Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Nghiên cứu đánh giá sự cố và đề xuất các biện pháp giảm thiểu sự cố tràn dầu tại cảng biển hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 92 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG

BÙI VĂN LINH

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ SỰ CỐ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC
BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU SỰ CỐ TRÀN DẦU
TẠI CẢNG BIỂN HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG

Hà Nội – Năm 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG

BÙI VĂN LINH

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ SỰ CỐ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC
BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU SỰ CỐ TRÀN DẦU
TẠI CẢNG BIỂN HẢI PHÒNG
Chuyên ngành: Môi trƣờng và Phát triển bền vững
(Chƣơng trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGÔ KIM ĐỊNH

Hà Nội – Năm 2016



LỜI CẢM ƠN
Trƣớc tiên tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo, Cán bộ của Trung
tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trƣờng - Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình,
tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện
Luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất tới PGS. TS. Ngô Kim Định
ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, truyền đạt cho tôi nh ng iến thức cơ ản c ng nhƣ
đ ng g p nh ng

iến qu

áu giúp tôi hoàn thành ản Luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Công ty cổ phần cảng Hải Phòng,
Trung tâm đào tạo và tƣ vấn khoa học công nghệ bảo vệ môi trƣờng thủy, Trung
tâm quan trắc phân tích tài nguyên và môi trƣờng Hải Quân,… đã tạo điều kiện để
tôi đƣợc tiếp cận các nguồn số liệu và tạo mọi điều kiện tốt nhất để giúp đỡ tôi hoàn
thành h a đào tạo và hoàn thành đúng tiến độ của luận văn.
Cuối c ng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, ạn

, nh ng ngƣời đã

luôn quan tâm, động viên, chia s và huyến hích tôi trong suốt thời gian qua.
n

t

n

năm 2016


TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Bùi Văn Linh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng bản thân mình.
Các số liệu nêu trong luận án là trung thực, không sử dụng số liệu của các tác giả
hác chƣa đƣợc công bố hoặc chƣa đƣợc sự đồng ý. Nh ng kết quả nghiên cứu
của tác giả chƣa từng công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
Hà N i, ngày

tháng

năm 2016

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Bùi Văn Linh


MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ........................................................................................... vi
MỞ ĐẦU.............................................................................................................................................1

1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................2

2.1. Mục tiêu tổng quát của đề tài .................................................................................. 2
2.2. Mục tiêu cụ thể của đề tài ....................................................................................... 2

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................2
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu .............................................................................................. 2
3.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 3

4. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................3
4.1. Ý nghĩa hoa học ..................................................................................................... 3
4.2. Ý nghĩa thực tế ........................................................................................................ 3

5. Cấu trúc của luận văn ..........................................................................................3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN ...............................................................................................................4

1.1. Các khái niệm ...................................................................................................4
1.2. Hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu trên Thế giới .............................................5
1.2.1. Cơ sở pháp lý ...................................................................................................... 5
1.2.2. Các tổ chức ứng phó sự cố tràn dầu trên Thế giới ............................................... 5

1.3. Hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu tại Việt Nam .............................................8
1.3.1. Hệ thống văn ản pháp lý .................................................................................... 8
1.3.2. Các sự cố tràn dầu tại Việt Nam .......................................................................... 8

1.4. Các nguyên nhân xảy ra sự cố tràn dầu và phân loại sự cố tràn dầu ..............10
1.4.1. Các nguyên nhân ................................................................................................ 10
1.4.2. Phân loại sự cố tràn dầu ...................................................................................... 11
CHƢƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ..................................................................................................................................................13

2.1. Địa điểm nghiên cứu .......................................................................................13

2.1.1. Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu ....................................................... 13

i


2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................... 15
2.1.3. Tài nguyên sinh vật ............................................................................................ 16

2.2. Thời gian nghiên cứu ......................................................................................16
2.3. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................16
2.4. Các phƣơng pháp nghiên cứu .........................................................................17
2.4.1. Phƣơng pháp chọn địa điểm nghiên cứu, khảo sát ............................................. 17
2.4.2. Phƣơng pháp thu thập tài liệu ............................................................................. 17
2.4.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu ................................................................................. 18
2.4.4. Phƣơng pháp đánh giá rủi ro .............................................................................. 18
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..........................................................19

3.1. Vị trí địa lý và quá trình phát triển của cảng biển Hải Phòng ........................19
3.1.1. Vị trí địa lý.......................................................................................................... 19
3.1.2. Quá trình phát triển ............................................................................................. 21

3.2. Thành phần hóa học và đặc trƣng vật lý của dầu mỏ .....................................25
3.2.1. Thành phần nguyên tố hóa học tạo nên dầu mỏ ................................................. 25
3.2.2. Các thành phần hợp chất hóa học tạo nên dầu mỏ ............................................. 25
3.2.3. Đặc trƣng vật lý của các phân đoạn dầu mỏ ....................................................... 29

3.3. Sự biến đổi của dầu trên biển..........................................................................31
3.3. Sự biến đổi của dầu trên biển..........................................................................33
3.4. Mức độ lan truyền của dầu ngoài môi trƣờng và nh ng ảnh hƣởng của sự cố
tràn dầu xảy ra tại khu vực cảng biển Hải Phòng ..................................................39

3.4.1. Đánh giá mức độ lan truyền của dầu tràn tại cảng biển Hải Phòng ................... 39
3.4.2. Đánh giá sự ảnh hƣởng của sự cố tràn dầu xảy tại khu vực cảng ...................... 43

