Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Vấn đề hoàn thiện địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.48 KB, 16 trang )

MỤC LỤC
-

Lời nói đầu
Chương I : Những vấn đề chung về Công ty trách nhiệm hữu hạn.
Chương II : Địa vị pháp lý của Công ty trách nhiệm hữu hạn.
Chương III : Vấn đề hoàn thiện địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu
hạn trong giai đoạn hiện nay.
- Kết luật.
- Tài liệu tham khảo.
Mở đầu:……(câu chuyện tình huống )

PHẦN I : Những vấn đề chung về công ty trách nhiệm hữu hạn
1-CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN :
a. Khái niệm Công ty TNHH Một thành viên : Theo điều 73 của bộ luật
doanh nghiệp năm 2014:
– Công ty TNHH Một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một
cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản
nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của
công ty.
– Công ty TNHH Một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
– Công ty TNHH Một thành viên không được quyền phát hành cổ phiếu.
VD: Công ty TTNHH một thành viên cấp thoát nước Bắc Giang.
b. Đặc điểm công ty TNHH một thành viên :


- Công ty TNHH Một thành viên là loại hình doanh nghiệp do một cá nhân
hoặc một tổ chức làm chủ sở hữu.
-Ở loại hình công ty này, chủ sở hữu – thành viên duy nhất của công ty có
thể là một cá nhân hoặc là một tổ chức, chứ không bắt buộc phải là một pháp


nhân thành lập công ty như trước đây.
-Vốn điều lệ của Công ty TNHH Một thành viên cũng hoàn toàn do một cá
nhân hoặc tổ chức góp vào, không hề có sự liên kết góp vốn với nhà đầu tư
khác như các loại hình công ty khác.
2-2-Khái niệm và đặc điểm Công ty TNHH 2 thành viên trở lên:
2.1:Khái niệm cơ bản:
Theo quy định tại Điều 47 Luật doanh nghiệp năm 2014
● Công ty TNHH có từ 2 thành viên trở lên là một tổ chức kinh doanh có tư
cách pháp nhân, trong đó thành viên có thể là cá nhân hoặc tổ chức số lượng
thành viên ít nhất là 2 và nhiều nhất không vượt quá 50 người
2.2-Đặc điểm cơ bản:
- Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá
năm mươi;
- Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của
doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp;
- Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại
các điều 52, 53, 54 của Luật này.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phần.
Vd: Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam
PHẦN 2 : ĐỊA LÝ PHÁP LÝ CỦA CÔNG TY TNHH THEO PHÁP
LUẬT HIỆN HÀNH :
I. Khái niệm và đặc điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn theo pháp lệnh
hiện hành.
Công ty TNHH là một pháp nhân, do đó, nó cũng giống như công ty cổ
phần và cũng chính là dấu hiệu phân biệt với các công ty đối nhân. Do công
ty là một pháp nhân nên đối với pháp luật khi quy định chế độ trách nhiệm
của công ty, công ty chỉ chịu trách nhiệm tài sản của mình, áp dụng nguyên
tắc phân tách tài sản của công ty, tách rời tài sản của công ty và của thành

viên. Nguyên tắc này được áp dụng trong mọi quan hệ tài sản, nợ nần và
trách
nhiệm của công ty kể cả trong trường hợp các thành viên là người trực tiếp


