Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

FDI Nhật Bản vào Việt Nam trong bối cảnh hội nhập AEC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.42 MB, 108 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-----------------------

HOÀNG THỊ XUÂN

FDI NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH
HỘI NHẬP AEC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

Hà Nội - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

HOÀNG THỊ XUÂN

FDI NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH
HỘI NHẬP AEC
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 60 31 01 06

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN CẨM NHUNG


Hà Nội – 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân, được
thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Cẩm Nhung. Nội dung luận
văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các bài nghiên
cứu, tạp chí và trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn. Tác giả xin
chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Tác giả luận văn

Hoàng Thị Xuân


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn TS. Nguyễn Cẩm
Nhung cùng toàn thể các thầy cô giáo khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, trường
Đại học Kinh tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội.
Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn Bộ phận sau đại học, Phòng đào tạo, các
anh/chị chuyên viên văn phòng Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế đã tạo điều kiện
thuận lợi giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Cuối cùng, tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp đã tận tình hỗ trợ, giúp đỡ để tác giả có thể hoàn thành luận văn này.

Tác giả luận văn

Hoàng Thị Xuân



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT.................................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ .................................................................................. iv
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ....................................................................................v
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................2
3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................3

4

Kết cấu của luận văn ............................................................................................3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ
NGUỒN VỐN FDI VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ FDI NHẬT BẢN VÀO MỘT SỐ
QUỐC GIA TRONG AEC ..........................................................................................4
1.1

Tổng quan tình hình nghiên cứu .......................................................................4

1.1.1

Các nghiên cứu về cộng đồng kinh tế ASEAN ..........................................5

1.1.2

Các nghiên cứu về tác động của cộng đồng kinh tế ASEAN đến FDI vào


Việt Nam ..................................................................................................................6
1.1.3
1.2

Các nghiên cứu về FDI Nhật Bản vào Việt Nam .......................................8

Cơ sở lý luận về nguồn vốn FDI .......................................................................9

1.2.1

Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ............................................9

1.2.2

Đặc điểm của nguồn vốn FDI .................................................................. 11

1.2.3

Các hình thức đầu tư FDI hiện nay ..........................................................12

1.2.4

Lợi ích và tác động của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI ......16

1.2.5

Các nhân tố ảnh hưởng tới thu hút vốn FDI ............................................20

1.3


Cơ sở thực tiễn về FDI Nhật Bản vào một số quốc gia trong AEC ................27

1.3.1

FDI Nhật Bản vào Thái Lan, Phillipines và Indonesia ............................28


1.3.2

FDI Nhật Bản vào nhóm nước Campuchia, Lào, Myanmar ....................32

1.3.3

Đánh giá FDI Nhật Bản vào một số quốc gia trong AEC ........................38

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................44
2.1

Quy trình nghiên cứu ......................................................................................44

2.2

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................46

2.2.1

Phương pháp thu thập số liệu ...................................................................46

2.2.2


Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ...................................................47

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG FDI NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM TRONG BỐI
CẢNH HỘI NHẬP AEC...........................................................................................49
3.1

Khung khổ hợp tác đầu tư trong AEC ............................................................49

3.1.1

Hiệp định Đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA) ..........................................49

3.1.2

Những điểm mới cơ bản theo qui định của ACIA so với qui định của AIA

và IGA 51
3.1.3

Cam kết tự do hóa đầu tư và việc điều chỉnh luật cho phù hợp với cam

kết của Việt Nam nhằm tạo thuận lợi thu hút FDI .................................................56
3.2

FDI Nhật Bản vào Việt Nam giai đoạn 2003 đến nay ....................................61

3.2.1

Quy mô của FDI Nhật Bản vào Việt Nam ...............................................61


3.2.2

Cơ cấu của FDI Nhật Bản vào Việt Nam .................................................65

3.3

Thuận lợi và khó khăn tác động đến việc thu hút FDI Nhật Bản vào Việt Nam

trong bối cảnh hội nhập AEC ....................................................................................68
3.3.1

Thuận lợi ..................................................................................................68

3.3.2

Khó khăn ..................................................................................................73

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẲM TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI
NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP AEC.................81
4.1

Giải pháp cải thiện môi trường pháp luật và thủ tục hành chính ....................81

4.2

Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực .............................................82

4.3


Giải pháp về cơ sở hạ tầng ..............................................................................83

4.3.1

Nâng cao chất lượng hệ thống điện lực ...................................................83


4.3.2

Nâng cấp cơ sở hạ tầng và hệ thống giao thông ......................................84

4.3.3

Nâng cấp hệ thống logistics .....................................................................85

4.4

Giải pháp phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ ........................................87

PHẦN KẾT LUẬN ...................................................................................................91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................93


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
STT
1.
2.
3.

4.


5.
6.
7.