3.5. Công tác ứng phó sự cố tràn dầu tại khu vực cảng Hải Phòng .......................50
3.5.1. Các đơn vị thực hiện công tác ứng phó sự cố tràn dầu tại Hải Phòng ................ 50
3.5.2. Nguồn lực phục vụ công tác ứng phó sự cố tràn dầu tại cảng biển Hải Phòng .. 50
3.5.3. Nh ng tồn tại, hạn chế cần giải quyết ................................................................ 55

3.6. Đề xuất các biện pháp giảm thiểu sự cố tràn dầu tại cảng biển Hải Phòng ....57
3.6.1. Xây dựng lực lƣợng chuyên nghiệp về ứng phó sự cố tràn dầu và hoàn thiện mô
hình tổ chức bộ máy ứng phó sự cố tràn dầu ................................................................ 58
3.6.2. Nâng cấp cơ sở vật chất, bảo dƣỡng phƣơng tiện và trang thiết bị .................... 64

ii


3.6.3. Đầu tƣ nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật ............................................ 67
3.6.4. Tăng cƣờng công tác thông tin, truyền thông ..................................................... 68
3.6.5. Hoàn thiện hệ thống luật pháp và tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát ........ 70
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................................................................72

1. Kết luận ..............................................................................................................72
2. Kiến nghị............................................................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................................74
PHỤ LỤC..........................................................................................................................................76

Phụ lục 1. Một số hình ảnh về cảng Hải Phòng và công tác diễn tập ứng phó sự cố
tràn dầu tại cảng .....................................................................................................76
Phụ lục 02. Mẫu phiếu điều tra cộng đồng dân cƣ tại khu vực .............................78
Phụ lục 03. Mẫu phiếu điều tra cơ quan, doanh nghiệp ........................................81


iii


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
BVMT

: Bảo vệ môi trƣờng

DWT

: Tấn trọng tải

GT

: Tổng dung tích tàu

GTVT

: Giao thông vận tải

ICD

: Cảng cạn

MARPOL

: Công ƣớc về ngăn ngừa ô nhiễm gây ra bởi tàu thuyền

MT


: Tấn (Metric Tonnage)

ONMT

: Ô nhiễm môi trƣờng

SCTD

: Sự cố tràn dầu

TKCN

: Tìm kiếm cứu nạn

UBND

: Ủy ban nhân dân

ƢPSCTD

: Ứng phó sự cố tràn dầu

ƢCSCTD

: Ứng cứu sự cố tràn dầu

iv



DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Thống ê các sự cố tràn dầu tại Việt Nam nh ng năm gần đây

8

Bảng 2.1. Mực nƣớc triều đặc trƣng tại Hòn Dáu trong nhiều năm (cm)

15

Bảng 2.2. Đặc điểm dân cƣ hu vực cảng Hải Phòng

16

Bảng 3.1. Trang thiết ị chính của chi nhánh cảng Hoàng Diệu

21

Bảng 3.2. Trang thiết ị chính của chi nhánh cảng Ch a Vẽ

22

Bảng 3.3. Trang thiết ị chính của chi nhánh cảng Tân V

23

Bảng 3.4. Thành phần các nguyên tố h a học chủ yếu của dầu mỏ

25


Bảng 3.5. Quá trình iến đổi của dầu theo thời gian

40

Bảng 3.6. Hàm lƣợng dầu gây tử vong 50% lƣợng động vật thí nghiệm

45

(LC50) đối với một số nh m động vật
Bảng 3.7. Danh sách các tàu lai c thể huy động tại cảng

52

Bảng 3.8. Các trang thiết bị khác phục vụ ứng phó sự cố

52

Bảng 3.9. Trang thiết bị có thể huy động từ các lực lƣợng bên ngoài

54

v


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Trang
Hình 3.1. Sơ đồ vị trí cảng Hải Phòng

20


Hình 3.2. Sản lƣợng hàng hóa thông qua cảng các năm

24

Hình 3.3. Sản lƣợng container thông qua cảng các năm

24

Hình 3.4. Cấu tạo một phân tử asphalt

29

Hình 3.5. Quá trình phong h a dầu diễn ra hi dầu tràn

40

Hình 3.6. V ng đƣờng bờ bị ảnh hƣởng

42

Hình 3.7. Đề xuất mô hình ứng phó SCTD tại khu vực cảng biển Hải Phòng

61

vi


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thành phố Hải Phòng c đƣờng bờ biển trải dài trên 125 km, với mạng lƣới

sông ngòi dày đặc, mật độ trung bình từ 0,6 - 0,8 km/1 km², mang lại nguồn lợi rất
lớn về cảng, góp phần phát triển thành cảng cửa ngõ quốc tế của cả miền Bắc và cả
nƣớc. Hải Phòng là một trong nh ng Thành phố có nhiều bến cảng nhất đất nƣớc,
hoạt động GTVT hàng hải rất đa dạng, phát triển và đ ng vai trò quan trọng trong
sự phát triển của Thành phố và cả khu vực miền Bắc. Cùng với sự phát triển của các
hoạt động hàng hải, vấn đề an quản lý an toàn môi trƣờng tại các cảng biển đang là
vấn đề đƣợc đặc biệt quan tâm trong các hoạt động quản l môi trƣờng ở Việt Nam.
Một trong số nh ng sự cố rủi ro tại cảng biển có ảnh hƣởng nghiêm trọng đến tài
nguyên thiên nhiên, các hệ sinh thái môi trƣờng và kinh tế xã hội là sự cố tràn dầu.
Yêu cầu đặt ra cho các nhà quản l môi trƣờng của thành phố Hải Phòng là phải bảo
vệ các hệ sinh thái ven biển khỏi ô nhiễm dầu từ hoạt động giao thông hàng hải.
Nh ng rủi ro này nếu hông đƣợc dự áo, đánh giá các tác động khi xảy ra sự cố và
có biện pháp phòng ngừa sẽ để lại nh ng hậu quả đáng tiếc, gây nh ng thiệt hại rất
lớn về con ngƣời, về kinh tế và tác động xấu đến các hệ sinh thái và các thành phần
môi trƣờng.
Trong thực tế, tại khu vực cảng biển đã xảy ra nhiều sự cố tràn dầu từ hoạt
động hàng hải của tàu thuyền ra vào cảng gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến tài
nguyên thiên nhiên, các hệ sinh thái môi trƣờng và kinh tế xã hội của Thành phố.
Năm 2005, tàu Mỹ Đình ị va vào đá ngầm tại khu vực biển Cát Bà đã làm tràn ra
ngoài môi trƣờng hơn 300 tấn dầu DO gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến môi trƣờng
khu vực biển của huyện đảo Cát Hải và kinh tế xã hội của thành phố Hải Phòng. Do
vậy, để giảm thiểu sự cố tràn dầu có thể xảy ra tại khu vực cảng biển Hải Phòng, tôi
tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đánh giá sự cố và đề xuất các biện pháp
giảm thiểu sự cố tràn dầu tại cảng biển Hải Phòng”

