Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

đề cương lịch sử xã hội học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (304.47 KB, 43 trang )

August Comte
Auguste Comte (1798-1857), nhà lý thuyết xã hội, nhà triết học thực chứng người
Pháp là người khai sinh Xã hội học (Sociologie). August Comte sinh năm 1798 trong một gia
đình Giatô giáo theo xu hướng quân chủ, nhưng ông sớm trở thành một người có tư tưởng tự do
và cách mạng. Năm 1814 ông vào học ở trường Đại học Bách khoa. Năm 1817, làm thư ký cho
Saint Simon (1760-1825). Năm 1826 ông bắt đầu giảng giáo trình triết học thực chứng. Ông mất
năm 1857.
Auguste Comte đã từng học y học, sinh lý học, triết học ở trường Bách khoa và sau này
là người sáng lập ra Hiệp hội thực chứng luận. Comte chịu ảnh hưởng của triết học ánh sáng
(Phục hưng) và chứng kiến các biến động chính trị xã hội, các cuộc cách mạng công nghiệp và
cuộc xung đột giữa khoa học và tôn giáo ở Pháp.
Công trình nghiên cứu cơ bản của Auguste Comte là Triết học thực chứng (The Positive
Philosophy) gồm nhiều tập xuất bản năm 1830-1842, và Hệ thống chính trị học thực chứng
(System of Positive Polity) xuất bản năm 1851 - 1854.
- Quan điểm của A.Comte về xã hội học
Tư tưởng xã hội học của Auguste Comte chịu ảnh hưởng của khoa học tự nhiên như
vật lý học, sinh vật học. Điều này thể hiện ở quan niệm của Comte về đối tượng nghiên cứu xã
hội học cũng như về cách phân loại xã hội học. Theo ông, xã hội học là khoa học về xã hội với
các bộ phận cấu thành và các quá trình của nó. Vận dụng mô hình nhận thức của khoa học tự
nhiên, Comte gọi xã hội học bằng một tên khác là vật lý học xã hội (Social Physics). Xã hội học
bao gồm hai bộ phận cơ bản là:
Tĩnh học xã hội (Social Statics) chuyên nghiên cứu thành phần và cấu trúc xã hội của hệ
thống xã hội loài người.
Động học xã hội (Social Dynamics) chuyên nghiên cứu các quá trình vận động, biến đổi
xã hội để tìm ra các quy luật xã hội.
- Quan điểm của A.Comte về phương pháp nghiên cứu xã hội học
Comte tin rằng xã hội học có thể phát hiện, chứng minh và làm sáng tỏ các quy luật tổ
chức và biến đổi xã hội bằng phương pháp luận của chủ nghĩa thực chứng
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp so sánh.


- Phương pháp lịch sử.
Phương pháp quan sát: Quan niệm thực chứng của Comte về xã hội học thể hiện đặc
biệt rõ qua việc trình bày các phương pháp này. Để giải thích các hiện tượng xã hội nhà nghiên
cứu cần phải quan sát các sự kiện xã hội, thu nhập các bằng chứng xã hội. Muốn vậy, người quan
sát phải tự giải phóng tư tưởng của mình thoát ra khỏi sự ràng buộc của chủ nghĩa tư biện, giáo
điều, triết lý suông. Đây là sự khác biệt căn bản về phương pháp luận giữa khoa học xã hội học
và triết học tư biện. Theo quan niệm của Comte, có thể coi nhà triết học là "chuyên gia khái
quát" các ý tưởng, còn nhà xã hội học là "chuyên gia quan sát" đời sống xã hội.
Phương pháp thực nghiệm. Ngoài phương pháp quan sát, Comte cho rằng xã hội học
cần phải sử dụng thực nghiệm để nghiên cứu xã hội. Tuy nhiên, ông nhận thấy là khó có thể và
thậm chí không thể tiến hành thực nghiệm trong phòng thí nghiệm đối với cả toàn bộ hệ thống xã
hội. Nhưng, hoàn toàn có thể tiến hành thực nghiệm xã hội trong tình huống thực diễn ra
một cách tự nhiên, bên ngoài phòng thí nghiệm.
Thực nghiệm xã hội học là việc nhà xã hội học chủ định can thiệp, tác động vào hiện
tượng nghiên cứu đang xảy ra một cách tự nhiên, đang có thật để làm chúng bộc lộ ra những đặc
điểm, tính chất cần quan sát, tìm hiểu, làm sáng tỏ. Như vậy, trong xã hội học của Comte,
phương pháp thực nghiệm được hiểu là việc tạo ra những điều kiện nhân tạo để xem xét ảnh
hưởng của chúng tới một hiện tượng, một sự kiện xã hội nhất định.

1


Phương pháp so sánh. Đây là phương pháp được Comte đánh giá là rất quan trọng đối
với xã hội học. Cũng giống như trong sinh vật học, việc so sánh xã hội hiện tại với xã hội trong
quá khứ, hay so sánh các hình thức xã hội với nhau có thể giúp nhà nghiên cứu phát hiện ra sự
giống và khác nhau giữa các xã hội đó. Trên cơ sở thông tin thu được, có thể khái quát về các
đặc điểm chung, các thuộc tính cơ bản của xã hội.
Hiện nay phương pháp nghiên cứu so sánh được áp dụng triệt để trong xã hội học. Đặc
biệt phương pháp này phát huy tác dụng nhiều nhất trong lĩnh vực nghiên cứu xã hội học cộng
đồng, xã hội học văn hóa, xã hội học tổ chức.

Phương pháp lịch sử là việc tìm hiểu chi tiết, tỉ mỉ, kỹ lưỡng các yếu tố, các bộ phận cấu
thành của sự hình thành, vận động, biến đổi của xã hội trong lịch sử. Nhờ vậy, nhà xã hội có thể
tái hiện được các sự kiện gì đã xảy ra và chúng diễn ra theo trình tự và với xu hướng như thế
nào. Ngày nay nguyên tắc lịch sử nói chung và phương pháp lịch sử nói riêng không thể thiếu
trong bất kỳ cuộc nghiên cứu xã hội học nào.
- Quan điểm của A.Comte về tĩnh học xã hội
Comte định nghĩa tĩnh học xã hội là một bộ phận xã hội học nghiên cứu trật tự xã hội,
cấu trúc xã hội, các thành phần và các mối liên hệ của chúng, tức là tất tả những yếu tố có thể coi
là ổn định, "tĩnh" của xã hội.
Lúc đầu, Comte nghiên cứu các cá nhân với tư cách là những thành phần hay đơn vị cấu
thành của cấu trúc xã hội. Khi phân tích như vậy, ông xem cá nhân với tư cách là một tập hợp,
một hệ thống gồm: (1) các năng lực và nhu cầu đã có sẵn, bên trong cá nhân, và (2) các nhu cầu,
năng lực tiếp thu được từ bên ngoài qua quá trình cá nhân tham gia vào xã hội, tức là qua quá
trình xã hội hóa.
Sau đó, quan niệm xã hội học của Comte thay đổi theo hướng coi cá nhân không phải là
"đơn vị xã hội đích thực" của cấu trúc xã hội. Thay vào đó, ông tập trung vào tìm hiểu thiết chế
xã hội. Ông cho rằng, việc nghiên cứu về cá nhân thuộc về lĩnh vực sinh vật học chứ không phải
lĩnh vực khoa học xã hội; nghiên cứu xã hội học chủ yếu nhằm vào phân tích các "đơn vị xã
hội", cụ thể là các thiết chế xã hội, các tổ chức xã hội.
Đơn vị xã hội cơ bản nhất, sơ đẳng nhất có mặt trong tất cả các kiểu, các loại xã hội là "gia
đình". Khi phân tích gia đình với tư cách là thiết chế xã hội cơ bản, Comte chủ yếu nghiên cứu
thành phần và cấu trúc của gia đình, sự phân công lao động nam nữ trong gia đình và quan hệ
giữa các thành viên trong gia đình, đặc biệt là quan hệ giữa cha mẹ và con cái.
Theo Comte, cấu trúc xã hội với tư cách là một hệ thống bao giờ cũng được tạo nên từ các cấu
trúc xã hội khác nhỏ hơn, đơn giản hơn gọi là tiểu cấu trúc xã hội
Comte đã phân tích cấu trúc xã hội của xã hội và cho rằng nó phát triển theo con đường
tiến hóa từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Sự phát triển của xã hội biểu hiện qua sự
phân hóa, đa dạng hóa và chuyên môn hóa chức năng, cũng như mức độ liên kết giữa các tiểu
cấu trúc xã hội.
Comte vạch ra phương hướng trả lời các câu hỏi như vậy qua việc nhấn mạnh vai trò của

thiết chế nhà nước, thiết chế văn hóa, yếu tố tinh thần xã hội và nhất là sự phân công lao động.
Tóm lại, đối tượng nghiên cứu tĩnh học xã hội là cấu trúc xã hội và trật tự xã hội.
- Quan điểm của A.Comte về động học xã hội
Comte quan tâm đặc biệt đến bộ phận xã hội học mà ông gọi tên là động học xã hội
(social dynamics). Đó là lĩnh vực nghiên cứu các quy luật biến đổi xã hội trong quá trình lịch sử
của nó.
Qua việc tìm hiểu sự vận động của xã hội, Comte đưa ra "quy luật ba giai đoạn" để giải
thích sự phát triển lịch sử xã hội của các hệ thống tư tưởng và hệ thống cấu trúc xã hội tương
ứng. Theo quy luật này, lịch sử xã hội và lịch sử trí tuệ của loài người phát triển qua ba giai đoạn
ứng với ba trạng thái của tri thức người. Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn thần học - tưởng tượng.
Giai đoạn thứ hai là giai đoạn siêu hình - trừu tượng. Và giai đoạn thứ ba là giai đoạn thực chứng
- khoa học.
Trong giai đoạn thứ nhất mọi quan niệm chung và quan niệm riêng đều bị chi phối
bởi sự tưởng tượng về thế lực siêu tự nhiên, siêu nhân. Các sự kiện thực được giải thích một
cách thần bí và bằng các sự kiện do con người tưởng tượng ra

2


Giai đoạn thứ hai còn được Comte gọi là thời đại siêu hình - luật pháp với những
đặc trưng của thời kỳ quá độ từ giai đoạn thứ nhất - thơ ấu sang giai đoạn thứ ba - trưởng
thành của loài người. Trong thời đại này những gì quan sát được vẫn còn bị chi phối bởi trí
tưởng tượng của con người. Nhưng vai trò của các bằng chứng trở nên rõ rệt và buộc quan niệm
của đầu óc con người phải thay đổi cho phù hợp với thực tế
Tiếp theo thời đại thứ hai này, lịch sử loài người bước vào thời đại thứ ba - thời đại
thực chứng - khoa học. Đặc trưng của thời kỳ này là yếu tố quan sát và bằng chứng chi phối
mạnh trí tưởng tượng của con người. Tri thức khoa học thực chứng thống trị sự hiểu biết của con
người. Toàn bộ các quan hệ xã hội được thiết lập và vận hành trên cơ sở quan hệ sản xuất công
nghiệp. Do vậy, Comte còn gọi đây là thời đại khoa học - công nghiệp.
Về việc lãnh đạo và quản lý xã hội, Comte cho rằng trong giai đoạn thứ nhất vai trò đó

thuộc về những người nắm giữ vị trí cao trong hệ thống tổ chức tôn giáo, ví dụ giáo sĩ, mục sư,
tăng lữ. Trong giai đoạn thứ hai vai trò đó thuộc về các nhà thông thái, các nhà triết học. Trong
giai đoạn thứ ba, các nhà hoa học và các nhà thực chứng luận mới có khả năng đóng vai trò là
thủ lĩnh, lãnh đạo và quản lý xã hội.
Comte tin rằng, trong thời đại khoa học công nghiệp, tức là giai đoạn thứ ba của lịch sử
văn minh, con người có thể kiểm soát, quản lý xã hội một cách hợp lý, khoa học nhờ nắm vững
và giải thích một cách khoa học - thực chứng sự vận hành của xã hội. Trong số các tri thức khoa
học cần cho quản lý xã hội trước hết cần phải kể đến các quy luật của tĩnh học xã hội và động
học xã hội, tức là tri thức xã hội học.
Sự biến đổi từ giai đoạn này sang giai đoạn khác không "trôi chảy, nhẹ nhàng", mà
thường trải qua những bất ổn định, mâu thuẫn giữa cái cũ và cái mới
Các xã hội đều phải lần lượt trải qua ba giai đoạn phát triển lịch sử. Nhưng tốc độ và thời
gian tiến triển của xã hội có thể khác nhau tuỳ thuộc vào quy mô và mật độ dân số, mức sinh,
mức chết của dân số và các điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, học vấn của xã hội đó.

3


Karl Marx
Karl Marx, nhà triết học và kinh tế học Đức, nhà lý luận của phong trào công nhân
thế giới, nhà sáng lập ra chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa cộng sản khoa học, sinh
năm 1818 ở Treves, mất năm 1883 ở London.
Karl Marx học lấy bằng tiến sỹ luật ở trường Đại học Tổng hợp Bonn, sau học lấy bằng
tiến sỹ triết học ở trường Đại học Tổng hợp Berlin. Sau thi tốt nghiệp năm 1841, Karl Marx bắt
đầu viết báo và làm chủ bút một tờ báo. Ông kết bạn với Friedrich Engels, con trai một ông chủ
nhà máy dệt giàu có người Đức làm quản lý trong một nhà máy dệt. Cả hai người đã trở thành
bạn chiến đấu thân thiết của nhau, cùng viết Tuyên ngôn của Đảng cộng sản (1848) và cùng phát
triển, hoàn thiện học thuyết Marx.
Hệ thống quan điểm của Marx phản ánh sâu sắc những biến đổi của xã hội thế kỷ XIX
với các cuộc cách mạng chính trị, công nghiệp hóa và chủ nghĩa tư bản đang làm tan rã chế

độ phong kiến và trật tự xã hội tồn tại hàng nghìn năm trước đó. Marx chứng kiến một trật
tự xã hội tư bản với một thiểu số người - giai cấp tư sản bóc lột, áp bức và thống trị đa số những
người khác - giai cấp vô sản.
Cuộc đời của Marx là cuộc đời hoạt động cách mạng và hoạt động nghiên cứu khoa học.
Với tư cách là nhà cách mạng lỗi lạc, Marx đã tham gia, tổ chức và lãnh đạo các hoạt động nhằm
đấu tranh xóa bỏ chế độ người bóc lột người hướng tới xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Với tư cách là nhà khoa học xã hội xuất chúng, Marx phân tích sâu sắc sự vận động của
xã hội và chủ nghĩa tư bản về mặt lý luận. Marx đã chỉ ra quy luật phát triển lịch sử của xã hội
trên toàn thế giới.
Đánh giá công lao của Marx đối với chủ nghĩa xã hội khoa học Engels khẳng định: "Hai
phát hiện vĩ đại ấy - quan niệm duy vật lịch sử và việc bóc trần bí mật của nền sản xuất tư bản
chủ nghĩa nhờ giá trị thặng dư - là công lao của Mác. Nhờ hai phát hiện ấy, chủ nghĩa xã hội đã
trở thành một khoa học và giờ đây vấn đề trước hết là phải tiếp tục nghiên cứu nó trong mọi chi
tiết và mọi mối liên hệ tương hỗ của nó".
Các tác phẩm vĩ đại của Marx gồm có: Gia đình thần thánh (1845), Sự khốn cùng của
triết học: Trả lời cuốn "Triết học về sự khốn cùng của ông Pru-đông" (1847), Tuyên ngôn Đảng
cộng sản (1848), Góp phần phê phán kinh tế học chính trị (1859), Tư bản: Phê phán khoa kinh tế
chính trị (tập I xuất bản năm 1867), tập II và tập III xuất bản sau khi Marx qua đời) và nhiều tác
phẩm khác.
Trong số di sản lý luận đồ sộ của Marx và Engels, Tuyên ngôn Đảng cộng sản (1848)
là kim chỉ nam cho hoạt động cách mạng của những người cộng sản trên toàn thế giới. Bộ
Tư bản: Phê phán khoa kinh tế chính trị (1867) đã trình bày một cách khoa học các kết quả
của sự phân tích sâu sắc phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và những quan hệ sản xuất và
trao đổi thích ứng với phương thức ấy. Trong các tác phẩm của mình, Marx vạch ra quy luật lịch
sử tự nhiên của sự vận động kinh tế của xã hội tư bản chủ nghĩa và chỉ ra con đường và xu
hướng phát triển tất yếu của xã hội loài người là tiến tới chủ nghĩa cộng sản.
- Lý luận và phương pháp luận xã hội học Marx
Chủ nghĩa duy vật lịch sử và lý luận xã hội học. Các tác phẩm của Marx chứa đựng hệ
thống lý luận xã hội học hoàn chỉnh cho phép vận dụng để nghiên cứu bất kỳ một xã hội nào.
Hệ thống quan niệm duy vật biện chứng của Marx về các quá trình và hiện tượng xã hội

là sự thống nhất của chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng về lịch sử và xã hội. Đó là chủ nghĩa
duy vật lịch sử và được các nhà xã hội học mác xít coi là xã hội học đại cương. Luận điểm gốc
của chủ nghĩa duy vật lịch sử cho rằng: sản xuất và tiếp theo sau sản xuất là trao đổi sản phẩm
của sản xuất, là cơ sở của mọi chế độ xã hội; rằng trong mỗi xã hội xuất hiện trong lịch sử, sự
phân phối sản phẩm, và cùng với sự phân phối ấy là sự phân chia xã hội thành giai cấp hoặc
đẳng cấp, đều được quyết định bởi tình hình: người ta sản xuất ra cái gì và sản xuất ra bằng cách
nào và những sản phẩm của sản xuất đó được trao đổi như thế nào. Do đó cần tìm những nguyên
nhân cuối cùng (chứ không phải nguyên nhân trung gian) của tất cả những biến đổi xã hội và
những đảo lộn chính trị không phải trong đầu óc người ta, mà là trong kinh tế của thời đại tương
ứng.

