Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Hợp đồng mua bán ngoại thương- Nội dung và cách thức soạn thảo Hợp đồng mua bán ngoại thương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.21 KB, 11 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế hiện nay vấn đề liên doanh, hợp tác và đầu tư với nước
ngoài rất được Nhà nước khuyến khích, để cho nền kinh tế phát triển. Trong đó
hợp đồng ngoại thương đóng một vai trò hết sức quan trọng, nó là cầu nối giữa
hai bên. Là căn cứ để trao đổi được bảo đảm thực hiện. Nhưng việc soạn thảo
hợp đồng rất phức tạp vì tuỳ thuộc vào hàng hoá, tính chất và đặc điểm mà mỗi
bản hợp đồng sẽ có những vấn đề riêng. Vì vậy em chọn đề tài “Hợp đồng
ngoại thương- Nội dung và cách thức soạn thảo”.Bài tiểu luận của em được
chia làm 3phần.
Phần 1: Nội dung của hợp đồng ngoại thương
Phần 2: Hợp đồng ký giữa công ty Điện Đà Nẵng với công ty L&C của Mỹ
Phần 3: Những vấn đề cần củng cố
NỘI DUNG
Phần1. Nội dung hợp đồng ngoại thương
1.1. Khái niệm hợp đồng ngoại thương
Hợp đồng mua bán ngoại thương (HĐMBNT) còn gọi là hợp đồng mua bán
hàng hoá quốc tế, hoặc hợp đồng xuất nhập khẩu là sự thoả thuận giữa các chủ
thể có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau, theo đó, người bán (người xuất
khẩu) có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho người mua
(người nhập khẩu), người mua có nghĩa vụ trả tiền cho người bán và nhận hàng
theo thoả thuận.
1.2. Nội dung của hợp đồng mua bán ngoại thương
1.2.1. Phần mở đầu (Preamble)
Thường có các nội dung sau:
-Tên hàng và số hợp đồng.
-Ngày và nơi ký hợp đồng.
1
-Các bên ký hợp đồng (bên bán, bên mua): tên đơn vị, địa chỉ thư, tên
điện tín, số điện thoại, fax, tên và chức vụ người ký hợp đồng.
-Cam kết ký hợp đồng.
1.2.2. Các điều khoản (điều kiện) của hợp đồng


Có 2 loại điều khoản:
1.2.2.1.Điều khoản chủ yếu: là những điều khoản nếu một bên trong hợp
đồng không thực hiện, bên kia có quyền huỷ hợp đồng và bắt phạt bên gây thiệt
hại. Các điều khoản chủ yếu- theo điều 50 Luật thương mại Việt Nam nội dung
chủ yếu của HĐMBNT bắt buộc phải có 6 điều khoản chủ yếu, nếu thiếu một
trong 6 điều khoản chủ yếu thì hợp đồng coi như vô hiệu.
1. Tên hàng
2. Số lượng
3. Quy cách, chất lượng
4. Giá cả
5. Phương thức thanh toán
6. Địa điểm và thời hạn giao nhận hàng
Ngoài các nội dung chủ yếu trên đây, các bên có thể thoả thuận các nội
dung khác trong hợp đồng.
1.2.2.2. Điều khoản không chủ yếu: Nếu một bên vi phạm, bên kia không có
quyền huỷ hợp đồng mà chỉ có quyền đòi hỏi bên kia thực hiện và bắt phạt.
Điều khoản HĐMBNT có thể chia ra thành 3 nhóm:
- Các điều khoản về thương mại như: đối tượng hợp đồng (tên hàng); số
lượng; chất lượng hàng; giá cả; thời hạn và điều kiện giao hàng; điều kiện thanh
toán; bao bì đóng gói; trình tự giao nhận hàng; khiếu nại...
- Các điều khoản về vận tải: quy định nghĩa vụ các bên đưa hàng từ người
bán tới người mua.
- Các điều kiện pháp lý: quy định thưởng phạt.
1.2.3. Phần ký kết
2
- Hợp đồng làm thành mấy bản bằng tiếng nước nào, mỗi bên giữ mấy
bản, hiệu lực như nhau.
- Hiệu lực hợp đồng từ lúc nào.
- Bên bán, bên mua ký.
2. Cách thức soạn thảo HĐMBNT

