Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Nghiên cứu, đề xuất giải pháp quản lý tổng hợp chất thải rắn sinh hoạt tại huyện thanh oai – thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.98 MB, 102 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG

NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ TỔNG HỢP CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN THANH OAI – THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG

HÀ NỘI - Năm 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG

NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ TỔNG HỢP CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN THANH OAI – THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Môi trƣờng và phát triển bền vững
(Chƣơng trình đào tạo thí điểm)
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. ĐẶNG KIM CHI

HÀ NỘI - 2016



LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn GS.TS. Đặng Kim Chi – Viện Khoa học
và Công nghệ Môi trƣờng – Trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tận tình hƣớng
dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn đúng yêu cầu và chất lƣợng đề ra.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo và các bạn bè đồng nghiệp ở Công
ty cổ phần dịch vụ môi trƣờng Thăng Long đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn
thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo, cán bộ của Trung tâm
Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trƣờng đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong quá
trình học tập tại Trung tâm, cũng nhƣ gia đình, bạn bè đã khuyến khích, động viên
tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 06 tháng 06 năm 2016
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Bích Ngọc

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu
trong luận văn là trung thực, không sử dụng số liệu của tác giả khác khi chƣa đƣợc
công bố hoặc chƣa đƣợc sự đồng ý. Những kết quả nghiên cứu của tác giả chƣa
từng đƣợc công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
Đồng thời, tôi đang tham gia công tác tại Công ty CPDV môi trƣờng Thăng
Long – là đơn vị trực tiếp tham gia công tác duy trì vệ sinh môi trƣờng của Thành
phố Hà Nội. Tôi xin cam đoan các số liệu trong quá trình nghiên cứu đƣợc bản thân
thực hiện trong quá trình công tác đã đƣợc Ban Lãnh đạo Công ty CPDV môi

trƣờng Thăng Long chấp thuận cho sử dụng tại luận văn nghiên cứu của tác giả.
Hà Nội, ngày 06 tháng 06 năm 2016
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Bích Ngọc

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ i
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................... ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH VẼ............................................................................. viii

MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN ......................................................................... 4
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TỔNG HỢP CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT......... 4
1.1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ ....................................................................4
1.1.2. Quản lý môi trường ..................................................................................7
1.1.3. Quản lý tổng hợp chất thải ......................................................................9
1.1.4. Thu gom “sơ cấp” và “thứ cấp” chất thải rắn sinh hoạt .................. 11
1.1.5. Trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt ......................................... 11
1.1.6. Công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt.............................................. 12
1.2. TỔNG QUAN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CTRSH KHU VỰC NÔNG THÔN TP. HÀ
NỘI............................................................................................................ 14
1.2.1. Hiện trạng thu gom CTRSH khu vực nông thôn Tp.Hà Nội............... 14
1.2.2. Hiện trạng điểm tập kết CTRSH khu vực nông thôn Tp. Hà Nội ....... 16
1.2.3. Hiện trạng công tác vận chuyển CTRSH khu vực nông thôn ............. 18

1.2.4. Hiện trạng công tác xử lý CTRSH khu vực nông thôn........................ 20
1.3. HIỆN TRẠNG VỀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ CTRSH KHU VỰC NÔNG
THÔN ......................................................................................................... 22

iii


1.3.1. Căn cứ pháp lý liên quan hoạt động quản lý CTR sinh hoạt ............. 22
1.3.2. Bất cập trong chính sách quản lý môi trường nông thôn ................... 25
1.4. ĐÁNH GIÁ VỀ CHƢƠNG TRÌNH PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI
NGUỒN....................................................................................................... 28

1.5. ĐÁNH GIÁ VỀ CÁC BẤT CẬP TRONG CÔNG TÁC XỬ LÝ CTRSH TẬP TRUNG
.................................................................................................................. 30
1.5.1. Hiện trạng các nhà máy chế biến phân compost ................................ 31
1.5.2. Hiện trạng các nhà máy đốt CTRSH ................................................... 34
CHƢƠNG II. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 37
2.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU......................................................................... 37
2.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Thanh Oai ................................................... 37
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Thanh Oai ........................................ 40
2.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ....................................................................... 43
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................. 43
2.3.1. Phương pháp kế thừa, thu thập tài liệu, số liệu và thông tin ............. 43
2.3.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế............................................... 44
2.3.3. Phương pháp thống kê mô tả................................................................ 44
2.3.4. Kỹ thuật lấy mẫu CTRSH...................................................................... 46
2.3.5. Kỹ thuật xác định tỷ trọng .................................................................... 48
2.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU........................................................................ 48
2.4.1. Nghiên cứu về đặc điểm CTRSH phát sinh tại huyện Thanh Oai ...... 48
2.4.2. Nghiên cứu hiện trạng quản lý nhà nước về CTRSH tại huyện Thanh

Oai .................................................................................................................... 49
2.4.3. Nghiên cứu hiện trạng công tác thu gom – vận chuyển – xử lý chất
thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Thanh Oai ......................................... 49

iv


CHƢƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 51
3.1. ĐÁNH GIÁ BẤT CẬP TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH
HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH OAI ..................................................... 51

