Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

đại cương về quy trình sản xuất xút – clo phân tích muối nguyên liệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.42 KB, 19 trang )

ĐỀ TÀI 1:
ĐẠI CƯƠNG VỀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT XÚT –
CLO. PHÂN TÍCH MUỐI NGUYÊN LIỆU.


Nguồn:link />Natri hiđroxit hay hyđroxit natri (công thức hóa học NaOH) hay

thường được gọi là xút hoặc xút ăn da. Natri hydroxit tạo thành dung
dịch kiềm mạnh khi hòa tan trong dung môi như nước. Nó được sử dụng
nhiều trong các ngành công nghiệp như giấy, dệt nhuộm, xà phòng và
chất tẩy rửa. Sản lượng trên thế giới năm 1998 vào khoảng 45 triệu tấn.
Natri hydroxit cũng được sử dụng chủ yếu trong các phòng thí nghiệm.
Natri hydroxit tinh khiết là chất rắn có màu trắng ở dạng viên, vảy
hoặc hạt hoặc ở dạng dung dịch bão hòa 50%. Natri hydroxit rất dễ hấp
thụ CO2 trong không khí vì vậy nó thường được bảo quản ở trong bình
có nắp kín. Nó phản ứng mãnh liệt với nước và giải phóng một lượng
nhiệt lớn, hòa tan trong etanol và metanol. Nó cũng hòa tan trong ete và
các dung môi không phân cực, và để lại màu vàng trên giấy và sợi.



Tính chất vật lí:
Entanpi hòa tan ΔH0 = -44,5kJ/mol
Ở trong dung dịch nó tạo thành dạng monohydrat ở 12,361,8 °C với nhiệt độ nóng chảy 65,1 °C và tỷ trọng trong
dung dịch là 1,829 g/cm3
Tính chất hóa học:




Phản ứng với các axít và ôxít axít tạo thành muối và nước



NaOH(dd) + HCl(dd) → NaCl(dd) + H2O


Phản ứng với cacbon điôxít

2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O
NaOH + CO2 → NaHCO3


Phản ứng với các axít hữu cơ tạo thành muối của nó và thủy
phân este:



Phản ứng với muối tạo thành bazơ mới và muối mới:

2 NaOH + CuCl2 → 2 NaCl + Cu(OH)2↓


Phương pháp sản xuất:
Toàn bộ dây chuyền sản xuất xút ăn da (NaOH) là dựa trên
phản ứng điện phân nước muối (nước cái). Trong quá trình
này dung dịch muối (NaCl) được điện phân thành clo nguyên
tố (trong buồng anốt), dung dịch natri hyđroxit, và hiđrô
nguyên tố (trong buồng catôt)[2][3] Nhà máy có thiết bị để
sản xuất đồng thời xút và clo thường được gọi là nhà máy
xút-clo. Phản ứng tổng thể để sản xuất xút và clo bằng điện
phân là:


2 Na+ + 2 H2O + 2 e- → H2 + NaOH




Phản ứng điện phân dung dịch muối ăn trong bình điện phân
có màng ngăn:

2NaCl + 2 H2O → 2 NaOH + H2 + Cl2
Các kiểu buồng điện phân:
Điểm phân biệt giữa các công nghệ này là ở phương pháp ngăn cản
không cho natri hyđroxit và khí clo lẫn lộn với nhau, nhằm tạo ra các sản
phẩm tinh khiết.


Buồng điện phân kiểu thuỷ ngân

Trong buồng điện phân kiểu thuỷ ngân thì không sử dụng màng
hoặc màn chắn mà sử dụng thuỷ ngân như một phương tiện chia tách.
Xem thêm Công nghệ Castner-Kellner.


Buồng điện phân kiểu màng chắn

Trong buồng điện phân kiểu màng chắn, nước muối từ khoang anôt
chảy qua màng chia tách để đến khoang catôt; vật liệu làm màng chia
tách là amian phủ trên catôt có nhiều lỗ .
Không nhất thiết màng chắn phải là amian, nếu điều chế ở qui mô
phòng thí nghiệm có thể thay thế nó bằng miếng giấy A4 hơ trên hơi sáp
paraphin( hoặc không hơ sáp cũng có thể được nhưng hiệu quả kém

