Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Quản trị công ty niêm yết theo Pháp luật Việt Nam hiện nay (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (614.07 KB, 79 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ KIM QUYÊN

QUẢN TRỊ CÔNG TY NIÊM YẾT
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số

: 60.38.01.07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.BÙI NGUYÊN KHÁNH

HÀ NỘI, 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, trích
dẫn nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa
học của luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào.
TÊN TÁC GIẢ

NGUYỄN THỊ KIM QUYÊN



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... ..01
Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY NIÊM YẾT
VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY NIÊM YẾT ......................................... 05
1.1. Khái quát về quản trị công ty……… ................................................................... …..05
1.2. Quản trị công ty niêm yết tại Việt Nam ..................................................................... 17
Chƣơng 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC THI PHÁP
LUẬT VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ............. 29
2.1 Thực trạng các quy định pháp luật hiện hành về quản trị công ty niêm yết tại Việt
Nam… ............................................................................................................................ ...29
2.2 Thực tiễn thực thi các quy định pháp luật về quản trị CTNY ở Việt Nam hiện nay.. .56
Chƣơng 3 PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
QUẢN TRỊ CÔNG TY NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM… ............................................ ….66
3.1 Phương hướng và yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật về quản trị CTNY ............. 66
3.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản trị CTNY…… .............................................. 67
KẾT LUẬN.. ................................................................................................................... .72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... .75


DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

BCTC

Báo cáo tài chính

BGĐ

Ban giám đốc

BKS


Ban kiểm soát

CTNY

Công ty niêm yết

ĐHĐCĐ

Đại hội đồng cổ đông

DN

Doanh nghiệp



Giám đốc

HĐQT

Hội đồng quản trị

HNX

Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội

HSX

Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh


IFC

Công ty tài chính quốc tế

LNST

Lợi nhuận sau thuế

OECD

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

QTCT

Quản trị công ty

TGĐ

Tổng giám đốc

TT

Thông tư

TTCK

Thị trường chứng khoán

UBCKNN


Uỷ ban chứng khoán Nhà nước

VCSH

Vốn chủ sở hữu


DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ

Bảng 1.1 : Bảng điều kiện niêm yết chứng khoán .................................................... 27
Sơ đồ 2.1: Mô hình quản trị CTCP có Ban kiểm soát ở Việt Nam........................... 30
Sơ đồ 2.2 : Mô hình quản trị CTCP không có Ban kiểm soát ở Việt Nam............... 32


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau hơn 30 năm đổi mới kinh tế (1986 đến nay), hệ thống doanh nghiệp Việt
Nam đã và đang hình thành và càng ngày càng phát triển; đông đảo về số lượng, đa
dạng về loại hình và quy mô ngày càng lớn. Do môi trường kinh doanh và xu hướng
hội nhập kinh tế quốc tế, doanh nghiệp tồn tại dưới hình thức công ty ngày càng trở
nên phổ biến. Công ty nói chung và công ty đại chúng niêm yết nói riêng đã và đang
khẳng định được vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường và trở thành một nhân tố
cơ bản thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội ở nước ta.
Theo số liệu thống kê, trong hơn 16 năm hoạt động của thị trường chứng khoán
Việt Nam (tháng 07/2000 đến nay), đã có khoảng 2088 công ty cổ phần đăng ký là
công ty đại chúng với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, trong đó có 799 công ty đã
được niêm yết trên hai sàn giao dịch chứng khoán gồm Sở giao dịch chứng khoán
Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE hay HSX) là 365 công ty và Trung tâm Giao dịch
chứng khoán Hà Nội (HASTC hay HNX) là 434 công ty [7]. Để đạt được kết quả này,

