Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

GIÁO TRÌNH bảo TÀNG và DI TÍCH LỊCH sử VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (657.33 KB, 58 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI

GIÁO TRÌNH
(Lưu hành nội bộ)
BẢO TÀNG VÀ DI TÍCH LỊCH SỬ VIỆT NAM
(Dành cho sinh viện hệ đại học chính quy)

Tác giả: Trần Thị Tuyết Nhung

NĂM 2017


LỜI NÓI ĐẦU
Bảo tàngvà di tích lịch sử Việt Nam là tài liệu được biên soạn để phục vụ
cho việc học tập, giảng dạy của giảng viên và sinh viên đại học các ngành
Địa lý du lịch... Tài liệu cung cấp những kiến thức cơ bản về bảo tàng và di
tích lịch sử Việt Nam…
Giáo trình được biên soạn dựa trên để cương chi tiết học phần Bảo tàng và
di tích lịch sử Việt Nam đã được Hội đồng khoa học và Đào tạo nhà trường
thông qua.
Tài liệu không chỉ phục vụ cho việc học tập, giảng dạy học Bảo tàng và di
tích lịch sử Việt Nam mà còn là một tài liệu tham khảo trong quá trình kiến
tập, thực tập và giảng dạy sau này của sinh viên.
Mặc dù đã hết sức cố gắng, song do biên soạn lần đầu, giáo trình không
tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong đồng nghiệp và bạn đọc đóng góp ý
kiến để giáo trình được hoàn thiện hơn.


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU


CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO TÀNG VÀ DI
TÍCH, DI SẢN VĂN HÓA. ...................................... Error! Bookmark not defined.
1.1. Một số thuật ngữ khái niệm (bảo tàng, bảo tồn, di tích di sản và
danh lam thắng cảnh) ........................................... Error! Bookmark not defined.
1.1.1.Bảo tàng ..................................................... Error! Bookmark not defined.
1.1.2 Bảo tồn ....................................................... Error! Bookmark not defined.
1.1.3 Di tích ........................................................ Error! Bookmark not defined.
1.1.4 Di sản văn hóa ......................................... Error! Bookmark not defined.
1.1.5 Danh lam thắng cảnh ............................... Error! Bookmark not defined.
1.2. Khái lược về lịch sử bảo tàng Việt Nam...... Error! Bookmark not defined.

1.2.1. Qúa trình hình thành và phát triển của bảo tàngError! Bookmark not defined
1.2.2. Bảo tàng Việt Nam .................................. Error! Bookmark not defined.
1.2.3. Phân loại bảo tàng ................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.4. Chức năng của bảo tàng ......................... Error! Bookmark not defined.
1.3 Những thành tựu về Bảo tồn - Bảo tàng Việt Nam từ năm 1954
đến nay.................................................................... Error! Bookmark not defined.

CHƯƠNG 2. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ BẢO TÀNGError! Bookmark not d
2.1. Sưu tầm hiện vật bảo tàng ............................. Error! Bookmark not defined.
2.2 Kiểm kê các di tích của bảo tang ................... Error! Bookmark not defined.
2.3. Bảo quản và tu sửa di tích trong bảo tàng ... Error! Bookmark not defined.
2.4. Trưng bày hiện vật của bảo tàng .................. Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 3. DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAMError! Bookmark not defined.
3.1. Phân loại di tích .............................................. Error! Bookmark not defined.
3.2. Phân cấp di tích .............................................. Error! Bookmark not defined.
3.3. Thống kê di tích .............................................. Error! Bookmark not defined.


CHƯƠNG 1.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO TÀNG VÀ DI TÍCH, DI SẢN
VĂN HÓA
1.1. Một số thuật ngữ khái niệm (bảo tàng, bảo tồn, di tích di sản và
danh lam thắng cảnh)
1.1.1. Bảo tàng
- Theo nghĩa Hán Việt: bảo: giữ gìn; tàng: cất giữ
- Trong Luật Di sản văn hoá của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, bảo tàng được định nghĩa “là nơi bảo quản và trưng bày các sưu tập
về lịch sử tự nhiên và xã hội nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục,
tham quan và hưởng thụ văn hoá của nhân dân”.
- Trong cuốn “Sổ tay công tác văn hóa quần chúng” của giáo sư Lâm
Bình Tường đã định nghĩa: “Bảo tàng là cơ quan nghiên cứu khoa học và
giáo dục khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Là cơ quan nghiên cứu khoa
học: Bảo tàng đã nghiên cứu, sưu tầm và bảo quản những di tích lịch sử văn
hóa, những đối tượng lịch sử tự nhiên và những di tích khác, những nguồn tư
liệu đầu tiên của kiến thức khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Là cơ quan
giáo dục khoa học: Bảo tàng đã thường sử dụng những thành quả nghiên cứu
của mình vào trong công cuộc giáo dục khoa học thông qua phần trưng bày
của mình và trong các tập san phổ cập khoa học”.
- Theo định nghĩa của Luật Di sản Văn hóa đã ban hành và sửa đổi
ngày 25/12/2011: “Bảo tàng là thiết chế văn hóa có chức năng sưu tầm, bảo
quản, nghiên cứu, trưng bày, giới thiệu di sản văn hóa, bằng chứng vật chất
về thiên nhiên, con người và môi trường sống của con người, nhằm phục vụ
nhu cầu nghiên cứu, học tập, tham quan và hưởng thụ văn hóa của công
chúng”.
*Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về bảo tàng như:
- Bảo tàng là cơ quan nghiên cứu khoa học và giáo dục khoa học của
nhà nước.



- Bảo tàng là cơ quan sưu tầm các tài liệu hiện vật có tính chất đầu
tiên của trí thức lịch sử phát triển xã hội và tự nhiên.
- Bảo tàng nơi có nhiệm vụ bảo quản một cách khoa học các tài liệu
hiện vật gốc (phù hợp với loại hình bảo tàng)
- Bảo tàng là một nơi trưng bày các tài liệu, hiện vật một cách khoa
học, coi đó là phương tiện giáo dục quần chúng nhân dân.
- Bảo tàng là cơ quan giáo dục ngoài nhà trường, là cơ quan văn
hóa.
+ Năm 1985, hội nghị các giám đốc bảo tàng của Việt Nam cũng xác
định:" Bảo tàng là cơ quan văn hóa có chức năng nghiên cứu khoa học và
giáo dục khoa học. Toàn bộ hoạt động của bảo tàng dựa trên cơ sở hiện vật
gốc, hay nói cách khác, hiện vật gốc là cơ sở của mọi hoạt động của bảo
tàng, thông qua trưng bày hiện vật, bảo tàng gắn liền với xã hội và trở thành
một hệ thống của trưng bày kiến trúc xã hội. Đây chính là đặc trưng riêng
biệt làm cho bảo tàng khác hẳn với cơ quan văn hóa khác và cũng là lý do
để nó du nhập vào hàng ngũ các cơ quan nghiên cứu khoa học với chức
năng phát triển.”
+ Trong cuốn “Sổ tay công tác văn hóc quần chúng, giáo sư Lâm
Bình Tường cũng đã nêu lên định nghĩa sau: “Bảo tàng là cơ quan nghiên
cứu khoa học và giáo dục khoa học tự nhiên và xã hội – Là cơ quan nghiên
cứu khoa học, bảo tàng nghiên cứu và bảo quản những di tích lịch sử, văn
hóa, những đối tượng lịch sử tự nhiên và những di tích khác, những nguồn
tư liệu đầu tiên của kiến thức khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Là cơ
quan giáo dục khoa học, bảo tàng thường sử dụng những thành tựu nghiên
cứu của mình vào trong công cuộc giáo dục khoa học thông qua phần trưng
bày của mình và trong các tập san phổ cập khoa học”.
* Vai trò của bảo tàng
Bảo tàng là nơi lưu giữ và phát huy những tinh hoa di sản văn hóa của mỗi
quốc gia, hơn bao giờ hết, bảo tàng quốc gia có một vai trò vô cùng quan
trọng trong một xã hội năng động ngày nay. Nhiều bảo tàng quốc gia đã có

