Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

bản thuyết trình bài tập nhóm hình sự về tội giết người cướp tài sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.23 KB, 5 trang )

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.Xác định tội danh và khung hình phạt đối với hành vi phạm tội của A. Hình
phạt nặng nhất mà A có thể phải chịu là bao nhiêu năm tù?
Trường hợp 1:A phạm tội cố ý giết người.
Giết người là hành vi cố ý tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác.
-Khách thể: A tước đoạt tính mạng của B, xâm phạm tới quan hệ nhân thân
được luật hình sự bảo vệ.
-Mặt khách quan của tội phạm:
Trong tình huống trên A đã có hành vi dùng dao đâm vào bụng B.
Hậu quả làm B chết.
Hậu quả chết người của B là do hành vi của A gây ra
-Chủ thể: Trong khuôn khổ của tình huống đã cho thì A là người có đủ năng
lực TNHS và đạt độ tuổi luật định.
-Mặt chủ quan: A phạm tội với lỗi cố ý làm chết người bởi A đã thấy hậu quả
chết người tất nhiên sẽ xảy ra và mong muốn hậu quả đó nên đã thực hiện hành vi
phạm tội.
Như vậy với các dấu hiệu trên thì hành vi của A đã cấu thành tội giết người
theo quy định tại khoản 2 Điều 123 với khung hình phạt là 7 đến 15 năm tù.
Hình phạt nặng nhất mà A có thể phải chịu
Theo tình huống này, A 17 tuổi nên theo quy định tại Khoản 1 Điều 101
BLHS 2015 về mức phạt tù có thời hạn đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 thì
mức hình phạt tù cao nhất mà A phải chịu đối với tội giết người trong trường hợp
này là: ¾ x 15 năm = 11 năm 3 tháng.
Trường hợp 2: A phạm tội cố ý gây thương tích với tình tiết tăng nặng là làm
chết người.
- Mặt khách quan:


+ Hành vi khách quan A mang theo một con dao nhọn dấu trong người, do
không giải quyết được mâu thuẫn A đã dùng dao đâm một nhát trúng bụng B và
làm B tử vong. Hành vi dùng dao đâm vào bụng B của A đã gây ra thương tích, làm


tổn hại đến sức khoẻ, tính mạng của B. Cụ thể, B đã tử vong.
+ Hậu quả của tội phạm: Hậu quả do hành vi của A gây ra thoả mãn Điểm a
Khoản 4 Điều 134 BLHS: Làm chết người.
+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: hành vi dùng dao đâm một
nhát vào bụng B là hành vi xảy ra trước và là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu
quả là làm B tử vong.
- Chủ thể: A đã 17 tuổi và có năng lực TNHS vậy A thoả mãn các điều kiện
để thành chủ thể của tội cố ý gây thương tích.
-Mặt chủ quan:
Lỗi của A đối với việc gây thương tích là lỗi cố ý trực tiếp:
+ Về mặt lý trí: A nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội. A
đã nhận thức rõ là việc dùng dao để gây thương tích sẽ gây nguy hại cho B nếu như
bị đâm phải, nhưng A lại dùng nó để đâm vào bụng B. Ngoài ra, A cũng nhận thức
được tính nguy hiểm của hành vi mà mình thực hiện sẽ gây nguy hại đến sức khoẻ,
tính mạng của B và có thể dẫn đến hậu quả là làm cho B bị thương thậm chí dẫn
đến chết người (như trong tình huống).
+ Về mặt ý chí: A nhận thức rõ hành vi dùng dao đâm một nhát vào bụng B
là nguy hiểm, có thể dẫn đến hậu quả là B sẽ bị thương và mong muốn cho thương
tích của B xảy ra. Tuy nhiên hành vi dùng dao đâm vào bụng lại dẫn đến hậu quả là
B tử vong. Trong đó, A chỉ có lỗi cố ý đối với việc gây thương tích cho của B, còn
đối với hậu quả chết nguời do hành vi của A gây ra thì lỗi của A là lỗi vô ý và cái
chết của B nằm ngoài ý muốn của A.
Như vậy, với các dâu hiệu trên thì hành vi của A đã câu thành tộ cố ý gây
thương tích với tình tiết định khung tăng nặng là làm chết người và khung hình


phạt đối với hành vi phạm tội của A trong trường hợp này là từ 7 năm đến 14 năm
theo quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 134 BLHS 2015.
Hình phạt nặng nhất mà A có thể phải chịu
Theo tình huống này, A 17 tuổi nên theo quy định tại Khoản 1 Điều 101

