Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Tập bài giảng lịch sử các học thuyết kinh tế (dành cho sinh viên đại học ngành GDTC, kế toán, quản trị kinh doanh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (813.06 KB, 92 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
-----------------------------------

TẬP BÀI GIẢNG
(LƯU HÀNH NỘI BỘ)

LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ
(DÀNH CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÀNH GDCT, KẾ TOÁN, QUẢN TRỊ KINH
DOANH)

Tác giả: Phan Thị Thu Hà
Khoa LLCT - ĐHQB

NĂM 2017

1


MC LC

Ch-ơng I .................. Error! Bookmark not defined.
đối t-ợng, ph-ơng pháp nghiên cứu và chức năng của môn
lịch sử các học thuyết kinh tế ..... Error! Bookmark not
defined.
I. Đối t-ợng nghiên cứu của môn lịch sử các học thuyết
kinh tế ................... Error! Bookmark not defined.
II. Ph-ơng pháp nghiên cứu của môn lịch sử các học
thuyết kinh tế ............ Error! Bookmark not defined.
III. chức năng của lịch sử các học thuyết kinh tế
.......................... Error! Bookmark not defined.


CHNG II....................................................... Error! Bookmark not defined.
Quá trình phát sinh, phát triển của kinh tế chính trị tSN C IN................................................... Error! Bookmark not defined.
I. học thuyết kinh tế chủ nghĩa trọng th-ơng ... Error!
Bookmark not defined.
1. Hoàn cảnh ra đời ..... Error! Bookmark not defined.
2. Đặc điểm và các giai đoạn phát triển của chủ
nghĩa trọng th-ơng ...... Error! Bookmark not defined.
a. Đặc điểm ........... Error! Bookmark not defined.
b. Các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa trọng
th-ơng ................ Error! Bookmark not defined.
3. Những quan điểm kinh tế của chủ nghĩa trọng
th-ơng .................. Error! Bookmark not defined.
4. Đánh giá về chủ nghĩa trọng th-ơng Error! Bookmark
not defined.
a. Những thành tựu .... Error! Bookmark not defined.
b. Hạn chế ............ Error! Bookmark not defined.
5. Vai trò lịch sử của chủ nghĩa trọng th-ơng . Error!
Bookmark not defined.
Ii. học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng nông . Error!
Bookmark not defined.
1. Hoàn cảnh ra đời chủ nghĩa trọng nông ...... Error!
Bookmark not defined.
2. Những quan điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa
trọng nông .............. Error! Bookmark not defined.
a. Phê phán chủ nghĩa trọng th-ơng . Error! Bookmark
not defined.
b. C-ơng lĩnh kinh tế của chủ nghĩa trọng nông
...................... Error! Bookmark not defined.
2



3. Các học thuyết kinh tế trọng nông . Error! Bookmark
not defined.
a. Học thuyết về trật tự tự nhiên .. Error! Bookmark
not defined.
b. Học thuyết về sản phẩm ròng (sản phẩm thuần
tuý) .................. Error! Bookmark not defined.
c. Học thuyết về tiền tệ, giá trị t- bản, tiền
l-ơng, lợi nhuận và phân phối sản phẩm. ..... Error!
Bookmark not defined.
4. Đánh giá chủ nghĩa trọng nông . Error! Bookmark not
defined.
a. Thành tựu .......... Error! Bookmark not defined.
b. Hạn chế ............ Error! Bookmark not defined.
III. học thuyết kinh tế t- sản cổ đIển . Error! Bookmark
not defined.
1. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm cơ bản ........ Error!
Bookmark not defined.
a. Hoàn cảnh ra đời ... Error! Bookmark not defined.
b. Đặc điểm ........... Error! Bookmark not defined.
2. Các lý thuyết kinh tế của học thuyết kinh tế tsản cổ điển ............. Error! Bookmark not defined.
a. Lý thuyết kinh tế của William Petty(1623- 1687)
...................... Error! Bookmark not defined.
b. Lý thuyết kinh tế của A. Đam Smith ( 1723
1790) ................. Error! Bookmark not defined.
c. Lý thuyết kinh tế của David Ricacdo (1772
1823) ................. Error! Bookmark not defined.
IV. Học thuyết kinh tế chính trị t- sản tầm th-ờng
.......................... Error! Bookmark not defined.
1. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm .. Error! Bookmark not

defined.
a. Hoàn cảnh ra đời ... Error! Bookmark not defined.
b. Đặc điểm ........... Error! Bookmark not defined.
2. Các lý thuyết kinh tế chính trị t- sản tầm th-ờng
........................ Error! Bookmark not defined.
a. Lý thuyết của Thomas Robert Malthus (17661834) ................. Error! Bookmark not defined.
Sơ l-ợc tiểu sử và đặc điểm ph-ơng pháp luận Error!
Bookmark not defined.
2. Lý thuyết của Jean Baptiste Say (1767 1832)
........................ Error! Bookmark not defined.

3


a. Tiểu sử và đặc điểm ph-ơng pháp luận ..... Error!
Bookmark not defined.
b. Một số lý thuyết kinh tế J.B.Say Error! Bookmark
not defined.
Ch-ơng iiI ................ Error! Bookmark not defined.
học thuyết kinh tế tiểu t- sản ..... Error! Bookmark not
defined.
i. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm .... Error! Bookmark not
defined.
1. Hoàn cảnh ra đời ..... Error! Bookmark not defined.
2. Đặc điểm ............. Error! Bookmark not defined.
ii. Các lý thuyết kinh tế của tiểu t- sản ....... Error!
Bookmark not defined.
1. Lý thuyết kinh tế của Sismodi (1773 1842) Error!
Bookmark not defined.
a. Tiểu sử và ph-ơng pháp luận . Error! Bookmark not

defined.
b. Các lý thuyết kinh tế của Sismondi ....... Error!
Bookmark not defined.
Lý thuyết giá trị lao động ... Error! Bookmark not
defined.
2. Lý thuyết của P.J.Proudon (1809 -1865) ..... Error!
Bookmark not defined.
a.Tiểu sử, ph-ơng pháp luận .... Error! Bookmark not
defined.
b. Các lý thuyết kinh tế của Proudon ........ Error!
Bookmark not defined.
Lý thuyết về sở hữu ... Error! Bookmark not defined.
Ch-ơng Iv ................. Error! Bookmark not defined.
Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa xã hội không t-ởng
.......................... Error! Bookmark not defined.
I. Hoàn cảnh ra đời và những đặc điểm cơ bản .... Error!
Bookmark not defined.
1. Hoàn cảnh ra đời ..... Error! Bookmark not defined.
2. Đặc điểm chung lý thuyết kinh tế của CNXH không
t-ởng ................... Error! Bookmark not defined.
II. Các lý thuyết kinh tế của chủ nghĩa xã hội không
t-ởng ..................... Error! Bookmark not defined.
1. Học thuyết kinh tế của Saint Simon (1760 1825)
........................ Error! Bookmark not defined.
a. Quan điểm lịch sử của Saint Simon ........ Error!
Bookmark not defined.
4


b. Saint Simon phê phán chủ nghĩa t- bản .... Error!