lịch sử lâu đời, song bên cạnh đó còn có những bảo tàng quốc gia mới được
thành lập và đang hòa nhập xu hướng phát triển. Để có thể tự tin hướng tới
tương lai, các bảo tàng ngày càng tăng cường giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh


nghiệm từ những bảo tàng bạn, đặc biệt là từ những bài học tốt để rút kinh
nghiệm cho mình. Nhiều hiệp hội, tổ chức nghề nghiệp đã được thành lập ở
tầm cỡ quốc tế (như Hội đồng bảo tàng quốc tế ICOM), cấp khu vực (như
Hiệp hội Bảo tàng châu Âu), cấp quốc gia (như Hiệp hội Bảo tàng Anh, Hoa
Kỳ…).
- Bảo tàng góp phần thay đổi nhận thức về bảo tồn và phát huy di sản:
Trong tiến trình lịch sử, hoạt động bảo tồn di sản văn hóa xuất hiện ngay từ
khi con người ý thức được giá trị của di sản văn hóa trong đời sống, đồng
thời hiểu được mối nguy hại do tác động của thiên nhiên và chính con người
gây ra. Cho đến những năm gần đây, cụm từ bảo tồn và phát huy di sản văn
hóa đã trở thành mối quan tâm của các nhà chính trị, của nhiều giới khoa học
và là điểm nóng chú ý của xã hội.
Việc nâng cao nhận thức coi di sản văn hóa không những là cội rễ của
bản sắc văn hóa, mà việc bảo tồn và phát huy nó là giải pháp để xây dựng
văn hóa của mỗi dân tộc, quốc gia, là công cụ tham gia vào toàn cầu hóa, là
lợi thế có sức cạnh tranh trên trường quốc tế. Nhận thức về công tác bảo tồn
và phát huy di sản cần được tuyên truyền trong quảng đại quần chúng, và đó
cũng là một phần nhiệm vụ của công tác bảo tàng. Bảo tàng là một thiết chế
văn hóa, nên việc tác động đến xã hội, đưa nhận thức về bảo tồn và phát huy
di sản đến người dân trong xã hội chính là nhiệm vụ của người làm bảo tàng.
Thông qua các đối tượng di sản văn hóa, các hiện vật trưng bày, là
những vật chứng, chứng tích còn lưu lại và đang được trân trọng giữ gìn tại
bảo tàng, là cơ sở để người dân hiểu sâu sắc hơn về tổ tiên, về cội nguồn,
qua đó giúp người dân có ý thức coi trọng những giá trị truyền thống cũng
như bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời ý thức được trách nhiệm của mình

đối với quê hương, đất nước, ý thức được việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy
di sản văn hóa dân tộc.


Từ những bộ sưu tập, công tác bảo tàng sẽ thổi hồn cho những bộ sưu
tập đó bằng những bài thuyết minh giới thiệu, qua phương tiện truyền thông,
bằng kỹ thuật màn hình cảm ứng, bằng các phương pháp tạo hình dựng bối
cảnh cho các hiện vật có sức sống sinh động, và chuyển tải tới công chúng
thông qua các cuộc trưng bày tại bảo tàng.
Như vậy có thể thấy rõ công tác bảo tàng ảnh hưởng tích cực đến xã
hội, đến ý thức của người dân đối với việc bảo tồn và phát huy di sản. Tuyên
truyền trong quần chúng nhân dân để họ biết đến bảo tàng nơi lưu giữ các
giá trị di sản văn hóa, tuyên truyền cho các cá nhân, tổ chức hiến tặng sưu
tập cổ vật cho bảo tàng, tài trợ cho những chương trình nghiên cứu; Tạo ra
những cơ hội quản lý tốt và có trách nhiệm cho các thành viên của cộng
đồng, khách tham quan để họ trực tiếp thấy và hiểu được giá trị hiện vật; bảo
đảm cho du khách cảm nhận được sự hưởng thụ thoải mái, thích thú qua
những hiện vật trưng bày đầy sức sống, qua đó góp phần nâng cao nhận thức
của người dân về bảo tồn di sản, đề cao vai trò của nhân dân trong việc bảo
tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc.
- Bảo tàng với du lịch di sản: Xu hướng du lịch văn hóa, du lịch sinh
thái đang được phát triển mạnh mẽ. Du lịch văn hóa được kết nối với di sản
văn hóa bởi sự hòa quyện của văn hóa, con người và cộng đồng. Sự kết nối
đó có thể coi là duy nhất và đặc biệt để khai thác nguồn tài nguyên du lịch,
trong đó, hệ thống bảo tàng, di tích - nơi lưu giữ những di sản văn hóa vô
giá, đóng vai trò quan trọng bởi hệ thống bảo tàng cũng là điểm du lịch văn
hóa, du lịch di sản. Nếu biết khai thác, phát huy một cách khoa học và đúng
cách thì sẽ tạo ra những sản phẩm du lịch đa dạng, hấp dẫn.
Với việc nâng cao hiểu biết về những yếu tố hoàn toàn mới lạ và độc
đáo, khách du lịch sẽ thích đi đến các bảo tàng, di tích nhiều hơn vì ở đó họ

có thể tìm hiểu, trải nghiệm về lịch sử, văn hóa truyền thống của một địa
phương, quốc gia mà họ đặt chân tới.


Hiện nay, hệ thống bảo tàng của Việt Nam đang phát triển mạnh với
134 bảo tàng cấp quốc gia và cấp tỉnh, 3.165 di tích cấp quốc gia. Tuy nhiên,
thực tế cho thấy lượng khách du lịch đến Việt Nam ngày càng tăng nhưng
lượng khách đến tham quan bảo tàng chưa nhiều. Bảo tàng chưa trở thành
điểm đến, điểm dừng chân quen thuộc trong hành trình của khách và cũng
chưa là địa chỉ quan trọng trong hệ thống tour của các công ty lữ hành. Vì
vậy, đổi mới cả nội dung, hình thức cũng như các dịch vụ phục vụ khách du
lịch của hệ thống bảo tàng, di tích trên cả nước hiện nay rất cấp thiết, nhằm
đánh thức những tiềm năng vốn có của kho tàng di sản mà các bảo tàng, di
tích đang lưu giữ.
Việc phát huy giá trị các di sản gắn kết với khai thác tiềm năng du lịch
là cách làm tốt góp phần vào chiến lược phát triển văn hóa, kinh tế đất nước.
Tuy nhiên, một thách thức đặt ra đối với các bảo tàng, di tích là sự tương tác
giữa hoạt động du lịch với bảo vệ di sản. Du lịch làm sống dậy di sản nhưng
cũng là mối nguy của di sản. Sự vắng khách của bảo tàng dẫn tới những hạn
chế trong phát huy giá trị di sản nhưng sự quá tải về lượng khách tham quan
ở một số bảo tàng, di tích cũng sẽ là thách thức đối với việc giữ gìn bảo vệ di
sản.
* Khái niệm Viện bảo tàng: (còn gọi là bảo tàng viện, bảo tàng, hay nhà bảo
tàng) là nơi trưng bày và lưu giữ tài liệu, hiện vật cổ liên quan đến một hoặc
nhiều lĩnh vực như lịch sử, văn hóa của một dân tộc hay một giai đoạn lịch
sử nào đó.
Viện bảo tàng được chia làm ba nhóm chính:


Viện bảo tàng chuyên ngành: Phụ thuộc vào đặc điểm của hiện vật (khoa

học, tự nhiên, lịch sử, nghệ thuật, văn học, âm nhạc, sân khấu, kĩ thuật và
công nghệ...)



