Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Phương ngữ Việt Nam trong đời sống hằng ngày

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.99 KB, 11 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
KHOA VĂN HÓA – DU LỊCH
LỚP DVI 1101

HỌC PHẦN:

PHƯƠNG NGỮ TIẾNG VIỆT
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN:
PHƯƠNG NGỮ TRONG ĐỜI SỐNG SỬ DỤNG HẰNG NGÀY:
+ ĐỜI SỐNG SỬ DỤNG CỦA PHƯƠNG NGỮ NAM VÀ Ở KHU VỰC SÀI GÒN.
+ ĐỜI SỐNG SỬ DỤNG CỦA PHƯƠNG NGỮ TRUNG VÀ Ở KHU VỰC HUẾ.
  

NGƯỜI THỰC HIỆN:

LÊ MINH PHÁT
TRẦN VĂN QUỐC
NGUYỄN KIM HẢO
BÙI QUANG KHIÊM
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:

TS. Nguyễn Đăng Khánh

Tp.Hồ Chí Minh, ngày 4 tháng 05 năm 2011


PHẦN 1: ĐỜI SỐNG SỬ DỤNG CỦA PHƯƠNG NGỮ NAM VÀ
KHU VỰC SÀI GÒN:
A. ĐỜI SỐNG SỬ DỤNG CỦA PHƯƠNG NGỮ NAM:
- Ở đây, nhóm chúng tôi xin được đề cập đến một trong những đặc trưng tiểu biểu của phương ngữ


Nam Bộ, đó là cách xưng hô.
I/ Cách xưng hô trong gia đình:
- Ở hàng ông bà: Khác với miền Bắc, trong cách xưng gọi, người miền Nam ít dùng yếu tố gốc: ông,
bà mà thường dùng yếu tố phụ: nội , ngoại. Ngược lại, khi nói với con cháu, các vị cũng tự xưng như
thế.
VD: “Ông Tư … cất tiếng gọi cháu:
- Tím ơi, rửa chén rồi chưa con ?
- Chút xíu nữa ngoại ơi !
- Ờ, rửa rồi ra đây ngoại biểu.”
- Tình cảm được thể hiện qua cách gọi để tăng tình cảm thân mật, gần gũi:
+ Chị hay em của ngoại mình cũng được gọi là ngoại nhưng kèm theo thứ: ngoại hai, ngoại bảy,
ngoại tám, v.v…
+ Gọi ông bác, ông chú, ông cậu, bà cô, bà dì … của mình theo thứ tự của các vị đó, như: ông Năm,
bà Bảy, ông Út, bà Út, v.v…
- Ở hàng cha mẹ: Tiếng thường dùng nhất để gọi “cha” là “ba”. Còn tía trước đây thường được dùng
ở các tỉnh có nhiều người Triều Châu sinh sống (Bạc Liêu, Sóc Trăng, Rạch Gía). Hiện chỉ còn một
số ít gia đình ở các vùng nông thôn còn giữ cách xưng hô này. Cũng như ba, má, “vú” cũng được
dùng phổ biến ở Nam Bộ với 2 nghĩa: “vú em” hay tiếng gọi “mẹ” (trường hợp người mẹ khó nuôi
con).
- Ở hàng ngang cha mẹ: Cách gọi các vị ngàng hàng cha mẹ như bác, cậu, cô, dì, … cũng giống
phương ngữ Bắc Bộ. Ở Nam Bộ, “cậu” vẫn dùng để chỉ anh và em trai của mẹ, “cô” chỉ chị và em
gái của cha, “dì” chỉ chị và em gái của mẹ, “dượng” trong phương ngữ Nam Bộ được dùng với ba
nghĩa:
+ chồng của cô hay dì.
+ tiếng người chị dùng để gọi chồng của em gái mình.
+ cha ghẻ (cách dùng này giống ở phương ngữ Bắc Bộ).
- Tình cảm của người Nam Bộ đối với phía bên mẹ thường nặng hơn nên trong nhiều gia đình, các
cháu cũng gọi “dì” của mình bằng “má” kèm theo tên hay kèm theo thứ: “má hai”, “má năm”, …
- Ở những vùng có nhiều người Triều Châu cư ngụ (như Rạch Giá, Bạc Liêu, Sóc Trăng, …), những
cách gọi: hia = anh, chế = chị, ỉ = dì, bà ỉ = bà dì được dùng khá phổ biến, nhất là trong cách gia đình

có quan hệ hôn nhân với người Triều Châu.
- Ở ngôi thứ ba, cách dùng các danh từ thân tộc về cơ bản cũng giống như ở ngôi thứ hai, nhưng để
phân biệt với ngôi thứ hai, người Nam Bộ dùng cả một loạt từ kiểu: ổng, bả, ảnh, chỉ, cẩu, mở, dỉ,
dưởng … thay cho ông ấy, bà ấy, …:
VD: Anh có để ý thấy bàn tay ảnh bị nám đen không ?
- Người vợ gọi chồng là thầy thông, thấy phán hay thầy giáo là “thẩy”:
VD: Dầu tôi không gặp thẩy đi nữa, …
- Ngày nay giới trẻ ít dùng các cách gọi trên, thay vào đó là: “ảnh” hay “ông xã”.