Từ viết tắt
ACIA
AEC
AIA

AJCEP

ASEAN
BKPM
CLMV

Nguyên bản tiếng Anh

Nguyên nghĩa tiếng Việt

ASEAN Comprehensive

Hiệp định đầu tư toàn diện

Investment Agreement

ASEAN

Asean Economic


Cộng đồng kinh tế ASEAN

Community
ASEAN Investment Area

Khu vực đầu tư ASEAN

ASEAN - Japan

Hiệp định Đối tác Kinh tế

Comprehensive Economic

Toàn diện ASEAN – Nhật

Partnership Agreement

Bản

Association of Southeast

Hiệp hội các quốc gia Đông

Asian Nations

Nam Á

Badan Koordinasi

Ủy ban Điều phối Đầu tư


Penanaman Modal

Indonesia

Cambodia, Laos, Myanmar,

Campuchia, Lào, Myanmar,

Vietnam

Việt Nam

8.

DNLD

9.

EU

European Union

Liên minh châu Âu

10.

FDI

Foreign Direct Investment


Đầu tư trực tiếp nước ngoài

11.

FPI

Doanh nghiệp liên doanh

Foreign Portfolio

Đầu tư gián tiếp nước ngoài

Investment

12.

FTA

Free Trade Area

Hiệp định thương mại tự do

13.

GDP

Gross Domestic Product

Tổng thu nhập quốc nội


14.

IGA

Hiệp định khuyến khích và
bảo hộ đầu tư ASEAN

i


15.
16.
17.

ILO
IMF
JETRO

18.

M&A

19.

OECD

20.

21.

22.

PJPEPA

RCEP
TNCs

International Labour
Organization
International Monetary
Fund Home Page

TPP

Tổ chức xúc tiến Thương mại

Organization

Nhật Bản

Mergers and Acquisitions

Mua bán sáp nhập

Organization for Economic

Tổ chức Hợp tác và Phát

Co- operation


triển Kinh tế

Philippines-Japan Economic
Partnership Agreement

25.

UNCTAD
WTO

hiệp định đối tác kinh tế
chiến lược Phillipines – Nhật
Bản

Regional Comprehensive

Hiệp định Đối tác Kinh tế

Economic Partnership

Toàn diện Khu vực

Transnational corporations

Công ty xuyên quốc gia

Economic Partnership
Agreement

24.


Quỹ tiền tệ quốc tế

The Japan External Trade

Trans-Pacific Strategic
23.

Tổ chức Lao động Quốc tế

Hiệp định đối tác xuyên Thái
Bình Dương TPP

United Nations Conference

Hội nghị Liên Hiệp Quốc về

on Trade and Development

Thương mại và Phát triển

World Trade Organization

Tổ chức thương mại thế giới

ii


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT


Bảng

Nội dung

Trang

1

Bảng 1.1

Yếu tố điều kiện “Đẩy – Kéo” của FDI

26

2

Bảng 3.1

FDI của Nhật Bản vào Việt Nam giai đoạn

62

2003-2010
3

Bảng 3.2

10 Đối tác nước ngoài có lũy kế đầu tư trực
tiếp nước ngoài lớn nhất tại Việt Nan (Lũy kế

tính đến 15/12/2014)

iii

63


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
STT

Hình

1

Hình 2.1

Nội dung
Quy trình nghiên cứu

iv

Trang
45


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
STT

Biểu đồ


1.

Biểu đồ 1.1

2.

Biểu đồ 1.2

3.

Biểu đồ 1.3

Nội dung
FDI Nhật Bản vào ASEAN
FDI Nhật Bản vào một số quốc gia ASEAN
theo lĩnh vực đầu tư (tính đến cuối năm 2013)
Tốc độ tăng trưởng GDP trong nhóm ASEAN

Trang
27
29
39

giai đoạn 2014 – 2020 (dự kiến)
4.

Biểu đồ 3.1

Số lượng doanh nghiệp và vốn đầu tư Nhật Bản


64

giai đoạn 2011-2015
5.

Biểu đồ 3.2

Cơ cấu đầu tư theo ngành tính đến hết tháng

66

5/2011
6.

Biểu đồ 3.3

Cơ cấu đầu tư phân theo ngành tính đến tháng

67

10/2015
7.

Biểu đồ 3.4

Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam

71

giai đoạn 2003-2015

8.

Biểu đồ 3.5

Mức lương tối thiểu một số quốc gia khu vực

72

ASEAN
9.

Biểu đồ 3.6

Mức lương tối thiểu vùng giai đoạn 20112017

v

74


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang là những xu hướng diễn ra trên
toàn thế giới. Tuy nhiên, xu thế này đem lại không chỉ những cơ hội mà còn có cả
những thách thức cho nền kinh tế của mỗi quốc gia.
Cuối năm 2015 đã mở ra một sự kiện quốc tế quan trọng đối với Việt Nam liên
quan đến quá trình hội nhập quốc tế, đó là sự hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN
(AEC). Việc thành lập AEC sẽ mở ra triển vọng về một làn sóng FDI không những
từ các nước ASEAN mà cả từ các nước ngoài khối, đặc biệt là các nước đối tác thương
mại của ASEAN vào Việt Nam để tham gia vào chuỗi giá trị khu vực.

