Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Bài giảng địa lí tự nhiên việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.53 MB, 143 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI

BÀI GIẢNG
(Lưu hành nội bộ)

ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VIỆT NAM
(Dành cho Sinh viên ngành Địa lý học, hệ chính quy)

Giảng viên: NGUYỄN HỮU DUY VIỄN

Năm 2017


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................................5
PHẦN A. PHẦN KHÁI QUÁT ......................................................................................6
CHƯƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LÃNH THỔ VIỆT NAM ............................6
1.1. VỊ TRÍ, GIỚI HẠN LÃNH THỔ. Ý NGHĨA CỦA VỊ TRÍ ĐỊA LÝ ĐỐI VỚI
SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TỰ NHIÊN VIỆT NAM ...............................6
1.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................................6
1.1.2. Giới hạn lãnh thổ ............................................................................................6
1.1.3. Ý nghĩa của vị trí địa lý ..................................................................................8
1.2. CÁC ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TỰ NHIÊN VIỆT NAM.................................9
1.2.1. Tự nhiên Việt Nam mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa .............................9
1.2.2. Tính bán đảo của tự nhiên Việt Nam ............................................................11
1.2.3. Tự nhiên Việt Nam có cảnh quan đồi núi chiếm ưu thế ...............................11
1.2.4. Tự nhiên Việt Nam mang tính chất phân hóa đa dạng, phức tạp .................13
CHƯƠNG 2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA LÃNH THỔ TỰ NHIÊN VIỆT NAM 16
2.1. GIAI ĐOẠN TIỀN CAMBRI .............................................................................17
2.2. GIAI ĐOẠN CỔ KIẾN TẠO .............................................................................17


2.3. GIAI ĐOẠN TÂN KIẾN TẠO ...........................................................................18
2.4. MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM ............20
2.4.1. Các mỏ nội sinh ............................................................................................20
2.4.2. Các mỏ ngoại sinh ........................................................................................20
CHƯƠNG 3. ĐỊA HÌNH VIỆT NAM ..........................................................................22
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỊA HÌNH VIỆT NAM .........................................22
3.1.1. Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất trong cấu trúc địa hình..........................22
3.1.2. Hệ núi Việt Nam già, được tân kiến tạo nâng lên làm trẻ lại. ......................22
3.1.3. Địa hình Việt Nam tạo nên nhiều bậc, nhiều bề mặt có độ cao khác nhau ..23
3.1.4. Địa hình Việt Nam thể hiện tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. .......................23
3.2. CÁC KIỂU ĐỊA HÌNH .......................................................................................24
3.2.1. Địa hình đồi núi ............................................................................................24
3.2.2. Địa hình cao nguyên .....................................................................................24
3.2.3. Địa hình đồi ..................................................................................................25
3.2.4. Địa hình đồng bằng .......................................................................................25
3.2.5. Địa hình đặc biệt ...........................................................................................25
3.3. CÁC KHU VỰC ĐỊA HÌNH ..............................................................................25
3.3.1. Địa hình đồi núi ............................................................................................25
3.3.2. Địa hình đồng bằng .......................................................................................26
3.3.3. Địa hình bờ biển và thềm lục địa ..................................................................27
CHƯƠNG 4. KHÍ HẬU VIỆT NAM............................................................................30
4.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHÍ HẬU VIỆT NAM .........................30
4.1.1. Vị trí địa lý ....................................................................................................30
4.1.2. Địa hình.........................................................................................................30
4.1.3. Hoàn lưu của khí hậu ....................................................................................30
4.1.4. Sự kết hợp của chế độ gió mùa và địa hình địa phương ...............................30
4.2. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA KHÍ HẬU VIỆT NAM ..........................................30
4.2.1. Mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa ...........................................................30
4.2.2. Phân hóa đa dạng, phức tạp ..........................................................................31
4.2.3. Khí hậu diễn biến thất thường ......................................................................32