3.1.1. Đặc điểm CTRSH phát sinh trên địa bàn huyện Thanh Oai .............. 51
3.1.2. Khối lượng CTRSH phát sinh tại huyện Thanh Oai ........................... 57
3.1.3. Hiện trạng hệ thống thu gom – vận chuyển – xử lý chất thải rắn sinh
hoạt trên địa bàn huyện Thanh Oai................................................................ 57
3.1.4. Hiện trạng quản lý nhà nước về CTRSH trên địa bàn huyện............. 62
3.2. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH
HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH OAI ..................................................... 64

3.2.1.Giải pháp tổng thể.................................................................................. 64
3.2.2. Giải pháp về công nghệ thu gom – vận chuyển: ................................. 67
3.2.3. Giải pháp quy hoạch hệ thống trạm trung chuyển CTRSH................ 69
3.2.4. Lựa chọn giải pháp phân loại chất thải rắn sinh hoạt và công nghệ xử
lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp .................................................................. 74
3.2.5. Giải pháp công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt hữu cơ phân tán
quy mô cấp huyện ............................................................................................ 76
3.2.6. Giải pháp về quản lý nhà nước ............................................................ 77
3.2.7. Các giải pháp khác ............................................................................... 78
3.3. ÁP DỤNG THỬ NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC ......... 79
3.3.1. Hiệu quả kinh tế: ................................................................................... 80

3.3.2. Hiệu quả môi trường: ........................................................................... 85
3.3.3. Về công nghệ: ........................................................................................ 85
3.3.4. Hiệu quả về xã hội: ............................................................................... 86
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 90
PHỤ LỤC.................................................................................................... 93
v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Diễn giải

BVMT

Bảo vệ môi trƣờng

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

CP

Cổ phần

CTĐT

Công trình đô thị


CTR

Chất thải rắn

CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt

KH – TH

Kế hoạch – tổng hợp

NSNN

Ngân sách nhà nƣớc

QLTHCT

Quản lý tổng hợp chất thải

TC – KT

Tài chính – kế toán

Tp.

Thành phố

UBND


Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG

TT

Nội dung

Trang

Bảng 1.1

Lƣợng CTRSH thu gom trên địa bàn huyện

19

Bảng 1.2

Hiện trạng nhà máy chế biến phân compost ở Việt Nam

32

Bảng 1.3

Hiện trạng một số nhà máy xử lý chất thải rắn sinh

34


hoạt bằng công nghệ đốt ở Việt Nam
Bảng 2.1

Hiện trạng diện tích, dân số, mật độ dân số huyện

41

Thanh Oai
Bảng 3.1

Thành phần CTRSH phát sinh tại huyện Thanh Oai

53

Bảng 3.2

Tỷ trọng trung bình CTRSH tại huyện Thanh Oai

55

Bảng 3.3

Độ ẩm CTRSH tại huyện Thanh Oai

56

Bảng 3.4

Phƣơng án bố trí trạm tập kết CTRSH huyện Thanh


69

Oai
Bảng 3.5

Kinh phí thanh toán khi chƣa đầu tƣ Trạm

81

Bảng 3.6

Kinh phí thanh toán sau khi đầu tƣ Trạm – đơn giá tổng

81

hợp
Bảng 3.7

Kinh phí thanh toán sau khi đầu tƣ Trạm – đơn giá từng

83

công đoạn
Bảng 3.8

Tổng hợp kinh phí thanh toán

vii


84


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
TT

Nội dung

Trang

Hình 1.1

Quản lý tổng hợp chất thải rắn

10

Hình 1.2

Phƣơng tiện thu gom khu vực nông thôn Thành

15

phố Hà Nội
Hình 1.3

Điểm tập kết CTRSH tự phát tại ngoại thành Tp.Hà

17

Nội

Hình 1.4

Điểm tập kết CTRSH đƣợc quy hoạch nhƣng

18

không hiệu quả
Hình 1.5

Các bãi chất thải rắn sinh hoạt chôn lấp không hợp

21

vệ sinh
Hình 1.6

CTRSH bị đốt tự phát

22

Hình 2.1

Bản đồ vị trí địa lý huyện Thanh Oai

37

Hình 2.2

Các bƣớc lấy mẫu CTRSH


47

Hình 3.1

Thu gom CTRSH bằng xe cải tiến tại huyện Thanh

58

Oai
Hình 3.2

Hiện trạng bãi tập kết Cao Dƣơng – Thanh Oai

61

Hình 3.3

Sơ đồ hiện trạng quản lý CTRH tại huyện Thanh

64

Oai
Hình 3.4

Sơ đồ quản lý CTRSH mới tại huyện Thanh Oai

65

Hình 3.5


Xe thu gom CTRSH nhà dân

73

Hình 3.6

Sơ đồ công nghệ Trạm trung chuyển tập trung của

77

huyện
Hình 3.7

Mô hình thu gom – vận chuyển – xử lý CTRSH áp
dụng Trạm trung chuyển – phân loại – xử lý
CTRSH

viii

80


MỞ ĐẦU

 Sự cần thiết:
Nằm chếch về phía Tây Bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ
sông Hồng, Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến
106°02' kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía
Bắc; Hà Nam, Hòa Bình phía Nam; Bắc Giang, Bắc Ninh và Hƣng Yên phía
Đông; Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây. Sau đợt mở rộng địa giới hành

