ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------
NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BANCASSURANCE
TẠI TỔNG CÔNG TY BẢO HIỂM PVI TRONG
BỐI CẢNH VIỆT NAM HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
Hà Nội – 2016
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------
NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BANCASSURANCE
TẠI TỔNG CÔNG TY BẢO HIỂM PVI TRONG
BỐI CẢNH VIỆT NAM HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế
Mã số: 60 31 01 06
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HÀ VĂN HỘI
XÁC NHẬN CỦA
XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
CHẤM LUẬN VĂN
Hà Nội - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận văn này do tôi thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa
học của PGS.TS Hà Văn Hội. Những đánh giá và phân tích đƣợc trình bày trong
luận văn là của riêng tôi. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của luận văn.
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2016
Ngƣời thực hiện
Nguyễn Thị Huyền Trang
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với PGS.TS Hà Văn Hội đã dành
nhiều thời gian, công sức và kinh nghiệm quý báu của mình để hƣớng dẫn tôi một
cách nhiệt tình, chu đáo.
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đối với các giảng viên của Trƣờng Đại
học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội, đặc biệt là các thầy, cô giáo tham gia giảng
dạy khoá 23 đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi, giúp cho tôi có đƣợc những kiến thức
và trải nghiệm trong quá trình học tập.
Xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo, tập thể cán bộ Tổng công ty Bảo hiểm
PVI đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt việc nghiên cứu và
hoàn thành luận văn.
Nguyễn Thị Huyền Trang
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..........................................................................i
DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................... ii
DANH MỤC HÌNH VẼ ............................................................................................ iii
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN,
THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BANCASSURANCE TRONG BỐI
CẢNH VIỆT NAM HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ..............................................4
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .......................................................................4
1.1.1. Nội dung tổng quan ...................................................................................4
1.1.2. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu đã thực hiện ...................13
1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của phát triển dịch vụ Bancassurance trong bối
cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế ...............................................................14
1.2.1 Khái quát chung về Bancassurance ..........................................................14
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của dịch vụ Bancassurane ..............27
1.2.3. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến sự phát triển dịch vụ
bancassurance của các DNBH Việt Nam ..........................................................30
1.2.4. Thực tiễn phát triển dịch vụ Bancassurance tại khu vực Châu Á Thái
Bình Dương và Việt Nam ...................................................................................36
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................40
2.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................40
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................41
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ..................................................................41
2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu .......................................................................42
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin ............................................................43
2.2.4. Các phương pháp khác ............................................................................46
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG DỊCH VỤ BANCASSURANCE TẠI TỔNG CÔNG
TY BẢO HIỂM PVI .................................................................................................47
3.1. Khái quát về Tổng công ty Bảo hiểm PVI .....................................................47
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ..............................................................47
3.1.2. Các sản phẩm bảo hiểm ...........................................................................47
3.2 Phân tích môi trƣờng kinh doanh và triển vọng phát triển dịch vụ
Bancassurance tại Tổng công ty Bảo hiểm PVI trong bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế ...................................................................................................................50
3.2.1. Đối thủ cạnh tranh hiện tại ......................................................................51
3.2.2. Đối thủ tiềm ẩn ........................................................................................53
3.2.3 Áp lực của người mua ...............................................................................54
3.2.4 Áp lực từ sản phẩm thay thế .....................................................................54
3.3. Thực trạng dịch vụ Bancassurance tại Tổng công ty Bảo hiểm PVI .............55
3.3.1. Chiến lược phát triển dịch vụ Bancassurance của Tổng công ty Bảo hiểm
PVI qua các thời kỳ ............................................................................................55
3.3.2 Cơ cấu tổ chức và mô hình Bancassurance tại Tổng công ty Bảo hiểm
PVI .....................................................................................................................56
3.3.3 Đánh giá dịch vụ Bancassurance tại Tổng công ty Bảo hiểm PVI ..........58
3.3.4 Nhận xét về dịch vụ Bancassurance tại Tổng công ty Bảo hiểm PVI.......80
CHƢƠNG 4. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BANCASSURANCE CỦA
TỔNG CÔNG TY BẢO HIỂM PVI .........................................................................90
4.1. Các điều kiện để phát triển dịch vụ Bancassurance của Tổng công ty Bảo
hiểm PVI ................................................................................................................90
4.1.1 Các điều kiện bên ngoài ...........................................................................90
4.1.2 Các điều kiện bên trong ............................................................................93
4.2. Giải pháp phát triển dịch vụ Bancassurance của Tổng công ty Bảo hiểm PVI .....95