Viện bảo tàng khu vực hoặc quốc gia: Trong đó thu thập, giữ gìn và bảo
vệ các tài liệu lịch sử, các tác phẩm nghệ thuật, các tác phẩm mẩu mực


của công nghiệp và nông nghiệp, khoán sản, thực vật và các hiện vật
khác trong lĩnh vực kinh tế, lịch sử, dân tộc học v.v.


Viện bảo tàng tưởng niệm: Được sử dụng cho các sự kiện lịch sử hoặc
các nhà hoạt động quốc gia, các nhà báo học, nhà văn, họa sĩ, nghệ sĩ,
nhạc công lớn…

Ngoài ra viện bảo tàng còn được phân chia theo hiện vật trưng bày: loại có
hiện vật cố định và loại có hiện vật tạm thời.
1.1.2 Bảo tồn
- Có nhiều khái niệm, định nghĩa về thuật ngữ “bảo tồn” và “phát
huy” nhưng để làm rõ hơn khái niệm về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa,
ta có thể hiểu như sau:
+ Bảo tồn di sản (heritage preservation) được hiểu như là các nỗ lực
nhằm bảovệ và giữ gìn sự tồn tại của di sản theo dạng thức vốn có của nó.
- Theo định nghĩa của IUCN (1991): “Bảo tồn là sự quản lý, sử dụng
của con người về sinh quyển nhằm thu được lợi nhuận bền vững cho thế hệ
hiện tại trong khi vẫn duy trì tiềm năng để đáp ứng những yêu cầu và nguyện
vọng của thế hệ tương lai”.
- Bảo tồn là bảo vệ và giữ gìn sự tồn tại của sự vật hiện tượng theo

dạng thức vốn có của nó. Bảo tồn là giữ lại, không để mất đi, không để bị
thay đổi, biến hóa hay biến thái.
- Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa luôn gắn kết chặt chẽ biện
chứng. Đó là hai lĩnh vực thống nhất, tương hỗ, chi phối ảnh hưởng qua lại
trong hoạt động giữ gìn tài sản văn hóa. Bảo tồn di sản văn hóa thành công
thì mới phát huy được các giá trị văn hóa. Phát huy cũng là một cách bảo tồn
di sản văn hóa tốt nhất (lưu giữ giá trị di sản trong ý thức cộng đồng xã hội).
*Đối tượng bảo tồn (tức là các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể)
cần thỏa mãn hai điều kiện:


- Một là, nó phải được coi là tinh hoa, là một giá trị đích thực được
thừa nhận minh bạch, không có gì phải hồ nghi hay bàn cãi.
- Hai là, nó phải hàm chứa khả năng, chí ít là tiềm năng, đứng vững
lâu dài với thời gian, là cái giá trị của nhiều thời (tức là có giá trị lâu dài)
trước những biến đổi tất yếu về đời sống vật chất và tinh thần của con người,
nhất là trong bối cảnh nền kinh tế thị trường và quá trình toàn cầu hóa đang
diễn ra cực kỳ sôi động.
*Các dạng thức của bảo tồn
- Bảo tồn nguyên vẹn (bảo tồn trong dạng tĩnh)
+ Bảo tồn nguyên vẹn văn hóa vật thể ở dạng tĩnh là vận dụng thành
quả khoa học kỹ thuật công nghệ cao, hiện đại đảm bảo giữ nguyên trạng
hiện vật như vốn có về kích thước, vị trí, chất liệu, đường nét, màu sắc, kiểu
dáng. Khi cần phục nguyên, cần sử dụng hiệu quả các phương tiện kỹ thuật
như: đồ họa kỹ thuật vi tính công nghệ 3D theo không gian ba chiều, chụp
ảnh, băng hình video, xác định trọng lượng, thành phần chất liệu của di sản
văn hóa vật thể. Sau khi bảo tồn nguyên vẹn, phải so sánh đối chiếu số liệu
với nguyên mẫu đã được lưu giữ chi tiết để không làm biến dạng.
+Bảo tồn văn hóa phi vật thể ở dạng tĩnh là điều tra sưu tầm, thu thập
các dạng thức văn hóa phi vật thể như nó hiện có theo quy trình khoa học

nghiêm túc chặt chẽ, giữ chúng trong sách vở, các ghi chép, mô tả bằng băng
hình (video), băng tiếng (audio), ảnh... Tất cả các hiện tượng văn hóa phi vật
thể này có thể lưu giữ trong các kho lưu trữ, các viện bảo tàng.
-Bảo tồn trên cơ sở kế thừa (bảo tồn trong dạng động)
+Bảo tồn động, tức là bảo tồn các hiện tượng văn hóa trên cơ sở kế
thừa. Các di sản văn hóa vật thể sẽ được bảo tồn trên tinh thần giữ gìn những


nét cơ bản của di tích, cố gắng phục chế lại nguyên trạng bằng nhiều kỹ
thuật công nghệ hiện đại.
+Đối với các di sản văn hóa phi vật thể, bảo tồn động là bảo tồn các
hiện tượng văn hóa đó ngay chính trong đời sống cộng đồng. Bởi lẽ, cộng
đồng không những là môi trường sản sinh ra các hiện tượng văn hóa phi vật
thể mà còn là nơi tốt nhất để giữ gìn, bảo vệ, làm giàu và phát huy chúng
trong đời sống xã hội. Các hiện tượng văn hóa phi vật thể tồn tại trong ký ức
cộng đồng, nương náu trong tiếng nói, hình thức diễn xướng, nghi lễ, nghi
thức, quy ước dân gian. Văn hóa phi vật thể luôn tiềm ẩn trong tâm thức và
trí nhớ của những con người đặc biệt mà chúng ta thường mệnh danh là
những nghệ nhân hay là những báu vật nhân văn sống. Do đó bảo tồn và
phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể còn đồng nghĩa với việc bảo vệ
những báu vật nhân văn sống. Đó là việc xã hội thừa nhận các tài năng dân
gian, tôn vinh họ trong cộng đồng, tạo điều kiện tốt nhất để họ sống lâu,
khỏe mạnh, phát huy được khả năng trong quá trình bảo tồn và phát huy các
giá trị văn hóa truyền thống. Cần phải phục hồi các giá trị một cách khách
quan, sáng suốt, tin cậy, khoa học chứ không thể chủ quan, tùy tiện. Tất cả
những giá trị phải được kiểm chứng qua nhiều phương pháp nghiên cứu có
tính chất chuyên môn cao, có giá trị thực chứng thuyết phục thông qua các
dự án điều tra, sưu tầm, bảo quản, biên dịch và xuất bản các dấu tích di sản
văn hóa phi vật thể.
+ Bảo tồn theo quan điểm phục hồi nguyên dạng chính là phương thức

