Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN THÚY HẰNG

NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU
THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN NGHỊ LỘC, TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2017


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN THÚY HẰNG

NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ
ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành

Quản trị kinh doanh

Mã số

60340102



Quyết định giao đề tài:

Số 249/QĐ-ĐHNT ngày 24/03/2015

Quyết định thành lập hội đồng

Số 1163/QĐ-ĐHNT-Ngày 29/12/2016
Ngày 14/01/2017

Ngày bảo vệ:
Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN THÀNH CƯỜNG
Chủ tịch hội đồng:
PGS.TS. ĐỖ THỊ THANH VINH
Khoa Sau đại học:

Khánh Hòa - 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thúy Hằng

iii



LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thành Cường đã tận tình hướng dẫn tôi
hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô giáo Khoa Kinh tế - Trường Đại học
Nha Trang đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học
tập chương trình cao học tại Trường Đại học Nha Trang.
Tôi xin cảm ơn lãnh đạo Chi cục Thuế huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An đã tạo
điều kiện giúp đỡ cung cấp số liệu cho tôi để thực hiện luận văn này.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thúy Hằng

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................iv
MỤC LỤC...................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................viii
DANH MỤC CÁC BẢNG .........................................................................................ix
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ.......................................................................x
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN..........................................................................................xi
LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...........................................................................................1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu..............................................................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................3

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................4
6. Kết cấu luận văn ......................................................................................................4
CHUƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH
DOANH CÁ THỂ .......................................................................................................5
1.1. Tổng quan về thuế đối với hộ kinh doanh cá thể ...................................................5
1.1.1. Khái niệm, bản chất, chức năng, vai trò của thuế................................................5
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của hộ kinh doanh cá thể.....................................10
1.1.3. Các sắc thuế chủ yếu áp dụng đối với hộ kinh doanh cá thể .............................13
1.2. Quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể ....................................................18
1.2.1. Khái niệm quản lý thu thuế ..............................................................................18
1.2.2. Nội dung quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể...................................18
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả quản lý thu thuế..................................................26
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể..........29
1.3.1. Nhân tố thuộc về cơ chế chính sách..................................................................29
1.3.2. Nhân tố thuộc về cơ quan thuế .........................................................................31
1.3.3. Nhân tố thuộc bản thân thành phần kinh tế cá thể.............................................32
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ............................................................................................34
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI HỘ
KINH DOANH CÁ THỂ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGHI LỘC, ..........................35
v


2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể
trên địa bàn huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An...............................................................35
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên............................................................................................35
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................................37
2.1.3. Tình hình hoạt động của HKD cá thể trên địa bàn huyện Nghi Lộc..................37
2.2. Thực trạng công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục thuế
huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An ..................................................................................38

2.2.1. Thực trạng công tác quản lý các thủ tục hành chính thuế đối với hộ kinh doanh
cá thể tại Chi cục thuế huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An...............................................38
2.2.2. Thực trạng giám sát việc tuân thủ pháp luật thuế..............................................44
2.2.3. Thực trạng quản lý quy trình thu thuế ..............................................................47
2.3. Những hạn chế trong công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể tại
huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An và nguyên nhân.........................................................60
2.3.1. Những hạn chế .................................................................................................60
2.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế......................................................................62
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ............................................................................................64
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU
THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TẠI HUYỆN NGHI LỘC TỈNH
NGHỆ AN.................................................................................................................65
3.1. Căn cứ thiết lập giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế đối với hộ
kinh doanh cá thể tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.................................................65
3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội huyện Nghi Lộc đến năm 2020....................65
3.1.2. Công cuộc cải cách hành chính thuế của ngành thuế ........................................66
3.1.3. Quan điểm, định hướng về quả lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa
bàn huyện Nghi Lộc ..................................................................................................66
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh
doanh cá thể tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.........................................................71
3.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý các thủ tục hành chính thuế ....................71
3.2.2. Giải pháp tăng cường giám sát việc tuân thủ pháp luật thuế .............................74
3.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý quy trình thu thuế ...................................77
3.3. Một số kiến nghị .................................................................................................81
3.3.1. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và chính sách thuế đối với HKD cá thể.............81
vi


3.3.2. Sửa đổi, bổ sung chính sách thuế hiện hành .....................................................82
3.3.3. Sự quan tâm của Cục thuế, Chi cục thuế, các cấp chính quyền trong công tác

quản lý hộ kinh doanh cá thể .....................................................................................82
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ............................................................................................83
KẾT LUẬN ...............................................................................................................84
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................87
PHỤ LỤC .................................................................................................................