hơn ). Nếu thực hiện đúng cách miếng giấy sẽ chỉ cho nước và một số
ion đi qua, các phần tử bọt khí sẽ bị giữ lại, nhờ đó clo không khuếch tán
sang và không tác dụng được với natri hidroxit. Tuy nhiên phải đảm bảo
can bằng nồng độ chất tan hai bên màng, nếu không thì không phải clo
sẽ khuếch tán mà chính natri hidroxit sẽ khuếch tán qua màng và tác


dụng với clo. Có thể ngăn cản sự khuếch tán của natri hidoxit bằng cách
cung cấp thật nhiều natri clorua vào bể điện phân ở nửa có điện cực giải
phòng khí clo, natri clorua vừa cân bằng nồng độ ion và vừa tạo ra một
lượng lớn anion Cl− có tác dụng cản trở sự hòa tan mang tính vật lí của
clo vào nước.
Còn cách khác để tạo một màng ngăn, chúng ta có thể dùng loại
giấy tạp chí dày( loại này là giấy phủ cao lanh hay còn gọi là dioxit
silic ). Loại này có tính chất ưu việt nhất nhưng cần phải ngâm nước một
thời gian cho nước thấm vào thì các ion mới đi qua được.


Buồng điện phân kiểu màng ngăn.

Còn trong buồng điện phân kiểu màng ngăn thì màng chia tách là
một màng trao đổi ion.

Nguồn: Hóa kỹ thuật đại cương, Phùng Tiến Đạt- Trần Thị
Bình, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm 2004, Chương 5: Kỹ
thuật điện hóa sản xuất xút-clo, trang 144-164
Vai trò của các sản phẩm điện phân dung dịch NaCl:
Xút và Clo là hai hóa chất cơ bản. Clo dùng để sản xuất các dung
môi, sản xuất các hóa chất dùng cho tổng hợp cao phân tử như PVC và
các hóa chất độc, thuốc trừ sâu DDT. Clo còn dùng để tẩy trắng vải sợi,

sản xuất axit clohidric dùng trong công nghiệp điều chế nước chấm, mì
chính, v.v… Xút được dùng trong công nghiệp xà phòng, ia6y1, sợi
nhân tạo, luyện kim màu và tuyển khoáng. Công nghiệp hóa học dùng
xút để sản xuất chất dẻo, chất màu, bán thành phẩm hữu cơ, dược phẩm.


Công nghiệp dầu mỏ dùng xút để gia công nhiên liệu lỏng và các sản
phẩm tổng hợp v.v…



Các phương pháp sản xuất xút-clo:
Phương pháp hóa học:
Phương pháp xôda – kiềm:

Theo phương pháp này, người ta dùng Na2CO3, NaOH ( xodakiềm) và BaCl2 để kết tủa các tạp chất. Trong dung dịch nước muối sẽ
xảy ra phản ứng:
Ca2+ + Na2CO3 = CaCO3↓ + 2 Na+
Mg2+ + 2NaOH = Mg(OH)2↓ +2Na+
SO42- +BaCl2 = BaSO4↓ + 2ClNgười ta thường cho NaOH và Na 2CO3 dư để kết tủa hoàn toàn.
Sau đó phải trung hóa bằng HCl. Khi tinh chế tiến hành ở nhiệt độ cao
để CaCO3 kết tủa tinh thể lớn và độ hòa tan giảm, dễ dàng cho quá trình
lọc.


Phương pháp sữa vôi- xoda:

Phương pháp này tiến hành khi lượng Mg2+ trong dung dịch nhiều.
Kết tủa Mg2+ Ca2+ theo phản ứng sau:
MgCl2 + Ca(OH)2 = Mg(OH)2 ↓+ CaCl2

MgSO4 + Ca(OH)2 = Mg(OH)2 ↓ + CaSO4
Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 = 2CaCO3 ↓+ 2H2O
CaCl + Na2CO3 = CaCO3 ↓+ 2NaCl
CaSO4 + Na2CO3 = CaCO3 ↓+ Na2SO4


Các muối kết tủa được lắng lọc cùng với đất, cát, rác bẩn, dung
dịch nước muối trong được đưa vào thùng điện phân. Yêu cầu nước
muối sau tinh chế đạt:
NaCl:

310 g/l

Ca2+:

0,01 g/l

Mg2+:

0,005 g/l

Na2CO3:

0,1 g/l

NaOH:

0,1 g/l





Phương pháp điện hóa:
Điện phân dung dịch NaCl:

Trong muối NaCl khi chưa có dòng điện một chiều chạy qua có
các quá trình:
NaCl = Na+ + ClH2O = H+ + OHKhi cho dòng điện một chiều chạy qua dung dịch, các ion trái dấu
chuyển về các cực: tới catot có cation H+ Na+ và tới anot cóa các anion
OH- Cl- . Vấn đề là ion nào sẽ phóng điện trước ở các điện cực.
Muối dùng làm nguyên liệu sản xuất xút - Clo phải theo các tiêu
chuẩn NaCl > 97,5% ; chất tan < 0,5 % ; Ca2+ < 0,4% ; Mg2+ <
0,05% ; K+ <0,002% ; SO42- <0,84%
Ca2+,Mg2+ là những ion có hại cho quá trình điện phân , vì Ca , Mg
tác dụng với kiềm tạo thành hyđrôxýt khó tan , kết tủa trên màng cách ,
bịt kín các lỗ màng , gây cản trở quá trình điện phân.




Sơ đồ công nghệ sản xuất xút-clo theo phương pháp catot
rắn:


Hơi

NaCl

Dung dịch
NaCl


Na2CO3 + H2O

Dd NaCl

Tinh chế

Lọc

Lọc

Phân li

H2O
H2

Làm khô
KOH
H2SO4

Điện phân
Cl2

Làm khô

Làm lạnh

Axit hóa

Đun nóng


NaOH,NaCl
Bốc hơi

Li tâm
NaCl
rắn

Cl2
H2SO4 loãng
Hóa lỏng

Tổng hợp HCl

NaCl

NaOH

NaOH
Cô đặc




Thiết bị điện phân và sơ đồ công nghệ sản xuất xút-clo theo
phương pháp catot Hg:

Thiết bị điện phân: điện cực của thùng điện phân và anot giống
như phương pháp catot rắn. Anot graphit trong thùng Hg làm việc ở môi
trường axit hơn trong phương pháp màng, nhiệt độ điện phân thấp hơn

nên tổn thất graphit ít hơn phương pháp màng.

NaCl

BaCl2

NaOH+Na2CO3

H2O

Chuẩn bị dung dịch Đun nóng Kết tủa Ca2+, Mg2+

Lọc

HCl
Bùn

Kết tủa SO42-

Hg

BaSO4

Dung dịch NaCl

Tách Cl và Hg

Axit hóa

H2SO4 đặc


Đun nóng

Thùng điện phân
Cl2 Na(Hg)n

Cl2

Sấy

H2SO4 loãng

Lọc

Làm sạch

H2

Rửa

H2O
H2 Thiết bị phân giải
Hg
NaOH(50%)


( Sơ đồ công nghệ sản xuất xút-clo theo phương pháp catot Hg)




Nguồn: TCVN 3973: 1984 Muối ăn
Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng cho muối natri clorua (NaCl) dạng tinh

dùng cho các ngành sản xuất như công nghiệp sản xuất hóa chất, y tế, xử
lý nước...
Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn
này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản
được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp
dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 3973:1984, Muối ăn (Natri clorua) Phương pháp thử.
TCVN 3974:2007 (CODEX STAN 150-1985, Rev. 1-1997,
Amend.1-1999, Amend.2-2001), Muối thực phẩm
ISO 2479, Sodium chloride for industrial use – Determination of
matter insoluble in water or in acid and preparation of principal solutions
for other determinations (Muối natri clorua dùng trong công nghiệp –


Xác định tạp chất không tan trong nước hoặc axit và chuẩn bị các dung
dịch cho các phép xác định khác)
ISO 2480, Sodium chloride for industrial use – Determination of
sulphate content – Barium sulphate gravimetric method (Muối natri
clorua dùng trong công nghiệp – Xác định hàm lượng sulfat – Phương
pháp đo khối lượng bari sulphat)
ISO 2482, Sodium chloride for industrial use -- Determination of
calcium and magnesium contents -- EDTA complexometric methods
ISO 2483, Sodium chloride for industrial use – Determination of
the loss of mass at 110 degrees C (Muối natri clorua dùng trong công
nghiệp – Xác định hao hụt khối lượng khi sấy ở 110 °C)

EuroSalt/AS 009-2005, Determination of Calcium and Magnesium
by Flame Atomic Absorption Spectrometric Method (Xác định hàm
lượng canxi và magie bằng phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử ngọn
lửa).
Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau đây:
Muối natri clorua tinh (refined sodium chloride)
Muối tinh (refined salt)
Sản phẩm thu được sau khi nghiền rửa hoặc tái kết tinh muối thô.