- Trong cách xưng gọi, người miền Nam thường dùng tiếng “con” nhiều hơn “cháu”. Cháu nói với
ông bà cố hay ông bà nội, ông bà ngoại cũng xưng là “con”. Cháu nói với bác, chú, cậu, cô, dì …
cũng xưng là con. Ngược lại, ông bà, chú bác, cô dì … cũng gọi cháu mình là “con”.
VD: Đừng có nóng, con. Chú nói lại cho con nghe đây, con cũng sẽ ngã ngửa như chú cho mà coi …
=> Nói chung, cách xưng hô trong gia đình ở phương ngữ Nam Bộ bình dân như ở phương ngữ Bắc
Bộ. Ở Nam Bộ, ông bà, cha mẹ, chú bác … không bao giờ gọi con cháu của mình là cô, cậu, chú hay
anh, chị mà lúc nào cũng là thằng X, con Y, bây, tụi bây, sắp nhỏ, …
VD: Má bây nấu cơm, vá lưới giùm tao. Tội nghiệp, má bây cũng chưa vui …
- Này, còn chuyện của sắp nhỏ, chú thím tính sao ?
II/ Cách xưng hô ngoài xã hội:
- Trong phương ngữ Nam Bộ, cách xưng hô ngoài xã hội cũng mang đặc điểm chung của tiếng Việt:
Đó là dùng lại các từ chỉ quan hệ thân thuộc làm lời xưng gọi.
- Ngoài hai tiếng ông, bà thông thường, nếu so với người đáng tuổi bác, chú, cậu, cô, dì, thím … thì
gọi bác, chú, cậu, cô, dì, thím …
- Với người nữ lớn hơn mình một cấp thì gọi dì hoặc kèm theo thứ , như: dì Hai, dì Năm, … và tự
xưng con. Nếu ít thân mật hơn thì xưng là cháu. Với người còn trẻ tuổi thì gọi là cô và tự xưng em
hoặc tôi.
- Đối với người đáng tuổi ông bà thì thường gọi ông, bà hay ông ngoại, bà ngoại. Không gọi ông nội,
bà nội vì như thế là không kính trọng.
VD: “Có anh la lên như con nít:

- Đi đâu dữ vậy bà nội ơi !”
- Trường hợp người lớn tuổi nói với người nhỏ tuổi, nếu thân mật thỉ gọi bằng con, ít thân mật thì
gọi bằng cháu. Cũng có thể gọi bằng “thằng + thứ” hoặc “con + thứ”: thằng Hai, con Ba, …
III/ Nhận xét về cách xưng hô trong phương ngữ Nam Bộ:
- Khuynh hướng dùng tên riêng kèm ngôi thứ trong gia đình ở phương ngữ Nam Bộ rất mạnh.
Những kiểu tên như Út Tịch, Sáu Ngàn, Ba Tín, … rất phổ biến ở phương ngữ Nam Bộ. Trong quan
hệ hàng xóm láng giềng, người ta thường gọi theo thứ trong gia đình: Bác Sáu, cậu Ba, cô Tám, anh
Bảy …
- Cách xưng gọi trong gia đình cũng như trong xã hội ở phương ngữ Nam Bộ mang nhiều tính bình
dân hơn. Nó không nhất thiết theo một tôn ti, trật tự bắt buộc.
- Khuynh hướng hiện nay ở miền Nam nhất là ở thành thị, trong nhiều gia đình người ta thích gọi ba
và mẹ vì cho rằng tiếng “mẹ” tình cảm hơn. Và xen giữa tiếng gọi nội, ngoại, tiếng gọi ông, bà cũng
không phải là hiếm.

B. ĐỜI SỒNG SỬ DỤNG CỦA PHƯƠNG NGỮ Ở KHU VỰC SÀI GÒN:
- Để có thể trình bày đời sống sử dụng của phương ngữ ở khu vực Sài Gòn một cách khái quát nhất,
nhóm chúng tôi xin được đề cập đến các chủ đề chính sau: Tiếng lóng Sài Gòn sau 30/4/1975, Tiếng
lóng học đường và Tiếng địa phương miền Nam trên báo viết ở thành phố Hồ Chí Minh.
I/ Tiếng lóng Sài Gòn sau 30/4/1975:
1) Khái lược về tiếng lóng:
- Tiếng lóng (slang, argot) là một hiện tượng ngôn ngữ đặc thù có xu hướng ngày càng phát triển
trong xã hội hiện đại..
- Bắt nguồn từ sự phân hóa sâu sắc giữa các nghề nghiệp và thành phần xã hội.
- Khái niệm: Tiếng lóng là khái niệm từ vựng chỉ những đơn vị từ ngữ khẩu ngữ, được nhiều thành
phần xã hội khác nhau sáng tạo và sử dụng trong những giao tiếp không có tính chính thức xã hội và


cần ngăn ngừa sự quan sát của người ngoài; chủ yếu nó được tạo thành từ những yếu tố sẵn có trong
vốn từ toàn dân và vốn từ địa phương để gọi t ên sự vật – hiện tượng khác với cách gọi chính thức
hoặc theo những ý nghĩa được quy ước riêng.