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CT

Cục thuế

CCT

Chi cục thuế

CB UNT

Cán bộ ủy nhiệm thu

CQT

Cơ quan thuế

CBT

Cán bộ thuế


DTPL

Dự toán pháp lệnh

DT

Dự toán

DTPĐ

Dự toán phấn đấu

ĐTNT

Đối tượng nộp thuế

GTGT

Giá trị gia tăng

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

HĐND

Hội đồng nhân dân

HĐTV


Hội đồng tư vấn

HKD

Hộ kinh doanh

KVKTNQD

Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh

MB

Môn bài

NQD

Ngoài quốc doanh

NSNN

Ngân sách nhà nước

NNT

Người nộp thuế

QLT

Quản lý thuế


SXKD

Sản xuất kinh doanh

TNCN

Thu nhập cá nhân

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TTĐB

Tiêu thụ đặc biệt

TN

Tài nguyên

UBND

Ủy ban nhân dân

UNT

Ủy nhiệm thu

viii



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Cá nhân đăng ký kinh doanh 2012-2015 ....................................................37
Bảng 2.2. Doanh thu, mức thuế của hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Nghi Lộc,
tỉnh Nghệ An năm 2015.............................................................................................40
Bảng 2.3. Lượt hộ kinh doanh tạm nghỉ hàng tháng từ năm 2012-2015 .....................43
Bảng 2.4. Tình hình quản lý hộ kinh doanh cá thể 2012-2015....................................45
Bảng 2.5. Kết quả kiểm tra thuế hộ kinh doanh cá thể giai đoạn 2012 - 2015 của Chi
cục thuế huyện Nghi Lộc ...........................................................................................46
Bảng 2.6. Kết quả nhận dự toán thu thuế 2012-2015 tại Chi cục thuế huyện Nghi Lộc,
tỉnh Nghệ An .............................................................................................................48
Bảng 2.7. Kết quả thực hiện dự toán thuế năm 2012-2015 tại chi cục thuế huyện Nghi
Lộc, tỉnh Nghệ An .....................................................................................................49
Bảng 2.8. Kết quả thu thuế NQD giai đoạn 2012-2015 tại Chi cục thuế huyện Nghi
Lộc, tỉnh Nghệ An .....................................................................................................50
Bảng 2.9. Cơ cấu cán bộ của Chi cục thuế theo mô hình chức năng quản lý thuế năm
2015 ..........................................................................................................................53
Bảng 2.10. Tình hình nợ thuế của hộ kinh doanh cá thể giai đoạn 2012-2015 ............56
Bảng 2.11. Thống kê mức độ hài lòng của HKD đối với CCT Nghi Lộc....................58

ix


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1. Tỷ trọng thuế năm 2015 huyện Nghi Lộc theo ngành kinh tế .................41
Biểu đồ 2.2. Miễn, giảm thuế hộ tạm nghỉ kinh doanh năm 2012-2015......................43
Biểu đồ 2.3. Kết quả thực hiện dự toán thu NQD Chi cục thuế huyện Nghi Lộc giai
đoạn 2012-2015 .........................................................................................................51

Biểu đồ 2.4. Cơ cấu trình dộ cán bộ, công chức .........................................................54
Biểu đồ 2.5. Nợ thuế hộ kinh doanh cá thể giai đoạn 2012-2015................................56

x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể là một trong những vấn
đề tương đối rộng, phức tạp. Hộ kinh doanh thường xuyên thay đổi ngành nghề, quy
mô và địa điểm kinh doanh, các yếu tố khác như điều kiện kinh tế-xã hội, phong tục
tập quán, thói quen … cũng ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của hộ.
Vận dụng cơ sở lý luận về quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể, đề tài
“Nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa
bàn huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An” đã đạt được các mục tiêu đặt ra sau đây:
Thứ nhất, đề tài đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý thu thuế đối
với hộ kinh doanh cá thể, nội dung công tác quản lý thu thuế; vai trò của hộ kinh
doanh; thực trạng công tác quản lý thuế hộ kinh doanh cá thể, làm cơ sở giải quyết
những nội dung nghiên cứu của đề tài.
Thứ hai, đề tài đã phân tích thực trạng quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh
cá thể trên địa bàn huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An qua các năm 2012-2015 về cơ bản
đã đạt kết quả nhất định, số thu từ hộ tăng qua các năm, năm sau tăng cao hơn năm
trước, góp phần hoàn thành dự toán thu thuế của ngành thuế Nghệ An, đảm bảo một
phần nhu cầu chi ngân sách Nhà nước của huyện. Tuy nhiên, thông qua phương pháp
thu thập thông tin, thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp và đánh giá các mặt về quản
lý thuế thì công tác quản lý thu thuế hộ kinh doanh cá thể của Chi cục thuế huyện Nghi
Lộc, tỉnh Nghệ An còn bộc lộ những hạn chế từ nguồn lực của Chi cục thuế cũng như
từ công tác quản lý thu thuế.
Thứ ba, trên cơ sở những hạn chế phát hiện được, đề tài đã đề xuất 3 nhóm giải
pháp cơ bản nhằm khắc phục những hạn chế, tồn tại về công tác quản lý thu thuế tại
địa bàn huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An giúp cho Chi cục thuế tổ chức thực hiện chặt