Bookmark not defined.
c. Saint Simon dự đoán mới về xã hội t-ơng lai
...................... Error! Bookmark not defined.
2. Học thuyết kinh tế Charler Fourier (1772 - 1839)
........................ Error! Bookmark not defined.
a. Lý thuyết về lịch sử xã hội . Error! Bookmark not
defined.
b. Sự phê phán chủ nghĩa t- bản Error! Bookmark not
defined.
c. Fourier dự đoán xã hội t-ơng lai Error! Bookmark
not defined.
3. Học thuyết kinh tế của Robert owen (1771 1858)
........................ Error! Bookmark not defined.
a. Owen phê phán chủ nghĩa t- bản .. Error! Bookmark
not defined.
b. Owen dự đoán về xã hội t-ơng lai Error! Bookmark
not defined.
III. khái quát những quan điểm chủ yếu của Chủ nghĩa
xã hội không t-ởng về xã hội t-ơng lai . Error! Bookmark
not defined.
1. Đặc tr-ng cơ bản của nền kinh tế xã hội t-ơng lai
........................ Error! Bookmark not defined.
a. Về cơ sở của xã hội mới ..... Error! Bookmark not
defined.
b. Về lực l-ợng sản xuất ....... Error! Bookmark not
defined.
c. Về nhà n-ớc ........ Error! Bookmark not defined.
d. Về mục đích ........ Error! Bookmark not defined.
e. Tổ chức hoạt động trong xã hội t-ơng lai . Error!
Bookmark not defined.

2. Biện pháp thực hiện Error! Bookmark not defined.
Học thuyết kinh tế Macxit . Error! Bookmark not defined.
i. Những điều kiện lịch sử phát triển của chủ nghĩa
mác ....................... Error! Bookmark not defined.
II. Quá trình hình thành và phát triển học thuyết kinh
tế mác - xít .............. Error! Bookmark not defined.
1. Sơ l-ợc tiểu sử C.Mác và Ph.ăngghen, VI Lênin
........................ Error! Bookmark not defined.
a. Các Mác (1818 - 1883) ....... Error! Bookmark not
defined.

5


b. Ph. Ăng ghen (1820 - 1895) .. Error! Bookmark not
defined.
c. VI Lê-nin (1870 - 1924) ..... Error! Bookmark not
defined.
2. Quá trình hình thành và phát triển của học thuyết
kinh tế Mácxít .......... Error! Bookmark not defined.
a. Đặc điểm ........... Error! Bookmark not defined.
b. Các thời kỳ phát triển của kinh tế chính trị
Mácxít ................ Error! Bookmark not defined.
III. Những sáng kiến mang tính chất cách mạng của Mác
và Ăngghen về học thuyết kinh tế ... Error! Bookmark not
defined.
Ch-ơng VI ................. Error! Bookmark not defined.
Học thuyết kinh tế của tr-ờng phái cổ điển mới .. Error!
Bookmark not defined.
I. Hoàn cảnh ra đời và Những đặc điểm cơ bản .... Error!

Bookmark not defined.
1. Hoàn cảnh ra đời ..... Error! Bookmark not defined.
2. Đặc điểm cơ bản ...... Error! Bookmark not defined.
II. Các lý thuyết cơ bản .. Error! Bookmark not defined.
1. Lý thuyết cơ bản của phái thành Viene (áo) . Error!
Bookmark not defined.
a. Định luật nhu cầu của Herman Gossen (1810 1858)
........................ Error! Bookmark not defined.
b. Lý thuyết sản phẩm kinh tế của tr-ờng phái
Viene (áo) ............ Error! Bookmark not defined.
2. Lý thuyết giới hạn của Mỹ ... Error! Bookmark not
defined.
a. Lý thuyết năng suất giới hạn của John Bates
Clark (1847 1938). .. Error! Bookmark not defined.
b. Lý thuyết phân phối của Clark . Error! Bookmark not
defined.
3. Lý thuyết kinh tế của tr-ờng phái Lausanne (Thuỵ
Sĩ) ..................... Error! Bookmark not defined.
a. Giới thiệu Leon Walras ...... Error! Bookmark not
defined.
b. Lý thuyết cân bằng tổng quát của Leon Walras
...................... Error! Bookmark not defined.
4. Lý thuyết kinh tế của phái Cambridge (Anh) . Error!
Bookmark not defined.
a. Về đối t-ợng, ph-ơng pháp của kinh tế chính trị
học ................... Error! Bookmark not defined.
6


b. Lý thuyết về của cải và nhu cầu . Error! Bookmark

not defined.
c. Lý thuyết về sản xuất và các yếu tố của sản
xuất .................. Error! Bookmark not defined.
Ch-ơng VII ................ Error! Bookmark not defined.
Học thuyết kinh tế của tr-ờng phái Keynes ....... Error!
Bookmark not defined.
I. Hoàn cảnh ra đời và Những đặc điểm cơ bản .... Error!
Bookmark not defined.
1. Hoàn cảnh ra đời ..... Error! Bookmark not defined.
2. Đặc điểm cơ bản ...... Error! Bookmark not defined.
II. Các lý thuyết kinh tế cơ bản ... Error! Bookmark not
defined.
1. Lý thuyết chung về việc làm của J.M.Keynes . Error!
Bookmark not defined.
2. Lý thuyết tổng cầu của J.M.Keynes . Error! Bookmark
not defined.
Ch-ơng VIII ............... Error! Bookmark not defined.
học thuyết kinh tế của chủ nghĩa tự do mới ...... Error!
Bookmark not defined.
I. Hoàn cảnh ra đời và những đặc điểm cơ bản .... Error!
Bookmark not defined.
1. Hoàn cảnh ra đời ..... Error! Bookmark not defined.
2. Đặc điểm ph-ơng pháp luận ..... Error! Bookmark not
defined.
II. Học thuyết về kinh tế thị tr-ờng xã hội ở cộng
hòa Liên Bang Đức ......... Error! Bookmark not defined.
1. Hoàn cảnh xuất hiện lý thuyết về nền kinh tế thị
tr-ờng xã hội ........... Error! Bookmark not defined.
2. Những quan điểm cơ bản về kinh tế thị tr-ờng xã
hội ..................... Error! Bookmark not defined.

3. Những thành tựu và hạn chế của nền kinh tế thị
tr-ờng xã hội ........... Error! Bookmark not defined.
III. Các lý thuyết kinh tế của tr-ờng phái tự do mới ở
Mỹ ........................ Error! Bookmark not defined.
1. Lý thuyết kinh tế của phái trọng tiền hiện đại ở
Mỹ. ..................... Error! Bookmark not defined.
2. Các quan điểm của phái trọng cung ở Mỹ ..... Error!
Bookmark not defined.
Ch-ơng Ix ................. Error! Bookmark not defined.
học thuyết Kinh tế của tr-ờng phái chính hiện đại
.......................... Error! Bookmark not defined.
7


I. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm cơ bản . Error! Bookmark
not defined.
1. Hoàn cảnh ra đời ..... Error! Bookmark not defined.
2. Đặc điểm cơ bản ...... Error! Bookmark not defined.
II. Một số lý thuyết trong kinh tế học của tr-ờng phái
chính hiện đại ............ Error! Bookmark not defined.
1. Lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp .. Error! Bookmark
not defined.
2. Lý thuyết thấp nghiệp Error! Bookmark not defined.
Các khái niệm về thất nghiệp và tỉ lệ thất nghiệp
........................ Error! Bookmark not defined.
3. Lý thuyết lạm phát ... Error! Bookmark not defined.
4. Lý thuyết về cái vòng luẫn quẫn và cú hích từ
bên ngoài .............. Error! Bookmark not defined.
Tài liệu tham khảo ........ Error! Bookmark not defined.