lý tưởng nhất. Nếu không thể bảo tồn nguyên dạng thì có thể bảo tồn
theo hiện dạng đang có. Bởi theo quy luật của thời gian thì các di sản văn
hóa phi vật thể ngày càng có xu hướng xa dần nguyên gốc. Nếu không thể
khôi phục được nguyên gốc thì bảo tồn hiện dạng là điều khả thi nhất. Tuy
nhiên hiện dạng phải có mối liên hệ chặt chẽ với nguyên dạng. Theo đó, cần
xác định rõ thời điểm bảo tồn để sau này khi có thêm tư liệu tin cậy thì sẽ
tiếp tục phục nguyên ở dạng gốc di sản văn hóa.


1.1.2. Di tích
- Khái niệm di tích:
+ Theo nghĩa Hán Việt:
Di: sót lại, rơi lại.
Tích:tàn tích, dấu vết
 Di tích có nghĩa là tàn tích, dấu vết còn lại của quá khứ
- Di tích là dấu vết của quá khứ còn lưu lại trong lòng đất hoặc trên
mặt đất có ý nghĩa về mặt văn hóa và lịch sử
- Di tích là dấu vết của quá khứ còn lưu lại trong lòng đất hoặc trên
mặt đất có ý nghĩa về mặt văn hóa và lịch sử". Ở Việt Nam, 1 di tích khi đủ
các điều kiện sẽ được công nhận theo thứ tự: di tích cấp tỉnh, di tích cấp
quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt.
* Di tích lịch sử - văn hoá là công trình xây dựng, địa điểm và các di
vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử,
văn hoá, khoa học.
Di tích lịch sử - văn hoá phải có một trong các tiêu chí sau đây:
+Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong
quá trình dựng nước và giữ nước. Các di tích tiêu biểu thuộc loại này như
đền Hùng, Cổ Loa, cố đô Hoa Lư, chùa Thiên Mụ, Cột cờ...
+ Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của
anh hùng dân tộc, danh nhân của đất nước. Các di tích tiêu biểu thuộc loại

này như khu di tích lịch sử Kim Liên, đền Kiếp Bạc, Đền Mẫu Đợi , Lam
Kinh, đền Đồng Nhân...
+ Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của
các thời kỳ cách mạng, kháng chiến. Các di tích tiêu biểu thuộc loại này như
khu di tích chiến thắng Điện Biên Phủ, Địa đạo Củ Chi, khu di tích lịch sử
cách mạng Pắc Bó...
+ Các di tích: Các tác phẩm kiến trúc, tác phẩm điêu khắc và hội họa,
các yếu tố hay các cấu trúc có tính chất khảo cổ học, ký tự, nhà ở trong hang
đá và các công trình có sự liên kết giữa nhiều đặc điểm, có giá trị nổi bật


toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật và khoa học.
+ Các quần thể các công trình xây dựng: Các quần thể các công trình
xây dựng tách biệt hay liên kết lại với nhau mà do kiến trúc của chúng, do
tính đồng nhất hoặc vị trí của chúng trong cảnh quan, có giá trị nổi bật toàn
cầu xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật và khoa học.
+Các di chỉ: Các tác phẩm do con người tạo nên hoặc các tác phẩm có
sự kết hợp giữa thiên nhiên và nhân tạo và các khu vực trong đó có các di
chỉ khảo cổ có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, thẩm mỹ,
dân tộc học hoặc nhân chủng học.
1.1.3. Di sản văn hóa
- Khái niệm
+ Theo nghĩa Hán Việt: Di sản văn hóa : Di là để lại ; sản là tài sản ,
vậy nên di sản văn hóa là những công trình văn hóa những tài sản văn hóa
nổi tiếng của người xưa để lại cho đời sau , biểu trưng cho nền văn minh lúc
bấy giờ .
+ Di sản văn hóa là di sản của các hiện vật vật lý và các thuộc tính phi
vật thể của một nhóm hay xã hội được kế thừa từ các thế hệ trước, đã duy trì
đến hiện nay và dành cho các thế hệ mai sau.
* Có 2 loại di sản văn hóa :

- Di sản văn hóa vật thể : đó là các công trình kiến trúc lớn của người
xưa , ví dụ Kinh Thành Huế của các Vua nhà Nguyễn, Thánh Địa Mỹ Sơn
của Cham pa
- Văn hóa phi vật thể : đó là công trình nghệ thuật như khúc ca , khúc
nhạc ví dụ như Nhã Nhạc Cung Đình Huế , Cồng Chiêng Tây Nguyên , Ca
Trù , Hát Quan Họ .
Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc
Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn
trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta.


Để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, đáp ứng nhu cầu về văn
hóa ngày càng cao của nhân dân, góp phần xây dựng và phát triển nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và đóng góp vào kho tàng di
sản văn hóa thế giới;
- Văn hóa phi vật thể:
+ Khái niệm:
- Là các sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sữ, văn hóa, khoa học được
lưu giữu bằng trí nhớ, chữ viết và được lưu truyền bằng miệng, truyền nghề,
trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác. Bao gồm tiếng nói, chữ
viết, tác phẩm văn hóa nghệ thuật, khoa học, ngữ văn, truyền miệng diễn
xướng, dân gian lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công, truyền
thong tri thức về y, dược học cổ truyền, văn hóa ẩm thực, về trang phục
truyền thống dân tộc và những trí thức dân gian khác.( theo luật di sản văn
hóa).
+ Nội dung:
- Di sản văn hóa phi vật thể, tồn tại phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức
và hành vi của các chủ thể sáng tạo văn hóa và chủ sở hữu di sản. Trong
những trường hợp cá biệt, chủ thể sáng tạo văn hóa và chủ sở hữu di sản là
một cộng đồng cư dân, thì ý chí, khát vọng, nhu cầu, thậm chí lợi ích của họ

cũng có tác động không nhỏ đến sự tồn vong của di sản văn hóa phi vật thể.
- UNESCO, với nhận thức mới, coi đa dạng văn hóa là một đặc tính
phổ quát toàn nhân loại, có khả năng tạo nên một thế giới phong phú và đa
dạng, điều này làm tăng các lựa chọn và nuôi dưỡng khả năng và giá trị của
con người.Vì thế, đa dạng văn hóa là một động lực thúc đẩy sự phát triển
bền vững cho các cộng đồng, các dân tộc và quốc gia.