chẽ, hiệu quả hơn về quản lý thu thuế hộ kinh doanh cá thể.
Từ khóa: Hộ kinh doanh, quản lý thu thuế, Huyện Nghi Lộc.

xi


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, thông qua nguồn thu này để
Chính phủ chi tiêu cho các công trình công cộng, cải thiện hệ thống an sinh xã hội. Vì
vậy vấn đề quản lý thu thuế sao cho thu đúng, thu đủ luôn được đặt ra để tạo nguồn thu
cho ngân sách và đảm bảo sự công bằng trong nghĩa vụ đóng góp của người dân.
Trong thời gian qua, công tác thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn
huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần hạn chế
thất thu, tăng thu cho ngân sách nhà nước với tỷ lệ tăng năm sau cao hơn năm trước.
Tuy nhiên, ý thức tự giác chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của các hộ kinh doanh cá thể
vẫn còn thấp, tình trạng vi phạm pháp luật thuế vẫn luôn xảy ra ở nhiều hình thức, với
mức độ khác nhau, nợ thuế ngày càng tăng. Đối với nguồn thu này còn nhiều tiềm
năng khai thác bởi thực trạng quản lý thuế còn sót hộ, doanh thu tính thuế chưa tương
xứng với với doanh thu thực tế kinh doanh của hộ …Do đó, vấn đề cấp thiết đặt ra là
phải hoàn thiện chính sách và công cụ quản lý để nâng cao hiệu lực của công tác quản
lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Nghi Lộc nhằm hướng tới hai
mục tiêu cơ bản là:
- Về phía ngành thuế: Thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu vào ngân
sách Nhà nước, đảm bảo nguồn thu ổn định và tăng thu qua các năm.
- Về phía hộ kinh doanh cá thể: Nâng cao ý thức chấp hành nghĩa vụ thuế của
hộ kinh doanh đối với ngân sách Nhà nước, tạo cơ sở pháp lý giải quyết đầy đủ các
quyền lợi của người nộp thuế.
Huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An là huyện thuộc địa bàn có nhiều xã có điều kiện
kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn (Quy định tại Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày

22/9/2006 của Chính phủ) có số thu từ thuế không nhiều, chưa đủ đáp ứng nhu cầu chi
tiêu hàng năm của huyện, nhưng nguồn thu thuế chủ yếu từ KVKTNQD, tỷ trọng số
thuế từ khu vực này chiếm từ 80% đến 90%, trong đó từ hộ kinh doanh cá thể chỉ
chiếm từ hơn 4% đến 5% trong tổng số thu từ KVKTNQD trên địa bàn huyện[17].
Nhiều năm qua Chi cục thuế huyện hoàn thành dự toán pháp lệnh (DTPL) do Cục thuế
tỉnh Nghệ An giao, nhưng tính chất đa dạng và phức tạp của hộ kinh doanh cá thể trên
1