Nhà nước đã không ngừng chủ trương đổi mới phát triển kinh tế nhiều thành phần theo
cơ chế thị trường và thể chế hoá một cách hợp lý chủ trương đó thành hệ thống pháp
luật về doanh nghiệp như Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Đầu tư 2014, Luật Chứng
khoán 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành các Luật này. Trong đó, Luật doanh
nghiệp năm 2014 và Luật Chứng khoán 2013 là các văn bản pháp lý quan trọng nhất
quy định việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động, giải thể và phá sản doanh
nghiệp, trong đó có phần quan trọng về quản trị công ty nói chung và quản trị công ty
niêm yết nói riêng.
Theo các chuyên gia tài chính, quản trị công ty là một vấn đề hết sức quan
trọng, được đặt ra ở nhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng tài
chính toàn cầu năm 2008. Đối với Việt Nam, quản trị công ty tốt sẽ giúp cải thiện hoạt
động công ty, tăng cường khả năng chống đỡ với rủi ro, đặc biệt khi Việt Nam ngày
càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu. Với sự khuyến khích của các cơ quan
quản lý, trong vài năm gần đây, dù đã được quan tâm nhiều hơn, song quản trị công ty
niêm yết vẫn chưa được cải thiện đáng kể. Theo Công ty Tài chính quốc tế (IFC), quản
trị công ty ở Việt Nam hiện có khoảng 80% doanh nghiệp tuân thủ. Số doanh nghiệp
1


tự nguyện thực hiện chỉ chiếm 20% trong khi tại các nước tỷ lệ này khoảng 50%. Ngay
tại những công ty niêm yết lớn trên thị trường chứng khoán được xem là đi đầu về
quản trị công ty ở Việt Nam thì việc thực hiện quản trị công ty tốt theo thông lệ quốc
tế mới chỉ ở bước đầu. Thực trạng quản trị công ty tại Việt Nam chưa tốt phần nào
cũng được thể hiện tại Lễ Vinh danh các doanh nghiệp quản trị công ty tốt nhất khu
vực ASEAN khi Việt Nam không có đại diện trong Top 50 Doanh nghiệp niêm yết có
chất lượng quản trị công ty tốt nhất. Phần lớn trong số này là các doanh nghiệp của
Thái Lan, Malaysia, Singapore, Philippines. Dù các doanh nghiệp được vinh danh về
quản trị công ty đều có cải thiện tích cực về điểm số trong những năm gần đây, nhưng
thực tế mức điểm trung bình của các doanh nghiệp Việt Nam còn kém xa so với các
quốc gia trong khu vực. Điều này cũng cho thấy thực hành quản trị công ty tại Việt

Nam còn thấp và chưa đạt được các chuẩn mực mà ASEAN hướng tới [15 ].
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng quản trị công ty niêm yết trên thị
trường chứng khoán yếu như ý thức nâng cao quản trị trong Ban lãnh đạo chưa cao,
các công ty quản trị theo kiểu “gia đình trị” hay những khó khăn trong việc áp dụng
các khung pháp lý liên quan đến việc quản trị của công ty niêm yết. Để bảo vệ tốt nhất
các nhà đầu tư, nâng cao hiệu quả quản trị công ty niêm yết, việc nghiên cứu một cách
đầy đủ và toàn diện về các vấn đề lý luận và thực tiễn thi hành pháp luật về quản trị
công ty niêm yết là một vấn đề cấp thiết. Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài luận văn
thạc sỹ là : “ Quản trị công ty niêm yết theo Pháp luật Việt Nam hiện nay” với mong
muốn làm rõ các quy định của pháp luật về quản trị công ty niêm yết, chỉ ra những
vướng mắc, bất cập trong thực tiễn, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện các quy
định của pháp luật về quản trị công ty niêm yết phù hợp với thực tiễn nền kinh tế Việt
Nam hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Ở Việt Nam, quản trị CTNY cũng đã được đề cập tới trong một số công trình
khoa học, bài viết nghiên cứu của một số tác giả liên quan tới quản trị CTNY theo
pháp luật Việt Nam như : Luận văn thạc sĩ, mã số 603850 “Quản trị công ty niêm yết
những vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Lê Minh Thắng do PGS.TS Nguyễn
Như Phát hướng dẫn (2008); Luận văn thạc sĩ, mã số 60380107 “Việc tiếp nhận các
nguyên tắc quản trị công ty của OECD trong pháp luật quản trị công ty niêm yết của
Việt Nam” của tác giả Võ Thị Hà Linh do PGS.TS Lê Thị Thu Thuỷ hướng dẫn; Đề tài

