Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Nghiên cứu thị trường nhập khẩu và lựa chọn đối tác hợp đồng mua bán quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.11 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TÉ
=================

TIỂU LUẬN
GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Hà Nội, 2015

MỤC LỤC


NỘI DUNG
I.

Cơ sở lý luận
1. Khái quát về hợp đồng mua bán quốc tế
a. Khái niệm
Hợp đồng mua bán quốc tế là thỏa thuận giữa những đương sự có trụ sở thương mại ở các
quốc gia khác nhau theo đó một bên gọi là Bên bán (Bên xuất khẩu) có nghĩa vụ chuyển vào
quyền sở hữu của một bên khác gọi là Bên mua (Bên nhập khẩu) một tài sản nhất định, gọi
là hàng hóa. Bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho Bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng
hóa theo thỏa thuận
b. Điều kiện hiệu lực của hợp đồng mua bán quốc tế

Theo Luật Thương mại Việt Nam thì hợp đồng trong giao dịch thương mại quốc tế nói chung
và trong mua bán ngoại thương nói riêng, phải đáp ứng 4 điều kiện sau:
● Chủ thể của hợp đồng là bên mua và bên bán phải có đủ tư cách pháp lý

Về phía Việt Nam, theo Nghị định 12/2006/NĐ-CP ngày 23/1/2006, phải là doanh nghiệp đã
có đăng ký kinh doanh (theo thủ tục thành lập doanh nghiệp) và đã đăng ký mã số kinh doanh


xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh, thành phố.
Doanh nghiệp không được phép xuất nhập khẩu những mặt hàng cấm nhập, xuất khẩu. Đối
với những mặt hàng được phép xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện, họ phải xin được hạn
ngạch (trường hợp hàng thuộc diện Nhà nước quản lý bằng hạn ngạch) hoặc được giấy phép
(trường hợp hàng thuộc diện Nhà nước quản lý bằng giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu)
● Hàng hóa theo hợp đồng là hàng hóa được phép mua bán theo quy định của pháp luật

Đối tượng hợp đồng phải là hàng được phép xuất nhập khẩu theo các văn bản pháp luật hiện
hành
● Hình thức của hợp đồng phải là hình thức văn bản

Đó có thể là bản hợp đồng (hoặc bản thảo) có chữ ký của hai bên, cũng có thể là những thư
từ, điện tín, điện chữ, thư điện tử bao gồm:
Chào hàng + Chấp nhận chào hàng = Hợp đồng đã giao kết
Hoặc
Đặt hàng + Xác nhận đặt hàng = Hợp đồng đã giao kết


● Hợp đồng mua bán quốc tế phải có các nội dung chủ yếu mà luật pháp quy định

Một hợp đồng mua bán quốc tế thường gồm hai phần: Các điều khoản trình bày và các điều
khoản và điều kiện.
Các điều khoản trình bày:
-

Thông tin về chủ thể
Số hiệu và ngày tháng
Cơ sở pháp lý
Dẫn chiếu, giải thích, định nghĩa một số thuật ngữ sử dụng trong hợp đồng
Các điều khoản và điều kiện

Điều khoản đối tượng
Điều khoản tài chính
Điều khoản vận tải
Điều khoản pháp lý

Ngoài ra hợp đồng có thể bao gồm các điều khoản tùy ý theo thỏa thuận giữa hai bên tham
gia.
2. Tổng quan về điều kiện cơ sở giao hàng CFR, Incoterms 2010

CFR – Tiền hàng và cước phí
Cách ghi: CFR (cảng đến quy định) Incoterms® 2010
“Tiền hàng và Cước phí” có nghĩa là người bán giao hàng phải giao hàng trên tàu hoặc mua
hàng đã được giao như vậy. Rủi ro về mất mát hay hư hỏng hàng hóa chuyển sang người mua
khi hàng hóa ở trên tàu. Người bán phải ký hợp đồng và trả mọi chi phí và cước phí cần thiết
để đưa hàng tới cảng đến quy định.
Quy tắc này có hai điểm tới hạn, vì rủi ro và chi phí chuyển tại những nơi khác nhau. Mặc dù
hợp đồng luôn quy định cảng đến, nhưng có thể lại không quy định cảng bốc hàng, là nơi rủi
ro chuyển sang người mua.Nếu người mua có những lưu ý nhất định đến cảng bốc hàng, các
bên nên quy định càng chính xác càng tốt cảng bốc hàng trong hợp đồng.
Các bên nên quy định càng chính xác càng tốt địa điểm ở cảng đến đã thỏa thuận, vì các chi
phí tới điểm đó người bán phải chịu. Người bán nên có được hợp đồng vận tải phù hợp với địa
điểm này. Nếu người bán phải chịu những chi phí theo hợp đồng vận tải liên quan đến việc dỡ
hàng tại địa điểm quy định ở cảng đến, người bán không có quyền đòi lại những chi phí đó từ
người mua trừ khi có thỏa thuận khác giữa các bên. Người bán phải hoặc giao hàng trên tàu
hoặc mua hàng đã được giao như vậy để gửi hàng tới cảng đến. Ngoài ra, người bán hoặc phải
ký hợp đồng vận tải hoặc “mua” một hợp đồng như vậy. Từ “mua” ở đây nói về việc bán hàng
nhiều lần trong một chuỗi giao dịch (“bán hàng trên hành trình”), phổ biến trong buôn bán
nguyên liệu.



CFR có thể không thích hợp khi hàng được giao cho người chuyên chở trước khi lên tàu, ví
dụ hàng trong container, có đặc thù là giao tại điểm tập kết. Trong những trường hợp như vậy,
nên sử dụng quy tắc CPT.
CFR đòi hỏi người bán phải làm thủ tục thông quan xuất khẩu cho hàng hóa, nếu có. Tuy
nhiên, người bán không có nghĩa vụ thông quan nhập khẩu, nộp thuế nhập khẩu hoặc thực
hiện bất kỳ thủ tục hải quan nhập khẩu nào.
II.