1


2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát của đề tài

Nghiên cứu, đánh giá các SCTD, các ảnh hƣởng của SCTD đến phát triển
kinh tế, xã hội, tài nguyên môi trƣờng và đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm
dầu do sự cố tại các khu vực cảng biển Hải Phòng nhằm thực hiện mục tiêu phát
triển bền v ng của thành phố Hải Phòng.
2.2. Mục tiêu cụ thể của đề tài
- Xây dựng Kế hoạch ƢPSCTD nhằm xây dựng lực lƣợng chuyên nghiệp sẵn
sàng ứng cứu nhanh và có hiệu quả đối với các SCTD, giảm tối đa các tác hại ô
nhiễm dầu gây ra đối với môi trƣờng trong các hoạt động của cảng.
- Giúp cho việc ban hành văn ản quy định trách nhiệm, nghĩa vụ và hƣớng
dẫn chi tiết hành động, các ƣớc xử lý tình huống tràn dầu, các biện pháp, các kỹ
thuật ứng cứu, đánh giá tác động môi trƣờng phù hợp với Luật Bảo vệ môi trƣờng,
Quyết định số 02/2013/QĐ-TTg ngày 14/01/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ. Làm
căn cứ cho việc triển khai hoạt động kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng
có thẩm quyền.
- Xây dựng Kế hoạch ƢPSCTD để tăng cƣờng việc ứng dụng khoa học kỹ
thuật vào công tác ƢCSCTD; nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị giúp cho việc
ƢPSCTD đƣợc triển khai nhanh và hiệu quả hơn.
- Nâng cao khả năng thông tin phục vụ cho công tác ƢPSCTD, tăng cƣờng
các điểm tiếp nhận thông tin cấp cơ sở tận đến các thôn, tổ dân phố, phƣờng, xã để
ngƣời dân kịp thời thông tin các vụ tràn dầu để các cơ quan chức năng ịp thời ứng
cứu. Phổ biến, tuyên truyền sâu rộng đến toàn thể cán bộ, nhân viên làm việc trong
Cảng, chủ các phƣơng tiện vận tải về tác hại khi SCTD xảy ra và biện pháp giảm
phòng tránh, giảm thiểu SCTD xảy ra.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các SCTD xảy ra tại khu vực cảng biển Hải Phòng.

2



3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi thời gian
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 5 năm 2015 đến hết năm 2015.
3.2.2. Phạm vi không gian
Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp giảm thiểu các
SCTD xảy ra tại khu vực cảng biển Hải Phòng.
4. Ý nghĩa của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là nguồn tài liệu tham khảo và tin cậy cho
các nghiên cứu khác có liên quan, phù hợp cho đào tạo chuyên nghiệp từ Cao đẳng
đến Cao học ngành Khoa học môi trƣờng nói chung.
- Đ ng g p về mặt phƣơng pháp luận trong việc nghiên cứu SCTD tại các
cảng biển và tác động đến môi trƣờng bờ.
4.2. Ý nghĩa thực tế
- Xây dựng nguồn d liệu về SCTD tại cảng Hải Phòng.
- Làm cơ sở giúp các nhà hoạch định chính sách đƣa ra các chính sách quản
lý phù hợp, ngăn ngừa và xử lý kịp thời các SCTD xảy ra trong khu vực cảng biển.
- Cơ sở khoa học giúp các nhà quản lý, kỹ thuật viên biết đƣợc nguyên nhân
xảy ra SCTD, ảnh hƣởng của n đến môi trƣờng biển.
5. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm nh ng phần chính nhƣ sau:
Phần mở đầu: Tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu, đối tƣợng, phạm vi và ý
nghĩa của đề tài.
Chƣơng 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chƣơng 2: Địa điểm, thời gian, phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu
Kết luận và kiến nghị
Tái liệu tham khảo
Phụ lục