4.2.1. Hoạch định chiến lược và định hướng phát triển dịch vụ Bancassurance rõ
ràng ....................................................................................................................95
4.2.2. Kế hoạch và mục tiêu triển khai cụ thể, cơ chế hợp tác rõ ràng .............95
4.2.3. Tăng cường củng cố mối quan hệ, liên kết giữa ngân hàng và doanh
nghiệp bảo hiểm .................................................................................................96
4.2.4. Lựa chọn, phát triển, đa dạng hóa các sản phẩm bảo hiểm phù hợp với
nhu cầu của khách hàng và ngân hàng .............................................................97
4.2.5. Đa dạng hóa các phương thức phân phối qua ngân hàng ......................99
4.2.6. Phân phối và sử dụng, nâng cao nguồn nhân lực .................................100
4.2.7. Xây dựng chính sách hoa hồng phù hợp ...............................................102
4.2.8. Đẩy mạnh hoạt động marketing, truyền thông và quảng cáo ...............103
4.2.9. Đầu tư và ứng dụng công nghệ trong hoạt động bảo hiểm (e-insurance) .105
4.3. Các kiến nghị nhằm phát triển hoạt động Bancassurance của Tổng công ty
Bảo hiểm PVI ......................................................................................................105
4.3.1. Kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước ........................................105
4.3.2. Kiến nghị đối với các ngân hàng ...........................................................107
KẾT LUẬN .............................................................................................................110
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................111
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
Ký hiệu
Nguyên nghĩa
1
ACM
Assurances du Crédit Mutuel
2
Bancassurance
Bảo hiểm qua ngân hàng
3
DNBH
Doanh nghiệp bảo hiểm
4
ĐVTV
Đơn vị thành viên
5
EU
Liên minh châu Âu
6
HNKT
Hội nhập kinh tế
7
KDBH
Kinh doanh bảo hiểm
8
NHTM
Ngân hàng thƣơng mại
9
TCH
Toàn cầu hóa
10
WTO
Tổ chức Thƣơng mại thế giới
i
DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT
Bảng
Nội dung
Trang
1
Bảng 1.1
Mức độ kết hợp của các mô hình Bancassurance
18
2
Bảng 3.1
Một số đối thủ cạnh tranh của PVI trên thị trƣờng
Bancassurance
52
3
Bảng 3.2
4
Bảng 3.3
Mô hình Bancassurance Bảo hiểm PVI đang áp dụng
tại một số ngân hàng
Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động của Bảo
hiểm PVI (2007 - 2012)
Doanh thu phí bảo hiểm qua kênh Bancassurance của
58
59
5
Bảng 3.4
6
Bảng 3.5
7
Bảng 3.6
Tình hình thực hiện kế hoạch khai thác bảo hiểm qua
VP Bank
64
8
Bảng 3.7
Tình hình thực hiện kế hoạch khai thác bảo hiểm qua
Maritime Bank
65
9
Bảng 3.8
Doanh thu phí bảo hiểm qua kênh Bancassurance tính
theo sản phẩm giai đoạn 2010 - 2015
68
10
Bảng 3.9
Mức thỏa mãn trung bình của các nhân tố
79
11
Bảng 3.10
Đánh giá chung mức độ thỏa mãn
79
12
Bảng 3.11
Doanh thu theo kênh Bancassurance của Bảo hiểm
PVI năm 2015
81
13
Bảng 3.12
Kết quả kinh doanh của kênh bancasurance của Bảo
hiểm PVI (2011-2015)
82
14
Bảng 3.13
15
Bảng 4.1
Bảo hiểm PVI (2011-2012)
Tình hình thực hiện kế hoạch khai thác bảo hiểm qua
Ocean Bank
Lợi nhuận trƣớc thuế, ROE của một số DNBH 2011 2015
Tiêu chí kinh tế và xã hội dự tính của Việt Nam giai
đoạn 2015-2020
ii
60
62
83
90
DANH MỤC HÌNH VẼ
STT
Hình
Nội dung
1
Hình 1.1
Mô hình liên kết đại lý phân phối
16
2
Hình 1.2
Mô hình liên minh chiến lƣợc
16
3
Hình 1.3
Mô hình liên doanh
17
4
Hình 1.4
Mô hình Tập đoàn
17
5
Hình 2.1
Khung Lô-gíc nghiên cứu
40
6
Hình 3.1
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Poster
50
7
Hình 3.2
8
Hình 3.3
9
Hình 3.4
Hệ thống kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm của PVI
71
10
Hình 3.5
Mô hình nghiên cứu chất lƣợng dịch vụ
75
11
Hình 3.6
Biểu đồ khảo sát độ tin cậy
76
12
Hình 3.7
Biểu đồ khảo sát khả năng đáp ứng
77
13
Hình 3.8
Biểu đồ Khảo sát năng lực phục vụ
77
14
Hình 3.9
Biểu đồ khảo sát khả năng tiếp cận
78
15
Hình 3.10 Biểu đồ khảo sát về giá cả
78
16
Hình 3.11 So sánh doanh thu Bancassurance trên thị trƣờng
81
17
Hình 3.12
Kết quả kinh doanh của kênh Bancassrance của Bảo hiểm
PVI (2011 - 2015)
Cơ cấu doanh thu phí bảo hiểm qua các kênh bán lẻ của
Bảo hiểm PVI năm 2015
Doanh thu – Bồi thƣờng qua các kênh phân phối sản phẩm
năm 2015
iii
Trang
60
61
84
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm (KDBH) giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối
với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi một quốc gia. KDBH đƣợc coi nhƣ tấm lá
chắn kinh tế bảo vệ cho các tổ chức, cá nhân đồng thời huy động nguồn vốn cho
đầu tƣ phát triển đất nƣớc.
Cùng với quá trình toàn cầu hóa (TCH) và hội nhập kinh tế (HNKT) quốc tế
đang diễn ra ngày càng sâu rộng, thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam cũng đang có những
bƣớc chuyển mình mạnh mẽ nhằm đáp ứng những yêu cầu và thách thức của quá trình
hội nhập. Quá trình HNKT đang mở ra nhiều cơ hội nhƣng cũng đặt ra không ít thách
thức đối với các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) Việt Nam. Đặc biệt với việc nƣớc ta
trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO) và theo nhƣ
cam kết hội nhập thì lĩnh vực bảo hiểm là một trong những lĩnh vực có tốc độ mở cửa
nhanh nhất. Do đó vấn đề đặt ra cho các DNBH Việt Nam hiện nay là cần phải có
những biện pháp và chiến lƣợc để nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của mình để
có thể đứng vững và tồn tại trƣớc sức ép của HNKT quốc tế.
Một trong những xu hƣớng nổi bật trong lĩnh vực KDBH tại Việt Nam trong một
vài năm qua là sự xuất hiện và phát triển của các mô hình liên kết giữa các DNBH với
các Ngân hàng thƣơng mại (NHTM) trong việc phát triển và phân phối các sản phẩm
bảo hiểm qua ngân hàng (Bancassurance). Thực tiễn cho thấy, hoạt động liên kết giữa
bảo hiểm - ngân hàng đã bƣớc đầu hình thành và phát triển ở Việt Nam, hoạt động này
đã và đang mang lại lợi ích cho cả DNBH, ngân hàng và khách hàng. Tuy nhiên những
lợi ích này vẫn chƣa thực sự tƣơng xứng với tiềm năng thực tế, đặc biệt là việc triển
khai dịch vụ Bancassurance tại nhiều doanh nghiệp bảo hiểm vẫn còn nhiều bất cập,
hạn chế và vƣớng mắc. Đứng trƣớc thực trạng đó, học viên lựa chọn nghiên cứu đề tài:
“Phát triển dịch vụ Bancassurance tại Tổng công ty Bảo hiểm PVI trong bối cảnh
Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế”. Đây là nghiên cứu hết sức cần thiết trong bối
cảnh Tổng công ty Bảo hiểm PVI mới gia nhập thị trƣờng Bancassurance đƣợc một
1
thời gian ngắn và chƣa triển khai nhiều hoạt động thức đẩy sự phát triển của loại hình
bảo hiểm này tƣơng xứng với tiềm năng và thế mạnh phát triển của công ty. Với ý
nghĩa đó, học viên hy vọng luận văn của mình sẽ đề xuất đƣợc những giải pháp quan
trọng, thiết yếu nhằm phát triển dịch vụ Bancassurance của Tổng công ty Bảo hiểm
PVI nhằm khai thác tốt nhất tiềm năng hiện có.