CHNG I
I TNG, PHNG PHP NGHIấN CU V CHC NNG CA
MễN LCH S CC HC THUYT KINH T
(2t)
I. I TNG NGHIấN CU CA MễN LCH S CC HC THUYT
KINH T
Lch s cỏc hc thuyt kinh t l mụn khoa hc xó hi nghiờn cu quỏ trỡnh
phỏt sinh, phỏt trin, u tranh v thay th ln nhau ca cỏc h thng quan im
kinh t ca cỏc giai cp c bn trong cỏc hỡnh thỏi kinh t xó hi khỏc nhau.
i tng nghiờn cu ca mụn lch s cỏc hc thuyt kinh t l cỏc h thng
quan im kinh t ca cỏc giai cp khỏc nhau trong cỏc hỡnh thỏớ kinh t xó hi
khỏc nhau gn vi cỏc giai on lch s nht nh. Nú ch ra nhng cng hin,
nhng giỏ tr khoa hc, cng nh phờ phỏn cú tớnh lch s nhng hn ch ca
nhng i biu, cỏc trng phỏi kinh t hc. T ú lm tin cho s ra i v
phỏt trin cỏc hc thuyt kinh t tip theo.
Lch s cỏc hc thuyt kinh t khụng phi i vo nghiờn cu tt c cỏc t
tng kinh t trong lch s m ch nghiờn cu mt b phn ca lch s t tng
kinh t. Hay núi cỏch khỏc, lch s cỏc hc thuyt kinh t ch nghiờn cu nhng
8


tư tưởng kinh tế đã mang tính chất khái quát hoá đặc trưng cho một xu hướng,
khuynh hướng hay một giai đoạn lịch sử nào đó trong quá trình phát triển tư
tưởng kinh tế của loài người.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA MÔN LỊCH SỬ CÁC HỌC
THUYẾT KINH TẾ
Phép biện chứng duy vật là học thuyết về những mối liên hệ, những quy luật
chung nhất của sự phát triển, của tồn tại và của tư duy, đây là phương pháp
nghiên cứu xuất phát từ thực tiễn khách quan, từ quá trình sản xuất vật chất của
xã hội để xem xét và giải thích mọi vấn đề, mọi hiện tượng và quá trình kinh tế.

Mặt khác nó đòi hỏi việc nghiên cứu các hiện tượng của các quá trình kinh tế
trong mối quan hệ phổ biến và quan điểm phát triển toàn diện.
Việc nghiên cứu hệ thống các quan điểm kinh tế trong các giai đoạn lịch sử
khác nhau còn đòi hỏi phải sử dụng các phương pháp khác như: Phương pháp
logich, phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích tổng hợp, thống kê…nhằm
vạch rõ những thành tựu khoa học, những hạn chế cũng như sự kế thừa, phát
triển của các quan điểm kinh tế, của các đại biểu khác nhau.
III. CHỨC NĂNG CỦA LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ
Lịch sử các học thuyết kinh tế là một môn khoa học độc lập, nó chiếm vị trí
quan trong trong số các khoa học xã hội. Lịch sử các học thuyết kinh tế có các
chức năng của mình, bao gồm các chức năng sau:
Chức năng nhận thức: Nghiên cứu, giải thích các hiện tượng, các quá trình
kinh tế nhằm phát hiện ra các khái niệm, các phạm trù, các quy luật kinh tế. Từ
đó nhận thức được tư tưởng, quan điểm kinh tế của thời đại giúp cho con người
vận dụng vào hoạt động kinh tế của mình một cách có hiệu quả.
Chức năng thực tiễn: Thực hiện chức năng này lịch sử các học thuyết kinh tế
chỉ ra những điều kiện, cơ chế, phương pháp, vận dụng các tư tưởng quan điểm
kinh tế của các học thuyết kinh tế vào hoạt động thực tiễn của con người nhằm
đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
Chức năng phương pháp luận: Lịch sử các học thuyết kinh tế có mối quan hệ
với các khoa học khác, khi nghiên cứu học phần này chúng ta có thể hiểu một
cách đầy đủ hơn, hoàn chỉnh hơn các môn khoa học khác như: Khoa học kinh tế
chính trị, khoa học kinh tế ngành, khoa học kinh tế chức năng…
9


Với những chức năng trên, việc nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế là
rất cần thiết, là một bộ phận không thể tách rời của việc nghiên cứu các khoa học
khác trong giai đoạn hiện nay. Nó giúp cho người học mở rộng và nâng cao hiểu
biết về kinh tế thị trường, đặc biệt nó trang bị cho những nhà kinh tế học cũng

như các nhà quản lí kinh tế những kiến thức cần thiết trong việc nghiên cứu và
xây dựng đường lối, chiến lược phát triển kinh tế của đất nước.

CHƯƠNG II
QUÁ TRÌNH PHÁT SINH, PHÁT TRIỂN CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ
TƯ SẢN CỔ ĐIỂN
(9t)
I. HỌC THUYẾT KINH TẾ CHỦ NGHĨA TRỌNG THƯƠNG
1. Hoàn cảnh ra đời
- Xét mặt lịch sử:
Chủ nghĩa trọng thương là tư tưởng kinh tế đầu tiên của giai cấp tư sản
trong giai đoạn phương thức sản xuất phong kiến tan rã và chủ nghĩa tư bản ra
đời.
Nó xuất hiện vào giữa thế kỉ XV đến giữa thế kỉ XVII, giai đoạn này bao
gồm thời kì tích luỹ tư bản nguyên thuỷ của chủ nghĩa tư bản. Đây là thời kì tước
đoạt bằng bạo lực nền sản xuất nhỏ và tích luỹ tiền tệ ở ngoài phạm vi các nước
Châu Âu bằng các hoạt động thương mại, mua bán và trao đổi không ngang giá
với các nước thuộc địa.
- Xét mặt chính trị- tư tưởng

10


Giai cấp tư sản đã có tiềm lực về kinh tế nhưng chưa có tiềm lực về chính trị
(chưa nắm quyền thống trị xã hội). Lúc này quyền lực nằm trong tay địa chủ,
phong kiến và thế lực nhà thờ (tôn giáo), chủ nghĩa duy vật cũng ra sức chống lại
các thuyết giáo duy tâm của nhà thờ (như Brunô, Bacon ở Anh). Vì vậy, học
thuyết kinh tế chủ nghĩa trọng thương ra đời nhằm chống lại các thế lực phong
kiến và nhà thờ (thiên chúa giáo).
Mặt khác, trong thời kì này xuất hiện nhiều nhà tư tưởng lớn khởi xướng

các phong trào đấu tranh làm cho cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản phát triển
một cách mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực khác nhau (văn hoá Phục Hưng, cải cách
tôn giáo, chiến tranh của nhân dân Đức, năm 1556 cách mạng tư sản Hà Lan
bùng nổ).
- Xét mặt kinh tế
Sản xuất hàng hoá ra đời từ thời kì chiếm hữu nô lệ nhưng phải đến thời kì
này, khi lực lượng sản xuất phát triển với sự phân công lao động xã hội diễn ra
một cách sâu sắc, thì nó thúc đẩy sức sản xuất của xã hội phát triển.
Sản xuất hàng hoá phát triển làm cho tiền tệ phát triển, tiền tệ phát triển làm
cho quá trình trao đổi mua bán phát triển và thị trường được mở rộng, khi thương
nghiệp và thị trường được mở rộng lại thúc đẩy nhanh quá trình tan rã của sản
xuất tự cấp, tự túc.
Mặt khác, sản xuất hàng hoá ra đời đã thúc đẩy nhanh quá trình phân hoá
giàu nghèo, đây là tiền đề cho sự ra đời phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
- Xét mặt khoa học kĩ thuật
Ở thời kì này có nhiều phát minh khoa học ra đời và được ứng dụng một
cách rộng rãi vào đời sống kinh tế - xã hội, thúc đẩy sản xuất phát triển, đặc biệt
là các phát minh trên các lĩnh vực thiên văn, địa lí, khoa học tự nhiên, vật lý
Nhờ ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật làm cho các cuộc phát kiến
địa lý lớn ra đời nhằm tìm kiếm thị trường tiêu thụ hàng hoá và mua bán vật liệu.
Những phát kiến địa lý ở thế kỉ XV- XVI tìm ra châu Mỹ đi vòng qua châu Phi
đến châu Á, tạo ra khả năng mở rộng thị trường và xâm chiếm thuộc địa (Anh,
Pháp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha chiếm nhiều thuộc địa nhất)
Kết quả của các cuộc phát kiến địa lý làm cho giai cấp tư sản ở Tây Âu
thu được nhiều lợi nhuận (vàng, khoáng sản, kim cương, nguyên liệu). Chính
11


điều này khẳng định vai trò quan trọng của thương nghiệp nhất là ngoại thương,
từ đó họ cho rằng của cải chỉ có thể sinh ra từ ngoại thương.