chính vào tháng 8 năm 2008, thành phố có diện tích 3.328,9 km2 với tổng dân
số khoảng 7,59 triệu ngƣời [16].
Hà Nội với vai trò là thủ đô, trong những năm qua đã không ngừng nỗ
lực để phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên, cùng với sự phát triển đó là tốc độ
đô thị hóa ngày càng nhanh và nóng, đặc biệt ở các khu vực ngoại thành
Thành phố, sau khi Thủ tƣớng phê duyệt chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về
xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 vào năm 2010. Tuy nhiên,
cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội, thì tình trạng ô nhiễm môi trƣờng
trên địa bàn thành phố đang có xu hƣớng gia tăng và ngày càng trở nên
nghiêm trọng, nhất là đối với chất thải rắn, nƣớc thải và không khí. Điều này
đang gây bức xúc, ảnh hƣởng xấu tới đời sống sinh hoạt của nhân dân tại
nhiều khu vực...
Chỉ tính riêng khu vực ngoại thành Hà Nội, hiện nay mỗi ngày phát
sinh từ 2.500 tấn đến 3.000 tấn chất thải rắn sinh hoạt [15]. Tuy nhiên, năng
lực thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở khu vực nông thôn
rất hạn chế, chỉ đạt khoảng 50% nhu cầu [18]. Ở hầu hết các huyện khu vực
nông thôn, công tác thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt mới thực hiện ở
các thị trấn và một số xã lân cận, còn những xã nằm xa trung tâm huyện vẫn

1


chƣa đƣợc thu gom, xử lý, dẫn đến tình trạng chất thải rắn sinh hoạt tồn đọng
nhiều gây ô nhiễm môi trƣờng và làm mất mỹ quan.
Trong số 17 huyện ngoại thành của Thành phố Hà Nội, thì Huyện
Thanh Oai nằm ở cửa ngõ Tây Nam Thành phố Hà Nội, có quốc lộ Quốc lộ
21B là huyết mạch giao thông của huyện, từ Hà Đông đi chùa Hƣơng và
sang Hà Nam, qua thị trấn Kim Bài. Quốc lộ 6 qua rìa phía Tây Bắc
huyện, dự án đƣờng trục phía nam Hà Nội đi xuyên qua huyện, ngoài ra còn
có tỉnh lộ 71. Phía Đông Bắc có tuyến đƣờng sắt vành đai phía Tây Hà Nội

chạy qua, để tới ga Văn Điển. Do thuận lợi về giao thông và đƣợc sự quan
tâm của các cấp chính quyền Thành phố, Thanh Oai trong những năm gần đây
đã có sự chuyển biến tích cực về kinh tế - xã hội, phát triển sản xuất theo
hƣớng phát triển hàng hóa gắn với liên kết, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, đảm
bảo tiêu thụ sản phẩm bền vững, xây dựng và nhân rộng một số mô hình hiệu
quả, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho ngƣời dân nông thôn. Cùng với
sự phát triển đó, là sự gia tăng về khối lƣợng chất thải rắn sinh hoạt phải thu
gom – xử lý, trong khi tại huyện Thanh Oai chƣa có cơ sở xử lý tập trung,
tình trạng chất thải rắn sinh hoạt bị tồn đọng, các điểm tập kết và điểm chôn
lấp tự phát hình thành ở nhiều nơi, gây mất mỹ quan, cũng nhƣ làm suy giảm
chất lƣợng môi trƣờng sống. Do vậy, trên địa bàn huyện Thanh Oai, công tác
quản lý môi trƣờng nói chung và quản lý chất thải rắn sinh hoạt nói riêng, đang
là một trong những thách thức, đƣợc ƣu tiên giải quyết hàng đầu của chính
quyền địa phƣơng.
Từ những vấn đề đã trình bày trên cho thấy công tác quản lý chất thải
rắn sinh hoạt khu vực nông thôn đang tồn tại rất nhiều bất cập, trong đó huyện
Thanh Oai cũng không ngoại lệ. Bởi vậy, vấn đề “nghiên cứu, đề xuất giải
pháp quản lý tổng hợp chất thải rắn sinh hoạt tại địa bàn huyện Thanh Oai –
Thành phố Hà Nội” là hết sức cần thiết để đƣa ra mô hình quản lý phù hợp

2


với đặc điểm của địa bàn nghiên cứu, nâng cao tỷ lệ thu gom – xử lý chất thải
rắn sinh hoạt, nhƣng lại không làm phát sinh tăng ngân sách nhà nƣớc, đồng
thời là mô hình có thể tham khảo nhân rộng cho các huyện ngoại thành khác
của Thành phố Hà Nội hoặc cho các địa phƣơng khác trong cả nƣớc.
 Mục tiêu của đề tài:
 Mục tiêu chung: Góp phần tăng hiệu quản quản lý CTRSH tại khu
vực ngoại thành của Thành phố Hà Nội và xây dựng mô hình thu gom

