Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Vận dụng học thuyết đức trị vào quản lý nhà nước tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.33 KB, 18 trang )

Lời mở đầu.
Quản lý nói chung cũng như quản lý Nhà nước không những chỉ cần
đến các chính sách, Pháp luật, những chuẩn mực có sẵn mà còn đòi hỏi các
nhà quản lý cần có những nghệ thuật, sự khéo léo, tài tình, sự linh hoạt. Đối
với một lĩnh vực rộng lớn là xã hội với bao la những vấn đề hàm chứa trong
đó, thì sự kết hợp giũa các chuẩn mực có sẵn với sự tài ba, nghệ thuật của các
nhà quản lý là một điều vô cùng quan trọng. Qúa trình đó cần được hình
thành, phát triển, tích lũy, kế thừa và phát huy theo thời gian, thời đại, thích
nghi với sự biến đổi và phát triển của xã hội.
Sự ra đời và việc ứng dụng các học thuyết quản lý Nhà nước có vai trò
quan trọng trong việc quản lý nói chung, cũng như quản lý Nhà nước trên
mọi lĩnh vực nói riêng. Các học thuyết là sự kết tinh của quá trình nghiên
cứu, tìm hiểu về lý luận về quản lý của các nhà triết hoc, các nhà quản lý.
Cho đến ngày nay các học thuyết vẫn còn nguyên những giá trị của mình, và
có vai trò to lớn trong quản lý trong Bộ máy Nhà nước của các quốc gia. Tuy
nhiên sự vận dụng là khác nhau giữa các quốc gia, tùy vào điều kiện về tự
nhiên cũng như về đặ điểm về lịch sử, văn hóa, quan điểm của từng quốc gia,
dân tộc sao cho phù hợp nhất.
Học thuyết Đức trị là một trong những học thuyết trên. Học thuyết Đức
trị có thể được hiểu như là việc quản lý dựa trên nền tảng đạo đức con người,
bao gồm đạo đức của người quản lý cúng như các đối tượng quản lý. Học
thuyết Đức trị là một học thuyết quan trọng, có vai trò như là tiền đề cho các
học thuyết khác, cũng như quá trình quản lý.
Tại sao học thuyết Đức trị lại có vai trò quan trọng như vậy? Học
thuyết Đức trị là học thuyết dựa trên nền tảng đạo đức con người, từ những
khía cạnh, các vấn đề của đạo đức mà đưa ra sự ứng dụng vào quản lý, có
nghĩa lấy đức làm trọng. Con người là sự kết hợp dung hòa giữa các yếu tố tự
nhiên và các yếu tố quan hệ xã hội, trong đó yếu tố xã hội là thước đo, cũng
là cơ sở phân biệt giữa con người với các sinh vật tự nhiên khác. Tồn tại và
phát triển trong xã hội đòi hỏi con người cần có những chuẩn mực sao cho



phù hợp với xã hội, và phải luôn ý thức tự điều chỉnh bản thân sao cho phù
hợp với hoàn cảnh, điều kiện, sự biến đổi của xã hội. Điều này là một biểu
hiện của đạo đức con người. Đạo đức là hệ thống các quy tắc, các chuẩn mực
xã hội giúp con người tự điều chỉnh hành vi bản thân sao cho phù hợp với lợi
ích của cộng đồng, xã hội. Học thuyết Đức trị đề cao việc quản lý trên cơ sở
lấy đạo đức của con người làm trọng, và đề ra những lý luận quản lý sao cho
phù hợp với chuẩn mực đạo đức của con người, phù hợp với hoàn cảnh, thời
đại, đối với cả nhà quản lý và đối tượng quản lý.
Đại diện tiêu biểu của các học thuyết đức trị là Platon của trường phái
triết học Tây phương và Khổng Tử của triết học cổ đại phương Đông. Các
học thuyết đã ra đời từ rất lâu, nhưng giá trị của các học thuyết đức trị này
vẫn luôn chứng minh được vai trò và hiệu quả của mình trong quản lý của
các quốc gia. Với những lý luận khác nhau về đức trị tuy nhiên hai học thuyết
luôn đề cao tầm quan trọng của đạo đức, vai trò, hiệu quả của việc lấy đạo
đức con người làm tiền đề của mọi quá trình quản lý.


Chương 1- Nội dung của các học thuyết quản lý.
I1-

Học thuyết đức trị của Platon.
Platon và quan điểm chủ đạo trong Đạo đức học Platon.
Platon sinh sống vào khoảng năm 427- 347(TCN).Ông sinh ra
trong một gia đình quý tộc tại đô thị Athen- Hy Lạp. Ông là một nhà
triết học Hy Lạp cổ đại, là người thiên tài trên nhiều lĩnh vực, và là một
trong những triết gia vĩ đại nhất mọi thời đại cùng với thầy giáo của
mình là Socrates. Sinh ra trong một gia đình quý tộc ở Athen, ông được
hưởng một nền giáo dục vô cùng tuyệt vời. Ông có thiên tài về nghệ
thuật và đặc biệt là triết học. Ông chuyên tâm theo đuổi Triết học,

ngành học mà ông vô cùng yêu thích kể từ khi gặp Socrates. Trong
cuộc đời mình, Platon từng bị bán làm nô lệ và được giải thoát bởi một
người bạn. Sau biến cố đó, ông trở về Athen và sáng lập ra Viện Hàn
lâm vào khoảng năm 387 TCN và đây được xem là trường Đại học đầu
tiên trong lịch sử nhân loại, nơi dành cho nghiên cứu và giảng dạy khoa
học và Triết học.
Platon là đại diện của trường phái Triết học duy tâm khách quan.
Về mặt nhận thức luận của Plton cũng mang tính duy tâm. Theo ông tri
thúc là cái có trước sự vật chứ không phải là sự khái quát kinh nghiệm