Trong các đối tác kinh tế của ASEAN thì Nhật Bản là bạn hàng lớn thứ 3.
Trong vòng một thập kỷ trở lại đây, tốc độ tăng trưởng của thương mại ASEAN –
Nhật Bản trung bình đạt 16% năm. Nhật Bản là nhà đầu tư lớn thứ 2 ở ASEAN sau
EU với giá trị đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 10 tỷ USD.
Xét riêng về mối quan hệ giữa Nhật Bản và Việt Nam trên khía cạnh đầu tư,
từ khi Việt Nam mở cửa nền kinh tế, Nhật Bản là một trong các quốc gia đầu tiên đầu
tư vào Việt Nam và FDI của Nhật Bản luôn được đánh giá cao về chất lượng và tính
ổn định. Nguồn vốn FDI từ Nhật Bản tuy ở thứ hạng cao trong danh sách các nguồn
đầu tư vào Việt Nam nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, nhu cầu và kỳ vọng
của các bên. Chính vì vậy tăng cường thu hút FDI từ Nhật Bản vào Việt Nam là một
trong những nội dung cần được chú trọng trong hoạt động FDI vào Việt Nam để có
thể theo kịp các quốc gia hàng đầu trong ASEAN.
Việc hình thành AEC sẽ mang đến những cơ hội và thách thức trong việc thu
hút vốn FDI của Nhật Bản vào Việt Nam. Cơ hội được trông đợi nhất, từ tất cả các
nước ASEAN chứ không riêng gì Việt Nam đó là sự gia tăng đầu tư và hợp tác đến
từ các nền kinh tế lớn, phát triển như Nhật Bản. Việc kết nối và xây dựng một ASEAN
thống nhất, bớt chia cắt hơn, sẽ khiến các nhà đầu tư Nhật Bản nhìn ASEAN như một
sân chơi chung, một công xưởng chung, ở đó có khối nguồn lực thống nhất, đặc biệt
là nguồn nhân lực có kỹ năng với giá còn tương đối rẻ, có một thị trường tiêu thụ
1


hàng hóa chung, từ đó sẽ nâng cao khả năng thu hút đầu tư vào khu vực. Nhưng cũng
chính điều này cũng tạo ra thách thức lớn cần Việt Nam phải vượt qua. Đó là sự chênh
lệch về trình độ phát triển của Việt Nam so với các nước ASEAN - 6, thể hiện cả ở
quy mô vốn của nền kinh tế, các doanh nghiệp, trình độ khoa học kỹ thuật, tay nghề
lao động,.. hay sự mất dần ưu thế về nguồn nhân lực giá rẻ khi so sánh với nhóm 3
quốc gia còn lại trong ASEAN - 4. Như vậy có thể nói cùng với việc hình thành AEC,
sự cạnh tranh trong thu hút đầu tư nước ngoài giữa Việt Nam và các quốc gia nội khối
sẽ ngày càng gay gắt, khốc liệt hơn.

Trong bối cảnh các nước có trình độ phát triển khác nhau, với những lợi thế
riêng biệt, cùng thực thi hiệp định tự do hóa đầu tư ACIA theo những lộ trình khác
nhau, Việt Nam cần xác định rõ nhưng ưu điểm và hạn chế của mình để có những giải
pháp nhằm gia cơ hội và hạn chế thách thức, tăng thu hút FDI của Nhật Bản vào Việt
Nam.
Việc nghiên cứu vấn đề này nhằm đánh giá thực trạng và đưa ra những kiến
nghị đề xuất để tiếp tục thu hút đầu tư FDI của Nhật Bản vào Việt Nam sao cho tương
xứng với tiềm năng và kì vọng của các bên đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập AEC.
Để giải quyết vấn đề nghiên cứu đặt ra, 02 câu hỏi lớn được đặt ra là:
- Thực trạng thu hút đầu tư FDI của Nhật Bản vào Việt Nam như thế nào?
- Cơ hội và thách thức trong khả năng thu hút FDI Nhật Bản vào Việt Nam trong bối
cảnh hội nhập AEC giai đoạn sau 2015 là gì ?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Đưa ra một số giải pháp nhằm tăng khả năng thu hút FDI Nhật Bản vào Việt
Nam trong bối cảnh hội nhập AEC giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn 2030
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
-

Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về FDI

-

Đánh giá thực trạng FDI Nhật Bản vào một số quốc gia trong AEC và lợi thế
cạnh tranh của các quốc gia này

2


-


Đánh giá thực trạng thu hút FDI của Nhật Bản vào Việt Nam, từ đó tìm ra những
mặt còn tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại hạn chế đó.

-

Đưa ra một số kiến nghị đề xuất nhằm hạn chế khó khăn, tạo thêm thuận lợi thu
hút FDI của Nhật Bản vào Việt Nam trong bối cảnh cộng đồng Kinh tế ASEAN
đã chính thức hình thành.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu : FDI của Nhật Bản vào Việt Nam trong bối cảnh hội
nhập AEC
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu : FDI của Nhật Bản vào Việt Nam giai đoạn từ năm 2003
đến 6 tháng đầu năm 2016.
4 Kết cấu của luận văn
Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu luận văn gồm
4 chương, gồm có:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận về nguồn vốn FDI và cơ sở
thực tiễn về FDI Nhật bản vào một số quốc gia AEC
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng FDI Nhật Bản vào Việt Nam trong bối cảnh hội nhập AEC
Chương 4: Một số giải pháp nhẳm tăng cường thu hút FDI Nhật Bản vào Việt Nam
trong bối cảnh hội nhập AEC