2) Đặc trưng về ngữ nghĩa của tiếng lóng Sài Gòn sau 30/4/1975:
- Có 2 cách phân loại tiếng lóng:
+ Phân loại theo nội dung: quy về những phạm trù ngữ nghĩa rộng, sẽ làm hiện rõ những chủ thể
sáng tạo và sử dụng của tiếng lóng.
+ Phân loại theo cách cấu tạo: thể hiện được những ý nghĩa ngôn ngữ học của tiếng lóng.
- Tiếng lóng Sài Gòn sau 30/4/1975 thành 10 chủ đề ngữ nghĩa như sau:
a) Thương mại: am, bác, chặt, chặt đẹp, xế, xế hộp, xế nổ, xé điếc, v.v…
b) Trộm cướp: canh me, chĩa, chôm, địa, động, chuột, v.v…
c) Mại dâm: áo mưa, bề, bị, ẻm, dập, đi, đi làm, động, giết, ghẹ, khứa, xào khô, xào ướt, v.v…
d) Cờ bạc: bán (cái), cạch, dở, đặc, kinh, lỏng, lụi, tả, tay con, v.v…
e) Ăn chơi: cán, cháp, củi, đá, đô, giựt xộp, tẩy, thả, xỉn, v.v…
f) Ẩu đả: bơm, bụp, chó, chó lửa, dập, cọn, dứt, đồ chơi, hoạn, kênh, nghề, v.v…
g) Nghề chọi gà: bắt xác, câu độ, chầu (hiệp), chinh (cựa), xéo (cựa), phồn (hội gà), v.v…
h) Nghề xích lô: áo, cảo, lóc, mẹ nhiều con, v.v…
i) Quan hệ pháp luật: bể, bò vàng, bù độp, bò đói, cào cào, công ty xe muối, v.v…
k) Tính chất: bả, bần, bẹc, châm, chiến, chua, cứng cựa, tàu, tè, thủ, xì cúc, xịn, hộp, v.v…
=> Do yêu cầu nhanh gọn và chính xác trong sử dụng, các đơn vị tiếng lóng thường có tính đơn
nghĩa, không có nghĩa phái sinh, nghĩa bóng, nghĩa ngữ cảnh.
=> Tiếng lóng không hoàn toàn đồng nghĩa với những từ phổ thông vốn là tiền thân của nó.
VD: nhót “nhảy đầm” với nhảy nhót, khuôn “ví, bóp” với khuôn mẫu, “nổ ba hoa” với bùng nổ.
3) Đặc trưng về cấu tạo của tiếng lóng Sài Gòn sau 30/4/1975:
- Dùng nguyên một từ ngữ có sẵn nhưng biến nghĩa theo quan hệ liên tưởng ẩn dụ (giữa nghĩa gốc
phổ thông và nghĩa lóng có điểm tương đồng), hoặc biến nghĩa hoàn toàn.
VD: hét, vẽ, ca, chém, đập, bác, nhát, bò vàng, cào cào, mánh, bể, thua, thổi, nhảy dù, v.v…
- Dùng một từ tố (thường là hình vị không độc lập) trong từ ngữ có sẵn, rồi thu hẹp hoặc biến nghĩa
nó:
VD: nhảy nhót -> nhót (khiêu vũ); khách khứa -> khứa (khách làng chơi), kênh kiệu -> kênh (khiêu
khích), v.v…
- Biến âm một từ có sẵn, rồi giữ nguyên hoặc thu hẹp nghĩa.
VD: tiền -> tẻn (tiền, đồng), em -> ẻm (gái điếm), vàng -> vảng (vàng), v.v…

- Phiên âm tiếng nước ngoài hoặc khẩu ngữ gốc Hán, rồi giữ nguyên hoặc mở rộng nghĩa:
VD: die -> đai (chết, thất mùa, thua thiệt), moire -> noa (đen, chợ đen), tài -> tại (tiền), v.v…
- Quy ước nghĩa cho một âm bất kì:
VD: chôm, quằm, bề, bẹc, châm, cháp, phê, địa, v.v…
=> Xu hướng nổi bật trong phương thức cấu tạo tiếng lóng là đơn tiết hóa.
=> Dạng cấu tạo đặc biệt của một số tiếng lóng: tẻn, quởn, đổng, vảng, ẻm, xỉn, v.v… là hỏi hóa
thanh điệu.
=> Làm lộ rõ tính chất ký sinh của tiếng lóng đối với ngôn ngữ toàn dân và ngôn ngữ địa phương:
không phản ánh cái gì khác hơn những khái niệm đã được vốn từ toàn dân hoặc địa phương chuyển
tải..
=> Động lực tồn tại và tiến hóa của tiếng lóng chỉ có thể tìm thấy ở bên ngoài ngôn ngữ: đó là chủ
thể sử dụng và mục tiêu sử dụng.


