Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

BÀI SOẠN văn hóa các dân tộc VIỆT NAM nộp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (405.28 KB, 47 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI

GIÁO TRÌNH
(Lưu hành nội bộ)
VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
(Dành cho sinh viện hệ đại học chính quy)

Tác giả: Trần Thị Tuyết Nhung

NĂM 2017
1


LỜI NÓI ĐẦU
Văn hóa các dân tộc Việt Nam là tài liệu được biên soạn để phục vụ cho việc học
tập, giảng dạy của giảng viên và sinh viên đại học các ngành Địa lý. Tài liệu cung
cấp những kiến thức cơ bản về văn hóa các dân tộc Việt Nam như khái niệm, đối
tượng nghiên cứu của văn hóa, đặc trưng văn hóa các dân tộc Việt Nam…
Giáo trình được biên soạn dựa trên để cương chi tiết học phần Văn hóa các dân tộc
Việt Nam đã được Hội đồng khoa học và Đào tạo nhà trường thông qua.
Tài liệu không chỉ phục vụ cho việc học tập, giảng dạy học phầnVăn hóa các dân
tộc Việt Nam mà còn là một tài liệu tham khảo trong quá trình kiến tập, thực tập và
giảng dạy sau này của sinh viên.
Mặc dù đã hết sức cố gắng, song do biên soạn lần đầu, giáo trình không tránh khỏi
những thiếu sót. Kính mong đồng nghiệp và bạn đọc đóng góp ý kiến để giáo trình
được hoàn thiện hơn.

2



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN HÓA VÀ DÂN TỘC

1

1.1. Các khái niệm về văn hóa...............................................................................

1

1.1.1. Khái niệm bản sắc văn hóa, bản lĩnh dân tộc................................................ 2
1.1.2. Khái niệm sắc thái văn hóa dân tộc (tộc người).........................................

6

1.1.3. Vùng văn hóa và phân vùng văn hóa Việt Nam.......................................

6

1.2. Các khái niệm về dân tộc, tộc người..............................................................

7

1.2.1. Khái niệm dân tộc.....................................................................................

7

1.2.2. Khái niệm tộc người...................................................................................

8


1.2.3. Nhóm địa phương........................................................................................

9

CHƯƠNG 2. MIỀN NÚI VIỆT NAM: THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI

11

2.1. Điều kiện địa lý tự nhiên Việt Nam...........................................................

11

2.2. Các dân tộc (tộc người) thiểu số ở Việt Nam................................................... 12
13
CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC VIỆT
NAM...................
3.1. Qúa trình hình thành dân tộc (quốc gia) Việt Nam ......................................... 13
3.2. Văn hóa việt Nam là một nền văn hóa đa dạng mà thống nhất...................

13

3.3. Văn hóa các dân tộc Việt Nam có quá trình hình thanh và phát triển lâu đời

15

3.4. Văn hóa các dân tộc Việt Nam là nền văn hóa của cư dân nông nghiệp

24


3.5. Văn hóa các dân tộc Việt Nam là nền văn hóa với tư duy kỹ thuật thủ công
mang phong cách tộc người đậm đà ................................................................
3.6. Văn hóa các dân tộc Việt Nam là sự biểu hiện của nền văn hóa dân gian đa
dạng phong phú và độc đáo.................................................................................
3.7. Văn hóa các dân tộc Việt Nam là sự phản ánh quá trình tiếp xúc và biến
đổi văn hóa tộc người...........................................................................................
CHƯƠNG 4. ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM

26

4.1. Khái quát những đặc trưng vùng văn hóa Tây Bắc....................................

28

4.2. Khái quát những đặc trưng vùng văn hóa Việt Bắc.....................................

30

4.3. Khái quát những đặc trưng vùng văn hóa châu thổ Bắc bộ.............................

33

4.4. Khái quát những đặc trưng vùng văn hóa Trung bộ...................................

39

4.5. Khái quát những đặc trưng vùng văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên.........

42


4.6. Khái quát những đặc trưng vùng văn hóa Nam bộ ...................................

44

3

26
26
28


CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN HÓA VÀ DÂN TỘC
3 TIẾT
1.1.

Các khái niệm về văn hóa

*Văn hóa: Văn hóa là một thực thể vận động theo không gian và thời gian.
Văn hoá là một từ tiếng Hán, ban đầu được dùng với nghĩa “dùng văn để hoá”,
tức là dùng hiểu biết để khai hoá, phát triển. Đến thời cận đại, nghĩa của từ văn hoá
dần dần có sự thay đổi và ngày nay, văn hoá được hiểu với nghĩa rộng là những giá
trị vật chất và tinh thần của xã hội loài người.
Trong ngữ hệ Latinh, chữ “văn hoá” là “Cultura” được hiểu với nghĩa ban
đầu là trồng trọt, cư trú, luyện tập, lưu tâm... Đến giữa thế kỷ XIX, do sự phát triển
của các ngành khoa học như nhân loại học, xã hội học, dân tộc học..., khái niệm
văn hoá đã thay đổi. Các nhà nghiên cứu đã thống nhất rằng văn hoá gồm tổng thể
những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử
(khái niệm này cũng được đưa ra trong Từ điển tiếng Việt, NXB Khoa học Xã hội,
Hà Nội, 1994).
Theo GS. Trần Ngọc Thêm thì “Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị

vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động
thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của
mình”. Định nghĩa này được các nhà nghiên cứu sử dụng hơn cả.
Như vậy, văn hoá xuất hiện đồng thời với loài người, nghĩa là khi con người
biết chế tạo, sử dụng công cụ lao động, cũng là khi họ bắt đầu sáng tạo ra văn hoá.
Trong quá trình phát triển, ngoài văn hoá vật chất, loài người cũng sáng tạo ra văn
hoá tinh thần, bao gồm nghệ thuật, tôn giáo, tiếng nói, chữ viết... Trên cơ sở văn
hoá nguyên thuỷ, đến một giai đoạn nhất định, loài người mới bước vào giai đoạn
văn minh, tức là thời kỳ văn hoá đạt đến trạng thái phát triển cao. Trạng thái phát
triển cao đó có được từ khi nhà nước ra đời.
* Theo nghĩa hẹp thì: “Văn hoá dùng để chỉ những hoạt động của con người
nhằm thoả mãn nhu cầu đời sống tinh thần”, ví cụ các hoạt động văn hoá như tổ
4


chức, biểu diễn, triễn lãm in ấn, phát hành các sản phẩm về văn học và nghệ
thuật… “Văn hoá dùng để chỉ tri thức, kiến thức khoa học của cá nhân”, ví dụ ông
A có trình độ văn hoá tốt nghiệp 12/12. “Văn hoá dùng để chỉ trình độ cao trong
sinh hoạt xã hội”, là biểu hiện của văn minh, ví dụ làng văn hoá, văn hoá ứng
xử…. “Văn hoá dùng để chỉ nền văn hoá của một thời kỳ lịch sử cổ xưa, được xác
định trên cơ sở một tổng thể những di vật tìm thấy được có những đặc điểm giống
nhau”, ví dụ văn hoá Bắc Sơn, văn hoá Núi Đọ…

Việt Nam là quốc gia có điều kiện tự nhiên đặc biệt trải dài trên 1 địa hình khá
dài. Đo đó điều kiện tự nhiên ở các vùng có sự khác nhau.
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc (54 tộc người, do đó lịch sử trình độ phát
triển trong các tộc người không giống nhau nên sự vận động của văn hóa cũng
không giống nhau nên sự vận động của văn hóa cũng không giống nhau do các yếu
tố, địa hình môi sinh, dân tộc chi phối.
1.1.1. Khái niệm bản sắc văn hóa, bản lĩnh dân tộc