2. Mục đích và nhiêm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc phân tích, đánh giá thực trạng cũng nhƣ làm rõ các nhân tố
ảnh hƣởng đến việc phát triển hoạt dịch vụ Bancassurance của Tổng công ty Bảo
hiểm PVI, học viên đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy sự phát triển
của dịch vụ này của PVI trong tƣơng lai. Để đạt đƣợc các mục tiêu đặt ra, luận văn
cần trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
- Bancassurance là gì? Tại sao nói Bancassurance là xu hƣớng nổi bật trong
lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế?
- Thực trạng triển khai dịch vụ Bancassurance tại PVI nhƣ thế nào? Ƣu điểm
và hạn chế?
- Để phát triển dịch vụ Bancassurance, Tổng công ty Bảo hiểm PVI cần phải
thực hiện các biện pháp nhƣ thế nào?
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ cụ thể:
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ Bancassurance của PVI.
- Làm rõ các nhân tố tác động đến việc phát triển dịch vụ Bancassurance của
Tổng công ty Bảo hiểm PVI
- Đề xuất một số giải pháp phát triển dịch vụ Bancassurance của Tổng công
ty Bảo hiểm PVI trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung chủ yếu vào việc nghiên cứu sự phát triển dịch vụ
Bancassurance của Tổng công ty Bảo hiểm PVI.
2
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu việc phát triển dịch vụ
Bancassurance của Tổng công ty Bảo hiểm PVI
- Về thời gian: Luận văn chủ yếu xem xét, đánh giá dịch vụ Bancassurance
tại Tổng công ty Bảo hiểm PVI trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015.
4. Đóng góp của luận văn
Luận văn có một số đóng góp nhƣ sau:
- Luận văn đã tổng hợp và làm rõ các vấn đề lý luận chủ yếu liên quan đến
Bancassurance nhƣ:
+ Các sản phẩm tích hợp dành riêng cho kênh phân phối Bancassurance nhóm sản phẩm mà trong rất nhiều trƣờng hợp công ty bảo hiểm và khách hàng vẫn
còn mơ hồ về sự khác biệt của nó so với sản phẩm bảo hiểm truyền thống.
+ Các kênh phân phối đƣợc các Bancassurance sử dụng.
+ Các phƣơng thức phân phối của kênh Bancassurance, các nhân tố ảnh
hƣởng đến phát triển dịch vụ Bancassurance.
- Trên cơ sở phân tích mô hình Bancassurance và thực trạng phát triển dịch
vụ Bancassurance tại Tổng công ty Bảo hiểm PVI, luận văn đã xác định đƣợc các
nhân tố chủ yếu hạn chế kết quả và hiệu quả dịch vụ Bancassurance của PVI để từ
đó đề xuất các giải pháp giúp phát triển dịch vụ Bancassurance tại đây.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bố cục của luận văn gồm 4 chƣơng chính sau:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận, thực tiễn về
phát triển dịch vụ Bancassurance trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Thực trạng dịch vụ Bancassurance tại Tổng công ty Bảo hiểm PVI
Chƣơng 4: Giải pháp phát triển dịch vụ Bancassurance của Tổng công ty
Bảo hiểm PVI
3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN, THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BANCASSURANCE
TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Tính đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về hoạt động Bancassurance
tại các thị trƣờng phát triển (thị trƣờng Châu Âu, thị trƣờng Bắc Mỹ) cũng nhƣ các
thị trƣờng bảo hiểm mới nổi tại Châu Á - Thái Bình Dƣơng trong đó có Việt Nam.
Nhiều công trình có giá trị cả về lý luận và thực tiễn đối với nhiều nội hàm về vấn
đề Bancassurance, trong đó tiêu biểu các nhóm công trình sau:
1.1.1. Nội dung tổng quan
1.1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu về lý thuyết và chiến lược phát triển dịch vụ
Bancassurance
Thuật ngữ “Bancassurance” là từ ghép giữa “Bank” và “Assurance” xuất phát
từ tiếng Pháp, chỉ hoạt động phát sinh do nhu cầu thực tế trong lĩnh vực dịch vụ tài
chính. Vào năm 1974, Crédit Lyonnais - một ngân hàng của Pháp hợp tác với Tập
đoàn Médicales de France thành lập Assurances du Crédit Mutuel (ACM) Vie et
IARD - Công ty bảo hiểm hỗn hợp (kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi
nhân thọ). Công ty Bảo hiểm hỗn hợp này hoạt động dựa vào cơ chế sử dụng lợi thế
của Credit Lyonnais đối với các khách hàng của ngân hàng: Khi ngân hàng cấp một
khoản tín dụng cho khách hàng sẽ đồng thời cấp đơn bảo hiểm kèm theo để bảo
hiểm cho các khách hàng đó mà không phải sử dụng một trung gian bảo hiểm khác.
Hoạt động này chính là khởi đầu cho hoạt động Bancassurance.