4


Theo Marx, nghiên cứu đời sống xã hội phải hướng vào phân tích cuộc sống thực, phải
xuất phát từ tiền đề "là những cá nhân hiện thực, là hoạt động của họ và những điều kiện sinh
hoạt vật chất của họ".
Tóm lại, xuất phát điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử là việc phân tích các quá trình
lịch sử xã hội từ góc độ hoạt động vật chất của con người, từ góc độ cơ sở kinh tế của xã hội,
từ quan điểm "tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội".
Về phương pháp luận, Marx đã kế thừa có phê phán và phát triển sáng tạo phép biện
chứng của Hegel trong nghiên cứu giới tự nhiên, hiện thực xã hội và con người. Phép duy vật
biện chứng đòi hỏi phải xem xét sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ và tác động qua lại,
trong mâu thuẫn và vận động, phát triển không ngừng của lịch sử xã hội.
Chủ nghĩa duy vật lịch sử xem xét xã hội với tư cách là cơ cấu xã hội, nói theo thuật
ngữ xã hội học hiện đại là cấu trúc xã hội, hệ thống xã hội. Xã hội được hiểu là một chỉnh thể
gồm các bộ phận có mối liên hệ qua lại với nhau như các giai cấp, các thiết chế, các chuẩn mực
giá trị, văn hóa, v.v... Khi nghiên cứu cấu trúc xã hội của xã hội tư bản chủ nghĩa, Marx đặc biệt
chú trọng tới cơ cấu giai cấp và chỉ ra rằng, với tư cách là một chỉnh thể, xã hội tư bản chủ
nghĩa gồm hai phe, hai giai cấp lớn đối mặt nhau, đối lập, đối kháng nhau là giai cấp tư sản và

giai cấp vô sản.
Theo quan điểm của Marx, các bộ phận của xã hội không chỉ tác động qua lại với nhau
mà còn mâu thuẫn, thậm chí đối kháng. Đó là nguồn gốc thúc đẩy sự phát triển xã hội. Marx chỉ
ra rằng chế độ phong kiến mang trong mình các quan hệ xã hội tất yếu dẫn đến sự ra đời của chủ
nghĩa tư bản. Đến lượt mình, xã hội tư bản chứa đựng những quan hệ xã hội mâu thuẫn, đối
kháng nhất định sẽ đưa tới sự phát triển xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Luận điểm đặc biệt quan trọng về mặt lý luận và hành động cách mạng của chủ nghĩa duy
vật lịch sử là sự vận động, biến đổi xã hội tuân theo các quy luật mà con người có thể nhận thức
được
Theo quy luật lịch sử, xã hội phát triển từ cơ cấu xã hội đơn giản đến phức tạp.
Trong xã hội tư bản chủ nghĩa, mâu thuẫn về lợi ích giữa giai cấp vô sản và tư sản tất yếu dẫn
đến đấu tranh giai cấp. Những điều đó liên quan tới vấn đề lựa chọn và hành động của các cá
nhân, các nhóm trong xã hội. Bởi con người hành động tạo ra lịch sử.
Phương pháp nghiên cứu xã hội.
Marx đã để lại cho chúng ta một mẫu mực về phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội
trong bộ Tư bản. Trong công trình nghiên cứu đồ sộ này, Marx chỉ rõ rằng đối với việc tìm hiểu,
phân tích các sự vật và hiện tượng xã hội ta không thể dùng công cụ của khoa học tự nhiên như
kính hiển vi hay các chất thử hóa học. Đối với hiện tượng xã hội nhà khoa học cần phải phát huy
sức mạnh của trí tuệ, của tư duy trừu tượng, phải sử dụng và phát hiện bộ công cụ gồm các thuật
ngữ, khái niệm, phạm trù khoa học.
Kế thừa di sản phương pháp luận của Marx, xã hội học hiện đại ra sức phát triển và sử
dụng sức trừu tượng hóa, thao tác hóa khái niệm, giả định hóa để gạt sang một bên những hiện
tượng bề ngoài và tập trung vào nghiên cứu, vạch ra thuộc tính, bản chất bên trong (cả mặt lượng
và chất) của sự vật, hiện tượng xã hội.

- Quan điểm của K.Marx về bản chất xã hội và con người
Lao động và mối quan hệ giữa con người và xã hội
Lý luận của Marx chỉ ra rằng bản chất của xã hội và con người bắt nguồn từ trong quá
trình sản xuất thực của xã hội, từ trong hoạt động làm ra của cải vật chất, tức là từ trong lao
động. Bản chất đó thể hiện qua một số điểm cơ bản như sau:

Thứ nhất, bản chất của các cá nhân và bản chất của xã hội đều bị quy định bởi hoạt động
sản xuất ra của cải vật chất. Khác với động vật chỉ biết sống nhờ vào những gì có sẵn trong
môi trường tự nhiên, con người phải tự sản xuất ra các phương tiện để tồn tại và để sống.
Lao động không chỉ là nguồn gốc của mọi của cải trong xã hội mà hơn thế nữa lao động tạo ra
Con Người, tạo ra Nhân Cách. Engels nhận định rằng "Lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của
toàn bộ đời sống loài người, và như thế đến một mức mà trên một ý nghĩa nào đó, chúng ta phải
nói: lao động đã sáng tạo ra bản thân con người".

5


Luận điểm này có ý nghĩa xã hội học rất quan trọng. Đó là cần phân tích sự nảy
sinh và diễn biến mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với xã hội
trong việc sản xuất ra các phương tiện để sinh tồn, phát triển.
Thứ hai, cùng với việc sản xuất ra các phương tiện để thỏa mãn nhu cầu tồn tại, con
người không ngừng tạo ra các nhu cầu mới, cao hơn. Trình độ phát triển của xã hội phụ thuộc
vào trình độ tổ chức lao động sản xuất của con người trong việc đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát
triển của con người. Marx nhấn mạnh rằng sản xuất và tiêu dùng là hai mặt của một quá trình
sống. Sau khi đã đáp ứng được các nhu cầu tối thiểu để tồn tại, con người trở nên "văn minh"
hơn với nghĩa là có điều kiện để bộc lộ các năng lực người tiềm tàng, mà những năng lực đó
không thể có ở động vật.
Marx đã viết trong Bản thảo kinh tế học và triết học (1844) rằng lao động sản xuất là một
quá trình kép nhằm: (1) thỏa mãn các nhu cầu vật chất và (2) bộc lộ năng lực sáng tạo đặc
thù của con người.
Thứ ba, trình độ sản xuất của xã hội phụ thuộc vào sự phân công lao động trong xã
hội. Học thuyết Marx chỉ ra rằng nhân tố quyết định lịch sử loài người là sản xuất và tái sản xuất
ra đời sống trực tiếp. Do đó trình độ phát triển của xã hội do trình độ phát triển của lao động (sản
xuất ra của cải vật chất - tinh thần) và trình độ phát triển của gia đình quyết định.
Cấu trúc phân tầng giai cấp của xã hội
Lý luận của Marx vạch rõ tính giai cấp của xã hội và tính bất bình đẳng trong quan

hệ xã hội. Theo quan niệm của Marx, cơ sở của sự phân chia giai cấp và sự phân tầng xã hội
theo giai cấp là trình độ sản xuất còn thấp. Quy luật phân công lao động quy định sự phân
chia xã hội thành các giai cấp. Marx chỉ ra rằng: chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất sản
sinh ra cấu trúc phân tầng xã hội gồm hai tầng bậc chủ yếu:
- Giai cấp hay tập đoàn người làm "ông chủ", sở hữu tư liệu sản xuất, chiếm vị trí thống trị
và bóc lột người khác.
- Các nhóm hay các giai cấp còn lại trong xã hội không nắm tư liệu sản xuất.
Trong cấu trúc xã hội như vậy, quan hệ giữa hai phe nhóm, hai giai cấp này mang tính
chất bất bình đẳng sâu sắc về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.
Qua phân tích của Marx về cấu trúc giai cấp xã hội, có thể rút ra hai ý tưởng vô cùng
quan trọng. Một là, về mặt lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa cộng sản, cần xóa bỏ và thay thế
chế độ sở hữu tư nhân bằng chế độ sở hữu xã hội (toàn dân và tập thể) để xây dựng xã hội
phát triển, công bằng, dân chủ, văn minh. Về mặt nghiên cứu lý luận và thực nghiệm xã hội học
cần tập trung phân tích cấu trúc xã hội để chỉ ra ai là người có lợi, ai là người bị thiệt từ cách tổ
chức xã hội và cơ cấu xã hội hiện có. Nói cách khác, cấu trúc xã hội, phân tầng xã hội và nhất
là bất bình đẳng xã hội phải là những chủ đề nghiên cứu cơ bản của xã hội học hiện đại.
Theo Marx, ở mọi xã hội, mọi thời đại ý thức xã hội bao gồm hệ tư tưởng, chính trị,
luật pháp, đạo đức, văn hóa, tôn giáo, khoa học, nghệ thuật đều bị quy định bởi sự tồn tại
xã hội. Hệ tư tưởng, văn hóa, và các giá trị, chuẩn mực cũng như toàn bộ các quan điểm và quan
niệm của con người đều xuất hiện trên nền tảng sản xuất vật chất và đều biến đổi cùng với sự
thay đổi trong điều kiện sinh hoạt, trong quan hệ xã hội, trong đời sống xã hội.
- Quan điểm của K.Marx vê quy luật phát triển xã hội
Quá trình lịch sử tự nhiên của xã hội
Chủ nghĩa duy vật lịch sử cho rằng sự phát triển của xã hội trên toàn thế giới là lịch sử
thay thế kế tiếp các hình thái kinh tế xã hội mà thực chất là các phương thức sản xuất. Về điều
này Marx đã viết rõ: "Tôi coi sự phát triển của những hình thái kinh tế - xã hội là một quá
trình lịch sử - tự nhiên".
Marx lập luận rằng lịch sử xã hội loài người trải qua 5 phương thức sản xuất tương ứng
với 5 hình thái kinh tế xã hội và 5 thời đại lịch sử: cộng sản nguyên thủy, nô lệ, phong kiến, tư
bản chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.

Hình thái kinh tế - xã hội và cấu trúc xã hội
Hình thái kinh tế xã hội là phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ xã
hội ở từng giai đoạn phát triển lịch sử nhất định với quan hệ sản xuất phù hợp với lực
lượng sản xuất và với kiến trúc thượng tầng gồm tư tưởng, chính trị, pháp quyền, tôn giáo

6


và các yếu tố khác dựng trên cơ sở hạ tầng gồm các quan hệ sản xuất tạo thành cơ cấu kinh
tế của xã hội.
Tư liệu sản xuất bao gồm tất cả những gì của thế giới bên ngoài được đưa vào sử
dụng để sản xuất ra của cải vật chất nhằm duy trì cuộc sống của con người.
Như vậy, về nguyên tắc, tất cả mọi cá nhân trong xã hội đều phải sử dụng tư liệu sản
xuất để thỏa mãn các nhu cầu vật chất, kinh tế của họ. Nhưng như nghiên cứu của Marx cho
biết, trong lịch sử xã hội chỉ có một nhóm người hay một giai cấp nắm giữ, độc quyền về tư liệu
sản xuất. Marx cho rằng chính chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất là cơ sở phân chia
xã hội thành cơ cấu giai cấp gồm một bên là những người sở hữu và một bên là những
người không sở hữu tư liệu sản xuất. Điều này quy định tính chất của quan hệ sản xuất, tức là
quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất.
Người nào sở hữu tư liệu sản xuất thì người đó có khả năng kiểm soát lao động,
quản lý quá trình sản xuất và nắm giữ quyền phân phối sản phẩm. Người nào không có tư
liệu sản xuất thì người đó bị lệ thuộc và phải bán sức lao động, bị bóc lột và phải sản xuất
để nuôi sống bản thân và làm giàu cho chủ, bị áp bức và chịu sự cai quản, thống trị của kẻ
sở hữu.
Qua phân tích quan hệ sản xuất xã hội, Marx chỉ ra một đặc điểm rất quan trọng, đặc biệt
là đối với xã hội học. Đó là quan hệ sản xuất có thể trở thành mối quan hệ cơ bản trong xã
hội được hợp pháp hóa và thiết chế hóa qua hệ thống chính trị, luật pháp, tư tưởng, văn
hóa.
Phương thức sản xuất: là khái niệm dùng để chỉ sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất
và quan hệ sản xuất. Phương thức sản xuất quy định cách thức tiến hành sản xuất ra của cải vật

chất trong một giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử xã hội. Để làm sáng tỏ khái niệm quan
trọng này cần tìm hiểu khái niệm lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
Lực lượng sản xuất: bao gồm tư liệu sản xuất (công cụ, phương tiện lao động và đối
tượng lao động) và người lao động. Tư liệu sản xuất mới chỉ là các năng lực có thể đưa vào sử
dụng trong quá trình sản xuất. Các năng lực đó chỉ có thể hoạt động và trở thành hiện thực khi
con người trong xã hội tham gia vào quan hệ sản xuất.
Các quan hệ mâu thuẫn của xã hội là nguồn gốc và động lực thúc đẩy sự biến đổi xã
hội. Ví dụ, xã hội tư bản bị phân chia thành hai giai cấp lớn là tư sản và vô sản. Hai giai cấp này
đối kháng nhau vì lợi ích đối kháng nhau. Giai cấp tư sản nắm giữ tư liệu sản xuất nên tìm mọi
cách duy trì trật tự xã hội hiện có. Giai cấp vô sản không có tư liệu sản xuất, bị áp bức bóc lột, sẽ
đấu tranh xóa bỏ chế độ tư hữu, xây dựng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất để đem lại công
bằng xã hội cho tất cả mọi người. Marx lập luận rằng chủ nghĩa tư bản tất yếu sẽ bị thay thế bởi
chủ nghĩa cộng sản. Đó là cuộc đấu tranh giai cấp đúng như là Marx và Engels nhận định: toàn
bộ lịch sử xã hội loài người là cuộc đấu tranh giai cấp.
Lịch sử thay thế kế tiếp các phương thức sản xuất tuân theo quy luật quan hệ sản
xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Quy luật phát triển lịch
sử có thể diễn đạt như sau: Lực lượng sản xuất phát triển tới một giai đoạn lịch sử nhất định mâu
thuẫn với quan hệ sản xuất hiện có, đòi hỏi xóa bỏ quan hệ sản xuất cũ, lỗi thời để hình thành
quan hệ sản xuất mới phù hợp với lực lượng sản xuất đang phát triển, phương thức sản xuất cũ bị
thay thế bởi phương thức sản xuất mới, hình thái kinh tế xã hội cũ mất đi hình thái kinh tế xã hội
mới xuất hiện.
Tóm lại, học thuyết Marx nói chung và chủ nghĩa duy vật lịch sử nói riêng có ý nghĩa và
tầm quan trọng vô cùng to lớn đối với lý luận xã hội học nói riêng và đối với các khoa học xã hội
nói chung. Trong các nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, học thuyết Marx là cơ sở
lý luận, hệ tư tưởng và phương pháp luận của nền xã hội học mác xít. Trong các nước khác trên
thế giới, lý luận xã hội học Marx được quan tâm nghiên cứu một cách rộng rãi. Ví dụ, chỉ riêng ở
Mỹ đã có hơn 400 đầu sách về học thuyết của Marx.