– vận chuyển – xử lý CTRSH phù hợp với địa phƣơng, có tính khả thi,
có khả năng nhân rộng mô hình cho địa phƣơng khác trên toàn quốc.
 Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá đƣợc tồn tại trong công tác quản lý CTRSH trên địa bàn
huyện Thanh Oai bao gồm các hoạt động thu gom – vận chuyển – xử lý
chất thải rắn sinh hoạt;
- Đề xuất đƣợc các giải pháp để hệ thống quản lý tổng hợp CTRSH trên địa
bàn huyện Thanh Oai có tính khả thi, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã
hội của địa phƣơng.
 Đối tƣợng nghiên cứu: CTRSH phát sinh trên địa bàn huyện Thanh Oai –
Thành phố Hà Nội.
 Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi nội dung: Tìm hiểu, đánh giá các bất cập trong hoạt động liên
quan đến công tác quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
- Phạm vi không gian: Từ các khu vực phát sinh CTRSH cần đƣợc thu gom
– vận chuyển – xử lý trên địa bàn huyện Thanh Oai – Thành phố Hà Nội.
- Phạm vi thời gian: Số liệu sử dụng phân tích, nghiên cứu đƣợc thu thập
chủ yếu trong ba năm gần đây: 2013, 2014 và 2015.

3


CHƢƠNG I. TỔNG QUAN
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý tổng hợp chất thải rắn sinh hoạt
1.1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ
1. “Chất thải rắn” là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) đƣợc
thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác.
(Thông tư 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015)
2. “Chất thải thông thường” là chất thải không thuộc danh mục chất thải nguy
hại hoặc thuộc danh mục chất thải nguy hại nhƣng có yếu tố nguy hại dƣới

ngƣỡng chất thải nguy hại. (Thông tư 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015)
3. “Chất thải rắn thông thường’’ là chất thải ở thể rắn không nguy hại đƣợc
thải ra từ quá trình sản xuất công nghiệp, làng nghề, kinh doanh, dịch vụ, sinh
hoạt hoặc các hoạt động khác. (Quyết định số 16/2013/QĐ-UBND ngày
03/06/2013)
4. “Chất thải rắn sinh hoạt” (còn gọi là chất thải rắn sinh hoạt sinh hoạt) là
chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thƣờng ngày của con ngƣời. (Thông tư
38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015)
5. “Chất thải rắn công nghiệp” là chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ. (Thông tư 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015)
6. “Chất thải rắn sinh hoạt nông thôn” là chất thải rắn phát thải trong sinh
hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng tại khu vực nông thôn. (Quyết định
số 16/2013/QĐ-UBND ngày 03/06/2013)
7. “Chất thải rắn sinh hoạt đô thị” là chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá
nhân, hộ gia đình, nơi công cộng tại khu vực đô thị. (Quyết định số
16/2013/QĐ-UBND ngày 03/06/2013)

4


8. “Chất thải rắn sinh hoạt hữu cơ” là các chất thải rắn phát thải trong sinh
hoạt, có nguồn gốc từ thực phẩm rau, quả, củ, lá cây, thức ăn thừa. (Quyết
định số 16/2013/QĐ-UBND ngày 03/06/2013)
9. “Chất thải rắn sinh hoạt vô cơ” là các chất thải rắn phát sinh trong sinh
hoạt, gồm kim loại, thủy tinh, chai, lọ bằng thủy tinh, nhựa, bao nilon. (Quyết
định số 16/2013/QĐ-UBND ngày 03/06/2013)
10. “Chất thải rắn xây dựng” là chất thải rắn phát thải trong quá trình cải tạo,
xây dựng, phá dỡ công trình, các phế liệu trong xây dựng và các loại phế thải
gián tiếp phát sinh trong quá trình thi công, xây dựng. (Quyết định số
16/2013/QĐ-UBND ngày 03/06/2013)

11. “Hoạt động quản lý chất thải rắn thông thường” bao gồm các hoạt động
quy hoạch quản lý, đầu tƣ xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn thông thƣờng,
các hoạt động phân loại, thu gom, lƣu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và
xử lý chất thải rắn thông thƣờng nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động
có hại đối với môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời. (Quyết định số
16/2013/QĐ-UBND ngày 03/06/2013)
12. “Đơn vị vệ sinh môi trường” là các tổ chức đủ điều kiện và đƣợc phép
thực hiện hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải theo quy định của
pháp luật. (Quyết định số 16/2013/QĐ-UBND ngày 03/06/2013)
13. “Điểm tập kết chất thải rắn tập trung của xã” là khu đất đƣợc chọn làm
nơi tạm thời tập kết chất thải rắn từ các hộ gia đình để chuyển đi chôn lấp, xử
lý tại điểm xử lý chất thải rắn thải tập trung. (Quyết định số 16/2013/QĐUBND ngày 03/06/2013)
14. “Điểm xử lý chất thải rắn tập trung của huyện” là khu đất đƣợc chọn xây
dựng điểm xử lý chất thải rắn tập trung của huyện với quy mô chôn lấp chất