* Bản sắc văn hóa

Theo Từ điển tiếng Việt(1), thuật ngữ "bản sắc" dùng để chỉ tính chất, màu sắc
riêng tạo thành phẩm chất đặc biệt của một sự vật tức là nói tới sắc thái, đặc tính,
đặc thù riêng của sự vật đó. Trong thực tế, khi nói "bản sắc" thường là nói tới cái
riêng, cái rất riêng của một sự vật để phân biệt nó với các sự vật khác trong thế giới
khách quan. Quan niệm này cũng gần với một phương pháp định nghĩa trong Lôgic
học là định nghĩa "qua giống gần gũi để chỉ ra sự khác biệt về loài". Cách định
nghĩa này có phần nhấn mạnh cái riêng, cái đặc thù, cái biểu hiện ra bên ngoài của
bản chất sự vật.
"Bản sắc" là từ một ghép có gốc Hán - Việt nên có một cách tiếp cận khác là phân
tích trên ngữ nghĩa của hai từ "bản" và "sắc". Theo đó, "bản" là cái gốc, cái căn
bản, cái cốt lõi, cái hạt nhân của một sự vật; "sắc" là sự biểu hiện cái căn bản, cái
cốt lõi, cái hạt nhân đó ra ngoài. Cách tiếp cận thứ hai này có tính hợp lý hơn bởi
khái niệm "bản sắc" được nhận thức trên cả 2 mặt: mặt bản chất bên trong và mặt
5


biểu hiện bên ngoài và giữa hai mặt đó có mối quan hệ biện chứng với nhau. Trong
đó, mặt bên trong phản ánh tính đồng nhất, bản chất của một lớp đối tượng sự vật
nhất định và mặt bên ngoài phản ánh những dấu hiệu, những sắc thái riêng của sự
vật để làm cơ sở phân biệt sự khác nhau giữa sự vật này với sự vật khác.
Thuật ngữ bản sắc thường được sử dụng gắn với văn hóa và dân tộc. Nói đến dân
tộc là nói đến văn hoá, bản sắc văn hoá và nói đến văn hoá là nói đến dân tộc, bản
sắc dân tộc. Có thể hiểu bản sắc văn hoá là hệ thống các giá trị đặc trưng bản chất
của một nền văn hoá được xác lập, tồn tại, phát triển trong lịch sử và được biểu
hiện thông qua nhiều sắc thái văn hóa. Trong bản sắc văn hóa, các giá trị đặc trưng
bản chất là cái trừu tượng, tiềm ẩn, bền vững; còn các sắc thái biểu hiện của nó có
tính tương đối cụ thể, bộc lộ và biến đổi hơn. Tuy nhiên, nếu dừng lại ở đây thì
khái niệm bản sắc văn hóa vẫn là một khái niệm vô định, vì nói tới văn hóa là nói

tới con người và nói tới những dân tộc cụ thể đã sinh ra, duy trì và phát triển nó. Vì
vậy, chỉ khi tiếp cận đến bản sắc văn hóa của dân tộc thì ý nghĩa của nó mới được
thể hiện một cách trọn vẹn.
Nếu tiếp cận văn hóa theo nghĩa rộng nhất, bao gồm toàn bộ những giá trị vật chất
và giá trị tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử thì bản sắc văn hoá dân
tộc là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần được dân tộc sáng tạo ra trong lịch
sử, là những nét độc đáo rất riêng của dân tộc này so với dân tộc khác. Xét về bản
chất, bản sắc văn hóa dân tộc thể hiện tinh thần, linh hồn, cốt cách, bản lĩnh của
một dân tộc. Đây được coi là “dấu hiệu khác biệt về chất” giữa dân tộc này với dân
tộc khác. Tại Hội nghị liên chính phủ về các chính sách văn hóa họp ở Venise,
F.Mayor - nguyên Tổng giám đốc UNESCO đã đưa ra một định nghĩa khái niệm
văn hóa trên cơ sở nhấn mạnh tính đặc thù của bản sắc văn hoá dân tộc: “Văn hoá
bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản
phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao
động”(2). Trong quan hệ quốc tế, bản sắc văn hóa dân tộc được xem như cái “thẻ
căn cước”, là cốt cách của mỗi dân tộc thể hiện trên mọi phương diện quan hệ
ngoại giao về kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội.
6


Trong quá trình tồn tại và phát triển, bản sắc văn hoá là yếu tố mang sức mạnh tinh
thần dân tộc, giúp dân tộc vượt qua những thử thách của lịch sử, bởi vì “bản sắc
dân tộc là tổng thể những phẩm chất, tính cách, khuynh hướng cơ bản thuộc sức
mạnh tiềm tàng và sức sáng tạo của một dân tộc trong lịch sử tồn tại và phát triển
của dân tộc đó, giúp cho dân tộc đó giữ vững được tính duy nhất, tính thống nhất,
tính nhất quán so với bản thân mình trong quá trình phát triển”(3). Chính vì vậy,
việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc đã và đang được nhiều quốc gia
dân tộc coi trọng và có những giải pháp cụ thể trong quá trình phát triển.
* Bản lĩnh văn hóa
Bản lĩnh của một nền văn hoá là tổng hợp toàn bộ những nhân tố thể hiện cốt cách,

khí phách, tư chất và sức mạnh khẳng định bản sắc dân tộc trước tác động của các
nền văn hoá khác trong giao lưu, hội nhập. Một nền văn hoá thiếu bản lĩnh thì dễ bị
đánh mất bản sắc dân tộc. Bản sắc văn hoá là hồn dân tộc và do vậy, mất bản sắc
văn hoá chẳng khác nào một người không còn thần sắc.
Việt Nam có lịch sử phát triển văn hoá lâu đời. Lịch sử đó thống nhất với
lịch sử dựng nước đi đôi với giữ nước. Với đặc thù tự nhiên, với vị trí địa lý là
trung tâm giao lưu Bắc – Nam, Đông – Tây, Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp thu và
đã tiếp thu được nhiều giá trị văn hoá bên ngoài để làm giàu văn hoá dân tộc. Có
thể nói, “đầu vào” của văn hoá Việt Nam rất đa dạng, nhưng “đầu ra” lại rất đặc
sắc Việt Nam. Nền văn hoá Việt Nam có nhiều dấu ấn, giá trị văn hoá đặc sắc của
Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, thậm chí cả của phương Tây. Điều đó là do sự tiếp
thu có nguyên tắc - không đánh mất bản sắc dân tộc của văn hoá Việt Nam. Các
giá trị văn hoá bên ngoài rất đa dạng, phong phú, nhưng khi vào Việt Nam đều
được Việt Nam hoá. Chẳng hạn, từ bi của Phật giáo khi xâm nhập vào Việt Nam đã
trở thành đại từ, đại bi của Việt Nam; cái hùng, cái nhân của Nho giáo đã trở thành
cái đại hùng, đại nhân của Việt Nam (“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, quân điếu
phạt trước lo trừ bạo” - Nguyễn Trãi).
Cái đặc sắc và bản lĩnh văn hoá Việt Nam luôn dựa trên sự lựa chọn lối ứng xử
“hài hoà” của chủ thể văn hoá. Hài hoà với thiên nhiên, hài hoà trong xã hội được
7


biểu hiện ở tất cả các mặt, các lĩnh vực của cuộc sống và trên tất cả các cấp độ, từ
cách đối nhân xử thế hàng ngày đến nếp sống, lối tư duy, quan niệm về đạo lý làm
người. Do ứng xử hài hoà, văn hoá Việt Nam không cự tuyệt các giá trị văn hoá
bên ngoài theo lối cực đoan, mà sẵn sàng tiếp thu một cách có nguyên tắc, không
đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc.
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, chưa bao giờ văn hoá Việt Nam có cơ hội tiếp thu
những giá trị từ nhiều nền văn hoá, song cũng chứa đựng nhiều nguy cơ đánh mất
bản sắc dân tộc của văn hoá như hiện nay. Để phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên

tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, bản lĩnh văn hoá Việt Nam phải được củng cố vững
vàng trong tình hình mới. Nội dung quan trọng nhất để xây dựng bản lĩnh văn hoá
Việt Nam là tuân thủ quy luật đó một cách linh hoạt và sáng tạo. Do vậy, xây dựng
bản lĩnh văn hoá Việt Nam hiện nay, chúng ta cần phải có chiến lược phát triển văn
hoá một cách khoa học, kết hợp được và thể hiện được sự thống nhất giữa tính
nguyên tắc với tính linh hoạt, sáng tạo trong vận dụng. Đây là hai mặt của một vấn
đề. Nếu vận dụng một cách khoa học, chúng sẽ trở thành tiền đề, động lực phát
triển cho nhau; còn nếu vận dụng một cách thiếu khoa học, chúng sẽ cản trở sự
phát triển của nhau. Sự thống nhất giữa tính nguyên tắc và sự linh hoạt, sáng tạo
trong vận dụng đó còn phải được thẩm thấu vào tiềm thức của mỗi chủ thể ở các
cấp độ khác nhau để tạo ra sự thống nhất, đồng bộ từ trên xuống dưới, thậm chí ở
mỗi con người cụ thể.
Bản lĩnh của một nền văn hoá dựa trên sức đề kháng với những tác động từ bên
ngoài trong quá trình phát triển và trong quan hệ giao lưu, hội nhập. Trong lịch sử,
văn hoá Việt Nam luôn có sức đề kháng to lớn. Nhờ đó, văn hoá Việt Nam đã tạo
dựng được bản lĩnh vững vàng trong giữ gìn bản sắc dân tộc. Trước sức mạnh xâm
nhập của các giá trị văn hoá bên ngoài, văn hoá Việt Nam đã không bị đồng hoá,
không đánh mất bản sắc của mình. Sức đề kháng đó của văn hoá Việt Nam còn có
cội nguồn từ tầng sâu của tâm hồn, trí tuệ, lòng tự tôn dân tộc, không chịu khuất
phục trong mỗi con người Việt Nam. Cội nguồn sức đề kháng của văn hoá Việt
Nam là như vậy, nên chính sách đồng hoá về văn hoá trong suốt thời gian đô hộ cả
8


ngàn năm của phong kiến phương Bắc, thậm chí cả của chủ nghĩa thực dân cũ và
mới hơn một trăm năm vẫn không làm phai nhạt bản sắc văn hoá dân tộc. Dân tộc
ta, dù bị thất bại về quân sự nhiều lần, nhưng nhờ cội nguồn sức mạnh đó, cuối
cùng vẫn vùng dậy đánh đuổi ngoại xâm giành độc lập dân tộc.
1.1.2. Khái niệm sắc thái văn hóa dân tộc (tộc người)


Trước hết, sắc thái là nét phân biệt tinh tế giữa những sự vật về cơ bản giống
nhau
Trong bản sắc văn hóa, các giá trị đặc trưng bản chất là cái trừu tượng, tiềm
ẩn, bền vững; còn các sắc thái biểu hiện của nó có tính tương đối cụ thể, bộc lộ và
biến đổi hơn
1.1.3. Vùng văn hóa và phân vùng văn hóa Việt Nam

- Vùng văn hóa là một không gian văn hóa nhất định, được tạo thành bởi các đơn
vị dân cư trên một phạm vi địa lý của một hay nhiều tộc người, sáng tạo ra một hệ
thống các dạng thức văn hóa mang đậm sắc thái tâm lý cộng đồng, thể hiện trong
môi trường xã hội nhân văn thông qua các hình thức ứng xử của con người với tự
nhiên, xã hội và ứng xử với nhau trên một tiến trình lịch sử phát triển lâu dài.
- Có hai yếu tố tạo bản sắc văn hóa vùng:
+ Yếu tố về môi trường sinh thái - tự nhiên mà từ đó sinh ra/quy định cách thức cư
trú, canh tác, đấu tranh sinh tồn và phát triển.
+ Yếu tố chứa đựng các hình thức biểu hiện văn hóa của con người, tạo ra cung
cách nhận thức - hoạt động riêng, tạo ra nếp sống, phong tục tập quán, văn học
nghệ thuật, ngôn ngữ và các quan hệ giao lưu kinh tế - văn hóa,… giữa nội bộ cộng
đồng hay với cư dân của các vùng đất/ địa phương khác.
Khái niệm này đặc trưng cho bản sắc riêng của từng vùng dưới sự thống nhất do
cùng cội nguồn tạo ra bản sắc chung. Nó làm nên tính đa dạng cho bức tranh văn
hoá dân tộc. Vùng văn hoá do đó chỉ sự khác nhau của đặc trưng văn hoá tộc người
theo không gian địa lí trên một lãnh thổ. Những nhóm tộc người khác nhau ở
những chỗ khác nhau tạo nên sự phân hoá vùng văn hoá. Từ xa xưa, ông cha đã ý
thức về việc phân biệt văn hoá vùng miền và ngày càng được chú trọng một cách ý
9


thức trong giới nghiên cứu ngày nay. Tuy nhiên hiện còn nhiều ý kiến không đồng
nhất theo từng khuynh hướng, từng tác giả. Trong số này, quan điểm phân chia

vùng văn hoá của nhà nghiên cứu Trần Quốc Vượng có nhiều cơ sở rất hợp lí.
*Phân vùng văn hóa Việt Nam

- Vùng văn hoá Tây Bắc
- Vùng văn hoá Việt Bắc và Đông Bắc Bộ
- Vùng văn hoá châu thổ Bắc Bộ
- Vùng văn hoá Trung Bộ
- Vùng văn hoá Trường Sơn – Tây Nguyên
- Vùng văn hoá Nam Bộ
1.2. Các khái niệm về dân tộc, tộc người
1.2.1. Khái niệm dân tộc

Dân tộc là sản phẩm của một quá trình phát triển lâu dài của xã hội loài người.
Trước khi dân tộc xuất hiện, loài người đã trải qua những hình thức cộng đồng từ
thấp đến cao: thị tộc, bộ lạc, bộ tộc.
Khái niệm dân tộc thường được dùng với hai nghĩa:
Thứ nhất, khái niệm dân tộc dùng để chỉ cộng đồng người cụ thể nào đó có
những mối liên hệ chặt chẽ, bền vững, có sinh hoạt kinh tế chung, có ngôn ngữ
chung của cộng đồng và trong sinh hoạt văn hóa có những nét đặc thù so với
những cộng đồng khác; xuất hiện sau cộng đồng bộ lạc; có kế thừa và phát triển
hơn những nhân tố tộc người ở cộng đồng bộ lạc và thể hiện thành ý thức tự giác
của các thành viên trong cộng đồng đó.
Thứ hai, khái niệm dân tộc dùng để chỉ một cộng đồng người ổn định, bền
vững hợp thành nhân dân của một quốc gia, có lãnh thổ chung, nền kinh tế thống
nhất, quốc ngữ chung, có truyền thống văn hóa, truyền thống đấu tranh chung
trong quá trình dựng nước và giữ nước.
Như vậy, nếu theo nghĩa thứ nhất, dân tộc là bộ phận của quốc gia, là cộng
đồng xã hội theo nghĩa là các tộc người, còn theo nghĩa thứ hai thì dân tộc là toàn
10