4) Đặc trưng về phong cách của tiếng lóng Sài Gòn sau 30/4/1975:
a) Chủ thể, mục tiêu và phạm vi sử dụng:
- Trong xã hội hiện đại, tiếng lóng được các thành phần xã hội có lối sống và hoạt động không hợp
pháp hoặc không đứng đắn được mệnh danh là giới giang hồ hoặc bụi đời. Những từ ngữ có ý nghĩa
tương ứng không mất đi, nhưng bị tiếng lóng thay thế hầu như hoàn toàn trong giao tiếp, nhất là giai
tiếp trong cùng nhóm.
- Tiếng lóng là một đặc trưng về ngôn ngữ của những chủ thể sáng tạo và sử dụng chính thuộc khu
vục tệ nạn xã hội. Và đây chính là nguyên cớ khiến cho xã hội có thành kiến không tốt đối với tiếng
lóng.
b) Tính khẩu ngữ và tình không chính thức xã hội:
- Tiếng lóng Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh mang màu sắc khẩu ngữ một cách cực đoan, và sắc
thái biểu cảm thường là âm tính.
c) Tác dụng văn hóa:
- Tiếng lóng gia nhập vào vốn từ toàn dân theo một tỷ lệ hết sức hạn chế, là nguồn bổ sung thứ yếu
trong khi tác dụng chính là làm vẩn đục hệ thống chung đó.
- Tiếng lóng là một hiện tượng ngôn ngữ phổ biến, tiếng lóng Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh nói

riêng và tiếng lóng nói chung không thể bị chối bỏ một cách duy y chí.
- Tiếng lóng có công dụng rõ rệt nhất khi được khai thác đưa vào ngôn ngữ văn học.
II/ Tiếng lóng học đường:
1) Nguyên nhân phổ biến tiếng lóng học đường:
- Khi sử dụng tiếng lóng, người nói có cảm giác hợp thời và đúng điệu.
- Người nói có cảm giác mình được chấp nhận và thuộc vào một nhóm bạn.
- Sử dụng tiếng lóng đúng lúc, đúng đối tượng gây hiệu quả rất cao khi giao tiếp giữa bạn bè với
nhau bởi vì nó cho thấy sự đồng điệu trong những kinh nghiệm xã hội và cảm xúc giữa những thành
viên trong cùng nhóm bạn. Là cách nói tắt đầy hiệu quả để diễn đạt những khái niệm. Nó chia sẻ
những kinh nghiệm và cảm xúc một cách ngắn gọn.
- Nói tiếng lóng còn tuyệt vời ở chỗ nó mang lại cảm giác vui nhộn. Là một quá trình đầy tính sáng
tạo và hài hước. Tạo ra tiếng lóng có thể xem như một hình thức chơi ngôn từ, đem lại sự thích thú
cho người nói và người nghe.
2) Đặc trưng của tiếng lóng học đường:
- Nét nghĩa “hạn chế”, chỉ có những người trong cùng nhóm mới hiểu nhau, từ ngữ lóng của sinh
viên, học sinh thường không mang tính chất “bí mật, tăm tối”, mà dường như lấy yếu tố dí dỏm, hài
hước, trong đó có cả yếu tố bất ngờ làm cơ sở. Nhiều tiếng lóng đã được sáng tạo một cách thông
minh, chủ yếu để làm tăng tính hấp dẫn, mới mẻ cho lời nói.
- Là dạng ngôn ngữ “ký sinh” và “lâm thời”: xuất hiện nhanh và mất đi cũng nhanh. Mất đi khi
chúng không còn là từ ngữ lóng nữa mà đã nhập vào vốn từ chung.
3) Sự phát triển của tiếng lóng trong sinh viên, học sinh thành phố Hồ Chí Minh:
- Xu hướng dùng tiếng lóng trong học sinh, sinh viên phát triển mạnh trong những năm gần đây.
- Họ dùng những biểu tượng gần gũi trong cuộc sống và cấp cho nó một nghĩa khác, thường là nghĩa
châm biếm, hài hước.
+ Những từ ngữ lóng đã thịnh hành trong sinh viên, học sinh nhiều năm trước, nhưng đến nay vẫn
chưa lỗi thời, như:
- bốn mắt (người cận thị).
- cây gậy (điểm 1).
- chậm tiêu (lâu hiểu, chậm hiểu).



