Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

tìm hiểu quy trình chăn nuôi bò sữa tại địa bàn xã phù đổng nhằm có cái nhìn tổng quát về hiện trạng, áp lực, động lực của hoạt động chăn nuôi bò sữa, từ đó đề ra các giải pháp để cải thiện vấn đề này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.07 KB, 15 trang )

I.
MỞ ĐẦU
I.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây với chính sách mở cửa của đảng và nhà nước, nền kinh
tế quốc dân đang trên đà phát triển tới công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Mức
sống của người dân ngày một nâng cao, đòi hỏi chất lượng lương thực, thực phẩm
không ngừng được tăng lên. Vì vậy nhu cầu ăn uống của người dân không chỉ dừng lại
ở thịt, trứng, cá, v.v.... mà còn thêm cả sữa và các sản phẩm từ sữa. Vì sữa là loại thực
phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và cân đối nên ở các nước phát triển, sữa trở thành
nhu cầu không thể thiểu trong sinh hoạt hằng ngày.
Trong khi đó tình hình chăn nuôi bò sữa ở nước ta hiện nay còn đang gặp phải một
số khó khăn do khí hậu nhiệt đới gío mùa cùng với kĩ thuật chăn nuôi khai thác chưa
được tốt dẫn đến khả năng sinh trưởng, sinh sản và khả năng cho sữa không ổn định.
Phương thức chăn nuôi nhỏ, phân tán trong các nông hộ nên việc áp dụng các biện
pháp kĩ thuật chăn nuôi hiện đại chẳng hạn như máy vắt sữa còn hạn chế nên chất
lượng sữa còn thấp. Đầu vào đầu ra cho chăn nuôi còn chưa được đảm bảo. Cùng với
sự phát triển thì ngành chăn nuôi bò sữa cũng đang tạo nên áp lực đối với môi trường
tiếp nhận, phần lớn chất thải, nước thải chưa qua xử lý đã bị xả thẳng ra môi trường.
Vì vậy việc phát triển ngành chăn nuôi bò sữa ở nước ta không chỉ là nhu cầu khách
quan cần thiết trước mắt mà nó còn là một ngành quan trọng và là mục tiêu trọng tâm
phát triển chăn nuôi lâu dài.
Phát triển từ gần 20 năm qua, chăn nuôi bò sữa được coi là một trong những mũi
nhọn phát triển kinh tế của xã Phù Đổng, cũng nhờ nuôi bò sữa mà nhiều hộ đã có
kinh tế ổn định, khấm khá. Tuy nhiên quy mô nhỏ lẻ thiếu quy hoạch cộng với ý thức
giữ vệ sinh của người dân còn hạn chế nên môi trường đã và đang xuống cấp nghiêm
trọng. Tại xã Phù Đổng _” thủ phủ ” bò sữa của huyện Gia Lâm, nông dân đang phải
gồng mình chống chọi với nạn ô nhiễm môi trường. Từ đó chúng tôi quýêt định đi
khảo sát thực địa, tìm hiểu quy trình chăn nuôi bò sữa tại địa bàn xã Phù Đổng nhằm
có cái nhìn tổng quát về hiện trạng, áp lực, động lực của hoạt động chăn nuôi bò sữa,
từ đó đề ra các giải pháp để cải thiện vấn đề này.


1


I.2 Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu quy trình chăn nuôi bò sữa ở xã Phù Đổng huyện Gia Lâm để có cái nhìn
tổng quan về hiện trạng, tình hình phát triển, các động lực, áp lực của hoạt động chăn
nuôi từ đó đề ra các giải pháp phát triển phù hợp.

II.
Phương pháp nghiên cứu
II.1 Thu thập thông tin
Thu thập thông tin trên lớp, trong các bài giảng.
Tham khảo các tài liệu liên quan, thăm dò ý kiến mọi người để hiểu biết thêm về
vấn đề cần điều tra.