3


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Các khái niệm
SCTD xảy ra ngày càng nhiều và tác động của chúng ngày càng lớn, không
chỉ ở các quốc gia có hoạt động khai thác dầu mỏ mới có SCTD mà ở các quốc gia
không có hoạt động này đều có thể gặp sự cố.
Theo nội dung của Quyết định số 02/2013/QĐ-TTg ngày 14/01/2013 của
Thủ tƣớng Chính phủ:
- SCTD là hiện tƣợng dầu từ các phƣơng tiện chứa, vận chuyển khác nhau, từ
các công trình và các mỏ dầu thoát ra ngoài môi trƣờng tự nhiên do sự cố kỹ thuật,
thiên tai hoặc do con ngƣời gây ra. Sự cố tràn dầu đặc biệt nghiêm trọng là sự cố
tràn dầu xảy ra với khối lƣợng lớn dầu tràn ra trên diện rộng, liên quan đến nhiều
tỉnh, thành phố đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, tài sản, môi trƣờng và đời sống,
sức kho của nhân dân. Ví dụ, các hiện tƣợng rò rỉ, phụt dầu, mở đƣờng ống, mở bể
chứa, tai nạn đâm và gây thủng tàu, đắm tàu, sự cố tại các giàn khoan dầu hí, cơ sở
lọc dầu,… làm cho dầu và sản phẩm dầu thoát ra ngoài gây ô nhiễm môi trƣờng,
ảnh hƣởng xấu đến sinh thái và thiệt hại đến các hoạt động kinh tế, đặc biệt là các
hoạt động c liên quan đến khai thác và sử dụng các tài nguyên thủy sản. Số lƣợng
dầu tràn ra tự nhiên khoảng vài trăm lít trở lên có thể coi là tràn dầu.
- ƢPSCTD là các hoạt động sử dụng lực lƣợng, phƣơng tiện, thiết bị, vật tƣ
nhằm xử lý kịp thời, loại trừ hoặc hạn chế tối đa nguồn dầu tràn ra môi trƣờng.
- Hoạt động ƢPSCTD là tất cả các hoạt động từ việc chuẩn bị, ứng phó, khắc
phục, giải quyết hậu quả sự cố tràn dầu.
- Kế hoạch ƢPSCTD là dự kiến các nguy cơ, tình huống sự cố có khả năng
xảy ra tràn dầu c ng các phƣơng án ứng phó trong tình huống dự kiến đ , các
chƣơng trình huấn luyện, diễn tập để đảm bảo sự sẵn sàng các nguồn lực kịp thời
ứng phó khi sự cố tràn dầu xảy ra trên thực tế.


4


1.2. Hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu trên Thế giới
1.2.1. Cơ sở pháp lý
Hiện nay, trên thế giới, thông qua tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) đã an
hành nhiều công ƣớc liên quan đến ngăn ngừa ô nhiễm do tàu biển gây ra nhƣ:
- Công ƣớc của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.
- Công ƣớc MARPOL về ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu.
- Công ƣớc quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do việc nhấn chìm các chất thải
và các chất khác, 1972 (London Dumping Convention, 1972) và Nghị định thƣ
1996 (Protocol 1996).
- Nghị định thƣ 1992 sửa đổi Công ƣớc quốc tế về giới hạn trách nhiệm dân
sự đối với các thiệt hại do ô nhiễm dầu 1969 (CLC 92).
- Nghị định thƣ 1992 sửa đổi Công ƣớc quốc tế về thiết lập Quỹ quốc tế bồi
thƣờng thiệt hại do ô nhiễm dầu, 1971 (FUND PROT 1992).
- Công ƣớc Quốc tế về sẵn sàng, ứng phó và hợp tác đối với ô nhiễm dầu
1990 (OPRC 90).
- Công ƣớc Basel về kiểm soát vận chuyển qua biên giới các chất thải nguy
hại và việc tiêu hủy chúng.
Các văn ản pháp l này đã tạo hành lang pháp lý quan trọng trong việc
phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các sự cố, hoạt động gây ô nhiễm biển và đại
dƣơng do dầu khoáng trong quá trình khai thác tài nguyên biển của con ngƣời. Cho
đến nay, Việt Nam đã trở thành thành viên của hầu hết các Công ƣớc nêu trên.
1.2.2. Các tổ chức ứng phó sự cố tràn dầu trên Thế giới
Bên cạnh các công ƣớc, quy định quốc tế về đảm bảo an toàn hàng hải, có
rất nhiều tổ chức quốc tế về ứng phó sự cố hàng hải đƣợc thành lập. Các tổ chức
này thƣờng đặt cơ sở tại các khu vực có mật độ tàu biển cao, các vùng nhạy cảm về
môi trƣờng và giao thông biển...
Một số tổ chức quốc tế lớn có tầm ảnh hƣởng toàn cầu nhƣ:

- International Maritime Organizition (IMO).

5


- International Petrolium Industry Environmental Conservation Association
(IPIECA).
Và một số tổ chức có tầm ảnh hƣởng khu vực nhƣ:
- International Tanker Owners Pollution Federation Limited (ITOPF).
- Clean Caribbean Cooperative (CCC).
- Marine Preservation Association (MPA).
- Marine Spill Response Corporation (MSRC).
- Petroleum Association of Japan (PAJ).
Trong các tổ chức quốc tế nêu trên, IPIECA là một tổ chức lớn, có một hệ
thống các trung tâm ứng phó sự cố môi trƣờng đặt tại các vùng trọng điểm về khai
thác, vận chuyển dầu trên thế giới.
Đối với các quốc gia, vấn đề ứng phó sự cố môi trƣờng hàng hải rất đƣợc
quan tâm. Ở nhiều quốc gia phát triển, các trung tâm quốc gia về ứng cứu sự cố
hàng hải đƣợc thành lập, kế hoạch quốc gia về phòng ngừa và ứng phó sự cố hàng
hải đƣợc xây dựng và thực thi ở các cấp. Các nƣớc nhƣ Mỹ, Anh, Pháp, Australia,
Nhật bản,... đều có kế hoạch quốc gia, kế hoạch cho từng vùng lãnh thổ, cơ quan
chuyên trách về ứng phó sự cố hàng hải, sự cố dầu tràn.
Cụ thể, ở nƣớc Mỹ, vấn đề ứng phó sự cố môi trƣờng hàng hải đƣợc xây
dựng chi tiết trong kế hoạch quốc gia về ứng phó các sự cố (National Contingency
Plan). Cơ quan quan trọng nhất là Hệ thống ứng phó quốc gia (National Response
System). Cơ quan này c 3 nhiệm vụ chính:
- Thông tin về sự cố đến các cơ quan c trách nhiệm của chính phủ.
- Xây dựng kế hoạch ứng phó.
- Huấn luyện, đào tạo đội ng ứng phó.
Hệ thống ứng phó quốc gia còn c đội chuyên nghiệp về ứng ph , đội ứng