điều hành công ty
1- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
a , Khái niệm:
Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức làm chủ sở
hữu (chủ sở hữu công ty) chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản
khác của doanh nghiệp trong phạm vi vốn điều lệ.
B, Đặc trưng của công ty TNHH một thành viên là:
- Chủ sở hữu công ty có quyền chuyển nhượng một phần hay toàn bộ
vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác.
- Công ty TNHH một thành viên không được quyền phát hành cổ phiếu.
- Công ty TNHH có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh.
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên.
A, Khái niệm :
Theo quy định tại Điều 47 Luật doanh nghiệp năm 2014 :Công ty TNHH có từ 2
thành viên trở lên là một tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân, trong đó thành
viên có thể là cá nhân hoặc tổ chức số lượng thành viên ít nhất là 2 và nhiều nhất
không vượt quá 50 người
B , Đặc trung cơ bản của công ty TNHH 2 thành viên :
- Công ty TNHH trong suốt quá hình hoạt động là một pháp nhân, có tài sản độc
lập, có trụ sở ổn định, có mục tiêu kinh doanh rõ ràng và có thể là nguyên đơn, bị
đơn trước pháp luật, số thành viên luôn từ hai đến năm mươi.
- Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của
doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết vào doanh nghiệp.
- Phần góp vốn của các thành viên chỉ được chuyển nhược theo quy định tại Điều

52 và 53 của Luật này.


- Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng thành viên không vượt quá 50.
- Công ty TNHH không hạn chế quyền phát hành cổ phiếu.
- Công ty TNHH có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh.
II- Cơ cấu tổ chức quản lý Công ty TNHH
1-- Cơ cấu tổ chức quản lý Công ty TNHH một thành viên:
B-Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty TNHH một thành viên do tổ chức là chủ
sở hữu:
a. Chủ sở hữu công ty bổ nhiệm một hoặc một số người đại diện theo uỷ quyền với
nhiệm kỳ không quá năm năm để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo
quy định của Luật này và pháp luật có liên quan. Người đại diện theo uỷ quyền
phải có đủ các tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 48 của Luật này.
b. Chủ sở hữu công ty có quyền thay thế người đại diện theo uỷ quyền bất cứ khi
nào.
c. Trường hợp có ít nhất hai người được bổ nhiệm làm đại diện theo uỷ quyền thì
cơ cấu tổ chức quản lý của công ty bao gồm Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc
Tổng giám đốc và Kiểm soát viên; trong trường hợp này, Hội đồng thành viên gồm
tất cả người đại diện theo uỷ quyền.
d. Trường hợp một người được bổ nhiệm làm người đại diện theo uỷ quyền thì
người đó làm Chủ tịch công ty; trong trường hợp này cơ cấu tổ chức quản lý của
công ty bao gồm Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát
viên.
e. Điều lệ công ty quy định Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty
hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty.
Người đại diện theo pháp luật của công ty phải thường trú tại Việt Nam; nếu vắng
mặt quá ba mươi ngày ở Việt Nam thì phải uỷ quyền bằng văn bản cho người khác
làm người đại diện theo pháp luật của công ty theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ

công ty.
c- Cơ cấu tổ chức quản lý


Mô hình HĐQT
Mô hình chủ tịch Công ty
Mô hình HĐQT: Gồm HĐQT và Giám Bao gồm chủ tịch Công ty và Giám
đốc hoặc tổng giám đốc (thường áp đốc hoặc Tổng giám đốc:
dụng trong trường hợp quy mô kinh +Chủ tịch Công ty là người trực tiếp
doanh lớn, ngành, nghề kinh doanh đa giúp chủ sở hữu trong việc thực hiện
dạng
các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu
+ Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý được qui định tại Điều 47 luật doanh
công ty, có toàn quyền nhân danh công nghiệp.
ty để quyết định mọi vấn đề liên quan +Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là
đến quản lý và hoạt động của Công ty người điều hành hoạt động kinh doanh
trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền hàng ngày của Tổng Công ty, chịu
của chủ sở hữu Công ty.
trách nhiệm trước chủ sở hữu Công ty
+ Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ
người điều hành hoạt động hàng ngày của mình.
của Công ty và chịu trách nhiệm trước
Hội đồng quản trị về việc thực hiện
các quyền và nhiệm vụ được giao.
KL: Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị và Giám đốc (hoặc Tổng Giám
đốc) hoặc của Chủ tịch Công ty và Giám đốc (Tổng giám đốc) do chủ sở hữu
Công ty quyết định và qui định trong Điều lệ Công ty.