4.3. CÁC YẾU TỐ KHÍ HẬU ...................................................................................33
1


4.3.1. Chế độ nhiệt ..................................................................................................33
4.3.2. Chế độ gió .....................................................................................................34
4.3.3. Chế độ mưa ...................................................................................................35
4.3.4. Bão ................................................................................................................35
4.4. SỰ PHÂN HÓA KHÍ HẬU ................................................................................35
4.4.1. Mục đích phân vùng khí hậu ........................................................................35
4.4.2. Các cấp phân vùng khí hậu ...........................................................................36
4.4.3. Sơ đồ phân vùng khí hậu ..............................................................................36
CHƯƠNG 5. THỦY VĂN VIỆT NAM........................................................................38
5.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA SÔNG NGÒI VIỆT NAM .....................................38
5.1.1. Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nguồn nước phong phú, nhiều phù sa. .........38
5.1.2. Thủy chế sông ngòi theo mùa và biến động bất thường ...............................38
5.1.3. Đặc điểm hình thái sông ngòi phản ánh cấu trúc địa hình và tính chất nham
thạch ........................................................................................................................39
5.1.4. Chế độ nước sông ngòi có những biến động bất thường ..............................39
5.2. CÁC HỆ THỐNG SÔNG LỚN ..........................................................................40
5.2.1. Hệ thống sông ở miền Bắc ............................................................................40
5.2.2. Hệ thống sông ở miền Trung ........................................................................41
5.2.3. Hệ thống sông ở miền Nam ..........................................................................42
5.3. ĐẶC ĐIỂM HỒ VÀ NƯỚC NGẦM ..................................................................42
5.3.1. Diện tích, giới hạn ........................................................................................42
5.3.2. Đặc điểm khí hậu và hải vân.........................................................................43
CHƯƠNG 6. THỔ NHƯỠNG VIỆT NAM..................................................................45
6.1. CÁC YẾU TỐ HÌNH THÀNH THỔ NHƯỠNG VIỆT NAM...........................45
6.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA THỔ NHƯỠNG VIỆT NAM ...............................................45
6.2.1. Phân hóa đa dạng, phức tạp ..........................................................................45

6.2.2. Thổ nhưỡng của vùng nhiệt đới ẩm, gió mùa ...............................................47
6.2.3. Dễ bị thoái hóa ..............................................................................................48
6.3. CÁC LOẠI ĐẤT CHÍNH Ở VIỆT NAM ...........................................................49
6.3.1. Đất cát biển ...................................................................................................49
6.3.2. Đất mặn .........................................................................................................49
6.3.3. Đất chua, phèn ..............................................................................................50
6.3.4. Đất glây .........................................................................................................50
6.3.5. Đất than bùn ..................................................................................................50
6.3.6. Đất phù sa .....................................................................................................50
6.3.7. Đất xám .........................................................................................................51
6.3.8. Đất đỏ ............................................................................................................51
6.3.9. Các loại đất khác ...........................................................................................51
CHƯƠNG 7. SINH VẬT VIỆT NAM ..........................................................................53
7.1. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH VẬT VIỆT NAM ..........................53
7.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA SINH VẬT VIỆT NAM........................................................53
7.2.1. Sinh vật VN tiêu biểu cho sinh vật nhiệt đới ẩm, gió mùa ...........................53
7.2.2. Sinh vật VN đa dạng, phong phú ..................................................................53
7.2.3. Rừng nguyên sinh và động vật hoang dã bị giảm sút nghiêm trọng ............54
7.3. CÁC ĐỊA HỆ SINH THÁI CHÍNH Ở VIỆT NAM ...........................................55
7.3.1. Hệ sinh thái rừng rậm nội chí tuyến gió mùa ẩm thường xanh (nhiệt và ẩm
cao)..........................................................................................................................55

2


7.3.2. Hệ sinh thái rừng rậm nội chí tuyến gió mùa hơi ẩm, nửa rụng lá hay rụng
lá..............................................................................................................................55
7.3.3. Hệ sinh thái rừng thưa nội chí tuyến gió mùa hơi khô rụng lá hay lá kim. ..55
7.3.4. Hệ sinh thái xavan nội chí tuyến gió mùa khô. ............................................55
7.3.5. Hệ sinh thái rừng rậm á chí tuyến gió mùa ẩm thường xanh núi thấp. ........55