2.1. Phần mở đầu của HĐMBNT
Ngoài những căn cứ theo các điều ước quốc tế và pháp luật Việt Nam về
hợp đồng kinh tế, về xuất nhập khẩu còn phải căn cứ vào pháp luật của nước
hữu quan. Các bên có thể thoả thuận việc chọn pháp luật nước nào để điều chỉnh
hợp đồng cho cụ thể là tuỳ từng vụ việc kinh doanh. Phần nêu thông tin về các
doanh nghiệp ký kết hợp đồng cần lưu ý ghi rõ quốc tịch của doanh nghiệp, còn
các thông tin khác thì ghi tương tự như hợp đồng mua bán trong nước.
2.2. Điều khoản về tên hàng
Mục đích của điều khoản này là phải làm cho 2 bên hiểu đúng tên loại
hàng trao đổi, do vậy để đảm bảo tính chính xác của tên hàng, trong hợp đồng
thường ghi rõ tên hàng bằng tiếng Việt và bằng nước hữu quan hoặc tiếng Anh.
2.3. Điều khoản về số lượng
Đây là điều khoản quan trọng nó góp phần vào việc xác định rõ đối tượng
mua bán và liên quan đến trách nhiệm nghĩa vụ của người mua và người bán, do
vậy việc lựa chọn đơn vị đo lường nào phải căn cứ vào tính chất bản thân hàng
hoá, vừa phải căn cứ vào tập quán buôn bán quốc tế về đo lường mặt hàng nào
đó.
2.4. Điều khoản về phẩm chất qui cách hàng hoá
Về cơ bản cách soạn thảo tương tự điều khoản của hợp đồng mua bán nội
địa, nhưng người soạn thảo phải luôn luôn nhớ rằng vấn đề phẩm chất qui cách
hàng hoá xuất nhập khẩu bao giờ cũng là khâu yếu nhất trong hợp đồng, nó có
yêu cầu cao hơn về phẩm chất qui cách của hàng hoá giao dịch trong nội địa,
đồng thời yêu cầu sự bảo đảm tính ổn định hơn về phẩm chất, qui cách hàng hoá
3
xuất nhập khẩu qua từng thời gian và từng chuyến hàng xuất nhập. Bởi vậy việc
kiểm tra phẩm chất qui cách hàng hoá phải tuân theo các tiêu chuẩn và nguyên
tắc cuả luật quốc tế hoặc tập quán quốc tế về xuất nhập khẩu.
2.5. Điều khoản về giá cả
Khi định giá hàng trong HĐMBNT cần nêu rõ: đơn vị tính giá, giá cơ sở,
đồng tiền tính giá, phương pháp định giá và mức giá.

2.6. Điều khoản về đóng gói bao bì và ký mã hiệu
a. Vấn đề đóng gói bao bì
Trong thoả thuận qui định về bao bì có 2 cách: Nếu qui định chung chung
trong hợp đồng cần xác định nguyên tắc: bao bì phải đạt tiêu chuẩn xuất khẩu,
bao bì phù hợp với phương tiện vận chuyển. Nếu qui định cụ thể: phải thoả
thuận cả phương thức đóng gói bao bì và vật liệu làm bao bì trong hợp đồng.
b. Về ký mã hiệu
Đó là những ký hiệu bằng chữ, bằng số, bằng hình vẽ được ghi trên các
bao bì của hàng hoá nhằm thông báo những chi tiết cần thiết cho việc giao nhận,
bốc dỡ hoặc bảo quản hàng hoá.
4
2.7. Điều khoản thoả thuận về điều kiện cơ sở giao hàng
Điều khoản này không thể thiếu được trong HĐMBNT vì: Điều kiện cơ
sở giao hàng qui định trách nhiệm của bên bán và bên mua về giao hàng và thời
gian chuyển rủi ro, sự mất mát tình cờ hoặc tổn thất hàng hoá từ người bán sang
người mua. Bởi vậy điều kiện giao hàng qui định cụ thể ai là người phải chịu chi
phí về vận chuyển hàng hoá từ người bán (xuất khẩu) sang người mua (nhập
khẩu).
2.8. Thời gian, địa điểm và phương tiện giao hàng
Giao hàng tức là người bán chuyển hàng sang sở hữu của người mua theo
các điều kiện của hợp đồng mua bán. Nhờ có việc chuyển giao này mà người
mua có khả năng kiểm soát toàn bộ hàng hoá. Trong hợp đồng thường người ta
qui định nguyên tắc giao nhận hàng, cụ thể là: hình thức giao nhận, địa điểm
giao nhận thực tế, thời hạn giao nhận, phương thức kiểm tra số lượng, phương
thức tiếp nhận hàng hoá về chất lượng, phương thức xác định số lượng và chất
lượng hàng thực giao, ai là người được giao tiến hành giao nhận hàng hoá.
2.9. Điều khoản về trách nhiệm lập hồ sơ chứng từ cho lô hàng xuất
nhập khẩu
Trong hợp đồng thường giao cho bên bán có nghĩa vụ chuẩn bị 1 bộ
chứng từ hoàn hảo bao gồm các hồ sơ cần thiết như:

- Tờ khai hải quan
- Giấy chứng nhận chất lượng, số lượng mặt hàng.
- Giấy chứng nhận đóng gói bao bì.
- Giấy chứng nhận đã kiểm dịch do Cục kiểm dịch cấp.
- Giấy chứng nhận đã sát trùng lô hàng.
- Giấy chúng nhận nguồn gốc xuất xứ
- Bộ vận đơn đường biển
2.10. Điều khoản về thanh toán
5

×