Yêu cầu kỹ thuật
Yêu cầu cảm quan


Các chỉ tiêu cảm quan đối với muối tinh được quy định trong Bảng
1.
Bảng 1 – Yêu cầu cảm quan
1. Màu sắc

Màu trắng

2. Mùi

Không mùi

3. Vị

Dung dịch 5 % có vị mặn đặc trưng


của muối, không có vị lạ
4. Trạng thái

Khô rời, không có tạp chất nhìn thấy

bằng mắt thường


Yêu cầu hoá học

Các chỉ tiêu hoá học của muối tinh được quy định trong Bảng 2.
Bảng 2 – Yêu cầu hoá học
1. Hàm lượng natri clorua, % khối lượng chất khô, không nhỏ hơn
98
2. Độ ẩm, % khối lượng, không lớn hơn

5,0

3. Hàm lượng chất không tan trong nước, % khối lượng chất khô,
không lớn hơn 0,3
4. Hàm lượng ion canxi (Ca++), % khối lượng chất khô, không
lớn hơn

0,4

5. Hàm lượng ion magie (Mg++), % khối lượng chất khô, không
lớn hơn

0,5


6. Hàm lượng ion sulfat % khối lượng chất khô, không lớn hơn
1,0



















Phương pháp thử
Lấy mẫu, theo TCVN 3974.
Xác định các chỉ tiêu cảm quan, theo TCVN 3973.
Xác định hàm lượng natri clorua, theo TCVN 3973.
Xác định độ ẩm, theo ISO 2483.
Xác định hàm lượng chất không tan trong nước, theo ISO
2479.
Xác định hàm lượng ion canxi, theo EuroSalt 009-2005.
Xác định hàm lượng ion magie, theo EuroSalt 009-2005.

Xác định hàm lượng ion sulfat, theo ISO 2480.
Bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển
Bao gói
Muối tinh phải được đóng gói định lượng trong túi loại nhỏ,
trong chai hoặc trong bao bì hai lớp sạch, khô, hợp vệ sinh.
Ghi nhãn
Sản phẩm được ghi nhãn theo quy định hiện hành.
Bảo quản
Bảo quản muối tinh trong kho, đảm bảo sạch, khô ráo, thoát
nước tốt và không để lẫn hàng hóa hay sản phẩm khác làm






ảnh hưởng đến chất lượng muối.
Vận chuyển
Phương tiện vận chuyển muối tinh phải khô, sạch, không có

mùi lạ và không ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm.
Nguồn: />Axit clohydric (hay axít clohiđric, axít muriatic) là một axít vô cơ

mạnh, do sự hòa tan của khí hiđrô clorua (HCl) trong nước. Ban đầu axit
này được sản xuất từ axit sunfuric và muối ăn vào thời Phục Hưng, sau
đó được các nhà hóa học Glauber, Priestley và Davy sử dụng trong các
nghiên cứu khoa học của họ. Axit HCl được tìm thấy trong dịch vị, và


cũng là một trong những yếu tố gây bệnh loét dạ dày khi hệ thống tự bảo

vệ của dạ dày hoạt động không hiệu quả.
Axit clohydric đậm đặc nhất có nồng độ tối đa là 40%. Ở dạng
đậm đặc axit này có thể tạo thành các sương mù axit, chúng đều có khả
năng ăn mòn các mô con người, gây tổn thương cơ quan hô hấp, mắt, da
và ruột. Ở dạng loãng, HCl cũng được sử dụng làm chất vệ sinh, lau chùi
nhà cửa, sản xuất gelatin và các phụ gia thực phẩm, tẩy gỉ, và xử lý da.
Axit clohydric dạng hỗn hợp đẳng phí (gần 20,2%) có thể được dùng
như một tiêu chuẩn cơ bản trong phân tích định lượng.
Axit HCl được sản xuất với quy mô lớn vào cách mạng công
nghiệp thế kỷ 18, chủ yếu được sử dụng trong ngành công nghiệp hóa
chất để xản xuất nhựa PVC, và các sản phẩm trung gian như MDI/TDI
để tạo ra polyuretan. Có khoảng 20 triệu tấn axit clohydric được sản xuất
hàng năm.
Tính chất hóa học:
Axít clohiđric là một axít đơn, tức nó có thể phân ly cho ra một ion
H+ và ion clo, Cl−. Khi hòa tan trong nước, H+ liên kết với phân tử
nước tạo thành ion hydronium, H3O+:[11][12]
HCl + H2O → H3O+ + Cl−
Do phân ly hoàn toàn trong nước nên axít clohiđric được xếp vào
nhóm axít mạnh.[11][12] Các axít monoproton có một hằng số điện ly,
Ka, cho thấy mức độ phân ly của nó trong nước. Đối với các axít mạnh
tương tự như HCl, thì Ka có giá trị lớn, và bên cạnh đó, cũng đã có