II.2 Điều tra bảng hỏi
Dựa vào các kiến thức trên lớp cũng như bản thân, đặt ra các câu hỏi liên quan tới
hoạt động chăn nuôi bò, các vấn đề thuận lợi cũng như khó khan trong chăn nuôi, vấn
đề môi trường do chăn nuôi gây ra.
Tập hợp và sắp xếp các câu hỏi một cách hệ thống để được một phiếu điều tra
hoàn chỉnh

II.3 Khảo sát hiện trường
Khi đến hiện trường, mọi người được hướng dẫn rồi tìm đến các hộ chăn nuôi bò.
Sau đó xin phép hộ gia đình giúp đỡ, đặt câu hỏi theo bảng hỏi đã chuẩn bị sẵn. Ngôn
ngử giao tiếp its mang tính khoa học để người dân dễ hiểu.
Quan sát khu vực chân nuôi của gia đình, đưa ra các đánh giá của cá nhân về
phương pháp chăn nuôi cũng như những vấn đề về môi trường gây ra do hoạt động
chăn nuôi.
Lập mô hình DPSIR về hoạt động chăn nuôi bò sữa tại thực địa.


II.4 Xử lý số liệu

2


Xây dựng bảng code, nhập số liệu đã điều tra vào cơ sở dữ liệu database dưới dạng
số hóa.
Xử lý số liệu trên Excel. Tính giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất, giá trị trung bình,
sai số tuyệt đối.
Vẽ đồ thị biểu diễn tỉ lệ phần trăm về các vấn đề liên quan đến chăn nuôi. Các
dạng đồ thị cần vẽ gồm: đồ thị cột, đồ thị cột chồng, đồ thị tròn.

II.5 Xây dựng mô hình DPSIR
Mô hình DPSIR

Động lực
- Nhu cầu sữa
thị trường và
xuất khẩu
- Phát triển
kinh tế, thăng
thu nhập cho
người dân
- Được đảm
bảo đầu ra
- Tận dụng
đất trống bỏ
hoang trồng
cỏ chăn nuôi



Áp lực
- Nguồn thải
chăn nuôi
+ Phân
+ Nước tiểu,
nước
rửa
chuồng, tắm
+ Thức ăn
thừa
+ Khí thải:
CH4

Hiện trạng
- Không khí
có mùi hôi
- Nước bị ô
nhiễm

Tác động
- Ảnh hưởng
đến cuộc sống
- Dẫn đến các
bệnh liên quan,
phát sinh nhiều
mầm bệnh
-Mất
cảnh

quan, cảm giác
khó chịu

Đáp ứng
- Giải pháp động lực:
+ Áp dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại vào quy trình sản xuất.
- Giải pháp nguồn áp lực:
+Nguồn thức ăn sạch, xây dựng chuồng trại thoáng mát, xây dựng hệ thống hầm
biogas.
+ Nâng cao nhận thức của người chăn nuôi trong bảo vệ môi trường, nâng cao trình
độ sản xuất, giảm thiểu nguồn thải.

3


- Giải pháp hiện trạng:
+ Xử lý nguồn thải hợp lý, phục hồi, cải thiện chất lượng nước.
- Giải pháp tác động:
+ Cải thiện cảnh quan, sử dụng hợp lý nguồn nước.

III. Các kết quả nghiên cứu
III.1
Đặc điểm chăn nuôi:
THIẾU MÔ HÌNH CHĂN NUÔI BÒ SỮA CHỖ NÀY

III.1.1 Diện tích chăn nuôi bò sữa:

Biểu đồ 1: Thể hiện tỷ lệ sử dụng đất vào các mục đích khác nhau
Qua khảo sát thực địa và phỏng vấn 15 hộ gia đình chăn nuôi bò sữa xã Phù
Đổng cho thấy diện tích chăn nuôi bò sữa chiếm 10,65% so với tổng diện tích của hộ

gia đình tương ứng với số lượng bò sữa của các hộ nhỏ lẻ từ 1 đến 2 con .
Xã Phù Đổng phát triển chăn nuôi bò sữa theo vùng, là nơi có nhiều điều kiện
thuận lợi , diện tích bình quân/hộ lớn để có khả năng phát triển mở rộng chăn nuôi.

4


Biểu đô 2: Số lượng vật nuôi trong gia đình của 15 hộ ( đơn vị: con)
Tại xã Phù Đổng đa số người dân phát triển kinh tế từ hoạt động chăn nuôi bò
sữa chính. Qua khảo sát 15 hộ gia đình cho thấy ở đây chủ yếu là chăn nuôi bò sữa,
ngoài ra chăn nuôi gà cũng chiếm đa số. Tuy nhiên trong 15 hộ thì không có hộ nào
nuôi lợn.