bộ nhân dân một nước, là quốc gia dân tộc. Với nghĩa như vậy, khái niệm dân tộc
và khái niệm quốc gia có sự gắn bó chặt chẽ với nhau, dân tộc bao giờ cũng ra đời
trong một quốc gia nhất định và thực tiễn lịch sử chứng minh rằng những nhân tố
hình thành dân tộc chín muồi thường không tách rời với sự chín muồi của những
nhân tố hình thành quốc gia. Đây là những nhân tố bổ sung và thúc đẩy lẫn nhau
trong quá trình phát triển.
Ở phương Tây, dân tộc xuất hiện khi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
được xác lập và thay thế vai trò của phương thức sản xuất phong kiến. Chủ nghĩa
tư bản ra đời trên cơ sở của sự phát triển sản xuất và trao đổi hàng hoá đã làm cho
các bộ tộc gắn bó với nhau. Nền kinh tế tự cấp, tự túc bị xoá bỏ, thị trường có tính
chất địa phương nhỏ hẹp, khép kín được mở rộng thành thị trường dân tộc. Cùng
với quá trình đó, sự phát triển đến mức độ chín muồi của các nhân tố ý thức, văn
hoá, ngôn ngữ, sự ổn định của lãnh thổ chung đã làm cho dân tộc xuất hiện. Chỉ
đến lúc đó tất cả lãnh địa của các nước phương Tây mới thực sự hợp nhất lại, tức là
chấm dứt tình trạng cát cứ phong kiến và dân tộc được hình thành.
Ở một số nước phương Đông, do tác động của hoàn cảnh mang tính đặc thù, đặc
biệt do sự thúc đẩy của quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, dân tộc đã hình
thành trước khi chủ nghĩa tư bản được xác lập. Loại hình dân tộc tiền tư bản đó
xuất hiện trên cơ sở một nền văn hoá, một tâm lý dân tộc đã phát triển đến độ
tương đối chín muồi, nhưng lại dựa trên cơ sở một cộng đồng kinh tế tuy đã đạt tới
một mức độ nhất định nhưng nhìn chung còn kém phát triển và còn ở trạng thái
phân tán.
1.2.2. Khái niệm tộc người

Thuật ngữ tộc người xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ XIX, ban đầu nó
được dùng để chỉ các nhóm tộc người (groupe ethnie), hay đơn vị tộc người (unité
Ethnie). Trong Dân tộc học, khi đó Ethnie tương ứng như ethnic, ethnos, ethikum,
ethnea,… Cho đến khoảng những năm Sáu mươi của thế kỷ XX, thuật
ngữ Ethnie mới được sử dụng rộng rãi, kể cả ở Liên Xô (Hiến pháp Liên Xô 1977

dùng Ethnos thay cho bộ tộc, bộ lạc,…). Tuy vậy, trong thực tiễn cũng như khoa
11


học Nation và Ethnie/Ethnic không thể là một, mà đây là hai khái niệm hoàn toàn
khác nhau. Trong khi Dân tộc (Nation) phải là một cộng đồng chính trị, bao gồm
cư dân của một quốc gia có chung một nhà nước, một chính phủ, có luật pháp
thống nhất,…thì Tộc người (Ethnic/Ethnie) là cộng đồng mang tính tộc người,
không nhất thiết phải cư trú trên một cùng lãnh thổ, có chung một nhà nước, dưới
sự quản lý điều hành của một chính phủ với những đạo luật chung thống nhất.
Mặc dù các trường phái Dân tộc học có nhiều quan điểm khác nhau về tộc
người,xong tất cả đều thống nhất: Tộc người chỉ các cộng đồng mang tính tộc
người bất kỳ, kể cả các cộng đồng tộc người chủ thể của các quốc gia, và các cộng
đồng tộc người thiểu số trong các quốc gia, vùng miền, không phân biệt đó là cộng
đồng tộc người tiến bộ, hay cộng đồng tộc người còn đang trong quá tình phát
triển.
Với nhận thức trên, trong thế giới hiện đại của chúng ta ngày nay, đang tồn
tại các loại hình cộng đồng dân tộc và cộng đồng tộc người,...(3). Trên thế giới, đa
số các quốc gia đều là Quốc gia đa dân tộc, tức là cộng đồng cư dân ở đó gồm
nhiều tộc người. Trong những trường hợp này, khái niệm dân tộc và tộc
người trùng khớp nhau. Tuy vậy cũng có quốc gia chỉ có một tộc người (Triều
Tiên,…), trong trường hợp này dân tộc được hiểu là tộc người cũng không sai.
1.2.3. Nhóm địa phương

Mỗi dân tộc có thể bao gồm nhiều nhóm địa phương khác nhau; song song và
đồng hành bên cạnh dân tộc, là các loại hình cộng đồng người tiền dân tộc (bộ tộc,
bộ lạc,..). Thường thì các loại hình tiền dân tộc này tồn tại ở các khu vực, các quốc
gia có trình độ kinh tế – xã hội kém phát triển hơn. Trong các xã hội hiện đại, các
cộng đồng dân tộc mới vẫn có thể đang trong quá trình hình thành. Đó là quá trình
tộc người ở xã hội hiện đại.


12


CHƯƠNG 2. MIỀN NÚI VIỆT NAM: THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI
4 TIẾT
2.1. Điều kiện địa lý tự nhiên Việt Nam

2.1.1. Vị trí địa lí
– Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương tiếp giáp Biển Đông
gần trung tâm ĐNÁ, trên các đường hàng hải, đường bộ và đường hàng không
quốc tế.
13


– Việt Nam nằm trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, khu vực có hoạt động
kinh tế sôi động nhất thế giới.
2.1.2. Phạm vi lãnh thổ
Lãnh thổ Việt Nam gồm 3 bộ phận :
– Phần đất liền : Có diện tích 331.212 km2 (2006- số liệu của TCTK). Hệ toạ độ :
8º34’B – 23º23’B và 102º10’Đ – 109º24’Đ. Tiếp giáp với Trung Quốc ở phía bắc,
Lào và Cam-pu-chia ở phía tây, phía đông và nam giáp Biển Đông và vịnh Thái
Lan, nằm hoàn toàn trong múi giờ số 7
– Phần biển : Có diện tích trên 1 triệu km2 gồm 5 bộ phận : nội thuỷ, lãnh hải, tiếp
giáp lãnh hải, vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế. Nếu kể cả biển, lãnh
thổ nước ta kéo dài xuống tận vĩ tuyến 6º50’B và ra tận kinh tuyến 117º20’Đ.
– Vùng trời : Là khoảng không gian vô tận bao phủ lên trên lãnh thổ.
2.1.3. Ý nghĩa của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
* Ý nghĩa tự nhiên
+ Vị trí địa lý đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất

nhiệt đới ẩm gió mùa.
+ Vị trí và lãnh thổ tạo nên sự phân hóa đa dạng về tự nhiên, sự phong phú về tài
nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật.
+ Vị trí địa lý nước ta nằm trong khu vực có nhiều thiên tai
* Ý nghĩa kinh tế – xã hội và quốc phòng
+ Về kinh tế : Vị trí địa lý rất thuận lợi trong giao lưu với các nước và phát triển
kinh tế.
+ Về văn hoá – xã hội: vị trí địa lý tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống
hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước trong khu vực Đông
Nam Á.
+ Về an ninh, quốc phòng: nước ta có một vị trí đặc biệt quan trọng ở khu vực
Đông Nam Á. Biển Đông có ý nghĩa rất quan trọng trong công cuộc xây dựng,
phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.
2.2. Các dân tộc (tộc người) thiểu số ở Việt Nam
14


CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM

5

TIẾT
3.1. Qúa trình hình thành dân tộc (quốc gia) Việt Nam (sinh viên tự nghiên cứu
viết bài thuyết trình theo nhóm)
3.2. Văn hóa việt Nam là một nền văn hóa đa dạng mà thống nhất

Thứ nhất, xét trong mối quan hệ giữa các nền văn hoá dân tộc, bản sắc văn hoá của
mỗi dân tộc bao giờ cũng thể hiện tính hai mặt: tính thống nhất và tính đa dạng.
Tính thống nhất phản ánh những nét chung của nền văn hoá xét ở các cấp độ khác
nhau, như văn hóa vùng, văn hóa quốc gia, văn hoá khu vực hay văn hoá thế giới.