Sau thành công của ACM, Bancassurance đã phát triển mạnh mẽ và trở thành
một trong những kênh phân phối chính cho các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ và
ngày càng trở nên quan trọng đối với việc phân phối các sản phẩm bảo hiểm phi
nhân thọ. Đến cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỉ 21 Bancassurance trở nên phổ biến và
phát triển một cách mạnh mẽ tại các nƣớc thuộc khối Liên minh Châu Âu (EU) nhƣ
Pháp, Tây Ban Nha, Ý, hay các nƣớc Bắc Âu nhƣ Hà Lan, Thụy Điển và Áo…
4
Có thể khẳng định Bancassurance là một vấn đề còn khá mới. Bởi vậy, hầu hết
các công trình nghiên cứu về lý thuyết hoạt động Bancassurance đều đƣợc thực hiện
từ đầu những năm 2000 gắn liền với các báo cáo chiến lƣợc phát triển bảo hiểm của
các Tập đoàn, Công ty Bảo hiểm hàng đầu thế giới nhƣ Swiss Re, Munich Re…
Công trình nghiên cứu Sự phát triển lên tầm cao mới của Bancassurance tại
Châu Á của các tác giả Wong và Cheung (2002) chuyên gia của Công ty Tái Bảo
hiểm Quốc gia Thụy Sĩ (Swiss Re) khi nghiên cứu về chiến lƣợc kinh doanh của
doanh nghiệp đã lần đầu tiên đƣa ra khái niệm chuẩn về Bancassurance. Theo đó
“Bancassurance là một chiến lược của các ngân hàng và các công ty bảo hiểm
nhằm khai thác với phương thức ít nhiều tích hợp thị trường các dịch vụ tài chính”
Tiếp đó, trong công trình nghiên cứu Bancasurance: xu hướng mới nổi, cơ hội và
thách thức của Clarence Wong, Mike Bamahan, Lucia Bevere - các chuyên gia của
Công ty Tái Bảo hiểm hàng đầu thế giới Swiss Re tại Tạp chí Sigma (5/2007) đã làm rõ
hơn khái niệm này, cụ thể là “Bancassurance chỉ nỗ lực chung của các ngân hàng và
nhà bảo hiểm trong việc cung cấp các dịch vụ cho các khách hàng của ngân hàng” và
“các sản phẩm bảo hiểm phải được thiết kế riêng cho việc phân phối qua các kênh
bancassurance”. Bên cạnh việc tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận về khải niệm,
đặc điểm, mô hình, hình thức phân phối của hoạt động Bancassurance công trình này
còn đánh giá xu hƣớng phát triển cũng nhƣ nhận định các cơ hội và thách thức đối với
ngành bảo hiểm nói riêng và dịch vụ tài chính nói chung.
Đặc biệt, trong những công trình nghiên cứu theo hƣớng này, công trình
nghiên cứu Bancassurance: Những bài học kinh nghiệm toàn cầu trong hoạt động
hợp tác ngân hàng và bảo hiểm của Steven I Davis (2007) là một trong những công
trình đầy đủ và toàn diện nhất. Nghiên cứu này cung cấp hình ảnh khá chi tiết, đầy
đủ về tình hình hoạt động Bancassurance trên thực tế ở cả ba khu vực: Châu Âu,
Bắc Mỹ và Châu Á - Thái Bình Dƣơng và mô tả các mô hình kết cấu thay thế ở các
ngân hàng và các tập đoàn hàng đầu ở nhiều nƣớc. Nghiên cứu của Davis (2007)
đƣợc tiến hành ở cả hai khía cạnh vi mô và vĩ mô để phân tích ảnh hƣởng của chính
sách quốc gia về phát triển Bacassurance và phát triển sản phẩm. Ngoài ra, công
5
trình này còn phân tích vĩ mô về cách phát triển các mô hình, lựa chọn đối tác, và
phát triển sản phẩm ở từng thị trƣờng.
1.1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về lợi ích, hiệu quả của Bancassurance
Do Bancassurance là một khái niệm tƣơng đối mới ở trong lĩnh vực bảo hiểm
nên hầu nhƣ có rất ít nghiên cứu có sẵn về hiệu quả của Bancassurance.
Trong nghiên cứu Lĩnh vực bảo hiểm: Các kênh phân phối mới nổi của
Jampala Rajesh (2005) tác giả đã nghiên cứu và nhận thấy rằng bảo hiểm đƣợc phân
phối thông qua các kênh chính, kênh phụ trợ và các kênh thƣơng mại trực tiếp. Các
kênh này khác nhau về đối tƣợng, hình thức và kênh hiệu quả nhất là kênh đảm bảo
chi phí thấp hơn cho ngƣời đƣợc bảo hiểm; lợi nhuận lớn hơn cho công ty bảo hiểm
và bảo hiểm hiệu quả hơn đối với các thị trƣờng. Tuy sự phân bố của các sản phẩm
và dịch vụ bảo hiểm là sự độc quyền duy nhất của các đại lý trong nhiều năm nhƣng
sự mở cửa của ngành bảo hiểm trong những năm 2000 đã mang lại sự cạnh tranh và
thách thức cho DNBH cùng với các cơ hội kinh doanh rộng lớn của một thị trƣờng
chƣa đƣợc khai thác. Để khai thác tiềm năng này, các DNBH phải tập trung vào
việc đổi mới sản phẩm, đầu tƣ quản lý, dịch vụ khách hàng, phân phối đa kênh và
tiếp thị các sản phẩm bảo hiểm. Điều này giúp tạo ra nhiều kênh mới nhƣ
Bancassurance, mobile insurance, internet insurance…
Nghiên cứu Ngành bảo hiểm Ấn Độ: Thập kỷ phát triển tiếp theo của Công
ty kiểm toán hàng đầu thế giới Ernst & Young (2010) chỉ rõ sự lựa chọn của các
kênh mới phân phối sản phẩm bảo hiểm thay thế các kênh phân phối truyền thống
phụ thuộc vào tính đa dạng của các yếu tố nhƣ các yêu cầu của ngƣời tiêu dùng, lợi
ích kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm, thế mạnh của các kênh, các yêu cầu
pháp lý… Các yếu tố quyết định lựa chọn các kênh phân phối của một công ty bảo
hiểm là: (1) khách hàng ở đâu? (2) hồ sơ khách hàng mục tiêu là gì? (3) sản phẩm
nào có thể đƣợc bán thông qua các kênh phân phối? (4) kênh nào cung cấp kinh
nghiệm mua tốt nhất và tính toán phân khúc khách hàng mục tiêu? (5) Chi phí hoạt
động có liên quan đến từng loại kênh là bao nhiêu? Khi xem xét các kênh thay thế,
Bancassurance xuất hiện nhƣ một lựa chọn khả thi nhất vì phạm vi bao trùm các chi
6
nhánh ngân hàng rộng lớn, cơ sở hạ tầng có sẵn và mối quan hệ với khách hàng của
ngân hàng.