2, Cơ chế quản lý của Công ty TNHH có từ 2 thành viên trở lên:
- Cơ cấu phụ thuộc vào số lượng thành viên của Công ty. Đối với Công ty TNHH

có số lượng thành viên (11 thì cơ cấu tổ chức của nó gồm):
o

Hồi đồng thành viên.

o

Chủ tịch Hội đồng thành viên.

o

Giám đốc (Tổng giám đốc).

- Số lượng thành viên ≥ 11 thì gồm như trên và thêm Ban kiểm soát.
Cơ chế ql

Đặc điểm cơ bản

Gồm tất cả các thành viên, là cơ quan quyết định cao nhất
của Công ty. Hội đồng thành viên có quyền quyết định những vấn
đề quan trọng nhất liên quan đến sự tồn tại, hoạt động và giải thể
Công ty.


Hội
đồng
thành
viên:

Chủ tịch

Hội đồng
thành viên

Giám đốc
(Tổng giám
đốc) Công
ty)

Ban
soát:

kiểm


Quyết định của Hội đồng thành viên được thông qua bằng
2 hình thức: biểu quyết tại cuộc họp và lấy ý kiến bằng văn bản.

Nếu biểu quyết tại cuộc họp: quyết định được thông qua
khi được số phiếu đại diện ít nhát 51% số vốn của thành viên dự
họp chấp thuận

Hội đồng thành viên phải họp ít nhất mỗi năm 1 lần, họp
bất thường phải theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng thành viên
hoặc theo yêu cầu của thành viên hoặc nhóm thành viên đại diện
cho 35% vốn điều lệ của Công ty.

Cuộc họp Hội đồng thành viên được tiến hành khi có số
lượng thành viên dự đại diện ít nhất 65% vốn điều lệ. Tỷ lệ cụ thể
do điều lệ Công ty qui định .Quyền và nhiệm vụ của hội đồng
thành viên được quy định tại điều 35 luật Doanh nghiệp


Do Hội đồng thành viên bầu ra theo từng nhiệm kỳ (nhiệm
kỳ không quá 3 năm). Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể được
bầu lại (nếu không làm tốt).

Chủ tịch Hội đồng thành viên phải là thành viên của Công

Chủ tịch Hội đồng thành viên có trách nhiệm điều hành
hoạt động của Hội đồng thành viên, đảm bảo cho các thành viên
được tham gia vào việc ra quyết định của Hội đồng thành viên.

Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể kiêm làm Giám đốc
(hoặc Tổng Giám đốc) được hưởng lương và lợi ích khác theo
quyết định của Hội đồng thành viên.

Là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của
Công ty do Hội đồng thành viên quyết định bổ nhiệm, miễn
nhiệm, bãi nhiệm và phải chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành
viên về việc thực hiệ quyền và nghĩa vụ của mình. Trong trường
hợp điều lệ Công ty không qui định Chủ tịch Hội đồng thành viên
là người đại diện theo pháp luật của Công ty thì Giám đốc (hoặc
Tổng giám đốc) sẽ là người đại diện.

Giám đốc có thể là thành viên hoặc không là thành viên
của Công ty. Giám đốc được hưởng lương và lợi ích khác theo
quyết định của Hội đồng thành viên trên cơ sở hợp đồng lao động
mà Giám đốc ký với Công ty.
Là cơ quan thay mặt các thành viên công ty kiểm soát hoạt động
của công ty
Quyền, nghĩa vụ và chế độ làm việc của Ban kiểm soát, trưởng

Ban kiểm soát do điều lệ Công ty qui định.