2. Đặc điểm và các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa trọng thương
a. Đặc điểm
Chủ nghĩa trọng thương là một hệ thống tư tưởng kinh tế đại biểu cho tầng
lớp thương nhân, giai cấp tư sản đang lên trong giai đoạn tan rã của chế độ
phong kiến và sự ra đời của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Đó là những
chính sách, cương lĩnh kinh tế của giai cấp tư sản kêu gọi thương nhân tận dụng
ngoại thương buôn bán để bóc lột các nước khác nhằm bảo vệ lợi ích cho giai
cấp tư sản đang hình thành.
Chủ nghĩa trọng thương ra đời và tồn tại trong thời kì tích luỹ nguyên thuỷ
tư bản, đây là quá trình tước đoạt những người sản xuất nhỏ để tập trung tiền tệ
vào trong tay giai cấp tư sản thông qua con đường ngoại thương.
Chủ nghĩa trọng thương là học thuyết kinh tế đầu tiên của giai cấp tư sản
nhằm nghiên cứu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, song tính chất lý luận
còn rất đơn giản và thô sơ (chưa đi vào phân tích bản chất bên trong của quá
trình kinh tế).
Chủ nghĩa trọng thương không phải là một học thuyết thuần nhất có tính chất
phổ biến cho tất cả các dân tộc, các quốc gia mà nó mang tính chất riêng biệt ở
từng nước.
Ví dụ: Học thuyết trọng thương về trọng kim ở Tây Ban Nha, học thuyết
trọng thương thiên về kỹ thuật ở Pháp, học thuyết trọng thương về ngoại thương
ở Anh, Hà Lan.
Sở dĩ chủ nghĩa trọng thương mang đặc điểm dân tộc riêng biệt ở từng nước
vì quá trình hình thành và phát triển chủ nghĩa tư bản ở mỗi nước khác nhau.
Trong đó chủ nghĩa trọng thương ở Anh là điển hình.
b. Các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa trọng thương
Giai đoạn thế kỷ XV- XVI (hay còn gọi là giai đoạn học thuyết tiền tệ)
Chủ nghĩa trọng thương đưa ra cương lĩnh kinh tế lấy tiền làm cân đối
chính (chủ nghĩa tiền tệ- lấy tiền làm trung tâm)
* Nội dung:


12


Giai đoạn đầu này, các nhà kinh tế học như A. Xeria, Staford đồng nhất của
cải với tiền tệ, họ chưa hiểu quan hệ giữa lưu thông hàng hoá với lưu thông tiền
tệ.
*

Để tăng tiền chủ nghĩa trọng thương đưa ra những giải pháp sau:

- Nhà nước cần can thiệp vào nền kinh tế để điều tiết lưu thông tiền tệ
(không để nền kinh tế phát triển một cách tự do)
- Cấm xuất khẩu tiền, vàng, bạc ra nước ngoài mà phải thu hút tiền càng
nhiều càng tốt.
- Nhà nước cần giám sát thương nhân không cho đem tiền đi mà phải mua
hàng hoá.
- Cần tích trữ tiền
Như vậy ở giai đoạn này các biện pháp chủ yếu nhằm giữ khối lượng tiền
tệ có ở trong nước và dựa vào các biện pháp hành chính “phi kinh tế” để giải
quyết các vấn đề kinh tế. Những biện pháp này cho thấy những người chủ nghĩa
trọng thương giai đoạn sơ kỳ hiểu tiền với chức năng phương tiện cất trữ nhưng
chưa hiểu được bản chất của tiền và quy luật lưu thông của nó.
Giai đoạn thế kỷ XVII (giai đoạn học thuyết về bảng cân đối thương mại)
* Nội dung chủ yếu:
Ở thời kỳ này tư tưởng kinh tế của chủ nghĩa trọng thương là vừa coi
trọng lưu thông tiền tệ vừa coi trọng lưu thông hàng hoá, họ lấy quan hệ
thương mại làm cân đối chính.
* Biện pháp thực hiện:
- Phát triển nội thương không hạn chế.
- Mở rộng xuất khẩu, đảm bảo xuất siêu nhưng vừa phải, giảm chi phí sản

xuất.
- Nhập khẩu quy mô lớn (chủ yếu là nhập nguyên liệu để gia công, nâng cao
trình độ sản xuất trong nước)
- Phải đảm bảo nguyên tắc mua ít bán nhiều.
Như vậy, ở giai đoạn này chủ nghĩa trọng thương đã có bước phát triển về lý
luận, họ đã thấy được vai trò của lưu thông tiền tệ và quan tâm tới sản xuất. Song
hai lĩnh vực này đều có chung một mục đích đó là tích trử tiền.
3. Những quan điểm kinh tế của chủ nghĩa trọng thương
13


- Chủ nghĩa trọng thương đánh giá cao vai trò của tiền tệ và coi tiền là của
cải thực sự của xã hội
- Chủ nghĩa trọng thương cho rằng khối lượng tiền chỉ có thể tăng lên
thông qua thương nghiệp, nhất là ngoại thương.
- Chủ nghĩa trọng thương chưa đưa ra các khái niệm, các quy luật kinh tế,
họ chủ trương dựa vào nhà nước để phát triển kinh tế (dùng quyền lực của nhà
nước, của pháp luật, của quân sự)
4. Đánh giá về chủ nghĩa trọng thương
a. Những thành tựu
Mặc dù chưa nghiên cứu đến quy luật kinh tế và còn hạn chế về tính lý
luận nhưng hệ thống quan điểm học thuyết kinh tế trọng thương đã tạo ra những
tiền đề lý luận kinh tế- xã hội cho các lý luận kinh tế thị trường sau này phát
triển, nó thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, đề cao thương nghiệp…
Họ là những người đầu tiên nghiên cứu chủ nghĩa tư bản, nghiên cứu về
kinh tế nhất là thương nghiệp và ngoại thương, trong điều kiện sản xuất hàng hoá
chưa phát triển thì thương nghiệp và ngoại thương là một đòn bẫy kinh tế thúc
đẩy mạnh mẽ quá trình tích luỹ vốn ban đầu cho sự ra đời của chủ nghĩa tư bản.
Họ đã thấy được những vấn đề thực tiễn và đã khái quát thành những
nguyên tắc, cương lĩnh kinh tế đầu tiên của giai cấp tư sản, tạo điều kiện cho sự

ra đời chủ nghĩa tư bản Châu Âu. Bước đầu hướng vào phát triển công nghiệp,
mặc dù họ coi trọng thương nghiệp, ngoại thương nhưng dần dần họ đã nhận ra
rằng muốn cho thương nghiệp, ngoại thương phát triển thì phải phát triển sản
xuất mà trước hết là sản xuất hàng xuất khẩu (thời kỳ này công trường thủ công
đã phát triển ở nhiều nước như Anh, Pháp…)
Họ đã đoạn tuyệt hẵn với cách lý giải theo quan điểm tôn giáo, đạo đức.
Lần đầu tiên trong lịch sử họ đã lý giải các hiện tượng kinh tế từ thực tiễn đời
sống kinh tế - xã hội (nhìn dưới gốc độ kinh tế)
b. Hạn chế
Một quốc gia không thể tồn tại nhờ vào buôn bán được, học thuyết kinh tế
chủ nghĩa trọng nông chỉ nghiên cứu lĩnh vực lưu thông và cực đoan khi cho
rằng ngoại thương là phương pháp làm giàu duy nhất
Thành tựu lý luận còn quá nhỏ bé
14