BLHS 2015 về mức phạt tù có thời hạn đối với người dưới từ đủ 16 tuổi đến dưới
18 tuổi thì mức hình phạt tù cao nhất mà A phải chịu đối với tội cố ý gây thương
tích trong trường hợp này là: ¾ x 14 năm = 10 năm 6 tháng.
2. Giả sử, sau khi B chết, A đã lục túi lấy tiền và điện thoại di động của B, số
tài sản trị giá 3 triệu đồng thì hành vi của A cấu thành tội gì? Tại sao
Trả lời:
Trong tình huống đề bài đã nêu, do A và B có mâu thuẫn và không thể giải
quyết được nên đã lấy con dao nhọn mà mình đã chuẩn bị sẵn đâm một nhát vào
bụng B khiến B tử vong. Sau khi B chết, A đã lục túi lấy tiền và điện thoại di động
của B, số tài sản trị giá 3 triệu đồng. Ở đây ta thấy, nếu coi hành vi lấy tài sản của A
là trộm cắp tài sản hay công nhiên chiếm đoạt tài sản là không hợp lý. Bởi lẽ hành
vi chiếm đoạt tài sản phải thỏa mãn hai dấu hiệu đó là lén lút và tài sản đang có
chủ. Nhưng trong tình huống trên không thể coi hành vi lấy tài sản của A là lén lút
với B được vì tại thời điểm A lấy tài sản thì B đã chết. Trong Bộ Luật dân sự năm
2015 quy định, tài sản của người chết để lại là di sản mà quyền thừa kế của người
thừa kế chỉ phát sinh khi đã có giấy báo khai tử. Ở đây rõ ràng ta thấy, B vừa mới
chết tại bờ đê chưa ai biết ngoài A nên chắc chắn rằng B chưa thể có giấy khai tử
được do đó tài sản mà A đã lấy chưa thuộc quyền sở hữu của những người được
thừa kế nên không thể coi A đã có hành vi lén lút lấy tài sản của người thừa kế. Do
đó không thể coi hành vi chiếm đoạt tài sản của A có cấu thành tội trộm cắp tài sản.
Bên cạnh đó, nếu coi hành vi chiếm đoạt tài sản của A có cấu thành tội công
nhiên chiếm đoạt tài sản là không hợp lý. Bởi lẽ Trong tình huống trên, A đã có
hành vi trước đó là dùng dao đâm một nhát vào bụng B khiến B tử vong do đó tình


trạng không có điều kiện ngăn cản của A đã do B gây ra vì thế không thể coi hành
vi chiếm đoạt tài sản của A có cấu thành tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.
Do đó coi hành vi lấy tài sản của A là tội cướp tài sản thì hợp lý hơn cả. Căn
cứ khoản 1 Điều 168 Bộ Luật hình sự năm 2015 vì A đã có hành vi dùng chính con
dao mà mình đã chuẩn bị từ trước đâm một nhát vào bụng B khiến B chết. Ở đây ta

thấy A đã dùng sức mạnh vật chất với phương tiện là con dao mình đã chuẩn bị sẵn
trước đó đâm vào bụng B làm B chết, lúc này A đã hoàn toàn đè bẹp sự chống cự
của B chống lại việc chiếm đoạt bởi khi đó B đã chết. Trong tình huống này mặc dù
ý thức chiếm đoạt của A nảy sinh sau khi thực hiện hành vi dùng vũ lực khiến B
chết, cho nên hành vi này của A đã phạm vào tội Cướp tài sản theo quy định tại
Điều 168 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Như vậy, trong tình huống trên việcsau khi B chết, A đã lục túi lấy tiền và
điện thoại di động của B, số tài sản trị giá 3 triệu đồng thì hành vi của A cấu thành
tội cướp tài sản.
3.Giả sử sau khi bị đâm, B gục ngã, A sợ quá bỏ chạy vì tưởng B chết. Nhưng
sau đó, B được phát hiện đưa đi cấp cứu kịp thời nên chỉ bị thương với tỉ lệ
tổn thương cơ thể là 35% thì tội danh của A có thay đổi không? Tại sao?
Trả lời:
Trường hợp 1: A phạm tội giết người.
Tội danh của A vẫn không thay đổi, A vẫn phạm tội giết người theo Điều
123 Bộ luật Hình sự 2015
Theo như giả thiết đề bài: sau khi bị đâm, B gục ngã, A sợ quá bỏ chạy vì
tưởng B chết. Nhưng sau đó, B được phát hiện đưa đi cấp cứu kịp thời nên chỉ bị
thương với tỉ lệ tổn thương cơ thể là 35%. Trong trường hợp này, hành vi phạm tội
của A ở giai đoạn phạm tội chưa đạt đã hoàn thành.
Ở đây A đâm B và tưởng B đã chết nhưng B đã được phát hiện và đưa đi cấp
cứu kịp thời nên chỉ bị thương với tỉ lệ tổn thương cơ thể là 35%. Việc B được cứu
và còn sống là sự việc ngoài ý muốn của A.


Có thể thấy A thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt đã hoàn thành. Ở đây A đã
đâm B, sau khi B gục ngã, vì tưởng là B đã chết nên A sợ quá bỏ chạy. Tuy nhiên B
được phát hiện và cấp cứu kịp thời nên không chết và chỉ bị thương tổn 35%. Về
hành vi, A đã chuẩn bị dao nhọn giấu trong người và khi không giải quyết được
mâu thuẫn thì A đã dùng dao đâm một nhát trúng bụng B, sau đó B gục ngã. Khí

đó, A đã thực hiện được hết các hành vi được cho là cần thiết làm cho B chết. Khi
B gục xuống và nằm im, A tưởng B đã chết nên sợ quá bỏ chạy, do được cấp cứu
kịp thời nên B thoát chết, do đó, hậu quả vẫn không xảy ra. Trong trường hợp này,
A vẫn tin rằng hành vi dùng dao đâm vào bụng đã gây ra hậu quả chết người cho B.
Căn cứ vào những điều trên, A phạm tội giết người chưa đạt đã hoàn thành.
Trường hợp 2: A phạm tội cố ý gây thương tích.
Ở trường hợp này, A nghĩ B chết, tuy nhiên B đã được phát hiện kịp thời nên
chỉ bị thương với tỉ lệ tổn thương cơ thể là 35%. Do đó, hậu quả B chết mà A tưởng
mình đã gây ra thực tế vẫn chưa xảy ra, nên A không chịu trách nhiệm với hậu quả
chưa xảy này mà chỉ chịu trách nhiệm với tổn thương cơ thể là 35% mà A gây ra
cho B.
Vậy tội của A thuộc vào Điểm a Khoản 2 Điều 134 Bộ Luật Hình sự: Gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ
thể của mỗi người từ 11% đến 30%.



×