nhiều nghiên cứu lý thuyết để xác định giá trị Ka đối với HCl.[13] Giá
trị Ka thường được tính thông qua pKa, giá trị pKa của HCl, tùy theo
nguồn, dao động trong khoảng -3 đến -7,[13] thậm chí đến -9,3.[14]
\ pK_{\mathrm a} = - \log_{10}K_{\mathrm a}
Khi cho các muối clorua như NaCl vào dung dịch HCl thì chúng
không ảnh hưởng đến giá trị pH, điều này cho thấy rằng ion Cl− là một

gốc bazơ liên hợp cực kỳ yếu và HCl bị phân ly hoàn toàn trong dung
dịch. Đối với các dung dịch axít clohiđric trung bình đến mạnh, người ta
cho rằng số mol H+ bằng với số mol HCl, với độ tin cậy 4 chữ số thập
phân.[11][12]
Trong số sáu axít vô cơ mạnh phổ biến, axít clohiđric là một axít
monoproton ít có khả năng tạo phản ứng giảm số oxy hóa. Nó là một
trong những axít mạnh ít độc hại nhất khi tiếp xúc bằng tay; ngoài tính
axít, nó còn bao gồm các ion clo không phản ứng và không độc hại. Các
dung dịch axít clohiđric trung bình-mạnh thì khá ổn định khi lưu trữ.
Axít clohiđric thường được dùng phổ biến trong việc chuẩn độ
dung dịch bazơ. Các axít chuẩn độ mạnh cho các kết quả chính xác hơn
do có điểm cuối rõ ràng. Axít clohiđric dạng hỗn hợp đẳng phí (gần
20,2%) có thể được dùng như một tiêu chuẩn cơ bản trong phân tích
định lượng, mặc dù nồng độ chính xác của nó phụ thuộc vào áp suất khí
quyển khi điều chế nó.[15]
Axít clohiđric thường được dùng trong việc chuẩn bị mẫu trong
hóa phân tích. Axít clohiđric đặc có thể hòa tan một số kim loại, tạo ra


các khí hydro và clo. Nó phản ứng với các hợp chất bazơ như canxi
cacbonat hoặc đồng(II) ôxít, tạo thành các dung dịch hòa tan có thể dùng
để phân tích.[11][12]
Như các loại axít khác, HCl có khả năng tác dụng với:
Kim loại: Giải phóng khí hiđrô và tạo muối clorua (trừ các kim
loại đứng sau hiđro trong dải hoạt động hóa học như Cu, Hg, Ag, Pt,
Au).
Fe + 2HCl → FeCl2+ H2
Ôxít bazơ: Tạo muối clorua và nước.
ZnO + 2HCl → ZnCl2 + H2O
Bazơ: Tạo muối clorua và nước.

NaOH + HCl → NaCl + H2O
Muối: tác dụng với các muối có gốc anion hoạt động yếu hơn tạo
muối mới và axít mới.
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O
Ngoài ra, trong một số phản ứng HCl còn thể hiện tính khử bằng cách
khử một số hợp chất như KMnO4(đặc), MnO2, KClO3 giải phóng khí
clo.
2KMnO4(đặc) + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8 H2O
MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
Tính chất vật lí:
Ở điều kiện thông thường (nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn, chiếu
sáng), dung dịch Axit clohydric thường được quan sát thấy là một chất