Nhìn chung, di sản văn hóa Việt Nam mang “tính dân gian” rất rõ rệt
và “tính dân gian” trong di sản văn hóa phi vật thể lại càng đậm đặc hơn.
Văn hóa dân gian cho ta khả năng khai thác kho tàng tri thức bản địa hay
“túi khôn dân gian” (tri thức về môi trường thiên nhiên; về lao động sản
xuất, về dưỡng sinh trị bệnh và về ứng xử xã hội, quản lý cộng đồng...). Có
thể hiểu, tri thức bản địa là hiểu biết mà một cộng đồng người đã tích lũy và
“trưng cất” thành những kinh nghiệm ứng xử với tự nhiên và xã hội, được
truyền lại cho đời sau bằng trí nhớ, truyền miệng và cầm tay chỉ việc trong
lao động sản xuất, quản lý xã hội. Tri thức bản địa có những đặc trưng cơ
bản là: Mang dấu ấn tác động của môi trường tự nhiên rất rõ nét, dấu ấn của
cộng đồng - chủ thể sáng tạo và có tính địa phương, vùng miền. Đặc trưng
này chính là yếu tố làm nên sự đa sắc trong di sản văn hóa của một quốc gia,
dân tộc.Di sản văn hóa phi vật thể phải đại diện cho bản sắc của dân tộc.Di
sản đó cần thể hiện được những nét đẹp về văn hóa, lối sống, cách sống của
cộng đồng.Đó là những nét đẹp nổi bật, riêng biệt mà khó có thể tìm thấy ở
cộng đồng khác.
Do đó, cũng làm cho mức độ tinh tế và nhạy cảm trong di sản văn
hóa phi vật thể tăng lên đáng kể. Nó là cái gì đó rất “mỏng manh”, dễ “lay
động”, dễ bị biến dạng trước những tác động, dù là nhỏ nhất, từ con người
và xã hội. Song, trong chừng mực nào đó, chính độ nhạy cảm như vậy lại tạo
ra khoảng không gian rộng lớn cho sự sáng tạo của các chủ thể văn hóa. Đó
chính là yếu tố làm cho di sản văn hóa Việt Nam càng mang tính đa dạng

hơn, xét cả dưới cấp độ quốc gia (54 cộng đồng tộc người) và cấp độ địa
phương (các vùng, miền).
Di sản văn hóa phi vật thể là một trong những linh hồn văn hóa của
mỗi cộng đồng.Qua những di sản đó thế hệ ngày nay có thêm sự hiểu biết và
sự trân trọng lối sống tốt đẹp của ông cha.Dù nhận được sự quan tâm còn
khá muộn màng, nhưng nếu có sự tiếp cận đúng đắn và các biện pháp hành
động kịp thời, di sản này sẽ tiếp tục tồn tại và phát triển.Sự thay đổi trước


tiên cần đến từ chính pháp luật. Hoàn thiện pháp luật về nhận diện di sản văn
hóa phi vật thể, các quy định về biện pháp bảo vệ, sự đồng bộ trong hệ thống
pháp luật và tương thích với điều ước quốc tế theo hướng phù hợp với lý
luận và thực tiễn. Đây là một trong những cách thức hiệu quả tác động đến
quá trình bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam hiện
nay.
- Văn hóa vật thể:
+ Khái niệm:
Là các giá trị văn hóa tồn tại một cách hữu linh, con người có thể nhận
biết một cách cảm tính, trực tiếp qua các giác quan ( cung điện, chùa tháp,
hiện vật trưng bày trong bảo tàng, thắng cảnh thiên nhiên…) có giá trị văn
hóa, lịch sữ, khoa học được cộng đồng dân tộc, nhân loại thừa nhận.
+ Nội dung:
Đó là một bộ phận của văn hoá nhân loại, thể hiện đời sống tinh thần
của con người dưới hình thức vật chất; là kết quả của hoạt động sáng
tạo, biến những vật và chất liệu trong thiên nhiên thành những đồvật có giá
trị sử dụng và thẩm mĩ nhằm phục vụ cuộc sống con người.
Văn hóa vật thể quan tâm nhiều đến chất lượng và đặc điểm của đối
tượng thiên nhiên, đến hình dáng vật chất, khiến những vật thểvà chất liệu
tự nhiên thông qua sáng tạo của con người biến thành những sản phẩm vật
chất giúp cho cuộc sống của con người.

Bên cạnh đó người ta sử dụng nhiều kiểu phương tiện: tài nguyên
năng lượng, dụng cụ lao động, công nghệ sản xuất , cơ sở hạ tầng sinh sống
của con người, phương tiện giao thông, truyền thông, nhà cửa, công
trình xây dựng phục vụnhu cầu ăn ở, làm việc và giải trí , các


phương tiện tiêu khiển, tiêu dùng, mối quan hệ kinh tế... Tóm lại, mọi loại
giá trị vật chất đều là kết quảlao động của con người.
Văn hóa vật thể được khái quát hóa bằng nhiều phương pháp khác
nhau tạo nên những giá trị văn hóa cao trong nền văn hóa của dân tộc. Đặc
biệt là trong nền văn hóa tinh thần cho con người biết tận dụng và phát huy
một cách toàn diện. Bên cạnh đó còn nâng cao được các giá trị phát triển
kinh tế và hội nhập quốc tế cho đất nước.
1.1.4. Danh lam thắng cảnh
- Danh lam thắng cảnh là những khu vực thiên nhiên có cảnh đẹp hoặc
có công trình xây dựng cổ đẹp nổi tiếng.
Như vậy, pháp luật quan niệm di tích lịch sử là những di tích có giá trị
về mặt lịch sử, văn hoá, khoa học, nghệ thuật và liên quan đến quá trình phát
triển văn hoá, xã hội của đất nước. Còn danh lam thắng cảnh là những khu
vực có cảnh đẹp được mọi người biết đến và được thừa nhận rộng rãi.
- Tiếp đó, khái niệm di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh
được Luật di sản văn hóa năm 2002 tiêp cận dươi khía cạnh là một thành tô
của phạm trù di sản văn hoa va dược hiểu như sau:
+ Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự
kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử,
thẩm mỹ, khoa học (Điều 4).
So sánh với khái niệm về di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng
cảnh được đề cập trong Pháp lệnh di tích lịch sứ năm 1984 thì khái niệm di
tích lịch sử, văn hoá dược xác định trong Luật di sản văn hoá mang tính bao
quát, đầy đủ hơn. Điều này được thể hiện ở những khía cạnh sau:

+Thứ nhất, khái niệm di tích lịch sử, văn hoá được quy định khái quát
và đầy đủ hơn trong Luật di sản văn hoá. Di tích lịch sử, văn hoá không chỉ
là những công trình xây dựng, địa điểm mà còn bao gồm các di vật, cổ vật,
bảo vật quốc gia của công trình, địa điểm đó.