2-

trong nhận thức các sự vật. Nhận thức của con người không phản ánh
sự vật khách quan mà chỉ nhớ lại, hồi tưởng lại những cái đã quên trong
quá khứ. Về xã hội, Platon đưa ra khái niệm Nhà nước lý tưởng đó là
có sự tồn tại và phát triển của Nhà nước là phải dựa vào sự phát triển
của sản xuất vật chất, sự phân công hài hòa các ngành nghề và sự giải
quyết ổn thỏa các mâu thuẫn xã hội.
Platon là đại biểu của tư tưởng quản lý cổ điển của phương Tây- đề cao
đức trị. Đạo đức của Platon được xây dựng trên cơ sở học thuyết về
linh hồn, theo Platon thì linh hồn có ba bộ phận đó là ý chí, lý trí và
nhục dục. Lý trí là cơ sở của sự thông thái, ý chí là cơ sở của lòng dũng
cảm, và chế ngự được nhục dục là cơ sở của sự điều độ. Kết hợp ba yếu
tố trên dưới sự chỉ đạo của lý tính sẽ tạo nên chính nghĩa. Lý chí, ý chí,
chế ngự dục vọng và chính nghĩa là bốn yếu tố cơ bản trong Đạo đức
học của Platon. Đạo đức của Platon hướng con người vào ý niệm tối
cao của cái thiện, đó là sự thông thái và lòng dũng cảm. Con người chỉ
có thể hoàn thiện nhân cách trong một Nhà nước được tổ chức hợp lý.
Mục đích của Triết học là xây dựng một Nhà nước lý tưởng và hoàn

thiện. Đạo đức học của Plton mang nặng tính xã hội chứ không mang
tính cá nhân.
Học thuyết Đức trị Platon.
Platon cho rằng chỉ có những người thuộc tầng lớp thượng lưu và
chủ nô mới có được đạo đức với biểu hiện cao nhất đó là sự thông thái
và lòng dũng cảm. Còn quần chúng thường dân chỉ có năng đạo đức
khuất phục, năng lực đạo đức tiêu cực. Nô lệ không phải là con người
mà chỉ là những “công cụ biết nói” và không thể có đạo đức.
Về tổ chức giáo dục xã hội và phát triển con người, trong quản lý,
Platon cho rằng phải coi trọng vấn đề tổ chức xã hội và đề cao giáo dục
con người. Vai trò của người lãnh đạo cần được đề cao.
Về Nhà nước thì có hai kiểu Nhà nước đó là Nhà nước quân chủ
và Nhà nước quý tộc. Nếu dung hòa được hai kiêu Nhà nước này thì sẽ
có Nhà nước lý tưởng. Sự đa dạng về nhu cầu con người; sự đa dạng về
năng lực lao động và sự đa dạng về loại hình lao động là ba yếu tố tạo
nên quy luật sự đa dạng hóa một cách cân đối trong lao động. Việc


quản lý xã hội sẽ quy về việc thiết chế hóa nghề nghiệp- lý luận về tổ
chức nô dịch theo nghề nghiệp.
Theo Platon, ý thức xã hội có vai trò to lớn trong việc hình thành nhân
cách và ý thức các nhân của mỗi người. Điều này cho thấy về Đạo đức
học của Platon mang nặng tính xã hội.
Thuyết đức trị của Platon chịu ảnh hưởng sâu sắc từ học thuyết linh
hồn. Tương ứng với ba phần của linh hồn sẽ có 3 hạng người trong xã
hội.
- Những nhà triết học, nhà thông thái là những con người có ý chí
đóng vai trò chủ đạo trong con người họ. Họ luôn khao khát vươn
tới phúc lợi tối cao, hướng tới sự thật và công lý, biết hưởng thụ cái
đẹp. Đây là những con người giũ vai trò lãnh đạo, trị vì xã hội trong

Nhà nước lý tưởng bởi họ có được sự kiềm chế, ôn hòa trong cảm
tính.
- Sự dũng cảm với biểu tượng là những người lính làm nhiệm vụ bảo
vệ an ninh cho Nhà nước lý tưởng, trong linh hồn luôn tràn đầy sự
gan dạ và biết quy phục trước những khát vọng ý chí mà mình cống
hiến.
- Tầng lớp thứ ba là các giai cấp nhân dân lao động bao gồm nông dân
và thợ thủ công. Họ là những con người thường rất khỏe mạnh, thích
hợp với lao động chân tay vì sự gần gũi với các hoạt động này từ lúc
sinh ra. Đây là giai cấp với nhiệm vụ là làm ra của cải vật chất, đảm
bảo cuộc sống vật chất cho Nhà nước.
Theo Platon thì tầng lớp triết gia cầm quyền, quân nhân là những
đẳng cấp trên, không phải lao động chân tay, tầng lớp nông dân và thợ
thủ công là những tầng lớp dưới, có nhiệm vụ lao động chân tay.
Có thể nhận ra rằng, với học thuyết đức trị trên thì Platon đã cho
thấy rõ quan điểm của mình rằng là đứng ra bảo vệ lợi ích của giai cấp
thống trị, đối lập với quần chúng nhân dân. Điều này cũng xuất phát từ
nguyên nhân do ông sinh ra trong một gia đình quý tộc thời cổ đại, chịu
nhiều ảnh hưởng của các tư tưởng quý tộc thời bây giờ, xã hội dân chủ
chủ nô, với quyền lợi tập trung trong các tầng lớp chủ nô, quý tộc