2


cấp ĐHQG, mã số C2014-34-02 “Hoàn thiện pháp luật về quản trị công ty niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam” do PGS.TS Lê Vũ Nam chủ nhiệm (2015);
Luận văn thạc sĩ, mã số 60380107 “Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quản trị công ty
cổ phần”của tác giả Hoàng Thị Mai do TS Nguyễn Am Hiểu hướng dẫn (2015); Luận
văn thạc sĩ, mã số 60380107 “Pháp luật về quản trị công ty đại chúng ở Việt Nam”

của tác giả Lương Đình Thi do TS Phan Thị Thanh Thuỷ hướng dẫn (2015),….
Các công trình nghiên cứu này đã góp phần làm sáng tỏ về quản trị công ty nói
chung và quản trị CTNY nói riêng. Tuy nhiên, các công trình này chưa đi cụ thể vào
việc quản trị CTNY theo pháp luật Việt Nam hiện nay một cách toàn diện, chưa thực
sự đi sâu vào tình hình quản trị CTNY , chưa chỉ ra rõ những nguyên nhân yếu kém
trong quản trị CTNY theo pháp luật Việt Nam hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: Đề tài nghiên cứu các quy định của pháp luật về quản trị CTNY ở
Việt Nam, đi sâu vào thực tế nhằm tìm ra những bất cập, hạn chế trong thực tiễn áp
dụng, từ đó đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện các quy
định của pháp luật về quản trị CTNY nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả quản trị CTNY
một cách chặt chẽ và bền vững nhất.
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, Luận văn có các mục tiêu nghiên cứu cụ
thể sau đây:
-

Nghiên cứu làm sáng tỏ các vấn đề lý luận cơ bản về quản trị công ty nói
chung và CTNY nói riêng theo quy định pháp luật Việt Nam.

-

Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về quản trị công ty niêm yết ở Việt
Nam hiện nay.

-

Phân tích, đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật về quản trị công ty niêm
yết ở Việt Nam hiện nay.

-


Phương hướng, giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản trị
công ty niêm yết ở Việt Nam hiện nay.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu các quy định của
pháp luật về quản trị CTNY theo Luật Doanh nghiệp , Luật chứng khoán và các văn
bản có liên quan đến các nguyên tắc quản trị CTNY.

3


Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu pháp luật của Việt Nam về quản trị CTNY,
đối chiếu so sánh với các khuyến nghị của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
(OECD) với các thông lệ quốc tế về quản trị CTNY.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được viết dựa trên lý luận và phân tích thực tiễn các chế định pháp lý
về quản trị công ty nói chung, về quản trị CTNY nói riêng để đánh giá những vướng
mắc, khó khăn dẫn đến hạn chế tính khả thi của các quy định pháp luật. So sánh những
tiến bộ qua các lần sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan của pháp luật Việt nam.
Tìm hiểu thêm các quy định từng vấn đề pháp lý trong giới hạn nghiên cứu của pháp
luật một số quốc gia có điều kiện tương đồng để rút ra được kinh nghiệm khi đưa ra
những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng trong pháp luật Việt Nam về quản
trị CTNY.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn đi sâu vào nghiên cứu các quy định của pháp luật về quản trị CTNY,
xác định những bất cập, hạn chế của pháp luật Việt Nam về quản trị CTNY và từ đó
đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật để phù hợp với thông
lệ quốc tế về QTCT và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam, góp phần nâng cao hiệu
quả quản trị CTNY tại Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập với thế giới.

7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài
bao gồm ba chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về quản trị công ty niêm yết và pháp luật về
quản trị công ty niêm yết
Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực thi pháp luật về quản trị công
ty niêm yết ở Việt Nam hiện nay
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản trị công ty
niêm yết ở Việt Nam

4


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full


















×