Nghiên cứu thị trường nhập khẩu và lựa chọn đối tác
1. Nghiên cứu thị trường
Hiện cả nước có khoảng 160 doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu. Trong đó, doanh nghiệp sản
xuất, tái chế trực tiếp nhập khẩu phế liệu chiếm khoảng 75%; nhập khẩu để phân phối chiếm
khoảng 18%; còn lại là doanh nghiệp nhập khẩu ủy thác.
Theo ước tính của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT), tổng số phế liệu nhập khẩu làm
nguyên liệu sản xuất năm 2011 vào khoảng hơn 2,9 triệu tấn, chủ yếu là phế liệu sắt, nhựa,
giấy, xỉ cát, xỉ slay, thạch cao. Chỉ tính riêng 7 tháng đầu năm 2011, nước ta đã nhập khẩu 1,3
triệu tấn phế liệu sắt thép, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2010 với nguồn gốc của chủ yếu từ
Mỹ, Nam Phi, Úc, EU.
Theo Tổng cục Hải quan, quý I/2012, nhập khẩu phế liệu sắt thép đạt 679.173 tấn, kim ngạch
đạt 305,4 triệu USD, tăng 15% về lượng và tăng 20,8% về trị giá so với quý I/2011. Giá nhập
khẩu bình quân sắt thép phế liệu trong quý I/2012 ở mức 449,6 USD/tấn, tăng 21,6 USD/tấn
so với quý I/2011.
Tháng 3/2014, cả nước đã nhập khẩu 264,6 nghìn tấn, trị giá 100,5 triệu USD, tăng 24,8% về
lượng và tăng 26,1% về trị giá so với tháng 2/2014, nâng lượng phế liệu sắt thép nhập khẩu
trong 3 tháng đầu năm nay là 643,6 nghìn tấn, trị giá 254,3 triệu USD, giảm 2,23% về lượng
và giảm 6,87% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
2. Nhận biết hàng hóa
● Mặt hàng nhập khẩu: HMS1/2 và vụn thép phế liệu
● Chất lượng: đạt yêu cầu của các quy định trong khoản 1, điều 1 của Thông tư số


43/2010 “Quy định quy chuẩn quốc gia về môi trường”
● Giá cả HMS1/2 90/10 trên thị trường vào tháng 6/2011:

Thế giới: Mỹ 475 USD/MT; Trung Quốc 480 USD/MT; Thổ Nhĩ Kỳ 470 USD/MT
Nội địa: 485-490 USD/MT với hàng tàu rời và 480 USD/MT với hàng container
Thị trường thép phế trên thế giới khá trầm lắng và không có biến động lớn trong giai đoạn
tháng 5 đến tháng 6/2011
3. Phân tích đối tác
a. BÊN XUẤT KHẨU: SIA Tolmets Ltd.
- Trụ sở chính: Hika 5, Tp.Liepaya, Latvia
- Điện thoại: +371 63425200


- Fax: +371 63425988
- Đại diện: Giám đốc bán hàng Janis Vecbachkis
● Thành lập từ năm 1999, hiện nay Tolmets là công ty dẫn đầu trong ngành thu gom và

tái chế phế liệu tại khu vực Baltic cũng như nước Latvia với lợi nhuận hàng năm rơi
vào khoảng10 - 50 triệu USD. Tolmets khống chế 80% thị tường thép phế ở Latvia và
50% ở thị trường Baltic. Đã giao dịch với nhiều nước ở Châu Âu và Đông Nam Á, gây
dựng được uy tín về chất lượng và ưu đãi.
● Chất lượng sản phẩm: phế liệu được chế biến và phân loại theo quy định số 960TM
của Nội Các Latvia, các phế liệu được lựa chọn có kích thước lớn và phù hợp để tái
chế. Quy trình tái chế hiện đại đảm bảo đươc các tiêu chuẩn kỹ thuật
● Giá trị sản phẩm phụ thuộc vào số lượng, chất lượng cũng như ngày mua hàng. Số

lượng và chất lượng sẽ được kiểm tra bởi công ty có năng lực.
● Giá cả thép phế liệu cao hơn so với các nước xuất khẩu phế liệu lớn như Mỹ, Trung

Quốc, Thổ Nghĩ Kỳ

b. BÊN NHẬP KHẨU: Công ty cổ phần Thép Việt Nam (VietNam Steel
Corporation)
-

Trụ sở chính: 91 phố Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội,

-

Việt Nam
Điện thoại: +84 4 3856 1767 316
Fax: +84 4 3856 1815
Đại diện: Tổng giám đốc Lê Phú Hưng



Thành lập từ năm 1995, hoạt động theo mô hình cổ phần

với hơn 50 đơn vị trực thuộc, công ty con và công ty kiên kết; kinh doanh chủ yếu trên
các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thép, và các vật tư, thiết bị liên quan đến ngành
thép, ngoài ra còn có các hoạt động kinh doanh khác. Hiện tại các doanh nghiệp trong
hệ thống VNSTEEL cung cấp trên 50% nhu cầu thép xây dựng và khoảng 30% nhu
cầu thép cán nguội trong nước.
Căn cứ vào điều 6 Luật thương mại năm 2005 và điều 3 Nghị định 187/2013/NĐ-CP quyền
kinh doanh xuất nhập khẩu thì cả 2 chủ thể trong hợp đồng đều là chủ thể hợp pháp và có
quyền kinh doanh xuất nhập khẩu tại Việt Nam
III.

Ký kết hợp đồng
Hợp đồng được ký kết vào ngày 26/09/2011, số hiệu hợp đồng 11/09 – BR65.
Tổng thể có 9 điều khoản như sau:

1.



-

Điều 1: Tên hàng, chất lượng và số lượng
Tên hàng: Thép phế liệu
Thành phần: 1,500 MT HMS1/2 90/10 và 1,500 MT vụn thép phế liệu
Chất lượng
HMS 1/2 90/10 như mã ISRI số 200 – 206
90% HMS1 như mã ISRI số 200/201/202





-

10% HMS2 như mã ISRI số 203/204/205/206
Vụn thép phế liệu như Mã ISRI số 211, tỷ trọng trung bình 70LBS/ Khối foot.
Số lượng: 3000 MT (+/- 10% do người bán quy định)
Xuất xứ: Latvia, Châu Âu
Chú ý về điều khoản chất lượng (không được đề cập trong LC):
Thép phế liệu không được chứa hóa chất độc hại, chất phóng xạ, dễ cháy nổ, gỉ, chất

-

hữu cơ từ động thực vật có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm hoặc chất thải y tế.
Thép phế liệu không chứa bom, vũ khí, đạn dược, ngư lôi, mìn, khí ga, container, bể

hoặc lớp vỏ có chì; xi lanh chứa gas, các khí dễ cháy hoặc bất cứ vật liệu dễ cháy nào

-

khác.
Thép phế liệu không chứa phụ gia như xỉ kim loại, xỉ, chất bã dư thừa/ thép nóng chảy,
phích cắm, vụn thép, cắt ghép, rác, dầu nhờn, cao su, nhựa, phụ tùng dầu, hợp kim, gỗ,
hóa chất, bất kỳ chất nào không phải kim loại hoặc tạp chất. Tuy nhiên, một lượng nhỏ
những chất này trong container sẽ được người mua bỏ qua và phải được coi là tạp

-

chất.
Phế liệu phải được cắt bỏ thông qua chiều dài hoặc chiều rộng hoặc làm kín mỗi phần.
Phế liệu chỉ được chứa sắt và thép phế liệu. Tổng khối lượng tạp chất bao gồm cả gỉ
sét, ăn mòn, bụi bẩn, bùn hoặc chất thải và các tạp chất khác là không quá 0, 3 %.