Trong công trình Phân tích SWOT cho hoạt động bancassurance: Áp dụng
các biện pháp phân tích khẳng định của Kumaraswany (2012) tác giả cho rằng
ngoài việc cung cấp một dịch vụ tài chính toàn diện, Bancassurance mang lại lợi ích
cho khách hàng bằng chất lƣợng dịch vụ tốt hơn, tƣ vấn về hoạch định tài chính, uy
tín, minh bạch trong các giao dịch, dễ dàng gia hạn, ngân hàng điện tử và những lợi
ích tƣơng tự nhƣ thế. Các khách hàng cũng ủng hộ các giải pháp một cửa nhƣ vậy
cho nhu cầu của họ. Bằng việc ngày càng có nhiều lựa chọn về các sản phẩm và
dịch vụ, cũng nhƣ tiếp cận thông tin dễ dàng hơn, khách hàng tìm kiếm các cửa
hàng hoặc công ty mà có thể đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau của họ. Do đó, các
ngân hàng kết hợp các sản phẩm chính của mình vào với bảo hiểm cũng nhƣ các sản
phẩm liên quan đến du lịch và giải trí khác; giúp tăng lợi nhuận bằng cách mang lại
nhiều lợi ích về giá thành và dễ dàng cho ngƣời tiêu dùng.
Công trình Tiếp thị bảo hiểm nhân thọ tại Ấn Độ: Tận dụng những thế mạnh
của phân phối đa kênh của Sharma và Saxena (2004) lại tập trung chỉ rõ bất lợi về
chi phí của kênh đại lý cũng là một trong những lý do chính dẫn đến phát triển và
tiêu thụ sản phẩm thông qua các kênh Bancassurance.
1.1.1.3 Nhóm công trình nghiên cứu về mô hình chung của Bancassurance tại các
quốc gia
Trong số các công trình nghiên cứu theo hƣớng này có thể kể đến các
nghiên cứu tiêu biểu nhƣ nghiên cứu của Graham Morris (2006) có một số phân
tích ngắn gọn về cách Bancassurance phát triển ở một số nƣớc Châu Á trƣớc khi
đƣa ra kinh nghiệm về cơ cấu phát triển, xu hƣớng phát triển và định hƣớng phát
triển sản phẩm. Trong khi đó, công trình nghiên cứu của Stadler (2010) lại nhấn
mạnh đến việc phát triển Bancassurance ở thị trƣờng Châu Á và xu hƣớng chung
của thị trƣờng. Karunagaran (2007) đã phân tích sâu hơn về các xu hƣớng phát
triển Bancassurance ở Ấn Độ cùng với một số vấn đề về Bancassurance ở thị
trƣờng Ấn Độ.
7
Trong công trình Bancassurance: 3 mô hình hợp tác của Flur, Huston và Lowie
(1997) các tác giả cho rằng các công ty bảo hiểm áp dụng các mô hình kinh doanh
khác nhau trong liên kết với các ngân hàng để vƣơn tới tất cả khách hàng. Ba mô hình
đối tác đƣợc đề xuất, mà dựa vào bản chất và mức độ liên kết giữa các đối tác. Ma
trận đƣợc phát triển dựa trên vai trò giả định bởi hai đối tác - đó là một nhà lãnh đạo
và các nhà cung cấp dịch vụ cơ bản. Trong trƣờng hợp các đối tác đóng vai trò của
các nhà lãnh đạo, mô hình áp dụng là một công ty liên doanh; “ngân hàng giữ vai trò
là nhà lãnh đạo còn công ty bảo hiểm đóng vai trò là nhà cung cấp sản phẩm cơ bản"
mà sẽ dẫn đến hình thành một mô hình phân phối ngân hàng thừa hƣởng và khi các
vai trò đƣợc đảo ngƣợc, mô hình thứ ba đối với nhà phân phối bảo hiểm nhân thọ
đƣợc tạo đòn bẩy sẽ đƣợc áp dụng. Tùy theo mức độ hội nhập giữa các ngân hàng và
các công ty bảo hiểm, các mô hình Bancassurance có thể đƣợc áp dụng là thỏa thuận
phân phối, liên minh chiến lƣợc, liên doanh và nhóm dịch vụ tài chính.
Đặc biệt điểm đáng chú ý của công trình nghiên cứu Bancasurance: Xu hướng
mới nổi, cơ hội, thách thức của Clarence Wong & Mike Bamahan & Lucia Bevere
(2007) là các tác giả đã phân tích chung về tình hình thực tế và xu hƣớng phát triển
Bancassurance ở các thị trƣờng nhất định nhƣ châu Âu, châu Mỹ Latinh, Châu Á
Thái Bình Dƣơng… để từ đó đƣa ra quan điểm không có một mô hình Bancassurance
duy nhất phù hợp với tất cả các thị trƣờng. Các kết quả tối ƣu từ việc lựa chọn mô
hình Bancassurance phù hợp, có tính đến các điều kiện cụ thể của thị trƣờng.
Ở Việt Nam nói riêng Bancassurance đƣợc coi là lĩnh vực mới đầy tiềm năng.
Vào cuối những năm 90 của thế kỷ 20, Bacassurance đƣợc tạo ra ở Việt Nam với
hình thức nguyên thủy nhất là làm đại lý. Cho đến bây giờ, Bacassurance đã phát
triển bằng các hình thức khác nhau và với trình độ phát triển đa dạng. Bởi vậy cũng
có khá nhiều nghiên cứu về việc vận dụng mô hình Bancassurance tại thị trƣờng bảo
hiểm Việt Nam trong đó có thể kể đến các công trình nghiên cứu nhƣ:
Trần Huy Hoàng (2008) trong bài viết Vận dụng mô hình Bancassurance vào
thị trường bảo hiểm ở Việt Nam trên tạp chí Phát triển kinh tế số 213 (7/2008). Tác
giả đã bƣớc đầu trình bày các mô hình Bancassurance đƣợc thực hiện ở Việt Nam.
8
Tuy nhiên do hạn chế về khuôn khổ bài viết nên nghiên cứu chỉ đƣa ra đƣợc khái quát
các mô hình Bancassurance đƣợc áp dụng tại Việt Nam mà chƣa phân tích các nhân
tố ảnh hƣởng cũng nhƣ chỉ ra xu hƣớng phát triển của các mô hình Bancassurance
trong thời gian tiếp theo. Tuy nhiên nhiều luận điểm quan trọng về việc vận dụng mô
hình Bancassurance tại Việt Nam đƣợc nêu ra tại công trình này là nền móng tham
khảo cho các công trình nghiên cứu theo hƣớng này tại Việt Nam.
Bài viết Mô hình Bancassurance ở Việt Nam và các nhân tố ảnh hưởng của tác
giả Đoàn Thị Thanh Tâm và Nguyễn Thị Hải Đƣờng trên Tạp chí Kinh tế và phát triển
số 191(II) (5/2013) cung cấp một cái nhìn tổng quan về các mô hình Bancassurance
đang hoạt động tại Việt Nam, đánh giá tổng thể cơ chế vận hành của mỗi công trình.
