Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Thực hiện quy trình chăn nuôi bò tại trại bò công ty cổ phần nam việt, xã phượng tiến huyện định hóa tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (735.51 KB, 63 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------

KIỀU QUANG TÀI

Tên chuyên đề:
“THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂN NUÔI BÕ TẠI TRẠI BÕ
CÔNG TY CỔ PHẦN NAM VIỆT, XÃ PHƢỢNG TIẾN,
HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành:

Chăn nuôi thú y

Khoa:

Chăn nuôi thú y

Khóa học:

2013 - 2017

Thái Nguyên, năm 2017



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------

KIỀU QUANG TÀI
Tên chuyên đề:
“THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂN NUÔI BÕ TẠI TRẠI BÕ
CÔNG TY CỔ PHẦN NAM VIỆT, XÃ PHƢỢNG TIẾN,
HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành:

Chăn nuôi thú y

Lớp:

K45 - CNTY - N03

Khoa:

Chăn nuôi thú y

Khóa học:


2013 - 2017

Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Nguyễn Thu Trang

Thái Nguyên, năm 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên và 6 tháng thực tập tốt nghiệp tại trại bò công ty cổ phần Nam
Việt tôi luôn được sự giúp đỡ của nhiều cá nhân, tập thể đã giúp tôi hiểu được
kiến thức chuyên môn và công việc của một cán bộ kỹ thuật, từ đó giúp tôi
vững tin trong công việc sau này. Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc
của mình đến:
Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ
nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y, cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa đã
dìu dắt tôi trong quá trình học tập tại trường và đợt thực tập tốt nghiệp này.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến cô giáo
hướng dẫn ThS. Nguyễn Thu Trang đã quan tâm, tận tình hướng dẫn, chỉ
bảo giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành tốt khóa thực tập
tốt nghiệp.
Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn tới các cô chú quản lý, cán bộ kỹ
thuật tại trại chăn nuôi, đã tiếp nhận và tạo điều kiện thuận lợi để tôi tiến hành
theo dõi, thu thập số liệu phục vụ cho việc hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Qua đây tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới gia đình, cùng tất cả bạn bè
đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày

tháng

Sinh viên

Kiều Quang Tài

năm 2017


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Sản lượng thịt bò hơi bình quân đầu người của một số nước trên thế
giới................................................................................................................... 27
Bảng 4.1. Cơ cấu đàn bò của công ty nuôi tại Định Hóa 2016 ....................... 36
Bảng 4.2. Khẩu phần thức ăn dinh dưỡng cho bò, bê ..................................... 37
Bảng 4.3. Tình hình mắc bệnh viêm tử cung trên đàn bò sinh sản theo lứa đẻ ......... 40
Bảng 4.4. Tình hình mắc bệnh viêm tử cung trên đàn bò sinh sản qua các
tháng theo dõi .................................................................................................. 41
Bảng 4.5. Tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở bê theo lứa tuổi ................... 42
Bảng 4.6. Tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở bê theo tháng theo dõi ........ 43
Bảng 4.7. Tình hình mắc bệnh ngoại ký sinh trùng (ve) trên bò, bê .............. 44
Bảng 4.8. Kết quả điều trị bệnh viêm tử cung cho bò .................................... 46
Bảng 4.9. Kết quả điều trị bê mắc hội chứng tiêu chảy .................................. 47
Bảng 4.10. Kết quả công tác khác tại trại ....................................................... 48



iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Cs:

Cộng sự

KHKT

Khoa học kỹ thuật

LMLM:

Lở mồm long móng

NXB:

Nhà xuất bản

TT:

Thể trọng

TW:

Trung ương

FAO:


Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp Quốc

THT:

Tụ huyết trùng

UBND:

Uỷ ban nhân dân

KST:

Kí sinh trùng

VSV:

Vi sinh vật

V.T.C:

Viêm tử cung


iv

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................... iii

MỤC LỤC ............................................................................................................... iv
Phần 1 MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề ........................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu.................................................................................................... 2
1.2.2.Yêu cầu ..................................................................................................... 2
Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................... 3
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập ...................................................................... 3
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 3
2.1.2. Điều kiện cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng của cơ sở thực tập .................... 4
2.1.3 Đối tượng và các kết quả sản xuất của cơ sở ........................................... 6
2.2. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 8
2.2.1. Đặc điểm sinh lý tiêu hóa của bò thịt ...................................................... 8
2.2.2. Đặc điểm sinh lý sinh sản của bò thịt ................................................... 14
2.2.3. Một số bệnh thường gặp trên bò ........................................................... 17
2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .............................................. 27
2.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................................................ 27
2.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước .......................................................... 30
Phần 3 ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ... 33
3.1. Đối tượng ................................................................................................. 33
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 33
3.3. Nội dung tiến hành ................................................................................... 33


v

3.3.1. Tình hình mắc bệnh của đàn bò tại trại ................................................. 33
3.3.2. Đánh giá hiệu lực của thuốc điều trị bệnh ............................................ 33
3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi ................................... 33
3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi .............................................................................. 33

3.4.2. Phương pháp theo dõi, thu thập thông tin ............................................. 33
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 34
Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................... 35
4.1. Công tác chăn nuôi tại trại ....................................................................... 35
4.1.1. Công tác chọn giống.............................................................................. 35
4.1.2. Chăm sóc nuôi dưỡng ........................................................................... 36
4.1.3. Chuồng trại ............................................................................................ 38
4.2. Công tác thú y .......................................................................................... 39
4.2.1. Công tác phòng bệnh ............................................................................. 39
4.2.2. Công tác chẩn đoán bệnh ...................................................................... 40
4.2.3. Công tác điều trị bệnh ........................................................................... 45
4.3. Công tác khác ........................................................................................... 47
PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................. 49
5.1. Kết luận .................................................................................................... 49
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 51
MỘT SỐ HÌNH ẢNH LIÊN QUAN ĐẾN CHUYÊN ĐỀ