3



CHƯƠNG 1
CHƯƠNG 1:

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN
VỐN FDI VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ FDI NHẬT BẢN VÀO MỘT SỐ
QUỐC GIA TRONG AEC

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong những năm gần đây, nỗ lực hội nhập kinh tế khu vực đã được thúc đẩy
mạnh mẽ. Hợp tác không chỉ là xóa bỏ rào cản giữa các nước trong nhóm mà còn mở
rộng sức mạnh của mỗi quốc gia và tầm ảnh hưởng ra bên ngoài, có thể thấy điều đó
trong thành công về kinh tế của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và
việc ra đời Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC). Gần 2/3 tăng trưởng của ASEAN
trong 25 năm qua là nhờ hiệu quả sản xuất. Ngày nay, ASEAN là khu vực xuất khẩu
lớn thứ tư thế giới, chiếm 7% kim ngạch xuất khẩu toàn cầu. Việt Nam là quốc gia
nằm trong khu vực Đông Nam Á và cũng không nằm ngoài xu thế hội nhập khu vực,
Việt Nam đã tích cực tham gia vào các Hiệp định thương mại tư do song và đa phương.
Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) chính thức có hiệu lực từ cuối năm 2015 đã mang
lại nhiều cơ hội cho các quốc gia thành viên ASEAN nói chung và Việt Nam nói
riêng thông qua việc mở ra một thị trường rộng lớn và bình đẳng. Nhiều chuyên gia
đều có chung nhận định rằng AEC sẽ là thị trường chung lớn nhất trong khu vực và
nó sẽ giúp mở ra cơ hội để liên kết các thành viên của mình với phần còn lại của thế
giới. Điều này sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ cho các nhà đầu tư nước ngoài bỏ tiền đầu
tư nhiều hơn vào ASEAN.
ASEAN đã ký 5 hiệp định tự do thương mại FTA với Trung Quốc, Nhật Bản,
Ấn Độ, Hàn Quốc, Australia và New Zealand. Điều này mở ra cơ hội cho thương mại
và đầu tư trong ASEAN. Trưởng văn phòng Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO)
tại Bangkok kiêm trưởng đại diện khu vực ASEAN và Nam Á của JETRO, ông
Masayasu Hosumi nhận định rằng AEC sẽ giúp thúc đẩy đầu tư và thương mại giữa
ASEAN và các quốc gia khác. ASEAN hiện đã trở thành một cơ sở sản xuất của Nhật

Bản.

4


Xét trên khía cạnh đầu tư, dòng vốn FDI vào Việt Nam đã không ngừng tăng
lên nhanh chóng về cả số lượng dự án và số vốn đăng kí kể từ khi ban hành luật đầu
tư trực tiếp nước ngoài năm 1987. Trong số đó phải kể đến Nhật Bản – quốc gia luôn
giữ tốc độ đầu tư cao, ổn định, luôn là 1 trong 2 quốc gia dẫn đầu về đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam.
Như đã nói ở trên, hội nhập AEC sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ cho các nhà đầu
tư nước ngoài và các nhà đầu tư Nhật Bản cũng không nằm ngoài xu thế đó. Vì thế
lĩnh vực này thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.
Nghiên cứu FDI Nhật Bản ở Việt Nam tập trung vào các hướng như: nghiên cứu về
sự đóng góp của FDI Nhật Bản cho phát triển kinh tế Viêt Nam, nghiên cứu tác động
của FDI đối với tăng trưởng kinh tế và kích thích đầu tư phát triển địa phương, nghiên
cứu chính sách thu hút FDI, phân tích thực trạng thu hút FDI, nghiên cứu các nhân tố
ảnh hướng đến dòng vốn FDI Việt Nam trên cấp độ quốc gia và địa phương.
1.1.1 Các nghiên cứu về cộng đồng kinh tế ASEAN
Trong bài viết “Hướng tới cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) 2015: động thái
của các quốc gia ASEAN, hàm ý đối với Việt Nam” của Bùi Hồng Cường, tác giả đã
phân tích, đánh giá động thái của 9/10 quốc gia thành viên ASEAN đối với quá trình
hội nhập AEC từ góc độ vĩ mô như công tác tuyên truyền, rà soat chính sách, cải cách
thể chế... Đến quá trình nhận thức và chuẩn bị hội nhập của các doanh nghiệp. Qua
đó đưa ra hàm ý đối với Việt Nam để hội nhập AEC thành công.
Nghiên cứu “Việt Nam trong tiến trình hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN
(AEC”) Đặng Đức Long đã trình bày khái quát về quá trình phát triển từ
ASEAN/AFTA đến AEC, những nỗ lực thực hiện AEC của ASEAN và phân tích một
số cơ hội, thách thức của việt nam trong tiến trình hội nhập vào AEC.
Luận án tiến sĩ “Cộng đồng kinh tế ASEAN nhìn từ góc độ của chủ nghĩa kiến

tạo và một số hàm ý chính sách cho Việt Nam”, Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, Vĩnh
Bảo Ngọc đã đưa ra khung khổ lý thuyết cho quá trình hình thành và phát triển của
cộng đồng kinh tế ASEAN; đồng thời phân tích sự hình hình thành và phát triển của
cộng đồng kinh tế ASEAN, sự thay đổi nhận thức về hợp tác kinh tế khu vực ở Đông
5