Ngoài ra, bài viết còn phân tích làm rõ các nhân tố chủ yếu ảnh hƣởng đến sự phát triển
của các mô hình Bancassurance bao gồm: nhân tố khách quan (hành lang pháp lý, văn
hóa tiêu dùng, điều kiện kinh tế xã hội) và nhân tố chủ quan (đối tác trong các
Bancassurance, thị trƣờng mục tiêu của Bancassurance, phát triển sản phẩm, công nghệ
tiên tiến, chất lƣợng nguồn nhân lực) để từ đó có cái nhìn rõ hơn về cơ chế vận hành và
hoạt động của các mô hình Bancassurance tại Việt Nam.
Công trình Kinh nghiệm quốc tế phát triển Bancassurance tại các thị trường
mới nổi và Lào của tác giả Nguyễn Thị Hải Đƣờng (2013). Bài viết tập trung vào
việc nhìn nhận tìm kiếm các kinh nghiệm phát triển Bancassurance của các nƣớc tại
các thị trƣờng phát triển cũng nhƣ các thị trƣờng mới nổi liên quan đến các qui định
pháp lý, chính sách thuế, định hƣớng phát triển thị trƣờng. Một phần không thể
thiếu của bài viết là xem xét đánh giá chiến lƣợc phát triển Bancassurance của một
số tập đoàn tài chính bảo hiểm, ngân hàng để tìm kiếm các kinh nghiệm, cách làm
của họ khi khi phát triển Bancassurance tại từng thị trƣờng đặc thù. Các kinh
nghiệm này sẽ là cơ sở cho việc định hƣớng chính sách phát triển Bancassurance tại
các thị trƣờng mới nổi nói chung, tại thị trƣờng bảo hiểm Lào nói riêng, cũng nhƣ
kinh nghiệm để các Bancassurance đang hoạt động tại Lào hoặc các doanh nghiệp
bảo hiểm đang hoạt động tại Lào có cái nhìn tổng thể để có thể xây dựng chiến lƣợc
phát triển phù hợp trong thời gian tới.
9
Luận văn thạc sỹ Vận dụng mô hình Bancasssurance vào thị trường bảo hiểm
Việt Nam: thực trạng và giải pháp phát triển của Nguyễn Thị Bạch Tuyết (2008)
bên cạnh việc nghiên cứu cơ sở lý luận về Bancassurance trong đó đặc biệt là các lý
thuyết về mô hình Bancassurance, tác giả đã đƣa ra một cái nhìn khá đầy đủ, toàn
diện về thực trạng của việc vận dụng mô hình Bancassurance tại thị trƣờng bảo
hiểm Việt Nam giai đoạn 1990-2009. Tác giả còn tìm hiểu và hệ thống hóa một loạt
hệ thống giải pháp nhằm thúc đẩy và vận dụng hiệu quả mô hình Bancassurance tại
thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam.
Luận văn thạc sỹ Phân tích SWOT hoạt động Bancassurance tại Việt Nam của
Phạm Việt Hà (2010) tác giả áp dụng mô hình SWOT vào phân tích các hoạt động
Bancassurance ở Việt Nam trong các công ty chuyên về bảo hiểm phi nhân thọ và
bảo hiểm nhân thọ, xác định các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa của
các công ty đó đối với hoạt động phát triển Bacassurance nhƣng nói rất ít về các sản
phẩm bảo hiểm và phát triển sản phẩm thông qua các ngân hàng.
Bài viết Giải pháp phát triển hoạt động liên kết ngân hàng - bảo hiểm của
Đàm Hoàng Oanh trên tạp chí Ngân hàng số 53 (8/2010) lại tập trung làm rõ các
giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động liên kết giữa ngân hàng và công ty bảo
hiểm bao gồm (1) Nhóm giải pháp về mặt vĩ mô nhƣ hoàn thiện hệ thống cơ chế,
chính sách về pháp luật; (2) Nhóm giải pháp về nghiệp vụ đối với ngân hàng và
công ty bảo hiểm nhƣ nâng cao uy tí, thƣơng hiệu, tăng cƣờng hợp tác, đào tạo và
sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ, sử dụng hiệu
quả các kênh phân phối, tăng cƣờng hoạt động marketing; (3) Nhóm giải pháp hỗ
trợ bao gồm tổ chức các hoạt động tuyên truyền sản phẩm, hội thảo về
Bancassurance. Đây là những gợi ý hết sức quan trọng đề học viên học hỏi từ đó đề
xuất những giải pháp có giá trị thực tiễn cho vấn đề phát triển hoạt động
Bancassurance tại Tổng công ty Bảo hiểm PVI.
Nói chung, những công trình nghiên cứu theo hƣớng này đã tiến hành điều tra
nhất định trên các mô hình Bancassurance, các vấn đề sản phẩm bảo hiểm và phát
triển sản phẩm cho kênh Bancassurance. Hoạt động này là rất cần thiết cho nghiên
10
cứu của học viên để đánh giá sự phát triển của các sản phẩm bảo hiểm đƣợc phân
phối bởi ngân hàng nói chung và sau đó tìm định hƣớng phát triển sản phẩm thông
qua Bancassurance trong các công ty bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam nói riêng.