5


thải rắn cho 02 xã trở lên, phù hợp với quy hoạch của Huyện và Thành phố.
(Quyết định số 16/2013/QĐ-UBND ngày 03/06/2013)
15. “Điểm chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh” là điểm xử lý chất thải rắn tập
trung của huyện có sử dụng hình thức chôn lấp chất thải rắn và áp dụng các
biện pháp đảm bảo không gây ô nhiễm môi trƣờng xung quanh. (Quyết định
số 16/2013/QĐ-UBND ngày 03/06/2013)
16. “Khu xử lý chất thải rắn tập trung” bao gồm: (Quyết định số
16/2013/QĐ-UBND ngày 03/06/2013)
a) Khu liên hợp xử lý chất thải rắn: là tổ hợp của một hoặc nhiều hạng mục
công trình xử lý, tái chế, tái sử dụng chất thải rắn và bãi chôn lấp chất thải rắn.
b) Nhà máy xử lý chất thải rắn: là cơ sở xử lý chất thải rắn bao gồm đất đai,
nhà xƣởng, dây chuyền công nghệ, trang thiết bị và các hạng mục công trình

phụ trợ đƣợc sử dụng cho hoạt động xử lý chất thải rắn.
17. “Nông thôn” là những vùng dân cƣ sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp
và những nghề khác có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới sản xuất nông
nghiệp. [10]
18. “Phân loại chất thải” là hoạt động phân tách chất thải (đã đƣợc phân
định) trên thực tế nhằm chia thành các loại hoặc nhóm chất thải để có các quy
trình quản lý khác nhau. (Thông tư 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015)
19. “Vận chuyển chất thải” là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh
đến nơi xử lý, có thể kèm theo hoạt động thu gom, lƣu giữ (hay tập kết) tạm
thời, trung chuyển chất thải và sơ chế chất thải tại điểm tập kết hoặc trạm
trung chuyển. (Thông tư 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015)
20.”Sơ chế chất thải” là việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật cơ - lý đơn
thuần nhằm thay đổi tính chất vật lý nhƣ kích thƣớc, độ ẩm, nhiệt độ để tạo
điều kiện thuận lợi cho việc phân loại, lƣu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái

6


chế, đồng xử lý, xử lý nhằm phối trộn hoặc tách riêng các thành phần của chất
thải cho phù hợp với các quy trình quản lý khác nhau. (Thông tư 38/2015/NĐCP ngày 24/04/2015)
21. “Xử lý chất thải” là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật
(khác với sơ chế) để làm giảm, loại bỏ, cô lập, cách ly, thiêu đốt, tiêu hủy,
chôn lấp chất thải và các yếu tố có hại trong chất thải. (Thông tư 38/2015/NĐCP ngày 24/04/2015)
1.1.2. Quản lý môi trƣờng
1.1.2.1. Khái niệm
Quản lý môi trƣờng là một hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã hội, có
tác động điều chỉnh các hoạt động của con ngƣời dựa trên sự tiếp cận có hệ
thống và các kỹ năng điều phối thông tin, đối với các vấn đề môi trƣờng có
liên quan đến con ngƣời; xuất phát từ quan điểm định lƣợng, hƣớng tới phát
triển bền vững và sự dụng hợp lý tài nguyên.

1.1.2.2. Các nguyên tắc quản lý môi trường
- Hƣớng tới sự phát triển bền vững;
- Kết hợp các mục tiêu quốc tế-quốc gia-vùng lãnh thổ và cộng dân cƣ
trong việc quản lý môi trƣờng;
- Quản lý môi trƣờng xuất phát từ quan điểm tiếp cận hệ thống và cần
đƣợc thực hiện bằng nhiều biện pháp và công cụ tổng hợp đa dạng và thích hợp;
- Phòng ngừa tai biến, suy thoái môi trƣờng cần đƣợc ƣu tiên hơn việc
phải xử lý hồi môi trƣờng nếu để xảy ra ô nhiễm;
- Ngƣời gây nhiễm phải tiền (PPP-Polluter pays principle).
1.1.2.2. Tổ chức công tác quản lý môi trường
Tổ chức công tác quản lý môi trƣờng là nhiệm vụ quan trọng nhất của
công tác bảo vệ môi trƣờng.

7


- Bộ phận nghiên cứu đề xuất kế hoạch, chính sách, các quy định luật
pháp dùng cho công tác bảo vệ môi trƣờng.
- Bộ phận nghiên cứu đề xuất kế hoạch,chính sách,các quy định luật
pháp dùng cho công tác bảo vệ môi trƣờng.
- Bộ phận quan trắc, giám sát, đánh giá định kỳ chất lƣợng môi trƣờng.
- Bộ phận thực hiện các công tác kỹ thuật, đào tạo các cán bộ môi trƣờng.
- Các bộ phận nghiên cứu, giám sát kỹ thuật và đào tạo cho các địa
phƣơng ở cấp các ngành.
1.1.2.3. Các công cụ quản lý môi trường
Công cụ quản lý môi trƣờng: là tổng hợp các biện pháp hoạt động về
luật pháp, chính sách, kinh tế, kỹ thuật và xã hội nhằm bảo vệ môi trƣờng và
phát triển bền vững kinh tế - xã hội.
Công cụ quản lý môi trƣờng là vũ khí hoạt động của Nhà nƣớc trong
việc thực hiện công tác quản lý môi trƣờng quốc gia và rất đa dạng, không có