Tính đa dạng phản ánh những sắc thái riêng, đặc thù, đặc sắc giàu bản sắc của mỗi
15


nền văn hoá dân tộc. Nghiên cứu bản sắc văn hóa dân tộc là tìm đến cái riêng, cái
đặc thù của một dân tộc. Tuy nhiên, quan niệm thế nào là cái riêng, cái đặc thù? Nó
là cái "độc đáo" hay là cái "dị biệt"? Mối quan hệ giữa cái riêng, cái đặc thù với cái
chung như thế nào? Đó là những vấn đề không đơn giản. Trong thực tế, từ nhiều
nền văn hóa của các cộng đồng dân tộc đã tạo nên những giá trị chung, như lòng
yêu nước, tình yêu thương con người, yêu thiên nhiên... Có ý kiến cho rằng, "...
chẳng phải chỉ ở Việt Nam mới có, mới biết tình cảm và ơn nghĩa, mới lo đạo và
đời, có điều với hoàn cảnh đất nước và tập tính cộng đồng, những phẩm chất ấy
trội nổi và bám rễ sâu xa, trở thành những giá trị đặc sắc không thể bỏ qua hoặc
trộn lẫn trên gương mặt dân tộc"(4). Có nhà nghiên cứu lại nhấn mạnh, cùng
những giá trị ấy nhưng các dân tộc có sự lựa chọn, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên khác
nhau, hoặc mỗi dân tộc có sắc thái biểu hiện một cách khác nhau mà thôi. Vì thế,
cần có thái độ đúng mực, trân trọng đối với các nền văn hóa trong cộng đồng các
dân tộc trên mọi phương diện quốc gia (nation) hay quốc tế (international), tránh
đề cao nền văn hóa dân tộc này mà xem nhẹ, coi thường nền văn hóa của dân tộc
khác, cộng đồng dân tộc khác. Đó là sự thừa nhận cả tính thống nhất (cái chung)
lẫn tính đa dạng, giàu bản sắc (cái riêng, cái đặc thù) trong bản sắc văn hóa dân
tộc.
Thừa nhận tính đa dạng của văn hóa là thừa nhận cái riêng, cái đặc thù trong quan
hệ biện chứng với cái chung. Đó là sự đa dạng trong thống nhất, thống nhất mà đa
dạng, nó được biểu hiện như một khuynh hướng chung. Nghiên cứu trong không
gian và thời gian càng rộng thì bản sắc văn hoá dân tộc càng được bộc lộ rõ hơn.
Hơn nữa, bản sắc văn hóa dân tộc chỉ được biểu hiện và có ý nghĩa khi đặt nó trong
mối quan hệ với văn hoá các dân tộc khác. Chẳng hạn, bản sắc văn hoá dân tộc
Việt Nam qua trang phục áo dài sẽ được nhận diện rõ hơn khi đặt bên cạnh trang
phục của các dân tộc khác trên thế giới, như áo kimônô của Nhật Bản, áo hanbok

của Hàn Quốc...(4)
Tôn trọng sự phong phú, đa dạng của các nền văn hóa trong sự thống nhất là một
điều cần thiết. Nhận thức này giúp tránh được sự tuyệt đối hoá ranh giới giữa cái
chung và cái riêng trong bản sắc văn hoá dân tộc, tách rời tuyệt đối những giá trị
16


nhân văn mang tính nhân loại với những giá trị mang tính bản sắc văn hoá dân tộc,
dẫn đến nhận thức lệch lạc: ca tụng nhiệt liệt mọi sự độc đáo của một cộng đồng
dân tộc mà ít quan tâm đến giá trị chung mang tính nhân loại trong bản sắc văn hóa
dân tộc hoặc ngược lại, đề cao cái nhân loại mà quên đi cái bản sắc văn hóa riêng
của mỗi dân tộc. Cả hai quan điểm này đều dẫn đến cách ứng xử cực đoan: hoặc
đóng cửa hoàn toàn với thế giới bên ngoài, hoặc mở cửa một cách không kiểm soát
trước những luồng gió văn hóa từ bên ngoài kể cả trong lành hay độc hại. Cả hai
cách đó đều không có lợi cho sự phát triển của một dân tộc, bởi một dân tộc không
thể phát triển khi đánh mất bản sắc, cốt cách riêng của dân tộc hoặc không kế thừa,
tiếp thu biện chứng những giá trị tích cực của văn hóa nhân loại. Đã có thời kỳ
chúng ta cho rằng kinh tế thị trường là của chủ nghĩa tư bản, là nền kinh tế không
thể dung hợp với chủ nghĩa xã hội,... nên đã không đánh giá đúng về nó như là sản
phẩm của sự phát triển tất yếu của nhân loại. Nhưng từ khi kinh tế thị trường được
chúng ta nhận thức đúng và tiếp nhận một cách sáng tạo, biện chứng, vận dụng phù
hợp với điều kiện cụ thể của đất nước - xây dựng phát triển nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa thì nền kinh tế nước ta đã có nhiều khởi sắc, trở thành
một nền kinh tế năng động, duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, góp
phần nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế.
3.3. Văn hóa các dân tộc Việt Nam có quá trình hình thanh và phát triển
lâu đời
Thời điểm phát minh ra "lửa" là dấu mốc quan trọng ban đầu cho sự ra đời và phát
triển của văn hoá.Nóinhư vậy có nghĩa văn hoá là sản phẩm chỉ riêng có ở loài
người, đi liền với sự phát triển của xã hội loài người._ Nhìn lại lịch sử: "Thềm

trước" của nền văn minh lửa đốt là một bức tranh sinh hoạt mang tính sinh
họcthuần tuý của động vật bậc thấp; Còn "sân sau" của nền văn minh lửa đốt là ánh
sáng tư duy của động vật bậc cao. Văn hoá chính là thành quả đằng sau chuỗi tiến
hoá lâu dài của loài người, gắn liền với phươngthức sống nhất định._ Khai mở như
trên là nhằm chứng minh nguồn gốc của văn hoá từ trong lao động. Lao động vừa
là điềukiện cho sự xuất hiện của văn hoá, nhưng đồng thời cũng là phương thức
17


duy trì sự tồn tại và phát triển củavăn hoá. Cũng chính lao động là dấu hiệu để
phân biệt loài người với loài vật, vì từ lao động là tiền đề vậtchất tiên quyết cho sự
ra đời của tư duy-Cái chỉ có ở loài người (còn loài vật thì không có)._ Xét về mặt
quan hệ: Tư duy là sản phẩm của tiến trình tiến hoá lâu dài bởi sự tác động của con
người vàogiới tự nhiên. Nói một cách khác, "tư duy chính là thực tiễn được cải
biến đi ở trong bộ óc con người".Song, tư duy không phải là một hiện tượng thụ
động, bất biến. Nó mang "nội dung thực tiễn", vừa có chứcnăng lưu trữ tri thức,
vừa có nhiệm vụ truyền tải tri thức. Cho nên, ngôn ngữ với bản chất là "cái võ vật
chấtcủa tư duy" đã trở thành mắt xích quan trọng trong quá trình trao đổi thông tin,
duy trì và phát triển các quanhệ giữa con người với con người trong quá trình cải
biến tự nhiên, xã hội và chính bản thân con người._ Sáng tạo là thuộc tính của tư
duy nhưng sáng tạo cũng chỉ có thể được thể hiện thông qua những điều kiệnvật
chất nhất định. Nhưng điều kiện vật chất đáp ứng sáng tạo phải thông qua lao động
vì, "nếu phương diệnkinh tế của lao động là sự sản xuất ra của cải vật chất, thì
phương diện văn hoá của lao động chính là sựsáng tạo-biểu hiện của các lực lượng
bản chất người. Quá trình biểu hiện của các lực lượng bản chất ngườiấy chính là
quá trình sức sáng tạo được vật thể hoá trong hoạt động chiếm lĩnh và cải tạo thế
giới, trong đócó bản thân con người". Cũng chính sự sáng tạo văn hoá là động lực
tiến bộ của loài người; Sự đa dạng củavăn hoá là kho tàng quý báu nhất của văn
hoá nhân loại và là một yếu tố cần thiết của phát triển" *Như vậy, cùng với lao
động, tư duy, sáng tạo và ngôn ngữ là cội nguồn là điều kiện nhưng cũng làphương