phó này hoạt động trên lãnh thổ toàn nƣớc Mỹ với sự hợp tác, trợ giúp của các đội
ứng phó cấp vùng (thuộc các tiểu bang).
Theo kế hoạch quốc gia về ứng phó các sự cố (National Contingency Plan),
cơ quan ảo vệ môi trƣờng Mỹ (EPA) đảm nhiệm ứng phó các sự cố môi trƣờng

6


n i chung trong đất liền (bao gồm sông, mặt nƣớc,...) và lực lƣợng bảo vệ bờ biển
(U.S Coast Guard) có trách nhiệm ứng phó tất cả các loại sự cố môi trƣờng trên
biển (dầu tràn, cháy dàn khoan, tràn hóa chất, đắm tàu,...). Bên cạnh các cơ quan
này, còn có Trung tâm ứng phó quốc gia (National Response Center), Hệ thống
thông báo ứng phó khẩn cấp (Emergency Response Notification System).
Cơ quan

ảo vệ môi trƣờng Mỹ có riêng một chƣơng trình “Oil Spill

Program”. Chƣơng trình này huyến hích, hƣớng dẫn các cơ quan, công ty, tổ
chức xã hội và cá nhân tham gia vào công tác phòng ngừa, phát hiện và ứng phó sự
cố môi trƣờng hàng hải (tràn dầu, tràn hóa chất,...). Chƣơng trình này c sự hợp tác
mật thiết với tất cả các chƣơng trình hác về bảo vệ môi trƣờng và ứng phó sự cố
môi trƣờng hàng hải của quốc gia, quân đội và tƣ nhân.
Ứng phó sự cố môi trƣờng hàng hải (tràn dầu, tràn hóa chất, cháy nổ,...) là
một ngành công nghiệp dịch vụ rất phát triển trên thế giới. Sự hình thành của các
công ty tƣ nhân chuyên ứng phó sự cố hàng hải trên thế giới là tất yếu bởi các
nguyên nhân chính sau:
- Ngoại trừ một số ít quốc gia có khả năng tài chính, đa phần các nƣớc còn
lại trên thế giới đều hông c đủ tài chính để xây dựng một hệ thông ứng phó sự cố
môi trƣờng hàng hải.
- Các cảng biển chỉ có lực lƣợng cứu hộ đơn giản tại chỗ nhƣng rất mỏng,

không có khả năng thực hiện ứng phó sự cố lớn nhƣ tràn dầu, tràn đổ hóa chất độc
hại,...
- Các công ty vận tải biển, khai thác, chế biến dầu khí không muốn đầu tƣ
vào lĩnh vực này vì chi phí quá cao mà hông thu đƣợc lợi nhuận. Đa số các công
ty chỉ mua sắm hay thuê thiết bị ứng phó sự cố khi cần thiết.
Nhiều công ty tƣ nhân đƣợc trang bị các thiết bị dò tìm, ứng phó sự cố môi
trƣờng hàng hải rất hiện đại (bao gồm cả máy bay với radar, máy bay trực thăng rải
phao quây, máy bay phun hóa chất xử lý dầu, tàu cao tốc,...). Phạm vi hoạt động và
quy mô của các công ty này rất lớn, có khả năng hoạt động trong phạm vi châu lục
hay toàn cầu.

7


1.3. Hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu tại Việt Nam
1.3.1. Hệ thống văn bản pháp lý
Trong thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã tham gia vào nhiều Công ƣớc
quốc tế về bảo vệ biển, đồng thời c ng đã an hành nhiều luật, chính sách nhằm
bảo vệ vùng biển, cụ thể:
- Luật Bảo vệ môi trƣờng số 55/2014/QH13.
- Bộ luật Hàng hải Việt Nam, 2005 và Luật Hàng hải sửa đổi Bộ luật Hàng
Hải, 2015.
- Luật Dầu khí.
- Quyết định số 02/2013/QĐ-TTg ngày 14/01/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ
về việc ban hành Quy chế ứng phó SCTD và Quyết định số 63/2014/QĐ-TTg ngày
11/11/2014 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy
chế hoạt động ƢPSCTD an hành

m theo Quyết định số 02/2013/QĐ-TTg ngày


14/01/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ.
- Các văn ản quy phạm pháp luật có liên quan khác.
1.3.2. Các sự cố tràn dầu tại Việt Nam
Ở nƣớc ta, trong nh ng năm gần đây đã xảy ra các SCTD đƣợc thống kê
trong bảng sau:
Bảng 1.1. Thống kê một số vụ tràn dầu tại Việt Nam những năm gần đây
Loại dầu

Lƣợng
dầu tràn

Hai tàu va
vào nhau

FO

130 tấn

Cát Lái,
Tp. HCM

Va vào
cầu cảng

DO

1.700 tấn

Gemini
27/01/1996

(Singapore)

Cát Lái,
Tp. HCM

Va vào
cầu cảng

Dầu thô

32 tấn

Sokimex –

Cần Giờ,

Đụng vào

DO

41 tấn

TT

Tên tàu

Thời gian

Địa điểm


Nguyên
nhân

1

Humanity
(Đài Loan)

08/5/1994

Cần Giờ,
Tp. HCM

2

Neptune
03/10/1994
Aries
(Singapore)