Nam Á, về định hướng tham gia của Việt Nam trong quá trình xây dựng Cộng đồng
kinh tế ASEAN dưới góc nhìn của chủ nghĩa kiến tạo; và đưa ra một số khuyến nghị
chính sách nhằm nâng cao hiệu quả tham gia vào AEC của Việt Nam
Bổ sung thêm cách nhìn nhận về cộng đồng kinh tế ASEAN là bài viết “Việt
Nam trong quá trình tham gia hiện thực hóa cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) thực
trạng và đối sách”, Trường Đại học KHXH-NV TP.Hồ Chí Minh, 2014, Võ Minh
Tập. Bài viết này tập trung phân tích và làm rõ: (1) Khái quát Cộng đồng kinh tế
ASEAN và vai trò của Việt Nam; (2) Thực trạng Việt Nam khi tham gia và hiện thực
hóa Cộng đồng kinh tế ASEAN; và (3) Đối sách của Việt Nam đối với quá trình hiện
thực hóa Cộng đồng kinh tế ASEAN.
1.1.2 Các nghiên cứu về tác động của cộng đồng kinh tế ASEAN đến FDI vào
Việt Nam
Nghiên cứu về “Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC): Cơ hội và thách thức đối
với các doanh nghiệp Việt Nam” (Phát triển & hội nhập số 20 (30) - tháng 0102/2015) của Trần Văn Hùng & Lê Thị Mai Hương, bài viết tập trung nghiên cứu về
Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) khi được thành lập và chỉ ra những cơ hội, thách
thức đối với các doanh nghiệp VN, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp khuyến
nghị góp phần thúc đẩy hoạt động của các doanh nghiệp VN khi tổ chức kinh tế này
được thành lập.
Trong một nghiên cứu tiếp theo “Tác động của Cộng đồng Kinh tế ASEAN đến
thương mại Việt Nam” (Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập
31, Số 4 (2015) 39-50 ), của Nguyễn Anh Thu, Vũ Thanh Hương, Vũ Văn Trung, Lê
Thị Thanh Xuân, các tác giả sử dụng mô hình trọng lực để phân tích tác động của các
hoạt động hội nhập này đến luồng thương mại hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam.

Kết quả mô hình cho thấy hội nhập thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ trong
AEC đã có tác động tích cực tới cả xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam. Do đó,
Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các hoạt động hợp tác về thương mại trong
AEC. Bên cạnh đó, bài viết cũng chỉ ra rằng hội nhập thương mại với Hàn Quốc có
tác động tích cực trong khi các hiệp định mới được ký kết như Hiệp định Thương mại
6


Tự do ASEAN-Australia-New Zealand, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEANNhật Bản có tác động chưa rõ nét đến thương mại của Việt Nam.
Bài nghiên cứu “Nghiên cứu, so sánh ảnh hưởng của việc tham gia cộng đồng
kinh tế ASEAN (AEC) và hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP)
đối với thương mại quốc tế của Việt Nam” của Hà Văn Hội trên cơ sở so sánh các nội
dung đàm phán hướng tới việc ra đời của cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào 2015
và Đàm phán Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình dương (TPP), cũng như
những mục tiêu mà AEC và TPP hướng tới, bài viết phân tích, so sánh mức độ và
phạm vi tự do hóa thương mại trong AEC và TPP. Từ đó, so sánh và đánh giá những
tác động của tự do hóa thương mại trong AEC và TPP tới thương mại quốc tế của
Việt Nam.
“Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN”,
của Nguyễn Thị Tâm đã phân tích sâu về những cơ hội và thách thức khi Việt Nam
gia nhập AEC. Xét về cơ hội, Việt Nam có được một thị trường hàng hoá và dịch vụ
rộng lớn hơn, Việt Nam cũng sẽ có cơ hội thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài
hơn, đặc biệt là từ các nước có nền kinh tế phát triển cao hơn như Singapore,
Indonesia và nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng xuất khẩu của Việt Nam. Thêm
vào đó, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có điều kiện giảm chi phí, hạ giá thành hàng
xuất khẩu, góp phần gia tăng năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội
là những thách thức không nhỏ do hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ nhỏ
bé về quy mô mà còn cả công nghệ. Thời điểm cộng đồng ASEAN bắt đầu có hiệu
lực vào năm 2015, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với sức ép cạnh tranh
từ hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu từ ASEAN, đầu tư của các nước ASEAN. Một số

ngành sẽ phải thu hẹp sản xuất, thậm chí đóng cửa.
Bài nghiên cứu “Một số cơ hội và thách thức đối với các nước ASEAN nói
chung và đối với Việt Nam nói riêng của việc thực hiện AEC”, 2014, Lê Trung Tuyến
đã phân tích cơ hội và thách thức đối với các nước ASEAN nói chung và Việt Nam
nói riêng trong việc thành lập cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Đó sẽ là cơ hội to
lớn cho Việt Nam giúp nền kinh tế Việt Nam ngày càng định vị rõ hơn, vững chắc
7