7



Herbert Spencer
Herbert Spencer, nhà triết học, nhà xã hội học người Anh, sinh ở Derby, England
năm 1820, mất năm 1903. Spencer hầu như không theo học ở trường lớp chính quy mà chủ
yếu học tập ở nhà dưới sự dạy bảo của người cha và người thân trong gia đình. Spencer thật sự
trở nên nổi tiếng trong xã hội học từ năm 1873 lúc đó ông 53 tuổi. Sinh thời, các nghiên cứu của
Spencer nổi tiếng trong giới khoa học hàn lâm và thu hút sự chú ý của đông đảo bạn đọc.
Khác với Pháp nơi đã xảy ra cuộc Đại cách mạng kéo theo những biến đổi to lớn trong
đời sống xã hội và chính trị, tình hình chính trị - xã hội ở Anh thế kỷ XIX không có nhiều biến
động gay gắt. Là một nước đầu tiên công nghiệp hóa, xã hội Anh đã kế thừa được tất cả những
yếu tố tích cực của thời kỳ đầu phát triển công nghiệp và chủ nghĩa tư bản. Bối cảnh chính trị,
kinh tế, xã hội cùng với môi trường khoa học phát triển ở Anh, nhất là môn kinh tế chính trị học
và sinh vật học đã có ảnh hưởng nhất định tới lý thuyết xã hội học của Spencer.
Giống như Adam Smith (1723 - 1790), Spencer tin tưởng vào vai trò quan trọng của
"bàn tay vô hình" tức là cơ chế thị trường và tự do cạnh tranh trong việc duy trì trật tự xã
hội trong đó các cá nhân luôn tìm cách theo đuổi lợi ích riêng của họ. Spencer nhìn thấy một số
khía cạnh tích cực của chủ nghĩa tư bản như tính hiệu quả, môi trường tự do cạnh tranh và tự do
buôn bán đối với việc cải thiện đời sống con người.
Kế thừa học thuyết tiến hóa của Charles Darwin, Spencer đã đưa ra quan niệm về sự tiến
hóa xã hội. Spencer giải thích rằng, chỉ cá nhân nào, hệ thống xã hội nào có khả năng thích
nghi với môi trường sống xung quanh mới có thể tồn tại được trong cuộc đấu tranh sinh
tồn. Bị ảnh hưởng bởi khoa học tự nhiên như vật lý học và chủ nghĩa thực chứng, Spencer chủ
trương rằng xã hội học phải hướng tới tìm ra các quy luật và nguyên lý chung, cơ bản để giải
thích quá trình, hiện tượng xã hội.
Các tác phẩm chính của Herbert Spencer là Tĩnh học xã hội (Social Statics) (1950),
Nghiên cứu xã hội học (The Study of Sociology) (1873), Các nguyên lý của xã hội học
(Principles of Sociology) (1876), Xã hội học mô tả (Descriptive Sociology) (1873).
- Quan điểm của H.Spencer về đối tượng và phương pháp luận xã hội học
Đối tượng nghiên cứu xã hội học: Các hiện tượng, quá trình xã hội luôn gắn liền với các
cá nhân với tất cả những đặc điểm về động cơ, nhu cầu, tình cảm, trí tuệ và hành động phức tạp,

đa dạng. Điều đó làm cho xã hội học không phải là một khoa học chính xác mặc dù đối tượng
nghiên cứu của xã hội học là lịch sử tự nhiên và sự tiến hóa của các cơ thể xã hội.
Spencer phân biệt hai loại vấn đề khó khăn khách quan và chủ quan trong nghiên cứu xã
hội học như sau:
Loại khó khăn khách quan liên quan tới tính khách quan, tính chính xác của số liệu (còn
gọi là cứ liệu). Vấn đề là rất khó đo lường một cách chính xác các trạng thái chủ quan của đối
tượng nghiên cứu, tức là các đặc điểm của các cá nhân, các nhóm xã hội, trong khi các hiện
tượng xã hội không ngừng vận động, biến đổi. Bản thân quá trình nghiên cứu cũng rất dễ bị ảnh
hưởng bởi trạng thái tình cảm và tâm trạng xã hội, tức là rất khó thu được số liệu khách quan.
Một biểu hiện cụ thể của vấn đề khách quan - chủ quan là một số chủ đề nghiên cứu
này gây chú ý nhiều hơn một số chủ đề kia. Nhà xã hội học lựa chọn một số đề tài này mà
bỏ qua, không nghiên cứu một số đề tài quan trọng khác; và khi nghiên cứu thì có thể chủ
ý thu thập loại số liệu này mà bỏ qua loại số liệu khác.
Spencer không chỉ vạch ra những khó khăn phương luận mà còn chỉ ra một số biện pháp
khắc phục mà hiện nay các nhà xã hội học vẫn áp dụng. Chẳng hạn, Spencer đòi hỏi nghiên cứu
xã hội học phải sử dụng nhiều loại số liệu, phải thu thập số liệu vào nhiều thời điểm và ở nhiều
địa điểm khác nhau. Ông tin rằng, việc các nhà nghiên cứu hiểu biết rõ nguồn gốc và đặc điểm
của các khó khăn sẽ giúp họ tìm cách hạn chế chúng.
Loại khó khăn chủ quan: chủ yếu liên quan tới người nghiên cứu. Trước hết, những định
kiến và tình cảm cá nhân như "thiên vị chính trị", "thiên vị giai cấp", "thiên vị tôn giáo" đều có
thể gây ra những khó khăn chủ quan trong nghiên cứu xã hội học. Khó khăn về mặt trí tuệ chủ
yếu là vấn đề năng lực, trình độ tri thức, kỹ năng và tay nghề nghiên cứu của nhà xã hội học. Ví
dụ, làm thế nào xác định trúng vấn đề mà mình nghiên cứu? Làm thế nào kiểm tra được mức độ

8


khách quan, chính xác và chân thực của phân tích xã hội học? Những vấn đề như vậy chủ yếu
thuộc về năng lực, trình độ nhận thức, kỹ năng, kỹ thuật của người nghiên cứu.
Trên thực tế, việc phân biệt vấn đề khách quan và vấn đề chủ quan của phương pháp luận

nghiên cứu chỉ mang tính ước lệ và tương đối. Điều quan trọng là, Spencer đã nhấn mạnh tính
cấp bách và cần thiết của việc nghiên cứu chính các phương pháp xã hội học, nghiên cứu
cách làm khoa học.
- Quan điểm của H. Spencer về các nguyên lý cơ bản của xã hội học
Siêu sinh thể xã hội
Spencer sử dụng thuật ngữ "xã hội học" của Comte để chỉ một lĩnh vực nghiên cứu khoa
học về các quy luật và các nguyên lý tổ chức của "cơ thể" xã hội gồm các bộ phận, các cơ quan,
các tổ chức, các "cơ thể siêu hữu cơ", các siêu sinh thể.
"Xã hội như là một siêu sinh thể" là luận điểm gốc mà Spencer sử dụng để tiếp cận
các quá trình xã hội. Spencer cho rằng tương tự như mọi hiện tượng tự nhiên, hữu cơ và vô
cơ, cơ thể xã hội vận động và phát triển theo quy luật. Xã hội học có nhiệm vụ phát hiện ra
quy luật, nguyên lý của cấu trúc và của quá trình của xã hội. Xã hội học không nên sa đà vào
phân tích những đặc thù lịch sử của xã hội, mà nên tập trung vào tiệc tìm kiếm những thuộc tính,
đặc điểm chung, phổ biến, phổ quát và những mối liên hệ nhân - quả giữa các sự vật, hiện tượng
xã hội.
Xuất phát từ quan niệm xã hội là một siêu thực thể, một sinh thể đặc biệt, Spencer cho
rằng có thể vận dụng các nguyên lý và khái niệm của sinh vật học về cấu trúc và chức năng để
nghiên cứu "cơ thể xã hội". Bản thân thuật ngữ "cấu trúc" và "chức năng" mà lúc đầu Comte, sau
là Spencer và các nhà xã hội học hiện đại sử dụng chủ yếu là bắt nguồn từ sinh vật học.
Chức năng là hoạt động sống mà mỗi tổ chức, cơ quan, bộ phận phải thực hiện để
đảm bảo sự tồn tại, phát triển của một cơ thể xã hội.
Nguyên lý tiến hóa xã hội
Một nguyên lý cơ bản của xã hội học là nguyên lý tiến hóa. Theo Spencer, các xã hội loài
người phát triển tuân theo quy luật tiến hóa từ xã hội có cấu trúc nhỏ, đơn giản, chuyên môn hóa
thấp, không ổn định, dễ phân rã đến xã hội có cấu trúc lớn, phức tạp, chuyên môn hóa cao, liên
kết bền vững và ổn định.
Ngoài nguyên lý tiến hóa xã hội, Spencer đưa ra những nguyên lý khác. Trong sự tiến
hóa xã hội quan trọng nhất phải kể đến quá trình điều tiết và kiểm soát, vận hành và duy trì hoạt
động, và quá trình phân chia các nguồn lực giữa các cơ quan, bộ phận cấu thành nên xã hội. Do
đó, xã hội học có nhiệm vụ chỉ ra các loại yếu tố hay các biến (số) tác động tới xu hướng,

nhịp độ và bản chất của các quá trình đó.
Spencer phân chia các "tác nhân của hiện tượng xã hội" thành một số loại.
Thứ nhất là loại biến (tác nhân) chủ quan bên trong của hệ thống xã hội gồm các đặc
điểm về trí tuệ, thể lực và các trạng thái xúc cảm.
Thứ hai là các loại biến (tác nhân) bên ngoài thuộc môi trường khách quan như các
đặc điểm địa lý như đất, nước, khí hậu.
Thứ ba là loại biến (tác nhân) "tự sinh" bắt nguồn từ các điều kiện bên trong và bên
ngoài như quy mô dân số, mật độ dân số của xã hội và các mối liên hệ, tương tác giữa các xã hội
với nhau. Các biến này rất quan trọng đối với quá trình tiến hóa xã hội.
Tương tự như cơ thể sống, xã hội có hàng loạt các nhu cầu sống, nhu cầu tồn tại đòi hỏi
phải xuất hiện các cơ quan và bộ phận hoạt động theo nguyên tắc chuyên môn hóa chức năng để
đáp ứng những nhu cầu đó.
Xã hội là một cơ thể có tính hệ thống gồm các cơ quan tức là các tiểu hệ thống xã
hội. Các bộ phận của cơ thể tác động lẫn nhau chặt chẽ đến mức bất kỳ một thay đổi nào ở
một bộ phận nào đều kéo theo thay đổi ở các bộ phận khác. Mỗi bộ phận là một cơ thể vi mô,
một cơ quan, một tế bào có cấu tạo và chức năng nhất định. Giống như các cơ thể sống, với tư
cách là cơ thể siêu-hữu cơ, xã hội liên tục trải qua các giai đoạn sinh trưởng, tiến triển, suy thoái
kế tiếp nhau, tức là tăng trưởng, phân hóa, liên kết, phân rã trong suốt quá trình thích nghi với
môi trường sống xung quanh.

9


- Quan điểm của H.Spencer về phân loại xã hội và thiết chế xã hội
Phân loại xã hội quân sự và xã hội công nghiệp
Căn cứ vào các đặc điểm của các quá trình tiến hóa chứ không phải trình độ của sự tiến
hóa xã hội, Spencer phân các xã hội thành hai loại chính là:
- Xã hội quân sự (militant)
- Xã hội công nghiệp (industrial).
Hai loại xã hội này khác nhau về các đặc điểm của quá trình hợp tác, điều chỉnh, vận

hành và phân phối.
Xã hội quân sự: có đặc trưng là cơ chế tổ chức, điều chỉnh mang tính tập trung, độc
đoán cao độ để phục vụ các mục tiêu quốc phòng và chiến tranh, hoạt động của các cơ quan
xã hội (các tổ chức của xã hội) và các cá nhân bị nhà nước kiểm soát chặt chẽ. Chế độ phân
phối diễn ra theo chiều dọc và mang tính tập trung cao độ từ dưới lên trên và do nhà nước quản
lý, kiểm soát. Nói cách khác, đây là kiểu xã hội thời chiến.
Xã hội công nghiệp có đặc trưng là cơ chế tổ chức ít tập trung và ít độc đoán để phục
vụ các mục tiêu xã hội là sản xuất hàng hóa và dịch vụ trong thời bình ; mức độ kiểm soát
của nhà nước và chính quyền Trung ương đối với các cá nhân và các cơ quan xã hội (các tổ chức
của xã hội) thấp, mang tính mềm dẻo, linh hoạt. Điều này tạo ra khả năng mở rộng và phát
huy tính năng động của các bộ phận cấu thành nên xã hội. Chế độ phân phối diễn ra hai chiều:
chiều ngang giữa các tổ chức xã hội với nhau, giữa các cá nhân với nhau và phân phối theo chiều
dọc giữa các tổ chức và cá nhân. Nói ngắn gọn, đây là kiểu xã hội thời bình.
Cần chú ý là cách phân loại của Spencer không nhằm phân chia hai trình độ tiến hóa của
xã hội. Không nên suy luận rằng xã hội quân sự tương ứng với xã hội truyền thống trước đây và
xã hội công nghiệp tương ứng với xã hội hiện đại ngày nay. Thực chất, các thuật ngữ "quân
sự" và "công nghiệp" được dùng để chỉ các đặc trưng của các quá trình cơ bản của sự tiến
hóa và suy thoái cơ thể xã hội. Điều đó có nghĩa là xã hội hiện đại vẫn có thể là xã hội quân sự
và xã hội truyền thống hoàn toàn có thể là loại xã hội kiểu công nghiệp.
Cách phân loại xã hội quân sự - công nghiệp chủ yếu liên quan tới các quá trình tiến hóa
tuần hoàn, theo chu kỳ. Ví dụ, tổ chức chính trị của xã hội có thể chuyển đổi từ tập trung, độc
đoán (kiểu quân sự) sang phi tập trung, dân chủ (kiểu công nghiệp) rồi lại trở về tập trung, độc
đoán (quân sự) rồi lại sang kiểu công nghiệp, cứ thế quay vòng. Tất nhiên, sự lặp lại tuần hoàn
đó luôn mang tính kế thừa và thích nghi trong môi trường sống luôn biến đổi.
Phân loại các cấp bậc xã hội
Về sự tiến hóa của các loại hình xã hội, Spencer đưa ra một cách phân loại khác, rất quan
trọng. Đó là cách phân loại vừa chỉ ra các giai đoạn tiến hóa xã hội vừa nêu ra các đặc điểm cấu
trúc xã hội và đặc điểm dân số của mỗi loại xã hội theo quy luật tiến hóa. Theo cách phân loại
này, xã hội tiến hóa từ xã hội đơn giản đến xã hội phức tạp - hỗn hợp bậc một, đến xã hội
phức tạp - hỗn hợp bậc hai, xã hội phức tạp - hỗn hợp bậc ba.

