếu bạn tìm
đến các chuyên gia để xác định nguyên nhân gây ra stress và tìm cách chữa trị.
IV. Lý luận về ứng phó và Chiến lược ứng phó

Stress kéo dài sẽ gây hại cho sức khỏe tâm sinh lý vì vậy chúng ta cần tìm ra cách để

ứng phó với stress. Lý thuyết là vậy nhưng làm cách nào để tìm ra cách ứng phó khi bị
stress thì lại là một chuyện hoàn toàn khác.Vì vậy, trong khuôn khổ bài này chúng tôi sẽ
đưa ra một số cách để giúp giảm stress. Trên trang báo điện tử vietbao.vn chuyên mục
sức khỏe có bài viết nêu ra 12 cách giảm stress như sau:
1. Thức ăn có lợi cho sức khoẻ
Sức khoẻ sẽ giảm sút khi bạn ngày càng phải chịu nhiều áp lực công việc. Vì vậy, ăn
uống điều độ 3 bữa một ngày là rất cần thiết.
Những thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn:


+ Ăn nhiều thức ăn thô, đặc biệt là gạo và ngũ cốc.
+ Ăn nhiều hoa quả và rau xanh.
+ Một lượng nhỏ vừa phải chất béo, dầu và protein như thịt lợn, thịt gà, cá...
+ Uống nhiều nước (ít nhất 8 cốc nước một ngày)
2. Vận động
Thể dục thường xuyên, điều độ sẽ làm giảm căng thẳng và giúp bạn ngủ ngon hơn.
Mặc dù rèn luyện thân thể đều đặn hằng ngày nhưng chúng ta cũng nên có những
hoạt động khác như đi dạo, aerobics, bơi, đi xe đạp và chạy bộ khoảng 20 phút, ít nhất 3
lần/ tuần.
Bất cứ bài tập thể dục nào cũng đều tốt cho cơ thể, miễn là phải tập đều đặn. Hai
nguyên tắc cơ bản của sự điều độ đó là:
+ Không để mồ hôi ra quá nhiều.
+ Hãy trò chuyện với người khác trong khi tập vì nó giúp bạn biết mình đang tập quá
sức khi thấy khó nói chuyện rồi đấy.
3. Hít thở
Học cách thở đều và sâu để giúp lồng ngực mở rộng hoàn toàn. Đây là một trong
những cách giảm stress tốt nhất. Thở sâu sẽ giúp bạn tránh được khả năng bị stress. Nếu
bạn muốn học cách thở đúng, tốt nhất là nhờ bác sĩ hướng dẫn cho. Cách này rất tốt cho
những người phiền muộn, hay lo lắng.
4. Nghỉ ngơi

Tạm dừng công việc và thả lỏng cả tâm hồn và cơ thể trong không gian yên tĩnh. Hãy
tuân theo đòi hòi nghỉ ngơi của cơ thể để tinh thần sảng khoái thay vì phải kiềm chế,
làm tăng thêm sự căng thẳng hay thất vọng về công việc.
5. Tìm cho mình một sở thích
Hãy tự tìm những nét đặc biệt, sự hài lòng hay tính hài hước trong con người mình và
những người bạn để tạo ra những sở thích hay thú vui trong cuộc sống. Bạn sẽ thấy
chúng làm giảm căng thẳng đi rất nhiều.
6. Dành thời gian cho ngày nghỉ


Tạm thời gác lại những công việc và bổn phận hàng ngày và có một ngày nghỉ trọn
vẹn, thoải mái không phải là đơn giản nhưng hãy nhớ nó thực sự là một liều thuốc bổ lý
thú và rất có lợi cho sức khoẻ của bạn, đặc biệt nếu bạn có thể ngủ được.
Tuyệt vời hơn nếu bạn tham gia những cuộc đi chơi xa hay có một kỳ nghỉ dài để thư
giãn.
7. Có mối quan hệ tốt
Cố gắng trở thành một thành phần không thể thiếu đối với gia đình, bạn bè và xã hội.
Hạnh phúc và lợi ích luôn đến từ những mối quan hệ tốt đó và nên dành thời gian để
phát triển chúng.
8. Tránh những thói quen xấu
Một cốc bia với thịt nướng có thể giúp bạn thư giãn hay một lượng lớn rượu trong
một dịp đặc biệt nào đó không bao giờ khiến bạn bị stress. Tuy nhiên, nếu uống nhiều
hơn 24 lần mức cho phép trong một tuần, bạn sẽ không chỉ gây những rắc rối tức thì cho
thể trạng và tinh thần mà còn để lại hậu quả nặng nề, lâu dài.
Tiểu chuẩn cho phép chỉ là một cốc bia hoặc rượu vừa phải hoặc một cốc nhỏ rượu
mạnh.
9. Bố trí công việc
Dành thời gian, đặc biệt là buổi sáng để suy ngẫm và tập thể dục sẽ làm giảm stress.
Sắp xếp công việc hợp lý để có thời gian nghỉ ngơi giữa giờ. Không nên làm việc căng
thẳng quá sức nếu muốn có một ngày làm việc thoải mái.