thức tồn tại và phát triển của văn hoá.Từ thực tiễn vật chất và tinh thần của văn hoá
cho thấy, văn hoá là một lĩnh vực có nội hàm và ngoại diênrất rộng lớn: Vô cùng
đa dạng và phong phú nhưng cũng không kém phần phức tạp._ Cho đến nay đã tồn
tại nhiều định nghĩa về văn hoá. Tuỳ theo quan điểm, góc độ tiếp cận khác nhau
màcác nhà văn hoá đưa ra các định nghĩa khác nhau về văn hoá:Hồ Chí Minh-Một
danh nhân văn hoá thế giới cho rằng "Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc
sống,loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp
luật, khoa học, tôn giáo, văn học,nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng
ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộnhững sáng tạo và phát
18


minh đó tức là văn hoá"_ Tổ chức văn hoá thế giới định nghĩa: "Trong ý nghĩa
rộng nhất, văn hoá là tổng thể những nét riêng biệttinh thần và vật chất, trí tuệ và
xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trongxã hội.
Văn hoá bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản
của con người,những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng. Văn
hoá đem lại cho con người những khảnăng suy xét về bản thân. Chính văn hoá làm
cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lýtính, có óc phê phán
và dấn thân một cách đạo lý. Chính nhờ văn hoá mà con người tự thể hiện, tự ý
thứcđược bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem
xét những thành tựu của bảnthân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và
sáng tạo nên những công trình mới mẻ và tạo nênnhững công trình vượt trội lên
bản thân"._ Từ lập trường duy vật biện chứng truy cứu về văn hoá thấy rằng: Xét
theo nghĩa rộng, Văn hoá là "trìnhđộ phát triển lịch sử nhất định của một xã hội,
sức sáng tạo và năng lực của con người trong xã hội, biểuhiện các kiểu và hình
thức tổ chức đời sống và hoạt động, cũng như trong các giá trị vật chất và tinh thần
docon người tạo ra.....Văn hoá bao gồm những kết quả khách quan của hoạt động
con người (sản xuất, máymóc, thiết bị, kết quả nhận thức, tác phẩm nghệ thuật,
chuẩn tắc đạo đức và Pháp luật) cũng như của sứcsáng tạo và năng lực con người

được thể hiện trong hoạt động (tri thức, kỷ năng, thói quen, trình độ trí tuệ, sự phát
triển đạo đức và thẩm mỹ, thế giới quan, phương thức và hình thức giao tiếp giữa
con người với nhau). Xét theo nghĩa hẹp, văn hoá là lĩnh vực đời sống tinh thần
của con người"
Tóm lại, văn hoá là một trong những căn cứ để phân biệt con người với loài vật.
Nguồn gốc lao động củavăn hoá khẳng định một cách khách quan, duy vật về một
hình hình thái ý thức xã hội. Từ trong văn hoá,chúng ta tìm thấy được những giá trị
vật chất và tinh thần của xã hội loài người qua các thời kỳ lịch sử khácnhau.
Mỗi dân tộc đều có nền văn hoá riêng của mình. Văn hoá dân tộc là thành tựu của
cả dân tộc đi cùnglịch sử của dân tộc đó.Dân tộc Việt Nam là một dân tộc bình
đằng với tất cả các dân tộc trên thế giới, có chủ quyền, độc lập vàtoàn vẹn về lãnh
thổ, có lịch sử dựng nước và giữ nước, do đó có nền văn hoá riêng, mang phong
19


cách, bảnsắc độc đáo của khu vực Á-Đông.Văn hoá dân tộc Việt Nam là thành tựu
của cả dân tộc Việt Nam, được hình thành trong quá trình đấu tranhvới thiên nhiên,
chống xâm lược ngoại bang và thực tiễn lao động sản xuất._ Văn hoá Việt Nam
gắn liền với lịch sử phát triển của dân tộc. Trước hết là nền văn hoá thời Tiền sử
vớinhững thành tựu ban đầu của người nguyên thuỷ ở núi Đọ (Thanh Hoá) và sau
đó là nền văn hoá Sơn Vi(hậu kỳ đá cũ). Đặc trưng của nền văn hoá này là săn bắt,
hái lượm, dùng đá làm công cụ sản xuất. Theo dấutích khảo cổ học, thời kỳ này
"người nguyên thuỷ đã biết dùng lửa. Họ chôn người ngay nơi cư trú. Thức ănchủ
yếu là nguyễn thể, những cây, quả, hạt và một số các loại động vật vừa và nhỏ". Từ
thế giới quan triếthọc phải thừa nhận rằng, hành vi chôn người chết của người
nguyên thuỷ biểu hiện một quan niệm duy tâm-tôn giáo. Chính việc chôn người
chết kèm theo những vật dụng ngay nơi cư trú là thể hiện niềm tin về mộtthế giới
khác sau khi lìa bỏ thế giới sống trần tục. Đây cũng được xem là một quan niệm
nhân văn, nhân đạosâu sắc bước đầu của tổ tiên người Việt.Thời kỳ đá mới (cách
đây hơn một vạn năm) đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong lối sống của

conngười. Thời kỳ này con người đã nhận biết, tận dụng và sử dụng nhiều loại
nguyên vật liệu từ đá, đất sét,sừng, xương, tre, nứa, gỗ,.. để làm công cụ sản xuất.
Đặc biệt hơn, họ đã biết làm gốm, thuần dưỡng độngvật, biết trồng cây, biết quy
hoạch định cư thành từng nhóm, dân số theo đó cũng tăng lên,..Chính phươngthức
sống này đã đẩy văn hoá phát triển lên một tâm cao mới, tiêu biểu cho sự tiến bộ
đó là những đặc trưngcủa nền văn hoá Hoà Bình.Văn hoá thời Sơ sử với ba trung
tâm lớn ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam:-Văn hoá Đông Sơn hình thành ở các lưu
vực sông (Sông Hồng, Sông Cả, Sông Mã). Đặc trưng của phươngthức sống thời
kỳ này vẫn là sự chuyển tải nội dung của nền văn hoá Hoà Bình nhưng ở một trình
độ caohơn. Vào thời kỳ này, cư dân tiền Đông Sơn đã biết trồng lúa nước, chăn
nuôi gia súc làm thức ăn, làmphương tiện chuyên chở hàng hoá,... Tuy nhiên việc
tìm thấy vật liệu đồng thau đã gây ra sự tác động khôngnhỏ đến đời sống kinh tếxã hội thời kỳ này. Chính nguyên vật liệu từ đồng đã thúc đẩy nghề đúc đồng
pháttriển. Phần lớn những công cụ sản xuất, vũ khí được đúc bằng đồng với kỷ
thuật tinh xảo. Đặc biệt nhữngchiếc trống đồng là sản phẩm đằng sau kỷ thuật đỉnh
20


cao của nghệ nhân thời Đông Sơn đã trở thành biểutượng của văn hoá dân tộc.Từ
các di chỉ khảo cổ cho thấy, thời kỳ Đông Sơn đã có sự phân khu, phân tầng văn
hoá, đồng thời cũngdiễn ra sự giao lưu văn hoá giữa các bộ lạc bởi vì đã có hoạt
động trao đổi kinh tế, tặng vật phẩm tín ngưỡngtôn giáo,... Và cũng chính những
hoạt động này là căn cứ thừa nhận tư duy sáng tạo trong đời sống tínngưỡng cũng
như nghệ thuật của một nền văn hoá non trẻ. Trong lĩnh vực nghệ thuật, thời kỳ
này, conngười đã biết trang trí với những hoạ tiết có tính đối xứng chặt chẽ. Cho
nên, về mặt triết học phải thấy đượcrằng đó là "tư duy phân đôi", ít nhiều mang
tính biện chứng của người Sơ sử.Văn hoá, nghệ thuật thời kỳ này cũng rất đa dạng
và phong phú với những huyền thoại, thần thoại mang tínhsử thi ("Đẻ đất đẻ
nước") cùng những nhạc cụ âm nhạc sinh động từ vật liệu thiên nhiên, đặc biệt là
đồngvới những chiếc trống có âm thanh vang xa, vọng.Nghi lễ, tín ngưỡng của cư
dân Đông Sơn gắn liền với nghề trồng lúa nước. Vì vậy, thần Mặt trời là vị thầnchủ