1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gầ n đây , ngành chăn nuôi nước ta có những bước
phát triển đáng kể . Đặc biệt, việc ra đời của nhi ều nhà máy sản xuất thức ăn
chăn nuôi, nhiề u công ty phân phố i thuố c thú y, nhiề u trang tra ̣i chăn nuôi với
quy mô lớn đáp ứng mô ̣t lươ ̣ng thực phẩ m lớn cho nhu cầ u thực phẩ m trong
nước và mô ̣t phầ n xuấ t khẩ u, nhiều hình thức chăn nuôi kỹ thuật cao xuất hiện
ở Việt Nam,... đây là những tín hiê ̣u đáng mừng đố i với ngành chăn nuôi.
Cùng với sự phát triển đó , mô ̣t ngành chăn nuôi luôn đòi hỏi kỹ thuâ ̣t

cao là chăn nuôi bò thịt cũng phát triể n đáng kể . Được sự quan tâm của Đảng
và nhà nước , chương trình “Sind hóa” đàn bò vàng ở nước ta đã có những
thành công ban đầu. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi bò thịt ở Việt Nam có thể nói
là non trẻ, các giống bò thịt cao sản thường không thích nghi với khí hâ ̣u nước
ta, kỹ thuật chăn nuôi còn thấp… đã mang lại không ít khó khăn cho người
chăn nuôi. Sự nóng vô ̣i khi nhâ ̣p bò ngoa ̣i cô ̣ng với công tác chuẩ n bi ̣không
tố t đã làm cho mô ̣t số dự án về bò thịt của nhà nước bước

đầu chưa cho kết

quả tốt. Bò thịt nhập nội chưa thích nghi với điều kiện khí hậu nóng ẩm, mưa
nhiều của nước ta, vì vậy chúng ta chủ yếu nuôi con lai hướng thịt. Ngoài ra,
trình độ kĩ thuật, chăm sóc và nuôi dưỡng chưa tốt dẫn đến việc bò thường
mắc các bệnh như: tụ huyết trùng, lở mồm long móng, kí sinh trùng... Đó là
nguyên nhân khiến đàn bò chậm lớn, giảm năng suất và chất lượng thịt gây
thiệt hại không nhỏ cho người chăn nuôi.
Trước tình hình đó, nhiêm vụ của chúng ta là phải nâng cao sức khỏe
của đàn bò, cũng như tăng hiệu quả về kinh tế, phát huy tối đa tiềm năng sinh
học của đàn bò thịt, tăng nhanh, tăng mạnh về cả số lượng và chất lượng để
đáp ứng nhu cầu về sản xuất và tiêu dùng.


2
Xuất phát từ những yêu cầu trên, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm
khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự
hướng dẫn của cô giáo ThS. Nguyễn Thu Trang và sự giúp đỡ của cơ sở thực
tập, chúng tôi tiến hành chuyên đề: “Thực hiện quy trình chăn nuôi bò tại
trại bò công ty Cổ phần Nam Việt, xã Phượng Tiến, huyện Định Hóa,
tỉnh Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề

1.2.1 Mục tiêu
- Nắm được quy trình chăn nuôi bò thịt với quy mô trang trại tập trung.
- Đánh giá tình hình mắc bệnh trên đàn bò hướng thịt nuôi tại Trại bò công
ty cổ phần Nam Việt - xã Phượng Tiến - huyện Định Hóa - tỉnh Thái Nguyên
để đưa ra biện pháp phòng trị bệnh thích hợp.
- Ứng dụng một số biện pháp kĩ thuật để nâng cao sức khỏe đàn bò
hướng thịt nuôi tại trại.
1.2.2.Yêu cầu
- Có kết quả về tình hình mắc bệnh trên đàn bò hướng thịt nuôi tại
Trại bò công ty Cổ phần Nam Việt - xã Phượng Tiến - huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên.
- Nắm vững và thực hiện quy trình phòng, trị bệnh trên đàn bò hướng thịt.
- Nắm vững và thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng bò hướng thịt.


3
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Trang trại nằm trên địa bàn xã Phượng Tiến, là một xã miền núi nằm
cách trung tâm huyện Định Hóa 3 km về phía đông nam.
Phía bắc giáp với xã Bảo Cường và thị trấn chợ Chu của huyện Định Hóa;
Phía Nam giáp với xã Yên Trạch của huyện Phú Lương;
Phía tây giáp với xã Trung Hội, phía Đông giáp với xã Tân Dương của
huyện Định Hóa.
Có đường tỉnh lộ 268 nối với trục đường quốc lộ 3 chạy qua, do vậy
thuận lợi cho giao thông vận tải.
2.1.1.2. Địa hình
Nhìn chung địa hình khá phức tạp, chủ yếu là vùng đồi núi cao, đồi núi

đan xen nhau, có độ dốc lớn, địa hình hiểm trở bị chia cắt mạnh. Những vùng
đất tương đối phẳng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp phân tán dọc theo các
khe ven suối và thung lũng núi.
2.1.1.3. Khí hậu
Về khí hậu xã Phượng Tiến có khí hậu nhiệt đới có 4 mùa nhưng với
hai mùa nóng và lạnh là rõ rệt nhất. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10 hàng
năm. Tháng nóng nhất là tháng 8, nhiệt độ trung bình lên tới 280C. Mùa lạnh
từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau. Tháng lạnh nhất là tháng 1, nhiệt
độ trung bình xuống tới 150C. Mùa nóng có những ngày nhiệt độ lên trên
410C, mùa lạnh có lúc nhiệt độ xuống tới 10C. Nhiệt độ trung bình năm là 28 320C, lượng mưa trung bình là 1253 mm. Có độ ẩm khá cao, trừ tháng 1, các