III.1.2 Thu nhập của các hộ gia đình

Biểu đồ 3: Thu nhập từ hoạt động chăn nuôi bò sữa của 15 hộ gia đình
Thu nhập từ chăn nuôi bò sữa của 15 hộ gia đình xã Phù Đổng gần như chiếm
một nửa so với tổng thu nhập từ nhiều nguôn khác. Trong đó quy mô chăn nuôi của
các hộ gia đình ở dây chỉ đạt mức vừa và nhỏ, đa số nuôi từ một đến hai con .Nhưng
thu nhập từ hoạt động chăn nuôi lại đóng góp một phần không nhỏ vào tổng thu nhập
của gia đình.Trung bình một năm 15 hộ gia đình thu nhập đến 73,9 triệu VNĐ từ chăn
nuôi bò sữa trong khi tổng thu nhập từ tất cả các nguồn thu của gia đình là trung bình
là 144.3 triệu VNĐ. Bình quân, nếu biết chăm sóc, nuôi 2 con bò cho thu nhập gần
100 triệu đồng/năm, lợi nhuận khi nuôi mùa hè đạt 45%, mùa đông trên 50%.

5


Điều đó cho thấy chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và nông thôn đang diễn ra
mạnh mẽ trong những năm gần đây. Chăn nuôi bò sữa đã góp phần nâng cao thu nhập

của các hộ gia đình đồng thời thúc đẩy quá trình sản xuất hàng hóa trong nông thôn.
Quan tâm đến hiệu quả kinh tế hiện nay, chăn nuôi bò sữa có thể giải quyết
việc làm cho lao động dư thừa ở nông thôn, thu nhập ổn định và giảm các tệ nạn xã
hội, chăn nuôi an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên để hộ nghèo có thể tăng thu nhập
từ hoạt động chăn nuôi bò sữa không nên trợ cấp trực tiếp cho các hộ khá và nghèo
mua giống bò mà nên đầu tư gián tiếp thông qua nâng cao kĩ thuật và kinh nghiệm
chăn nuôi bò sữa cho các địa phương.

III.1.3 Thời gian chăn bắt đầu nuôi bò sữa
Biểu đồ 4: Thời gian bắt đầu nuôi bò sữa
Qua điều tra 15 hộ gia đình cho thấy, thời gian bắt đầu chăn nuôi của người dân
từ rất lâu. Khoảng năm 1990 hoạt động chăn nuôi bò sữa bắt đầu phát triển và càng về
những năm sau số lượng chăn nuôi của các hộ càng tăng thêm cùng với quy mô chăn
nuôi tăng. Xã đã có trạm thu mua sữa cho Công ty CP sữa Quốc tế (IDP), Vinamilk…

Biểu đồ 5: Số lượng thức ăn đầu vào của bò sữa

Từ số liệu thu thập được thông qua phiếu điều tra cho thấy:
Thức ăn của bò sữa chủ yêu là cỏ và cám. Trong đó cỏ chiếm đa số, trong các
loại cám thì cám ngô chiếm nhiề nhất. Do ở xã Phù Đổng là có nhiều diện tích để chăn
nuôi cũng như trồng cỏ cho bò ăn, thời tiết và công nghệ ngày càng phát triển nên việc
trồng cỏ ở đây cũng trở nên thuận lợi hơn. Ngoài thức ăn chính là cỏ thì cám cũng là
một loại thức ăn không thể thiếu vì cung cấp thêm chất dinh dưỡng và tinh bột cho bò
phát triển, từ đó năng suất sữa sẽ được tăng lên. Các hộ gia đình cho bò sữa ăn thêm
cám công nghiệp, tuy nhiên số lượng cám công nghiệp chiếm ít vì chi phí mua cám

6


công nghiệp rất cao trong khi hộ gia đình có thể tự trồng và cung cấp cho bò một cách

chủ động.
Ta có bảng chi phí các loại cám:
ĐƠN VỊ: ĐỒNG

CÁM
NGHIỆP

CÔNG

GIÁ
TRUNG
9.900
BÌNH/KG

CÁM GẠO

CÁM NGÔ

6.600

6.350

Ngoài các khoản chi phí về thức ăn , điện nước cho bò sữa hộ chăn nuôi còn
mất một khoản tiền cho chi phí đầu vào:

Biểu đồ 6: Chi phí đầu vào cho bò sữa, đơn vị (VNĐ)
Chi phí dành cho dụng cụ vắt sữa chiếm nhiều nhất vì hằng ngày hộ gia đình vắt sữa
hai lần vào 6 giờ sáng và 6 giờ tối. Dụng cụ vắt sữa gồm có : găng tay, xô, vải lọc...
Chi phí thuốc thú y cũng chiếm phần lớn so với các loại chi phí khoáng, khử
trùng. Để đảm bảo bò sữa không bị bệnh , gây ảnh hưởng đến quá trình chăn nuôi và

kinh tế nên người dân trong xã rất chú trọng đến việc tiêm thuốc thú y. Trong xã cũng
đã có những dịch vụ thú y hỗ trợ tiêm phòng bệnh cho bò miễn phí. Tuy nhiên trong
một năm hộ gia đình vẫn mất thêm các khoản chi phí cho việc khử trùng chuồng trại
và các khoản chi phí khác. Việc phun khử trùng cũng được chú trọng nhằm bảo đảm
vệ sinh chuồng trại, tránh lây lan dịch bệnh cho bò sữa.

III.1.4 Lượng sữa bò

7


Biểu đồ 7: Lượng sữa thu được trong ngày – đơn vị (lít)
Đàn bò xã Phù Đổng chủ yếu có nguồn gốc từ giống bò Holstein Friesian của
Hà Lan, đã lai tạo qua 5 – 6 lần nhưng chất lượng bò giống và sữa vẫn tốt, số lượng
sữa vắt trung bình từ 18-20 lít/con/ngày. Mỗi con bò từ khi bắt đầu đẻ đến 3 tháng sau,
lượng sữa khai thác đều đặn. Tương ứng với giá 11.300 đồng/lít sữa. HTX Dịch vụ
Chăn nuôi xã Phù Đổng đã tìm cách giúp nông dân tiêu thụ sữa (như tiếp thị sữa tươi
đến các trường học, cơ quan, tiệm bánh…)

III.1.5 Số lượng bê

Biểu đồ 8: Số lượng bê – đơn vị (con)
Ngoài lợi ích thu được từ việc bán sữa bò thì số lượng bê con sinh ra hằng năm
cũng đem lại cho các hộ gia đình một khoản thu nhập lớn. Tiền đầu tư để mua giống
bò sữa ngoài số tiền người dân tự bỏ ra họ còn được vay khoản tiền không nhỏ từ
nguồn vốn vay lãi suất ưu đãi, nên khoản đầu tư ban đầu họ có thể mua được bò sữa
để chăn nuôi. Từ số bò sữa này hằng năm có thể tăng thêm đàn bò sữa nhờ vào số
lượng bê cái sinh ra, số bê đực sẽ được bán. Tuy nhiên vẫn gặp những rủi ro mà các
hộ không thu được tiền từ hoạt động chăn nuôi bò sữa đó là khi bò bị chết.


III.2
III.2.1 Sử dụng biogas

Hiện trạng môi trường và quản lý chất thải

Biểu đồ 8: Tỷ lệ sử dụng hầm biogas ở hộ chăn nuôi xã Phù Đổng
Một trong những giải pháp góp phần làm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi
trường, trong chăn nuôi là đầu tư xây dựng hầm biogas. Qua điều tra 15 hộ chăn nuôi
xã phù đổng cho thấy 53% số hộ có xấy dựng biogas trong chăn nuôi và có đến 47%
hộ k sử dụng biogas.Trước đây, thường xử lý phân bò bằng cách gom lại thành đống
rồi ủ, sau đó mang đi bón cho lúa, rau màu. Nhưng cách làm này gây ảnh hưởng
không nhỏ đến môi trường xung quanh khi mà đống phân ủ luôn trong tình trạng bốc