5. Vai trò lịch sử của chủ nghĩa trọng thương
Mặc dù có những hạn chế nhưng so với tiến trình phát triển của xã hội loài
người học thuyết kinh tế chủ nghĩa trọng thương đã thấy được Tiền với chức
năng là phương tiện cất trữ, thấy được sự giàu có không chỉ ở giá trị sử dụng mà
còn ở giá trị, thấy được mục đích của sản xuất hàng hoá là lợi nhuận, thấy được
những chính sách của chính phủ nhất là chính sách bảo hộ thuế quan có tác dụng
rút ngắn thời kì quá độ từ thời kì phong kiến sang chủ nghĩa tư bản để cho ra đời
phương thức sản xuất mới.
Họ đưa ra các tư tưởng về sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế, quan
điểm này được kinh tế học tư sản hiện đại vận dụng.
II. HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA CHỦ NGHĨA TRỌNG NÔNG
1. Hoàn cảnh ra đời chủ nghĩa trọng nông
Chủ nghĩa trọng nông xuất hiện ở Pháp từ đầu thế kỷ XVIII do các nguyên
nhân cơ bản sau đây:

Chủ nghĩa tư bản sinh ra trong lòng chế độ phong kiến tuy chưa làm được
cách mạng tư sản lật đổ chế độ phong kiến nhưng nó có sức mạnh kinh tế và
muốn cách tân kinh doanh trong nông nghiệp, đòi hỏi phải có lý luận kinh tế mở
đường
Sự thống trị của chế độ phong kiến ở Pháp đến giữa thế kỷ XVIII đã
khủng hoảng nghiêm trọng và phản động làm cho trung tâm những mâu thuẫn
kinh tế chuyển sang lĩnh vực nông nghiệp, đòi hỏi phải có lý luận giải quyết
mâu thuẫn đó
Chủ nghĩa trọng nông xuất hiện là sự phản ánh trực tiếp chống lại chủ
nghĩa trộng thương nhưng ở Pháp lúc này tình hình đặc biệt: Lẽ ra đấu tranh
chống chủ nghĩa trọng thương sẽ làm cho công trường thủ công phát triển nhưng
ở đây lại khuyến khích cho chủ nghĩa trọng nông ra đời, mở đường cho nông
nghiệp phát triển (kinh tế chủ trại)
Tóm lại, hoàn cảnh nước Pháp giữa thế kỷ XVIII là hoàn cảnh đặc biệt,
buộc phải tìm con đường giải phóng lực lượng sản xuất từ trong nông nghiệp
chứ không phải trong công trường thủ công như ở Anh và các nước khác.
2. Những quan điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa trọng nông
a. Phê phán chủ nghĩa trọng thương
15


Chủ nghĩa trọng nông phê phán chủ nghĩa trọng thương trong việc chỉ ra
nguồn gốc của lợi nhuận, cho rằng lợi nhuận xuất hiện từ quan hệ mua bán
nhưng chủ nghĩa trọng nông lại cho rằng lợi nhuận sinh ra từ sản xuất, giá trị
hàng hoá nằm trong quá trình sản xuất. Họ cho rằng chủ nghĩa trọng thương quá
đề cao vai trò của đồng tiền, theo họ khối lượng tiền nhiều hay ít chẳng có ý
nghĩa gì cả, chỉ cần có đủ số lượng tiền tương ứng với hàng hoá.
Chủ nghĩa trọng nông chủ trương tự do lưu thông vì tự do lưu thông sẽ
kích thích sản xuất phát triển tạo ra nhiều lợi nhuận và làm giàu cho tất cả mọi
người, họ phê phán chủ nghĩa trọng thương trong vấn đề thực hiện chế độ bảo

hộ mậu dịch và các thứ thuế.
Chủ nghĩa trọng nông khẳng định cần phải có một nền nông nghiệp giàu
có, phải ưu tiên cho nông nghiệp, họ cho rằng tiền bạc không là gì cả sản xuất
mới là tất cả, nhất là sản xuất nông nghiệp, nó sẽ dẫn tới sự giàu có cho tất cả
mọi người.
b. Cương lĩnh kinh tế của chủ nghĩa trọng nông
Trong cuộc đấu tranh với chủ nghĩa trọng thương, phái trọng nông đã đề ra
cương lĩnh, chính sách kinh tế của họ. Cương lĩnh này được trình bày đầy đủ
hơn cả trong tác phẩm những nguyên lý chung của chính sách kinh tế của một
quốc gia nông nghiệp.
Trên cơ sở nghiên cứu mọi mặt của chủ nghĩa trọng thương, chủ nghĩa trọng
nông đưa ra cương lĩnh kinh tế như sau:
- Nhà nước cần phải có vai trò tối cao đối với tất cả mọi thành viên trong xã
hội (Nhà nước không nên chỉ bênh vực quyền lợi của địa chủ, quý tộc, của các
nhà buôn lớn)
- Họ cho rằng chỉ có sản xuất nông nghiệp mới là ngành sản xuất ra hàng hoá,
của cải vật chất. Do đó chi phí cho nông nghiệp là chi phí sản xuất, chi phí sinh
lời, nhà nước cần ưu tiên cho sản xuất nông nghiệp.
Cương lĩnh chính sách kinh tế của trọng nông đòi hỏi tổ chức sản xuất chủ
nghĩa tư bản phải có ngành kinh tế chủ yếu để làm chổ dựa cho chế độ phong
kiến, đó là ngành nông nghiệp.
Những chính sách cụ thể của nhà nước nhằm ưu tiên phát triển sản xuất nông
nghiệp :
16


+ Cho phép chủ trại được tự do lựa chọn ngành kinh doanh ( chính sách sản
xuất kinh doanh)
+ Đầu tư cho đường sá, cầu cống làm cho chuyên chở sản xuất hàng hoá tốt
hơn ( chính sách đầu tư)

+ Chế độ thuế khoá, phân phối thu nhập…nên ưu đãi cho nông nghiệp, nông
dân, chủ trại chứ không phải ưu đãi cho quý tộc, phong kiến.. (chính sách về tài
chính)
Như vậy, cương lĩnh kinh tế của chủ nghĩa trọng nông đã vạch rõ một số quan
điểm, chính sách mở đường cho nông nghiệp phát triển theo định hướng mới, đề
cao sản xuất nông nghiệp, hạn chế của họ là chưa coi trọng vai trò của công
nghiệp, của kinh tế thị trường mà có xu thế thuần nông.
3. Các học thuyết kinh tế trọng nông
a. Học thuyết về trật tự tự nhiên
Cơ sở lý luận chủ yếu của những người trọng nông chủ nghĩa là họ thuyết về
trật tự tự nhiên, họ dùng những học thuyết đó để đi đến những kết luận kinh tế.
Họ kêu gọi nên tuân theo quyền tự nhiên và trật tự tự nhiên, đó là một quyền
chính đáng, tối cao và cơ bản.
Nội dung cơ bản:
Học thuyết về luật tự nhiên của Qnesney thừa nhận quyền tự do của con
người, coi đó là luật tự nhiên của con người, không thể thiếu được. Chống lại chế
độ phong kiến và xem nó là một chế độ không bình thường dựa trên sự dốt nát là
một sai lầm của lịch sử.
Họ chủ trương phải có sự tự do cạnh tranh giữa những người sản xuất (điều
kiện, trình độ chất lượng, giá cả...). Họ đưa ra khẩu hiệu “Tự do buôn bán, tự do
hoạt động”, thừa nhận quyền bất khả xâm phạm đối với chế độ sở hữu.
b. Học thuyết về “sản phẩm ròng” (sản phẩm thuần tuý)
Lý thuyết trọng tâm của phái trọng nông là sản phẩm thuần tuý, sản phẩm
thuần tuý là số chênh lệch giữa tổng sản phẩm và chi phí sản xuất, nó là số dôi ra
ngoài chi phí sản xuất, nó được tạo ra trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp còn
công nghiệp không tạo ra sản phẩm thuần tuý.