4
tháng còn lại độ ẩm đều trên 80%. Những tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 3
tháng 4 và tháng 8 là những tháng có mưa phùn, mưa ngâu, độ ẩm thường từ
85% trở lên.
Nhìn chung điều kiện tự nhiên của xã Phượng Tiến thuận lợi cho chăn
nuôi gia súc nói chung và chăn nuôi bò nói riêng nhờ vào diện tích tự nhiên
rộng lớn, cùng với đó là hệ thống giao thông cũng tương đối thuận lợi, có
tiềm năng để phát triển chăn nuôi theo quy mô công nghiệp.
2.1.2. Điều kiện cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng của cơ sở thực tập
2.1.1.1. Cơ sở vật chất
Để phục vụ tốt cho việc chăn nuôi tại trại Công ty đã đầu tư các máy
móc, thiết bị, dụng cụ sau:
+ Xe chở cỏ cho bò: 01 chiếc.
+ Máy cắt cỏ bằng tay: 01 cái.
+ Máy băm cỏ cho bò: 01 cái.
+ Máy bơm nước: 02 cái.
+ Gióng ăn trong chuồng: 128 gióng.
+ Tủ chứa thuốc: 01 cái.

+ Dụng cụ thú y: xilanh, panh, dao mổ, kìm bấm số tai…
2.1.1.2. Cơ sở hạ tầng
Chăn nuôi là nhiệm vụ chủ yếu, đóng vai trò quyết định đối với sự
phát triển của trại. Vì vậy, quy mô chăn nuôi càng được mở rộng, mức đầu tư
về trang bị kỹ thuật ngày càng cao.
* Hệ thống chuồng nuôi:
- Chuồng được xây dựng kiên cố theo hướng Đông Nam - Tây Bắc, đảm
bảo thoáng mát về mùa Hè, ấm áp về mùa Đông và được xây dựng theo kiểu
nuôi 2 dãy:
+ Dãy nuôi bò gồm 2 khu: khu nuôi bò chờ phối và bò chửa.


5
- Chuồng được xây trên khu đất khá cao, dễ thoát nước, được tách biệt
khu nhà kho và nhà ở. Xung quanh chuồng nuôi có hàng rào bao bọc và có
cổng ra vào riêng.
- Gồm 02 dãy chuồng, mỗi dãy có diện tích khoảng 800m2.
- Khu sân chơi dành cho bò được xây dựng sau chuồng có cây xanh che
mát, diện tích sân chơi của mỗi dãy chuồng khoảng 900m2.
- Để phục vụ cho việc sinh đẻ của bò tại trại, công ty đã xây dựng 2
chuồng tách riêng có tổng diện tích 16m2.
- Hệ thống nước sinh hoạt: có 01 giếng khoan để lấy nước phục vụ
sinh hoạt và sản xuất.
- Hệ thống nước phục vụ cho chăn nuôi bò: 01 bể chứa nước (30m3).
- Hệ thống nước uống cho bò: 6 bể chứa nước (2m3/bể).
- Bể lưu trữ phân và nước thải: 01 bể.
- Ao nước điều hòa: 2,0 ha.
- Đất giao thông nội bộ, phụ trợ: 1,0 ha
- Một trạm biến áp 150 KVA để phục vụ sản xuất, sinh hoạt, bảo vệ
trang trại.

- Sử dụng đường giao thông liên xã 2 km nối với đường tỷnh lộ 268,
quốc lộ 3.
* Hệ thống nhà ở dành cho công nhân, nhà kho chứa cám hỗn hợp và nhà
chứa cỏ ủ.
- Nhà ở dành công nhân (được cách xa khu chuồng trại): 01 nhà gồm
5 phòng.
- Nhà kho chứa cám hỗn hợp: 01 nhà.
- Bể ủ chua (cung cấp thức ăn cho bò vào mùa lạnh): 01 bể.
* Khu trồng cỏ
- Diện tích trồng cỏ: 10ha.


6
2.1.3 Đối tượng và các kết quả sản xuất của cơ sở
2.1.3.1 Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu tại cơ sở chủ yếu là trên con bò lai sind có nguồn
gốc từ các giống bò u nhiệt đới. Bò lai Sind có một số đặc điểm sinh học sau:
bò lai Sind có màu đỏ cánh gián, là kết quả lai tạo tự nhiên giữa một số giống
bò có u (Zebu) màu đỏ (như bò Red Sind, Sahiwal, Red Brahman) với bò
Vàng địa phương, tạo ra con lai có tỷ lệ máu lai không xác định. Những con
lai tạo ra từ bò đực Zebu màu trắng (Ongole, Brahman trắng) với bò vàng địa
phương, có màu xám trắng, người dân không gọi đó là bò lai Sind. Vì vậy khi
nói đến bò lai Sind ta hiểu đó là nhóm bò lai Zebu có màu cánh gián. Bò lai
Sind có nhiều máu Sind thì lớn con hơn, khả năng cho thịt nhiều hơn, sức cày
kéo khỏe hơn và khả năng cho sữa cũng cao hơn. Bò lai Sind có ngoại hình
không đồng nhất, có nhiều đặc điểm pha trộn của các giống bò có u. Mặt dài,
tai cúp, có thân cao, mình dài (giống Brahman). Trán dô, mặt ngắn, tai nhỏ,
chân thấp, mình tròn, âm hộ có nhiều nếp nhăn (giống Sind). Bầu vú phát
triển, mông nở (giống Sahiwal). Nhiều con có máu của hai hoặc cả ba giống
trên. Đặc điểm chung là lông màu vàng sẫm đến đỏ cánh gián, yếm, rốn phát

triển, u vai cao, nhất là con đực, chân cao hơn so với các giống chuyên thịt.
Bò đực lai Sind trưởng thành nặng 400 - 450 kg. Bò cái 250 - 300 kg, bê sơ
sinh nặng 18-20kg. Sản lượng sữa bình quân 800 - 1.000 lít/chu kỳ, cá biệt có
những con trong một chu kỳ vắt sữa cho đến trên 2.000 lít. Ngày cao nhất có
thể đạt 8-10 lít sữa. Tỷ lệ bơ (mỡ) sữa rất cao 5,1- 5,5%. Tỷ lệ đẻ khá, khoảng
cách lứa đẻ 13 tháng. Tỷ lệ thịt xẻ đạt gần 50%.
So với bò Vàng, bò lai Sind có khối lượng tăng 30 - 35%, sản lượng
sữa tăng gấp 2 lần. Đặc điểm quan trọng nhất là bò lai sind rất phù hợp với
khí hậu nước ta, thích nghi rộng rãi, do vậy đây là đối tượng rất lí tưởng cho
ngành chăn nuôi đại gia súc nước ta.