8


mùi, nhất là vào những ngày nắng nóng. Đây cũng là điều kiện “lý tưởng” để các loại
vi khuẩn sinh sôi, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh cho con người. Nhận thức được
điều đó trong những năm gần đây số hộ gia đình sử dụng biogas ngày càng tăng. Lắp
đặt hầm biogas composite, không những môi trường chuồng trại trở nên sạch sẽ hơn
mà gia đình còn tiết kiệm được từ 300.000 - 400.000 đồng/tháng cho việc mua gas,
củi đốt.
Các hộ gia đình chăn nuôi sau khi xây dựng biogas cho biết nhìn chung sood
khí gas thu được vừa đủ cho hoạt động đun nấu, nhiều gia đình còn dùng để thắp sáng
hoắc thừa khí phải đốt đi. Tuy nhiên đôi khi hộ gia đình gặp khó khăn vì bể biogas bị
tắc và theo chu kì cần hút bể để tránh đọng phân ở bên dưới cho hiệu quả khí kém. Bã
bể được sử dụng bón cho cây trồng đặc biệt là cỏ cho bò ăn, tiết kiệm được chi phí
mua phân mà đem lại năng suất cao, ngoài ra còn dùng để cho cá ăn.
Ủ phân compost hay nuôi giun để bán cũng là một trong những biện pháp sử
dụng xử lí phân để bảo vệ môi trường. Tuy nhiên qua điều tra 15 hộ rất ít những hộ ủ

phân compost và nuôi giun quế. Cần xem xét và có biện pháp để hai giải pháp này
được áp dung nhiều hơn trong xử lí phân thải chăn nuôi.

III.2.2 Dọn chuồng trại và phun độc khử trùng
Trong chăn nuôi việc vệ sinh chuồng trại rất quan trọng, do đó các hộ chăn
nuôi bò sữa xã Phù Đổng thường xuyên dọn dẹp chuồng trại và phun khử trùng. Trong
đó, một ngày hộ gia đình trung bình dọn chuồng 3 lần, thời gian dọn lên đến 20-30
phút tùy thuộc vào số lượng bò sữ mỗi hộ chăn nuôi. Ngoài ra, các hộ còn phun độc
khử trùng thường xuyên đảm bảo vệ sinh quanh khu vực chuồng trại.

III.3

Nhận thức của người dân

Nhìn chung các hộ gia đình chăn nuôi xã Phù Đổng đã có ý thức trong việc bảo
vệ môi trường. Qua khảo sát các hộ trong nuôi trong xã cho thấy: Khi vào thăm mô
hình chăn nuôi của các hộ gia đình có đến 13/15 hộ đước đánh giá khu vực quanh
chuồng chỉ có mùi nhẹ. Lượng nước được người dân sử dụng cho việc chăn nuôi chủ
yếu là nước từ giếng khoan nên nhìn chung mùi nước và chất lượng nước đảm bảo

9


yêu cầu. Hệ thống chuồng trại cũng được người dân xấy riêng cách khu vực nhà ở nên
đảm bảo vệ tiếng ồn không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Phân thải sau thu
gom phần lớn các hộ gia đình thu gom và chất thành đống, rất ít hộ mang phân đến
điểm tập kết riêng.
Ý thức của người dân được nâng cao một phần cũng nhờ công tác nhắc nhở
vấn đề môi trường của cán bộ môi trường đến từng địa phương, từng hộ gia đình
thông qua các hình thức như : loa phát thanh, tuyên truyền, tờ rơi đến thăm quan hộ

chăn nuôi tuyên truyền môi trường. Ngoài gia xã có tổ chức các buổi tuyên truyền bảo
vệ môi trường và được các hộ gia đình tham gia thường xuyên. Người dân trong xã
cũng tham gia đóng các khoản chi phí môi trường để tổ chức thu dọn rác, giúp cải
thiện môi trường. Nếu sinh viên có nhu cầu về hộ gia đình tham gia nghiên cứu thì
thái độ của người dân nhìn chung là nhiệt tình và giúp đỡ.

THIẾU GIẢI PHÁP CHỖ NÀY

III.