10. Trồng cây cảnh
Trồng cây và hoa trong chậu hoặc trong sân sẽ giúp bạn thấy dễ chịu và thoải mái khi
ngắm nhìn chúng lớn lên. Đây là một thú vui có từ lâu nhưng lợi ích mà chúng mang lại
thì rất lớn.
11. Nuôi một con vật cưng
Trong một cuộc điều tra nghiên cứu gia đình có nuôi vật cưng đã chỉ ra rằng những
người này ít bị stress và thấy yêu cuộc sống hơn nhưng người khác, đặc biệt là những
người sống cô đơn.


Những con vật nuôi này như những người bạn và cũng là con vật trung thành, đáng
yêu. Chúng đem đến cho bạn niềm hạnh phúc và một bộ lông mềm mượt, ấm áp để vuốt
ve - đây cũng là một trong những cách giảm stress hiệu quả.
12. Bình tĩnh
Cách cư xử của một người phụ thuộc rất nhiều vào thái độ và khả năng kiềm chế của
bản thân. Sẽ không có lợi khi trạng thái tinh thần không được tốt. Ví dụ như nếu bạn
mắc lỗi nào đó, bạn có tự cho mình là ngốc nghếch không?. Hay khi bạn làm tốt công
việc, bạn có tự tin vào bản thân mình không?
Một cách để giảm stress đó là nghĩ đến tương lai hay một việc khác đơn giản hơn bởi
bạn không thể vừa xâu kim vừa thảo luận về các vấn đề chính trị. Tóm lại, nếu tinh thần
bạn không căng thẳng thì hãy cố tập trung hơn vào.
Trong mục hỏi đáp trên trang thuocbietduoc.com cũng tư vấn cách điều trị stress:
“ Để thoát khỏi căn bệnh này, không có cách nào hiệu quả hơn là phải biết tự cứu
mình. Liệu pháp này luôn được đánh giá rất cao. Để thoát khỏi stress, người bệnh cần
có thời gian để quay trở về với con người mình lúc trước đây. Điều quan trọng là chúng
ta hãy phòng tránh stress bằng cách giữ cho mình một cuộc sống cân bằng về thể chất
và tinh thần trong công việc và đời sống cá nhân.Những người bị stress kinh niên do
công việc gây nên sẽ bị kiệt sức. Họ luôn có cảm giác phải hoàn thành mục tiêu không
khả thi và thực hiện những nhiệm vụ không thể vượt qua. Họ có cảm giác như vừa
vướng vào căn bệnh stress nhưng trên thực tế căn bệnh này là hậu quả của một quá trình

lâu dài của sự căng thẳng triền miên.”
Trên trang thankinhhoc.com, Tiến sỹ Vũ Anh Nhị, Trường Đại Học Y Dược, TP Hồ
Chí Minh đưa ra cách điều trị stress:
1. Các biện pháp tâm lý: Bên cạnh việc loại bỏ các stress nếu còn tái hiện người
bệnh cần được áp dụng các biện pháp điều trị: Liệu pháp tâm thần tự biết mình đang
được khuyến cáo, liệu pháp này nhằm vào việc phân tích rõ những sự mâu thuẫn vô
thức, có thể đem lại một sự thay đổi tâm lý học làm tăng thêm sự hiểu biết về mình và
tạo ra một sự dung nạp có xu hướng bên trong hay một phản ứng âm tính trước stress
nặng. Liệu pháp tâm thần hỗ trợ, là tác động của con người, trong đó có vai trò người