II1-

thượng lưu. Học thuyết Đức trị của Platon cũng góp phần vào củng cố
chế độ dân chủ chủ nô thời bấy giờ.
Học thuyết Đức trị của Khổng Tử.
Khổng Tử và những tư tưởng chủ đạo.
Trong nền văn hóa của Trung Hoa không thể không nhắc đến
Khổng Tử. Đối với người dân Trung Quốc thì sự ảnh hưởng của Khổng

tử luôn xếp hàng đầu. Mỗi con người sinh ra đều ít nhiều chịu ảnh
hưởng từ Khổng Tử.
Khổng Tử sinh năm 551 TCN mất năm 478 TCN. Lúc lên ba tuổi thì
cha mất, sau đó hai mẹ con ông đã đến định cư tại Sơn Đông. Ông tên
thật là Khổng Khưu. Ông là người nước Lỗ, sống trong thời Xuân Thu,
thời đại mà các thể chế quốc gia thống nhất bị phá vỡ, sinh ra nhiều
nước chư hầu lớn nhỏ. Nước Lỗ là một nước có một nền văn hóa tương
đối phát triển vào thời kì đó.
Khổng Tử là người sáng lập ra Học thuyết Nho giáo- một học
thuyết có ảnh hưởng lớn về chính trị, văn hóa, xã hội mà còn ảnh
hưởng đến sự thể hiện hành vi và phương thức tư duy của mỗi con
người Trung Hoa suốt hàng nghìn năm qua. Có những người cón xem
Nho giáo như là một tôn giáo của Trung Hoa chứ không còn là một học
thuyết Triết học nữa. Tầm ảnh hưởng của Nho giáo đã vượt qua lãnh
thổ Trung Hoa, lan rộng đến nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Khổng Tử là một người có học vấn uyên thâm, tuy nhiên trong
cuộc đời ông hầu như không làm quan lớn. Ông hoạt động chủ yếu là
dạy học, truyền thụ giáo dục đến tất cả mọi tầng lớp trong xã hội miễn
là có nhu cầu và đóng một số vật phẩm và học phí. Ông đã phá vỡ đặc
quyền phong kiến thời kì này là chỉ những tầng lớp quý tộc mới được
tiêp thu giáo dục. Học trò theo học ông rất đông, lên đến ba nghìn
người, trong đó có Mạnh Tử- một nhân vật nổi tiếng trong văn hóa
Trung Hoa. Khổng Tử chủ yếu truyền lại chủ trương chính trị và lý
luận tư tưởng của mình cho học sinh. Những học sinh của ông đã kế
thừa và phát huy tư tưởng của ông, truyền bá rộng rãi.
Không chỉ là một nhà tư tưởng lớn về Triết học, chính trị, đạo
đức học và giáo dục, Khổng Tử còn được xem như là một nhà quản lý.


Đã từng có nhận định rằng Khổng Tử là một nhà quản lý, là một nhà

lãnh đạo, là một người thực hiện công việc của mình thông qua người
khác.
Sống trong thời đại loạn lạc, chiến tranh xảy ra liên miên, nền kinh tế
nông nghiệp, sản xuất kém phát triển, bản thân Khổng Tử cũng đã từng
làm nghề buôn lậu, rồi mới được làm quan, nên ông nhận thấy được nỗi
thống khổ của nhân dân. Ông nhận thấy nhu cầu về hòa bình,ổn định và
trật tự của xã hội và mọi thành viên. Khác với nhũng người khác chấp
nhận thực tại, mong sao để yên ấm cho bản thân, ông luôn muốn làm
sao để cải tạo xã hội theo hướng tố nhất. Song, bản thân là một người
thuộc giai cấp cai trị, ông muốn thực hiện một cuộc cải cách xã hội từ
dưới lên, bằng con đường đề cao đạo đức của người cai trị. Ông muốn
xây dựng một xã hội phong kiến lý tưởng có tôn ti, trật tự. Từ Thiên tử
đến các chư hầu lớn nhỏ, từ tầng lớp quý tộc đến tầng lớp nhân dân lao
động bình dân, ai có phận nấy, đều có quyền lợi và nghĩa vụ phải sống
hòa hảo với nhau, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. Vua chúa, quan lại
phải có bổn phận chăm lo cho nhân dân, làm cho dân đủ ăn, đủ mặc,
giáo dục nhân dân bằng cách nêu gương, dạy lễ nghĩa, nhạc, văn, đức .
Sử dụng hình phạt là đến khi bất đắc dĩ. Gia đình làm cơ sở, dạy hiếu,
lễ, yêu trẻ, kính già. Mọi người sống trong xã hội đều trọng tình cảm và
công bằng, người giàu thì khiêm tốn, giữ lễ nghĩa, người nghèo thì vẫn
phải sống phải đạo. Ông nhấn mạnh quy phạm và trật tự luân lý nghiêm
ngặt, nếu làm trái với cấp trên hoặc cha mẹ thì đó là tội nghiêm trọng.
Vua quan phải yêu thương nhân dân, không ngừng chăm lo cho nhân
dân, nhân dân thì phải trung thành với vua. Mỗi người với mỗi thân
phận, địa vị khác nhau nhưng tất cả đều phải duy trì được tôn nghiêm.
Có như vậy thì đất nước, xã hội mới yên ấm, thái bình.
Tư tưởng đẳng cấp và cải cách chính trị dựa trên lương tâm trong
học thuyết của Khổng Tử phù hợp với lợi ích của giai cấp cai trị, phù
hợp với ổn định xã hội lúc bấy giờ, xúc tiến xã hội phát triển nên giai
cấp thống trị đã xác định đây là tư tưởng học thuyết chính thống quốc