- con ngỗng (điểm 2).
- cua (tán tỉnh bạn khác giới, thường là nữ).
- cúp cua (trốn học).
- đá lông nheo, kết mô-đen (để ý người khác giới).
- giả nai (giả vờ thơ ngây).
- kết (thích).
- leo cây (bị lỗi hẹn).
- tụng (học bài).
- viêm màng túi (hết tiền).
+ Những từ ngữ lóng được dùng phổ biến trong trường học ngày nay:
- bắn đạn (được ba mẹ gửi tiền).
- cái chảo (mông).
- chảnh (kiêu kì, làm cao).
- cháp, xủ quẻ (ăn).
- chiêu (uống).
- đêm trường (môn học kéo dài dai dẳng).
- Hai Lúa (nhà quê).
- lên đoạn đầu đài (bị thầy cô gọi lên bảng làm bài).
- nếu cháo (nói chuyện điện thoại quá lâu).
- nổ (ba hoa).
- tẩy (ly có đá).
+ Mỗi ngành học lại có tiếng lóng riêng của mình, chẳng hạn sinh viên ngành hóa có những từ ngữ
như:
- chlorophyl (sắc mặt xanh lè xanh lét).
- ion âm (con gái).
- ion dương (con trai).
- liên kết ion (bạn nam giúp bạn nữ).
+ Hiện nay trên các báo hay tập san của giới trẻ, học sinh, sinh viên như Mực tím, Hoa học trò, Tuổi
trẻ cười, có nhiều tiếng lóng được dùng để phản ánh xu hướng “thích dùng và thích tạo ra những từ

ngữ vui nhộn, mới lạ” của giới trẻ. Ví dụ:
- Một tấm thiếp Xuân là đủ “lịch” rồi em (Mực tím, số 505, 24.01.02).
- Hai bạn gái trẻ dung dăng dạo một vòng ngắm những mẫu “độc” trên các manơcanh (TT,
23.10.2001).
- Nó rất “kết” chú Tư, vì nó nói chú Tư là người chịu chơi (TTC, 8.01).
4) Ý nghĩa của tiếng lóng:
- Là một hiện tượng ngôn ngữ không thể tránh được.
- Là một sản phẩm văn hóa tất yếu của một xã hội hiện đại, phức tạp.
- Có không ít tiếng lóng tốt, phản ánh hiện thực xã hội, phê phán, châm biếm những hiện tượng sai
trái trong xã hội một cách dí dỏm, vui tươi.
VD: quậy, nổ (ba hoa, khoe khoang); quê một cục; lẩu sư phụ (lẩu dê); gỡ lịch (ngồi tù), …
- Tiếng lóng của sinh viên, học sinh thật ra là một cách chơi ngôn từ thông minh và dí dỏm. Tiếng
lóng của giới trẻ chỉ nhằm mục đích vui đùa, làm tăng thêm tính hài hước, bất ngờ cho các cuộc giao
tiếp giữa bạn bè với nhau.


- Nhiều tiếng lóng ở thành phố Hồ Chí Minh đã được dùng rộng rãi trong cả nước. Điều đó nói lên
khả năng tạo từ nhanh ở một thành phố đa dạng, năng động, nhiều tầng lớp xã hội.
III/ Tiếng địa phương miền Nam trên báo viết ở Tp.Hồ Chí Minh:
- Ngoài việc được sử dụng trong các tác phẩm của các nhà thơ, nhà văn lớn như Bùi Hữu Nghĩa,
Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Biểu Chánh, v.v… tiếng địa phương còn xuất hiện ở các phương tiện
truyền thông đại chúng ở thành phố Hồ Chí Minh, như: phát thanh, truyền hình, báo viết, …
1) Tình hình sử dụng tiếng địa phương miền Nam trên báo viết:
- Xét trên cơ sở số liệu nghiên cứu của các báo: Tuổi trẻ, Phụ nữ, Sài Gòn Giải phóng.
- Bảng so sánh số từ phương ngữ Nam Bộ xuất hiện trên ba tờ báo này:
Tên báo
Số báo
Số từ PNNB
Số từ trung bình/tờ


TUỔI TRẺ
60
315
5.25

PHỤ NỮ
60
300
5

SÀI GÒN GIẢI PHÓNG
60
210
3.5

+ Báo Tuổi Trẻ:
- Có 11 trang chuyên đề và nhiều trang quảng cáo. Trong đó, trang Thời sự có số từ phương ngữ
Nam Bộ là 22%, trang Thành phố hôm nay 19%, trang Phóng sự - Ký sự 16,5%, Nhịp sống trẻ
12,7%, các trang còn lại khoảng 6,6%.
- Mục “Chuyện thường ngày” ở trang Thời sự được viết dưới dạng đối đáp, dùng những từ xưng hô
như: tui, ảnh, ổng, bả, tía, má; những từ cảm thán như: hén, nghen, vậy cà, hèn chi, …
+ Báo Phụ nữ:
- Có 11 trang chuyên đề và nhiều trang quảng cáo. Trong đó, trang Thời sự có 15,3% từ phương ngữ
Nam Bộ, trang Hôn nhân & Gia đình có 18%, những trang còn lại có khoảng trên dưới 6,6%.
+ Báo Sài Gòn Giải phóng:
- Có 6 trang chuyên đề. Trong đó, tranh Mọi miền đất nước có 25% từ phương ngữ Nam Bộ, trang
Thời sự có 16%, những trang còn lại có khoảng trên dưới 5%.
=> Sự xuất hiện của những từ địa phương miền Nam trên những trang báo trên có thể là một sự ngẫu
nhiên và cũng có thể là sự sử dụng có chọn lọc, tạo cho người đọc sự cảm nhận về những điểm nhấn
riêng của mỗi tờ báo.