3
4

16/8/1998

8


TT


Tên tàu

Thời gian

12
(Việt
Nam)

Địa điểm

Nguyên
nhân

Tp. HCM

xà lan

Loại dầu

Lƣợng
dầu tràn

5

Formosa
One
(Liberia)

07/9/2001


Gành Rái,
BR – VT

Đụng vào
tàu khác

DO

900 m3

6

Bạch Đằng 06/02/2002
Giang

Hải Phòng

Va vào đá

DO

2.500 m3

7

Mỹ Đình

15/02/2005

Hải Phòng


Va vào đá

DO

300 tấn

8

Kasco

21/01/2005

Quận 12,
Tp. HCM

Va vào
cầu tàu

DO

100 tấn

9

Hàm
Luông 5

06/4/2005


Cảng Sài
Gòn

Va vào
tàu chở
sắt

DO

40 m3

10

Shun
Anxing

14/5/2010

Đồ Sơn

Chìm

FO

60 tấn

11

Nhật
Thuần


17/6/2010

Bà Rịa –
V ng Tàu

1.800 m3

Phát nổ

Nƣớc súc
rửa hầm
tàu dầu
thô

12

Biển Đông
50

27/4/2010

Gành Rái,
BR – VT

Chìm

DO

375 m3


13

Bạch Đằng
01

07/2011

Đình V

Chìm

FO

6 m3

14

Petrolimex
02
(Việt
Nam)

30/9/2011

Bà Rịa –
V ng Tàu

Đụng vào
tàu khác


Xăng
A92

343 m3

Nguồn: [11]
Các SCTD nêu trên đã gây ra nh ng hậu quả nghiêm trọng đối với môi
trƣờng, thiệt hại lớn về cơ sở vật chất, mùa màng cho nhân dân khu vực. Tuy

9


nhiên, việc ứng cứu thƣờng không hiệu quả do thiếu tổ chức chuyên trách, thiếu
thiết bị, nhân sự, phƣơng án ứng cứu,...
Ngành dầu hí là đơn vị có khả năng tài chính mạnh lập ra các trung tâm,
công ty dịch vụ chuyên về ứng phó dầu tràn trên biển, bao gồm Trung tâm An toàn
và Môi trƣờng Dầu khí (thuộc VietsoPetro) và Liên doanh ứng phó SCTD gi a
PTSC và Briss Maritime. Các cơ sở này thực hiện ứng phó SCTD và ứng phó thuê
cho các tàu biển qua lại trong khu vực. Về phía các cảng: thành lập các đội ứng cứu
sự cố có trang bị các trang thiết bị an toàn, phòng ngừa, ứng phó sự cố... Các thiết
bị chủ yếu vẫn là phao quây, ơm hút và h a chất xử lý dầu.
1.4. Các nguyên nhân xảy ra sự cố tràn dầu và phân loại sự cố tràn dầu
1.4.1. Các nguyên nhân
Trong tất cả các nguyên nhân gây tràn dầu thì nh ng nguyên nhân liên quan
đến hoạt động của tàu thuyền là rất lớn (chiếm từ 85% đến 87,8% lƣợng dầu tràn
hàng năm).
a) Nguyên nhân khách quan:
Tàu mắc cạn hoặc đâm va gây thủng vỏ tàu: Có thể do nguyên nhân chủ quan
hoặc hách quan làm các tàu đâm va vào nhau hoặc bị mắc cạn bởi đá ngầm làm

thủng vỏ tàu gây tràn nguyên liệu ra ngoài môi trƣờng. Đây là nguyên nhân rất nguy
hiểm, không nh ng tổn thất về mặt kinh tế, môi trƣờng mà còn đe dọa đến tính
mạng con ngƣời.
Do cháy nổ lây lan từ các tàu vãng lai trên biển hoặc các tàu hác đậu trong
cảng hoặc từ các thiết bị khác có trong cảng
b) Nguyên nhân chủ quan:
Trên khuôn viên cảng, khu vực giao thông n i b :
Do hoạt động sửa ch a, va chạm gi a các phƣơng tiện của chủ hàng vào lấy
hàng trong cảng gây rò rỉ dầu trên bề mặt khuôn viên Cảng.
Trong quá trình tiếp nhiên liệu: Trong quá trình tiếp nhiên liệu cho tàu, nếu
cán bộ vận hành không tuân thủ đúng quy trình thì dễ gây ra hiện tƣợng nhiên liệu
tràn ra ngoài môi trƣờng cảng
Trên mặt nước:

10


Nguồn gây SCTD của cảng là khu vực cầu cảng chủ yếu do đâm va trong các
trƣờng hợp sau:
- Do các phƣơng tiện tàu ra vào cảng làm hàng do máy móc thiết bị không
đảm bảo, do mất lái, hỏng máy, hoa tiêu thiếu chính xác, lỗi điều khiển của lái tàu…
- Do mật độ tàu lƣu thông trong khu vực tăng đột biến hoặc dẫn đến đâm va
và thủng khoang chứa dầu.
- Việc cố tình đổ, thải nƣớc lacanh nhiễm dầu, vật liệu lọc chứa dầu.
1.4.2. Phân loại sự cố tràn dầu
Theo Quyết định số 02/2013/QĐ-TTg ngày 14/01/2013 của Thủ tƣớng Chính
phủ về việc ban hành quy chế hoạt động ƢPSCTD, SCTD đƣợc phân theo số lƣợng
dầu tràn ở 3 mức từ nhỏ, trung ình đến lớn. Cụ thể:
- Sự cố tràn dầu nhỏ (mức nhỏ) là sự cố tràn dầu c lƣợng dầu tràn dƣới 20
tấn;