● Đóng gói: Trong container có độ dài 20 feet, được duy trì trong điều kiện tốt trước khi

bốc hàng.
Hình ảnh tại cảng xếp hàng được chụp trong quá trình bốc hàng vào các container được
0/50/75/100% và được gửi cho người mua trong vòng 25 ngày sau khi hoàn thành việc bốc
hàng.
❖ Nhận xét:
- Tên hàng đã được quy định cụ thể trong hợp đồng: Thép phế liệu (tên thương mại)
-

+HMS1 – 2 (số hiệu của hàng hóa)+Latvia Châu Âu (nơi sản xuất hàng hóa)
Điều khoản số lượng sử dụng đơn vị tính MT, áp dụng phương pháp quy định phỏng


-

chừng: 3000 MT với dung sai 10%, quy định người bán lựa chọn dung sai.
Điều 1 trong hợp đồng cũng đã quy định rõ chất lượng hàng hóa dựa theo tiêu chuẩn
ISRI, đồng thời cũng đưa ra những tiêu chí về chất lượng hàng hóa do 2 bên thỏa

thuận. Kiểm tra hàng hóa được thể hiện chi tiết ở điều khoản 5 của hợp đồng.
2. Điều 2: Giá
● Đơn giá: 478USD/MT với mẫu HMS 1/2 90/10, 488USD/MT với vụn thép phế liệu.
Điều kiện CFR CY cảng Hải Phòng, Việt Nam, theo Incoterms® 2010.
● Tổng giá trị: 1,449,000 USD (+/- 10%)
(Bằng chữ: Một triệu bốn trăm bốn mươi chín nghìn USD (cộng hoặc trừ 10%)
● Hóa đơn: Dựa trên trọng lượng thực tế.
❖ Nhận xét:


Điều khoản giá cả trong hợp đồng này đã bao gồm đồng tiền tính giá (USD), phương pháp
quy định giá cố định, điều kiện cơ sở giao hàng liên quan đến giá cả CFR cảng Hải Phòng,
Incoterms® 2010, tuy nhiên chưa quy định các chi phí được tính vào giá.
3. Điều 3: thanh toán

Trong vòng 7 (bảy) ngày kể từ ngày ký hợp đồng, người mua mở cho người bán hưởng tín
dụng thư không hủy ngang, trả ngay 100% giá trị hợp đồng, thông báo qua:
Ngân hàng thông báo/Thông tin thanh toán bằng LC





Ngân hàng Latvijas Unibanka

Mã SWIFT: UNLALV2X
Số tài khoản: LV50UNLA0050005226408
Người thụ hưởng: SIA TOLMETS

100% giá trị hợp đồng được trả nếu cung cấp đầy đủ các chứng từ sau đây:
-

Bộ gốc đầy đủ 3/3 vận đơn đường biển hoàn hảo, ghi rõ “hàng đã bốc”, theo lệnh của
ngân hàng phát hành L/C và thông báo tới người mua tên cảng bốc và quốc gia; số
hiệu, kích thước, số đăng ký và trọng lượng tịnh của container, thông tin về đại lý tàu

-

biển tại Hải Phòng, Việt Nam.
3/3 bản gốc Hợp đồng thương mại do người bán cấp dựa trên khối lượng tịnh.
3/3 bản gốc Phiếu đóng gói do người bán cấp ghi rõ tổng số containers, kích thước,

-

trọng lượng tịnh của mỗi container và tổng khối lượng trong mỗi chuyến hàng.
1 bản gốc và 2 bản sao của Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ phát hành bởi Phòng

-

thương mại và công nghiệp ở Latvia.
1 bản gốc và 2 bản sao Giấy chứng nhận Chất lượng, Số lượng, Giấy chứng nhận
không chất phóng xa và không chất cháy nổ do Alex Stewart xác nhận lô hàng được

-


giao phù hợp với Điều 1 của Hợp đồng này.
Giấy chứng nhận của người thụ hưởng xác nhận 1 bộ gồm các bản sao các chứng từ
giao hàng không chuyển nhượng được gửi trực tiếp tới người mua qua fax hoặc email

trong vòng 10 ngày kể từ ngày phát hành vận đơn.
❖ Hướng dẫn mở tín dụng thư:
- Tất cả chi phí khi vào tới bên trong địa phận Việt Nam đều do người mua trả, tất cả phí
bên ngoài Việt Nam bao gồm cáp, bốc và hoàn trả đều do người bán trả. Chi phí tu
-

sửa, nếu có, sẽ do bên yêu cầu trả.
Cho phép dung sai 10 % về số lượng và tổng giá trị.
Không cho phép hoàn trả qua điện tín.
Chứng từ của bên thứ 3 được chấp nhập trừ hóa đơn và hối phiếu.
Hối phiếu phải được ký phát cho mỗi bộ chứng từ. Tất cả những chứng từ giao hàng

-

đều phải ghi ngày và mã số tín dụng thư.
Vận đơn được biển được lập bởi hãng tàu hoặc đại lý của họ, trong đó chỉ ra cụ thể đại

-

lý vận chuyển ở Việt Nam. Không chấp nhận hãng Maersk.
Cảng dỡ trong chứng từ giao hàng có thể khác nhau nhưng Cảng giao hàng cuối cùng
phải là cảng Hải Phòng.


-


Chứng từ được chấp nhận trong vòng 21 ngày kể từ ngày phát hành vận đơn đường

-

biển nhưng vẫn phải trong thời hạn hiệu lực của L/C.
Chấp nhận ngày giao hàng trước ngày L / C phát hành được nhưng phải sau ngày ký

-

hợp đồng.
Tất cả các chứng từ đều bằng tiếng Anh trừ tên riêng hoặc Dấu.
Ngày hết hạn: 30 tháng 11 năm 2011.
Lỗi chính tả, lỗi đánh máy và các lỗi nhỏ được xem xét bỏ qua và chấp nhận, trừ trong
mô tả hàng hóa, số lượng, chất lượng, tổng giá trị, mã số container, số đăng ký và tên

-

người nhận hàng.
Tín dụng thư được hiểu theo Tập quán hải quan và Thực hành chứng từ được sửa đổi
năm 2000, Phòng thương mại quốc tế, số 600.