- Từ loại từ phương ngữ Nam Bộ được sử dụng nhiều là tính từ 75,8%, động từ 35,3%, danh từ
16,5%, mang đậm màu sắc Nam Bộ. Một số từ thường xuất hiện ở đầu đề bài viết, như: dỏm, né,
sành điệu, xé rào, …
VD:
- “Luyện thi dỏm lại mọc lên như nấm” (N.R – D.T.Dung, trang Giáo dục – Khoa học, T.T 26/9/02).
- “Né phí giao thông: xe vượt trạm làm hư đường xá” (Đ.Đạt – Ngọc Ẩn, trang Thời sự, T.T 28/902).
- “Giới trẻ Nhật Bản – Tiêu xài sành điệu, phó mặc tương lai” (Thanh Hà, T.T.C.N 02/11/02).
- “Dân lắc đổ về những điểm xé rào” (PV, trang Pháp luật – Nhà nước & Công dân, T.T 23/7/02).
=> Những bài viết có sử dụng từ địa phương miền Nam làm tựa đề như vừa nêu đều là những bài nói
về hiện tượng tiêu cực trong đời sống xã hội, gia đình, vì nò giàu hình tượng, giàu tính cường điệu,
châm biếm, dí dỏm, lột tả một cách sâu sắc vấn đề mà tác giả nói đến và thu hút sự chú ý của người
đọc.
2) Tác dụng của việc sử dụng tiếng địa phương miền Nam trên báo viết:
- Ngôn ngữ văn học chuẩn mực rất cần sự đóng góp của phương ngữ nói chung, tiếng địa phương
miền Nam nói riêng để đạt được sự thuyết phục trong đối thoại..


- Với vốn từ vựng phong phú mang những đặc điểm như: giàu hình tượng, dí dỏm, cường điệu, biểu
cảm, … tiếng địa phương miền Nam đã làm nhiệm vụ in lại dấu ấn của xã hội một cách tích cực.

PHẦN 2: ĐỜI SỐNG SỬ DỤNG CỦA PHƯƠNG NGỮ TRUNG VÀ
Ở KHU VỰC HUẾ:
A. ĐỜI SỐNG SỬ DỤNG CỦA PHƯƠNG NGỮ TRUNG:
I. Các vùng phương ngữ:
Ngôn ngữ hình thành từ cuộc sống và phản ánh cuộc sống của từng địa phương khác nhau về kinh tế,
văn hóa sẽ khác nhau. Ở Việt Nam chủ yếu có ba vùng phương ngữ chính: phương ngữ bắc (Bắc
Bộ), phương ngữ trung (Bắc Trung Bộ), phương ngữ nam (Nam Trung Bộ và Nam Bộ). Các phương
ngữ này khác nhau chủ yếu ở ngữ âm rồi đến từ vựng cuối cùng là một chút khác biệt ngữ pháp
II. Bảng so sánh:
Bảng so sánh các đại từ

Phương ngữ Bắc

Phương ngữ Trung

Phương ngữ Nam

này

ni or nì

nầy

thế này

ri

vầy

ấy

nớ, tê

đó

thế, thế ấy

rứa, rứa tê

vậy đó


kia



đó

kìa

tề

đó

đâu



đâu

nào



nào

sao, thế nào

răng

sao


tôi

tui

tui

tao

tau

tao

chúng tôi

bầy tui

tụi tui

chúng tao

bầy choa

tụi tao

mày

mi

mầy


chúng mày

bây, bọn bây

tụi mầy



hắn, nghỉ



chúng nó

bọn hắn

tụi nó

ông ấy

ông nớ

ổng

bà ấy

mệ nớ, mụ nớ, bà nớ

bả


cô ấy

o nớ

cổ

chị ấy

ả nớ

chỉ

anh ấy

eng nớ

ảnh


III. Đời sống sử dụng ngôn ngữ Trung Bộ:
Ví dụ: Từ nẫu và nậu trong phương ngữ trung bộ được dùng một cách hết sức linh hoạt.
Trong ca dao Nam Trung Bộ.
Ai về nhắn với nậu nguồn
Mít non gởi xuống, cá chuồn gởi lên
- Thuốc ngon chợ huyện
Giấy quyến Sa Huỳnh
Nẩu xa, mược nẩu, hai đứa mình đửng xa
Thương chi cho uổng tấm tình
Nẩu về xứ nẩu bỏ mình bơ vơ.
hoặc: đứa con hỏi mẹ rằng: nẫu đi đâu về vậy mẹ.

Qua đó cho ta thấy rằng phương ngữ trung bộ thường hay sử dụng từu nẫu và nậu trong rất nhiều
tình huống giao tiếp của mình.
Người nam trung bộ ít phân biệt giữa thanh hỏi và thanh ngã.
Ví dụ: Trái cây chín nẫu, buồn đến nẫu ruột.