7.3.6. Hệ sinh thái rừng thưa á chí tuy ến gió mùa hơi ẩm lá kim núi thấp. ..........56
7.3.7. Hệ sinh thái rừng rậm á chí tuyến gió mùa ẩm hỗn giao núi trung bình. .....56
7.3.8. Hệ sinh thái rừng ôn đới gió mùa cây lùn đỉnh núi cao. ...............................56
7.3.9. Hệ sinh thái rừng ngập mặn nội chí tuyến gió mùa ......................................56
7.3.10. Hệ sinh thái rừng tràm nội chí tuyến gió mùa. ...........................................56
7.3.11. Hệ sinh thái cồn cát ven biển nội chí tuyến gió mùa. .................................56
7.3.12. Hệ sinh thái nông nghiệp nội chí tuyến gió mùa. .......................................56
PHẦN B. PHẦN KHU VỰC ........................................................................................70
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN VÙNG ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VIỆT NAM
.......................................................................................................................................70
1.1. CÁC QUY LUẬT PHÂN HOÁ CỦA TỰ NHIÊN VIỆT NAM........................70
1.1.1. Quy luật phân hoá địa đới .............................................................................70
1.1.2. Quy luật phân hoá phi địa đới .......................................................................73
1.1.3. Mối quan hệ của các quy luật biểu hiện ở Việt Nam....................................79
1.2. NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN VÙNG ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN
VIỆT NAM ................................................................................................................80
1.2.1. Các nguyên tắc phân vùng ............................................................................80
1.2.2. Các phương pháp phân vùng địa lí tự nhiên .................................................81
1.3. HỆ THỐNG CÁC ĐƠN VỊ PHÂN VỊ CỦA TỰ NHIÊN VIỆT NAM .............83
1.3.1. Khái niệm......................................................................................................83
1.3.2. Khái quát những hệ thống phân vị đã được sử dụng để phân vùng địa lí tự
nhiên Việt Nam .......................................................................................................83
1.3.3. Những chỉ tiêu cơ bản để chẩn đoán các cấp phân vị ...................................87
CHƯƠNG 2. MIỀN BẮC VÀ ĐÔNG BẮC BẮC BỘ .................................................91
2.1. CÁC ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MIỀN ............................................................91
2.2. ĐẶC ĐIỂM CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN CỦA MIỀN ............................91
2.2.1. Địa chất .........................................................................................................91
2.2.2. Địa hình.........................................................................................................91
2.2.3. Khí hậu ..........................................................................................................92
2.2.4. Thủy văn .......................................................................................................92

2.2.5. Lớp phủ thổ nhưỡng – Sinh vật ....................................................................92
2.3. SỰ PHÂN HÓA TRONG MIỀN ........................................................................93
2.3.1. Khu Việt Bắc ................................................................................................93
2.3.2. Khu Đông Bắc ..............................................................................................95
2.3.3. Khu đồng bằng Bắc Bộ .................................................................................97
CHƯƠNG 3. MIỀN TÂY BẮC VÀ BẮC TRUNG BỘ .............................................100
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MIỀN ...................................................................100
3.1.1. Có hoạt động địa máng mạnh nhất Việt Nam, nâng mạnh trong Tân kiến tạo
..............................................................................................................................100
3.1.2. Địa hình có cấu trúc hướng tây bắc - đông nam và tính chất cổ trẻ lại ......100
3.1.3. Ảnh hưởng của gió mùa cực đới tới miền đã giảm sút và biến tính mạnh .100
3.1.4. Có sự hội tụ của nhiều luồng di cư sinh vật, đặc biệt là luồng Himalaya Vân Quý ................................................................................................................100
3


3.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN CỦA MIỀN.................101
3.2.1. Địa chất .......................................................................................................101
3.2.2. Địa hình.......................................................................................................101
3.2.3. Khí hậu ........................................................................................................102
3.2.4. Thủy văn .....................................................................................................102
3.2.5. Thổ nhưỡng, sinh vật ..................................................................................103
3.3. SỰ PHÂN HÓA TRONG MIỀN ......................................................................103
3.3.1 Khu Tây Bắc ................................................................................................103
3.3.2. Khu Bắc Trường Sơn ..................................................................................107
3.3.3. Khu đồng bằng Bình – Trị – Thiên và Thanh – Nghệ – Tĩnh ....................109
CHƯƠNG 4. MIỀN NAM TRUNG BỘ VÀ NAM BỘ .............................................113
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MIỀN ...................................................................113
4.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN CỦA MIỀN.................113
4.2.1. Đặc điểm địa chất .......................................................................................113
4.2.2. Đặc điểm địa hình .......................................................................................115