1.1.1.4. Nhóm công trình nghiên cứu về vận dụng mô hình Bancassurance cụ thể tại
doanh nghiệp bảo hiểm (hoặc ngân hàng)
Đây là hƣớng nghiên cứu có khá nhiều tác giả tại Việt Nam quan tâm và tìm
hiều, có thể kể đến các công trình nhƣ:
Bài viết Bancassurance tại các ngân hàng thương mại Việt Nam nhìn từ góc
độ sự hài lòng của khách hàng của Nguyễn Thị Nhung và Nguyễn Thái Liêm trên
tạp chí Ngân hàng số 20 (10/2012). Trong bài viết này bên cạnh việc đề cập một
cách khái quát khái niệm Bancassurance, lợi ích của Bancassurance và đôi nét về thị
trƣờng Bancassurance tại Việt Nam, các tác giả tập trung nghiên cứu hoạt động
Bancassurance tại hai đơn vị là Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Việt Nam chi
nhánh tỉnh Lâm Đồng và Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng nông nghiệp
(ABIC). Hệ thống tiêu chí đánh giá dịch vụ Bancassurance đƣợc các tác giả thực
hiện bao gồm (1) Số lƣợng sản phẩm bancassurance, (2) Số lƣợng đại lý
Bancassurance, (3) Doanh thu phí bảo hiểm của kênh Bancassurance. Mô hình
nghiên cứu tiêu chí đánh giá chất lƣợng dịch vụ bảo hiểm và sự hài lòng của khách
hàng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam chi nhánh Lâm
Đồng bao gồm 5 thành phần cơ bản là: (1) Độ tin cậy, (2) Khả năng đáp ứng, (3)
Năng lực phục vụ, (4) Khả năng tiếp cận, (5) Giá cả. Từ kết quả nghiên cứu các tác
giả rút ra kết luận chất lƣợng cung cấp dịch vụ bảo hiểm tại Ngân hàng Nông
nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Lâm Đồng đƣợc khách hàng chấp nhận ở
mức độ bình thƣờng. Mặc dù nghiên cứu về Bancassurance tại Lâm Đồng chƣa phải
là hình mẫu có tính đại diện cao tuy nhiên kết quả nghiên cứu của các tác giả vẫn có
tính chất tham khảo khá tốt cho thị trƣờng Bancassurance Việt Nam.
Đối với luận văn thạc sĩ Áp dụng mô hình Bancassurance vào Agribank của
Đỗ Minh Hoàng (2009) tác giả tập trung phân tích tiềm năng phát triển
Bancassurance ở Agribank cùng với việc thiết lập mô hình thực hiện Bancassurance
11
ở Công ty Cổ phần Bảo hiểm ngân hàng Nông nghiệp (ABIC) thay vì đi sâu vào chi
tiết phát triển sản phẩm. Thực tế là các sản phẩm Bacassurance của ABIC khá đơn
giản với sản phẩm Bảo an tín dụng là sản phẩm chính đồng thời đề cập một phần
đến việc phát triển hệ thống phân phối sản phẩm tại ABIC nhƣng vẫn chƣa đề cập
đến chi tiết sản phẩm và đặc thù của sản phẩm bảo hiểm vi mô. Các đề xuất trong
đề tài cũng chỉ dừng lại ở định hƣớng phát triển kênh phân phối chứ không đƣa ra
đƣợc các phƣơng án cụ thể.
Luận văn thạc sỹ Phát triển Bancassurance tại Tổng công ty Bảo Việt nhân thọ
của Chu Thu Hiền (2010) tác giả đã mô tả một cách chi tiết thực trạng hoạt động
Bancassurance của Tổng công ty Bảo Việt nhân thọ từ đó chỉ ra các mặt còn tồn tại và
các giải pháp nhằm phát triển hoạt động này. Các nhóm giải pháp chính đƣợc tác giả
tập trung phân tích bao gồm: quản lý hoạt động Bancassurance, nguồn nhân lực, sản
phẩm phân phối, hoa hồng và hỗ trợ ngân hàng đối tác, công nghệ, lựa chọn mô hình
hợp tác và vị trí trong mối liên kết với ngân hàng. Kết quả nghiên cứu của tác giả có
nhiều điểm mới và cùng hƣớng đề tài nghiên cứu của học viên nhƣng do chỉ giới hạn
không gian nghiên cứu tại Tổng công ty Bảo Việt nhân thọ với các sản phẩm bảo hiểm
nhân thọ có đặc thù khác biệt với sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ nên học viên chỉ
tham khảo mô hình nghiên cứu của tác giả để áp dụng vào đề tài của luận văn.
Luận án tiến sĩ Phát triển hoạt động bancassurance của các công ty bảo hiểm
thuộc các Ngân hàng Thương mại Nhà nước Việt Nam của Đoàn Thị Thanh Tâm
(2014). Trên cơ sở phân tích mô hình Bancassurance và thực trạng phát triển hoạt
động Bancassurance tại từng doanh nghiệp bảo hiểm thuộc các Ngân hàng Thƣơng
mại Nhà nƣớc, tác giả đã xác định đƣợc các nhân tố chủ yếu hạn chế kết quả và hiệu
quả hoạt động Bancassurance của các doanh nghiệp bảo hiểm: (1) Thiếu sự phối
hợp chặt chẽ giữa Ngân hàng mẹ và doanh nghiệp Bảo hiểm, thực tế này đƣợc
chính minh bằng hình mô hình liên kết thể hiện mức độ cam kết giữa Ngân hàng và
bảo hiểm và kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm (2) Số
lƣợng sản phẩm tích hợp còn hạn chế, chƣa đa dạng và đơn điệu, hầu hết các doanh
nghiệp bảo hiểm mới chỉ có một sản phẩm tích hợp đang đƣợc triển khai với phạm
12
vi bảo hiểm hẹp (3) các doanh nghiệp bảo hiểm chƣa tận dụng đƣợc sự hỗ trợ và các
lợi thế từ Ngân hàng mẹ trong việc phát triển hoạt động bancassurance, (4) Năng
lực tài chính, năng lực bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm còn yếu; (5) chất
lƣợng phục vụ chƣa cao (mode = 3, mức trung bình trong mô hình Binary Logistic);
(6) Thƣơng hiệu của các doanh nghiệp bảo hiểm chƣa đƣợc khẳng định, (7) Sự
thiếu tin tƣởng và chủ quan của khách hàng, (8) Sự biến động do khủng hoảng kinh
tế. Từ đó tác giả đề xuất ra bốn giải pháp trực tiếp trong đó giải pháp thiết lập mô
hình liên kết chặt chẽ giữa Ngân hàng mẹ và doanh nghiệp bảo hiểm là đƣợc xem là
giải pháp quan trọng nhất. Đây có thể coi là một trong những công trình nghiên cứu
đầy đủ, toàn diện nhất về hoạt động Bancassurance tại Việt Nam. Nhiều kết quả
nghiên cứu của tác giả đặc biệt là về giải pháp phát triển hoạt động Bancassurance
cho các DNBH đƣợc học viên tiếp thu và kế thừa trong luận văn.
1.1.2. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu đã thực hiện
Nhìn chung, những công trình nghiên cứu này đã làm rõ đƣợc các vấn đề lý thuyết
cơ bản nhất trên các mô hình Bancassurance, các vấn đề sản phẩm bảo hiểm và phát triển
sản phẩm cho kênh Bancassurance. Kết quả nghiên cứu của các công trình này trở thành
nền tảng lý luận rất cần thiết cho nghiên cứu của học viên, là cơ sở để học viên có thể
đánh giá sự phát triển của các sản phẩm của các công ty bảo hiểm đƣợc phân phối bởi
ngân hàng nói chung và sau đó tìm định hƣớng phát triển sản phẩm thông qua
Bancassurance trong các công ty bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam nói riêng.