một công cụ nào có giá trị tuyệt đối trong việc quản lý môi trƣờng. Mỗi công
cụ có chức năng và phạm vi tác động nhất định, chúng tạo ra một tập hợp các
biện pháp hỗ trợ nhau. Việc nghiên cứu và hoàn thiện các công cụ quản lý là
điều bắt buộc phải làm thƣờng xuyên ở các cơ quan quản lý Nhà nƣớc về môi
trƣờng và là công tác trọng tâm của ngành môi trƣờng.
Công cụ quản lý môi trƣờng đƣợc phân loại nhƣ sau:
 Phân loại theo chức năng
+ Công cụ điều chỉnh vĩ mô: là luật pháp,chính sách.
+ Công cụ hành động: là các công cụ hành chính (xử phạt vi phạm môi
trƣờng trong kinh tế, sinh hoạt), công cụ kinh tế, có tác động trực tiếp tới lợi
ích kinh tế - xã hội của cơ sở sản xuất kinh doanh.
+ Công cụ phụ trợ: Là các công cụ không có tác động điều chỉnh hoặc
không tác động trực tiếp tới hoạt động. Các công cụ này dùng để quan sát,

8


giám sát các hoạt động gây ô nhiễm, giáo dục con ngƣời trong xã hội. Công
cụ phụ trợ có thể là các công cụ kỹ thuật nhƣ: GIS, mô hình hóa,…
 Phân loại theo bản chất công cụ
+ Công cụ luật pháp – chính sách: Bao gồm các quy định luật pháp và
chính sách về môi trƣờng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên nhƣ các bộ luật về
môi trƣờng, luật nƣớc,…
+ Công cụ kinh tế: Đánh vào thu nhập bằng tiền của hoạt động sản xuất
kinh doanh. Các công cụ kinh tế chỉ đƣợc áp dụng có hiệu quả trong nền kinh
tế thị trƣờng và nhanh chóng hoàn thiện theo thời gian, đồng thời rất đa dụng
nhƣ: Thuế môi trƣờng; nhãn sinh thái; phí môi trƣờng; quota môi trƣờng,…
+ Các công cụ kỹ thuật quản lý: Có tác động trực tiếp vào các hoạt
động tạo ra ô nhiễm hoặc quản lý chất ô nhiễm trong quá trình hình thành và
vận hành hoạt động sản xuất. Các công cụ kỹ thuật quản lý gồm các đánh giá

môi trƣờng, monitoning môi trƣờng, kiểm toán môi trƣờng, quy hoạch môi
trƣờng, công nghệ xử lý các chất thải, tái chế và sử dụng…Các công cụ này
có tác động mạnh tới việc hình thành và hành vi phân bố chất ô nhiễm trong
môi trƣờng,có thể đƣợc thực hiện thành công trong bất kỳ một nền kinh tế
phát triển nào.
+ Các công cụ phụ trợ: Không có tác động trực tiếp vào quá trình sản xuất
sinh ra chất ô nhiễm hoặc điều chỉnh vĩ mô quá trình sản xuất này, có thể bao
gồm:GIS, mô hình hóa môi trƣờng, giáo dục và truyền thông về môi trƣờng, ....
1.1.3. Quản lý tổng hợp chất thải
1.1.3.1. Khái niệm
Quản lý tổng hợp chất thải (QLTHCT), đôi khi còn đƣợc gọi là quản lý
tổng hợp chất thải bền vững (Vande Klundert), là cách tiếp cận mới trong
quản lý chất thải, nó đƣa ra những cách thức quản lý khác nhau giúp giảm bớt
đồng thời sức ép về thu gom và chôn lấp chất thải. Cách tiếp cận này làm tăng

9


tính bền vững cả về môi trƣờng, cả về kinh tế và xã hội của hệ thống quản lý
chất thải nói chung.

Hình 1.1: Quản lý tổng hợp chất thải rắn [19]
Thuật ngữ “tổng hợp” có nghĩa là nối kết hay phối hợp với nhau. Quản
lý tổng hợp chất thải bao gồm ít nhất ba loại phối kết hợp sau:
1. Phối kết hợp các chiến lƣợc quản lý chất thải;
2. Phối kết hợp các khía cạnh xã hội, kinh tế, luật pháp, chính trị, thể
chế, môi trƣờng và công nghệ trong quản lý chất thải thải.
3. Phối kết hợp ý kiến, ƣu tiên và năng lực cung cấp dịch vụ của các
nhóm liên quan.