III. Thành lập, giải thể và phá sản công ty trách nhiệm hữu hạn.


1. Quy chế thành lập công ty.
1.1. Điều kiện đủ để thành lập công ty TNHH 1 thành viên :
1. Tên công ty: Tên công ty do doanh nghiệp tự chọn, có thể viết bằng tiếng Việt
hoặc Tiếng Anh. Ví dụ: Công ty TNHH Một thành viên Tư vấn Đầu tư Hùng Phát.
2. Về địa chỉ định mở công ty: Địa chỉ kinh phải thuộc quyền sở hữu, quyền sử
dụng hợp pháp của doanh nghiệp. Có sổ hồng hoặc hợp đồng thuê nhà hợp lệ. Địa
chỉ được ghi trong hồ sơ thành lập công ty phải có số nhà, tên đường, quận/huyện,
thị xã/thị trấn, tỉnh/thành phố cụ thể rõ ràng và 4 cấp.
3. Ngành nghề kinh doanh cho việc thành lập:
4. Về vốn điều lệ:ct tnhh 1 thành viên được thành lập với 1 cá nhân hoặc tổ chức
có vốn điều lệ là vốn chủ sở hữu đăng ký, cá nhân hoặc tổ chức này có quyền đăng
ký vdl theo mong muốn và nhu cầu hoạt động của công ty mình.
6.Chấm dứt hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH 1 thành viên
1.2: Điều kiện để thành lập công ty TNHH 2 thành viên :
Về tên doanh nghiệp và loại hình doanh nghiệp dự định mình lựa chọn: Thành lập
công ty cổ phần, thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên, thành lập
công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên, doanh nghiệp tư nhân…và ưu điểm,
nhược điểm của từng loại hình;
- Về trụ sở công ty;
- Về mức vốn điều lệ đăng ký phù hợp;
- Về điều kiện của thành viên sáng lập và người đại diện theo pháp luật;
- Về ngành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật phù hợp với yêu cầu
của quý khách hàng;
- Xây dựng hoàn chỉnh hồ sơ thành lập công ty TNHH 2 thành viên và thực hiện
thủ tục thành lập công ty TNHH 2 thành viên.

2- Vốn và chế độ tài chính:
2.1 Đối với công ty TNHH 1 thành viên


Nếu chủ sở hữu Công ty TNHH Một thành viên là một cá nhân thì cá nhân đó sẽ có
những quyền :
– Quyết định nội dung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
– Quyết định đầu tư, kinh doanh và quản trị nội bộ doanh nghiệp, trừ trường hợp
Điều lệ công ty có quy định khác.
– Chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá
nhân khác.
– Quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các
nghĩa vụ tài chính khác của công ty.
– Quyết định tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản công ty.
– Thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của công ty sau khi công ty hoàn thành các giải
thể hoặc phá sản.
– Chủ sở hữu Công ty không được trực tiếp rút một phần hoặc toàn bộ vốn đã góp
vào Công ty mà chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc
toàn bộ số vốn cho tổ chức hoặc cá nhân khác.
– Chủ sở hữu phải góp vốn đầy đủ và đúng hạn như đã đăng ký.
– Các quyền khác quy định tại Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty.
2.2.Vốn và chế độ tài chính của công ty TNHH 2 thành viên :
-Không được quyền phát hành cổ phiếu ra thị trường để công khai huy động vốn.
Vốn của công ty do các thành viên góp vào khi thành lập Công ty tạo thành vốn
điều lệ của Công ty.
- Hội đồng thành viên có thể quyết định tăng vốn góp của Công ty bằng cách:
+ Điều chỉnh tăng mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản tăng của Công
ty.Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới.
- Hội đồng thành viên có thể quyết định giảm vốn điều lệ của Công ty bằng cách:
+Điều chỉnh giảm mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản giảm của Công ty.



+ Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ vốn góp của họ trong vốn
điều lệ của Công ty.
-Việc hoàn trả vốn phải đảm bảo nguyên tắc:
+Số vốn còn lại của Công ty vẫn đảm bảo thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa
vụ tài sản khác của Công ty; nếu không các thành viên phải hoàn trả lại số tiền, tài
sản đã nhận hoặc cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ tương ứng với
phần vốn đã giảm.
+Phần vốn góp của các thành viên phải ghi đầy đủ trong điều lệ của Công ty.
+ Các thành viên chỉ có thể chào bán phần vốn đó cho các tv của Công ty, hoặc chỉ
có thể chuyển nhượng cho người không phải là tv Công ty nếu các tv còn lại không
mua hoặc mua không hết do đó việc thay đổi tv vì thế cũng rất hạn chế.
+ Trường hợp thành viên là cá nhân chết thì người thừa kế chỉ có thể trở thành
thành viên của Công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận.
3- Thủ tục thành lập công ty TNHH
Người muốn thành lập công ty phải nép đủ hồ sơ kinh doanh theo quy định của
Luật doanh nghiệp đối với từng loại công ty tại cơ quan đăng ký kinh doanh thuộc
uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở
chính, phải tự chịu trách nhiệm về tính xác thực trung thực của hồ sơ kinh doanh.
+Theo Luật doanh nghiệp hồ sơ đang ký kinh doanh gồm:
- Đơn đăng ký kinh doanh (Điều 14 Luật doanh nghiệp).
- Điều lệ doanh nghiệp (Điều 15 Luật doanh nghiệp).
- Danh sách các thành viên công ty(Điều 16 Luật doanh nghiệp).
- Trong trường hợp doanh nghiệp phải đăng ký kinh doanh các ngành nghề phải có
vốn pháp định còn phải có thêm xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về
việc có đủ vốn pháp định(Điều 13 Luật doanh nghiệp).
Đơn đăng ký kinh doanh được làm theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh
doanh quy định và có nội dung quy định tại Điều 14 Luật doanh nghiệp.



-Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm giải quyết việc đăng ký kinh doanh
trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp
lệ(khoản 3 Điều 2 Luật doanh nghiệp).
-Doanh nghiệp được cung cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nếu đủ các
điều kiện theo quy định tại Điều 7 Luật doanh nghiệp
4. Quy chế giải thể và phá sản công ty.
Chấm dứt hoạt động của công ty có thể là một hành động phụ thuộc hoàn toàn vào
ý chí của công ty hoặc một hành vi của cơ quan có thẩm quyền. Luật quy định hai
trường hợp chấm dứt hoạt động của công ty đó là giải thể và phá sản.
4.1. Giải thể :
Theo Điều 111 Luật doanh nghiệp, công ty bị giải thể trong các trường hợp sau:
- Kết thúc thời hạn đã ghi trong điều lệ mà không quyết định ra hạn
- Công ty giải thể theo quyết định của hội đồng thành viên chủ sở hữu.
- Công ty giải thể khi công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy
định trong thời hạn sáu tháng liên tục.
- Bị tịch thu giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
4.2 - Thủ tục giải thể công ty.
Để tiến hành giải thể, công ty phải thông qua quyết định giải thể công ty với nội
dung chủ yếu sau:
+ Tên, trụ sở doanh nghiệp.
+ Lý do giải thể.
+ Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh
nghiệp, thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được vượt quá sáu tháng
kể từ ngày thông qua quyết định giải thể.
+ Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động.


+ Thành lập tổ thanh lý tài sản, quyền và nhiệm vụ của tổ thanh lý tài sản được quy
định trong phụ lục kèm theo quyết định giải thể.

+ Chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
4.3. Phá sản.
- Phá sản là hiệu quả tất yếu của nền kinh tế thị trường, khi các nhà kinh doanh
hoạt động trong điều kiện kinh tế thị trường phải tuân theo các quy luật khách quan
của nó: Quy luật giá trị, cung cầu, cạnh tranh và hậu quả của cạnh tranh tất yếu sẽ
dẫn đến phá sản.
Điều 2 Luật phá sản doanh nghiệp 1999 quy định “Doanh nghiệp lâm vào tình
trạng phá sản là doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc bị thua lỗ trong hoạt động sản
xuất kinh doanh sau khi áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn mất khả
năng thanh toán nợ đến hạn”.
- Biện pháp tài chính cần thiết gồm:
- Doanh nghiệp phải có các phương án để tổ chức lại hoạt động sản xuất kinh
doanh, quản lý chặt chẽ các khoản thu chi của doanh nghiệp, tìm kiếm thị trường
và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Tiến hành thu hồi các khoản nợ và tài sản của doanh nghiệp cho các doanh nghiệp
khác vay hoặc bị các doanh nghiệp khác chiếm dụng.
- Thương lượng với các chủ nợ để hoãn nợ, tìm người mua nợ, bảo lãnh nợ.
- Tích cực tìm các biện pháp để xử lý hàng hoá, vật tư tồn đọng...
IV. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
1. Quyền của công ty trách nhiệm hữu hạn.
- Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.
- Chủ động lùa chọn ngành nghề, địa bàn đầu tư, hình thức đầu tư(kể cả liên doanh,
góp vốn vào doanh nghiệp khác, chủ động mở rộng quy mô, ngành nghề kinh
doanh).
- Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký hợp đồng.