gia. Học thuyết thống trị của Khổng Tử chiếm vị trí thống trị trong thời
đại phong kiến Trung Quốc. Tuy nhiên, cũng không chỉ trong thời đại


2-

phong kiến, các học thuyết của Khổng Tử ngoài mang tính giai cấp sâu
sắc nhưng vẫn hàm chứa những tư tưởng nhân văn, có nhiều điểm để
vận dụng vào quản lý các hình thức Nhà nước sau này.
Học thuyết đức trị của Khổng Tử.
Đạo nhân của Khổng tử là nền tảng, cơ sở của học thuyết Đức trị.
Nhân có nghĩa là người. Con người có hai phần là con và người. Phần
con là chỉ bản chất tự nhiên của con người. Con người cũng là một sinh
vật trong tự nhiên, là một sự tiến hóa cao nhất của giới động vật. Cũng
như các động vật khác, con người cũng có những bản năng về sinh tồn,
ý thức bảo vệ bản thân và đồng loại, duy trì nòi giống. Tuy nhiên, cái
phân biệt con người với con vật chính là phần người. Phần người là sự
phản ánh con người trong mối quan hệ không chỉ với tự nhiên mà là lớn
lao hơn đó là đối với tổng hòa xã hội. Phần người được biểu hiện bằng
sự nhận thức, suy nghĩ, các hành vi, ứng xử giữa con người với con
người , với sự ứng biến, thay đổi của xã hội. Với vị trí là một người
lãnh đạo, cai quản đất nước, thì tầng lớp cai trị cần phải làm những gì
sao cho phù hợp với đất nước, thể hiện được đạo nhân của mình để dân
chúng phải nể phục, noi theo, trung thành với Nhà nước. Trong quản lý
Nhà nước, mỗi con người của tầng lớp thống trị phải làm như thế nào
sao cho xứng đáng với chức vụ, vị trí mà mình đang có. Các nhà quản
lý cần phải có sự khoan dung, sự gương mẫu để làm gương cho người
trong thiên hạ.
Khổng Tử đưa ra hai nguyên tắc quản lý Nhà nước về xã hội đó là:
- Nhà lãnh đạo phải thành thực, phải nêu gương để dân chúng noi

theo.
- Phải dùng người tốt, người chính trực, loại bỏ bớt kẻ gian tà.
Đây là hai nguyên tắc nói lên những phẩm chất cơ bản đầu tiên cần có
của một nhà lãnh đạo. Nhà lãnh đạo là một con người cần phải là một
con người trung thực. Trung thực nghĩa là như thế nào? Trung thực đối
với các hoạt động của minh, đảm bảo làm đúng quyền hạn và trách
nhiệm. Trung thực trong quan hệ với cấp trên, không xu nịnh, thẳng
thắn góp ý, làm đúng nhiệm vụ được giao. Trung thực đối với người
dưới, không trù dập, người dưới, nhìn nhận đúng năng lực của người


dưới. Trung thục còn thể hiện việc dám chịu trách nhiệm về sai sót
trong hoạt động, không né tránh, không cố tình che giấu. Nhà lãnh đạo
trong bất cứ trường hợp nào, trong bất cứ địa vị nào đều phải là một
tấm gương đạo đức gương mẫu. Nhà lãnh đạo gương mẫu sẽ tạo cho
dân chúng niềm tin vào Nhà nước, từ đó sẽ hình thành nên được ý thức
chấp hành một cách tự giác, noi gương lãnh đạo.
Nhà lãnh đạo không chỉ là người quản lý, mà còn là những người
tham gia vào công việc tuyển chọn, sử dụng những nhà quản lý khác,
như việc vua chọn quan lại cai quản, phân công nhiệm vụ, quyền hạn
cho quan lại. Việc mà bất cứ nhà lãnh đạo nào cũng cần phải cân nhắc
và mong muốn đầu tiên đó là chọn được những con người có đủ phẩm
chất của một nhà lãnh đạo. Đây cũng nói lên nghệ thuật sử dụng nhân
lực của nhà lãnh đạo. Muốn làm được điều này đòi hỏi nhà lãnh đạo
cần có những sự rèn luyện, sự học hỏi, sự tích lũy về nghệ thuật dùng
người. Kẻ gian tà là kẻ có hại trong quản lý, sẽ gây hại nhiêu cho Nhà
nước, cho xã hội, vì vậy cần phải bài trừ, loại bỏ.
Đạo Nhân có tầm ảnh hưởng lớn đến học thuyết Đức trị của
Khổng Tử. Nhân là yếu tố được đặt lên hàng đầu trong bất cứ các
chuẩn mực của con người trong xã hội. Các chuẩn mực đó là “Nhân,