đạo được thờ phụng nhằm cầu may cho mùa màng tốt tươi để cư dân được no ấm,
an bình,... -Văn hoá Sa Huỳnh có không gian phân bố rộng lớn, từ Bình Trị Thiên
kéo dài tới lưu vực sông Đồng Nai.Nếu văn hoá Đông Sơ với đặc trưng lớn nhất là
những cộng cụ, vật dụng bằng đồng, phục vụ cho sản xuấtthì nền văn hoá Sa
Huỳnh lấy sắt làm nguyên liệu chủ yếu để chế tạo ra những cộng cụ phụ vụ cho
nền sảnxuất nông nghiệp lúa nước, cùng các loại cây ăn quả, củ khác. Cũng đặt
trong so sánh, nếu cư dân Đông Sơnhãnh diện về kỷ thuật đúc đồng thì cư dân Sa
Huỳnh cùng tự hào về kỷ thuật đúc sắt. Những công cụ sắt của cư dân Sa Huỳnh
nhiều không kém công cụ bằng đồng của cư dân Đông Sơn, Thậm chí còn
nhiềuhơn.Ngoài ra cư dân Sa Huỳnh còn nổi tiếng với truyền thống dệt vải, đúc đồ
gốm, làm trang sức bằng nhiềuchất liệu từ thiên nhiên. Điều đó chứng tỏ tư duy
của người Sa Huỳnh đã phát triển ở tâm cao, tạo ra mộtnền văn hoá tiến bộ, chủ
động khai phá, cải biến tự nhiên. -Văn hoá Đồng Nai là nền văn hoá của cư dân
vùng Nam Bộ. Đặc điểm của nền văn hoá này gắn liền điềukiện tự nhiên (sông
nước miệt vườn). Vì vậy, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu.Nếu cư dân Đông Sơn
dùng nguyên liệu đồng, cư dân Sa Huỳnh dùng Sắt để chế tạo cộng cụ sản xuất là
chủyếu, thì cư dân Đồng Nai sử dụng đá làm nguyên liệu chính thống chế tác ra
21


những công cụ sản xuất vàthậm chí cả những hàng trang sức để phụ vụ đời sống
tinh thần._ Đời sống tín ngưỡng của cư dân vùng này còn dừng lại ở cấp độ "Bái
vật giáo", song họ vẫn tin có một thếgiới khác ngoài thế giới hiện thực của con
người người sống.Nhìn chung, cư dân Đông Nai sống ven cửa sông, rạc, biển nên
từ lâu đời đã có truyền thống "ăn to nói lớn", khoáng đảng, bổ bả, ít suy tư trầm
lắng như người vùng ngoài.Văn hoá Bắc thuộc là nền văn hoá phụ thuộc vào sự
thống trị của Phong kiến Trung Hoa ở phương Bắc.Thời kỳ này đã đặt văn hoá
Việt Nam vào thế cam go phải đấu tranh với sự đô hộ của phong kiến xâm
lượcchống lại sự đồng hoá dân tộc._ Văn hóa Việt Nam vốn dĩ độc lập trong sự cởi
mở, rộng lượng của truyền thống người Việt cổ sau quátrình tiếp biến thiên nhiên

và cuộc sống lâu dài nay có nguy cơ bị Hán hóa, biến thành một tiểu khu của
Trung Hoa đại lục.Phong kiến phương Bắc đưa chân đến đất Nam không chỉ
chuyên chở ý đồ chính trị mà còn kéo theo văn hoá bản địa. Hành trang chủ yếu
của văn hoá bản địa là đạo Nho, Lão-Trang với những nội dung phục vụ cho mục
đích đồng hoá.Không chịu khuất phục trước sức mạnh về số lượng, dân tộc
ViệtNam trương cao ngọn cờ: Đấu tranh để bảo vệ bản sắc, bảo vệ dân tộc, chống
đồng hóa, tiếp tục phát huy giá trị văn hóa dân tộc, giải phóng đất nước.Tuy nhiên,
từ giác độ xã hội học phải thừa nhận rằng: Những nội dung máng đậm tính nhân
văn của đạoNho Trung Quốc (nhân-lễ-nghĩa-chính danh) rất gần gũi trong nếp ăn,
thói ở của người Việt. Cho nên,Phong kiến Trung Hoa đã biết lợi dụng điều đó mà
khuyếch trương, truyền giáo. Nếu có thể đặt ra ngoài vấn đề chính trị mà nhìn sâu
vào đời sống tinh thần thì có thể thấu rõ được một sự thực là: Bản thân những giá
trị nhân văn, nhân bản của Nho giáo đã tồn tại trong lòng truyền thống tốt đẹp của
dân tộc.Cùng với những chuẩn giá trị đạo đức của các tôn giáo Trung Hoa, mà chủ
yếu là đạo Nho. Phật Giáo (mộttrong ba tôn giáo lớn trên thế giới) cũng có mặt ở
Việt Nam. Những kỷ cương, luân lý của đạo Phật đã gópphần không nhỏ xiết chặt
lối sống buông thả của con người trần tục. Xét về mặt ý nghĩa, nó phù hợp với
tâmcan hướng thiện của người Việt. Cho nên văn hoá Việt Nam tiếp biến đạo Phật
là góp thêm phần đa dạng,phong phú và nhân đạo của một truyền thống lâu
đời.Trước khi bước vào thời kỳ độc lập tự chủ, văn hoá Việt Nam ghi nhận dấu ấn
22


của nền văn hoá champa vàÓc Eo.Với sự thống trị của các triều đình phong kiến
Việt Nam (đặc biệt là triều đình nhà Nguyễn), vào thế kỷ thứXVI một tôn giáo có
nguồn gốc từ Phương tây đã xâm nhập vào văn hoá Việt Nam. Đó là Thiên Chúa
Giáo-tôn giáo làm nên văn minh phương Tây.Nội dung của Thiên Chúa giáo tập
trung chủ yếu ở phúc âm. Giáo lý dạy: Con người là một sinh linh vôcùng nhỏ bé,
khi sinh ra đã mang nặng tội tổ tông. Vì vậy, sống kiếp làm người phải ăn năn,
xám hối, chuộclỗi với Chúa, cầu mong Chúa cứu rỗi, ban ơn,...Sự nghiệp trần thế