7
Trong những năm qua, chương trình quốc gia Sind hóa đàn bò trong cả
nước đã nâng tỷ lệ bò lai Sind lên trên 30% tổng đàn bò của cả nước.
2.1.3.2. Các kết quả sản xuất của cơ sở
Công tác giống: Việc triển khai dự án bò sinh sản trong chương trình
hợp tác giữa công ty Cổ phần Nam Việt với phòng nông nghiệp huyện Định
Hóa được UBND huyện Định Hóa, UBND các xã quan tâm chỉ đạo, thực
hiện, ban hành các văn bản, tuyên truyền, hướng dẫn người dân đăng ký tham
gia dự án, phối hợp với công ty Nam Việt cấp bò cho các hộ dân, cụ thể:
+ Năm 2015: cấp 47 con bò cho 13 hộ tại 02 xã Linh Thông, Phượng Tiến.
+ Năm 2016: cấp 83 con bò cho 16 hộ thuộc 8 xã trong địa bàn huyện
Định Hóa.
Qua 02 năm, đã cấp được 130 con bò cho 29 hộ dân.Tính đến nay tổng
số bò mà người dân đã nhận nuôi là 97 con. Còn 33 con bò gầy được chuyển
xuống trại Phổ Yên vỗ béo và xử lí sinh sản.
Về thức ăn: Để chuẩn bị tốt nguồn thức ăn cho bò trang trại đã đẩy
mạnh công tác trồng cỏ dựa trên ưu thế diện tích đất tự nhiên lớn. Hiện tại
trang trại đã trồng được khoảng 10 ha cỏ chủ yếu là cỏ voi, năng suất ước đạt

40 tấn /ha và mỗi năm cho thu hoạch 6 - 8 lứa. Ngoài cho bò ăn cỏ tươi trang
trại còn tiến hành ủ chua để dự trữ thức ăn cho vụ đông. Đây là nguồn thức ăn
lí tưởng để đảm bảo cho chăn nuôi đại gia súc quy mô lớn.
Về kỹ thuật chăm sóc, phòng trị bệnh và phối giống cho bò: Cán bộ kĩ
thuật của UBND huyện, thú y viên các xã đã quan tâm giúp đỡ, tư vấn, hướng
dẫn kỹ thuật chăm sóc bò cho các hộ dân, chỉ đạo người dân chủ động tích trữ
thức ăn, phòng chống dịch bệnh cho bò. Cơ bản người dân tham gia mô hình
có tinh thần trách nhiệm cao, chủ động thực hiện các quy định của địa phương
và công ty đề ra, chủ động chăm sóc nuôi dưỡng bò đảm bảo kỹ thuật. Trong
02 năm 2015 - 2016 đã có 16 con bò đẻ, 49 con bò đang chửa, 15 con đang


8
chờ khám, 19 con chưa có biểu hiện động dục đang xử lý chờ phối. Công ty
Nam Việt đã thu mua 04 con bê con theo giá trị hợp đồng thỏa thuận với
người dân.
Công tác phòng ngừa dịch bệnh do cán bộ kỹ thuật của công ty đảm
nhận được tiêm phòng bệnh truyền nhiễm, tẩy KST đường ruột, KST đường
máu, ngoại ký sinh trùng. Quy trình tiêm phòng được thực hiện nghiêm ngặt
theo đúng luật thú y. Vắc xin tụ huyết trùng và lở mồm long móng được tiêm
2 lần 1 năm vào thời điểm giao mùa (tháng 4 - 5 và tháng 9 - 10).
2.2. Cơ sở khoa học
2.2.1. Đặc điểm sinh lý tiêu hóa của bò thịt
Sự tiêu hóa trong xoang miệng sảy ra 2 quá trình: tiêu hoá cơ học và
tiêu hoá hóa học. Trong tiêu hoá cơ học là chính, tiêu hoá hoá học là phụ.
Tiêu hoá cơ học với các hoạt động lấy thức ăn nước uống, nhai và tẩm
thức ăn với nước bọt, nuốt thức ăn vào dạ dày. Trong đó các biến đổi cơ học
thức ăn chủ yếu do răng đảm nhiệm. Đối với loài nhai lại có hai lần nhai: lần
thứ nhất nhai sơ bộ rồi nuốt xuống dạ cỏ sau đó ợ lên nhai lại kỹ hơn, nên tốn
khá nhiều năng lượng, vì vậy việc cắt ngắn cỏ, loại bớt gốc, rễ cứng, kiềm hoá

rơm rạ,... là cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho gia súc nhai lại và tiết
kiệm được năng lượng.
Tiêu hoá hoá học ở miệng do enzyme trong nước bọt thực hiện, đây chỉ
là giai đoạn mở đầu của quá trình tiêu hoá hoá học. Đối với loài nhai lại lượng
nước bọt nhiều và độ kiềm khá cao (pH = 8,1) có tác dụng đảm bảo độ ẩm và
duy trì độ pH thích hợp trong dạ cỏ, tạo thuận lợi cho vi sinh vật dạ cỏ hoạt
động. Nước bọt chứa nhiều vitamin C cần cho sự phát triển vi sinh vật dạ cỏ.
Nước bọt chứa urê xuống dạ cỏ được vi sinh vật sử dụng và tạo thành protein
vi sinh vật.