Tương ứng với mỗi loại xã hội là tập hợp các đặc trưng của hệ thống điều chỉnh, hệ thống
vận hành và hệ thống phân phối. Các xã hội thuộc các loại cấp bậc nêu trên khác nhau về các
đặc điểm kết cấu kinh tế, tôn giáo, gia đình, văn hóa - nghệ thuật, phong tục, tập quán, luật
pháp, và kết cấu cộng đồng.
Ví dụ, cơ cấu kinh tế ở xã hội đơn giản là săn bắn, hái lượm; ở xã hội hỗn hợp bậc một là
nông nghiệp; ở xã hội hỗn hợp bậc hai cũng là nông nghiệp nhưng có sự phân công lao động
phức tạp hơn trước và ở xã hội hỗn hợp bậc ba là công nghiệp. Xã hội hỗn hợp thường có quy
mô dân số lớn, mức độ phân hóa, chuyên môn hóa cao hơn hẳn so với xã hội đơn giản. Các xã
hội hiện đại thuộc loại xã hội hỗn hợp bậc ba theo cách phân loại của Spencer.
Cần chú ý là, theo thuyết tiến hóa xã hội, các đặc điểm ưu trội của xã hội bậc dưới được
giữ lại và được di truyền cho xã hội bậc cao qua con đường bắt chước, học tập, giáo dục.
Thuyết tiến hóa xã hội và các thiết chế xã hội
Theo quan niệm sinh học xã hội và thuyết tiến hóa xã hội của Spencer, thiết chế xã hội là
kiểu tổ chức xã hội xuất hiện và hoạt động nhằm đảm bảo đáp ứng các nhu cầu, yêu cầu chức
năng cơ bản của hệ thống xã hội, đồng thời kiểm soát các hoạt động của các cá nhân và các
nhóm trong xã hội. Theo nguyên lý tiến hóa xã hội, cụ thể là sự "chọn lọc xã hội", Spencer cho
rằng thiết chế xã hội nào giúp xã hội có khả năng thích nghi, tồn tại và phát triển được
trong môi trường sống đầy rủi ro, bất trắc thì thiết chế đó được duy trì và củng cố.

10


Trong số các thiết chế xã hội, Spencer đặc biệt chú ý tới thiết chế gia đình và dòng họ,
thiết chế nghi lễ, thiết chế chính trị, thiết chế tôn giáo và thiết chế kinh tế. Đây là những thiết
chế cơ bản của đời sống xã hội.
Thiết chế gia đình và dòng họ xuất hiện để thỏa mãn nhu cầu cơ bản của mọi loài sinh
vật, đó là nhu cầu tái sản xuất, tức là duy trì giống nòi. Đối với xã hội loài người, thiết chế gia
đình - dòng họ không những phải đáp ứng nhu cầu tái sản xuất xã hội mà còn phải thỏa mãn nhu
cầu kiểm soát hoạt động duy trì nòi giống, quan hệ giữa phụ nữ và nam giới và nhu cầu di truyền
xã hội, nuôi dạy con cái và chăm sóc các thành viên của gia đình.

Thiết chế nghi lễ cần thiết để đáp ứng nhu cầu liên kết và kiểm soát các quan hệ xã hội
của con người thông qua các thủ tục, biểu tượng, ký hiệu, nghi thức, v.v... Không có nghi lễ thì
khó có thể duy trì được các kết cấu, các tổ chức xã hội có quy mô lớn. Nghi lễ có chức năng to
lớn trong việc tạo ra sự gắn kết và sự phối hợp giữa các hoạt động của các bộ phận cấu thành của
xã hội. Spencer chỉ ra mối tương quan giữa quyền lực và nghi lễ. Mức độ tập trung quyền lực
trong xã hội càng cao thì mức độ bất bình đẳng về nghi lễ càng lớn.
Thiết chế chính trị xuất hiện chủ yếu để giải quyết các xung đột bên trong và bên ngoài
xã hội. Sự tập trung quyền lực càng lớn thì càng bộc lộ rõ sự phân chia giai cấp trong xã hội, do
vậy càng đặt ra yêu cầu cao đối với việc củng cố và tăng cường cơ quan quyền lực.
Thiết chế tôn giáo có yếu tố cơ bản là tạo dựng niềm tin vào các lực lượng siêu tự nhiên,
siêu nhân. Biểu hiện của thiết chế tôn giáo là việc tập hợp các cá nhân cùng chia sẻ niềm tin và
cùng tham gia các hoạt động nghi lễ đặc thù của tôn giáo. Thiết chế tôn giáo có chức năng củng
cố hệ thống chuẩn mực, giá trị, niềm tin, tinh thần để duy trì sự ổn định, trật tự xã hội.
Thiết chế kinh tế có chức năng cơ bản là thỏa mãn nhu cầu của con người về các sản
phẩm và các dịch vụ trong điều kiện môi trường luôn khan hiếm các nguồn lực và luôn biến đổi.
Sự tiến hóa của các thiết chế kinh tế thể hiện ở việc nâng cao trình độ công nghệ và tri thức, ở
việc mở rộng sản xuất và phân phối hàng hóa, dịch vụ, ở mức độ tích lũy tư bản và tư liệu sản
xuất, và những thay đổi trong cách tổ chức lao động.
Như vậy, các xã hội nói chung và các thiết chế xã hội nói riêng đều nảy sinh, vận động
tuân theo quy luật tiến hóa, chuyên môn hóa, phức tạp hóa. Trong quá trình tiến hóa tự nhiên của
xã hội, có cả sự tiến bộ, phát triển và có cả sự thoái trào, suy thoái.
Tóm lại, mặc dù lý thuyết xã hội học của Spencer không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của
chủ nghĩa duy lý trong khoa học, nhưng các quan niệm tiến hóa xã hội của Spencer gợi ra nhiều
ý tưởng quan trọng được tiếp tục phát triển trong các trường phái, lý thuyết xã hội học hiện đại.
Tiến hóa luận của Spencer không những được coi là một trong mười trào lưu lớn của triết học
hiện đại mà còn là một trong những thuyết xã hội học nổi tiếng (thuyết tiến hóa xã hội) về sự
biến đổi của hệ thống xã hội. Cách tiếp cận cấu trúc - hệ thống xã hội của Spencer đã được
Durkheim, Parsons, Merton và những người khác kế thừa, phát triển thành trường phái cấu trúc chức năng nổi tiếng trong xã hội học.

11



Emile Durkhiem
Emile Durkheim, nhà xã hội học người Pháp, là người đặt nền móng xây dựng chủ nghĩa
chức năng (functionalism) và chủ nghĩa cấu trúc (structuralism) trong xã hội học hiện đại. Ông
sinh năm 1858 ở Epinal, nước Pháp, trong một gia đình Do Thái, mất năm 1917 tại Paris.
Durkheim bắt đầu giảng dạy tại trường Đại học tổng hợp Bordeaux lúc 29 tuổi. Trong
thời gian làm việc ở Bordeaux, Durkheim đã hoàn thành những công trình xã hội học đồ sộ.
Ngoài cuốn "Phân công lao động trong xã hội" cần kể tới hai tác phẩm quan trọng khác là
Các quy tắc của phương pháp xã hội học (The rules of sociological method) (1895), Tự tử
("Suicide") (1897).
Năm 1902, Durkheim chuyển sang giảng dạy tại trường Đại học tổng hợp Sorbone. Tại
đó ông đã viết một trong những tác phẩm xã hội học độc đáo và quan trọng nhất của mình là
"Những hình thức sơ đẳng của đời sống tôn giáo" (The elementary forms of religious life) xuất
bản năm 1912. Năm 1913 học hàm "Giáo sư khoa học giáo dục" của Durkheim được chính thức
đổi thành "Giáo sư khoa học giáo dục và xã hội học" và ông trở thành nhà xã hội học chính thức
đầu tiên ở Pháp.
Xã hội Pháp thế kỷ XIX trải qua những biến đổi sâu sắc về mặt chính trị, kinh tế, xã
hội, khoa học và kỹ thuật. Chẳng hạn, cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới - Công
xã Paris bị đàn áp đẫm máu năm 1871. Công nghiệp hóa nước Pháp diễn ra mạnh mẽ kéo theo
sự tích tụ dân cư vào các thành phố lớn, đồng thời gây xáo trộn, đổ vỡ các quan hệ xã hội và sự
phân rã cộng đồng xã hội tạo ra tình trạng hỗn loạn, khủng hoảng mà Durkheim gọi là tình trạng
"vô tổ chức", "hỗn độn đạo đức". Lối sống cạnh tranh, vị lợi làm căng thẳng thêm mối quan hệ
giữa các tầng lớp, các nhóm xã hội, và đặc biệt mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp vô sản và giai
cấp tư sản trở nên quyết liệt.
Xã hội học của Durkheim đã ra đời trong bối cảnh xã hội có nhiều xáo trộn và biến đổi to
lớn như vậy. Điều đó phần nào giải thích tại sao, tiếp theo Comte, Durkheim luôn cho rằng xã
hội học có nhiệm vụ hàng đầu là tìm ra các quy luật xã hội để từ đó tạo ra trật tự xã hội trong xã
hội hiện đại.
Về mặt lý luận khoa học, xã hội học Durkheim chịu ảnh hưởng của các nhà tư tưởng xã

hội, các nhà khoa học châu Âu. Trong số đó cần phải kể tới những nhà khoa học nổi tiếng như
Jean-Jacqué Rousseau (1712-1778), Henri de Saint-Simon (1760-1825), August Comte, Herbert
Spencer, Wilhelm Wundt (1832-1930), Ferdinand Tonnies (1855-1936) và nhiều người khác.
Chẳng hạn, kế thừa và phát triển mô hình lý luận và phương pháp luận xã hội học của Comte,
Durkheim chủ trương xã hội học phải trở thành khoa học về các quy luật tổ chức xã hội và trật tự
xã hội.
- Quan niệm của E. Durkhiem về xã hội học
Quan niệm về đối tượng nghiên cứu xã hội học
Durkheim cho rằng, chỉ khi nào quan niệm được đối tượng nghiên cứu của xã hội học
như là sự kiện xã hội, sự vật xã hội, bằng chứng xã hội (social facts) thì xã hội học mới thực sự
tách ra khỏi triết học tư biện, mới thoát khỏi chủ nghĩa giáo điều, kinh viện để trở thành khoa
học cụ thể có vị trí độc lập như các khoa học khác. Điều đó cũng có nghĩa là để nghiên cứu được
đối tượng riêng của mình xã hội học phải có phương pháp khoa học đặc thù.
Xã hội học cần phải xem xét hệ thống xã hội, cấu trúc xã hội và các hiện tượng xã hội với
tư cách là các sự vật, các bằng chứng, các sự kiện đang tác động tới đời sống của các cá nhân.
Thực chất, xã hội học Durkheim chủ yếu xoay quanh vấn đề mối quan hệ giữa con người
và xã hội.
Để trả lời câu hỏi cơ bản của xã hội học về mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, lúc đầu
Durkheim vận dụng cách tiếp cận vĩ mô trong nghiên cứu xã hội với tư cách là một chỉnh thể hệ
thống. Ví dụ, lúc đầu Durkheim đã chỉ ra vai trò quan trọng của đoàn kết xã hội, của phân
công lao động trong xã hội đối với việc duy trì trật tự xã hội nói riêng và hệ thống xã hội
nói chung. Sau đó, Durkheim phân tích các quá trình vi mô làm nền tảng của trật tự xã hội.
Chẳng hạn, Durkheim nghiên cứu các quá trình tương tác trực tiếp, giao tiếp cá nhân, các hoạt

12


động cùng nhau, các nghi thức xã hội và các hình thức sơ đẳng cua đời sống tôn giáo để giải
thích cách tổ chức và phát triển cộng đồng xã hội.
Như vậy là theo Durkheim, để biến xã hội học thành khoa học thì cần phải xác định rõ

đối tượng nghiên cứu và phương pháp khoa học của nó. Cần coi xã hội, cấu trúc xã hội, thiết
chế xã hội, đạo đức, truyền thống, phong tục, tập quán, ý thức tập thể như là các "sự kiện" xã
hội, các "sự vật", các "bằng chứng" xã hội có thể quan sát, đo lường được một cách khách quan,
khoa học. Cần áp dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học thực chứng như quan sát, so sánh,
thực nghiệm để nghiên cứu, phát hiện ra các quy luật của các sự vật, sự kiện xã hội. Bản thân
Durkheim đã chủ động triển khai các ý tưởng này trong các công trình nghiên cứu khác nhau của
mình.
Theo quan niệm của Durkheim, có thể định nghĩa khái quát xã hội học là khoa học
nghiên cứu các sự kiện xã hội (social facts). Do sự kiện xã hội có thể tồn tại dưới hình thức
các thiết chế xã hội, các giá trị xã hội, các chuẩn mực đạo đức nên ta còn bắt gặp một số
định nghĩa khác của Durkheim về xã hội học. Ví dụ định nghĩa xã hội là khoa học về các sự
kiện đạo đức; xã hội học là khoa học về các thiết chế xã hội, về sự hình thành và sự hoạt động
của chúng.
Thiết chế xã hội ở đây được hiểu là tập hợp các quy tắc, các chuẩn mực của hành
động và các phương pháp ứng xử được tập thể thiết lập. Sự kiện xã hội là sản phẩm của lịch
sử, là kết quả của hành động tập thể, hành động cộng đồng. Có thể coi quan niệm xã hội học của
Durkheim thuộc về "chủ nghĩa tập thể" bởi ông luôn lấy cuộc sống cộng đồng, cuộc sống tập thể
là cội nguồn và xuất phát điểm của sự kiện xã hội và của phương pháp tiếp cận các sự kiện xã
hội.
Cơ cấu của xã hội học
Xã hội học bao gồm nhiều thành phần trong đó quan trọng nhất phải kể đến bộ
phận hình thái học xã hội, về mặt nào đó còn gọi là loại hình học xã hội hay giải phẫu học
xã hội. Đó là một bộ phận của xã hội học có nhiệm vụ nghiên cứu thành phần, cấu tạo, số lượng,
kích cỡ, cách sắp xếp và các mối liên hệ giữa những thành phần cụ thể và phân loại chúng để chỉ
ra các kiểu xã hội, các hình thức xã hội. Hình thái học xã hội của Durkheim có nhiều điểm giống
với tĩnh học xã hội của Comte chuyên nghiên cứu thành phần, cấu trúc xã hội.
Một bộ phận khác của xã hội học chuyên nghiên cứu sự biến đổi xã hội với các nguyên
nhân, cơ chế, điều kiện và hệ quả của sự biến đổi xã hội. Khi nghiên cứu khía cạnh động của quá
trình vận động, biến đổi xã hội tương tự như động thái học xã hội, Durkheim đã phát triển lý
luận chức năng và đưa ra những mẫu mực về cách thức nghiên cứu thực nghiệm trong xã hội

học.
Theo quan niệm của chủ nghĩa chức năng, xã hội học hướng tới phân tích các
nguyên nhân và đưa ra cách giải thích về chức năng của các sự kiện xã hội . Durkheim chủ
trương áp dụng quy tắc giải thích của chức năng luận vào xã hội học. Ông chỉ rõ là quy tắc này
đòi hỏi "khi người ta cắt nghĩa một hiện tượng xã hội thì cần phải tìm riêng nguyên nhân hữu
hiệu là nguyên nhân sản sinh ra nó và chức năng mà nó hoàn thành".
Vị trí độc lập của xã hội học trong khoa học
Trên con đường làm cho xã hội học trở thành một khoa học thực nghiệm, khoa học
khách quan khác hẳn với triết học tư biện, giáo điều, siêu hình, Durkheim đấu tranh với cả
triết học xã hội của Comte và Spencer. Durkheim phê phán Comte và Spencer chỉ tuyên bố rằng
các sự kiện xã hội là những sự kiện tự nhiên nhưng lại không đối xử với chúng như là các sự vật
mà lại chủ yếu áp dụng phương pháp thuần túy tư tưởng. Durkheim phê phán triết học và cả lịch
sử học vì cả hai khoa học này chỉ lo phát hiện ra cái ý nghĩa chung mà nhân loại hướng vào chứ
không phải là tìm kiếm mối quan hệ nhân - quả của các sự kiện.
Nhấn mạnh tính đặc thù về đối tượng và phương pháp nghiên cứu, Durkheim tích cực
chống lại quan niệm duy kinh tế học - chủ nghĩa kinh tế trong xã hội học. Durkheim phê phán
kinh tế học chính trị không sử dụng chất liệu từ thực tế mà chỉ sử dụng các chất liệu từ
những khả năng đơn giản, từ những quan niệm thuần túy của tinh thần theo kiểu các giả định, từ
những sự kiện mà nhà kinh tế học cho là có liên quan đến mục đích nghiên cứu. Durkheim cho
rằng trong chính trị kinh tế học cũng như trong đạo đức phần nghiên cứu khoa học rất hạn chế
mà chủ yếu là phần nghệ thuật chiếm ưu thế. Ông cho rằng nhiều quy luật kinh tế học "chỉ là