❖ Nhận xét: Điều khoản thanh toán là điều khoản không thể thiếu trong mọi hợp đồng

nên được các bên rất chú trọng và quy định rõ ràng kĩ càng. Trong điều khoản thanh
toán của HĐ này đã chỉ rõ phương thức thanh toán (trả ngay bằng L/C), thời hạn thực
hiện thanh toán, thời hạn hiệu lực của L/C, giá trị tiền thanh toán, bên hưởng lợi, Ngân
hàng thông báo, bộ chứng từ thanh toán. Ngoài ra, HĐ còn bao gồm cả hướng dẫn mở
thư tín dụng nhằm thuận lợi cho bên mua và bên bán trong quá trình thanh toán và
tranh chấp về sau. Tuy nhiên điều kiện thanh toán còn thiếu nội dung về đồng tiền
4.







-

thanh toán, thiếu ngân hàng phát hành.
Điều 4: Giao nhận hàng hoá
Thời gian giao hàng: không chậm quá ngày 30/11/2011
Cảng bốc hàng: Bất kỳ cảng nào ở Latvia
Cảng dỡ/ cảng đến: Cảng Hải Phòng, Việt Nam
Cho phép chuyển tải
Cho phép giao hàng từng đợt tối đa 10 lần
Thông báo giao hàng:
Trong vòng 10 ngày kể từ khi tàu chở hàng khởi hành đến Việt Nam, bên bán sẽ thông
báo cho bên mua bằng fax/email những thông tin sau: Số hiệu hợp đồng, tổng số
container được bốc và tổng trọng lượng tịnh, cảng bốc hàng, số hiệu của tàu, số hiệu
của vận đơn, ngày giao hàng, ETD (expected time of departure – thời gian dự kiến tàu

-

khởi hành), ETA (expected time arrival – thời gian dự kiến tàu sẽ đến cảng chỉ định)
Trong trường hợp lô hàng đã đến cảng Hải Phòng nhưng chứng từ giao hàng gốc chưa

-

được đưa đến Ngân hàng phát hành, bên bán sẽ phải chịu chi phí phát sinh (nếu có).
Bên bán sẽ đề nghị hãng tàu cho phép tối thiểu 10 ngày được lưu container tại cảng

miễn phí.

❖ Nhận xét:
- HĐ này đã đầy đủ những nội dung tối thiểu cần quy định trong điều khoản giao hàng:

địa điểm ghàng (cảng bốc và dỡ); thời hạn giao hàng (là thời hạn giao hàng có định
kì); thông báo giao hàng (thời điểm: 10 ngày kể từ khi tàu chở hàng đến Việt Nam, nội
dung và phương thức thông báo: fax/email). Vì giao nhận hàng theo điều kiện CFR –
người bán thuê tàu nên chỉ cần 1 lần thông báo.


-

Tuy nhiên, điều khoản giao hàng cần có thêm khoản phạt/thưởng và điều kiện dỡ hàng
để dễ dàng giải quyết khi có tranh chấp. Vì người bán là ng kí hợp đồng vận tải thuê
tàu nên nếu ng mua dỡ hàng chậm thì tàu sẽ thực hiện theo mức fạt được quy địh trog

5.
a.



HĐVT do ng bán chịu chi phí nhưng lại là lỗi của ng mua.
Điều 5: Giám định và khiếu nại
Khiếu nại
Đối tượng khiếu nại: bên bán
Thời hạn khiếu nại: sau khi hoàn thành viêc dỡ toàn bộ lượng hàng theo hợp đồng tại
kho của bên mua và/hoặc tại cảng dỡ trong vòng 30 ngày kể từ khi nhận được báo cáo

gốc cuối cùng của SGS/kiểm soát viên/NKK

● Trình tự tiến hành khiếu nại, trách nhiệm và nghĩa vụ các bên, cách thức giải quyết
khiếu nại: Trong trường hợp bên mua phát hiện chất lượng/ khối lượng của hàng được
giao không tuân thủ quy định trong hợp đồng, bên mua có thể gửi mọi báo cáo điều tra
đến email của bên bán trong vòng 30 ngày sau ngày phát hành của báo cáo gốc của
SGS/giám định viên/NKK của chuyến giao hàng cuối cùng. Khiếu nại phải được gửi
sau khi hoàn thành viêc dỡ toàn bộ lượng hàng theo hợp đồng tại kho của bên mua
và/hoặc tại cảng dỡ trong vòng 30 ngày kể từ khi nhận được báo cáo gốc cuối cùng
của SGS/kiểm soát viên/NKK.
Khi bên bán nhận được khiếu nại từ bên mua, bên bán sẽ thông báo cho bên mua
khiếu nại về chất lượng có được chấp nhận hay không trong vòng 7 ngày kể từ khi nhận được
khiếu nại.
Nếu khiếu nại được chấp nhận thì sẽ thanh toán cho bên mua bằng T/T trong vòng 7
ngày hoặc được khấu trừ vào số dư của giá trị hoá đơn. Nếu khiếu nại không được chấp nhận
thì sẽ hoà giải theo điều khoản 8: Trọng tài.
b. Giám định:
● Đơn vị giám định: SGS (tổ chức hàng đầu thế giới trong lĩnh vực giám định, thử

nghiệm, thẩm tra và chứng nhận)/ giám định viên/ NKK (hội đăng kiểm)
● Giá trị: giá trị cuối cùng và ràng buộc cả 2 bên trong hợp đồng.
● Phương thức kiểm tra:
- Kiểm tra khối lượng tại cảng dỡ/ kho của người mua và kiểm tra chất lượng tại kho
-

của người mua
Cả bên bán và bên mua đồng ý việc giám định tạp chất bằng hình ảnh cho tất cả
containers.

c. Điều khoản phạt

Phạt giao hàng không phù hợp với chất lượng, số lượng và biện pháp giải quyết:

● Khối lượng:

Container phải được cân từ cân điện tử đã được cơ quan có thẩm quyền tại nước bên mua hiệu
chỉnh và giấy phép hiệu chỉnh phải có hiệu lực đến ngày cân.