4.2.3. Đặc điểm khí hậu ........................................................................................116
4.2.4. Đặc điểm thuỷ văn ......................................................................................118
4.2.5. Thổ nhưỡng .................................................................................................119
4.2.6. Các hệ sinh thái ...........................................................................................120
4.2. SỰ PHÂN HÓA TRONG MIỀN ......................................................................123
4.2.1. Khu Nam Trường Sơn ................................................................................124
4.2.2. Khu đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ ....................................................131
4.2.3. Khu Đông Nam Bộ .....................................................................................133
4.2.4. Khu Tây Nam Bộ hay đồng bằng sông Cửu Long .....................................136
BẢO VỆ TỰ NHIÊN .................................................... Error! Bookmark not defined.
CÂU HỎI ÔN TẬP .....................................................................................................141
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................142

4


LỜI NÓI ĐẦU
Bài giảng Địa lý tự nhiên Việt Nam được soạn cho sinh viên ngành Địa lý học.
Nội dung bài giảng gồm 2 phần: phần khái quát và phần khu vực.
Trong quá trình biên soạn bài giảng, tác giả đã sử dụng nhiều tài liệu tham
khảo và công trình nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học, các cơ quan
về những kết quả nghiên cứu mà tác giả đã sử dụng và đưa vào bài giảng.
Bài giảng Địa lý tự nhiên Việt Nam chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót và
những hạn chế. Rất mong nhận được sựu đóng ý để bài giảng hoàn thiện hơn.
GIẢNG VIÊN

5


PHẦN A. PHẦN KHÁI QUÁT

CHƯƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LÃNH THỔ VIỆT NAM
1.1. VỊ TRÍ, GIỚI HẠN LÃNH THỔ. Ý NGHĨA CỦA VỊ TRÍ ĐỊA LÝ ĐỐI VỚI SỰ
HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TỰ NHIÊN VIỆT NAM
1.1.1. Vị trí địa lý
Nước Việt Nam nằm ở rìa phía Đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm
của khu vực Đông Nam Á. Ở trên đất liền, VN giáp với Trung Quốc ở phía Bắc, phía
Tây giáp với Lào và Campuchia, phía Đông và phía Nam giáp với biển Đông. Trên
biển, nước ta giáp với Trung Quốc, Philippin, Brunây, Malaixia, Campuchia, Thái
Lan, Singapo. Như vậy, Việt Nam vừa gắn với lục địa Châu Á rộng lớn vừa có một bộ
phận trên biển Đông thông ra Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Việt Nam nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng từ
Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây, nối liền châu Á với châu Đại Dương, Thái Bình
Dương và Ấn Độ Dương. Có thể nói, giao thông hàng hải trên biển Đông rất sôi động.
Đây là vùng biển nhộn nhịp thứ hai của thế giới (sau Địa Trung Hải). Hơn 1/3 lượng
hàng hóa vận chuyển trên biển đi qua biển Đông, gấp 3 kênh đào Suez và gấp 5 lần
kênh Panama. Trung bình cứ 3km có một tàu hàng, được xem là tuyến hàng hải huyết
mạch mang tính chiến lược của nhiều nước trên thế giới và khu vực.
So với nhiều nước trên thế giới và ngay cả các nước trong khu vực châu Á – Thái
Bình Dương, Việt Nam có vị trí địa lý khá thuận lợi trong việc mở rộng mối giao lưu về
kinh tế và văn hóa với các nước lân cận cũng như các nước khác trên thế giới.
Hệ tọa độ địa lý phần trên đất liền nước ta được xác định như sau:
- Điểm cực Bắc ở vĩ độ 23o23’B tại xã Lũng Cú, nằm trên cao nguyên Đồng Văn,
huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
- Điểm cực Nam ở vĩ độ 8o34’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
- Điểm cực Tây ở kinh độ 102o09’Đ nằm trên đỉnh núi Khoan La San (cột mốc số
0), ở khu vực ngã ba biên giới Việt Nam, Lào và Trung Quốc thuộc xã Sín Thầu,
huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
- Điểm cực Đông ở kinh độ 109o24’Đ tại mũi Đôi thuộc xã Vạn Thạnh, trên bán
đảo Hòn Gốm, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
Hệ tọa độ địa lý phần trên vùng biển nước ta được kéo dài tới khoảng vĩ độ