9
Tiêu hoá ở dạ cỏ: Dạ cỏ đựơc coi như "một thùng men lớn". Tiêu hoá ở
dạ cỏ chiếm một vị trí rất quan trọng trong quá trình tiêu hoá ở gia súc nhai
lại: 50% vật chất khô của khẩu phần ăn được tiêu hóa ở dạ cỏ. Trong dạ cỏ
các chất hữu cơ của khẩu phần ăn được biến đổi mà không có sự tham gia của
các enzyme tiêu hoá. Cellulose và các chất khác của thức ăn được phân giải là
nhờ các enzyme của vi sinh vật sống cộng sinh trong dạ cỏ. Dạ cỏ có môi
trường gần như trung tính (pH = 6,7 - 7,4) tương đối ổn định nhờ tác dụng
trung hoà axit sinh ra do quá trình lên men của nước bọt. Các muối phot phat
và bicacbonat đều có tác dụng đệm.
Nhiệt độ trong dạ cỏ 38oC - 41oC, độ ẩm 80 - 90%. Dạ cỏ có môi
trường yếm khí, nồng độ O2 nhỏ hơn 1%. Sự nhu động của dạ cỏ yếu nên thức
ăn dừng lại lâu trong dạ cỏ. Với các điều kiện trên thì thì dạ cỏ là một môi
trường thuận lợi cho khu hệ vi sinh vật sinh sản phát triển. Sự tiêu hoá vi sinh
vật các chất dinh dưỡng trong dạ cỏ.
Tiêu hoá cellulose và hemicellulose. Cellulose và hemicellulose là
thành phần chủ yếu trong thức ăn của gia súc nhai lại. Hàm lượng của nó
trong thức ăn thực vật chiếm 40 - 50%. Trong dịch tiêu hóa không có enzyme
tiêu hoá cellulose, nhưng nó vẫn được phân giải dưới tác dụng của vi khuẩn

phân giải cellulose.
Vi khuẩn có thể phân giải được 80% cellulose ăn vào dạ cỏ.
Tiêu hoá bột đường: Tinh bột được vi khuẩn và protozoa phân giải.
Protozoa tiêu hoá tinh bột lấy từ thức ăn vào, vi khuẩn tác dụng lên bề mặt
tinh bột.
Tiêu hoá protein, nitơ phi protein và sự tổng hợp protein trong dạ cỏ:
Trong dạ cỏ loài nhai lại, dưới tác dụng của enzyme phân giải protein của vi
sinh vật, protein của thực vật sẽ được phân giải đến peptid, aminoacid, sau đó
đến amoniac. Sản phẩm tạo thành do phân giải protein sẽ được vi sinh vật sử


10
dụng để tổng hợp thành protein của bản thân chúng. Vi sinh vật dạ cỏ không
những có khả năng sử dụng protein mà còn có thể sử dụng cả nitơ phi protein
của thức ăn, phổ biến nhất là urê. Trong dạ cỏ urê được phân giải do enzyme
ureaza của vi sinh vật tiết ra để tạo ra amoniac và khí CO2. Từ ammoniac và
sản phẩm phân giải glucid, vi sinh vật sẽ tổng hợp nên protein bản thân
chúng. Protein này vào dạ múi khế và ruột sẽ được cơ thể loài nhai lại tiêu
hoá, hấp thu và sử dụng.
Tổng hợp vitamin: Trong quá trình hoạt động sống, vi sinh vật dạ cỏ
còn tổng hợp được vitamin. Trong dạ cỏ có sự hình thành vitamin nhóm B:
riboflavin, thiamin, acid folic, acid nicotinic, biotin, piridoxin và vitamin B12.
Vi sinh vật dạ cỏ còn tổng hợp được cả vitamin K. Cho nên đối với động vật
nhai lại trưởng thành, nhu cầu các vitamin trong khẩu phần ăn không đáng kể.
Nhưng trong thời kỳ bú sữa vì dạ cỏ chưa hoạt động nên bê, nghé rất cần các
vitamin này.
Sự hình thành thể khí trong dạ cỏ và sự ợ hơi: Trong quá trình hoạt
động sống, vi sinh vật dạ cỏ còn tạo thành các thể khí với số lượng lớn, ở bò:
1.000 lít/24h. Số lượng và thành phần các thể khí phụ thuộc vào loại thức ăn
và mức độ của quá trình lên men trong dạ cỏ. Sự tạo thành các thể khí mạnh

nhất khi cho ăn thức ăn tươi, nhất là sản phẩm cây họ đậu. Thành phần các
chất khí trong dạ cỏ gồm có: Khí cacbonic 50 - 60%, metan 40 - 50%, nitơ,
hydro, sunfuahydro và oxy.
Các thể khí trong dạ cỏ được thải ra ngoài nhờ phản xạ ợ hơi. Phản xạ
này do các kích thích của áp lực chất khí vào tiền đình dạ cỏ làm cho dạ cỏ co
bóp đẩy hơi ra ngoài. Nếu phản xạ ợ hơi bị trở ngại thì sinh ra chứng chướng
bụng đầy hơi.
Dạ tổ ong là một túi trung gian vận chuyển thức ăn. Giữa tiền đình dạ
cỏ và dạ tổ ong có một cái gờ. Khi co bóp gờ này sẽ che lấp một phần giữa dạ
tổ ong và dạ cỏ nên chỉ có thức ăn loãng và nghiền nhỏ mới có thể qua đó vào