17



Chủ nghĩa trọng nông đã giải thích nguồn gốc sản phẩm thuần tuý theo
tinh thần của chủ nghĩa tự nhiên, nó là tặng vật tự nhiên cho con người và tồn tại
vĩnh viễn.
Lao động tạo ra sản phẩm thuần tuý là lao động sản xuất, lao động sinh
lời, các lao động khác không tạo ra sản phẩm thuần tuý thì không phải là lao
động sản xuất. Như vậy, chỉ có lao động nông nghiệp tạo ra sản phẩm thuần tuý,
tuy nhiên điều này không có nghĩa lao động công nghiệp ăn bám vào nông
nghiệp.
Từ lý thuyết sản phẩm thuần tuý Qnesey đưa ra lý thuyết giai cấp. Ông
chia xã hội thành 3 giai cấp: giai cấp sản xuất ra sản phẩm thuần tuý, giai cấp
không sản xuất và giai cấp sở hữu, tức là những người chủ ruộng đất nhờ đó họ
chiếm hữu sản phẩm thuần tuý tạo ra.
Trên cơ sở nội dung của lý thuyết sản phẩm thuần tuý, những người trọng
nông đã biết chú ý đến vai trò của lao động sản xuất và coi đó là nguồn gốc tạo
ra giá trị hàng hoá nhưng cái hạn chế cơ bản của họ là chỉ coi trọng lao động sản
xuất nông nghiệp mà chưa thấy được vai trò của sản xuất công nghiệp, thương
nghiệp
c. Học thuyết về tiền tệ, giá trị tư bản, tiền lương, lợi nhuận và phân phối
sản phẩm.
Tiền tệ: Chủ nghĩa trọng nông cho rằng tiền là phương tiện lưu thông, làm
môi giới giữa mua và bán. Tiền có chức năng là thước đo giá trị của hàng hoá, và
thực hiện các chức năng khác như phương tiện lưu thông, cất trử, thanh toán.
Giá trị tư bản: Chủ nghĩa trọng nông cho rằng tư bản là đất đai đưa lại
sản phẩm thuần tuý, nói cách khác tư bản là tư liệu sản xuất được mua bằng tiền.
Căn cứ vào quá trình chu chuyển của tư bản để phân chia các bộ phận của tư
bản, chủ nghĩa trọng nông phân chia tư bản thành 2 bộ phận.
- Bộ phận tư bản ứng trước đầu tiên, gồm các chi phí máy móc, thiết bị,
nông cụ mà giá trị của chúng đươc chuyển dần dần vào sản phẩm trong nhiều
năm.
- Bộ phận tư bản ứng trước hàng năm, gồm những chi phí về hạt giống,

tiền lương công nhân mà giá trị của chúng được chuyển hết vào trong sản phẩm.

18


Cách phân biệt này là một bước tiến lớn trong lịch sử các học thuyết kinh
tế, đây là nền móng để sau này các nhà kinh tế học phân chia tư bản, tuy nhiên
cách phân chia này chỉ diễn ra trong lĩnh vực lao động sản xuất nông nghiệp vì
vậy nó còn bộc lộ nhiều hạn chế như họ coi tư bản không phải là tiền, không
phải là quan hệ xã hội mà là một đóng vật chất, chưa phân biệt được tư bản với
tiền thông thường, chưa phân biệt được chức năng của tiền trong sự vận động
của tư bản.
Tiền lương và lợi nhuận: Tiền lương là thu nhập do lao động, lợi nhuận
là phần thu nhập sản phẩm thuần tuý của nhà tư bản do người công nhân tạo ra.
Nhà tư bản không lao động vẫn thu được phần lợi nhuận, họ không trực
tiếp đứng ra lao động sản xuất mà là người tổ chức. Đây là một tư tưởng tiến bộ
vì họ thấy được sức lao động của người công nhân, tuy nhiên chủ nghĩa trọng
nông ủng hộ quan điểm “quy luật sắt về tiền lương” tức là tiền lương của công
nhân phải thu hẹp ở mức tư liệu sinh hoạt cần thiết, tối thiểu vì cung lao động
luôn luôn lớn hơn cầu về lao động, do đó công nhân buộc phải cạnh tranh với
nhau để có việc làm và nhà tư bản dựa vào điều kiện này để có thể trả lương thấp
(hạn chế).
Phân phối sản phẩm: Theo những người trọng nông thì kết quả của sản
xuất phải được phân phối như sau:
Hoàn lại phần ứng trước (phần vốn)
Trả lại phần lợi tức của khoản ứng trước ban đầu
Một khoản dư thừa mà người nông dân có thể đem trao đổi mua bán, đó là
phần của cải duy nhất mà họ có trong tay. Phần được coi là phần thu nhập ấy là
cơ sở cho toàn bộ kết cấu vận hành nền kinh tế. Chính từ phần thu nhập đó mà
trích ra phần dành cho Tô (thờ, cúng, tôn giáo), cho thu nhập công cộng (duy trì,

bảo vệ xã hội)…
4. Đánh giá chủ nghĩa trọng nông
a. Thành tựu
Chủ nghĩa trọng nông đã phê phán chủ nghĩa trọng thương , đặc biệt là trọng
thương Pháp một cách sâu sắc và khá toàn diện
Chủ nghĩa trọng nông đã chuyển lĩnh vực nghiên cứu từ lưu thông sang sản
xuất, đây là một tư duy kinh tế đúng đắn.
19


Chủ nghĩa trọng nông nghiên cứu sản xuất nhưng không chỉ là quá trình sản
xuất cá biệt, đơn lẽ..mà quan trọng hơn họ đã biết nghiên cứu quá trình tái sản
xuất của toàn bộ xã hội- một vấn đề hết sức to lớn của kinh tế chính trị.
Chủ nghĩa trọng nông đã có bước tiến trong việc mô hình hoá, sơ đồ hoá các
quan hệ kinh tế, đây là nền móng cho sơ đồ tái sản xuất xã hội của Mác sau này
Chủ nghĩa trọng nông đã đặt nền móng gợi mở nhiều vấn đề có giá trị cho
đến ngày ngày nay như: Tôn trọng quyền tự do của con người, đề cao tự do cạnh
tranh, bảo vệ lợi ích người sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp, đổi mới
phương thức sản xuất nông nghiệp.
b. Hạn chế
Do điều kiện lịch sử thời kỳ đó, vì vậy chủ nghĩa trọng nông cũng có những
hạn chế cơ bản
Họ chưa hiểu được thực tế giá trị tự nhiên nên chưa hiểu giá trị thặng dư, chỉ
dừng lại ở sản xuất thuần tuý do đất đai đem lại mà thôi
Họ hiểu sai ngành sản xuất và lao động sản xuất.
III. HỌC THUYẾT KINH TẾ TƯ SẢN CỔ ĐIỂN
1. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm cơ bản
a. Hoàn cảnh ra đời
Cuối thế kỷ XVIII, ở nước Anh và Pháp học thuyết kinh tế cổ điển xuất hiện.
Vào thời kì này, sau khi tích luỹ được khối lượng tiền tệ lớn, giai cấp tư sản tập