Kết luận và kiến nghị

10


Nhự vậy, ta có thể thấy rằng hoạt động chăn nuôi bò sữa của các hộ gia đình huyện
Phù Đổng là một trong những hoạt động đem lại nguồn thu nhập lớn và chủ yếu, hoạt
động này đã và đang có xu hướng phát triển mạnh. Với lợi thếvề cánh đồng cỏ, và đặc
biệt là sự phát triển đô thị hóa đã làm cho nhu cầu tiêu dùng của con người ngày càng
tăng cao, các hoạt động chăn nuôi đang dần được chú trọng và đầu tư : đó là một trong
những động lực thúc đẩy hoạt động chăn nuôi bò sữa tại nơi đây phát triển và gia tăng
về số lượng.
Việc đầu tư cho chăn nuôi là vô cùng cần thiết; sự hỗ trợ về vốn, giống, kĩ thuật
chăn nuôi và quan trọng nhất đó là các lớp tập huấn về vệ sinh môi trường với các hộ
chăn nuôi bò sữa từ lãnh đạo địa phương và các cán bộ kĩ thuật có chuyên môn về vấn
đề trên chưa thực sự được chú trọng. Vậy để thu được nguồn lợi nhuận cao bắt buộc
các chủ hộ phải có sự chú trọng đầu tư ngay từ ban đầu cho đàn bò từ việc chọn giống
bò cho sữa đạt năng suất cao nhất đến việc vệ sinh phòng bệnh, bổ sung các chất
khoáng cần thiết tránh rủi ro cho đàn bò, đảm bảo đầu ra đạt hiệu quả.
Nhận thức của các hộ chăn nuôi bò dần được nâng cao nhưng vẫn còn tồn tại

những khó khăn trong công tác xử lí và thu gom chất thải chăn nuôi. Theo điều tra,
khảo sát ta thấy các chủ hộ chăn nuôi bò sữa đều có học vấn thấp nhất là tiểu học và
cao nhất là trung học phổ thông nên việc nhận thức có sự khác nhau về ảnh hưởng
cũng như cách xử lí các chất thải từ chăn nuôi bò sữa của gia đình tới vấn đề sức khỏe
và môi trường là khác nhau. Việc nhận thức một phần được thể hiện qua cách xử lí
chất thải của từng hộ, phần còn lạ phụ thuộc vào kinh tế của mỗi hộ là không giống
nhau. Ở huyện Phù Đổng, phần lớn các hộ đều làm nông nên việc xử lí chất thải chủ
yếu được tận dụng cho bón trực tiếp cho các cây nông nghiệp và cây ăn quả, chỉ có
một số hộ xử dụng biện pháp xử lí sinh học bằng Biogas nhằm tận dụng khí gas từ
hầm Biogas để thắp sang và đun nấu. Qua khảo sát đánh giánh anh ta thấy vần còn tồn
tại mùi hôi từ khí thải và lượng thức ăn dư thừa của bò, sự tập trung của các loại ruồi
muỗi quay các chuồng trại vẫn không tránh khỏi các nguy cơ dịch bệnh phát sinh gây
ảnh hưởng tới sức khỏe đàn bò; các chủ hộ chăn nuôi và hộ lân cận.

11


Từ những đặc điểm trên ta cần có biện pháp giúp các hộ chăn nuôi phát huy các
ưu điểm họ đang sẵn có trong chăn nuôi bò sữa và có biện pháp tuyên truyền, tập
huấn, đầu tư, vay vốn giúp họ có phát triển đàn bò và có được sự nhận thức về tầm
quan trọng của môi trường và cách xử lí các chất thải từ hoạt động chăn nuôi bò sữa
sao cho hợp lí và hiệu quả nhất nhằm giảm thiểu tối đa những tác động đến sức khỏe
con người và sinh thái đia phương nơi đây bằng cách mở những lớp tập huấn tuyên
truyền về vệ sinh môi trường, vệ sinh chăn nuôi, quy định mức phí thu gom rác thải
đố với rác sinh hoạt và chăn nuôi đối các hộ đang diễn ra hoạt động chăn nuôi bò sữa
nhằm đảm bảo sự công bằng với các hộ không chăn nuôi bò sữa trong việc chịu ảnh
hưởng từ mùi hay các tác động khác từ các hộ chăn nuôi bò bữa. Khuyến khích các hộ
chăn nuôi ứng dụng các biện pháp xử lí chất thải chăn nuôi như hầm Biogas, phân
tách nguồn thải thành pha rắn và pha lỏng, nuôi giun quế để tận dụng lượng phân thải
chăn nuôi, sử dụng các vi sinh vật để phân hủy các chất thải chăn nuôi, phương pháp

tạo phân hữu cơ…, phun độc khử trùng chuồng trại định kìn hãm tránh phát sinh dịch
bệnh gây gại cho người và đàn bò sữa.

12



×