o
6 50’B và từ khoảng kinh độ 101oĐ đến 117o20’Đ tại biển Đông.
Kinh tuyến 105oĐ chạy qua nước ta nên đại bộ phận lãnh thổ nước ta nằm gọn
trong khu vực múi giờ thứ 7.
1.1.2. Giới hạn lãnh thổ
Lãnh thổ VN là một khối thống nhất và toàn vẹn, bao gồm vùng đất, vùng biển,
vùng trời.
a. Vùng đất
Vùng đất gồm toàn bộ phần đất liền và các hải đảo có tổng diện tích 331.212 km2
(theo niên giám thống kê 2006).
Lãnh thổ Việt Nam phần trên đất liền có dáng hẹp ngang và chạy dài theo hướng
kinh tuyến với chiều dài gần 1650km. Chỗ rộng nhất của nước ta ở Bắc Bộ khoảng
600km và chỗ hẹp nhất ở Trung Bộ chưa đến 50km.
Việt Nam có hơn 4600km đường biên giới trên đất liền. Trong đó, đường biên
giới tiếp giáp với Trung Quốc dài hơn 1400km thuộc địa giới của 7 tỉnh. Đường biên
giới giáp với Campuchia dài hơn 1100km thuộc địa giới của 10 tỉnh. Phần lớn đường
biên giới trên đất liền của VN ở miền núi tiếp giáp với Trung Quốc, Lào và một phần
6


của Campuchia là đường ranh giới tự nhiên chạy dọc theo các đỉnh núi, các đường
chia nước, các hẻm núi và các thung lũng sông suối rất dễ nhận biết nhưng việc qua lại
giữa hai nước chỉ thuận lợi ở một số cửa khẩu nhất định. Chỉ có một số bộ phận trên
đường biên giới tiếp giáp với Campuchia là nằm trong vùng hạ lưu sông Mê Kông. Ở
đoạn biên giới này đất đai bằng phẳng, dân cư đông đúc, đường sá thuận tiện nên việc
giao lưu buôn bán giữa hai nước trở nên rất dễ dàng.
Biên giới trên đất liền của nước ta với các nước xung quanh về cơ bản đã được
phân giới cắm mốc và đã đi vào lịch sử. Các vấn đề nảy sinh đã và sẽ được giải quyết
thông qua đàm phán, thương lượng giữa các bên hữu quan.
Việt Nam có đường bờ biển dài 3.260km hình chữ S, từ Móng Cái (Quảng Ninh)

đến Hà Tiên (Kiên Giang). Đường bờ biển chạy dọc theo đất nước tạo điều kiện cho
28 trong số 63 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương có đường thông thương ra
biển và có điều kiện trực tiếp khai thác những tiềm năng to lớn của biển Đông.
Nước ta có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là các đảo ven bờ và có 2
quần đảo ở ngoài khơi xa trên Biển Đông là quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng) và
Trường Sa (Khánh Hoà).
b. Vùng biển
Vùng biển nước ta bao gồm: nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa.
* Nội thủy
Nội thủy là vùng nước ở phía trong đường cơ sở để tính lãnh hải của mỗi quốc
gia, bao gồm các vùng nước cảng biển, các vũng tàu, cửa sông, cửa vịnh, các vùng
nước. Tại đó quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn tối cao và đầy đủ như trên
lãnh thổ đất liền. Người và tàu thuyền nước ngoài muốn vào phải xin phép và phải
được sự đồng ý của Việt Nam.
Ngày 12 tháng 11 năm 1982, Chính phủ nước ta đã ra tuyên bố quy định đường
cơ sở ven đường bờ biển để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam (xem Hình 1). Muốn
xây dựng được đường cơ sở cần xác định các điểm chuẩn. Điểm chuẩn là các đảo ven
bờ và các mũi đất dọc bờ biển để vạch đường cơ sở của nước ta được dựa trên cơ sở
pháp lý phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế. 11 điểm chuẩn để xây dựng đường
cơ sở của VN, được tuyên bố vào năm 1982 (Bảng 1):
Bảng 1: Vị trí các điểm chuẩn

Riêng đường cơ sở của các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, vịnh Bắc Bộ và vịnh
Thái Lan sẽ được quy định sau do hiện nay chưa giải quyết xong vấn đề chủ quyền và
phân định biên giới trên biển với các nước liên quan. Theo đó, vùng nội thủy của nước
ta mặc dù ở trên biển song vẫn được coi như lãnh thổ trên đất liền.
7