hơn trong cấu trúc chuỗi sản xuất chung của khu vực. Tuy nhiên, với việc AEC tạo ra
thị trường chung, không còn rào cản không gian kinh tế, các doanh nghiệp Việt Nam
sẽ đối mặt với những cạnh tranh mạnh mẽ từ các doanh nghiệp trong khu vực.
1.1.3 Các nghiên cứu về FDI Nhật Bản vào Việt Nam
Luận văn thạc sĩ, “FDI của Nhật Bản vào Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
WTO”, Đại học Kinh tế, ĐHQGHN (2012) của Nguyễn Huy Hoàng đã khái quát được
thực tế đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam đặt trong bối cảnh hội nhập WTO, đồng
thời cũng chỉ ra những khó khăn, thách thức của việc thu hút FDI từ Nhật Bản, từ đó
để xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng hiệu quả dòng vốn này.
Luận văn thạc sĩ “Impacts of Japans FDI to Vietnams economic development”,
Đại học Kinh tế, ĐHQGHN (2013) của Nguyễn Xuân Phương đã đưa ra cái nhìn tổng
quan về mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài, từ đó
nghiên cứu thực trạng và tác động của FDI Nhật Bản đối với phát triển kinh tế của
Việt Nam và kiến nghị một số giải pháp để tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp từ Nhật
Bản để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế ở Việt Nam.
Còn trong luận án tiến sĩ “Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam”, Học
viện khoa học xã hội, viện khoa học xã hội Việt Nam (2011) của Phan Văn Tâm lại
trình bày phân tích một cách có hệ thống các vấn đề lý luận lên quan đến các lý thuyết
FDI và thực trạng đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam, đồng thời cũng đề
xuất 6 nhóm giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút FDI Nhật Bản của Việt Nam.
Tổng quan các nghiên cứu, các bài báo, các bài viết về việc hình thành cộng

đồng kinh tế ASEAN nói trên chủ yếu tập trung vào nghiên cứu xu hướng, nhận diện
sự vận động của tiến trình tự do hóa thương mại ở Đông Nam Á, các tác động của
các Hiệp định thương mại tự do trong khu vực đến nền kinh tế của các nước thành
viên và Việt Nam.
Về FDI Nhật Bản vào Việt Nam, các nghiên cứu tập trung vào các vấn đề đóng
góp của FDI Nhật Bản cho phát triển kinh tế Viêt Nam, tác động của FDI đối với tăng
trưởng kinh tế và kích thích đầu tư phát triển địa phương, nghiên cứu chính sách thu
hút FDI, phân tích thực trạng thu hút FDI, nghiên cứu các nhân tố ảnh hướng đến
8


dòng vốn FDI Việt Nam trên cấp độ quốc gia và địa phương theo từng giai đoạn hoặc
trong bối cảnh hội nhập khi cộng đồng kinh tế ASEAN chưa hình thành.
Như vậy, việc đánh giá nguồn vốn FDI Nhật Bản vào Việt Nam trong một bối
cảnh mới, với sự ra đời chính thức của cộng đồng kinh tế ACE là chưa được quan
tâm nghiên cứu ở Việt Nam. Vì vậy nội dung của bài nghiên cứu này về “FDI Nhật
Bản vào Việt Nam trong bối cảnh hội nhập AEC” hy vọng sẽ là những đóng góp mới
nhằm bổ sung và hoàn thiện hơn những ý tưởng nghiên cứu về vốn FDI Nhật Bản
vào Việt Nam trong bối cảnh hội nhập khu vực ngày càng sâu rộng.
1.2 Cơ sở lý luận về nguồn vốn FDI
1.2.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
FDI xuất hiện khi một nhà đầu tư ở một nước mua tài sản có ở một nước khác
với ý định quản lý nó. Theo các chuẩn mực của Quỹ tiền tệ thế giới IMF và tổ chức
hợp tác và phát triển kinh tế OECD, FDI được định nghĩa bằng một khái niệm rộng
hơn.
Theo IMF: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư xuyên quôc gia
theo đó nhà đầu tư là người cư trú của nền kinh tế này sẽ có quyền kiểm soát hoặc
có một mức độ ảnh hưởng nhất định trong hoạt động quản trị của doanh nghiệp là
người cư trú của nền kinh tế khác [Sixth Edition of the IMF's Balance of Payments
and International Investment Position Manual, BPM6, trang 100].

Theo OECD: Đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực hiện nhằm thiết lập các
mối quan hệ kinh tế dài hạn với một doanh nghiệp đặc biệt là những khoản đầu tư
mang lại khả năng tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh nghiệp nói trên bằng
cách: (i) Thành lập hoặc mở rộng một doanh nghiệp hoặc một chi nhánh thuộc toàn
quyền quản lý của chủ đầu tư; (ii) Mua lại toàn bộ doanh nghiệp đã có; (iii) Tham
gia vào một doanh nghiệp mới; (iv) Cấp tín dụng dài hạn (> 5 năm). [The forth
edition of the OECD Detailed Benchmark Definition of Foreign Direct Investment
2008, trang 48-49]