Tỷ lệ phạt do thiếu hụt khối lượng:
-

Tới 0.5% khối lượng tịnh trong B/L: không phạt
0.5%: 100% đơn giá của hợp đồng

Số tiền thiếu hụt/vượt quá sẽ được thanh toán cho bên mua/bán trong từng trường hợp xảy ra.



-

Chất lượng:
Tỷ lệ tạp chất:
Vượt quá 0.3% trọng lượng tịnh thực tế: phạt 100% đơn giá
Quá cỡ: 10 USD/MT
HMS 2 vượt quá 10%: 15 USD/MT, không cho phép vượt quá 15%
Tỷ trọng:
Từ 60 LBS-69 LBS: 15 USD/MT
Ít hơn 60 LBS: không chấp nhận
Không hợp quy cách
Hàng ép/đóng bánh: 40 USD/MT
Tấm mỏng: 60 USD/MT
Vỏ lon, hộp: 100% đơn giá

Gang: không vượt quá 2%

Trong bất kỳ trường hợp nào mà hàng hoá không đạt tiêu chuẩn, người bán phải chịu trách
nhiệm và trả bất kỳ chi phí phát sinh do việc hàng hoá không đạt tiêu chuẩn ví dụ nhưng
không giới hạn phí lưu container tại bãi của cảng, phí lưu container tại kho riêng của khách,
phí hải quan (không gồm giá hoá đơn), phí kiểm tra môi trường, phí kiểm hóa.
Trong trường hợp Chính phủ bắt buộc hàng phải tái xuất khẩu do chất lượng không đạt tiêu
chuẩn (gây ô nhiễm), bên mua có quyền trả lại hàng và bên bán phải chịu tất cả các chi phí
phát sinh.
❖ Nhận xét:
- Đối tượng giao dịch của hợp đồng này là thép phế liệu, mặt hàng có phẩm chất được

quy định khắt khe, do vậy 2 bên cần quy định rõ địa điểm kiểm tra, người kiểm tra, chi
phí kiểm tra và cả tỷ lệ phạt do hàng hóa không đạt tiêu chuẩn đã được thỏa thuận
-

trong hợp đồng nhằm tránh tranh chấp về sau.
Điều khoản về khiếu nại đã nêu đầy đủ đối tượng khiếu nại, thời hạn khiếu nại, trình
tự khiếu nại cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ các bên và cách giải quyết khiếu nại. Đối
tượng khiếu nại là người bán và nguyên nhân khiếu nại do không tuân thủ quy định về
chất lượng/số lượng nên phạm vi kiểm tra và tỷ lệ phạt được nêu rõ còn bộ hồ sơ
khiếu nại và các chứng từ cần có trong bộ hồ sơ chưa được cụ thể hóa. Điều khoản về
giám định đã nêu rõ đơn vị giám định, giá trị và phương thức kiểm tra.

6. Điều 6: Nghĩa vụ bên bán/ bên mua

“Trong trường hợp L/C không được mở vào đúng ngày quy định trong hợp đồng này, bên bán
có quyền huỷ hợp đồng và bên mua phải trả tiền phạt do không thanh toán bằng 2% giá trị của
hợp đồng vào tài khoản bên bán (sẽ được thông báo sau) trong vòng 10 ngày kể từ ngày phát
hành L/C mới nhất.



● Trong trường hợp bên bán không thể giao hàng đúng thời hạn quy định trong hợp
-

đồng này: có 2 lựa chọn:
Nếu bên mua muốn tiếp tục hợp đồng: hoặc bên mua sẽ yêu cầu giảm đơn giá của hợp
đồng khi sửa L/C hoặc kéo dài thời gian giao hàng quy định trong L/C mà không giảm

-

đơn giá. Bên bán sẽ trả phí sửa đổi L/C.
Nếu bên mua không muốn tiếp tục hợp đồng: bên mua có quyền chấm dứt hợp đồng
và bên bán phải chịu phạt do không giao hàng bằng 2 % giá trị hợp đồng vào tài khoản
của bên mua (sẽ được thông báo sau) trong vòng 10 ngày kể từ ngày giao hàng muộn
nhất của hợp đồng này.

Trong trường hợp bên bán không giao hàng đủ như trong hợp đồng, bên bán phải chịu phạt
5% giá trị của số hàng chưa được giao vào tài khoản của bên mua (sẽ được thông báo sau)
trong vòng 10 ngày kể từ ngày giao hàng muộn nhất của hợp đồng này.
Nếu được yêu cầu, bên mua sẽ có trách nhiệm lấy giấy phép nhập khẩu đúng quy cách và
quyền được nhập khẩu phế liệu này vào Việt Nam. Bất kỳ chi phí hay chậm trễ phát sinh do
bên mua không giành được quyền nhập khẩu sẽ do bên mua chịu trách nhiệm. Bên bán và bên
mua sẽ chịu trách nhiệm thu xếp tất cả các giấy phép cần thiết còn lại tại nước mình”.
Đây là một số điều khoản bổ sung để làm rõ quyền và nghĩa vụ của bên bán và bên mua, cách
xử lý nếu có một bên vi phạm nghĩa vụ này.
7. Điều 7: Bất khả kháng

Bất khả kháng (BKK) là những hiện tượng, sự kiện có tính chất khách quan, không thể lường
trước được nằm ngoài tầm kiểm sóat của con nguời, không thể khắc phục được, xảy ra sau khi

ký kết Hợp đồng và cản trở việc thực hiện các nghĩa vụ của Hợp đồng. Đó là tất cả các hiện
tượng, sự việc tự nhiên xã hội khách quan, không lường trước được, không thể khắc phục
được, xảy ra sau khi kí hợp đồng, gây ra hậu quả ảnh hưởng đến việc thực hiện nghĩa vụ trong
hợp đồng.
Có 4 cách cơ bản quy định điều khoản Bất khả kháng trong hợp đồng:
● Quy định khái niệm và các tiêu chí để khẳng định một sự kiện là bất khả kháng
● Liệt kê đầy đủ các sự kiện được coi là bất khả kháng, thủ tục tiến hành khi xảy ra bất

khả kháng và nhiệm vụ của các bên.
● Dẫn chiếu văn bản ICC ấn phẩm số 421
● Quy định kết hợp
Phương pháp thứ nhất và thứ hai không được khuyến khích sử dụng vì chúng khá lỏng lẻo.
Với phương pháp quy định khái niệm thì khối lượng các hiện tượng để xem xét có thể rất lớn,
còn với việc liệt kê các sự kiện đó thì cũng không thể nào liệt kê được hết các sự kiện bất ngờ
có thể xảy ra sau khi kí kết hợp đồng. Phương pháp tối ưu và hiện cũng đang được sử dụng
rộng rãi là “Quy định kết hợp” (nêu cả định nghĩa, liệt kê các sự kiện bất khả kháng và quyền,