11
dạ tổ ong. Khi dạ tổ ong co bóp thức ăn trong đó sẽ được pha trộn, một phần
trở vào dạ cỏ, một phần vào dạ lá sách. Ngoài ra, các dị vật có thể bị giữ lại ở
dạ tổ ong, đó là chức năng kiểm tra dị vật.
Tiêu hoá ở dạ lá sách:
Dạ lá sách là một túi "ép lọc". Khi nó co bóp thì phần thức ăn loãng sẽ
vào dạ múi khế, còn phần thức ăn thô sẽ được giữ lại giữa các lá để tiến hành
quá trình tiêu hoá cơ học. Trong dạ lá sách, nước và các acid béo bay hơi cấp
thấp được hấp thu mạnh.
Tiêu hoá trong dạ múi khế:
Dung tích dạ múi khế của bò từ 8 - 20 lít, là phần dạ dày chính có
tuyến tiết dịch vị và dịch nhầy. Dạ múi khế chỉ có thân vị và hạ vị, gồm từ
12 đến 16 gờ nổi lên như múi khế, có tác dụng tăng diện tích tiếp xúc của
enzyme tiêu hoá với thức ăn. Quá trình tiêu hoá trong dạ múi khế giống như
dạ dày đơn.
Dịch vị tiết liên tục vì thức ăn từ dạ dày trước thường xuyên vào dạ múi
khế. Động tác ăn cũng ảnh hưởng đến sự tiết dịch của dạ múi khế. Một lần
cho ăn dịch múi khế tăng tiết lên do có các phản xạ tác dụng lên tuyến múi

khế. Trong dịch múi khế có enzyme pepsin, chymosin và lipaza. Lượng HCl
thay đổi theo tuổi trong khoảng 0,12 - 0,46%. Dịch múi khế ở bò có pH =
2,17 - 3,14, ở bê: 2,5 - 3,4.
Sự điều hoà hoạt động tiết dịch vị ở dạ múi khế cơ bản cũng do 2 cơ
chế thần kinh và thể dịch như đối với dạ dày đơn. Sự tiết dịch bao gồm 2
pha: phản xạ và thần kinh thể dịch. Ngoài ra sự điều tiết còn do lượng acid
béo bay hơi từ dạ dày trước đi vào, quan trọng nhất là acid propionic có tác
dụng kích thích tiết dịch vị mạnh. Acid butyric với hàm lượng cao gây ức
chế tiết dịch vị.


12
Tiêu hoá ở ruột non:
Tác dụng của dịch tuỵ
- Nhóm enzyme phân giải protein:
+ Tripsin: enzyme chính của dịch tuỵ, được tiết ra dưới dạng
tripsinogen không hoạt động rồi được enterokinase của tá tràng hoạt hoá trở
thành dạng tripsin hoạt động. Sau đó nó lại tự hoạt hoá tripsinogen.
Tripsin có hoạt lực cao nhất ở pH = 8, tác dụng như pepsin nhưng hoạt lực
mạnh và triệt để hơn.
+ Chimotripsin cũng được tiết ra dưới dạng không hoạt động là
chimotripsinogen sau khi được tripsin hoạt hoá sẽ chuyển thành dạng
chimotripsin hoạt động pH tối ưu = 8 tác dụng tương tự như tripsin.
+ Elastase: phân giải elastin (gân, bạc nhạc) thành peptid và amino acid.
+ Carboxipolipeptidase tác dụng phân giải peptid ở đầu co nhóm COOtự do và tách amino acid khỏi phân tử peptid.
+ Dipeptidase phân giải dipeptid thành 2 amino acid.
+ Protaminase phân giải protamin thành peptid và amino acid.
+ Nuclease phân giải acid nucleic thành monocleotid.
* Nhóm men phân huỷ glucid
+ Amylase dịch tuỵ hoạt động tối ưu trong pH = 7.1. Nó cắt liên kết 1 4 β glucosid của cả tinh bột sống và chín cho ra maltose.

+ Maltase phân giải đường Maltose thành Glucose.
* Nhóm enzyme phân giải lipid gồm: Lipaza, Photpho lipaza,
Cholesterolesterase... Với ba enzyme của nhóm phân giải lipid, mọi loại lipid
của thức ăn đều được tiêu hoá hết.
* Tác dụng của dịch mật
- Nhũ hoá mỡ: mật có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt của dung
dịch, nó phân cắt mỡ thành các hạt nhũ tương nhỏ, tạo điều kiện cho enzyme
lipase tác động dễ dàng và có hiệu quả giúp cho sự hấp thu ẩm bào.


13
- Acid mật hoạt hoá làm tăng hoạt tính của amylase, lipase, protease.
- Acid mật tạo phức với acid béo trong mỡ, chuyển acid béo từ dạng
không tan thành dạng tan trong nước, vì thế acid được hấp thu dễ dàng vào máu.
- Muối mật trung hoà HCl của dịch vị dạ dày, ức chế hoạt tính men
pepsin, không cho nó phân giải trypsin của dịch vị.
- Dịch mật giúp sự hấp thu các loại vitamin hoà tan trong mỡ.
- Làm tăng nhu động ruột.
* Dịch ruột non
Tác dụng của dịch ruột
- Nhóm enzyme phân giải protein
+ Erepsin: thuỷ phân albumose và peptone thành aminoacid, Erepsin
không có tác dụng lên phân tử protein nguyên vẹn, trừ protein sữa.
+ Iminopeptidase: cắt các aminoacid khỏi chuỗi peptid.
+ Aminopeptidase: cắt các mạch peptid về phía đầu có nhóm amin tự
để tạo thành peptid và amino acid.
+ Dipeptidase và tripeptidase có tác dụng phân giải dipeptid và
tripeptid thành amino acid.
+ Nhóm enzyme phân giải acid nucleic
- Nhóm enzyme phân giải glucid: nhóm này gồm amylasem, maltase,

saccharase và lactase có tác dụng phân giải như các men trong dịch tuỵ.
- Nhóm enzyme phân giải lipid: giống như dịch tuỵ gồm có:
lipaza, photpho lipaza, cholesterolesterase.
Tiêu hoá ở ruột già: Quá trình tiêu hoá trong ruột già một phần do tác
dụng của enzyme ở ruột non xuống, còn chủ yếu nhờ tác dụng củ hệ vi sinh
vật, về cơ chế tiêu hoá vi sinh vật giống như trong dạ cỏ.
Tiêu hoá cellulose: được tiêu hoá 30%
Tiêu hoá protein: được tiêu hoá 31%