địa bàn đòi hỏi Chi cục thuế cần khắc phục những tồn tại và các mặt hạn chế nhằm
nuôi dưỡng nguồn thu, thu đúng, thu đủ tiền thuế theo quy định của pháp luật.
Xuất phát từ những lý do trên, việc chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả công tác
quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Nghi Lộc, tỉnh
Nghệ An” có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế và tạo được sự hài lòng của người nộp
thuế, Bộ Tài chính tiếp tục phê duyệt Kế hoạch cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011
và các đề án triển khai thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 20112020 nhằm đẩy mạnh công cuộc cải cách toàn bộ hệ thống thuế [15];
Qua nghiên cứu, tìm hiểu một số công trình khoa học đã được công bố trong lĩnh
vực thuế điển hình như: “Đổi mới và hoàn thiện hệ thống quản lý thu thuế ở Việt
Nam” của tác giả Nguyễn Thị Mai Hương (2003) là một đề tài cấp Viện Khoa học Tài
chính [1]. Đề tài đã khái quát thực trạng công tác quản lý thu thuế ở Việt Nam ở trên
hai góc độ là thực trạng công tác tổ chức bộ máy thu thuế và thực trại khoản thanh toán giao dịch qua ngân hàng
đối với các hộ kinh doanh, nhằm hạn chế thanh toán bằng tiền mặt, đồng thời tạo điều
kiện cho cơ quan thuế kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh của người nộp thuế.
Ban hành các quy định về chính sách thuế quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá
thể thống nhất, ổn định trong thời gian nhất định và phù hợp với thực tế phát triển kinh
tế-xã hội của địa phương. Tránh tình trạng như hiện nay, văn bản hướng dẫn chính
81



sách thuế thay đổi liên tục từng năm ảnh hưởng đến tâm lý của người nộp thuế, đồng
thời gây khó khăn cho công tác quản lý thuế.
3.3.2. Sửa đổi, bổ sung chính sách thuế hiện hành
+ Cần thiết phải ban hành Quy trình quản lý thu thuế đối với hộ cá thể theo
hướng ổn định, đơn giải, dễ hiểu, dễ thực hiện và phù hợp với các quy định của Luật
quản lý thuế;
+ Cần thiết phải sửa đổi, bổ sung tỷ lệ GTGT và TNCN áp dụng đối với hộ kinh
doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán. Theo quan điểm của
Tổng cục thuế thì tỷ lệ quy định như hiện nay phù hợp với đặc điểm của hộ kinh trên
cả nước. Còn theo quan điểm của Cục thuế địa phương thì tỷ lệ GTGT và TNCN tính
trên doanh thu là quá thấp, khó áp dụng,
Thứ nhất, với tỷ lệ thấp nếu ngành thuế muốn thu một đơn vị tiền thuế thì phải
xác định mức doanh thu cao tương ứng. Như vậy, thuế tăng đồng nghĩa với tăng doanh
thu cao gấp nhiều lần, nhưng doanh thu thực tế tăng chỉ có hạn. Do đó, ngành thuế và
cả người nộp thuế chỉ quan tâm đến mức thuế mà không quan tâm đến doanh thu tính
thuế là không đủ cơ sở pháp lý. Trường hợp xác định doanh thu thực tế của hộ thì tiền
thuế huy động vào ngân sách Nhà nước là rất nhỏ.
Thứ hai, doanh thu để xác định GTGT và TNCN cho nhiều sắc thuế khác nhau
(thuế GTGT, TNCN). Với tỷ lệ như hiện nay thì việc xác định cho sắc thuế này sẽ bất
cập khi xác định sắc thuế khác.
+ Phải khắc phục những điểm yếu của việc hướng dẫn chính sách thuế theo
hướng đơn giản, dễ thực hiện nhưng không trái với các quy định của pháp luật hơn là
hướng dẫn quá nhiều văn bản, chồng chéo, gây nhầm lẫn trong quá trình tác nghiệp.
Việc ban hành một số Quy trình quản lý của Tổng cục thuế để áp dụng thống nhất
trong ngành thuế cũng cần đơn giản về thủ tục. Đơn cử như quy trình quản lý nợ và
cưỡng chế nợ thuế khi áp dụng còn lúng túng về: Biên bản xác minh tài sản trước khi
tổ chức cưỡng chế nợ thuế xác lập giữa cơ quan thuế, đại diện chính quyền địa phương
và cả người nộp thuế là khó thực hiện.
3.3.3. Sự quan tâm của Cục thuế, Chi cục thuế và các cấp chính quyền trong công

tác quản lý hộ kinh doanh cá thể.

82


Thứ nhất, sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo CCT và chính quyền các
cấp huyện, xã trong công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể, để tránh
được tình trạng thất thu thuế và nợ đọng thuế lớn như hiện nay.
Thứ hai, về cơ cấu tổ chức thuế cấp Cục thuế chưa có phòng chuyên trách quản
lý thuế về hộ kinh doanh cá thể. Do đó, công tác huớng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, giám
sát các CCT trong công tác quản lý thuế hộ kinh doanh cá thể một cách trực tiếp hiện
nay còn nhiều bất cấp. Do vậy, cần thiết phải thành lập Phòng Quản lý thuế hộ kinh
doanh cá thể tại các Cục thuế.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Trong chương 3, trên cơ sở kết quả nghiên cứu của chương 2, luận văn đã đề
xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh
doanh cá thể tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Các giải pháp tập trung chủ yếu vào 3
nội dung: (i) Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý các thủ tục hành chính thuế; (ii) Giải
pháp tăng cường giám sát việc tuân thủ pháp luật thuế; (iii) Giải pháp nâng cao hiệu
quả quản lý quy trình thu thuế. Bên cạnh đó, luận văn cũng có một số kiến nghị đối với
Nhà nước trong việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và chính sách thuế đối với HKD cá
thể, cũng như sửa đổi, bổ sung chính sách thuế hiện hành phù hợp hơn.