nghĩa vụ các bên) vì phương pháp này khắc phục được thiếu sót của cả 2 phương pháp đầu
tiên nêu trên.
Hợp đồng đang xem xét ở đây dùng cách dẫn chiếu văn bản ICC ấn phẩm số 421 để quy định
điều khoản Bất khả kháng.
“Điều khoản bất khả kháng (miễn trách) của Phòng Thương Mại Quốc Tế (văn bản của ICC
ấn phẩm số 421) được đưa vào trong hợp đồng này.
Mỗi bên sẽ được miễn trách nhiệm và nghĩa vụ của mình theo hợp đồng này nếu việc thực
hiện hợp đồng bị cản trở và/ hoặc bị chậm trễ một phần hoặc toàn bộ bởi các sự kiện nằm
ngoài tầm kiểm soát của hai bên như lửa, lũ lụt, các cuộc bãi công, các cuộc nổi loạn hay bạo
động, dịch bệnh, chiến tranh hay hành động của chính phủ, vv…
Cả hai bên phải kịp thời thông báo cho bên kia biết về bất kỳ sự kiện bất khả kháng nào ảnh
hưởng đến nghĩa vụ của mình theo hợp đồng này cùng với các chứng cứ tài liệu do Phòng

thương mại tại nơi có sự kiện bất khả kháng xảy ra cung cấp. Trách nhiệm và nghĩa vụ của
bên thông báo cũng như bên được thông báo sẽ được miễn nếu cần thiết trong trường hợp sự
cố bất khả kháng xảy ra.
Nếu bất kỳ sự kiện bất khả kháng nào ngăn cản hoặc làm chậm trễ việc thực hiện hợp đồng
hơn 45 ngày, mỗi bên có quyền hủy hợp đồng này, trừ khi có thoả thuận khác trong trường
hợp này, không bên nào có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.”
❖ Nhận xét:
- Ưu điểm của phương pháp này là nhanh gọn, chặt chẽ (vì văn bản của ICC ấn phẩm số

421 đã quy định rất rõ về định nghĩa, liệt kê các trường hợp miễn trách, thủ tục, nghĩa
vụ các bên và cách trích dẫn trong hợp đồng nếu muốn dẫn chiếu văn bản này). Tuy
nhiên phương pháp này yêu cầu phải nắm rõ văn bản ICC số 421, điều mà ít doanh
nghiệp Việt Nam hiện nay làm được, nên phương pháp này cũng không được khuyến
-

khích bằng “Quy định kết hợp”.
Điểm cộng của doanh nghiệp là đã trích dẫn đúng câu quan trọng nhất "The Force
Majeure (Exemption) clause of the International Chamber of Commerce (ICC
Publication No. 421) is hereby incorporated in this contract". Nhưng điểm trừ là đoạn
sau về quyền và nghĩa vụ không cần thiết, chỉ cần giữ lại thỏa thuận về quyền hủy hợp

-

đồng sau 45 ngày. Điều khoản nên được sửa lại thành:
“Trường hợp bất khả kháng sẽ được áp dụng theo điều khoản bất khả kháng (miễn

-

trách) của Phòng Thương Mại Quốc Tế (văn bản của ICC ấn phẩm số 421).
Nếu bất kỳ sự kiện bất khả kháng nào ngăn cản hoặc làm chậm trễ việc thực hiện hợp

đồng hơn 45 ngày, mỗi bên có quyền hủy hợp đồng này, trừ khi có thoả thuận khác
trong trường hợp này, không bên nào có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.”

8. Điều 8: Trọng tài


“Trong trường hợp xảy ra tranh chấp mà không thể giải quyết được bằng phương pháp hòa
giải thì sẽ được chuyển đến Trung tâm trọng tài Quốc tế tại Việt Nam bên cạnh Phòng Thương
mại và Công nghiệp Việt Nam để giải quyết hợp lý theo luật cho phán quyết cuối cùng. Phán
quyết của trọng tài có giá trị cuối cùng.Tất cả mọi chi phí phát sinh từ việc giải quyết tranh
chấp này sẽ do bên thua kiện chịu. Ngôn ngữ được dùng trong việc giải quyết tranh chấp là
Tiếng Anh”.
Hợp đồng này đã tuân thủ đầy đủ những nội dung cơ bản của điều khoản Trọng tài, đạt tính
khả thi, thỏa mãn đủ hai yếu tố:
● Thứ nhất là tính chính xác, chỉ rõ đúng tên của Trọng tài có thẩm quyền giải quyết

tranh chấp là Trung tâm trọng tài Quốc tế tại Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại
và Công nghiệp Việt Nam
● Thứ hai là tính đơn giản, một điều khoản Trọng tài được soạn thảo cụ thể và chi tiết về
giá trị phán quyết của Hội đồng trọng tài là phán quyết cuối cùng, luật áp dụng cho
hợp đồng này là luật của Việt Nam, chi phí trọng tài do bên thua kiện chịu, ngôn ngữ
dùng trong tố tụng trọng tài là tiếng Anh.
❖ Nhận xét, hợp đồng có thể bổ sung nội dung sau đây:
- Số lượng trọng tài viên là : 1 hoặc 3 (mỗi bên chọn ra một trọng tài, hai người này sẽ
-

cử ra một người thứ ba làm Chủ tịch Hội đồng Trọng tài )
Thêm câu “Mọi tranh chấp phát sinh liên quan đến hợp đồng này yêu tiên giải quyết
bằng hòa giải, thương lượng”


9. Điều 9: Điều khiện khác

“Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày ký và hai bên phải cam kết tuân thủ một cách nghiêm ngặt
tất cả các điều kiện và điều khoản. Mọi thỏa thuận trước hợp đồng này sẽ trở nên vô hiệu.
Bất kỳ thay đổi hay bổ sung trong hợp đồng này phải được lập thành văn bản và phải được
chấp thuận trước từ cả hai bên.
Theo điều kiện và điều khoản của Incoterms 2010.
Hợp đồng gồm 2 bản gốc được viết bằng Tiếng Anh, mỗi bên giữ 1 bản.
Việc ký kết được thực hiện qua fax hoặc scan đều được chấp nhận”.
❖ Nhận xét:
- Điều kiện khác đã bao gồm đầy đủ luật điều chỉnh (Incoterms 2010), hiệu lực hợp
IV.