D. ĐỜI SỐNG SỬ DỤNG CỦA PHƯƠNG NGỮ Ở KHU VỰC HUẾ:
I. Đặc điểm của phương ngữ Huế:
1. Ngôn và từ:
Nói đến “tiếng Huế” là nói đến “ngôn từ xứ Huế”, có cả “ngôn” và “từ”. tiếng Huế không chỉ có các
từ đơn mà còn có cả những câu, những câu thành ngữ, ca dao, tục ngữ mà người Huế thường hay
dùng trong đời sống hằng ngày của họ. ngôn từ phản ánh đầy đủ tâm tư và cuộc sống con người nên
không thể tách biệt các từ Huế ra khỏi ngôn từ xứ Huế, cũng như không thể tách vua ra khỏi các
quan nếu muốn có được hình ảnh của một triều đình. ( giáo sư Nguyễn lân, tác giả từ điển từ và ngữ
việt nam).
2. Tập hợp các lối nói:
Ngôn từ của người Huế có nhiều loại và được dùng với nhiều cách:
a. Trước tiên, họ rất thường dùng trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của họ các”phương ngữ” của
Thừa Thiên Huế tức những tiếng địa phương của riêng Huế, những tiếng chỉ dùng ở Huế mà ít nơi
nào khác trên đất nước dùng đến.
Ví dụ: “côi” là trên, chộ là thấy ,“trốt” là đầu…Ngoài ra ở một vài vùng ở Thừa Thiên Huế, người
dân ở đấy đã dùng những thổ ngữ của họ, đặc biệt và hiếm hoi hơn.
b. Ngoài ra người dân Huế cũng dùng các từ, các chữ chung của toàn dân nhưng có một số lớn
những chữ, những câu đã được dân Huế dùng rất thường xuyên trong đời sống hằng ngày của họ với
“tần số sử dụng” rất cao so với các vùng khác của đất nước. Họ đã dùng với nhiều cách:
Cách nói văn hoa : họ dùng nhiều tục ngữ ca dao và nhiều t hành ngữ trong lời ăn tiếng nói
hằng ngày của họ. Không một nới nào trong nước đã dùng các chữ văn hoa trong câu chuyện hằng
ngày như vậy. Người Huế dùng lối nói này chủ ý để nhấn mạnh ý mình muồn nói vì thế câu nói trở
nên xúc tích hơn. Ví dụ :“năm hạn tháng xung”,”bói ra ma quét nhà ra rác”, “đèn nhà ai nấy
rạng”,…
- Cách nói chữ: họ dùng những câu chữ Hán thông thường trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của họ.

Ví dụ: “bần cư tại thị vô nhân vấn,Phú tại sơn lâm hữu khách tầm”…
- Cách nói điển tích: họ cũng dùng điển tích trong câu chuyện hằng ngày của họ,phần lớn là điển tích
lấy từ sử Tàu. Ví dụ: điển tích trong nước như “vắng như chùa Bà Đanh” hoặc lấy từ các tích tuồng
hát bội như” kéo cả bầy họ Tạ” trong tuồng Sơn Hậu…
- Cách nói lái: thường là với mục đích châm chọc hoặc châm biếm hay để phê bình người khác, một
tật cố hữu của người Huế. Ví dụ: tên o nớ là bách diệp tức “ trăm lá”, “trăm lá” là “tra lắm” (tức già


lắm) để chê cô gái đã già. Cách nói lái của họ nhiều khi đậm màu “thô tục” để vui cười, ví dụ: ‘Mụ
Đắc”,” Tôn Lò”…
- Cách nói bóng nói gió: họ thường thích đàm tiếu,dị nghị chuyện nhà người ta với xu hướng dạy
đời. Ví dụ: “chị nớ đang trung hưng” tức “ chị ấy đang dấy lên” trong trường hợp không chồng mà
cái bụng tự nhiên lớn phình lên…
- Cách nói lắt léo: không những nói lái để châm chọc hoặc phê bình người khác mà người Huế còn
hay “nói lắc léo”, “nói cù lần”, ”nói ngụy biện” để chữa thẹn, để đánh lạc hướng câu chuyện đang
nói không mấy lợi cho họ. Ví dụ: Đã say mèm “say tít cung thang” mà còn chối là không say “tau
mô có say,say tình say nghĩa thì có” rồi nói lái qua tình nghĩa ở đời.
- Cách nói tiếng lóng: dân Huế cũng có những tiếng lóng thong dụng riêng, cũng biết dùng tiếng
lóng trong câu chuyện hằng ngày như mọi nơi khac. Tiếng lóng của họ được dùng với mục đích chế
giễu vui cười với nhau, không mấy ác ý. Chẳng hạn “ cá long hội “ là “cá lôi họng” tức thứ cá rẻ tiền
ăn dễ bị mắc xương phải lôi họng ra lấy.
- Cách nói lạc nghĩa và trệch chữ: người dân Huế phần lớn là ở thôn quê hay có tật nói trật nghĩa trệt
chữ. Ví dụ : họ nói “ anh nớ tính tình thâm trầm hiểm độc” có nghĩa là họ muốn nói “anh ấy ít nói”.
“trung gian” là “ở giữa” thì họ đôi khi lại dùng như “bên trong” (trung gian chuyện ni, hai đứa có sự
hiểu lầm mà ra).
- Cách nói kiểu cách: dân Huế nhất là ở chốn quan trường, trong các gia đình thể giá thường có các
từ ngữ riêng biệt và cách nói riêng biệt. Ví dụ: họ dùng chữ “thời” thay vì chữ “ăn” (xin mời anh
thời). họ “thưa gởi” khi nói với các bậc bề trên ( “thưa anh em đã làm rồi”,”thưa anh em đã hiểu ý
anh”,…). Họ dùng chữ “dạy” khi nói đến “lời phán bảo” của các bậc trưởng thượng (anh đã dạy thì
em xin vâng).