trung phát triển lĩnh vực sản xuất. Vì vậy, các công trường thủ công trong lĩnh
vực sản xuất công nghiệp và nông nghiệp phát triển mạnh mẽ.
Ở thời kỳ này diễn ra việc tước đoạt ruộng đất của nông dân, hình thành giai
cấp cô sản và chủ chiếm hữu ruộng đất. Sự tồn tại của chế độ phong kiến không
chỉ kìm hãm sự phát triển của chủ nghĩa tư bản mà còn làm sâu sắc hơn mâu
thuẫn trong giai cấp quý tộc
Nếu trong thời kỳ chủ nghĩa trọng thương, sự hoạt động của tư bản chủ yếu là
trong lĩnh vực lưu thông, thì do kết quả sự phát triển của công trường thủ công,
tư bản đã chuyển sang lĩnh vực sản xuất. Nhiều vấn đề kinh tế của sản xuất đã
đặt ra vượt quá khả năng giải thích của lý thuyết chủ nghĩa kinh tế trọng thương.
Điều này đòi hỏi phải có lý thuyết kinh tế mới soi đường, học thuyết kinh tế cổ
điển xuất hiện.
20


b. Đặc điểm
Học thuyết kinh tế cổ điển là xu hướng của tư tưởng kinh tế tư sản phát
sinh trong thời kì hình thành phương phức sản xuất chủ nghĩa tư bản. Các nhà
kinh tế học của trường phái này lần đầu tiên chuyển đối tượng nghiên cứu từ
lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất, nghiên cứu các vấn đề kinh tế của nền
sản xuất chủ nghĩa tư bản đặt ra.
Lần đầu tiên họ xây dựng một hệ thống các phạm trù và quy luật của nền
kinh tế thị trường như phạm trù giá cả, giá trị, lợi nhuận, tiền lương, địa tô, địa
tức, quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu.
Lần đầu tiên họ áp dụng phương pháp trừu tượng hoá nghiên cứu các mối
liên hệ nhân quả để vạch ra bản chất và quy luật vận động của quan hệ sản xuất
chủ nghĩa tư bản.
Họ ủng hộ tư tưởng tự do kinh tế, chống lại sự can thiệp của Nhà nước vào
nền kinh tế. Tuy vậy, những kết luận của họ còn mang tính phi lịch sử, lẫn lộn
giữa yếu tố khoa học và yếu tố tầm thường, họ đồng nhất các quy luật kinh tế

với các quy luật tự nhiên, coi chủ nghĩa tư bản là phương thức tồn tại vĩnh viễn.
Ở nước Anh học thuyết kinh tế cổ điển bắt đầu từ William Petty và kết
thúc ở David Ricardo, ở Pháp bắt đầu từ Boiguillebertoi và kết thúc ở Simonde
Sismondi, sau đó là thời kì hậu cổ điển.
2. Các lý thuyết kinh tế của học thuyết kinh tế tư sản cổ điển
a. Lý thuyết kinh tế của William Petty(1623- 1687)
Tiểu sử và đặc điểm phương pháp luận
W. Petty là một trong những người sáng lập ra học thuyết kinh tế cổ điển ở
Anh, ông sinh ra trong một gia đình thợ thủ công, có trình độ tiến sĩ vật lý, là
nhạc trưởng, là người phát minh ra máy móc, là bác sĩ trong quân đội, ông vừa là
một đại địa chủ vừa là một nhà công nghiệp, ông còn là cha đẻ của khoa học
thống kê, những tác phẩm nổi tiếng của ông như “Điều ước về thuế và thu
thuế”(1662), “Số học chính trị”(1676), Bàn về tiền tệ”(1682)
* Đặc điểm phương pháp luận:
W. Petty là một nhà tự nhiên đến với kinh tế học nên ông coi kinh tế là một
quá trình phát triển tự nhiên với các quy luật của nó mà không cần có sự can
thiệp từ bên ngoài
21


Do hoạt động lý luận gắn với thực tiễn nên phương pháp luận của ông vượt
xa các nhà kinh tế học trước đó. Ông đi sâu tìm hiểu bản chất bên trong các quá
trình kinh tế vừa thừa nhận các quy luật kinh tế khách quan. Đây là cột mốc đánh
dấu sự phát triển tư tưởng kinh tế trong lịch sử.
Tuy nhiên, ông chưa thoát khỏi những ảnh hưởng tư tưởng của học thuyết
kinh tế trọng thương khi coi sự giàu có phải gắn với việc tích luỹ nhiều vàng, bạc
đặc biệt coi trọng thương nghiệp hơn các ngành công nghiệp, mặt khác ông cũng
chưa phân biệt rõ lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, chưa thấy được sự
khác nhau giữa quy luật kinh tế và quy luật tự nhiên. Do vậy, ông cho rằng các
quy luật của chủ nghĩa tư bản tồn tại vĩnh viễn.

Các lý thuyết kinh tế của W. Petty
Lý thuyết giá trị lao động
Ông là người có công lao trong việc nêu ra nguyên lý giá trị lao động, ông
đưa ra 3 phạm trù về giá cả hàng hoá trong tác phẩm “ Bàn về thuế khoá và lệ
phí”. Đó là giá cả tự nhiên, giá cả nhân tạo, giá cả chính trị
Giá cả tự nhiên là giá trị hàng hoá, nó do lao động của người sản xuất tạo
ra, và nó thông qua một tỷ lệ trao đổi nó với một lượng bạc nhất định.
Giá cả nhân tạo là giá cả thị trường của hàng hoá, nó thể hiện giá cả tự
nhiên mặt khác nó phụ thuộc quan hệ cung cầu hàng hoá trên thị trường và phụ
thuộc nhiều vào các yếu tố ngẫu nhiên khác nên nó khó xác định (phong tục, tập
quán, thị hiếu, thẫm mỹ..).
Giá cả chính trị thể hiện tác động của các nhân tố chính trị đối với chi phí
lao động để sản xuất hàng hoá (có sự can thiệp của nhà nước)
Đối với W.petty, người đương thời của cách mạng tư sản và chiến tranh
vệ quốc, thì việc phân biệt giá cả tự nhiên, tức là chi phí trong đIều kiện lao động
bình thường, với giá cả chính trị là lao động chi phí trong điều kiện chính trị
không thuân lợi, là điều có ý nghĩa to lớn.
W. Petty là người đầu tiên trong lịch sử đặt nền móng cho lý thuyết giá trị
lao động.
Tuy nhiên lý thuyết giá trị lao động của ông còn chịu ảnh hưởng tư tưởng
chủ nghĩa trọng thương, ông chỉ thừa nhận lao động khai thác bạc là nguồn gốc
của giá trị, còn giá trị của các hàng hoá khác chỉ được xác định nhờ quá trình
22


trao đổi với bạc. Mặt khác, ông có luận điểm nổi tiếng là “Lao động là cha còn
đất là mẹ của mọi của cải ”, về phương diện của cải vật chất, đó là công lao to
lớn của ông. Nhưng ông lại xa rời tư tưởng giá trị- lao động khi ông kết luận “lao
động và đất đai là cơ sở tự nhiên của giá cả mọi vật phẩm” tức là cả lao động và
đất đai là nguồn gốc của giá trị.