đồng và một số điều khoản chung.
Để chặt chẽ hơn thì công ty nên bổ sung một số điều khoản vận tải và điều khoản phạt

(vì hợp đồng có quy định về thời gian giao hàng)
Thực hiện hợp đồng:
1. Xin giấy phép nhập khẩu
Văn bản pháp luật hướng dẫn:
Thông tư số 24/2010/TT-BCT:QUY ĐỊNH VIỆC ÁP DỤNG CHẾ ĐỘ CẤP GIẤY PHÉP
NHẬP KHẨU TỰ ĐỘNG ĐỐI VỚI MỘT SỐ MẶT HÀNG


Nội dung:
● Theo Điều 1. Chế độ cấp phép nhập khẩu tự động đối với thương nhân nhập khẩu

hàng hoá thuộc Danh mục tại Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư 24. Và hàng hóa mình
nhập khẩu là Phế liệu thép thuộc danh mục này
● Theo Điều 3. Hồ sơ cấp giấy phép nhập khẩu tự động bao gồm:

- Đơn đăng ký nhập khẩu tự động: 02 bản (theo mẫu quy định tại Phụ lục số 02 ban
-

hành kèm theo Thông tư này).
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép

-

kinh doanh: 01 bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);
Hợp đồng nhập khẩu hoặc các văn bản có giá trị tương đương hợp đồng: 01 bản sao

-

(có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân).
Hoá đơn thương mại: 01 bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân).
L/C hoặc chứng từ thanh toán: 01 bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương
nhân); hoặc xác nhận thanh toán qua ngân hàng (có kèm Giấy đề nghị xác nhận thanh
toán qua ngân hàng) theo mẫu quy định tại Phụ lục số 03 và Phụ lục số 04 ban hành

-

kèm theo Thông tư này: 01 bản chính.
Vận tải đơn hoặc chứng từ vận tải của lô hàng: 01 bản sao (có đóng dấu sao y bản

chính của thương nhân).
● Theo Điều 4. Thời gian cấp giấy phép nhập khẩu tự động
- Thời gian cấp giấy phép nhập khẩu tự động là 07 ngày làm việc, kể từ ngày Bộ Công
-

Thương nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ của thương nhân theo quy định tại Điều 3.

Giấy phép nhập khẩu tự động được gửi cho thương nhân theo đường bưu điện theo địa

-

chỉ ghi trên đơn đăng ký.
Trường hợp hồ sơ đăng ký nhập khẩu của thương nhân nộp cho Bộ Công Thương chưa
đầy đủ, hợp lệ, Bộ Công Thương sẽ gửi thông báo cho thương nhân theo đường bưu
điện theo địa chỉ ghi trên đơn đăng ký.

2. Mở L/C

Tổng quan về cách thức mở L/C
● Điều kiện mở L/C

Ðể được mở L/C, Doanh nghiệp phải nộp tại ngân hàng:
-

Giấy đăng ký kinh doanh
Tài khoản ngoại tệ tại Ngân hàng ( muốn mở tài khoản phải đóng ít nhất 500 USD vào


-

tài khoản chuẩn bị mở cùng với các giấy tờ sau:
Quyết định thành lập Công ty
Quyết định bổ nhiệm Giám đốc và Kế toán trưởng
Cách thức mở L/C (Đối với LC trả ngay):
Giấy phép nhập khẩu (nếu hàng hoá được quản lý bằng giấy phép)
Quota ( đối vớia hàng quản lý bằng hạn ngạch)
Hợp đồng nhập khẩu ( bản sao)



-

Ðơn xin mở L/C at sight ( theo mẫu in sẵn của Ngân hàng). Cơ sở viết đơn là hợp
đồng mua bán ngoại thương đã ký kết.

❖ Lưu ý khi làm đơn xin mở L/C
- Cơ sở viết đơn là hợp đồng mua bán ngoại thương đã ký kết nhưng nhà nhập khẩu có
-

thể thêm một số nội dung có lợi cho mình.
Trên đơn phải có chữ ký của Giám đốc và Kế toán trưởng đơn vị nhập khẩu. Nếu thực
hiện nhập khẩu uỷ thác thì trên đơn xin mở L/C phải có đầy đủ 4 chữ ký: chữ ký của
Giám đốc và Kế toán trưởng đơn vị nhập khẩu uỷ thác và chữ ký của Giám đốc và Kế

-

toán trưởng của đơn vị nhận uỷ thác
Ðể tránh L/C phải tu chỉnh nhiều lần mất thời gian và tốn kém, nhà nhập khẩu có thể

-

fax đơn xin mở L/C đến nhà xuất khẩu xem trước và xin ý kiến.
Nhà nhập khẩu nên xem L/C bản gốc và đề nghị tu chỉnh nếu cần để bảo vệ quyền lợi
cho mình

Quy trình mở L/C tại hợp đồng này
“Theo Điều khoản thanh toán trong hợp đồng, trong vòng 7 (bảy) ngày kể từ ngày ký hợp
đồng, người mua sẽ tiến hành mở thư tín dụng cho người bán hưởng lợi. Để mở L/C, Tổng

công ty thép Việt Nam phải gửi đơn yêu cầu phát hành thư tín dụng và tiến hành ký quỹ tại
ngân hàng phát hành thư tín dụng (Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Vietinbank)”
Hồ sơ yêu cầu mở L/C gồm:





1 bản chính giấy đề nghị phát hành L/C
1 bản sao hợp đồng thương mại
1 bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nếu là lần đầu
Sau khi mở LC, Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam sẽ thông báo
cho ngân hàng thông báo của nhà xuất khẩu (ngân hàng A/S SEB Latvijas Unibanka)
về kết quả và nội dung LC.

➢ Ngân hàng thông báo ở Latvia sẽ kiểm tra hình thức, nội dung LC và chuyển cho nhà

xuất khẩu xác nhận.
➢ Nếu L/C không phù hợp với hợp đồng mua bán và bên xuất khẩu yêu cầu sửa đổi L/C,

Tổng công ty thép Việt Nam phải thông báo ngay cho ngân hàng phát hành của mình
yêu cầu sửa đổi bằng cách xuất trình thư yêu cầu sửa đổi L/C và kèm theo văn bản
thỏa thuận giữa 2 công ty (nếu có).
Một số thông tin của L/C:





Số hiệu L/C: 124101100348

Ngày phát hành:29/9/2011
Ngày và địa điểm hết hiệu lực: 30/11/2011 tại Latvia
Các thông tin về cảng bốc, cảng dỡ, mô tả hàng hóa tuân thủ với các điều khoản của
hợp đồng.