- Sự cố tràn dầu trung bình (mức trung bình) là sự cố tràn dầu c lƣợng dầu
tràn từ 20 tấn đến 500 tấn;
- Sự cố tràn dầu lớn (mức lớn) là sự cố tràn dầu c lƣợng dầu tràn lớn hơn
500 tấn.
Việc phân loại vụ tràn dầu theo mức độ là cơ sở để các tổ chức, cá nhân có
hoạt động liên quan đến kinh doanh, vận tải, tiêu dùng, dầu khoáng trên biển và
lãnh thổ Việt Nam xây dựng, tổ chức lực lƣợng, ứng phó SCTD phù hợp đối với các
cấp độ ứng phó khác nhau. Dựa vào mức độ sự cố tràn dầu, việc tổ chức, thực hiện
ứng ph đƣợc tiến hành ở 3 cấp sau đây:
- Cấp cơ sở:
Sự cố tràn dầu xảy ra ở cơ sở: Chủ cơ sở phải tổ chức, chỉ huy lực lƣợng,
phƣơng tiện, thiết bị của mình hoặc lực lƣợng, phƣơng tiện, thiết bị trong hợp đồng
ứng phó sự cố tràn dầu để triển khai thực hiện ứng phó kịp thời. Chủ cơ sở xảy ra sự
cố tràn dầu chịu trách nhiệm chỉ huy hiện trƣờng.
Trƣờng hợp sự cố tràn dầu vƣợt quá khả năng, nguồn lực tại chỗ hông đủ tự
ứng ph , cơ sở phải kịp thời áo cáo cơ quan chủ quản, UBND tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ƣơng (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) trợ giúp.

11


Trƣờng hợp xảy ra sự cố tràn dầu nghiêm trọng hoặc sự cố tràn dầu xảy ra
trong khu vực ƣu tiên ảo vệ, thủ trƣởng các cơ quan đang gi trách nhiệm là chỉ
huy hiện trƣờng phải báo cáo UBND cấp tỉnh nơi xảy ra sự cố tràn dầu và Ủy ban
Quốc gia tìm kiếm cứu nạn để chỉ đạo, kịp thời ứng phó.
- Cấp khu vực:
Sự cố tràn dầu xảy ra vƣợt quá khả năng ứng phó của cơ sở hoặc sự cố tràn
dầu xảy ra không rõ nguyên nhân trôi vào bờ biển của các địa phƣơng thì UBND
cấp tỉnh nơi xảy ra sự cố tràn dầu có trách nhiệm trực tiếp chủ trì và chỉ định ngƣời
chỉ huy hiện trƣờng để tổ chức ứng phó theo kế hoạch của địa phƣơng, đồng thời

đƣợc phép huy động khẩn cấp nguồn lực cần thiết của các cơ sở, các bộ, ngành trên
địa bàn, của Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu khu vực để ứng phó.
Đầu mối chủ trì giúp UBND cấp tỉnh tổ chức ứng phó sự cố tràn dầu là Ban
chỉ huy phòng chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh hoặc Ban chỉ huy ứng
phó sự cố tràn dầu cấp tỉnh.
- Cấp Quốc gia:
Trƣờng hợp SCTD đặc biệt nghiêm trọng vƣợt quá khả năng của địa phƣơng,
UBND cấp tỉnh nơi xảy ra sự cố tràn dầu kịp thời áo cáo để Ủy ban Quốc gia tìm
kiếm cứu nạn trực tiếp chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức ứng phó.
Trƣờng hợp sự cố tràn dầu vƣợt quá khả năng ứng phó của các lực lƣợng
trong nƣớc, Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn kiến nghị Thủ tƣớng Chính phủ
xem xét, quyết định việc yêu cầu trợ giúp Quốc tế.

12


CHƢƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu đƣợc tiến hành tại khu vực cảng Hải Phòng, thành phố
Hải Phòng.
2.1.1. Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu
a. Khí tượng khu vực
Khí tƣợng tại khu vực cảng Hải Phòng mang đặc trƣng chung với hí tƣợng
của thành phố Hải Phòng. Ở đây chịu ảnh hƣởng rõ rệt của khí hậu gió mùa, với hai
m a chính là m a đông và m a h . M a h n ng ẩm, kéo dài từ tháng 4 đến tháng
10, gần trùng với m a mƣa trong nhiều năm. M a đông hô lạnh, kéo dài từ tháng
11 đến tháng 3 năm sau, gần trùng với mùa khô [17]:
- Nhiệt độ:
Trong năm nhiệt độ lớn nhất thƣờng vào tháng 6, 7, 8 (34 ÷ 40oC) có tmax =

40oC. Về m a đông nhiệt độ thấp (10 ÷ 16oC), c năm nhiệt độ xuống thấp 6,9oC
(28/11/1991). Nhiệt độ bình quân cao nhất thƣờng từ 29 ÷ 30oC. Năm 2012, nhiệt
độ trung ình năm là 23,20C, tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1: 14,10C và
tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6: 28,80C.
- Lượng mưa:
lƣợng mƣa trung ình hàng năm của Hải Phòng dao động khoảng 1.600 ÷
1.800mm. Hàng năm, c 100 ÷ 150 ngày c mƣa. Lƣợng mƣa phân ố theo hai
m a: m a mƣa với tổng lƣợng mƣa là 80% so với cả năm; m a hô chủ yếu mƣa
nhỏ, mƣa ph n nên tổng lƣợng mƣa cả mùa chỉ đạt 200 ÷ 250mm. Một năm, lƣợng
mƣa lớn nhất thƣờng vào các tháng 8 và tháng 9 là m a ão, lƣợng mƣa trung ình
xấp xỉ 800mm. Tháng 12, tháng 1 và tháng 2 là nh ng tháng c lƣợng mƣa ít nhất
trong năm. Năm 2012, lƣợng mƣa trung ình năm đạt đƣợc là 188,6 mm; lƣợng
mƣa thấp nhất vào tháng 12 là 20,3 mm; lƣợng mƣa lớn nhất vào tháng 5 là 506,1
mm.