- Cách nói tránh kỵ húy: người Huế thường tránh dùng những chữ có tên của các bậc trưởng thượng,
của các vua chúa thời xưa và thường “nói lệch” chữ đó để tỏ lòng kính trọng. Tên của bà cố là
“Hồng” thì họ đọc trệch lại là “ Hường”. Tránh dùng chữ “Hoa” là tên của bà Hồ Thị Hoa, vợ của
vua Minh Mạng thì họ dùng chữ “Huê” hoặc chữ “ba”, và do đó “Hoa viên” đã trở thành “huê viên”
hoặc “ba viên”…
III. Ví dụ đăc trưng cho phương ngữ Huế trong đời sống hằng ngày:
A rứa: thiệt thế, nhiều lắm ( Thấy thương anh a rứa!).
A rứa tê: lắm (Đẹp a rứa tê. Làm bộ a rứa tê).
A rứa thê: lắm (Có tình a rứa thê. Nghèo a rứa thê).
Ba cái lác đác: những đồ không ra gì (Trong nhà toàn chứa ba cái lác đác, không có cái mô thiệt có
giá trị cả).
Ba kẹ (ông ba kẹ), ông ba bị: Người dữ tợn (Để doạ con nít).
Ba lia: Không đáng tin cậy (Thằng ba lia, nói nhiều mà không làm, tin chi được).
Ba que xỏ lá: Lưu manh, lừa gạt (Đồ ba que xỏ lá ở chợ Đông Ba, chuyên môn lường gạt thiên hạ).
iết đâu, ai mà biết được ( Cứ hỏi hoài! Ai biết!)
Để khỏi: để tránh (Học để khỏi nghèo).
Để lộn bậy: sắp đặt không ngăn nắp (Trong tủ, áo quần để lộn bậy).
Để luột (để vuột mất): để qua cơ hội tốt (Tính toán kỹ quá để lượt mất cơ hội tốt).
Để mà coi: rồi sẽ thấy (Tiếng dọa dẫm) (Tau nói không nghe, để mà coi).
Can chi: không sao đâu
Can chi mô: không can hệ gì đâu
Cà gật cà tang: không thông suốt, có trắc trở
Cà kê dê ngỗng: chuyện không đâu vào đâu mất thì giờ
Cà rịch cà tang: chậm rãi, không nhanh nhẹn
Dễ ẹc: quá dễ.


Dị: khác lạ với thường tình.
Dị chưa tề: lạ chưa, chướng quá, khó coi quá.
Dị òm: chướng quá, kỳ quá, người ta cười

Dòm lui dòm tới: nhìn trước nhìn sau
IV. Nhận xét chung về phương ngữ Huế:
Những người xa Huế không chỉ nhớ về Huế với sông Hương, núi Ngự mà còn nhớ về Huế với chất
giọng đặc biệt. Chỉ cần nghe ai nói “mô tê răng rứa” thì đã có cảm giác thân quen. Bởi thế, những
người Huế đi xa rất dễ kết thân không chỉ vì tình đồng hương mà còn bởi vì cùng chung một ngôn
ngữ Huế. Từ đó góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú trong phương ngữ tiếng Việt nói chung.

PHẦN 3: TỔNG KẾT:
Với sự đa dạng và phong phú của mình, phương ngữ tiếng Việt càng thể hiện rõ vai trò ứng dụng
trong đời sống xã hội, mà ở đây là ở khu vực miền Trung Bộ và miền Nam. Nó đi vào phong cách
giao tiếp của những người dân ở các vùng miền trên một cách nhuần nhuyễn và có sự biến hóa, đặc
biệt là trong việc dùng đại từ nhân xưng, cách gọi, …
Tuy vẫn còn vấp phải những ý kiến trái chiều như trường hợp của tiếng lóng của phương ngữ ở khu
vực Sài Gòn, nhưng nó vẫn thể hiện được phong cách ngôn ngữ của một bộ phận cư dân sinh sống,
và dần thích ứng với đời sống sinh hoạt của họ.



×