Lễ, Nghĩa, Trí, Tín, Dũng”. “Nhân tri sơ, tính bản ngã” hay “Nhân tri
sơ, tính bản thiện” đều khẳng định Nhân là yếu tố cơ bản, là yếu tố nền
tảng tạo nên một con người trong xã hội.
Con người sinh ra đều có bản chất người nhưng do sự khác nhau về
tài năng, năng lực và hoàn cảnh sống nên đã trở thành những nhân cách
không giống nhau. Bằng sự học tập, tu dưỡng không ngừng con người
dần trở nên hoàn thiện bản chất, trở thành người Nhân. Những người
Nhân này là người cảm hóa xã hội, giáo dục xã hội.
- Nhân là yêu thương con người, biết giúp đỡ con người. Thương
người nhu thể thương thân. Nhà lãnh đạo là một con người cần nhất
phải có tình người. Có tình người thì nhà quản lý, nhà lãnh đạo sẽ
luôn tìm cách làm lợi cho dân chúng, làm cho dân chúng được
hưởng yên vui, ấm no, hạnh phúc. Nhân cũng là cầu nối gắn kết giữa


chủ thể quản lý với các đối tượng quản lý. Nhân của nhà quản lý thể
hiện qua đạo đức và hành vi của người đó.
- Lễ là sự tuân thủ các phép tắc, biết chấp hành các kỉ cương, trật tự,
bổn phận… để sống sao cho hợp lẽ tự nhiên, xã hội, trong các mối
quan hệ. Người hiểu lễ thì với tự nhiên thì biết tôn trọng các quy luật
tự nhiên, với xã hội thì tôn trọng luật pháp, với con người thi biết
đoàn kết, tương thân tương ái, gần gũi. Lễ là một biểu hiện của
Nhân. Không có Nhân thì lễ là hình thức, là giả dối.
- Nhân gắn liền với Nghĩa. Nghĩa tức là việc gì đáng làm thì làm, việc
gì đúng thì làm, không mưu tính lợi ích cá nhân. Với Khổng Tử có
sự phân biệt trong tình cảm là trước hết phải là ruột thịt, sau đó đến
thân quen, quen rồi người ngoài. Con người cần biết quan tâm, lễ
nghĩa trước hết với người trong gia đình, đến người thân quen, bạn
bè rồi đến người ngoài.
- Trí có nghĩa là hiểu biết, biết người biết mình, biết làm những gì để

giúp đỡ con người mà không hại mình. Người Nhân- Trí là người
biết cách phát huy trí tuệ, tài năng một cách đúng đắn, không cho
người khác lợi dụng mình. Con người nói chung cũng như nhà quản
lý nói riêng phải biết yêu người đáng yêu, ghét người đáng ghét.
- Dũng là kiên cường, quả cảm, dám hy sinh vì nghĩa lớn. Con người
có Dũng nhưng cần phải có Nhân thì mới trở thành người co ích. Kẻ
có Dũng mà không có Nhân thì là kẻ vô dụng, là kẻ đáng sợ, là
nguyên nhân gây nên loạn.
- Tìn là sự đảm bảo, là niềm tin, và bằng mọi cách phải cố gắng hoàn
thành những chỉ tiêu đã đề ra, đã hứa hẹn. Người Nhân- Tín luôn cố
gắng hết mình để đảm bảo hoàn thành tốt nhất những điều đã đặt ra
từ trước. Có Nhân tốt thì mới có Tín tốt.
Khổng tử khuyên các nhà quản lý phải biết cách khắc phục tư dục,
không nên quá tập trung vào lợi ích của cá nhân, mà phải luôn đặt mục
tiêu làm cho dân giàu, nước mạnh. Các nhà quản lý cứ chuyên tâm làm
tốt công việc của mình thì lợi ích, bổng lộc ắt sẽ đến. Khi mà quần
chúng còn nghèo khổ thì làm gì cũng khó, đạo gì cũng không thực hiện
được.


III1-

2-

Khổng Tử nhấn mạnh việc tu dưỡng trong hoạt động quản lý “ Tu
thân- Tề gia- Trị quốc- Bình thiên hạ”. Muốn trở thành một nhà lãnh
đạo mẫu mực thì bản thân con người phải không ngừng rèn luyện, tu
dưỡng bản thân. Con người đó cần có những môi trường tu dưỡng, rèn
luyện tốt, từ phạm vi nhỏ nhất. Người lãnh đạo giỏi là người biết cách
quản lý gia đình là phạm vi nhỏ nhất, rồi mới đến các công việc quản lý