Lý thuyết tiền tệ
Tiền tệ là hình thái biểu hiện của giá trị hàng hoá.
Quan điểm về tiền tệ của ông chuyển dần từ chủ nghĩa trọng thương sang
quan điểm của trường phái cổ điển.
Ông nghiên cứu 2 thứ kim loại giữ vai trò tiền tệ là vàng, bạc. Giá trị của
chúng dựa trên cơ sở lao động khai thác ra chúng quyết định. Ông phê phán chế
độ song bản vị, ủng hộ việc dùng một kim loại duy nhất để làm tiền tệ. Theo
ông tiền tệ nhất thiết phải có đủ giá trị khi phát hành, việc giảm giá trị của tiền là
một tai họa cho nền kinh tế
Ông là người đầu tiên đưa ra quy luật lưu thông tiền tệ, mà nội dung của
nó là số lượng tiền cần thiết cho lưu thông được xác định trên cơ sở số lượng
hàng hoá và tốc độ chu chuyển của tiền tệ, ông chỉ ra ảnh hưởng của thời gian
thanh toán với số lượng tiền dần thiết trong lưu thông.
Ông phê phán quan niệm của chủ nghĩa trọng thương về tích trữ tiền
không hạn độ, ông cho rằng tiền tệ không phải lúc nào cũng là tiêu chuẫn của sự
giàu có, nó chỉ là công cụ của lưu thông hàng hoá vì vậy không cần phải tăng số
lượng tiền tệ quá mức cần thiết.
Lý thuyết về tiền lương
Ông xây dựng lý thuyết tiền lương trên cơ sở lý thuyết giá trị lao động,
ông coi lao động là hàng hoá, tiền lương là giá cả tự nhiên của lao động. Ông đặt
nhiệm vụ xác định mức tiền lương theo ông giới hạn cao nhất của tiền lương là
mức tư liệu sinh hoạt tối thiểu để nuôi sống người công nhân. Vì theo ông , nếu
tiền lương cao thì công nhân thích uống rượu, bỏ việc, còn lương thấp thì công
nhân phải tích cực lao động, gắn với nhà tư bản hơn. Với quan điểm này ông là
người đầu tiên trong lịch sử đặt nền móng cho “Quy luật sắt” của tiền lương
b. Lý thuyết kinh tế của A. Đam Smith ( 1723 – 1790)
Tiểu sử và đặc điểm phương pháp luận
23



A. Đam Smith sinh năm 1723 tại Xcôtlen, là nhà kinh tế chính trị cổ điển
nổi tiếng ở Anh và trên thế giới. Ông đã học tập và có học vấn uyên bác về các
lĩnh vực xã hội, ông từng là sinh viên từ năm 14 tuổi và tốt nghiệp liên tiếp hai
trường đại học, sau đó trở thành giảng viên, trưởng khoa logic, trưởng khoa triết
học, đạo đức của trường đại học tổng hợp Glasgow nổi tiếng.
* Đặc điểm phương pháp luận:
- Về thế giới quan:
Thế giới quan của A.Smith về cơ bản là duy vật. Đó là đặc trưng trong
phương pháp luận của ông. Ông thừa nhận các quy luật khách quan trong đời
sống kinh tế, và phân tích một cách khoa học các hiện tượng kinh tế xã hôị. Tuy
nhiên chủ nghĩa duy vật của ông còn tự phát, máy móc, ông còn xa lạ với phép
biện chứng.
- Về phương pháp luận: Mang tính chất 2 mặt
Thứ nhất, mặt khoa học, ông đã quan sát phân tích các mối liên hệ bản
chất bên trong của các phạm trù, hiện tượng kinh tế, qua đó rút ra các kết luận
khoa học và xây dung được một hệ thống các phạm trù kinh tế cơ bản như: Phân
công lao động, trao đổi, thu nhập.
Thứ hai, mặt tầm thường, trong một số trường hợp ông chỉ quan sát, mô tả
hời hợt, chỉ liệt kê hiện tượng bên ngoài nên rút ra một số kết luận sai lầm.
Phương pháp luận mâu thuẫn, vừa khoa học vừa tầm thường của A.Smith có ảnh
hưởng tới kinh tế học tư sản sau này.
Lý thuyết kinh tế của A.Smith
Lý thuyết giá trị lao động
A.Smith khẳng định lao động tạo ra giá trị của hàng hoá, hay nói cách
khác giá trị hàng hoá do lao động hao phí tạo ra, lao động là thước đo cuối cùng
của giá trị. Ông phân biệt rõ ràng sự khác nhau giữa giá trị sử dụng và giá trị trao
đổi và khẳng định giá trị sử dụng không quyết định giá trị trao đổi, ông cho rằng
giá trị được biểu hiện ở giá trị trao đổi của hàng hoá, trong quan hệ số lượng với
hàng hoá khác, còn trong nền sản xuất hàng hoá phát triển nó được biểu hiện ở
tiền.

Như vậy ông đã có bước phát triển cao hơn các nhà kinh tế trước đó khi
khẳng định tất cả mọi lao động đều tạo ra giá trị của hàng hoá.
24


Do lao động sản xuất ra hàng hoá làm cho hàng hoá có tính hai mặt, hai
thuộc tính đó là giá trị sử dụng và giá trị trao đổi. Mặt khác khi phân tích giá trị
của hàng hoá ông đã xác định được lượng giá trị của hàng hoá, hàng hoá do lao
động tạo ra thì chất của nó là sức lao động hao phí còn lượng là số lượng lao
động đã hao phí, thời gian lao động hao phí để sản xuất ra hàng hoá.
Tuy nhiên, khi xem xét để xác định thước đo bên ngoài của giá trị ông
đưa ra định nghĩa thứ hai về giá trị, ông cho rằng giá trị là do lao động mà người
ta có thể mua được bằng hàng hoá này quyết định và ông đã đem khái niệm này
áp dụng vào để giải quyết việc trao đổi giữa tư bản và lao động, khi thấy nó
không còn đúng nữa thì ông tuyên bố giá trị do lao động tạo ra chỉ đúng trong
nền sản xuất hàng hoá giản đơn còn trong nền kinh tế tư bản thì giá trị của hàng
hoá do ba nguồn thu nhập: tiền lương, lợi nhuận và địa tô tạo thành. Trong định
nghĩa thứ hai này ông đã nhầm lẫn giữa lao động sống và lao động quá khứ, giữa
số lượng lao động và giá trị lao động, giữa việc hình thành giá trị và phân phối
giá trị, đây là hạn chế cơ bản nhất làm cho ông xa rời lý thuyết giá trị lao động.
Lý luận về phân công lao động
A.Smith cho rằng con người luôn luôn có nhu cầu trao đổi và từ trao đổi
sinh ra phân công. Theo ông sự giàu có của xã hội phụ thuộc vào hai nhân tố.
Thứ nhất phụ thuộc vào tỉ lệ làm việc trong nền sản xuất vật chất.
Thứ hai phụ thuộc vào trình độ phất triển của phân công lao động.
Theo ông, phân công lao động có tác dụng to lớn trong việc chuyên môn
hoá lao động, phát triển sự khéo léo, tài năng, tính tháo vát của người lao động.
Phân công lao động có nhiều ưu điểm: Bảo đảm kỹ thuật phát triển, tiết kiệm
thời gian chuyển từ việc này sang việc khác, làm dễ dàng cho việc sử dụng máy
móc. ông cũng vạch ra mặt trái của sự phân công lao động phụ thuộc vào quy mô

thị trường. Ông đã nhận thấy mối quan hệ giữa phân công với quy mô thị trường.
Hạn chế của A.Smith trong lý luận về phân công lao động là giải thích sai
lệch nguyên nhân của sự phân công, chưa phân biệt được phân công của công
trường thủ công với phân công xã hội, chưa chú ý đến mặt xã hội của sự phân
công lao động xã hội.
Lý luận về giai cấp và thu nhập

25


×