83


KẾT LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu đề tài “Nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế
đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An” rút ra một

số kết luận sau:
1. Đề tài đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý thu thuế đối với hộ
kinh doanh cá thể, nội dung công tác quản lý thu thuế; vai trò của hộ kinh doanh; thực
trạng công tác quản lý thuế hộ kinh doanh cá thể, làm cơ sở giải quyết những nội dung
nghiên cứu của đề tài.
2. Thực trạng quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện
Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An qua các năm 2012-2015 về cơ bản đã đạt kết quả nhất định,
số thu từ hộ tăng qua các năm, năm sau tăng cao hơn năm trước, góp phần hoàn thành
dự toán thu thuế của ngành thuế Nghệ An, đảm bảo một phần nhu cầu chi ngân sách
Nhà nước của huyện. Tuy nhiên, thông qua phương pháp thu thập thông tin, thống kê,
phân tích, so sánh, tổng hợp và đánh giá các mặt về quản lý thuế thì công tác quản lý
thu thuế hộ kinh doanh cá thể của Chi cục thuế huyện Nghi Lộc bộc lộ những hạn chế,
yếu kém, thể hiện qua các nội dung:
- Hạn chế từ nguồn lực của Chi cục thuế: Chi cục thuế còn thiếu cán bộ quản lý
thuế trong định biên biên chế đến năm 2015, trình độ chuyên môn còn yếu kém, vừa
học vừa làm (trình độ chuyên môn cao nhất: Thạc sỹ 02cán bộ, Đại học có 30, chỉ có
02 cán bộ chính quy, còn lại theo học tại chức và từ xa).
- Hạn chế từ công tác quản lý thu thuế:
+ Quản lý đối tượng nộp thuế chỉ đơn thuần để người nộp thuế tự giác đến đăng
ký thuế hoặc là do phản ánh từ người nộp thuế với nhau mà có, thiếu sự giám sát, đối
chiếu, phân tích, kiểm tra dẫn đến sót hộ qua nhiều năm liền và khá phổ biến.
+ Đối với công tác quản lý doanh thu tính thuế chủ yếu xác định số thuế cần
phải nộp, quy đổi tỷ lệ để xác định doanh thu tính thuế; việc làm này chưa đúng quy
định của Luật quản lý thuế và thiếu cơ sở khoa học, chưa tạo được môi trường quản lý
thuế văn minh, công bằng.
+ Việc quản lý thu, nộp thuế còn nhiều sai phạm như: thu nhảy cóc, chậm chấm
bộ, chậm chấm báo soát biên lai thuế, nộp thuế không đúng mã số thuế, mã chương,
mã tiểu mục dẫn đến xác định chưa kịp thời tiền nợ thuế, tiền phạt chậm nộp thuế để
84