+Thứ hai, khái niệm danh lam thắng cảnh được Luật d sản văn hoá
xác định trên hai phương diện: “định tính” (c< giá tri vê mặt thẩm mỹ) và
“định lượng” (có giá trị lịch SỈ1 khoa học). Như vậy, lần đầu tiên Luật di sản
văn hoá tiê cạn khai niệm danh lam thắng cảnh trong mối quan hệ hài hòa
giữa cảnh quan thiên nhiên và công trình kiến trúc - sải phẩm sáng tạo của
con người.
1.2. Khái lược về lịch sử bảo tàng Việt Nam
1.2.1. Qúa trình hình thành và phát triển của baior tàng
Do kinh tế chậm phát triển mà ở Việt Nam đến thế kỷ XIX chưa xuất
hiện bảo tàng theo đúng khái niệm hiện nay. Tuy nhiên, việc gìn giữ các
hiện vật quý đã có từ thời phong kiến như các nhà Lý, Trần (như mô tả các
cổ tích như Cổ Loa, Mê Linh, Luy Lâu...
Năm 1898, Pháp lệnh lập Viện Khảo cổ học Đông Dương, năm 1900
thành lập Viễn Đông Bác cổ Pháp ở Sài Gòn (E. F.E.O) thuộc phủ toàn
quyền, năm 1901 thì chuyển ra Hà Nội. Năm 1926, trên cơ sở trường này lập
bảo tàng Loui Finot được thành lập (hoàn thành năm 1932, mở cửa năm
1933) với diện tích trưng bày 18.35m2
Trong thời kỳ này, bảo tàng Parmentier được thành lập ở Đà Nẵng với
4 phần trưng bày về hiện vật văiệt nam hoá Chămpa: Trà Kiệu, Đồng
Dương, Mỹ Sơn, Bình Định.
Năm 1937, Pháp thành lập bảo tàng Blenchar de la Brode ở Sài Gòn
với các phòng trưng bày về mỹ thuật Việt Nam, mỹ thuật Việt - Hoa, mỹ
thuật Chàm, mỹ thuật Cămpuchia. Ở Thanh Hoá, Pajot cũng thành lập một
nhà trưng bày về các hiện vật văiệt nam hoá Đông Sơn do ông ta đào ở đây.

Ở Huế, nhà Nguyễn thành lập bảo tàng Khải Định nhằm trưng bày những đồ
quý hiếm trong cung đình.
Ngoài ra, một số bảo tàng tự nhiên cũng được hình thành như bảo
tàng Hải Dương học ở Nha Trang, ở Hà Nội có bảo tàng Động vật học
(thuộc trường Đại học Việt Nam), bảo tàng địa chất thuộc sở địa chất Đông
Dương (có cả những hiện vật khảo cổ thuộc kỷ đệ tứ).
Bên cạnh đó, người Pháp còn xếp hạng một số di tích bất động sản
dưới sự quản lý của Viễn Đông Bác cổ Pháp (xếp hạng 351 di tích ở Việt


Nam và 87 di tích ở Lào. Trong năm 1943 - 1944, họ đã lập trên 304 mặt
bia).
* Từ sau cách mạng Tháng Tám 1945, ngày 8/9/1945, sắc lệnh sát
nhập Viện nghiên cứu Đông phương, thư viện, học viện vào bộ Quốc gia
Giáo dục quản lý được ban hành. Ngày 20 tháng 9 năm 1945, Bộ Quốc gia
Giáo dục ra nghị định đổi tên các cơ quan như:
- Viễn Đông Bác cổ đổi thành Học viện Đông Phương Bác cổ.
- Bảo tàng Loui Finot đổi thành Quốc gia bảo tàng Viện.
- Bảo tàng Blenchar de la Brode đổi thành Gia Định bảo tàng Viện.
Đặc biệt, ngày 23/11/1945, Hồ Chủ Tịch đã ký sắc lệnh 65 SL/CTP ấn
định nhiệm vụ của Học viện Đông Phương Bác cổ và Bảo tồn di tích.
* Trong kháng chiến chống Pháp, BCH Trung ương Đảng đã tổ chức
một bộ phận lưu trữ các tài liệu lịch sử, UB kháng chiến Nam bộ đã cho xây
dựng bảo tàng Kháng chiến Nam Bộ (17/4/1950).
* Từ năm 1945 đến nay, chúng ta đã đẩy mạnh công tác bảo tồn bảo
tàng bằng những biện pháp thiết thực như:
+ Xây dựng các văiệt nam bản pháp lý bảo vệ di tích lịch sử, văiệt
nam hoá.
+ Thành lập các cơ quan quản lý công tác bảo tàng và đào tạo cán bộ
bảo tàng như: 10/1959 thành lập bộ phận bảo tồn bảo tàng thuộc Bộ Văn

Hoá. Ngày 17/9/ 1959, Bộ Văn Hoá ra nghị định thành lập Vụ Bảo tồn bảo
tàng.
Đến tháng 11/1959, khắp các tỉnh đều có phòng Bảo tồn bảo tàng
thuộc ty văn hoá. Năm 1962, tách các bảo tàng Cách mạng và bảo tàng Lịch
sử thành 2 bảo tàng độc lập, trực thuộc Bộ Văn Hoá.
Bên cạnh đó, công tác đào tạo đội ngũ cán bộ bảo tàng cũng được
quan tâm, nhất là việc thành lập trường Lý luận nghiệp vụ văn hoá sau đó
nâng cấp thành trường Cao đẳng Văn Hoá và nay là Đại học Văn hoá...
+ Xây dựng mạng lưới bảo tàng từ Trung ương đến địa phương, bắt
đầu bằngc công tác triển lãm, thành lập bảo tàng Quân đội (1959), tổ chức
tiếp quản bảo tàng Loui Finot và xây dựng viện bảo tàng Lịch sử Việt Nam
(3/9/1958). Trong thời kỳ sau, các bảo tàng khác cũng dần xuất hiện như bảo
tàng Việt Bắc (18/9/1963), bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh (16/9/1963), bảo
tnàg Mỹ thuật (24/6/1966), nhà trưng bày Pắc Bó, nhà trưng bày Kim Liên...


Từ sau ngày thống nhất đất nước, hàng loạt bảo tàng được xây dựng ở
khắp các tỉnh thành, bảo tàng các ngành quân đội, công an, phụ nữ,văn hóa
các dân tộc.v.v...
+ Đẩy mạnh công tác kiểm kê, xếp hạng và trùng tu tôn tạo di tích
lịch sử, văn hoá. Đến nay ngành văn hoá thông tin đã kiểm kê được trên
15.000 di tích, xếp hạng quốc gia trên 600 di tích...
1.2.2. Bảo tàng Việt Nam
* Lịch sử nghiên cứu bảo tàng học:
Bảo tàng là một môn khoa học non trẻ nên có nhiều ý kiến khác nhau
về ngành khoa học này. Có người cho rằng bảo tàng là khoa học nô lệ của
lịch sử, hay cho bảo tàng học chỉ là kỷ thuật thuần tuý, có nhiệm vụ sưu tầm
và giữ gìn các hiện vật, hay cho rằng đó chỉ là những vấn đề trang trí và
trưng bày..., điều đó gây nên sự lúng túng, không định hướng được công tác
nghiên cứu, không đánh giá được công tác nghiên cứu của bảo tàng.