14
Sản phẩm tạo ra là các acid béo bay hơi và các aminoacid sẽ được hấp
thu ở đây.
Một số vi khuẩn lại sử dụng một số chất trong ruột già để tổng hợp nên
vitamin K, B12, phức hợp vitamin B.
Trong ruột già còn có quá trình tái hấp thu và tạo khuân phân.
Kết luận: Gia súc nhai lại với dạ dày 4 túi có những đặc điểm sinh lý và
giải phẫu riêng. Quá trình tiêu hoá của chúng là một quá trình phức tạp với sự
tham gia của nhiều loại hình tiêu hoá: tiêu hoá cơ học, tiêu hoá hoá học và
tiêu hoá vi sinh vật.
Quá trình tiêu hoá trong dạ cỏ, ngoài tác dụng cơ giới còn có quá trình
phân huỷ vi sinh vật và các chất lên men vì vậy động vật nhai lại có khả năng
tiêu hoá tốt chất xơ. Sự phân giải protein trong dạ cỏ không đáng kể.
Do đặc điểm sinh lý và giải phẫu riêng như vậy nên gia súc nhai lại thường
mắc các bệnh ở dạ dày mà các gia súc khác không có.
2.2.2. Đặc điểm sinh lý sinh sản của bò thịt
* Đặc điểm sinh lý của bò cái
- Cơ quan sinh dục của bò cái gồm: âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, tử
cung, ống dẫn trứng, buồng trứng.
+ Âm hộ: là phần ngoài cùng, là cửa vào âm đạo. Tiếp theo âm hộ là

âm vật (nối âm hộ với âm đạo).
+ Âm đạo: là nơi chứa dương vật của con đực khi tiến hành giao phối
tự nhiên, là đường đi của dẫn tinh quản khi truyền tinh nhân tạo, cũng là nơi
thai ra khi đẻ và thoát nước tiểu.
Âm đạo dài khoảng 25 - 30cm, thành mỏng và đàn hồi.
Khi động dục, âm đạo được bôi trơn bằng những chất tiết từ đường
sinh dục.
+ Cổ tử cung: là một tổ chức cơ cứng, khi sờ nắn có cảm giác giống
sụn. Cổ tử cung dài khoảng 5 - 7cm chia làm 3 - 4 nấc, là cửa ngăn cách âm


15
đạo và tử cung. Cổ tử cung luôn đóng, chỉ mở nhỏ khi bò lên giống và mở
lớn khi bò sinh bê.
+ Tử cung: là nơi tiếp giáp giữa cổ tử cung với hai sừng tử cung.
Thân tử cung mềm nhũn, dài khoảng 1,5 - 4cm, khi sờ khám qua trực
tràng ta có cảm giác như nó dài chừng 10 - 15cm nhưng thực ra bên trong đã
được phân thành hai vách của sừng tử cung.
Có hai sừng hình trụ, nhỏ dần và nối vào ống dẫn trứng. Sừng tử
cung là nơi chứa thai. Giữa hai sừng tử cung có rãnh giữa tử cung, người
ta có thể căn cứ vào rãnh giữa tử cung để chẩn đoán gia súc có thai và
bệnh lý ở tử cung.
+ Ống dẫn trứng: Gồm hai ống nhỏ, ngoằn ngoèo, một đầu được nối
với sừng tử cung còn đầu kia có dạng như cái phễu (loa kèn) bao quanh
buồng trứng để hứng lấy trứng khi trứng rụng. Ống dẫn trứng là nơi diễn ra
quá trình thụ tinh.
+ Buồng trứng: Có hai buồng trứng hình trái xoan, khối lượng mỗi
buồng khoảng 14 - 19g.
- Buồng trứng sản sinh ra tế bào trứng và hai hormone (kích thích
tố) sinh dục estrogen và progesterone.

- Các hormone này được sản sinh dưới ảnh hưởng của những
hormone khác tiết ra từ tuyến yên, chúng tham gia điều tiết hoạt động sinh
dục của con cái.
+ Tế bào trứng: Tế bào trứng được tạo ra ở buồng trứng.
- Trứng trưởng thành nằm trong nang trứng.
- Màng nang trứng tiết vào trong xoang một lượng dịch nhầy đẩy tế
bào trứng về một bên.
- Khi nang trứng phát triển đầy đủ, nổi cộm lên bề mặt buồng trứng
gọi là trứng chín, quá trình trứng chín và rụng được điều tiết bởi hormone
trong cơ thể.


16
+ Có thể phối giống lần đầu lúc 18 - 24 tháng tuổi.
+ Khoảng cách lứa đẻ khoảng 15 tháng.
+ Có thể làm nền để lai với bò sữa tạo ra các con lai cho sữa tốt, có sức
chịu đựng kham khổ tốt, khả năng chống bệnh tật cao, thích nghi tốt với khí hậu
nóng ẩm.
Trong quá trình động dục ở bò cái, FSH tác động lên buồng trứng kích
thích noãn bào phát dục. Màng trong noãn bao tiết ra hoocmon oestrogen gây
hiện tượng hưng phấn động dục. Oestrogen còn tác động vào bộ phận sinh
dục thứ cấp làm vú nở to, âm hộ sung huyết, tử cung dày lên, cong cứng, các
tuyến tử cung tăng cường phân tiết niêm dịch…LH tác động vào buồng trứng
đã chín, trứng rụng hình thành thể vàng. Dưới tác dụng của hoocmon Luteino
trofic (LTH), thể vàng tiếp tục phân tiết progesterone, ức chế tuyến yên phân
tiết FSH và LH làm gia súc ngừng động dục.
Nếu bò có chửa, thể vàng tồn tại suốt thời gian mang thai là nhân tố bảo
vệ an toàn cho thai phát triển, progesteron tác động làm tăng sinh và giảm co
bóp của tử cung, hạn chế sự mẫn cảm của tử cung với oestrogen và oxytoxin
để ngăn ngừa hiện tượng sẩy thai… Nếu bò không có chửa, thể vàng tồn tại