thân và đặc biệt là thày thuốc am hiểu – thiện cảm có thể làm giảm các triệu chứng qua
trấn an. Các phương pháp thư giãn, là giúp cho bệnh nhân tự ý làm chủ các hoạt động tự
động vì thế làm giảm sự tăng hoạt động (ở trạng thái kích thích), trầm tư cũng là dạng
thư dãn đặc biệt giúp cho bệnh nhân giảm lo âu, suy nghĩ tập trung hơn. Một vài bệnh
nhân có thể dùng phương pháp thôi miên làm tăng hiệu quả của thư giãn.
2. Liệu pháp dược: Hiện nay thuốc để chữa lo âu là diazepam. Liều lượng những
bệnh nhân này nên bắt đầu bằng 5 mg uống ngày 2 lần, không nên điều chỉnh liều lượng
cho đến khi người bệnh có trạng thái vững vàng, trừ khi thời gian điều trị dài trên 4
tháng. Điều hạn chế của diazepam là bệnh nhân dễ lệ thuộc vào thuốc sau thời gian điều
trị. Những bệnh nhân hốt hoảng lo sợ có thể dùng thuốc chống trầm cảm 3 vòng;
amitriptrylin, liều khởi đầu có thể 10mg/ ngày 2-3 lần . Thuốc có hiệu quả trong việc
điều trị các biểu hiện ngoại vi như: run, thở nhanh, đánh trống ngực, như propanolol.
Calcibronat là chế phẩm của bromure và calcium (bromo- galactoglucpnate calcium)
thuốc có tác dụng điều trị chống lo âu, mất ngủ và làm êm dịu thần kinh, liều dùng từ 12g/ ngày.
Phản ứng stress là dạng bệnh lí phức tạp, việc điều trị thành công phục thuộc rất lớn
vào sự hợp tác của bệnh nhân, nhiều trường hợp cần tham khảo các chuyên gia về tâm
lí, thần kinh hay tâm thần.
Còn theo báo Sức Khỏe & Đời Sống, họ đưa ra cách để điều trị phản ứng stress cấp:
Trong điều trị phản ứng stress cấp, cần dùng tâm lý liệu pháp để giúp người bệnh thể

hiện cảm xúc, hiểu và giải quyết đúng vấn đề. Về thuốc, chỉ nên dùng benzodiazepin
một giai đoạn ngắn để tránh nguy cơ phụ thuộc; uống vitamin. Để giảm bớt những yếu
tố tiêu cực do stress, mỗi người cần xây dựng cho mình lối sống vui vẻ, thoải mái, lao
động và nghỉ ngơi hợp lý; tránh áp lực quá nặng về tâm lý, công việc, nhất là phải biết
"quẳng gánh lo đi và vui sống".
Trong chuyên mục sức khỏe của báo 24h.com lại đưa ra các cách ứng phó với stress
như sau:
- Hài hước: Cố gắng sử dụng khiếu hài hước trong những tình huống khó khăn. Cười
về chính bản thân mình cũng rất có lợi.


- Duy trì tập thể dục hay chơi thể thao thường xuyên: Tập thể dục giúp bạn khỏe
mạnh hơn và những cảm xúc tiêu cực của bạn sẽ được giải tỏa phần nào qua những hoạt
động cơ bắt.
- Nhận ra và chấp nhận giới hạn: “Trèo cao, ngã đau”. Hãy thiết lập những mục
tiêu thực tế và tính đến cả những phương án rủi ro.
- Duy trì chế độ ăn uống và giấc ngủ điều độ: Điều này có vẻ khó vì trong khi căng
thẳng, đôi lúc bạn thực sự không muốn ăn không muốn ngủ. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng,
chính ăn và ngủ sẽ giúp bạn hồi phục sức khỏe và do đó tỉnh táo và mạnh mẽ hơn trong
việc giải quyết vấn đề của mình.
- Học để lập kế hoạch: Sự thiếu tổ chức có thể gây ra căng thẳng và gây mất thời
gian. Liệt kê ra những việc cần làm và thực hiện những việc nhỏ và dễ làm trước. Cảm
giác hoàn thành công việc (dù là nhỏ) sẽ giúp bạn cảm thấy đỡ hơn.
- Học để chơi: Đôi khi bạn cần thoát ra những áp lực của cuộc sống và có sự vui đùa.
Tìm kiếm những hoạt động hoặc giải trí mình say mê và hứng thú mà không cần quan
tâm đến khả năng và trình độ của mình ở mức độ nào.
- Học thư giãn: Thư giãn là những bài tập sử dụng sức mạnh tập trung của tâm trí để
thả lỏng các cơ bắp và đưa tâm trí vào trạng thái thư thái bình an. Hãy học các cách thư
giãn từ các nhà tâm lý học, giáo viên thiền, Yoga…
Ngoài ra, trên trang wincarevn.com còn đưa ra các cách để chế ngự stress:

+ Tĩnh tâm, hít thở sâu: Hít một hơi thở sâu, rồi thở ra thật chậm và hoàn toàn tập
trung vào hơi thở, bạn sẽ cảm thấy rất thoải mái.
+ Tập thể dục: tập thể dục thường xuyên làm giảm mức độ căng thẳng, hãy thử lên
kế hoạch ít nhất 3 tuần một lần, mỗi lần 30 phút cho một môn thể thao bạn yêu thích.
Tập thể dục còn giúp cho bạn ngủ ngon hơn.
+ Tích cực thư giãn: nghe nhạc, đi dạo, đọc sách, du lịch, picnic, đi bơi, dành thời
gian cho sở thích của bản thân như: thể thao, thêu đan, âm nhạc, chơi mô hình, đọc sách,
nấu ăn…


+ Tìm ra nguyên nhân khiến bạn căng thẳng: Khi đã xác định được nguyên nhân
cơ bản thường xuyên khiến bạn stress thì việc khắc phục sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Nên
tìm người chia sẻ và thấu hiểu.
Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng cũng là một yếu tố quan trọng trong cuộc chiến với
stress, cần chú ý bổ sung vitamin C, B, Mg, Zn. Ngoài ra, trong trạng thái stress, cơ thể
còn cần các chất tạo thích nghi (adaptogen) như sâm, một loại chè thảo dược, chè xanh,
mạch nha... Trong một số thực phẩm có chứa chất có tác dụng giống morphin và
endophine, giúp cơ thể giải tỏa trạng thái căng thẳng, sầu uất như: trong rau cần tây, cải
bắp, xà lách có chứa sytophin, trong sữa có chứa cazomorphine, trong chuối có chứa
serotonin, trong sôcôla có chứa có chứa nhiều magiê, nhiều nghiên cứu đã khẳng định
rằng nguyên tố này đóng vai trò quan trọng trong việc phòng chống những tác động của
stress…


Tài liệu tham khảo:
1. 19 triệu chứng của bệnh stress, cangthang.com, />
chung/16-19-trieu-chung-cua-benh-stress.html
2. Bảo Minh,

Các dấu hiệu bạn bị stress trong công việc, Việt báo,


/>3. BS.thuocbietduoc, Dấu hiệu của stress và cách điều trị, thuocbietduoc.com,

/>4. Je t'aime – theo nguồn: Sức Khỏe & Đời Sống, Stress là gì? matnauhoctro.com,

/>5. Linh mục Giuse Đinh Lập Liễm – Giáo xứ Kim Phát, Đà lạt: Bệnh stress,

/>6. Minh Anh: 12 cách giảm stress, Việt báo, />7. Phạm

Ngọc

Cương,

Triệu

chứng

stress,

vnpplus.com,

/>8. Stress, tuanmatuy.com, />9. Stress

gì?,
nguồn
tin:
Hỏi
đáp

về


Bệnh

Stress,

http://123.25.71.107:82/hoidap/vi/news/Kien-thuc-quanh-ta/Stress-la-gi-15459/
10. Stress



gì?

làm

sao

sống

chung

với

stress,

wincarevn.com,

/>11. Stress








tác

động

của

stress,

duoclucmacca.vn,

/>12. T.T (TH): 15 dấu hiệu chứng tỏ cơ thể bạn đang gặp stress, megafun.vn,

/>13. Theo sharevn.org, Stress là gì?, Chuyên mục sức khỏe – Báo điện tử 24h,

/>14. Theo thuocbietduoc.com.vn, Dấu hiệu của stress, Chuyên mục sức khỏe - Báo

điện tử 24h, />

15. Theo xinhxinh, Những triệu chứng Stress không thể tin nổi, cangthang.com,

/>16. Tiến sỹ Vũ Anh Nhị - Trường Đại Học Y Dược, TP Hồ Chí Minh, Điều trị “Phản

ứng với stress”, thankinhhoc.com, />17. Christian Nordqvist, What Is Stress? How To Deal With
medicalnewstoday.vn, />
Stress,




×