có biện pháp phân loại nợ, thu nợ. Đối với cán bộ thu thuế, một mặt thường xuyên
chậm nộp tiền thuế, tiền phạt đã thu vào ngân sách Nhà nước, ảnh hưởng đến kết quả
thu nộp; mặt khác tổ chức thu thuế tại trụ sở người nộp thuế, dẫn đến sai quy định của
Luật thuế về địa điểm nộp thuế, tạo ý thức nộp thuế của người nộp thuế là trông chờ
cán bộ thuế đến thu (chậm nộp thuế đổ lỗi cho cán bộ thuế không đến).
Tổ chức thực hiện Quy trình quản lý thuế nói chung và quản lý nợ thuế, cưỡng
chế nợ thuế chưa đồng bộ và hiệu quả, nợ thuế kéo dài nhiều năm chưa có biện pháp
thu, chậm tổ chức cưỡng chế nợ thuế làm tỷ lệ nợ thuế tăng hơn mức cho phép. Nợ
thuế nhiều, người nộp thuế mất khả năng chi trả tiền thuế, tự bỏ kinh doanh, bỏ trốn
khỏi địa bàn, dẫn đến khoanh nợ, xóa nợ là bất cập.
+ Công tác kiểm tra thuế chưa đảm bảo cả về số lượng và chất lượng sau kiểm tra.
+ Tuyên truyền, hướng dẫn về thuế còn chưa đáp ứng yêu cầu thực tế của người
nộp thuế, chưa có hình thức tuyên truyền phong phú có sức thu hút mọi tầng lớp nhân
dân, nội dung tuyên truyền chưa súc tích.
3. Đề tài đưa ra 3 nhóm giải pháp cơ bản nhằm khắc phục những hạn chế, tồn
tại về công tác quản lý thu thuế tại địa bàn huyện Nghi Lộc, giúp cho Chi cục thuế tổ
chức thực hiện chặt chẽ, hiệu quả hơn về quản lý thu thuế hộ kinh doanh cá thể.
Trong 3 nhóm giải pháp cơ bản đã nêu trong đề tài, cần lấy nội lực có sẵn của
Chi cục thuế như: cơ sở vật chất, thiết bị và phương tiện làm việc, yếu tố con người
làm nòng cốt để thực hiện đồng bộ giải pháp.
Trước mắt nên coi yếu tố con người là quan trọng nhất. Chi cục thuế cần xác
định trách nhiệm của người đứng đầu, trách nhiệm của cán bộ thuế; tăng cường công
tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, phát huy tính sáng tạo của mỗi cá nhân; áp dụng công
nghệ quản lý thuế hiện đại thông qua các chương trình tin học hóa, tự động hóa là
những biện pháp mang tính cấp bách.
Về lâu dài, kiến nghị Tổng cục thuế nghiên cứu, đề xuất với Quốc hội Chính
phủ sửa đổi, bổ sung chính sách thuế theo hướng ổn định, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực
hiện và có lợi cho người nộp thuế hơn; bởi, để việc quản lý thu thuế có hiệu quả cần
phải có những điều kiện nhất định, trong đó môi trường quản lý bao gồm: môi trường

văn hóa, chính trị, kinh tế và môi trường pháp luật là một điều kiện quyết định.

85


- Môi trường văn hóa ở đây thể hiện thông qua cách nhìn nhận của người dân
đối với những chính sách của Chính phủ, thái độ tuân thủ trong việc thực hiện những
quy định của Luật thuế và thái độ của công chúng đối với những hành vi vi phạm pháp
luật thuế. Trong một quốc gia, nếu người dân nhận thức được một cách đầy đủ và có
thái độ tích cực đối với hệ thống thuế, có thái độ phê phán đối với những người vi
phạm pháp luật thuế thì công tác quản lý thu thuế mới đạt được kết quả tốt đẹp.
- Về môi trường chính trị cũng là một điều kiện quan trọng. Nếu việc quản lý
thuế bị chi phối bởi ý muốn hay yêu cầu của một nhóm đối tượng nào đó thì những biện
pháp quản lý sẽ bị sai lệch, không đạt được mục tiêu quản lý. Thêm nữa, tệ nạn tham
nhũng, cửa quyền của những người thi hành pháp luật là một trong những nhân tố gây
giảm sút lòng tin trong dân chúng và sự chấp nhận của dân chúng đối với Chính phủ.
- Sự phát triển của hệ thống tài chính, đặc biệt là việc sử dụng phương thức
thanh toán qua ngân hàng làm cho các giao dịch trở nên dễ kiểm soát hơn và việc quản
lý thuế sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, hệ thống kế toán hiện đại cũng chính là
tiền đề cần thiết để áp dụng những sắc thuế tiên tiến như thuế GTGT, TNCN …
Nội dung công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể là một trong
những vấn đề tương đối rộng, phức tạp. Hộ kinh doanh thường xuyên thay đổi ngành
nghề, quy mô và địa điểm kinh doanh, các yếu tố khác như điều kiện kinh tế-xã hội,
phong tục tập quán, thói quen … cũng ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của hộ.
Trong khi đó hệ thống chế độ, chính sách về quản lý thuế thường xuyên thay đổi nên
trong quá trình thực hiện, đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tác giả rất
mong nhận được sự góp ý, chỉ đạo của các Thầy, Cô giáo để đề tài hoàn thiện hơn.