13


những châm ngôn cho hành động, những lời răn dạy thực tế được ngụy trang thôi. Ví dụ quy luật
nổi tiếng về cung cầu. Nó không bao giờ được xác lập bằng quy nạp, như sự thể hiện của hiện
thực kinh tế".
Theo Durkheim, xã hội học coi các hiện tượng xã hội như là sự vật và phải được xử
lý như các sự vật tức là xử lý chúng với tư cách là các cứ liệu (data - số liệu) tạo thành xuất

phát điểm của nghiên cứu khoa học. Sự kiện xã hội xuất hiện, vận động và biến đổi không
phải vì chức năng kinh tế, cũng không phải vì hiệu quả kinh tế mà nó có nguyên nhân xã hội, có
các tác nhân xã hội và có hệ quả đối với đời sống xã hội của con người.
Ngoài sự khác nhau đối với triết học và kinh tế học, Durkheim chỉ ra sự khác biệt giữa
xã hội học và tâm lý học. Để chống chủ nghĩa tâm lý, Durkheim nhấn mạnh sự khác biệt về đối
tượng nghiên cứu của chúng. Xã hội học nghiên cứu sự kiện xã hội từ bên ngoài như các sự
vật bên ngoài, còn tâm lý học có đối tượng nghiên cứu là sự trải nghiệm và nhu cầu, động
cơ của thế giới bên trong cá nhân. Xã hội học có hệ thống phương pháp luận với các quan
niệm, các quy tắc và các kỹ thuật, các thao tác nghiên cứu cụ thể khác hẳn với tâm lý học.
Về cơ bản, phương pháp tâm lý học xuất phát từ cá nhân - từ thế giới bên trong con người để
hiểu đặc điểm, tính chất hành vi cá nhân hay hành vi của nhóm người. Xã hội học xuất phát từ
cấu trúc xã hội, từ chức năng xã hội - từ thế giới xã hội bên ngoài cá nhân để hiểu hành vi xã hội
của nhóm người và cuộc sống xã hội của con người.
- Quan điểm của E. Durkhiem về các quy tắc của phương pháp xã hội học
Durkheim bắt đầu phát triển các ý tưởng quan trọng của phương pháp luận xã hội học
trong cuốn "Phân công lao động trong xã hội" (1893). Hai năm sau đó các quan niệm về phương
pháp xã hội học được ông trình bày một cách hệ thống trong công trình nổi tiếng "Các quy tắc
của phương pháp xã hội học" (1895). Các nguyên lý, các quy tắc phương pháp luận này tiếp tục
được vận dụng và hoàn thiện trong các công trình khác của Durkheim.
Nguyên lý xuyên suốt các quy tắc của phương pháp nghiên cứu xã hội học của Durkheim
là quan niệm coi các sự kiện xã hội như những sự vật. Durkheim đòi hỏi các sự kiện xã hội
phải được xử lý như là các sự vật. Ông cho rằng con người chỉ bắt đầu thực sự thống trị, làm chủ
được các sự vật kể từ lúc con người nhận ra được rằng các sự vật đó có một bản tính riêng. Và
cũng chính từ lúc đó con người nhận thấy rằng cần phải học hỏi ở các sự vật, nghiên cứu chúng
để biết chúng là gì. Do đó, theo Durkheim, cái thành kiến coi con người là trung tâm của vũ trụ,
là thước đo của thế giới phải bị xua đuổi ra khỏi tất cả các khoa học khác như nhất là trong xã
hội học - một khoa học mới ra đời trong thế kỷ XIX. Theo ngôn ngữ triết học, ta có thể nói quan
niệm của Durkheim ở đây là, phải thay thế chủ nghĩa duy tâm bằng chủ nghĩa duy vật trong
phương pháp luận xã hội học.
Nghiên cứu xã hội học phải xuất phát từ quy tắc coi các sự kiện có những tính cách

như là sự vật vật chất, nghĩa là có thể nghiên cứu từ bên ngoài bằng sự quan sát và thí
nghiệm chứ không phải nghiên cứu từ bên trong cá nhân bằng các phương pháp của tâm lý
học chủ quan. Nguyên tắc này đòi hỏi các nhà xã hội học mỗi khi nghiên cứu các sự kiện xã hội
phải hình dung ra vị trí của mình, tâm trạng của mình như của các nhà khoa học vật lý, hoá học,
sinh lý học. Nhà xã hội học cần áp dụng phương pháp quan sát và tiến hành nghiên cứu
thực nghiệm (thu thập và phân tích một cách khoa học các bằng chứng, số liệu, thông tin) để
phát hiện quy luật của sự kiện xã hội.
Để hiểu rõ đối tượng và phương pháp nghiên cứu của xã hội học Durkheim ta cần tìm
hiểu kỹ một số quy tắc mà ông đã đưa ra cách đây hơn một thế kỷ. Các quy tắc này được phân
thành một số nhóm chính sau đây:
Nhóm quy tắc quan sát hiện tượng xã hội đòi hỏi phải áp dụng "quy tắc đầu tiên và căn
bản nhất là coi các sự kiện xã hội như các sự vật." Khi quan sát sự kiện xã hội, nhà xã hội học
phải gạt bỏ một cách hệ thống tất cả các khái niệm thường ngày, các tiền-khái niệm, phải loại bỏ
các tình cảm và thành kiến của cá nhân, phải định nghĩa rõ hiện tượng nghiên cứu, phải tìm ra
các chỉ báo thực nghiệm của hiện tượng nghiên cứu.
Nhóm quy tắc phân biệt cái bình thường với cái sai lệch đòi hỏi nhà nghiên cứu xã hội
học phải phân biệt được cái chuẩn mực, cái "bình thường" với cái dị biệt, cái "không bình

14


thường" vì mục tiêu sâu xa của khoa học xã hội học là chỉ ra những gì là mẫu mực, tốt lành cho
cuộc sống của con người. Theo Durkheim cách tốt nhất để xác định cái chuẩn mực, cái bình
thường là phát hiện ra cái thường gặp, cái chung, cái của số đông, cái "trung bình", cái điển hình
của xã hội cụ thể trong giai đoạn phát triển lịch sử nhất định. Căn cứ vào đó, có thể coi tất cả
những gì lệch lạc so với chuẩn mực, những gì khác với cái chung là dị biệt, là không bình
thường, là bất thường thậm chí là các bệnh lý, các tệ nạn, các tật bệnh xã hội.
Nhóm quy tắc phân loại xã hội liên quan tới việc xem xét lịch trình phát triển lịch sử
xã hội. Durkheim cho rằng cần phân loại xã hội đưa vào bản chất và số lượng các thành phần
cấu thành nên xã hội, cũng như cần căn cứ vào phương thức, cơ chế, hình thức kết hợp các thành

phần đó. Quy tắc này đòi hỏi: "Người ta bắt đầu bằng phân loại các xã hội theo các mức độ cấu
tạo mà chúng thể hiện, bằng cách lấy làm cơ sở, một xã hội hoàn toàn đơn giản hoặc là có một
phân đoạn duy nhất", từ đó phân biệt các biến khác nhau của chúng.
Cuối cùng là nhóm quy tắc chứng minh xã hội học. Để kiểm nghiệm mối tương quan xã
hội tức là để chứng minh một hiện tượng là nguyên nhân của một hiện tượng khác cần phải sử
dụng các quy tắc của phương pháp thí nghiệm, so sánh, kết lắng và nhất là phương pháp xem xét
sự biến đổi cùng nhau (cùng biến đổi). Quy tắc cùng biến đổi đòi hỏi phải so sánh hai hay nhiều
hơn các xã hội để xem liệu một sự kiện đã cho trong một xã hội mà không hiện diện trong xã hội
khác có gây ra sự khác biệt nào trong các xã hội đó không. Có thể áp dụng quy tắc chứng minh
"biến thiên tương quan" như sau trong nghiên cứu xã hội: Nếu hai sự kiện tương quan với nhau
và một trong hai sự kiện đó được coi là nguyên nhân gây ra sự kiện kia, và trong khi các sự kiện
khác cũng có thể là nguyên nhân nhưng không thể loại trừ được mối tương quan giữa hai sự kiện
này thì cách giải thích nhân quả như vậy có thể coi là "đã được chứng minh", là đúng, có thể
chấp nhận được.
- Quan niệm của Durkhiem về: sự kiện xã hội, đoàn kết xã hội, đoàn kết xã hội và phân
công lao động xã hội, đoàn kết xã hội và tự tử, đoàn kết xã hội và tôn giáo
Sự kiện xã hội
Theo Durkheim, đối tượng nghiên cứu của khoa học xã hội học và các sự kiện xã hội
(social facts). Khái niệm sự kiện xã hội được hiểu với hai nghĩa cơ bản như sau:
(1) Các sự kiện xã hội có tính "vật chất", ví dụ: nhóm người, dân cư, tổ chức xã hội,
thiết chế xã hội với tất cả các đặc điểm về chất và lượng của nó.
(2) Các sự kiện xã hội có tính "phi vật chất", ví dụ: hệ thống giá trị, chuẩn mực,
phong tục, tập quán xã hội, "mọi cách làm". Sự kiện phi vật chất gồm cả các sự kiện đạo
đức (moral facts), tức là các cách thức hành động, suy nghĩ và trải nghiệm mà các cá nhân
nhập tâm được khi cùng chung sống trong xã hội.
Nội dung khái niệm sự kiện xã hội có thể gây ra sự hiểu lầm rằng đối tượng nghiên cứu
của xã hội học rất giống với tâm lý học do nó nói tới các khía cạnh khác nhau của hành vi con
người gồm hành động, tư duy và tình cảm. Để tránh hiểu lầm như vậy, Durkheim luôn nhấn
mạnh sự khác nhau giữa yếu tố "xã hội" và yếu tố "sự vật" của đối tượng nghiên cứu của xã hội
học. Durkheim chủ trương bác bỏ cách tiếp cận tâm lý học cá nhân và cả triết học tư biện, giáo

điều để xây dựng khoa học xã hội học trong việc giải thích hành vi người và sự kiện xã hội.
Theo Durkheim, như là sự kiện vật chất các sự kiện xã hội tồn tại ở bên ngoài cá nhân và
có sức mạnh áp đặt, cưỡng chế đối với cá nhân. Đối với hành vi của con người, sự kiện xã hội
được hiểu như là "những cái khuôn mà chúng ta cần phải đổ các hành động của chúng ta vào đó"
để đúc thành từng kiểu hành động, từng kiểu ứng xử nhất định. Sự kiện xã hội thể hiện ở những
cách thức hành động, tư duy và cảm giác, những cách thức đã tồn tại ở bên ngoài, độc lập, khách
quan đối với cá nhân và có sẵn một khả năng cưỡng chế hành vi cá nhân và được áp đặt cho các
cá nhân.
Thuật ngữ "xã hội" được dùng để chỉ một loại hiện tượng không nằm trong bất kỳ một
phạm trù hay một sự kiện nào đã cấu tạo nên xã hội. Điều này tương tự như trường hợp của
nước: các đặc điểm của nước không có ở từng nguyên tố hiđrô và nguyên tố oxi tạo thành nước.
Quan niệm tủa Durkheim về sự kiện xã hội có điểm nào đó rất giống với quan niệm duy
vật biện chứng mát xít về sự tồn tại khách quan của sự kiện vật chất không phụ thuộc vào ý
muốn chủ quan của con người mặc dù các cá nhân là những đơn vị, bộ phận cấu thành nên xã
hội.

15


Các đặc điểm và tính chất của sự kiện xã hội
Durkheim chỉ ra các đặc trưng cơ bản của sự kiện xã hội như sau:
Thứ nhất, tính khách quan: Sự kiện xã hội phải là những gì ở bên ngoài cá nhân. Điều
này, thể hiện ở chỗ các cá nhân không chỉ sinh ra trong môi trường đã có sẵn các sự kiện như các
thiết chế xã hội, cấu trúc xã hội, chuẩn mực, giá trị, niềm tin v.v... Không những thế, các cá nhân
còn phải học tập, tiếp thu, chia sẻ và tuân thủ các chuẩn mực, giá trị xã hội, tức là các sự kiện xã
hội. Ngay cả khi các cá nhân tích cực, chủ động tạo nên hay biến đổi các thành phần của cấu trúc
xã hội, các chuẩn mực, các giá trị, các quy tắc xã hội thì tất cả những cái đó đều có thể trở thành
các sự kiện xã hội, tức là trở thành hiện thực, có cuộc sống riêng của nó ở bên ngoài cá nhân, độc
lập với ý muốn chủ quan của mỗi cá nhân.
Thứ hai, tính phổ biến: Các sự kiện xã hội bao giờ cũng là sự kiện chung, phổ biến, phổ

quát đối với nhiều cá nhân. Nghĩa là sự kiện xã hội là cái được cộng đồng xã hội cùng chia sẻ,
chấp nhận coi chúng là của mình, của "chúng ta"; sự kiện xã hội là phổ biến đối với mọi thành
viên trong xã hội.
Thứ ba, tính cưỡng chế: Sự kiện xã hội bao giờ cũng có sức mạnh kiểm soát, thậm chí
hạn chế, kiềm chế, gây áp lực đối với hành động và hành vi của các cá nhân. Chẳng hạn, trong
xã hội có những quy định, những giới hạn, nếu vi phạm thì bị trừng phạt. Các điều khoản luật là
những ví dụ rất rõ về đặc trưng này của sự kiện xã hội. Qua đó thấy rằng Durkheim coi xã hội có
vai trò quyết định đối với đời sống con người.
Mặc dù sự kiện xã hội tồn tại ở bên ngoài cá nhân, chung cho cả xã hội, nhưng lại có khả
năng kiểm soát, cưỡng chế hành động xã hội từ bên trong mỗi cá nhân. Điều này có vẻ rất phi lý
nhưng thực ra ở đó có mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng.
Từ góc độ xã hội học, để giải thích hiện tượng này cần nắm vững cơ chế "xã hội hóa cá
nhân", cơ chế "nhập nội", cơ chế "nhập tâm" gọi ngắn gọn là cơ chế bắt chước, học tập theo đó
cá nhân lĩnh hội các chuẩn mực, các quy tắc xã hội là những quy định từ bên ngoài thành những
điều tâm niệm, quy định bên trong. Đồng thời thông qua cơ chế "khách thể hóa" những gì đã hấp
thụ từ xã hội được hiện hình trong những hành vi, hoạt động cụ thể của cá nhân, của cộng đồng.
Ngoài khái niệm cơ bản là "sự kiện xã hội", xã hội học của Durkheim bao gồm một hệ
thống các khái niệm cơ bản khác như đoàn kết xã hội, ý thức tập thể, cấu trúc học xã hội (còn gọi
là cấu tạo học xã hội), đoàn kết cơ học, đoàn kết hữu cơ, biến đổi xã hội, chức năng xã hội, dị
biệt học xã hội (còn gọi là bệnh lý học xã hội) và nhiều khái niệm khác.
Đoàn kết xã hội
Khái niệm đoàn kết xã hội (social solidarity) của Durkheim có nội dung gần giống với
khái niệm hội nhập xã hội đang được sử dụng rộng rãi hiện nay. Durkheim đã dùng khái niệm
này để chỉ các mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, giữa các cá nhân với nhau, giữa cá nhân với
nhóm xã hội. Nếu như không có sự đoàn kết xã hội thì các cá nhân riêng lẻ, biệt lập không thể
tạo thành xã hội với tư cách là một chỉnh thể hệ thống xã hội.
Durkheim lần đầu tiên đưa ra khái niệm này để giải quyết một trong những câu hỏi
nghiên cứu cơ bản của xã hội học nêu ra trong cuốn "Phân công lao động trong xã hội". Đó là,
"Tại sao các cá nhân, trong khi đang trở nên tự chủ hơn, lại phụ thuộc nhiều hơn vào xã hội?"
Khi trả lời câu hỏi này, Durkheim đã phân biệt hai hình thức cơ bản của sự đoàn kết xã hội là