của con chiên là phụng dưỡng ý đồ cứuđộ của Thiên Chúa để khi chết không bị
đầy xuống tuyền đài mà được trở về với Thiên đường sống hạnhphúc bên Thiên
Chúa vô vàn tôn kính._ Lý tưởng của Kinh Thánh sớm ăn nhập vào tâm tri của một
bộ phận không nhỏ dân chúng có cuộc sốngkhổ đau, bần hàn. Nó đã được dân tộc
việt Nam tiếp biến, cải biên phần nào cho phù hợp với truyền thống văn hoá dân
tộc. Từ đây, văn hoá Việt Nam được bổ một nội dung văn hoá tôn giáo mới, tăng
thêm phân đadạng và sâu sắc.Nửa sau thế kỷ XIX, văn hoá Việt Nam đặt dưới sự
thống trị của thực dân. Dưới sự chèo lái của triều đình nhà Nguyễn,"dân tộc Việt
Nam đã đánh mất hành động độc lập trong lịch sử”, làm cho con thuyền văn hoá
dân tộc chỉu nặng ý đồ chính trị thực dân Phương tây. Lúc này, văn hoá Việt Nam
mang hai nội dung chủyếu là: “Tiếp xúc và giao thoa văn hóa Việt Pháp; và giao
lưu văn hóa tự nhiên Việt Nam với thế giới Đôngtây”._ Đặc biệt lĩnh vực văn hoá
vật chất được thực dân Pháp phát triển ồ ạt trên lãnh thổ Việt Nam, làm phainhạt
tính đậm đà, bản sắc của văn hoá dân tộc và thay vào đó bằng văn hoá ngoại lai, xa
lạ với cư dân nông nghiệp lúa nước.Vì vậy, trước khi cách mạng tháng 8 thành
công, năm 1943 Đảng Cộng Sản Việt Nam đã xây dựng bản Đề cương văn hoá,
vạch ra tình trạng "Văn hoá Việt Nam hiện nay về hình thức là thuộc địa, về nội
dung là tiềntư bản. Chiến tranh và xu trào văn hoá hiện nay: Ảnh hưởng của văn
hoá Phát xít làm cho tính chất, nô dịch trong văn hoá Việt Nam mạnh lên, những
đồng thời chịu ảnh hưởng của văn hoá tân dân chủ, xu trào văn hoá mới của Việt
Nam đang cố vượt hết mọi trở lực để nẩy nở". Xuất phát từ thực trạng văn hoá này,
đảng ta đã đề ra nhiệm vu xây dựng nền văn hoá mang nội dung: Dân tộc, Khoa
học và Đại chúng.Năm 1945, cách mạng tháng 8 thành công, nước Việt Nam dân
23


chủ cộng hoà ra đời, đánh dấu một mốc sonvĩ đại trong lịch sử dân tộc, đưa đất
nước bức vào kỷ nguyên của độc lập, tự chủ, xây dựng nền văn hoá mớixã hội chủ
nghĩa. Từ đây, những nội dung của bản Đề cương văn hoá dân dần được bổ sung,
phát triển theotỉnh hình cách mạng của dân tộc._ Sau năm 1955, đất nước ta bị chia

cắt làm hai miền: Miền bắc xây dựng, phát triển kinh tế-chính trị, vănhoá-xã hội xã
hội chủ nghĩa; Miền nam còn chịu ách thống trị của thực dân-đế quốc Mỹ, do đó
văn hoáMiền nam bị ảnh hưởng nhiều bởi lối sống của văn hoá Phương tây.Năm
1975, Miền nam hoàn toàn giải phóng, đất nước độc lập, giang sơn thu về một mối,
văn hoá Việt Namthống nhất phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt
Nam._ Trải qua một thời kỳ văn hoá bao cấp, năm 1986 Đẳng ta đổi mới tư duy
phát triển nền kinh tế thị trườngtheo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng đời
sống mới. Từ đây, cùng với các lĩnh vực khác, văn hoáđược Đảng ta trú trọng quan
tâm bằng những quyết sách cụ thể._ Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung
ương Đảng (khoá V) tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIchỉ rõ: "Công tác văn
hoá, văn học, nghệ thuật phải được nâng cao chất lượng. Mỗi hoạt động văn hoá,
vănnghệ đều phải tính đến hiệu quả xã hội, tác động tốt đến tư tưởng, tâm lý, tình
cảm, nâng cao trình độ giácngộ xã hội chủ nghĩa và trình độ thẩm mỹ của nhân
dân. Quan tâm đáp ứng nhu cầu, thị hiếu lành mạnh củacác tầng lớp xã hội và các
lứa tuổi"._ Báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương Đảng (khoá VI) tại Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIIvạch ra nhiệm vụ của cách mạng văn hoá Việt
Nam là: "Tiếp tục xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hoáViệt Nam, bảo tồn và
phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp của các dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá
nhânloại. Vận động toàn dân thực hiện lối sống cần, kiệm, văn minh, lịch sự. Phổ
biến rộng rãi trong nhân dânnhững kiến thức văn hoá cần thiết cho sản xuất và đời
sống. Thực hiện nam nữ bình đẳng, bảo vệ nhânphẩm phụ nữ. Phát động phong
trào quần chúng bài trừ mê tín dị đoan và các tệ nạn xã hội khác"._ Đại Hội lần thứ
VIII của Đảng tiếp tục khẳng định: "Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa
là mụctiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội. Cùng với khoa
học và công nghệ, giáo dục và đàotạo, các hoạt động văn hoá, văn nghệ có vị trí
quan trọng trong việc hình thành nhân cách, làm phong phúđời sống tinh thần con
24


người Việt Nam. Bản sắc dân tộc và tính chất tiên tiến của nền văn hoá phải

đượcthấm đậm không chỉ trong công tác văn hoá-văn nghệ, mà cả trong mọi hoạt
động xây dựng, sáng tạo vậtchất, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ,
giáo dục và đào tạo sao cho trong mọi lĩnh vực chúng tacó cách tư duy độc lập, có
cách làm vừa hiện đại vừa mang sắc thái Việt Nam". Do đó, "Mọi hoạt động
vănhoá, văn nghệ phải nhằm xây dựng và phát triển văn hóa tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc, xây dựng conngười Việt Nam về tư tưởng, đạo đức, tâm hồn, tình cảm,
lối sống, xây dựng môi trường văn hoá lành mạnhcho sự phát triển xã hội". Đồng
thời, "kế thừa và phát huy các giá trị tinh thần, đạo đức và thẩm mỹ, các disản văn
hoá, nghệ thuật của dân tộc".Tiếp tục đường hướng nói trên, năm 1998 Đảng ta tổ
chức Hội Nghị TW V, chuyên bàn về vấn đề văn hoá.Xác định xây dựng nền văn
hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong giai đoạn phát triển mới._
Nền văn hoá tiên tiến không có nghĩa là xoá bỏ truyền thống mà nó là nền văn hoá
mang những đặc trưngcụ thể như: Yêu nước, tiến bộ, độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-lênin,tư tưởng Hồ Chí minh; nhân văn;
phong phú cả về nội dung và hình thức._ Tính chất tiên tiến phải đảm bảo được nội
dung nhân văn, nhân đạo sâu sắc, nhưng đồng thời phải thể hiệnsự đa dạng và
phong phú về hình thức.Tính chất đậm đà của nền văn hoá dân tộc đảm bảo giữ gìn
và phát huy những giá trị mang bản sắc dân tộcnhư lòng yêu nước, tinh thần nhân
ái, sự bao dung, độ lượng, quý trọng nghĩa tình, đạo lý, dũng cảm và đặcbiệt giữ
gìn tinh thần đoàn kết dân tộc.Để xây dựng nền văn hoá vừa tiên tiến vừa đậm đà,
Hội Nghị TW V đã xác định:-Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục
tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xãhộ;-Nền văn hoá mà chúng ta
xây dựng là nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;-Nền văn hoá Việt Nam
là nền văn hoá thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam;
-Xây dựng và phát triển văn hoá là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong
đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng;
-Văn hoá là một mặt trận; xây dựng và phát triển văn hoá là một sự nghiệp cách
mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng._ Nhìn lại
20 năm đất nước đổi mới, văn hoá Việt Nam đang "thăng hoa", tiến bước cùng sự
25



×