86



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Văn Ái (1996), Thuế Nhà nước, NXB Tài Chính, Hà Nội
2. Hoàng Đình Cơ, Nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế ở Việt Nam trong quá trình đổi
mới, Luận văn Thạc sỹ kinh tế.
3. Nguyễn Thị Mai Hương (2003), Đổi mới và hoàn thiện hệ thống quản lý thu thuế ở
Việt Nam, (Viện Khoa học Tài chính).
4. Hoàng Mai Hương (06/4/2015), Công tác quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh
doanh trên địa bàn thành phố Hà Giang, Trang thông tin điện tử Cục thuế tỉnh Thái
Nguyên.
5. Mai Đình Tú, Những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế giá trị gia tăng
và thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, Luận văn Thạc sỹ kinh
tế.
6. Vũ Thị Toản, Công tác quản lý thu thuế ngoài quốc doanh trên địa bàn Thành phố
Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ kinh tế.
7. Đặng Thị Thùy Trang, Hoàn thiện quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên
địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, Luận văn Thạc sỹ kinh tế.
8. Trần Thị Thanh Thủy, Hoàn thiện công tác quản lý thu thuê đối với hộ kinh doanh
cá thể trên địa bàn huyện Quảng Nam, Luận văn Thạc sỹ kinh tế.
9. Bộ Tài chính nước nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Thông tư số
96/2002/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định số 75/2002/NĐ-CP ngày 30/8/2002
của Chính phủ về thuế Môn bài.
10. Bộ Tài chính nước nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Thông tư số
80/2012/TT-BTC ngày 22/5/2012 hướng dẫn thực hiện Luật Quản lý thuế về Đăng ký
thuế.
11. Bộ Tài chính nước nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Thông tư
28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý
thuế, hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 và Nghị định
số 106/2010/NĐ-CP ngày 28/10/2010 của Chính phủ.


87


12. Bộ Tài chính nước nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Thông tư
156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 hướng dẫn Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định 83/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng
Bộ Tài chính ban hành.
13. Bộ Tài chính nước nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Thông tư
219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định
209/2013/NĐ – CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
14. Bộ Tài chính nước nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Thông tư
78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 hướng dẫn thi hành Nghị định 218/2013/NĐ-CP
hướng dẫn Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
15. Bộ Tài chính nước nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Thông tư
195/2015/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 108/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế tiêu
thụ đặc biệt và Luật thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban
hành.
16. Bộ Tài chính nước nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Thông tư
111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị
định 65/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
17. Bộ Tài chính nước nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Thông tư
92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu
nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện
một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của các Luật về thuế 71/2014/QH13 và Nghị định 12/2015/NĐCP quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế
và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế.
18. Bộ Tài chính nước nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2011), Quyết định
số 2162/QĐ-BTC ngày 08/9/2011 của Bộ Tài chính về việc phê duyệt Kế hoạch cải
cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 và các đề án triển khai thực hiện Chiến lược cải
cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020.

19. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Nghi Lộc lần thứ XXVII , Nghị quyết Đại hội đảng
bộ huyện nghi Lộc.
88


20. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Nghi Lộc lần thứ XXVIII , Nghị quyết phát triển
kinh tế - xã hội gia đoạn 2015-2020.
21. Chi cục Thuế huyện Nghi Lộc, Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2012, 2013,
2014, 2015.
22. Cục thuế tỉnh Thái Nguyên (08/4/2016), Những biện pháp tăng cường quản lý thuế
đối với hộ, cá nhân kinh doanh của Chi cục Thuế Thành phố Thái Nguyên.
23. Chi cục Thuế huyện Nghi Lộc, Báo cáo tổng hợp doanh thu và thuế hộ kinh doanh
có sử dụng hóa đơn năm 2015./.
24. Phòng Thống kê huyện Nghi Lộc (2012, 2015), Niên giám thống kê huyện Nghi
Lộc.
25. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật Quản lý thuế.
26. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007), Luật thuế thu nhập cá
nhân.
27. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Luật thuế giá trị gia
tăng.
28. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (20012), Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Quản lý thuế.
29. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân.
30. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng.
31. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2016), Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật thuế giá trị gia , Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật Quản lý thuế.
32. Tổng cục Thuế (2015), Quyết định số 879/QĐ-TCT ngày 15/5/2015 Về việc Ban
hành quy trình quản lý khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế.

33. Tổng cục Thuế (2015), Quyết định số 1401/QĐ-TCT ngày 28/7/2015 Về việc Ban
hành quy trình quản lý nợ thuế.
34. Tổng cục Thuế (2015), Quyết định số 746/QĐ-TCT ngày 20/4/2015 Về việc Ban
hành quy trình kiểm tra thuế.
89


35. Tổng cục Thuế (2012, 2013, 2014,) Báo cáo tổng kết công tác thuế.
36. Tổng cục Thuế (2015), Quyết định 2371/QĐ-TCT ngày 18/12/2015 về việc ban
hành quy trình quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh.
37. Tổng cục Thuế (2014), Quyết định 1688 /QĐ-TCT ngày 06/10/2014 về việc ban
hành quy trình quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh
38. Ủy ban nhân dân huyện Nghi Lộc, Báo cáo tổng kết kinh tế - xã hội năm 2012,
2013, 2014, 2015.