của Nhà nước, mới mong thiên hạ được thái bình. Người Nhân thì phải
hết lòng vì người, từ bụng ta suy ra bụng người.
Chính trị là mọi biện pháp thực hiện để quản lý đất nước, làm cho
chính sự được quản lý chặt chẽ. Chính sự là các công việc hành chính.
Khổng Tử đề ra làm chính trị là để nuôi dưỡng nhân tài. Tòng chính có
nghĩa là chấp chính. Người quản lý thông qua các hoạt động chính trị
cũng là những môi trường để tu dưỡng, học hỏi, trau dồi bản thân, hoàn
thiện bản thân, từ đó nâng cao hiêu quả trong hoạt động quản lý của
mình.
Khổng Tử nhấn mạnh đức trị, lấy luân lý đạo đức để giáo hóa nhân
dân. Làm gì muốn thanh công cũng phải có lẽ phải, phải biết chọn
người hiền tài giúp việc, phải biết làm cách nào để thu phục lòng người,
phải đúng đạo và tiết kiệm.
So sánh giữa hai học thuyết đức trị.
Sự giống nhau giữa hai học thuyết.
- Cả hai học thuyết đều đề cao vai trò của đạo đức trong quản lý Nhà
nước. Đạo đức là thước đo nhân cách của mỗi con người. Con người
có nhân cách tốt tức là có đạo đức tốt. Mà với mỗi người có trọng
trách, nhiệm vụ làm công tác quản lý Nhà nước thì đạo đức là yếu tố
đầu tiên được đề cập đến. Người không có đạo đức tốt thì dù có tài
như thế nào đều trở thành một kẻ vô dụng, làm hại xã hội,
- Bản chất của hai học thuyết đều mang nặng tư tưởng giai cấp. Do
hai ông đều thuộc giai cấp cai trị nên bản thân các học thuyết đều
dường như đều có tính giáo điều, tính thứ bậc rõ nét, phân biệt đạo
đức giữa từng giai cấp. Lợi ích của giai cấp cai trị hầu như được bảo
vệ, tính dân chủ còn chưa cao.
Sự khác nhau.


Với học thuyết đức trị của Platon, đạo đức chỉ tập trung vào giai

cấp cai trị. Platon đề cao vai trò của các những người thống trị và
những người quân nhân. Các tầng lớp nhân dân lao động thường bj
xem nhẹ về đạo đức, thậm chí những nô lệ còn không có đạo đức vì
không được xem như là những con người. Vấn đề rèn luyện đạo đức
thường chỉ hạn chế trong phạm vi các tầng lớp chủ nô, quý tộc nên có
thể sẽ có nhiều điều đi ngược lại với vấn đề quyền con người. Khi mà
tầng lớp cai trị được tuyệt đối hóa vai trò của mình thì cũng sẽ có
những chuẩn mực đạo đức phù hợp với chỉ một tầng lớp thống trị.
Học thuyết đức trị của Khổng Tử, vấn đề đạo đức được đề cập
đến với mọi tầng lớp. Khổng Tử không chỉ đề cập đến việc rèn luyện,
tu dưỡng đạo đứccủa giai cấp thống trị mà còn có cả đạo đức của đông
đảo tầng lớp nhân dân. Học thuyết Đức trị là nhằm cải cách xã hội từ
trên xuống, nhưng cũng đã nhận thức được đầy đủ, rõ nét hơn về quyền
lợi của các tầng lớp nhân dân. Muốn có được một Nhà nước lý tưởng,
một xã hội thái bình thi từ những con người quản lý, lãnh đạo đến
những đối tương quản lý đều phai có những chuẩn mực đạo đức phù
hợp với hoàn cảnh, phù hợp với sự biến đổi của xã hội. Thực hiên tốt
rèn luyện đạo đức cho toàn diện các thành phần trong xã hội là một cơ
sở để quản lý xã hội hoàn hảo.


Chương 2- Ưu điểm và nhược điểm của học thuyết đức trị
IƯu điểm.
- Học thuyết Đức trị của Khổng tử lấy nhân nghĩa làm gốc, coi trọng
vai trò của nhân dân, đã thể hiện được tinh thần nhân văn sâu sắc.
Sự đề cao đạo đức của những người lãnh đạo là phải luôn cố gắng
làm cho nhân dân được ấm no, hạnh phúc, không màng quyền lợi
của mình là quy tắc, chuẩn mực, là nền tảng để xây dựng tiêu chí
cho một người làm quản lý sau này. Việc đề cao chăm lo cho nhân
dân giúp xây dựng một Nhà nước bền vững.

- Các học thuyết đức trị đề cao vai trò của đạo đức. Vì thế đây cũng
có thể được xem như là lời dạy bảo, khuyên nhủ cho tầng lớp lãnh
đạo, cần phải rèn luyện đạo đức sao cho phù hơp với với từng kiểu
xã hội khác nhau, là một tiêu chí để phát triển con người hoàn thiện.
- Đức trị dựa vào giáo huấn, thuyết phục, sử dụng tư tưởng để giải
quyết vấn đề. Vì thế mà thường nhận được sự hợp tác tốt hơn tù cả


-

-

-

-

-

hai phía chủ thể và đối tượng quản lý, hạn chế được những biểu hiện
cố tình chống đối, ngoan cố, bất hợp tác.
Đức trị thường có những kết quả mang tính lâu bền. Bởi đạo đức là
những cái được tu luyện, được rèn rũa qua thời gian, là kết tinh của
quá trình phát triển con người lâu dài. Vì vậy, sử dụng đạo đức để
giáo dục cũng như quản lý xã hội thường phát huy hiệu quả trong
khoảng thời gian dài. Khi con người được thấm nhuần các tư tưởng
đạo đức, thì việc chấp hành quản lý sẽ diễn ra một cách tự giác, tự
nguyện, từ đó sẽ dễ dàng cho quản lý xã hội.
Học thuyết của Khổng Tử đề cao sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Điều
này biểu hiện qua 3 sự phục tùng quân- thần, phụ- tử, phu- phụ và
các đức Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín, Dũng. Đó là những cơ sở để xây

