Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

boi thuong thiet hai khi nguoi bi thiet hai co loi gay ra tai nan giao thong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.7 KB, 3 trang )

Bồi thường thiệt hại khi người bị thiệt hại có lỗi gây ra tai nạn
giao thông.
Những năm gần đây tỉ lệ tai nạn giao thông ở nước ta đang có chiều hướng tăng lên,
mỗi ngày trung bình nước ta có khoảng 30 người chết vì tai nạn giao thông, vậy lỗi
là do đâu mà tai nạn giao thông lại không ngừng ra tăng như vậy và mức bồi thường
thiệt hại khi tai nạn giao thông là như thế? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết
dưới đây để hiểu rõ hơn về điều này.

Hỏi: Bố vợ tôi cách đây 2 tháng bị TNGT: Đi xe máy va chạm với ô tô, phải nằm
viện 2 tháng điều trị, bị thương tật như sau: gãy xương bả vai, bánh chè, trấn
thương hàm mặt, trấn thương sọ não…Hiện đã được ra viện tuy nhiên chỉ nhận
biết được hành động đơn giản, không có khả năng tự chăm sóc bản thân.
Về phía công an: Đang xác nhận nguyên nhân, bên bố vợ tôi sai hay bên ô tô sai.
Về phía người điều khiển ô tô: người lái xe là lái thuê cho công ty. Khi xảy ra
TNGT, đã tạm thời hỗ trợ gia đình tôi 20 triệu đồng. Từ đó đến nay không hỗ trợ
gì thêm.
Tôi đang muốn hỏi:
1.Mức bồi thường thiệt hại cho bố vợ tôi là như thế nào?
2. Mẹ vợ tôi phải chăm sóc bố vợ tôi suốt từ thời gian xảy ra TNGT và sau này thì
có được bồi thường không và mức bồi thường là bao nhiêu?
3. Trong trường hợp công an kết luận bố vợ tôi sai thì mức bồi thường là như thế
nào?


Trả lời: Thứ nhất: Phải căn cứ vào kết luận của phía đơn vị cảnh sát giao thông,
mới có kết luận chính xác, nguyên nhân gây tai nạn, bên nào đúng bên nào sai. Từ
đó mới có căn cứ để bồi thường thiệt hại.
Tuy nhiên, trường hợp nếu người lái xe gây tai nạn có lỗi, thì phải bồi thường thiệt
hại cho gia đình bạn. Bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo điều 609
Bộ luật dân sự năm 2005:
“1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:


a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng
bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập
thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp
dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị
thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và
cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho
việc chăm sóc người bị thiệt hại.


2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy
định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần
mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên
thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng
lương tối thiểu do Nhà nước quy định”.
Ngoài ra, nếu người lái xe có lỗi trong việc gây tai nạn, thì căn cứ vào kết quả
giám định tỉ lệ thương thật; người lái xe có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
theo khoản 1 điều 202 Bộ luật hình sự năm 1999.
Thứ hai: Trường hợp gây tai nạn do lỗi của người lái xe, thì người chăm sóc người
bị thiệt hại được bồi thường theo quy định của pháp luật.
Về vấn đề này chúng tôi có bài viết cụ thể bạn có thể tham khảo tại đây: Người
chăm sóc người bị thiệt hại có được bồi thường không?
Thứ ba: Về vấn đề bồi thường thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại có lỗi.
Theo quy định tại điều 617 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định như sau:
“Điều 617. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại có lỗi
Khi người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại thì người gây thiệt hại
chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình; nếu thiệt
hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải
bồi thường”.

Trong trường hợp này nếu qua kết luận điều tra xác định nguyên nhân gây tai nạn
giao thông, mà lỗi hoàn toàn thuộc về bố bạn. Thì người lái xe không phải bồi
thường thiệt hại.
Còn nếu lỗi do cả hai bên gây nên, thì người lái xe chỉ phải bồi thường phần thiệt
hại tương ứng với phần lỗi của mình.



×