đoàn kết cơ học và đoàn kết hữu cơ, tương ứng với hai loại xã hội là xã hội kiểu (đoàn kết) cơ
học và xã hội kiểu (đoàn kết) hữu cơ.
Durkheim vận dụng những khái niệm đoàn kết xã hội để giải thích các hiện tượng xã hội
như sự phân công lao động, sự tự tử, tôn giáo và nhiều sự kiện xã hội khác với các biểu hiện bình
thường và dị biệt, bất bình thường của chúng. Ông không những phát hiện ra nguyên nhân mà
còn phân tích chức năng, hệ quả và mối quan hệ của các hiện tượng đó với việc duy trì, củng cố
sự đoàn kết xã hội tức là sự trật tự xã hội và sự biến đổi xã hội.
Kiểu đoàn kết xã hội và phân loại xã hội
Dựa vào kiểu đoàn kết xã hội, Durkheim phân biệt xã hội đoàn kết cơ học và xã hội đoàn
kết hữu cơ. Durkheim cho rằng xã hội truyền thống chủ yếu dựa vào đoàn kết cơ học, xã hội hiện
đại tồn tại và phát triển trên cơ sở đoàn kết hữu cơ.
Kiểu đoàn kết xã hội cơ học. Đây là kiểu đoàn kết xã hội dựa trên sự giống nhau, sự
thuần nhất, sự đơn điệu, sự nhất trí, sự thống nhất của các giá trị, niềm tin, tín ngưỡng, phong
tục, tập quán. Các cá nhân chưa khu biệt hóa và gắn bó với nhau chủ yếu trên cơ sở cùng chia sẻ

16


những giá trị tinh thần chung, trên cơ sở của sự kiềm chế mạnh mẽ từ phía xã hội và lòng trung
thành của cá nhân đối với truyền thống, tập tục và quan hệ gia đình. Sức mạnh của ý thức tập thể
có khả năng chi phối và điều chỉnh suy nghĩ, tình cảm và hành động của các cá nhân. Trong xã
hội kiểu cơ học, quyền tự do cá nhân, tinh thần tự chủ và tính độc lập của các cá nhân rất thấp.
Sự khác biệt và tính độc đáo của cá nhân là không quan trọng, chậm chí bị đè nén, bị triệt tiêu.
Xã hội gắn kết kiểu cơ học thường có quy mô nhỏ, nhưng ý thức cộng đồng cao, các chuẩn mực
chặt chẽ, luật pháp mang tính chất cưỡng chế.
Kiểu đoàn kết xã hội hữu cơ. Đây là kiểu đoàn kết xã hội dựa trên sự phong phú, đa
dạng của các chức năng, các mối liên hệ, các tương tác giữa các cá nhân và các bộ phận cấu
thành nên xã hội. Trong xã hội kiểu hữu cơ, mức độ và tính chất chuyên môn hóa chức năng
càng cao thì các bộ phận trong xã hội càng phụ thuộc, càng gắn bó và đoàn kết chặt chẽ với
nhau. Xã hội đoàn kết kiểu hữu cơ thường có quy mô lớn, ý thức cộng dồng có thể yếu, nhưng

tính độc lập, tự chủ cá nhân được đề cao, được tôn trọng phát triển. Các quan hệ xã hội chủ yếu
mang tính chất chức năng, tính chất trao đổi và được luật pháp, khế ước tôn trọng và bảo vệ.
Sự biến đổi xã hội từ dạng này sang dạng khác bắt nguồn từ những thay đổi có tính quy
luật thể hiện qua các sự kiện xã hội có tính vật chất và phi vật chất. Sự tiến hóa của kiểu đoàn kết
xã hội và gắn liền với nó là kiểu xã hội phụ thuộc vào sự tăng trưởng quy mô xã hội (ví dụ quy
mô, mật độ dân số) và mật độ xã hội (ví dụ mức độ tập trung các đầu mối giao thông, liên lạc,
các mối liên hệ, các tương tác, giao tiếp, trao đổi giữa các cá nhân).
Đoàn kết xã hội và phân công lao động
Kiên quyết đấu tranh vì quyền sống của xã hội học với tư cách là một khoa học độc lập
Durkheim đã tập trung nghiên cứu một vấn đề cốt lõi của kinh tế học là sự phân công lao động
(1893). Ông đặt ra hai mục tiêu nghiên cứu: (1) chỉ ra sự hạn chế kinh tế học khi cho rằng phân
công lao động chỉ có ý nghĩa thuần túy kinh tế, tức là chỉ để làm giàu và chỉ để nâng cao năng
suất, hiệu quả lao động và (2) chỉ ra nguyên nhân xã hội và chức năng xã hội của sự kiện phân
công lao động. Qua việc thực hiện được những mục tiêu này ông cho thấy xã hội học có đối
tượng và phương pháp nghiên cứu riêng đặc trưng của nó.
Theo Durkheim, phân công lao động thực hiện chức năng vô cùng to lớn và quan
trọng đối với cuộc sống con người. Đó là tạo ra sự đoàn kết xã hội, sự hội nhập xã hội.
Cùng với sự biến đổi hình thức phân công lao động là sự xuất hiện kiểu xã hội mới. Với
trình độ phân công lao động ngày càng cao thì vai trò và nhiệm vụ lao động càng bị phân hóa và
chuyên môn hóa sâu sắc. Kết quả là các cá nhân ngày càng phải tương tác với nhau, phụ thuộc
lẫn nhau. Họ không còn đoàn kết với nhau một cách máy móc vì sự dập khuôn, vì sự "hao hao"
giống nhau trong lao động sản xuất và sinh hoạt. Mà các cá nhân trở nên phụ thuộc chức năng
lẫn nhau, tương tác với nhau, quan hệ với nhau một cách chặt chẽ và đó chính là sự đoàn kết hữu
cơ.
Sự biến đổi xã hội phụ thuộc vào sự biến đổi kiểu đoàn kết xã hội. Đến lượt mình sự
đoàn kết xã hội phụ thuộc vào sự phân công lao động. Durkheim chỉ ra các yếu tố xã hội của sự
phân công lao động. Ông cho rằng sự di cư và tích tụ dân cư, đô thị hóa và công nghiệp hóa đã
làm tăng mật độ tiếp xúc, quan hệ và tương tác giữa các cá nhân, nhóm và tổ chức trong xã hội.
Mật độ đạo đức, mật độ năng động tăng lên làm cho mức độ cạnh tranh cũng tăng lên trong xã
hội buộc các cá nhân muốn tồn tại thì phải "đấu tranh", cạnh tranh với nhau thông qua sự phân

công lao động tức là sự chuyên môn hóa chức năng, nhiệm vụ.
Durkhiem chỉ ra rằng sự phân công lao động tỉ lệ thuận với quy mô và mật độ xã
hội. Sự phân công lao động càng tinh vi, chuyên môn hóa chức năng xã hội càng cao thì các cá
nhân, các nhóm xã hội càng tương tác chặt chẽ với nhau và càng phụ thuộc lẫn nhau. Kết quả là
sự phân công lao động trong xã hội thực hiện chức năng tạo ra sự đoàn kết xã hội và củng cố tinh
thần đoàn kết xã hội, nói theo ngôn ngữ khoa học xã hội học hiện đại là tạo ra sự hội nhập xã
hội. Khi nào sự phân công lao động không làm tròn chức năng đoàn kết xã hội thì có nghĩa là xã
hội rơi vào trạng thái bất bình thường, khủng hoảng. Do đó, nhà xã hội học, giống như thầy
thuốc, có nhiệm vụ nghiên cứu tình trạng khủng hoảng, "bệnh tật" của xã hội để góp phần đưa ra
cách cứu chữa nhằm giúp cơ thể xã hội trở lại trạng thái bình thường, "lành mạnh".
Xuất phát từ quan niệm cho rằng sự phân công lao động bình thường là sự phân công
đảm bảo thực hiện chức năng một cách bình thường tức là tạo ra được sự đoàn kết xã hội,

17


Durkheim chỉ ra ba hình thức phân công lao động bất bình thường do không thực hiện được chức
năng đoàn kết xã hội như sau:
Thứ nhất là hình thức phi chuẩn mực. Đây là sự phân công lao động một cách tùy tiện,
tự phát, rối loạn do thiếu sự kiểm soát và điều tiết từ phía hệ các giá trị, chuẩn mực xã hội. Sự
phân công phi chuẩn mực diễn ra dưới tác động của "bàn tay vô hình" theo cách nói của Adam
Smith. Đối với Durkheim, sự quản lý và điều chỉnh từ phía xã hội mà cụ thể là nhà nước rất cần
thiết đối với sự phân công lao động bình thường trong xã hội, nếu khác đi thì có thể xảy ra tình
trạng phân công lao động bất bình thường dưới hình thức phi chuẩn mực.
Thứ hai là hình thức cưỡng bức – bất công. Đây là sự phân công lao động một cách
bắt buộc và bất bình đẳng xảy ra khi các cá nhân buộc phải chấp nhận những vị trí lao động,
nghề nghiệp không phù hợp với năng lực, phẩm chất cá nhân, nhưng lại phù hợp với lợi ích của
một nhóm người này mà hi sinh lợi ích của một nhóm người khác, dẫn đến tình trạng bất công
trong phân phối theo kiểu "làm nhiều hưởng ít". Hình thức phân công lao động cưỡng bức - bất
bình đẳng diễn ra phổ biến trong hệ thống xã hội có chế độ người bóc lột người.

Thứ ba là hình thức thiếu đồng bộ. Đây là sự phân công lao động thái quá dẫn đến tình
trạng "Siêu chuyên môn hóa" làm cho sự điều phối không theo kịp tốc độ chuyên môn hóa, dẫn
đến trạng thái lệch lạc, trục trặc, "cọc cạch", thiếu sự hợp tác thậm chí mâu thuẫn, xung đột xã
hội.
Qua việc nghiên cứu sự phân công lao động trong xã hội, Durkheim đã cho thấy kinh tế
học là một bộ phận, một "cành nhánh" của xã hội học. Durkheim phê phán kinh tế học là khoa
học suy diễn, trừu tượng, máy móc, siêu hình không dựa vào quan sát hiện tượng thực của đời
sống xã hội mà chỉ dựa vào những luận điểm cứng nhắc về "con người kinh tế", "con người duy
lí", "con người vị kỉ" nên không thể giải thích đầy đủ và thỏa đáng hiện tượng phân công lao
động trong xã hội. Trên thực tế, ông viết, con người có cuộc sống thực với tất cả những phức tạp
của họ. Con người ai cũng có gia đình, tổ quốc, niềm tin, tôn giáo, lý tưởng, lập trường chính trị,
nghĩa là họ sống trong hoàn cảnh lịch sử xã hội cụ thể, gắn kết - đoàn kết xã hội dưới những hình
thức hoạt động sống cụ thể. Do đó, cần phải áp dụng tiếp cận xã hội học để hiểu rõ nguyên nhân
và chức năng xã hội của sự kiện kinh tế.
Đoàn kết xã hội và tự tử
Đối với hiện tượng có vẻ đặc thù cho tâm lý cá nhân như tự tử, Durkheim cũng chỉ ra
rằng nạn tự tử là hiện tượng xã hội có mối liên hệ tỉ lệ nghịch với mức độ đoàn kết, gắn kết, hội
nhập xã hội. Tự tử, theo Durkheim định nghĩa, là cái chết do kết quả trực tiếp hoặc gián tiếp từ
hành động tích cực hay tiêu cực của cá nhân chống lại chính bản thân mình mà cá nhân đó biết là
hành động đó nhất định tạo ra kết cục như vậy. Đồng thời ông chỉ ra rằng tự tử phụ thuộc vào các
yếu tố xã hội cụ thể. Ví dụ, theo Durkheim, những người theo Đạo Tin lành tự sát nhiều hơn
những người Công giáo, tỉ lệ tự tử của người chưa có vợ, chồng nhiều gấp ba lần so với những
người có vợ có chồng, tỉ lệ tự tử ở thành phố cao hơn ở nông thôn.
Dựa vào đặc điểm và tính chất của sự đoàn kết xã hội Durkheim phân biệt một số kiểu,
loại tự tử như sau:
Một là tự tử ích kỷ xảy ra khi cá nhân bị bỏ rơi, không được quan tâm đến và cá nhân
sống chỉ vì bản thân mình. Theo định nghĩa của Durkheim, đây là kiểu tự tử do chủ nghĩa cá
nhân quá lớn, quá mạnh gây ra.
Hai là tự tử vị tha - cá nhân tự sát, xả thân vì mục tiêu của nhóm. Theo Durkheim, tự tử
vị tha có thể diễn ra dưới hình thức bắt buộc không thể làm khác trong một tình huống nhất định.

Hành động tự sát này có thể là do quy định, quy ước có tính truyền thống của nhóm, ví dụ kiểu
tự sát của võ sĩ đạo; có thể chỉ đơn giản là do quan niệm đó là sự hi sinh. Dù dưới hình thức cụ
thể nào thì kiểu tự tử vị tha chủ yếu là do sự gắn kết quá mạnh của cá nhân với nhóm, cộng đồng
xã hội.
Kiểu thứ ba là tự tử phi chuẩn mực. Đó là sự tự sát trong tình huống nhiễu loạn, hỗn
độn, khủng hoảng, "vô tổ chức". Trong tình huống xã hội như vậy các chuẩn mực cũ không còn
tác dụng kiểm soát, điều tiết hành vi cá nhân, nhưng các chuẩn mực mới chưa xuất hiện. Cá nhân
rơi vào trạng thái mất phương hướng, chơi vơi.
Kiểu thứ tư là tự tử cuồng tín. Đó là sự tự sát do niềm tin mù quáng chi phối, do bị
kiểm soát, điều tiết quá gắt gao, trừng phạt quá nặng nề về mặt hệ giá trị, chuẩn mực.