dựng đạo đức và hoàn thiện nhân cách con người.
Đức trị là học thuyết quản lý mang tính chiến lược. Sauk hi một
quan điểm, một giá trị quan niệm được mọi người chấp nhận thì thời
gian phát huy tác dụng của nó tương đôi dài, thậm chí là rất sâu xa.
Điều này thì không một phương pháp quản lý nào có thể sánh kịp.
Đức trị có chức năng hướng thiện. Đức trị không giảm lưu truyền,
ngăn chặn cái ác một cách tiêu cực mà tích cực ngăn chặn cái ác,
tiêu diệt tân gốc rễ cái ác, giải qyết các vấn đề từ cái căn bản. Bản
chất của con người có những thái cực đối nghịch nhau nhu thiện- ác,
tốt- xấu. Sự trỗi lên của bất cứ thái cực nào đều do sự ảnh hưởng của
môi trường sống, từ sự nhận thức, tiếp thu giáo dục. Nếu được giáo
dục đạo đức một cách tốt, tiếp thu những giá trị đạo đức chân chính,
thì sẽ làm sống dậy trong bản thân mỗi con người những điều tố đẹp,
từ đó ngăn chặn cũng như có thể bài trừ được cái xấu, cái ác
Trong học thuyết của Khổng Tử, nhà quản lý được lựa chọn trên
năng lực và phẩm cách đạo đức chứ không phải dựa trên huyết
thống hay giai cấp. Mặc dù học thuyết mang nặng tính giai cấp,
nhưng Khổng Tử đã chỉ ra rằng chỉ cần là người có đủ tài đức, có
phẩm chất nhân cách đầy đủ cho một nhà quản lý thì sẽ được làm
nhà quản lý, tránh biểu hiện cha truyền con nối, từ đó có thể bài trừ
bớt các thành phần không thích hợp để làm nhà quản lý, nhưng do


II-

-

-

-


có sự hậu thuẫn cũng như những điều kiện có sẵn mà được trở thành
nhà lãnh đạo, cũng từ đó khuyến khích mọi người luôn nỗ lực phấn
đấu, tránh thói trông chờ, ỷ lại vào những cái có sẵn, khuyến khích
phát triển con người.
Nhược điểm.
Học thuyết đức trị dựa vào sự thuyết phục, giáo dục là chủ yếu nên
hiệu quả sẽ chậm. Với Pháp trị, tính răn đe, tính bắt buộc thi hành
nên sẽ có tác dụng nhanh hơn so với đức trị. Việc hình thành đạo
đức nếp sống lý tưởng, quan niệm giá trị chung sẽ mất rất nhiều thời
gian, đòi hỏi một quá trình lâu dài.
Học thuyết đức trị sẽ chậm phát triển, sẽ lâu thích nghi đối với sự
thay đổi của xã hội. Việc áp dụng đạo đức để giải quyết các vấn đề
phát sinh trong xã hội thường tỏ ra bất lực, bởi xã hội luôn vận
động, phát triển không ngừng. Tuy nhiên, đạo đức lại được hình
thành trong một thời gian lâu dài, vì vậy, trước sự biến đổi nhanh
chóng của xã hội thì đạo đức thường tỏ ra sớm bị lạc hậu, không
thích hợp.
Cả hai học thuyết đều mang nặng những tính giai cấp, những quy
định về thứ bâc trong xã hội. Vì cùng là các nhà quản lý, những con
người thuộc giai cấp cai trị nên sự nhìn nhận của các học giả còn có
phần thiếu dân chủ, chưa đề cập nhiều đến công bằng xã hội.
Với học thuyết đức trị của Khổng Tử, ta có thể nhận thấy sự bảo thủ,
tư tưởng phong kiến còn ảnh hưởng nặng nề. Sự bình đẳng cho
người phụ nữ không được coi trọng, trong quan hệ vua tôi còn mang
nặng tính khuất phục, chịu đựng như vua bảo thần chết thì thần phải
chết.


Chương III- Vận dụng học thuyết đức trị vào quản lý nhà nước tại Việt

Nam.
Việt Nam cũng như các quốc gia khác thuộc khu vực Á- Đông chịu ảnh
hưởng rất lớn của Nho giáo. Ngay từ thời kì Hậu Lê, Nho giáo đã trở thành
đã được coi như là quốc giáo của nước ta. Việc trị vì đất nước cũng vì thế mà
chịu ảnh hưởng nhiều từ học thuyết Đức trị của Khổng Tử. Các chuẩn mực
quan hệ vua- tôi, phụ- tử, phu- phụ được giữ vững. Những vị vua anh minh
luôn hết lòng chăm lo cho đời sống nhân dân, nhờ đó nhận được sự tin tưởng,
tin yêu của nhân dân. Sức mạnh Nhà nước lúc này được củng cố. Tuy nhiên,
khi việc vân dụng đức trị bị lơi là hoặc đi trật hướng, thì sẽ dẫn tới những hậu
quả khôn lường, khó khắc phục. Khi vua quan trở nên ăn chơi, sa đọa, không
còn chăm lo cho nhân dân, sẽ bị mất lòng tin của nhân dân, sẽ xảy ra những
loạn lạc trong xã hội như nghèo đói, dịch bệnh, tệ nạn xã hội, là nguyên nhân
dẫn đến sự sụp đổ của một Nhà nước.
Trong thời kì hiện đại, việc vận dụng học thuyết đức trị vào quản lý
Nhà nước tại nước ta vẫn được xem là một công việc quan trọng. Tuy nhiên,
việc vận dụng như thế nào sao cho phù hợp với hoàn cảnh, văn hóa, điều kiện
thì lại là một điều luôn luôn cần được nghiên cứu, tìm tòi. Việc vận dụng
không phải là sao chép y nguyên học thuyết mà phải cần có sự chọn lọc, kế
thừa và phát huy. Đảng và Nhà nước cần không ngừng xây dựng, chăm lo,
đảm bảo cho sự phồn vinh của đất nước, ấm no cho nhân dân. Việc đề ra các
đường lối, chủ trương, chính sách phải phù hợp với hoàn cảnh của đất nước,
nguyện vọng của nhân dân. Công tác xây dựng, chỉnh đốn đội ngũ Đảng viên
luôn phải được chú trọng, lựa chọn được những con người có đủ sức, đủ tài
vào trong bộ máy lãnh đao, quản lý đất nước. Các chính sách nhằm phát triển
kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân được đề ra và
không ngừng phát triển, cải cách sao cho phù hợp như đường lối đổi mới đất
nước, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chính sách
giáo dục, chính sách đầu tư, các chính sách hỗ trợ người nghèo, ban hành hệ
thống văn bản Pháp luật phù hợp, sửa đổi, bổ sung luật vì lợi ích chung của
toàn bộ quốc gia… Các công việc của Nhà nước đã thể hiện tư tưởng lấy dân