Các công trình nghiên cứu về lợi ích, hiệu quả của Bancassurance cũng đã
nêu lên những lợi ích mà Bancassurance mang lại cho cả ngân hàng, DNBH và
khách hàng đồng thời phân tích rõ tính hiệu quả của kênh phân phối Bancassurance
so với các kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm truyền thống. Những kết quả nghiên
cứu này đã đƣợc học viên kế thừa, sử dụng trong việc làm rõ các nội dung về lợi ích
của Bancassurance trong luận văn.
Tuy nhiên, dựa trên các nghiên cứu hiện tại về Bancassurance ở Việt Nam có thể
thấy còn rất nhiều khoảng trống để học viên nghiên cứu, tìm hiểu liên quan đến các vấn
đề nhƣ lựa chọn mô hình, phát triển sản phẩm, phát triển kênh phân phối vv…
13
Đặc biệt với việc lựa chọn nghiên cứu phát triển hoạt động Bancassurance ở
Tổng công ty Bảo hiểm PVI - DNBH hiện đang giữ vị trí số một trên thị trƣờng bảo
hiểm Việt Nam và cho đến nay chƣa có bất kỳ nghiên cứu nào về hoạt động
Bancassurance của doanh nghiệp này sẽ giúp luận văn có những đóng góp khoa học
thực tiễn, có góc nhìn nghiên cứu mới mẻ cũng nhƣ có cái nhìn toàn diện về việc
phát triển hoạt động Bancassurance tại doanh nghiệp bảo hiểm ở Việt Nam. Đồng
thời, với những kết quả nghiên cứu của mình, tôi hy vọng rằng luận văn sẽ đƣa ra
đƣợc những đánh giá tổng thể giúp phát triển sản phẩm và kênh phân phối của Tổng
công ty Bảo hiểm PVI đồng thời đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển
hiện tại và tƣơng lai của mô hình này ở Việt Nam.
1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của phát triển dịch vụ Bancassurance trong bối
cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế
1.2.1 Khái quát chung về Bancassurance
1.2.1.1 Khái niệm
Bancassurance là chủ đề đƣợc quan tâm trong những năm gần đây. Theo Từ
điển Oxford thuật ngữ "Bancassurance" là sự kết hợp hai thuật ngữ “Ngân hàng”
và “Bảo hiểm” bằng tiếng Pháp. Kể từ khi thuật ngữ này đƣợc giới thiệu ở Châu Âu
vào những năm 1980, có rất nhiều định nghĩa Bancassurance.
Hoschka (1994) đã định nghĩa Bancassurance là: "Xu hướng bancassurance
đề cập chủ yếu đến các ngân hàng bước vào lĩnh vực bảo hiểm bằng cách cung cấp
các sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng bán lẻ của mình". Định nghĩa này, đã đƣa
ra mối quan hệ cơ bản trong Bancassurance nhƣ sử dụng các ngân hàng để phân
phối sản phẩm bảo hiểm mà không liên quan đến mối quan hệ giữa hai bên.
Theo Elkington (1993) Bancassurance là "việc cung cấp và bán các sản
phẩm ngân hàng và bảo hiểm, về cơ bản, của cùng một tổ chức tương tự về bản
chất". Theo định nghĩa của ông, sẽ có sự tƣơng tác nếu hoạt động ngân hàng và bảo
hiểm đƣợc đẩy mạnh.
Trong khi đó, Swiss Re (năm 1992) lại đƣa ra một định nghĩa toàn diện hơn:
"Bancassurance có thể được mô tả như một chiến lược được thông qua bởi các
14
ngân hàng hoặc các công ty bảo hiểm nhằm khai thác thị trường dịch vụ về tài
chính theo một cách tích hợp nhiều hoặc ít hơn”. Trên thực tế, thuật ngữ
“Bancassurance” luôn đƣợc sử dụng để mô tả một định hƣớng chiến lƣợc mới của
các tổ chức tài chính trong kinh doanh khách hàng cá nhân "trước khi đi vào tổng
hợp" cả hai lĩnh vực. Có thể hiểu thuật ngữ "Bancassurance" có nghĩa là các mối
tƣơng tác lần đầu tiên đối với các dịch vụ tài chính khác nhau và phân phối các sản
phẩm này lần thứ hai.
Gần đây, Swiss Re (2007) đã bổ sung khái niệm này, theo đó Bancassurance
chính là sự nỗ lực chung của các ngân hàng và công ty bảo hiểm để cung cấp sản
phẩm và dịch vụ bảo hiểm cho khách hàng của ngân hàng.
Theo Artikis, Mutenga, và Staikouras (2008), Bancassurance về bản chất, là
một dạng công ty tái cơ cấu bằng hình thức sáp nhập và mua lại. Nói cách khác, nó
mô tả các giao diện giữa các ngân hàng và công ty bảo hiểm với mục tiêu chính là
tăng lợi nhuận và giảm chi phí.
Định nghĩa của các nhà nghiên cứu là không giống nhau nhƣng tựu chung lại
đểu thể hiện các nội dung chính sau:
- Bancassurance là sự kết hợp giữa các ngân hàng và công ty bảo hiểm.
- Bancassurance là kênh phân phối cho các khách hàng của ngân hàng hoặc
cho các khách hàngcủa công ty bảo hiểm.
- Các sản phẩm bảo hiểm liên quan đến hoạt động ngân hàng.
Trên thực tế, sự khác biệt trong mối quan hệ tƣơng tác giữa các ngân hàng và
công ty bảo hiểm dẫn đến cách tiếp cận khác nhau giữa các học giả. Khi
Bancassurance càng phát triển, chúng ta có thể có đƣợc định nghĩa rõ ràng hơn và
rộng hơn về Bancassurance.
1.2.1.2. Các mô hình Bancassurance
Kể từ khi đƣợc tạo ra cho đến nay, các mô hình Bancassurance xuất hiện trên
thế giới rất đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, theo tác giả Đoàn Thị Thanh Tâm
(2014), có thể khái quát 4 mô hình Bancassurance chính nhƣ sau:
15