Bên bán phải xuất trình một bộ chứng từ giao hàng đầy đủ theo yêu cầu của L/C trong vòng
21 ngày sau khi chuyến tàu khởi hành, bao gồm:


-

Bộ gốc đầy đủ 3/3 vận đơn đường biển hoàn hảo, ghi rõ “hàng đã bốc”, “cước phí trả
trước”, theo lệnh của ngân hàng phát hành L/C và thông báo tới người mua tên cảng
bốc và quốc gia; số hiệu, kích thước, số đăng ký và trọng lượng tịnh của container,

-

thông tin về đại lý tàu biển tại Hải Phòng, Việt Nam.
3/3 bản gốc Hóa đơn thương mại do người bán cấp dựa trên trọng lượng tịnh.
3/3 bản gốc Phiếu đóng gói chi tiết do người bán cấp ghi rõ tổng số containers, kích

-

thước, trọng lượng tịnh của mỗi container và tổng khối lượng trong mỗi chuyến hàng.
1 bản gốc và 2 bản sao của Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ phát hành bởi Phòng

-

thương mại và công nghiệp ở Latvia.
1 bản gốc và 2 bản sao Giấy chứng nhận Chất lượng, Giấy chứng nhận số lượng, Giấy

chứng nhận không chất phóng xa và không chất cháy nổ do Alex Stewart xác nhận lô

-

hàng được giao phù hợp với Điều 1 của Hợp đồng này.
Giấy chứng nhận của người thụ hưởng xác nhận 1 bộ gồm các bản sao các chứng từ
giao hàng không chuyển nhượng được gửi trực tiếp tới người mua qua fax hoặc email

trong vòng 10 ngày kể từ ngày phát hành vận đơn.
3. Mua bảo hiểm
Trình tự:
Mua bảo hiểm theo đúng điều kiện trong hợp đồng hoặc LC quy định
Lập giấy yêu cầu bảo hiểm gửi đến công ty bảo hiểm
Chứng từ bảo hiểm là một văn bản hoàn chỉnh không được sửa đổi, bổ sung sau, đồng thời
nội dung phải hoàn toàn phù hợp với LC
Theo Điều 9. Quyết định 305-TC/BH năm 1990 ban hành quy tắc chung về bảo hiểm hàng
hoá vận chuyển bằng đường biển (qtc-1990) của bộ trưởng bộ tài chính
Trong vòng 10 ngày kể từ khi kể từ khi tàu chở hàng khởi hành đến Việt Nam, bên bán thông
báo cho bên mua các thông tin cần thiết về tình trạng hàng hóa, số hiệu của tàu, thời gian dự
kiến tàu khởi hành và đến cảng quy định để người mua kịp thời mua bảo hiểm
Thông tin chính trong đơn bảo hiểm hàng hóa:





Người mua bảo hiểm: Tổng công ty thép Việt Nam
Bên bảo hiểm:
Tổng công ty bảo hiểm Bảo Việt
Người hưởng bảo hiểm:

Tổng công ty thép Việt Nam
Tên hàng được bảo hiểm:
Thép phế băm chặt và phế HMS1/2 90:10-3000 MT.

Đóng trong container
● Tổng số tiền thanh toán mua bảo hiểm:
14.741.100 VND
● Tổng số tiền bảo hiểm:
(110%) USD 1.594.537,81 (33.502.834.000 VND)
● Điều kiện bảo hiểm: Điều kiện “C” Quy tắc chung về
bảo hiểm hàng hoá vận
chuyển bằng đường biển.
4. Làm thủ tục hải quan
● Tiến hành thủ tục hải quan bao gồm 3 bước: Khai báo hải quan, xuất trình hàng hóa và

thực hiện các quyết định của hải quan.
● Hồ sơ hải quan bao gồm các giấy tờ sau:


-

Tờ khai hải quan: 2 bản chính
Hợp đồng mua bán hàng hóa: 1 bản sao
Hóa đơn thương mại: 1 bản chính và 1 bản sao
Vận đơn: 1 bản sao chụp từ bản gốc hoặc bản chính của các bản vận đơn có ghi chữ
copy.

- Bản kê chi tiết hàng hóa: 1 bản chính và 1 bản sao
● Chứng từ khác
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá – C/O: 01 bản gốc và 01 bản sao thứ 3


Khi nhận được quyết định được thông quan, bên nhập khẩu sẽ nộp thuế nhập khẩu và đưa
hàng về cơ sở của mình.
5. Nhận hàng từ phương tiện chuyển đến

Bên Bán giao hàng cho bên Mua chậm nhất vào ngày 30/10/2011 tại Cảng Hải Phòng, Việt
Nam. Trong vòng 21 ngày sau khi chuyến tàu khởi hành, Bên bán sẽ đưa cho bên mua một bộ
chứng từ giao hàng theo yêu cầu của L/C để bên mua nhận hàng.
Hàng được đóng trong container, do vậy các bước để tiến hành nhận hàng như sau:





6.


Ký hợp đồng mượn container
Xuất trình vận đơn để nhận hàng
Chở container đầy hàng về nơi dỡ hàng
Dỡ hàng dưới sự chứng kiến của hải quan
Lập và thu nhận các biên bản cần thiết vào lúc giao hàng
Kiểm tra hàng hoá
Trong quá trình kiểm tra không có tổn thất, hư hỏng đối với hàng hoá. Việc kiểm tra
giám định đã được thông qua

● Khiêu nại: Hai bên tuân thủ đúng các quy định trong hợp đồng về khiếu nại, miễn

trách bất khả kháng. Không có tranh chấp xảy ra trong quá trình đàm phán, kí kết và
thực hiện hợp đồng

7. Thanh toán
Bên bán đã tiến hành thực hiện việc giao hàng và lập bộ chứng từ theo đúng yêu cầu của L/C
và xuất trình cho Ngân hàng thông báo. Ngân hàng thông báo sau khi kiểm tra tính hợp lệ của
bộ chứng từ thì chuyển tới ngân hàng phát hành (hoặc ngân hàng thanh toán). Nếu thấy bộ
chứng từ phù hợp với quy định của L/C, Ngân hàng phát hành trích tiền chuyển sang ngân
hàng thông báo để trả tiền cho bên xuất khẩu, trao bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu và phát
lệnh đòi tiền nhà nhập khẩu. Nhà nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ: Nếu thấy phù hợp với quy
định của L/C thì đến ngân hàng làm thủ tục thanh toán, ngân hàng phát hành ký hậu bộ chứng
từ cho đi nhận hàng.



×