làm trọng, tất cả vì lợi ích của quốc gia, thể hiện đạo đức của những người
lãnh đạo Nhà nước ta, tinh thần nhân văn, nhân đạo sâu sắc, rõ nét. Vai trò,
địa vị của người phụ nữ ngày càng được công nhận. Bình đẳng xã hội đang
dần được hình thành và trở nên la một cơ sở cho sự phá triển xã hội cũng như
con người toàn diên. Như Bác Hồ đã từng dạy bảo việc gì có lợi cho dân thi
phải cố gắng làm, việc gì có hại cho dân thì phải hết sức tránh. Niềm tin của
nhân dân vào Đảng và Nhà nước đang ngày càng được củng cố.
Các nhà lãnh đạo của đất nước nỗ lực hết mình để đam bảo cho đất
nước phát triển bằng những hướng dẫn, chỉ đạo. Nhân dân ta cũng không
ngừng phát huy những nét đạo đức tốt đẹp, để cùng Nhà nước xây dựng một
xã hội tốt đẹp. Nhân dân ta có một tinh thần yêu nước vô cùng lớn lao. Điều
này không chỉ được biểu hiện trong chiến tranh, khi nước nhà bị lâm nguy,
mà ngay cả trong thời bình, nó vẫn phát huy cao giá trị của mình. Người dân
không ngừng phát triển kinh tế, lao động sản xuất, vươn lên xóa đói giảm
nghèo, làm cho đất nước phồn vinh. Tinh thần thi đua, hăng hái sản xuất dâng
cao ở khắp mọi nơi, với khẩu hiệu thi đua là yêu nước. Người dân thực hiện
nếp sống văn minh hiện đại, yêu thương, giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau, nhường
cơm sẻ áo, lá lành đùm lá rách, một nắm khi đói bằng một gói khi no, vì
người nghèo. Con người phát huy tinh thần hiếu học, không ngừng học tập,
nghiên cứu rèn luyện để tiếp thu tinh hoa của tri thức nhân loại, giúp ích cho
cộng đồng, xã hội, Nhà nước. Các hủ tục lạc hậu dần bị loại bỏ. Các tư tưởng
tiến bộ đã đi vào cuộc sống người dân. Sống trong thời kì hội nhập, giao lưu,
hợp tác với bạn bè quốc tế, tiếp thu những tinh hoa của văn minh nhân loại
nhưng người dân vẫn luôn kiên định một nục tiêu hòa nhập nhưng không hòa
tan, biết chọn lọc, kế thừa và phát huy những điều tốt, tuy nhiên cố gắng hết
mình tránh các thói hư, tật xấu, gìn giữ và phát huy những nét đẹp truyền
thống, bản sắc dân tộc, tạo nên một nền văn hóa phong phú, đa dạng, mang
đậm dấu ấn Việt Nam. Có thể nói, nhân dân ta và Nhà nước đang cố gắng hết

sức mình để xây dựng một xã hội tốt đẹp, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh, phát triển phồn vinh, thịnh vượng.


Học thuyết đức trị có một vai trò và vị trí quan trọng trong quản lý Nhà
nước. Mặc dù đã xuất hiện từ lâu, nhưng những giá trị của nó vẫn còn nguyên
vẹn, và có thể áp dụng trong việc xây dựng, quản lý Nhà nước và xã hội. Tuy
nhiên, việc vân dụng như thế nào sao cho đúng đắn, sao cho phù hợp lại là
một điều không hề dễ dàng. Việc vận dụng phải có chọn lọc, có kế thừa, phát
huy, có những sự cân đo đong đếm một cách kĩ lưỡng thật phù hợp với từng
quốc gia, với những đặc điểm văn hóa, điều kiện tự nhiên và xã hội, lịch sử,
tư tưởng. Điều này cũng là một tiêu chí để các nhà lãnh đạo, quản lý không
ngừng học tập, trau dồi kĩ năng, kiến thức, phát triển, hoàn thiện hơn nữa
công tác quản lý xã hội và đất nước.



×