- Lùa chọn hình thức và cách thức huy động vốn.
- Kinh doanh xuất khẩu và nhập khẩu.
-Các luật khác:………..

2, Quyền của chủ sở hữu :
2.1:Quyền của chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên:
Luật doanh nghiệp Điều 75 qd như sau: Chủ sở hữu công ty có thể đồng thời là
Chủ tịch Công ty có quyền cao nhất điều hành mọi hoạt động của Công ty.Chủ sở
hữu Công ty có thể thuê Giám đốc hoặc đồng thời là Giám đốc, người đại diện theo
pháp luật của Công ty.a) Quyết định nội dung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung
Điều lệ công ty;
b) Quyết định đầu tư, kinh doanh và quản trị nội bộ doanh nghiệp, trừ trường hợp
Điều lệ công ty có quy định khác;
c) Chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá
nhân khác;
d) Quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các
nghĩa vụ tài chính khác của công ty;
đ) Quyết định tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản công ty;
e) Thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của công ty sau khi công ty hoàn thành giải thể
hoặc phá sản;
g) Các quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty
2.2:Quyền và nghĩa vụ của công ty TNHH 2 thành viên :
Điều 50 Luật Doanh nghiệp quy định: Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn
hai thành viên trở lên có các quyền sau đây:
- Tham dự họp Hội đồng thành viên, thảo luận, kiến nghị, biểu quyết các vấn đề
thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên;
- Có số phiếu biểu quyết tương ứng với phần vốn góp;


- Kiểm tra, xem xét, tra cứu, sao chép hoặc trích lục sổ đăng ký thành viên, sổ ghi
chép và theo dõi các giao dịch, sổ kế toán, báo cáo tài chính hằng năm, sổ biên bản
họp Hội đồng thành viên, các giấy tờ và tài liệu khác của công ty;
- Được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi công ty đã nộp đủ
thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;…

- Khiếu nại hoặc khởi kiện Giám đốc hoặc Tổng giám đốc khi không thực hiện
đúng nghĩa vụ, gây thiệt hại đến lợi ích của thành viên hoặc công ty theo quy định
của pháp luật; Định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách chuyển nhượng, để
thừa kế, tặng cho và cách khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty;..
V. QUY CHẾ THÀNH VIÊN CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN.
1. Xác lập và chấm dứt tư cách thành viên công ty TNHH.
1.1. Xác lập tư cách thành viên của công ty.
Theo quy định của pháp luật, tư cách thành viên công ty được xác lập theo những
cách sau:
- Góp vốn vào công ty.
- Mua lại phần góp của thành viên công ty.
- Hưởng thừa kế mà người để lại di sản thừa kế là thành viên công ty.
1.2. Chấm dứt tư cách thành viên.
- Thông thường tư cách thành viên công ty có thể chấm dứt khi thành viên nhượng
lại phần vốn góp của mình cho người khác hay khi thành viên đó chết. Ngoài ra, tư
cách thành viên cũng có thể được chấm dứt khi điều lệ quy định như trong các
trường hợp khai trừ thành viên, thu hồi tư cách thành viên, hay khi họ tự nguyện
xin rút khỏi công ty.
- Trường hợp khi thành viên công ty chết có thể người hưởng thừa kế sẽ là thành
viên hoặc không thể là thành viên của công ty(vì tư cách thành viên của người chết
sẽ mất đi).
-Trường hợp chấm dứt tư cách thành viên theo điều lệ quy định như:


+ Thu hồi tư cách thành viên
+ Khai trừ thành viên
+ Xin rút khỏi công ty
PHẦN III- NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÔNG TY
TNHH
1-Những ưu, nhược điểm của loại hình Công ty TNHH hai thành viên trở lên.

Ưu điểm
- Do có tư cách pháp nhân nên các
thành viên công ty chỉ trách nhiệm về
các hoạt động của công ty trong phạm
vi số vốn góp vào công ty nên ít gây
rủi ro cho người góp vốn;
- Số lượng thành viên công ty trách
nhiệm không nhiều và các thành viên
thường là người quen biết, tin cậy
nhau, nên việc quản lý, điều hành công
ty không quá phức tạp;
- Chế độ chuyển nhượng vốn được
điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ
dàng kiểm soát được việc thay đổi các
thành viên, hạn chế sự thâm nhập của
người lạ vào công ty

Nhược điểm
- Do chế độ trách nhiệm hữu hạn nên
uy tín của công ty trước đối tác, bạn
hàng cũng phần nào bị ảnh hưởng;
- Công ty trách nhiệm hữu hạn chịu sự
điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn
là doanh nghiệp tư nhân hay công ty
hợp danh;
- Việc huy động vốn của công ty trách
nhiệm hữu hạn bị hạn chế do không có
quyền phát hành cổ phiếu.



2- Ưu và nhược điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Ưu Điểm
- Chủ sở hữu công ty có toàn quyền
quyết định mọi vấn đề liên quan đến
hoạt động của công ty nên các quyết
định được đưa ra nhanh chóng và kịp
thời, không mất nhiều thời gian để
thảo luận và đưa ra quyết định về các
vấn đề quan trọng như ở loại hình
công ty TNHH hai thành viên trở lên
và công ty cổ phần.
-Do có tư cách pháp nhân nên chủ sở
hữu công ty TNHH một thành viên chỉ
chịu trách nhiệm về các hoạt động của
công ty trong phạm vi số vốn góp vào
công ty nên ít gây rủi ro cho chủ sở
hữu và đây là ưu điểm hơn hẳn nếu sơ
sánh với doanh nghiệp tư nhân;

Nhược điểm
-Do công ty TNHH một thành viên chỉ
do một cá nhân hoặc tổ chức làm chủ
sở hữu, nên khi huy động thêm vốn
góp của cá nhân, tổ chức khác, sẽ phải
thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình
doanh nghiệp sang công ty TNHH hai
thành viên hoặc công ty Cổ phần.
-Do chế độ trách nhiệm hữu hạn nên
uy tín của công ty trước đối tác, bạn
hàng cũng phần nào bị ảnh hưởng;

- Công ty trách nhiệm hữu hạn chịu sự
điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn
là doanh nghiệp tư nhân hay công ty
hợp danh
- Việc huy động vốn của công ty trách
nhiệm hữu hạn bị hạn chế do không có
quyền phát hành cổ phiếu.

Hạn chế đối với quyền của chủ sở hữu công ty
a. Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần
hoặc toàn bộ số vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác; trường hợp rút một
phần hoặc toàn bộ vốn đã góp ra khỏi công ty dưới hình thức khác thì phải liên đới
chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty.


Trường hợp chuyển nhượng một phần vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác,
công ty phải đăng ký chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên
trở lên trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày chuyển nhượng.
b. Chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận khi công ty không thanh toán đủ
các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.

TỔNG KẾT:…………….
Một số hình ảnh của các công ty TNHH nổi bật

Tài liệu tham khảo :
-Luật doanh nghiệp năm 2014.2005…..




×