9


Hai định nghĩa trên nhấn mạnh đến mục tiêu thực hiện các lợi ích dài hạn của
một chủ đầu tư cư trú tại một nước, được gọi là nhà đầu tư trực tiếp thông qua một
chủ thể cư trú khác, gọi là doanh nghiêp nhận đầu tư trực tiếp.
Lợi ích dài hạn: Khi tiến hành đầu tư trực tiếp nước ngoài, các nhà đầu tư
thường đặt ra các mục tiêu lợi ích dài hạn. Mục tiêu lợi ích dài hạn đòi hỏi phải có
một quan hệ dài hạn giữa nhà đầu tư trực tiếp và doanh nghiệp nhận đầu tư trực tiếp
đồng thời có một mức độ ảnh hưởng đáng kể đối với việc quản lý doanh nghiệp này.
Quyền quản lý thực sự doanh nghiệp: Quyền kiểm soát nói đến ở đây chính là
quyền kiểm soát doanh nghiệp. Quyền kiểm soát doanh nghiệp là quyền tham gia vào
các quyết định quan trọng ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp
như thông qua chiến lược hoạt động của công ty, thông qua phê chuẩn kế hoạch hành
động do người quản lý hàng ngày của doanh nghiệp lập ra, quyết định việc phân chia
lợi nhuận doanh nghiệp, quyết định phần vốn góp giữa các bên, tức là những quyền
ảnh hưởng lớn đến sự phát triển, sống còn của doanh nghiệp.
Mục tiêu lợi ích dài hạn đòi hỏi phải có một quan hệ dài hạn giữa nhà đầu tư
trực tiếp và doanh nghiệp nhận đầu tư trực tiếp, đồng thời nhà đầu tư có một mức độ
ảnh hưởng đáng kể đối với việc quản lý doanh nghiệp này.
Theo quy định của Luật Đầu tư năm 2005 mà quốc hội khóa XI Việt Nam đã

thông qua các khái niệm về “đầu tư”, “đầu tư trực tiếp”, “đầu tư nước ngoài”, “đầu
tư ra nước ngoài” nhưng không có khái niệm “đầu tư trực tiếp nước ngoài”. Tuy nhiên,
có thể “gộp” các khái niệm trên lại và có thể hiểu: “FDI là hình thức đầu tư do nhà
đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư ở Việt Nam
hoặc nhà đầu tư Việt Nam bỏ vốn đầu tư và th am gia quản lý hoạt động đầu tư ở
nước ngoài theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên
quan”.
Như vậy, muốn hiểu rõ về FDI ở Việt Nam cần xem xét các qui định trong
Luật Đầu tư Việt Nam.Về bản chất, luật này cũng thống nhất cách hiểu về FDI như
cách hiểu thông dụng trên thế giới.

10


Tóm lại có thể hiểu FDI là một hình thức đầu tư trong đó chủ đầu tư của một
nước đầu tư toàn bộ hay phần đủ lớn vốn đầu tư cho một dự án ở nước khác nhằm
giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát dự án đó. .

1.2.2 Đặc điểm của nguồn vốn FDI
Đầu tư FDI nhằm tìm kiếm lợi nhuận: FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân với mục
đích hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận: Theo cách phân loại FDI của UNCTAD, IMF
và OECD, FDI là đầu tư tư nhân. Do chủ thể là tư nhân nên FDI có mục đích ưu tiên
hàng đầu là lợi nhuận. Các nước nhận đâu tư, nhất là các nước đang phát triển cần
lưu ý điều này khi tiến hành thu hút FDI, phải xây dựng cho mình một hành lang pháp
lý đủ mạnh và các chính sách thu hút FDI hợp lý để hướng FDI vào phục vụ cho các
mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của nước mình, tránh tình trạng FDI chỉ phục vụ
cho mục đích tìm kiếm lợi nhuận của các chủ đầu tư.
Các chủ đầu tư phải đóng góp một tỷ lệ tối thiểu trong vốn pháp định hoặc vốn
điều lệ tùy theo quy định của luật pháp từng nước để giành quyền kiểm soát hoặc
tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư. Luật các nước thường quy định không
giống nhau về vấn đề này. Luật Mỹ quy định tỷ lệ này là 10%, Pháp và Anh là 20%,

còn tại Việt Nam, trước kia theo Luật đầu tư 1996 thì tỷ lệ này là 30%, tuy nhiên theo
Luật đầu tư 2005, Việt Nam không còn quy định vốn tối thiểu của nhà đầu tư nước
ngoài nữa, còn theo quy định của OECD thì tỷ lệ này là 10% các cổ phiếu thường
hoặc quyền biểu quyết của doanh nghiệp- mức được công nhận cho phép nhà đầu tư
nước ngoài tham gia thực sự vào quản lý doanh nghiệp
Tỷ lệ đóng góp của các bên trong vốn điều lệ hoặc vốn pháp định sẽ quy định
quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, đồng thời lợi nhuận và rủi ro cũng được phân chia
dựa vào tỷ lệ này. Theo luật đầu tư của Việt Nam, trong doanh nghiệp liên doanh, các
bên chỉ định người của mình tham gia vào Hội đồng quản trị theo tỷ lệ tương ứng với
phần vốn góp vào vốn pháp định của liên doanh.
Thu nhập của nhà đầu tư thu được phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp mà họ bỏ vốn đầu tư, nó mang tính chất thu nhập kinh doanh chứ không phải
lợi tức.
11


Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu
trách nhiệm về lỗ lãi. Nhà đầu tư nước ngoài được quyền tự lựa chọn lĩnh vực đầu tư,
hình thức đầu tư, thị trường đầu tư, quy mô đầu tư cũng như công nghệ cho mình, do
đó sẽ tự đưa ra những quyết định có lợi nhất cho họ. Vì thế, hình thức này mang tính
khả thi và hiệu quả kinh tế cao, không có những ràng buộc về chính trị, không để lại
gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế nước nhận đầu tư.
FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ cho các nước tiếp nhận đầu tư:
Thông qua hoạt động FDI, nước chủ nhà có thể tiếp cận được công nghệ, kĩ thuật tiên
tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý. Ví dụ trong lĩnh vực bưu chính viễn thông của Việt
Nam, hầu hết công nghệ mới trong lĩnh vực này có được nhờ chuyển giao công nghệ
từ nước ngoài.
Có thể nói các đặc điểm nêu trên mang tính chất chung cho tất cả các hoạt động
FDI trên toàn thế giới. Đối với Việt Nam, quá trình tiếp nhận FDI diễn ra đã được 20
năm và những đặc điểm nêu trên cũng đã thể hiện rõ nét. Chính những đặc điểm này

đòi hỏi thể chế pháp lý, môi trường và chính sách thu hút FDI phải chú ý để vừa thực
hiện mục tiêu thu hút đầu tư, vừa bảo đảm mối quan hệ cân đối giữa kênh đầu tư FDI
với các kênh đầu tư khác của nền kinh tế.
1.2.3 Các hình thức đầu tư FDI hiện nay
1.2.3.1 Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
Hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là hình thức truyền thống và
phổ biến của FDI. Với hình thức này, các nhà đầu tư, cùng với việc chú trọng khai
thác những lợi thế của địa điểm đầu tư mới, đã nỗ lực tìm cách áp dụng các tiến bộ
khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lý trong hoạt động kinh doanh để đạt hiệu
quả cao nhất. Hình thức này phổ biến ở quy mô đầu tư nhỏ nhưng cũng rất được các
nhà đầu tư ưa thích đối với các dự án quy mô lớn. Hiện nay, các công ty xuyên quốc
gia thường đầu tư theo hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và họ thường
thành lập một công ty con của công ty mẹ xuyên quốc gia.
Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước
ngoài nhưng phải chịu sự kiểm soát của pháp luật nước sở tại (nước nhận đầu tư). Là
12


một pháp nhân kinh tế của nước sở tại, doanh nghiệp phải được đầu tư, thành lập và
chịu sự quản lý nhà nước của nước sở tại. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là
doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại nước chủ nhà, nhà
đầu tư phải tự quản lý, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Về hình thức pháp
lý, dưới hình thức này, theo Luật Doanh nghiệp 2005, có các loại hình công ty trách
nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần…
Hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài có ưu điểm là nước chủ nhà không cần
bỏ vốn, tránh được những rủi ro trong kinh doanh, thu ngay được tiền thuê đất, thuế,
giải quyết việc làm cho người lao động. Mặt khác, do độc lập về quyền sở hữu nên
các nhà đầu tư nước ngoài chủ động đầu tư và để cạnh tranh, họ thường đầu tư công
nghệ mới, phương tiện kỹ thuật tiên tiến nhằm đạt hiệu quả kinh doanh cao, góp phần
nâng cao trình độ tay nghề người lao động. Tuy nhiên, nó có nhược điểm là nước chủ

nhà khó tiếp nhận được kinh nghiệm quản lý và công nghệ, khó kiểm soát được đối
tác đầu tư nước ngoài và không có lợi nhuận.
1.2.3.2 Doanh nghiệp liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư
nước ngoài
Đây là hình thức được sử dụng rộng rãi trên thế giới từ trước tới nay. Hình
thức này cũng rất phát triển ở Việt Nam, nhất là giai đoạn đầu thu hút FDI. DNLD là
doanh nghiệp được thành lập tại nước sở tại trên cơ sở hợp đồng liên doanh ký giữa
Bên hoặc các Bên nước chủ nhà với Bên hoặc các Bên nước ngoài để đầu tư kinh
doanh tại nước sở tại
Như vậy, hình thức DNLD tạo nên pháp nhân đồng sở hữu nhưng địa điểm
đầu tư phải ở nước sở tại. Hiệu quả hoạt động của DNLD phụ thuộc rất lớn vào môi
trường kinh doanh của nước sở tại, bao gồm các yếu tố kinh tế, chính trị, mức độ
hoàn thiện pháp luật, trình độ của các đối tác liên doanh của nước sở tại...
Hình thức DNLD có những ưu điểm là góp phần giải quyết tình trạng thiếu
vốn, nước sở tại tranh thủ được nguồn vốn lớn để phát triển kinh tế nhưng lại được
chia sẻ rủi ro; có cơ hội để đổi mới công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm; tạo cơ hội cho
người lao động có việc làm và học tập kinh nghiệm quản lý của nước ngoài; Nhà
13


×