13


- Gió:
Tại Hải Phòng, trong năm c 2 m a gi chính: Gi m a Tây Nam hoạt động
vào mùa hè từ tháng 5 đến tháng 9; gi m a Đông Bắc hoạt động vào m a đông từ
tháng 11 đến tháng 3 năm sau, tháng 4 và tháng 10 là các tháng chuyển tiếp gi a 2
mùa gió. Tốc độ gió phổ biển tại khu vực từ 0,1 đến 8,9 m/s, thời gian lặng gió
chiếm 4,97%.
- Dòng chảy:
Hai sông chính ảnh hƣởng đến dòng chảy tại khu vực cảng là sông Bạch
Đằng và sông Cấm, hƣớng dòng chảy chủ yếu theo hƣớng từ Tây - Bắc về Đông –
Nam, c ng đổ vào kênh Hà Nam – Lạch Huyện.
Tốc độ dòng chảy tại khu vực dao động trong khoảng từ 0,1 ÷ 1,0 m/s tùy
thuộc mùa. Thời gian chảy lên và chảy xuống trên sông Đá Bạc - Bạch Đằng là 9 –

10/15-16 giờ vào m a mƣa; 11-12/13-14 giờ vào mùa khô; trên sông Cấm là 12/13
giờ ở cả hai mùa.
- Bão:
Hải Phòng nằm trong khu vực có tần suất ão đổ bộ trực tiếp lớn nhất của cả
nƣớc (28%). Hàng năm, hu vực chịu ảnh hƣởng trực tiếp 1 ÷ 2 cơn ão và chịu ảnh
hƣởng gián tiếp của 3 ÷ 4 cơn. Gi
trên cấp 12,

ão thƣờng ở cấp 9 ÷ 10, có khi lên cấp 12 hoặc

m theo ão là mƣa lớn, lƣợng mƣa trong ão chiếm tới 25 ÷ 30%

tổng lƣợng mƣa cả m a mƣa.
b. Thủy văn
Hải Phòng là miền đất nằm sát biển, có nhiều sông ngòi. Các sông của Hải
Phòng đều là hạ lƣu cuối của hệ thống sông Thái Bình sau khi chảy qua địa phận
tỉnh Hải Dƣơng. Các sông c hƣớng chảy chủ yếu là Tây Bắc - Đông Nam, các
sông lớn nhỏ tạo thành mạng lƣới dày đặc. Hệ thống sông chính bao gồm: sông
Bạch Đằng, sông Hàn, sông Cấm, sông Kinh Môn, sông Lạch Tray, sông Văn Úc,
sông Mới, sông Thái Bình, sông Luộc, sông Hoá. Hệ thống sông nhánh gồm các
sông: sông Chung Mỹ, sông Lịch Sỹ, sông Giá, sông Tam Bạc, sông Đa Độ, sông
Kinh Đông. Do nằm về cuối nguồn nên bề mặt các dòng chảy khá rộng, tốc độ dòng

14


nhỏ. Hầu hết các dòng chảy thuộc khu vực Hải Phòng chịu ảnh hƣởng trực tiếp của
thuỷ triều và bị nhiễm mặn [17].
c. Hải văn
Biển là yếu tố tự nhiên đặc sắc nhất của Hải Phòng, là nhân tố tác động

thƣờng xuyên đến nhiều quá trình xảy ra trong thiên nhiên và ảnh hƣởng quan trọng
đến nhiều hoạt động của con ngƣời. Hải Phòng là Thành phố biển, trong 5.000 km2
tổng diện tích chỉ có 1523 km2 đất nổi, riêng hải đảo chiếm 300 km2. V ng nƣớc
bên ngoài bờ biển Hải Phòng là một dải hẹp, rộng khoảng 31 km, phần lớn không
sâu quá 20 m, nơi sâu nhất không quá 40 m, bao quanh hệ quần đảo Cát Bà, Bạch
Long Vĩ, Thƣơng Mai, Long Châu, Hòn Dáu [17].
Chế độ thuỷ triều vịnh Bắc Bộ mang tính chất nhật triều là chính. Vùng biển
Hải Phòng là nơi c chế độ nhật triều điển hình, trong một tháng c hơn 20 ngày
xuất hiện nhật triều và 5-7 ngày xuất hiện bán nhật triều. Mực nƣớc triều lớn nhất
đạt 4m ở Hòn Dáu, khi có bão có thể đạt tới 5-6 m [17].
Bảng 2.1. Mực nước triều đặc trưng tại Hòn Dáu trong nhiều năm (cm)
Tháng
1

2

3

4

5

6

7

8

9


10

11

12

TB

180

176

176

177

180

183

185

186

194

204

199


189

Max

392

379

351

356

385

404

389

383

371

425

400

400

Min


-6

9

12

2

4

-6

7

6

17

26

2

-7

Nguồn: [17]
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Cảng Hải Phòng nằm trên địa àn 21 phƣờng của quận Ngô Quyền và quận
Hải An, thành phố Hải Phòng (bảng 2.5). Quận Ngô Quyền là một trong ba quận
trung tâm đầu tiên của Hải Phòng, nên xét về cấu trúc kinh tế của dân cƣ trên địa
bàn quận Ngô Quyền cơ ản ổn định hơn so với dân cƣ hu vực quận Hải An. Dân

cƣ quận Ngô Quyền, quận Hải An chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực lao động công
nghiệp, dịch vụ [12].

15


×