18


Cần chú ý tới hai điểm quan trọng nổi bật trong nghiên cứu của Durkheim về tự tử như
sau:
Thứ nhất, các kiểu loại tự tử khác nhau về mức độ, tính chất đoàn kết xã hội chứ không
phải tách biệt hoàn toàn, tuyệt đối. Đặc biệt kiểu tự tử ích kỷ và tự tử vị tha là hai mặt, hai cực
của một hình thức đoàn kết xã hội dựa vào mối liên hệ giữa các cá nhân. Kiểu tự tử phi chuẩn
mực và tự tử cuồng tín là hai mặt, hai cực của một hình thức đoàn kết dựa vào chuẩn mực xã hội
của nhóm.
Điều quan trọng thứ hai là về mặt phương pháp luận xã hội học. Durkheim đã chứng
minh rằng có thể giải thích hiện tượng tự tử từ góc độ xã hội học chứ không phải là tâm lý học.
Là một hiện tượng xã hội, tự tử liên quan tới sự đoàn kết xã hội tức là phụ thuộc vào các mối liên
hệ gắn kết của cá nhân với nhóm và sự điều tiết, kiểm soát từ phía các hệ giá trị, chuẩn mực xã
hội đối với hành vi của cá nhân chứ không phải là phụ thuộc vào tâm lý cá nhân. Với nghiên cứu
này, Durkheim đã chỉ ra sự khác biệt cơ bản giữa xã hội học và tâm lý học và đã thành công
trong việc tách xã hội học ra khỏi tâm lý học.
Đoàn kết xã hội và tôn giáo
Đối với một hiện tượng đặc thù của xã hội loài người là tôn giáo Durkheim đã cho thấy

nó có nguyên nhân xã hội và có chức năng xã hội. Theo ông, đối với những người tín ngưỡng,
những người sống cuộc đời tôn giáo, chức năng đích thực của tôn giáo là gắn kết cá nhân với
nhóm xã hội - đoàn kết cộng đồng, làm cho họ hành động một cách tự tin và giúp cho họ sống
theo quan niệm của họ.
Nhờ tôn giáo với tư cách là một hệ thống thống nhất gồm các niềm tin và các hành động
nghi lễ đối với những thứ được kiêng thờ, thần thánh hóa tạo thành một cộng đồng đạo đức riêng
gọi là "Nhà thờ". Các cá nhân theo tôn giáo đó cảm thấy có sức mạnh hơn để chịu đựng và tìm
cách vượt qua những khó khăn của cuộc sống, cho dù nhiều khi cách thức hành động của họ chỉ
giới hạn trong phạm vi tinh thần, ý thức. Nhờ tôn giáo, nhờ việc các cá nhân cùng thực hiện
những thao tác cụ thể hoặc những thao tác tinh thần gọi chung là thực hành các nghi lễ thờ cúng
mà họ có đức tin, có niềm tin vào một sức mạnh vô hình, siêu tự nhiên, "siêu nhân".
Sự thờ cúng không đơn thuần là hệ thống những dấu hiệu qua đó con người biểu hiện đức
tin ra bên ngoài, mà là cách thức tập hợp các phương tiện qua đó đức tin được sáng tạo và được
tái tạo, được duy trì, củng cố trong đời sống cộng đồng xã hội. Do vậy, Durkheim đã viết rằng sự
thờ cúng Chúa trời chính là sự thờ cúng xã hội, sức mạnh siêu phàm của Chúa trời, của thần
thánh thực chất là sức mạnh của xã hội.
Về mặt lý luận xã hội học, cần thấy rằng đối với Durkheim, tôn giáo nảy sinh dưới tác
động của các yếu tố xã hội, các điều kiện xã hội. Chức năng xã hội cơ bản của tôn giáo là tạo ra
sự đoàn kết xã hội giữa các cá nhân, củng cố niềm tin và tăng cường sự gắn bó, quyết tâm của
các cá nhân trong xã hội. Mặc dù mỗi tôn giáo có khả năng tạo ra một mức độ đoàn kết nhưng
tôn giáo nào cũng là sản phẩm của lịch sử xã hội, của mối tương tác và hoạt động cộng đồng.
Không chỉ tôn giáo mà cả khoa học với tất cả các ý tưởng, phạm trù, khái niệm cơ bản của nó
đều có nguồn gốc xã hội, đều là sản phẩm của các nhân tố xã hội. Durkheim tìm thấy ở các hình
thức sơ đẳng của đời sống tôn giáo tức là đời sống xã hội của xã hội cổ sơ, các gốc rễ của tư
tưởng duy lý và những nguyên tắc tư duy làm tiền đề cho phát triển tư duy khoa học và các phạm
trù lô gích.
Tóm lại, với lý luận và phương pháp luận khoa học, khách quan Durkheim đã xây
dựng, phát triển những quy tắc phương pháp xã hội và khái niệm cơ bản của xã hội học như
sự kiện xã hội và đoàn kết xã hội. Lý thuyết xã hội học của Durkheim làm sáng tỏ nhiều chủ
đề quan trọng như chức năng xã hội và cấu trúc xã hội, phân loại xã hội bình thường và sai

lệch xã hội, trật tự xã hội và biến đổi xã hội.

19


Georg Simmel
Georg Simmel, nhà triết học, tâm lý học, xã hội học người Đức, sinh năm 1858 trong một
gia đình Do Thái ở trung tâm thành phố Berlin. Theo Gordn Marshal, chủ biên cuốn "Từ điển
Oxford về xã hội học", Georg Simmel là một người bị xao lãng nhiều nhất trong số những người
sáng lập ra xã hội học hiện đại.
Ông học sử học, triết học và tâm lý học ở trường Đại học tổng hợp Berlin. Simmel cùng
với F. Tonnies và những người khác đã sáng lập Hội xã hội học Đức năm 1909. Lý thuyết xã hội
học của Simmel có ảnh hưởng lớn tới trường phái xã hội học tương tác biểu trưng, trường phái
Chicago với lý thuyết sinh thái học xã hội nổi tiếng và dòng quan niệm coi xã hội học là một loại
hình nghệ thuật - theo cách phát biểu của Robert Nisbet, tới xã hội học lý giải - theo cách gọi của
M. Weber và xã hội học vi mô nghiên cứu quá trình tương tác xã hội trong nhóm nhỏ và trong
nhóm lớn hơn và xã hội nói chung.
Simmel sinh ra và lớn lên trong bối cảnh của những dòng xoáy kinh tế, chính trị, văn hóa
ở thành thị. Do vậy xã hội học của ông luôn nhằm vào những vấn đề trung tâm của đời sống đô
thị, ví dụ như văn hóa thành thị, tiền bạc và đời sống tinh thần thị dân. Ông mở ra nhiều chủ đề
nghiên cứu cơ bản của xã hội học hiện đại như sự phân hóa xã hội, xung đột xã hội, cạnh tranh
xã hội và các chủ đề khác.
Ông đã công bố khoảng 300 bài báo và hơn 30 cuốn sách trong đó có cuốn Xã hội học
(Soziologie) và "Triết học về đồng tiền" (The philosophy of money) (1900) nổi tiếng cùng hàng
loạt các bài viết đăng trên tạp chí Xã hội học Mỹ từ năm 1896.
- Quan niệm của G.Simmel về xã hội học
Định nghĩa xã hội học
Định nghĩa ngắn gọn: xã hội học là khoa học đặc biệt chuyên nghiên cứu các hình thức
xã hội. Tương tự như môn hình học nghiên cứu các hình khối của các vật thể, theo Simmel, xã
hội học nghiên cứu các hình thức cơ bản của các mối tương tác xã hội.

Xã hội học là khoa học đặc biệt về xã hội nói chung và về các hình thức xã hội nói riêng,
với nghĩa là nó nghiên cứu hình thức, kiểu, dạng của các quá trình, các mối liên hệ xã hội. Giống
như hình học xã hội học nghiên cứu các quy luật, các đặc điểm và tính chất các hình (thức) của
sự tương tác xã hội một cách độc lập với nội dung chứa đựng bên trong các hình (thức) tương tác
đó.
Khái niệm hình thức xã hội được Simmel dùng để chỉ các hình (thù), các dạng (thức)
tương tác mà thông qua đó con người thực hiện mục đích của họ. Như vậy, ta có thể hình dung
xã hội học tương tự như môn lô gích hình thức xã hội hay môn hình học xã hội.
Theo quan niệm của Simmel, xã hội được cấu thành từ các cá nhân và các nhóm xã
hội. Mỗi nhóm gồm các cá nhân tương tác với nhau một cách có ý thức vì những mục đích, động
cơ và lợi ích khác nhau của họ. Nhưng khác với các nhà xã hội học cấu trúc - chức năng thường
coi xã hội như là "thực thể hay siêu thực thể, sự vật hay hệ thống" Simmel xem xã hội như là cái
tên chỉ một số lượng các cá nhân liên hệ với nhau bằng "sự tương tác". Xã hội vừa tồn tại ngoài
cá nhân, ngoài nhóm vừa thông qua sự tương tác xã hội và hành động có ý thức của các cá nhân.
Do đó, cấp độ phân tích cơ bản của xã hội học là cá nhân và nhóm người.
Xã hội học tập trung vào đối tượng nghiên cứu là các đặc điểm và tính chất của mối
tương tác xã hội chứ không phải là nội dung của mối tương tác xã hội.
Cơ cấu của xã hội học
Dựa vào loại vấn đề nghiên cứu trên các cấp độ khác nhau Simmel phân biệt ba bộ phận
cơ bản của xã hội học như sau:
Một là: Xã hội học thuần túy hay xã hội học hình thức (giống như lô gích hình thức)
chuyên nghiên cứu các hình thức của xã hội, hình thức của mối tương tác không phụ thuộc
vào bối cảnh lịch sử.
Hai là: Xã hội học đại cương (General Sociology) nghiên cứu đời sống lịch sử và sự
phát triển lịch sử của xã hội.
Ba là: Xã hội học triết học chuyên nghiên cứu các khía cạnh bản thể luận của khoa
học xã hội và siêu hình học của xã hội.
Tất cả các lĩnh vực nghiên cứu này đều cần vận dụng phương pháp tiếp cận xã hội học
kiểu Simmel là tách biệt hình thức xã hội ra khỏi nội dung xã hội.


20


Đối tượng nghiên cứu của xã hội học hình thức hay xã hội học thuần túy là các hình thức
cơ bản của sự tương tác xã hội. Câu hỏi nghiên cứu xã hội học ở đây là: các cá nhân tương tác
với nhau dưới những hình thức nào, theo những cách nào, theo những kiểu nào?
Có thể gọi xã hội học hình thức theo quan niệm của Simmel là hình học xã hội (Social
Geometry) với trọng tâm nghiên cứu là quy mô, số lượng, kích cỡ, khoảng cách, kiểu, loại tương
tác xã hội. Hình học xã hội của Simmel tìm hiểu ảnh hưởng giữa số lượng thành viên đối với
kiểu, loại và chất lượng tương tác giữa các thành viên.
Simmel cho rằng tăng quy mô nhóm sẽ mở rộng sự tự chủ của cá nhân. Ví dụ đặc điểm
và tính chất tương tác trong nhóm hai người sẽ bị thay đổi một cách căn bản khi xuất hiện nhân
vật thứ ba. Kẻ thứ ba này có thể trở thành người trung gian, người hòa giải, người khích động
hay người chỉ huy. Simmel chỉ ra ý nghĩa và chức năng của "cái thứ ba", nhân vật thứ ba trong
quan hệ xã hội: chính nhân vật thứ ba đã tạo ra và củng cố sự đoàn kết, cố kết và tính cộng đồng
trong tương tác xã hội giữa các cá nhân.
Simmel chỉ ra hai loại hình thức tương tác xã hội (gọi ngắn gọn là hình xã hội) cần
tập trung nghiên cứu sau dây:
Một là: Hình thức diễn tiến của quá trình tương tác xã hội, ví dụ sự phân hóa xã hội
và phân tầng xã hội, mâu thuẫn và xung đột xã hội, trao đổi xã hội, chỉ huy và phục tùng,
cạnh tranh và hợp tác.
Hai là: Hình thức cấu trúc của mối tương tác xã hội ví dụ vai (trò) của nhân vật thứ
ba (the third), vai (trò) của kẻ lạ (the stranger) hay kiểu vai trò của người phiêu lưu (the
adventurer), kiểu người nghèo (the poor) trong xã hội.
Xã hội học đại cương nghiên cứu các đặc điểm và tính của các hình thức lịch sử xã hội
chứ không nghiên cứu nội dung lịch sử xã hội của các sự kiện giống như các môn sử học, tôn
giáo học hay nhân học. Các câu hỏi nghiên cứu xã hội học đại cương là: loài người đã biết tới
những hình thức tương tác xã hội nào? Đã có và đang có những hình thức xã hội nào. Các hình
thức này đã hình thành, vận động, biến đổi và phát triển theo những quy luật nào? v.v.
Theo quan niệm của Simmel, cách phân tích của Durkheim về tiến trình phát triển lịch sử

từ "đoàn kết cơ học" sang "đoàn hết hữu cơ" hay học thuyết ba giai đoạn phát triển lịch sử (thần
học, siêu hình, thực chứng) của Comte chưa thực sự nói tới quy luật vận động, biến đổi của các
hình thức lịch sử xã hội. Theo Simmel các thuyết này chưa trừu tượng hóa hình thức ra khỏi nội
dung của các sự kiện xã hội.

- Quan niệm của G. Simmel về phương pháp luận nghiên cứu xã hội học
Đặc trưng phương pháp xã hội học
Đối tượng nghiên cứu của xã hội học Simmel là các kiểu, các dạng, các hình thù của
quan hệ xã hội, tương tác xã hội. Để phát hiện ra được các kiểu, loại hay hình thức quan hệ
và hành vi của con người, xã hội học phải có phương pháp nghiên cứu thích hợp.
Đặc trưng cơ bản thứ nhất của phương pháp luận mà Simmel vận dụng là phép biện
chứng. Điều này đòi hỏi phải xem xét hình thức tương tác xã hội trên nhiều bình diện, từ nhiều
góc độ, nhiều chiều cạnh, đặt trọng tâm vào sự phân hóa, mâu thuẫn, xung đột, cạnh tranh, v.v.
Đặc trưng thứ hai cũng là yêu cầu của phương pháp luận mà Simmel nêu ra là phải
nghiên cứu hình thức tương tác xã hội tách biệt với nội dung tương tác xã hội. Điều này
tương tự như môn toán hình học nghiên cứu các hình dạng của sự vật tách biệt khỏi nội dung của
chúng.
Nhưng vấn đề khó khăn cơ bản của xã hội học nói chung và xã hội học hình thức nói
riêng, theo quan niệm của Simmel là chưa chỉ ra được những phương pháp cụ thể để phát hiện,
mô tả và phân tích các hình thức xã hội. Các nhà xã hội học thực chứng thường dùng phương
pháp thu thập số liệu, bằng chứng để kiểm nghiệm giả thuyết. Những phương pháp xã hội học
của Simmel đòi hỏi phải áp dụng là phương pháp biện chứng, là luận bàn, là trừu tượng hóa, khái
quát hóa, là phân tích, phân loại, là nghiên cứu trường hợp và lấy ví dụ minh họa cho ý tưởng
phân tích xã hội học.