10


1.1.4. Thu gom “sơ cấp” và “thứ cấp” chất thải rắn sinh hoạt
Công tác thu gom chất thải rắn sinh hoạt thƣờng chia ra thành công
đoạn “sơ cấp” và “thứ cấp”. Sự phân biệt này có hàm ý là ở nhiều khu vực,
việc thu gom phải đƣợc thực hiện theo một quá trình hai giai đoạn: giai đoạn
thứ nhất là thu gom chất thải từ nguồn phát sinh về điểm tập kết trung gian và
giai đoạn thứ hai là thu gom CTRSH từ điểm tập kết trung gian về trạm trung
chuyển hay khu xử lý và bãi chôn lấp.
Thu gom “sơ cấp” (thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn phát sinh)
là quá trình thu nhặt chất thải rắn sinh hoạt ngay trong các hộ gia đình, cơ
quan, trƣờng học, … Việc phân loại tại nguồn và thu gom sơ cấp ảnh hƣởng
trực tiếp đối với mỹ quan, cũng nhƣ hiệu quả của các công đoạn vận chuyển
và xử lý, sử dụng hay tái chế sau đó.
Phân loại tại nguồn phát sinh đƣợc hiểu là các loại chất thải cùng loại,
cùng giá trị sử dụng, tái chế, hay xử lý, …đƣợc phân chia và chứa riêng biệt.
Thƣờng thì các hệ thống phân loại, thu gom sơ cấp bao gồm những thùng thu
chứa, xe chở chất thải rắn sinh hoạt loại nhỏ, xe hai bánh kéo bằng tay thu gom
CTRSH và chở đến các bãi chứa chung hay những điểm chuyển tiếp.
Thu gom thứ cấp là công tác thu gom chất thải rắn sinh hoạt từ điểm
thu gom trung gian và vận chuyển chúng theo từng phần hoặc cả tuyến thu
gom đến một trạm trung chuyển, một cơ sở xử lý hay hay bãi chôn lấp bằng
các loại phƣơng tiện chuyên dụng có động cơ.
1.1.5. Trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt
Trạm trung chuyển chất thải rắn đƣợc sử dụng để tối ƣu hóa năng suất
lao động của đội thu gom và đội xe. Chúng đƣợc dùng để củng cố thêm lƣợng
chất thải rắn sinh hoạt thu gom đƣợc từ các xe khác nhau, và chúng thƣờng
đƣợc bố trí sao cho thời gian đi và khoảng cách mà các xe thu gom phải chạy


11


bên ngoài vòng thu gom bình thƣờng của chúng là nhỏ nhất. Các trạm chuyển
tiếp còn có thể đƣợc dùng để thực hiện một chức năng quan trọng là giảm
lƣợng chất thải rắn sinh hoạt đƣa đến đổ tại bãi chôn lấp chung của thành phố.
Trạm trung chuyển có thể đƣợc đặt gần khu vực thu gom, nơi mà các
xe thu gom có thể đổ chất thải rắn sinh hoạt của chúng xuống, sau đó chất thải
rắn sinh hoạt lại đƣợc chất lại lên những xe tải lớn hơn để chuyển một cách
kinh tế đến khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở xa hơn.
1.1.6. Công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Các công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung đang đƣợc áp
dụng phổ biến là:
 Công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh
Bãi chôn lấp CTR là một diện tích hoặc một khu đất đƣợc quy hoạch,
lựa chọn, thiết kế, xây dựng để thải bỏ CTR. Bãi chôn lấp hợp vệ sinh là BCL
CTR đƣợc thiết kế và vận hành sao cho các tác động đến sức khỏe cộng đồng
và môi trƣờng đƣợc giảm đến mức thấp nhất.
Công nghệ CLHVS đối với chất thải rắn sinh hoạt thải sinh hoạt đƣợc
áp dụng phổ biến ở Việt Nam, chiếm hơn 80% tổng lƣợng chất thải rắn sinh
hoạt thải đƣợc thu gom.[18]
Tuy nhiên, công nghệ CLHVS có một số nhƣợc điểm nhƣ sau:
- Đòi hỏi diện tích lớn, với quy mô 10.000dân thì lƣợng CTRSH mỗi
năm có thể lấp đầy diện tích 1ha với chiều sâu 3m. [11]
- Các bãi CLHVS phát sinh ra cấc khí CH4, H2S, độc hai có khăng gây
cháy nổ hay gây ngạt.
- Nếu không đƣợc xây dựng và quản lý tốt có thể gây ra ô nhiễm nƣớc
ngầm và ô nhiễm không khí.
 Công nghệ sản xuất phân hữu cơ (compost) từ CTRSH
Công nghệ sản xuất phân hữu cơ (compost) từ CTRSH gồm phân hủy