90


PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1. BẢNG CHẤM ĐIỂM THI ĐUA ĐỐI VỚI CÁ NHÂN
CHI CỤC THUẾ NGHI LỘC HÀNG THÁNG
Họ và tên:....................................................................................................
Đơn vị: ........................................................................................................
TT

Nội dung tiêu chí chấm điểm đánh giá
kết quả thi đua

Điểm
tối

đa

I

Tiêu chí 1: Thực hiện nhiệm vụ được
giao:

60

1

- Không hoàn thành dự toán pháp lệnh, cứ
1% không hoàn thành.

-2

2

- Một lần công việc, một nhiệm vụ cụ thể
được giao bỏ sót không làm hoặc không
hoàn thành.

-2

3

- Một lần công việc, một nhiệm vụ cụ thể
được giao giải quyết chậm do nguyên nhân
chủ quan


-1

4

- Một lần công việc, một nhiệm vụ cụ thể
được giao không đạt chất lượng

-1

5

- Một lần từ chối nhiệm vụ được giao mà
không có lý do chính đáng

-3

6

- Một lần không thực hiện tốt phối hợp khi
được giao nhiệm vụ có liên quan đến 1 hay
1 nhóm công chức trong đơn vị, các đơn vị
liên quan

-2

II

Tiêu chí 2: Chấp hành chủ trương, chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng

phí, chống tham nhũng; kỷ cương, kỷ
luật của ngành; nội quy, quy chế của cơ
quan, đơn vị:
91

15

Điểm
trừ

Điểm
tự
chấm

Điểm
được
duyệt
của chi
cục
trưởng


1

- Một lần vi phạm chủ trương, chính sách
của đảng, pháp luật của Nhà nước; vi phạm
Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí …bị phê
bình, nhắc nhở


-2

2

- Một lần vi phạm kỷ cương, kỷ luật của
ngành; nội quy, quy chế của cơ quan đơn
vị.

-2

3

- Một lần bỏ họp không có lý do

-2

4

- Một ngày nghỉ làm việc không có lý do

-2

5

- Một lần vi phạm giờ công lao động không
có lý do

-1

6


- Một lần bị phê bình bằng văn bản

-5

III

Tiêu chí 3: Đạo đức, tác phong, tinh thần
học tập nâng cao trình độ:

1

- Một lần vi phạm quy định về văn minh
nơi công sở bị phản ảnh, nhắc nhở

-1

2

- Một lần có thái độ làm việc chưa tốt, có
hành vi cố ý gây phiền hà, sách nhiễu trong
giải quyết công vụ bị phản ảnh (xác minh
đúng)

-3

3

- Tinh thần hợp tác, giúp đỡ đồng nghiệp
chưa tốt (có khả năng nhưng từ chối giúp

đỡ, hỗ trợ)

-1

4

- Có hành vi gây mất đoàn kết nội bộ
(thông tin sai lệch, chia rẽ cá nhân, bè phái,
viết đơn thư tố cáo sai sự thật...)

-5

5

- Một lần không tham gia các lớp học, tập
huấn do cơ quan, đơn vị hoặc cấp trên tổ
chức mà không có lý do chính đáng

-1

6

- Một lần uống rượu, bia hoặc say rượu, bia
trong giờ làm việc

-3

7

- Không chủ động tự học tập, nghiên cứu


-1

92

10


nâng cao trình độ
IV

Tiêu chí 4: Tham gia các phong trào thi
đua; tham gia phong trào văn nghệ, thể
thao, nhân đạo, từ thiện

10

1

- Không đăng ký thi đua

-3

2

- Không tham gia phong trào thi đua

-3

3


- Một lần không tham gia các hoạt động
nhân đạo, từ thiện (không có lý do chính
đáng)

-1

4

- Một lần không tham gia (hoặc cổ vũ)
phong trào văn nghệ, thể thao (không có lý
do chính đáng)

-1

V

Điểm thưởng

5

Tổng số điểm

100

Nghi Lộc, ngày … tháng ….năm 20...
CÁ NHÂN CHẤM ĐIỂM

ĐỘI TRƯỞNG


93


×