21


Theo quan niệm mới của Simmel về xã hội học, cần phân biệt một bên là các hình thức
của mối liên xã, tức là mối tương tác xã hội, các mối quan hệ hiểu là sự tương tác giữa các cá

nhân, các nhóm với nhau tạo thành xã hội và một bên là các nội dung của chúng gồm các động
cơ, các mục đích và nội dung vật chất mà nhờ sự tương tác xã hội những nội dung này mang tính
xã hội, trở thành "cái xã hội".
Xã hội không phải là tập hợp các cá nhân, các nhóm mà là phức thể của các hành vi, hoạt
động và tương tác xã hội của các cá nhân. Xã hội xuất hiện ở bất cứ đâu có những cá nhân tương
tác với nhau.
Tương tác xã hội diễn ra trên các cấp độ dưới các hình thức khác nhau từ đơn giản đến
phức tạp và có thể tách biệt với nội dung của chúng. Một hình thức tương tác xã hội có thể chứa
đựng nhiều nội dung - nguyên liệu tức là nhiều động cơ, mục đích rất khác nhau của cá nhân,
nhóm xã hội. Ví dụ, dưới hình thức tương tác kiểu cạnh tranh các bên tham gia có thể theo đuổi
mục đích làm giàu hoặc tìm kiếm danh vọng hay thăng tiến xã hội.
Simmel cho rằng, xã hội học là khoa học nghiên cứu hình thức tương đối tách biệt
khỏi nội dung của các tương tác xã hội của các cá nhân, các nhóm. Với quan niệm này,
Simmel đã có công lớn trong việc gạt bỏ phương pháp nguyên tử luận (phân chia chỉnh thể sự
kiện xã hội thành những bộ phận riêng lẻ) và tâm lý học (cá nhân) ra khỏi xã hội học.
Theo Simmel, xã hội học là khoa học về xã hội loài người, về lịch sử của xã hội với nghĩa
là giải thích các sự kiện xã hội thông qua các mối liên hệ, tương tác xã hội chứ không phải là
khoa học về các thực thể người như là các "nguyên tử", đơn vị xã hội riêng lẻ, độc lập. Xã hội
học là khoa học đặc biệt có vị thế độc lập như các khoa học khác khi tập trung vào nghiên cứu
hình thái và các hình thức của các quan hệ xã hội, tương tác xã hội tách biệt khỏi những động cơ,
lợi ích và nội dung cụ thể được cá nhân thực hiện và thể hiện trong quá trình hoạt động và tương
tác với nhau. Đối tượng nghiên cứu của xã hội học, theo Simmel là những gì có thể trừu tượng
hóa từ những cái hiện có, đang xảy ra trong xã hội. Thực chất, nó nghiên cứu những hoạt động,
những liên kết, những hình thức tương tác, cách thức hiệp tác và con đường cùng tồn tại, cùng
chung sống của các cá nhân, nhóm xã hội.
Phương pháp xã hội học và tâm lý học
Simmel đã có công giải phóng xã hội học ra khỏi tư duy tâm lý học, quan niệm quy giản
mọi khoa học xã hội về khoa học tâm lý. Wilhelm Wundt, nhà tâm lý học đầu tiên trên thế giới,
cho rằng khoa học nói chung, khoa học xã hội và nhân văn nói riêng đều là sản phẩm của tâm
tưởng, của hoạt động ý thức, của sự tưởng tượng của con người, do vậy đều là cành nhánh của

tâm lý học. Nhưng Simmel cho rằng xã hội không phải đơn thuần là tổng số các cá nhân mà còn
là cái gì hơn thế nữa. Do đó xã hội học không phải là tâm lý học cá nhân mà là lĩnh vực nghiên
cứu về xã hội, về mối tương tác xã hội, về những gì ở bên ngoài cá nhân.
Không có gì là mới đối với Simmel khi các nhà tâm lý học lúc bấy giờ cho rằng con
người mang các đặc tính xã hội. Nhưng cái mới trong quan niệm của Simmel là chỉ ra rằng sự
tương tác xã hội giữa các cá nhân, giữa cá nhân với nhóm luôn tạo ra các hình thức và nội dung
cho các quá trình, hiện tượng tâm lý người.
Simmel nghiên cứu những hình thức cơ bản của quan hệ xã hội, ví dụ, trách nhiệm tập
thể, sự phụ thuộc xã hội, sự tạo dựng chỉnh thể xã hội, các đầu mối quan hệ và sự phân hóa, sự
cạnh tranh xã hội.
Trên cấp độ cá nhân, sự cạnh tranh làm tăng chuyên môn hóa, cá nhân hóa. Trên cấp độ
nhóm sự cạnh tranh làm tăng sự giống nhau giữa các nhóm bởi giữa nhóm và cá nhân luôn có
mối tương tác với nhau.
Tóm lại, phương pháp nghiên cứu xã hội học của Simmel là phép biện chứng, là
phương pháp trừu tượng hóa, là phương pháp phân tách hình thức ra khỏi nội dung của
các tương tác xã hội, là phương pháp nghiên cứu lặp theo thời gian và nghiên cứu điểm
theo chiều ngang.
- Quan niệm của G. Simmel về: phân hóa xã hội, mâu thuẫn xã hội, xung đột nhóm, xung
đột/ mâu thuẫn liên nhóm, trao đổi
Ngoài những khái niệm như "Hình thức xã hội", "Nội dung xã hội", "Tương tác xã hội"
Simmel khai triển hàng loạt các khái niệm nghiên cứu cơ bản khác của xã hội học.
Phân hóa xã hội

22


Đây là một hiện tượng xã hội liên quan trực tiếp tới mối tương tác xã hội và quan hệ xã
hội của con người. Simmel cho rằng sự phân hóa xã hội biến đổi từ hình thức hữu cơ sang hình
thức lý tính. Phân hóa xã hội về mặt hữu cơ là sự phân hóa giữa các cá nhân một cách tự nhiên
trên cơ sở sự khác biệt về giới tính, dòng họ, gia đình, dân tộc, nơi sinh sống và những yếu tố tự

nhiên bẩm sinh khác. Phân hóa xã hội về mặt lý tính là sự phân biệt có ý thức, có sự lựa chọn của
các cá nhân.
Phân hóa xã hội dưới hình thức hữu cơ sẽ tạo ra mối tương tác đồng điệu trong nhóm
nguyên sinh như gia đình, dòng họ, bạn bè thân thiết v.v. Đặc trưng xã hội học quan trọng nhất
của hình thức tương tác này là các cá nhân có rất ít sự lựa chọn và họ rất giống nhau với nghĩa
đều là thành viên của nhóm, bị hòa tan vào nhóm mà thiếu bản sắc cá nhân.
Phân hóa xã hội dưới hình thức lý tính tạo cho cá nhân khả năng to lớn trong tương tác xã
hội. Các cá nhân có thể cùng lúc tham gia vào nhiều loại nhóm rất khác nhau và được đối xử với
tư cách là những cá nhân với những bản sắc nhân cách của họ. Xã hội hiện đại đặc trưng bởi sự
phân hóa ngày càng cao theo xu hướng lý tính hóa.
Mâu thuẫn xã hội
Một số nhà xã hội học chỉ nhìn thấy mặt tiêu cực của mâu thuẫn (tức là xung đột) đối với
cá nhân, nhóm xã hội do họ không phân biệt hình thức với nội dung của quan hệ mâu thuẫn xã
hội. Simmel coi mâu thuẫn xã hội là một hình thức của mối tương tác xã hội với tất cả yếu tố tiêu
cực và tích cực của nó đối với xã hội. Ông đặc biệt chú ý tới hệ quả/ chức năng tích cực của
xung đột xã hội trong việc củng cố và duy trì sự đoàn kết, thống nhất trong nội bộ nhóm và giữa
các nhóm.
Theo Simmel, các cá nhân rất dễ xung đột với nhau, bởi vì khác với muôn loài, các cá
nhân sử dụng xung đột với tư cách là phương tiện, hình thức, phương thức để đạt được mục tiêu
chứ không đơn thuần là sự quản ứng chống đối các tác động bên ngoài. Xung đột và hiệp tác là
hai mặt của cùng một sự tương tác xã hội. Bởi ít nhất các cá nhân luôn phải thống nhất tức là
phải hiệp tác với nhau trên nguyên tắc và các chuẩn mực về cách thức thể hiện và sử dụng xung
đột để đạt mục đích.
Mâu thuẫn, xung đột diễn ra một cách tự nhiên, một cách bình thường và khách quan
trong các khung cảnh và tình huống xã hội khác nhau từ gia đình đến bạn bè, cơ quan, nơi làm
việc. Karl Marx coi xã hội chủ yếu là một cấu trúc theo chiều dọc gồm các giai cấp - các tập
đoàn xã hội có lợi ích mâu thuẫn với nhau và do đó luôn mâu thuẫn nhau. Nhưng Simmel xem
xã hội là một cấu trúc ngang - dọc gồm các cá nhân, các nhóm người có mối quan hệ tương tác
và mâu thuẫn chồng chéo, chằng chịt theo nhiều chiều dọc - ngang rất phức tạp. Đây là một ý
tưởng xã hội học quan trọng thu hút sự chú ý của nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu sự hợp tác,

cạnh tranh, mâu thuẫn và xung đột giữa các cá nhân, các nhóm người trên cùng một giai tầng của
hệ thống cấu trúc xã hội.
Các loại mâu thuẫn trong nhóm
Các loại xung đột nội bộ là mâu thuẫn trong nhóm được Simmel chia là ba loại như sau:
Thứ nhất là xung đột tính cách giữa những người có chung nhiều đặc điểm, phẩm chất
cá nhân và có nhiều điểm giống nhau khác. Trong bối cảnh các thành viên của nhóm có chung
nhiều đặc điểm với nhau, sự thống nhất đoàn kết của nhóm chủ yếu dựa vào sự giống nhau.
Trong điều kiện như vậy một vài điểm khác biệt nhỏ, nhất là về tính cách ở một người nào đó
cũng có thể bị khuyếch đại thở thành lớn và dễ dàng bị coi là mối đe dọa đối với các chuẩn mực
đã được nhất trí, tán thành trong nhóm. Từ đó nảy sinh xung đột trong nhóm mà các bên tham
gia thường có xu hướng quên mất hoặc coi thường những gì mà họ đã thống nhất với nhau.
Loại xung đột thứ hai trong nhóm là xung đột đại diện giữa các bên tự coi mình có
quyền thay mặt cho cả nhóm và coi bên kia là kẻ đe dọa sự tồn tại của cả tập thể nhóm. Trong
nội bộ nhóm có thể xuất hiện tình huống là các bên xung đột với nhau về một số đặc điểm nhất
định nhưng đồng thời họ xung đột với nhau nhân danh sự đoàn kết, thống nhất của cả nhóm.
Loại xung đột này dễ trở nên căng thẳng, khốc liệt do các bên tranh giành vị thế là người đại
diện của cả nhóm và từ đó coi nhau là kẻ thù đối kháng, "một mất một còn".
Loại xung đột thứ ba trong nhóm là xung đột cạnh tranh giữa các bên được coi là đối
ngược nhau nhưng lại được thừa nhận với nhau là có quyền giành giật cùng một mục tiêu. Trong
trường hợp này xung đột có thể diễn ra dưới hình thức cạnh tranh trực tiếp kiểu thi đua, ganh đua
giữa các bên với nhau như thường thấy trong lĩnh vực ganh đua thể thao; hoặc dưới hình thức

23


cạnh tranh gián tiếp qua khâu trung gian. Các bên xung đột tương tác với nhau thông qua "người
thứ ba" để giành mục đích về mình. Ví dụ là đàm phán qua người trung gian hòa giải, qua trọng
tài. Simmel cho rằng môi trường cạnh tranh có lợi cho sự hội nhập, đoàn kết xã hội, bởi nó luôn
đòi hỏi các cá nhân thành viên, các bên tham gia phải thỏa thuận với nhau về cách thức tương tác
với nhau.

Mâu thuẫn liên nhóm
Simmel có quan niệm tích cực, lạc quan đối với vị trí, vai trò của mâu thuẫn nói chung và
mâu thuẫn/xung đột liên nhóm nói riêng. Xung đột giữa các nhóm có tác dụng làm tăng mức độ
tập trung quyền lực trong mỗi nhóm, tăng tình đoàn kết và giảm sự sai lệch, bất đồng trong nhóm
và tăng khả năng tương tác đồng minh giữa các nhóm có cùng kẻ đối đầu. Xung đột giữa các
nhóm tất yếu làm tăng cường độ tập trung quyền lực, sức người, sức của để giải quyết xung đột.
Xung đột liên nhóm làm tăng sự thống nhất, đoàn kết xã hội và tăng sự kiểm soát đối với những
sai lệch xã hội với nghĩa là các thành viên phải trung thành với các giá trị, chuẩn mực của nhóm
và trừng trị mọi sự vi phạm. Xung đột ngoài nhóm làm tăng khả năng liên minh giữa những
nhóm có cùng chung kẻ thù, cùng chung người đối đầu hay cùng chung mối đe dọa, hiểm nguy
theo kiểu "kẻ thù của kẻ thù mình là bạn".
Nếu coi mỗi nhóm là một đơn vị như là một cá nhân, một người thì mâu thuẫn liên nhóm
cũng có những loại hình giống như mâu thuẫn giữa các cá nhân trong nhóm. Tuy nhiên tính chất,
mức độ và cường độ của mâu thuẫn, xung đột liên nhóm khác với mâu thuẫn giữa các cá nhân.
Trao đổi
Simmel quan niệm trao đổi là một hình thức xã hội, một dạng "thuần khiết và phát triển
cao nhất" của sự tương tác xã hội. Nhưng không phải tương tác nào cũng là trao đổi. Trao đổi xã
hội luôn luôn chứa đựng yếu tố "được - mất", "lỗ - lãi" và các thành phần quan trọng, ví dụ, động
cơ/mong muốn đem cái mình có để đổi lấy cái mà mình không có nhưng lại có ở người khác.
Hành động trao đổi. Cấu trúc vi mô của hành động người gồm có thành phần động cơ,
xác định mục đích, lựa chọn phương tiện/công cụ, biến đổi môi trường, thực hiện và thỏa mãn
với mục đích đã đặt ra. Khác hẳn với muôn loài khác, con người biết sử dụng các công cụ ngày
càng tinh vi khác nhau để đạt mục đích. Trong số đó phải kể tới loại công cụ trừu tượng là ngôn
ngữ, khái niệm và đồng tiền. Ngôn ngữ là một loại phương tiện đặc biệt để thực hiện sự trao đổi
hết sức phức tạp giữa người với người.
Vai trò của tiền trong trao đổi. Simmel đặc biệt quan tâm nghiên cứu các hình thức
"trao đổi kinh tế" nhất là hình thức trao đổi trong đó đồng tiền được sử dụng làm chỉ báo trừu
tượng để đo giá trị. Không phải mọi sự trao đổi, kể cả trao đổi kinh tế đều được tiến hành thông
qua đồng tiền. Mà việc sử dụng tiền làm vật trung gian để trao đổi là sản phẩm lịch sử của sự
phân hóa xã hội, sự tăng trưởng và duy lý hóa trong xã hội. Một khi xuất hiện nền kinh tế tiền tệ

thì đồng tiền đã làm con người hiện đại biến đổi sâu sắc từ hành động xã hội đến tâm tưởng, từ
tương tác cá nhân đến lối sống thành thị, tất cả mọi thứ đều được tính toán, cân đo, đong đếm.
Tóm lại, khi bàn về vai trò của các nhà xã hội học tiền bối, một số tác giả này dường như
bỏ quên G. Simmel, nhưng nhiều tác giả khác lại đánh giá rất cao ảnh hưởng của ông đối với
nhiều trường phái xã hội học hiện đại. Thực tế, các quan niệm xã hội học của Simmel đóng vai
trò là nền móng cho sự hình thành và phát triển thuyết tương tác biểu trưng, thuyết xung đột,
thuyết trao đổi, thuyết mạng lưới xã hội, thuyết hậu - hiện đại trong xã hội học. Với các công
trình nghiên cứu xã hội học về các hình thức, đặc điểm của tương tác xã hội trong mối quan hệ
với quy mô, số lượng thành viên tương tác với nhau, Simmel được gọi là "ông tổ" của xã hội học
định lượng.
Khác với một số nhà xã hội học thực chứng thường quy xã hội về thực thể, nhưng tương
tự như các nhà (toán) hình học, Simmel chủ trương xây dựng xã hội học với tư cách là một khoa
học khách quan về xã hội (hình học xã hội) với đối tượng nghiên cứu đặc biệt là các hình thức xã
hội. Simmel đã triển khai phương pháp biện chứng trong xã hội học khi ông phân tích định
lượng và định tính mối tương tác nhiều chiều, tích cực và tiêu cực, hiệp tác và cạnh tranh/xung
đột trong các hình thức xã hội.
Như vậy là, đối với truyền thống xã hội học bách khoa ở Đức mà Karl Marx và Max
Weber đã dày công đặt nền móng xây dựng. Georg Simmel có công vun trồng và phát triển mạnh
nhiều hướng nghiên cứu kết quả thành nhiều chủ thuyết lớn của xã hội học thế kỷ XX.

24


25


×