đến ngày thứ 15-18 của chu kỳ sau đó teo dần làm giảm hàm lượng progesteron.
Tuyến yên được giải phóng, hoocmon FSH và LH lại được phân tiết làm noãn
bao phát triển, con cái động dục trở lại, chu kỳ động dục mới lại bắt đầu.
Các biểu hiện động dục và thời gian phối tinh thích hợp:
Thời gian bò động dục thường dao động từ 18 - 48h trung bình là 30
giờ. Giai đoạn đầu - giai đoạn trước chịu đực kéo dài 6 - 10 giờ. Giai đoạn
chịu đực 10 - 17h và sau chịu đực 10 - 14h.
Khi động dục, bò có dáng vẻ băn khoăn, ngơ ngác hay đái vặt, ăn ít
hoặc bỏ ăn, kêu rống hoặc không kêu, đi lang thang. Hay nhảy lên lưng con
khác, nhưng không cho con khác nhảy. Đến giai đoạn chịu đực “mê ì” mới


17
đứng yên cho con khác nhảy. Thường có nhiều bê đực choai theo sau. Bộ máy
sinh dục biến đổi, âm hộ, tử cung tăng sinh, sung huyết. Niêm dịch phân tiết
tăng dần. Trạng thái niêm dịch thay đổi từ trong suốt ở giai đoạn đầu và hơi
đục ở giai đoạn chịu đực, rồi mủn như bã đậu ở giai đoạn sau chịu đực. Trứng
thường rụng vào giai đoạn sau chịu đực 10 -14h. Thời gian phối giống cho bò
đạt hiệu quả cao nhất là phối vào đầu và cuối giai đoạn chịu đực, nghĩa là
phối vào giờ thứ 12 đến giờ thứ 24 tính từ khi bò động dục.
Để phát hiện bò động dục kịp thời, cần quan sát nhiều lần trong ngày
sáng, trưa, chiều tối. Tỷ lệ bò động dục thường diễn biến như sau: từ 6 - 12h
có 22% bò động dục, từ 12 - 18h có 10%, từ 18 - 24h có 25%, từ 0 - 6h sáng
có 43% (công ty ABS Mỹ, 1991).
Về hiện tượng rụng trứng của bò, những năm gần đây một số tài liệu có
nói đến đợt “sóng nang” trong một chu kỳ động dục. Sóng nang là sự phát
triển đồng loạt của một số bào noãn trong cùng một chu kỳ động dục của bò,
thường có 3 đợt “sóng nang”. Đợt 1 diễn ra sau khi trứng rụng vào ngày thứ
3. Đợt 2 vào ngày thứ 11. Đợt 3 vào ngày thứ 18. Mỗi đợt “sóng nang” có 15
nang phát triển từ 5 - 7mm.

Trong đó có 1 - 2 nang phát triển mạnh hơn, có kích thước 12 - 15mm
gọi là nang trôi hay nang khống chế. Sự phát triển của “sóng nang” có tính
chất tự điều khiển và cạnh tranh giữa các nang. Khi thể vàng không còn tồn
tại thì các nang trội mới tiếp tục phát triển đến chín, hiện tượng trứng rụng
mới xảy ra.
2.2.3. Một số bệnh thường gặp trên bò
* Hội chứng tiêu chảy ở bê ghé
+ Nguyên nhân
Tiêu chảy là biểu hiện lâm sàng của quá trình bệnh lý ở đường tiêu hóa.
Tùy theo đặc điểm, tính chất, diễn biến; tùy theo độ tuổi trâu bò; tùy theo yếu


18
tố được coi là nguyên nhân chính mà hội chứng tiêu chảy ở trâu, bò được gọi
bằng các tên khác nhau.
Ví dụ: bệnh bê nghé ỉa phân trắng, bệnh ỉa chảy ở bê nghé sau cai sữa,
chứng khó tiêu, chứng rối loạn tiêu hóa…
Hội chứng tiêu chảy thường gặp ở gia súc, đặc biệt là gia súc non, gây
thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi. Sự tổn thất ở bê nghé sơ sinh chiếm tỷ lệ
rất cao, mà chủ yếu là do bệnh tiêu chảy (Lê Minh Chí, 1995 [5]).
Nguyên nhân gây tiêu chảy rất phức tạp. Trong quá trình nghiên cứu
hội chứng tiêu chảy, rất nhiều tác giả đã tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh. Tuy
nhiên, tiêu chảy là một hiện tượng bệnh lý, có liên quan tới rất nhiều các yếu
tố, có yếu tố là nguyên nhân nguyên phát, có yếu tố là nguyên nhân thứ phát.
Tiêu chảy là một hội chứng thường xuất hiện ở trâu bò mọi lứa tuổi
nhưng tập trung nhiều nhất ở giai đoạn còn non. Hội chứng này không những
làm giảm tăng trọng, giảm tỷ lệ nuôi sống, dễ dàng làm kế phát các bệnh khác
và làm giảm hiệu quả kinh tế của người chăn nuôi. Vì vậy, phân biệt thật rạch
ròi nguyên nhân gây tiêu chảy không đơn giản. Ngày nay, người ta thống nhất
rằng, phân loại chỉ có nghĩa tương đối, chỉ nêu lên yếu tố nào là chính, xuất

hiện đầu tiên, yếu tố nào là phụ hoặc xuất hiện sau, từ đó đề ra phác đồ
phòng, trị bệnh có hiệu quả mà thôi. Nhìn chung, hội chứng tiêu chảy ở gia
súc xảy ra do các nguyên nhân chủ yếu sau:
+ Môi trường ngoại cảnh thay đổi
Cơ thể trâu bò luôn chịu những biến đổi bất thường về nhiệt độ, ẩm độ
và luôn phải tự điều chỉnh đối với sự thay đổi của điều kiện ngoại cảnh, dẫn
tới sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút, khả năng mắc bệnh cao. Nước ta nằm
trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu được phân chia thành bốn mùa
rõ rệt. Thời tiết khí hậu trong mỗi mùa lại có sự khác nhau rõ rệt về nhiệt độ


×