lỏng không màu, trong suốt hoặc vàng nhạt (do lẫn hợp chất), có thể bốc
khói,[16] hơi nhớt, nặng hơn nước, khúc xạ ánh sáng nhiều hơn nước
chút đỉnh.
Các tính chất vật lý của axít clohiđric như điểm sôi và điểm nóng
chảy, mật độ, và pH phụ thuộc vào nồng độ mol của HCl trong dung
dịch axít. Chúng thay đổi trong dung dịch với nồng độ phần trăm rất
thấp từ 0% HCl đến hơn 40% HCl.[11][12][19]
Axít clohiđric ở dạng hỗn hợp hai hợp phần gồm HCl và H2O có
điểm sôi hỗn hợp đẳng phí khi nồng độ 20,2% HCl và nhiệt độ 108,6 °C
(227 °F). Có bốn điểm eutecti kết tinh cố định đối với HCl, giữa các
dạng tinh thể của HCl•H2O (68% HCl), HCl•2H2O (51% HCl),
HCl•3H2O (41% HCl), HCl•6H2O (25% HCl), và đóng băng (0% HCl).
Cũng có điểm eutectic rất ổn định ở nồng độ 24,8% giữa dạng băng và
HCl•3H2O kết tinh.



Nguồn:

/>
phan-cuc-do-toc-do-an-mon.htm?page=7 (trang 4 Điện phân



sản xuất NaOH-Cl2
Phương pháp hóa học:
Sản xuất bằng sữa vôi:

Na2CO3 + Ca(OH)2 = 2NaOH + CaCO3


Sản xuất từ quằng pyrit: chia làm hai giai đoạn:

Na2CO3 + Fe2CO3 = Na2O.Fe2O3+ CO2
Na2O.Fe2O3 + H2O= 2NaOH + Fe2O3


Đem cô đặc ta được NaOH, Fe2O3 tuần hoàn trở lại trong quá
trình sản xuất. Ưu điểm của phương pháp là không có sản phẩm thừa.
NaOH đặc hơn phương pháp sữa vôi. Nhược điểm là tốn nhiều nguyên
liệu.


Phương pháp venton:

MnO2 + 4 HCl = MnCl2 + Cl2 + 2 H2O
-Hoàn nguyên MnO2

MnCl2 + Ca(OH)2 = Mn(OH) +CaCl2
-Thổi không khí vào cho thừa sữa vôi thì Mn(OH)2 bị oxi hóa tạo
kết tủa MnO2
2Mn(OH)2 + Ca(OH)2 +O2 = CaO.2MnO2 +3H2O
CaO.2MnO2 +10HCl = CaCl2 + 2MnCl2 + 5H2O +2Cl2
Phương pháp điện hóa:
Dịch điện phân: muối ăn NaCl (chứa 39,4% Na, 60,6%Cl) . Muối
được hòa tan đến gần bão hòa và đưa vào thùng điện phân
Nước muối cần được xử lý trước khi đưa vào thùng điện phân, tách
hàm lượng Mg2+, Ca2+, SO42-,…
Phương pháp tinh chế nước muối:
Phương pháp xoda-kiềm:




Ca2+ + Na2CO3 = CaCO3↓ + 2 Na+
Mg2+ + 2NaOH = Mg(OH)2↓ +2Na+


Phương pháp sữa vôi xoda:

MgCl2 + Ca(OH)2 = Mg(OH)2 ↓+ CaCl2
MgSO4 + Ca(OH)2 = Mg(OH)2 ↓ + CaSO4


Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 = 2CaCO3 ↓+ 2H2O
CaCl + Na2CO3 = CaCO3 ↓+ 2NaCl
CaSO4 + Na2CO3 = CaCO3 ↓+ Na2SO4



Phương pháp sữa vôi –sunfat:

Gồm 2 giai đoạn:
-Tách Mg,Ca nhờ sữa vôi
-Gia công sunfat lắng trong dung dịch bằng xoda:
Na2SO4 + Ca(OH)2 = NaOH+ CaSO4
CaCl2+ 2NaOH = Ca(OH)2+ 2NaCl
MgSO4+ 2NaOH= Mg(OH)2 + Na2SO4
CaSO4+ 2NaOH= CaCO3+ Na2CO3 +2H2O
CaCl2+Na2SO4=CaSO4+ 2NaCl
-Trao đổi ion:
2R-Na + Ca2+ = R2-Ca2+ + CaCl2
R là gốc nhựa. Sau khi trao đổi, nhựa được mang đi tái chế.



×