Bảo tàng ra đời sớm hơn bảo tàng học nhiều, cho đến nay thì những
công trình nghiên cứu về bảo tàng học còn hết sức ít ỏi. Bảo tàng học chỉ ra
đời khi mà các di tích được sắp xếp, giữ gìn để phục vụ nhu cầu của quần
chúng nhân dân, coi đó là tài sản chung chứ không chỉ phục vụ cho một số
các nhà nghiên cứu.
Từ thế kỷ XIX, một số sưu tập ra đời và có nhu cầu về phương hướng
giáo dục và bảo quản, điều đó khiến thôi thúc sự ra đời của những tài liệu lý
luận; nghiên cứu về phương pháp bảo tàng. Các tạp chí Museum Neu (1900)
và Museum Skun (1905) được coi là những tạp chí bảo tàng học đầu tiên ở
châu Âu. Những tạp chí này đều có tính thông tin và công nghệ của bảo
tàng, tiếp đó còn có thể kể thêm tạp chí bảo tàng học của Bỉ xuất hiện vào
năm 1926.
Sau chiến tranh thế giới lần I, bảo tàng học là ngành được khẳng định
trong tổ chức Liên hiệp các dân tộc, trong đó có sự thành lập Viện Quốc tế
về sự hợp tác tri thức với các bộ phận nghệ thuật, Khảo cổ, Dân tộc học và
cả bảo tàng học. Trong các hoạt động của Viện có cả việc xuất bản tạp chí
Museon và xác định bảo tàng học là một khoa học.
Sự tổng kết đầu tiên về kinh nghiệm bảo tàng quốc tế trong lĩnh vực
kiến trúc và bảo tàng nghệ thuật với hai tập: Museographia (1934 do bảo


tàng quốc tế Giơnevơ xuất bản) và cơ sở bảo tàng học Xô Viết (1954 ở
Mascơva).
Sau chiến tranh thế giới II, UNESCO thuộc Liên hiệp quốc thành lập,
trong đó có tổ chức bảo tàng Quốc tế (ICOM). Tổ chức này cứ 3 năm họp
một lần và xuất bản tạp chí Muzeum (3 tháng một kỳ bằng các thứ tiếng
Anh, Pháp - tóm tắt bằng tiếng Nga), tờ tin tức của ICOM (3tuần một lần).
Năm 1937, Liên Xô đã thàng lập "Viện nghiên cứu khoa học của bảo
tàng", tổ chức việc đào tạo cán bộ bảo tàng một cách có hệ thống. ICOM
cũng thường xuyên mở các lớp tập huấn và tham quan cho các chuyên gia

bảo tàng ở từng khu vực nhất định...
* Định nghĩa bảo tang học:
Có nhiều định nghĩa về bảo tàng học, trong đó có thể chia thành bốn
loại:
- Bảo tàng học là một môn khoa học nghiên cứu về lý luận của các
viện Bảo tàng.
- Bảo tàng học là một môn khoa học chuyên nghiên cứu về tổ chức
hoạt động của viện bảo tàng.
- Bảo tàng học là một bộ môn khoa học chuyên nghiên cứu về những
vấn đề kiến trúc, trang trí và trưng bày tại các viện bảo tàng.
Do có những nhận thức khác nhau về bảo tàng học nên việc xác định
vị trí của nó trong các ngành khoa học cũng khác nhau như:
- Bảo tàng học là một môn khoa học độc lập, có đối tượng và phương
pháp nghiên cứu riêng.
- Bảo tàng học chỉ là một môn khoa học hoàn toàn phụ, thuần tuý
mang tính chất phương pháp.
- Bảo tàng học không có đối tượng nghiên cứu rõ ràng mà đối tượng
nghiên cứu của nó bị giới hạn và phụ thuộc vào các ngành khoa học khác...
Sở dĩ có sự khác nhau trên là do có nhiều nguyên nhân, nó phản ánh
những mâu thuẫn có tính chất bản chất của bản thân bảo tàng học. Trên thực
tế, bảo tàng học có liên quan đến nhiều ngành khoa học. Do mối quan hệ
phức tạp của nó mà người ta khó nhận biết được bản chất của bảo tàng học.
Hiện nay, các khoa học phát triển mạnh nên đã thâm nhập, tác động nhiều
đối với bảo tàng học. Bảo tàng học là môn khoa học còn rất trẻ và đang trên
bước đường hình thành những khái niệm cơ bản của nó.


Chúng ta có thể khẳng định rằng: Bảo tàng học là một môn khoa học
độc lập, có đối tượng, phương pháp nghiên cứu và nhiệm vụ riêng. Trên cơ
sở những vấn đề đã đề cập và tổng kết công tác nghiên cứu lý luận của công

tác Bảo tồn bảo tàng, chúng ta có thể có định nghĩa như sau:
"Bảo tàng học là một môn khoa học nghiên cứu những quy luật phát
sinh và phát triển của bảo tàng, nghiên cứu chức năng xã hội của chúng và
việc thực hiện những chức năng ấy trong những giai đoạn khác nhau của sự
phát triển của xã hội, nghiên cứu lý luận của ngành bảo tàng, lịch sử bảo
tàng và hệ phương pháp khoa học công tác bảo tàng".
1.2.3. Phân loại bảo tàng
1.2.3.1. Cơ sở và mục đích của phân loại bảo tàng
Sự phát triển của khoa học, kinh tế, văn hoá, xã hội đã thúc đẩy sự ra
đời và phát triển của nhiều loại hình bảo tàng khác nhau. Bảo tàng ngày càng
phát triển thì sự phân loại càng cần thiết để tìm ra những dấu hiệu, đặc tính,
quy phạm nhằm đạt đến sự định hướng đúng, nhất là để phát triển các bảo
tàng mới.
Phân loại bảo tàng thực chất là sự kéo dài định nghĩa, tuy nhiên phân
loại bao giờ cũng chỉ là những việc quy ước, không có phân loại nào cho
mọi không gian, thời gian vì mỗi thời gian và không gian nhất định thì có
một số loại hình và số lượng bảo tnàg nhất định và như vậy việc phân loại có
thể thay đổi.
Hiện nay có hai cách phân loại chính:
- Phân chia theo bảo tàng: Cách này nhằm phân chia chức năng xã
hội của bảo tàng, hay nói cách khác là nói rõ mục đích và hình thức sử dụng
bảo tàng đó trong xã hội. Theo cách phân chia này thì có ba loại bảo tàng
chính gồm: Bảo tàng công cộng, bao tàng nghiên cứu và bảo tàng học
đường.
- Phân chia theo loại hình bảo tàng: Cơ sở của việc phân loại này là
xem bảo tàng đó có quan hệ như thế nào với một ngành khoa học hay sản
xuất, nghệ thuật. Việc phân chia này nhằm đánh giá hoạt động của bảo tàng
có tiến kịp trình độ hiện đại của các môn khoa học, nghệ thuật, ngành sản
xuất, văn hoá thuộc loại hình mình hay không.



Loại hình bảo tàng là sự chuyên môn hoá các sưu tập hiện vật và các
hoạt động khoa học, giáo dục của bảo tàng đối với một ngành khoa học nhất
định nhằm định hướng toàn bộ hoạt động của bảo tàng đó.
1.2.3.2. Loại bảo tàng
- Bảo tàng công cộng vừa làm công tác nghiên cứu khoa học, vừa
giáo dục phổ biến khoa học cho quần chúng. Đây là hai nhiệm vụ phải được
tiến hành song song và bảo tàng luôn mở cửa cho quần chúng xem trưng
bày. Phần lớn bảo tàng ở Việt Nam thuộc loại hình này. Trong kho của bảo
tàng này chủ yếu là hiện vật, nhưng trong trưng bày còn có hiện vật trung
gian, tài liệu khoa học phụ, việc trưng bày tuân thủ nghiêm ngặt theo nguyên
tắc niên biểu.
- Bảo tàng nghiên cứu là nơi tập trung những sử liệu gốc của Viện
nghiên cứu hoặc một cơ quan khoa học nào đó. Chức năng giáo dục, phổ
biến khoa học chủ yếu thực hiện trong phạm vi các nhà khoa học thuộc lĩnh
vực đó, không cần thiết mở rộng cho đông đảo quần chúng xem. Loại hình
bảo tàng này chủ yếu là hiện vật gốc, thậm chí không có tài liệu khoa học
phụ như hình thức kho mở, người xem trực tiếp với hiện vật...
- Bảo tàng học đường có nhiệm vụ chủ yếu là giáo dục học đường,
phục vụ giảng dạy bằng hiện vật trực quan. Các bảo tàng này có thể có hoặc
không có kho, phần trưng bày nặng về trực quan, hiện vật gốc có phần hạn
chế...
1.2.3.3. Các loại hình bảo tàng
Ý nghĩa của sự phân chia loại hình:
- Là sự cụ thể hoá chức năng của bảo tàng đó.
- Là sự cụ thể hoá công tác kiện toàn kho và trưng bày.
- Sự cụ thể hoá các chức năng khác.
Có ý kiến phân bảo tàng thành hai nhóm gồm: loại hình bảo tàng khoa
học xã hội và loại hình bảo tàng khoa học tự nhiên.
- Các bảo tàng khoa học xã hội:

+ Nhóm bảo tàng thuộc loại hình lịch sử: bao gồm nhiều bảo tàng với
loại hình cơ bản khác nhau nhưa bảo tàng lịch sử quốc gia, bảo tàng lịch sử
cách mạng, lịch sử quân đội, khảo cổ, dân tộc học...
+ Nhóm các bảo tàng nghệ thuật như văn học, sân khấu, âm nhạc, tạo
hình...
- Các bảo tàng khoa học tự nhiên:


Gồm các bảo tàng gắn với khoa học tự nhiên, chuyên đi sâu vào một
lĩnh vực nghiên cứu cơ bản như động vật học, thực vật, địa chất, thổ
nhưỡng...
Điểm chung của các bảo tàng này là:
+ Sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu những mẫu vật khác nhau về tự
nhiên, phục vụ cho một ngành khoa học tự nhiên nhất định.
+ Phần trưng bày của chúng áp dụng những nguyên tắc khác với trưng
bày của bảo tàng lịch sử xã hội. Thường sự thể hiện các phần trưng bày bao
giờ cũng đặt trong bối cảnh tự nhiên.
+ Hiện vật ít phong phú so với các bảo tàng khoa học xã hội, tuy
nhiên việc xác minh các hiện vật có phần thuận lợi hơn.
+ Việc bảo quản hiện vật, nhất là các tiểu bản động thực vật khá phức
tạp, do vâỵ chỉ đưa vào kho cơ sở những hiện vật sau khi đã áp dụng những
biện pháp nhằm bảo quản lâu dài.
1.2.3.4. Vài nét về loại bảo tàng lưu niệm
Xưa nay, các nước trên thế giới đều coi việc lưu giữ các dấu tích của
các danh nhân là niềm tự hào, kiêu hãnh của mình. Tuy nhiên mỗi thời đại,
mỗi chế độ xax hội đều có những đánh giá khác nhau và tổ chức ghi dấu kỷ
niệm các danh nhân theo cách của mình phù hợp với lợi ích, trình độ, tập tục
của dân tộc đó trong những giai đoạn nhất định. Đôi khi việc tổ chức ghi dấu
những kỷ niệm đó còn mang tính chất mê tính dị đoan.
- Định nghĩa:

Bản thân thuật ngữ "lưu niệm" nói chung trong tiếng La tinh là
"Memoisialis", nghĩa là sự ghi nhớ, kỷ niệm về một sự kiện hay một con
người cụ thể nào đó.
Cho đến thế kỷ XVIII, người ta mới thấy đề cập đến "hiện vật lưu
niệm" "các điểm di tích lưu niệm" mà chưa nói đến "bảo tàng lưu niệm".
Cho đến thế kỷ XX, trên thế giới mới dần hình thành loại bảo tàng lưu niệm
với những đặc trưng và chức năng của chúng.
Về định nghĩa, "Bảo tàng lưu niệm đề cập đến những sự kiện lịch sử
quan trọng, những hoạt động nhà nước, chính trị, xã hội, quân sự, khoa học,
văn học nghệ thuật... lỗi lạc. Bảo tàng lưu niệm thường được thiết lập trên
cơ sở các tổ hợp di tích được nhà nước bảo vệ như: các địa điểm xảy ra các
sự kiện, những ngôi nhà, dinh thự gắn liền với hoạt động của các nhân vật
lỗi lạc. Các sưu tập đồ vật bảo tàng có tính chất lưu niệm".


Hay nói rõ hơn:
Bảo tàng lưu niệm là cơ quan nghiên cứu khoa học và giáo dục khoa
học, là kho chủ yếu là để gìn giữ những di sản văn hoá vật chất và tinh thần
nhằm đờic đời ghi lại trong nhân dân những kỷ niệm về sự kiện lịch sử trọng
đại, những nhà hoạt động chính trị và nhà nước, những nhà hoạt động kỹ
thuật và văn hoá.
Như vậy, với định nghĩa trên chúng ta thấy nhiệm vụ (chức năng) của
bảo tàng lưu niệm gồm:
+ Tài liệu khoa học về một sự kiện lịch sử hay danh nhân bằng hiện
vật gốc có tính chất lưu niệm.
Bảo tàng có nhiệm vụ gìn giữ những hiện vật đó như những di sản văn
hoá vật chất bằng pháp lý và kỷ thuật bằng các biện pháp quan trọng để có
khả năng sử dụng tốt nhất các di tích lưu niệm đó.
+ Nghiên cứu các hình thức trưng bày và các hình thức khác để giáo
dục quần chúng thông qua các di tích lưu niệm.

+ Tổ chức các hình thức giáo dục hữu hiệu bằng các di tích lưu niệm.
Bảo tàng lưu niệm là một dạng đặc biệt mà từng bảo tàng cụ thể nó sẽ
ứng với một loại hình cụ thể. Việc xác định loại của bảo tàng lưu niệm cụ
thể rất quan trọng vì qua đó mà ta có thể nhận thức rõ nội dung nghiên cứu
khoa học, đối tượng của hiện vật gốc và phương pháp nghiên cứu của ngành
khoa học cùng loại hình với bảo tàng lưu niệm đó...
Không phải bất cứ một sự kiện nào hay danh nhân nào đều cũng có
thể là đối tượng để xây dựng bảo tàng lưu niệm. Phải lựa chọn những sự
kiện lịch sử có ý nghĩa trọng đại của đất nước hay phải có những danh nhân
có những đóng góp đặc biệt làm thay đổi vận mệnh của đất nước, có những
cống hiến đặc biệt đối với các ngành khoa học, văn hoá, nghệ thuật...
Muốn xây dựng bảo tàng lưu niệm phải có những điều kiện sau:
- Tầm quan trọng của sự kiện đã diễn ra ở địa điểm ấy trong cuộc đời
hoạt động của cá nhân ấy, đồng thời phải lựa chọn thật nghiêm túc, chỉ lưu
lại những gì là đóng góp vào lịch sử và văn hoá của đất nước.
- Có thể tổ chức bảo tàng lưu niệm phải là sự hiện đại địa điểm kỷ
niệm đối tượng lưu niệm nhà, công trình, vườn tược... (toàn bộ hay một
phần).
- Sự hiện diện của một tổng thể hiện vật lưu niệm được giữ nguyên
trạng hay một phần và liên quan với sự kiện hay cuộc đời của danh nhân.


×