12


kỵ khí và hiếu khí. Bản chất chung của hai quá trình trên là sử dụng vi sinh
vật để ổn định các thành phần hữu cơ có trong CTRSH trƣớc khi sử dụng
hoặc xử lý tiếp.
- Quá trình phân hủy hiếu khí: là quá trình phân hủy sinh học hiếu khí
và ổn định các chất hữu cơ trong CTRSH (trừ nhựa, cao su, da) nhờ hoạt động
của vi sinh vật. Sản phẩm của quá trình phân hủy sinh học này gồm CO2,
nƣớc, nhiệt, chất mùn ổn định, không mang mầm bệnh và đƣợc sử dụng làm
phân bón cho cây trồng.
- Quá trình phân hủy kỵ khí: là quá trình phân hủy chất hữu cơ trong
môi trƣờng không có oxy ở điều kiện nhiệt độ từ 30÷65oC. Sản phẩm của quá
trình phân hủy kỵ khí là khí sinh học (CO2 và CH4). Khí CH4 có thể thu gom
và sử dụng nhƣ một nguồn nhiên liệu sinh học và bùn đã đƣợc ổn định về mặt
sinh học, có thể sử dụng nhƣ nguồn bổ sung sinh dƣỡng cho cây trồng.
Việc sản xuất phân compost từ nguồn chất thải rắn sinh hoạt hỗn tạp
(chƣa qua phân loại) nhƣ hiện nay rất khó để đảm bảo các yêu cầu chất lƣợng
quy định tại Thông tƣ số 41/2014/TT-BNNPTNT áp dụng đối với phân hữu
cơ, cũng nhƣ việc sử dụng phân compost có thể vƣợt tiêu chuẩn chất lƣợng
đất theo QCVN03:2008/BTNMT.[9]
 Công nghệ đốt
Công nghệ đốt chất thải rắn sinh hoạt là phƣơng pháp xử lý chất thải
rắn sinh hoạt bằng nhiệt thông qua hệ thống lò đốt, các nguyên tố có trong
chất thải rắn sinh hoạt nhƣ carbon, hydro... đƣợc oxy hoá hoàn toàn và sinh
nhiệt. Lò đốt chất thải rắn sinh hoạt đƣợc thiết kế phải đảm bảo theo
QCVN61-MT:2016/BTNMT – quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất
thải rắn sinh hoạt.
Công nghệ đốt là công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt triệt để nhất,

chất thải rắn sinh hoạt thải sinh hoạt sau khi đốt chỉ còn khoảng 10 - 15%

13


khối lƣợng ban đầu, do vậy tiết kiệm tối đa diện tích đất, điều này đặc biệt
quan trọng đối với đô thị, nơi dân cƣ đông đúc và có quỹ đất hạn hẹp. Quá
trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt nhanh và đƣợc kiểm soát toàn bộ (có kiểm
soát khí, tro, nƣớc thải) do vậy hạn chế đƣợc khả năng gây ô nhiễm thứ cấp.
1.2. Tổng quan công tác quản lý CTRSH khu vực nông thôn Tp. Hà Nội
1.2.1. Hiện trạng thu gom CTRSH khu vực nông thôn Tp.Hà Nội
Theo thống kê đến năm 2013, khu vực ngoại thành Hà Nội có 361/401
xã, thị trấn thành lập đƣợc tổ thu gom chất thải rắn sinh hoạt [18]. Trong đó
khối lƣợng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn 148 xã, thị trấn đã đƣợc các đơn
vị thực hiện công tác duy trì vệ sinh môi trƣờng trên địa bàn vận chuyển về khu
xử lý tập trung của Thành phố [18]. Công tác thu gom chất thải rắn sinh hoạt
trên địa bàn các huyện ngoại thành chủ yếu do lực lƣợng vệ sinh viên các
thôn, xóm đứng ra thực hiện với tần suất 2 – 3 lần/tuần và đƣợc vận chuyển ra
các điểm tập kết của các thôn, xóm, điểm tập kết của xã.
Thời gian thu gom chất thải rắn sinh hoạt chủ yếu đƣợc thu gom vào
thời gian nghỉ của các đơn vị thực hiện công tác duy trì vệ sinh môi trƣờng
trên địa bàn (thực hiện thu gom từ 11h – 14h và từ 17h00- 19h00 ) gây khó
khăn trong công tác vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt từ các điểm tập kết của
xã về Trạm trung chuyển (bãi chôn lấp) tập trung của huyện và vận chuyển đến
khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung của Thành phố.
Phƣơng tiện để thực hiện thu gom chất thải rắn sinh hoạt thải sinh hoạt
từ các thôn xóm, cụm dân cƣ mang ra điểm tập kết đa dạng về hình thức và
hầu hết phƣơng tiện thu gom không theo quy chuẩn bao gồm:
- Xe ngựa;
- Xe cải tiến;

- Xe công nông;

14


- Xe thùng tự chế.

Thu gom CTRSH bằng xe ngựa

Thu gom CTRSH bằng xe cải tiến

Thu gom CTRSH bằng xe tự chế

Thu gom CTRSH bằng công nông

Hình 1.2: Phƣơng tiện thu gom khu vực nông thôn Thành phố Hà Nội
UBND Thành phố Hà Nội, không bố trí nguồn kinh phí cho công tác
thu gom CTRSH, mà kêu gọi các đơn vị duy trì vệ sinh môi trƣờng sử dụng
nguồn thu phí vệ sinh môi trƣờng để đối trừ. Tuy nhiên, phí vệ sinh môi
trƣờng mới chỉ thực hiện đƣợc ở các quận nội thành và các huyện cũ của
Thành phố nhƣ Gia Lâm, Thanh Trì, Đông Anh, Từ Liêm, Sóc Sơn). Còn lại
các huyện mới (sau khi điều chỉnh địa giới hành chính năm 2008) thì vẫn
chƣa triển khai đƣợc công tác thu phí vệ sinh môi trƣờng, trong khi đó UBND
cấp huyện cũng không bố trí đƣợc nguồn kinh phí chi trả cho hoạt động thu
gom vệ sinh môi trƣờng, mà hàng năm chỉ bố trí một phần chi phí nhỏ để hỗ
trợ công cụ, dụng cụ, bảo hộ lao động và tiền thƣởng tết cho các vệ sinh viên.

15



×