* Lãnh hải
Lãnh hải Việt Nam, theo tuyên bố của Chính phủ nước ta ngày 12 tháng 5 năm
1977, có chiều rộng 12 hải lý (1 hải lý = 1852m).
Ranh giới phía ngoài của lãnh hải được coi là biên giới quốc gia trên biển. Trên
thực tế, đó là các đường song song và cách đều đường cơ sở về phía biển 12 hải lý.
* Tiếp giáp lãnh hải
Tiếp giáp lãnh hải là vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện
chủ quyền của một nước ven biển. Vùng tiếp giáp lãnh hải của nước ta cũng được quy
định có chiều rộng 12 hải lý. Trong vùng này, Nhà nước ta có quyền thực hiện các
biện pháp bảo vệ an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi
trường, di cư, nhập cư,...
* Vùng đặc quyền về kinh tế
Vùng đặc quyền về kinh tế là vùng biển hợp với lãnh hải có chiều rộng là 200 hải
lý tính từ đường cơ sở. Ở vùng này, Nhà nước ta đã có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế
nhưng vẫn để các nước khác đặt các đường ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền,
máy bay nước ngoài được tự do về hàng hải và hàng không, đúng như các công ước
quốc tế về Luật biển đã quy định.
* Thềm lục địa
Thềm lục địa nước ta cũng đã được Nhà nước quy định bao gồm đáy biển và
lòng đất dưới biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa mở rộng ra ngoài lãnh hải
VN cho đên bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m hoặc hơn nữa. Nơi nào
bờ ngoài của rìa lục địa cách đường cơ sở không đến 200 hải lý thì thềm lục địa được
tính cho đến 200 hải lý. Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai
thác, bảo vệ và quản lý các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa VN.

Hình 1: Sơ đồ mặt cắt khái quát các vùng biển VN
Như vậy, theo quan điểm mới về chủ quyền quốc gia thì VN có chủ quyền trên
một vùng biển khá rộng, khoảng 1 triệu km2 tại biển Đông.
c. Vùng trời
Vùng biển VN là khoảng không gian bao trùm lên lãnh thổ nước ta, trên đất liền

được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới phía ngoài của lãnh hải
và không gian của các hải đảo.
1.1.3. Ý nghĩa của vị trí địa lý
Vị trí địa lý của một lãnh thổ là yếu tố địa lý có ý nghĩa rất quan trọng chi phối
các đặc điểm tự nhiên của lãnh thổ đó. Ý nghĩa tự nhiên của vị trí địa lý nước ta được
biểu hiện cụ thể trên một số điểm sau:
- Việt Nam nằm hoàn toàn trong vành đai nóng nội chí tuyến ở nửa cầu Bắc và
gần sát với chí tuyến nên có sắc thái chung của thiên nhiên vùng nhiệt đới, tương tư
như các nước có cùng vĩ độ (Lào, Campuchia, Thái Lan, Mianma, Ấn Độ, phần nam
của bán đảo Arap, các nước châu Phi nhiệt đới và Trung Mỹ).
8


- Việt Nam có một bộ phận lớn nằm trên biển Đông, một trong những biển lớn
của Thái Bình Dương, là một khu dự trữ nhiệt và ẩm rất dồi dào, có tác động sâu sắc
tới thiên nhiên Việt Nam.
- Việt Nam nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, là một trong ba hệ thống của
khu vực châu Á gió mùa rất điển hình, với hai mùa rõ rệt: mùa đông là thời kỳ hoạt
động của gió mùa Đông Bắc, mùa hạ là thời kỳ hoạt động của gió mùa Tây Nam, tạo
nên đặc điểm gió mùa cuaủ khí hậu Việt Nam lvà sắc thái nhiệt đới ẩm gió mùa của
thiên nhiên Việt Nam.
- Việt Nam nằm ở vị trí thuộc các đới cảnh quan điển hình của vành đai nóng như
đới rừng nhiệt đới và đới rừng á xích đạo nên rất phong phú về thành phần các loài
sinh vật bao gồm cả khu hệ sinh vật Hoa Nam (Trung Quốc), Ấn Độ - Mianma và Mã
Lai – Inđônêxia, cả các luồng di cư hàng năm của các loài chim và sinh vật biển từ các
vùng xứ lạnh và ôn đới.
- VN nằm ở vị trí tiếp giáp nối liền lục địa và đại dương, có quan hệ với vành đai
sinh khoáng Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải nên có tài
nguyên khoáng sản khá phong phú và đa dạng, đặc biệt là dầu khí, than đá, thiếc,
nhôm, sắt, vàng,...

- Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên giữa
miền Bắc với miền Nam, giữa miền núi và đồng bằng, ven biển, hải đảo, hình thành
các vùng tự nhiên khác nhau.
- Do nằm ở khu vực biển nhiệt đới Tây Thái Bình Dương, một trong những trung
tâm phát sinh bão lớn trên thế giới.
1.2. CÁC ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TỰ NHIÊN VIỆT NAM
1.2.1. Tự nhiên Việt Nam mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa
* Nguyên nhân:
Vị trí nội chí
tuyến

Biển Đông
Địa ô gió mùa Châu
Á
Lượng mưa ẩm
cao

Vòng đai nhiệt
đới

Gió mùa

Khí hậu nhiệt
đới, ẩm, gió
mùa

Mạng sông ngòi dầy
đặc, nhiều nước, giầu
phù sa, chế độ nước
theo mùa

Đất Feralit. Hệ ST
rừng nhiệt đới ẩm gió
mùa

Hội tụ nội chí
tuyến

Cấu trúc địa chất
kiến tạo Lịch sử
phát triển lãnh thổ
Địa hình nhiều đồi núi
(Tân kiến tạo)
Đồi núi thấp ưu thế

Địa hình
Xâm thực Bồi tụ

Cảnh quan rừng nhiệt
đới ẩm gió mùa trên
đất Feralit thuộc vòng
đai nhiệt đới

Hình 2. Nguyên nhân hình thành đặc điểm tự nhiên Việt Nam

9
THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA


* Biểu hiện:
· Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa được thể hiện:

- Tính chất nhiệt đới: nêu biểu hiện (tổng bức xạ, cân bằng bức xạ, nhiệt độ trung
bình năm, tổng số giờ nắng) và nguyên nhân.
- Lượng mưa, độ ẩm lớn: nêu biểu hiện (lượng mưa trung bình năm, độ ẩm
không khí, cân bằng ẩm) và nguyên nhân.
- Gió mùa: nêu nguyên nhân, thời gian, nguồn gốc, hướng gió, tính chất của gió,
phạm vi hoạt động, kiểu thời tiết đặc trưng của gió mùa mùa đông, gió mùa mùa hạ
Bảng 2: Đặc điểm các loại gió mùa
Gió
Thời
Nguồn Hướng Tính
Phạm vi
Kiểu thời tiết
mùa gian
gốc
gió
chất hoạt động
đặc trưng
Khối khí Đông
Lạnh Miền Bắc - Nửa đầu mùa đông lạnh
lạnh
Bắc
khô
(Từ
dãy khô
phương
Bạch Mã - Nửa sau mùa đông lạnh
Bắc từ
trở ra Bắc) ẩm, mưa phùn ở ven biển
Từ
cao áp

và đồng bằng Bắc Bộ
Mùa tháng Xibia
Bắc Trung Bộ
đông XI - Tín
Đông
Khô
Miền Nam - Mưa ở ven biển Trung
IV
phong
Bắc
nóng (Từ
Đà Bộ
bán cầu
Nẵng trở - Khô ở Nam Bộ và Tây
Bắc
vào Nam) Nguyên
Đầu
Khối khí Tây
Nóng Cả nước
- Mưa lớn ở Nam Bộ và
mùa
nhiệt đới Nam
ẩm
Tây Nguyên
hạ
ẩm Bắc
- Khô nóng ở phần nam
(tháng Ấn Độ
của khu vực Tây Bắc và
V,

Dương
ven biển Trung Bộ
Mùa VI)
hạ
Giữa Tín
Tây
Nóng Cả nước
- Mưa lớn kéo dài ở Nam

phong
Nam
ẩm
Bộ và Tây Nguyên
(Từ
cuối
bán cầu
- Khô ở Duyên hải Nam
tháng mùa
Nam
Trung Bộ
V – hạ (từ vượt
- Mưa tháng IX ở Trung
X)
tháng xích đạo
Bộ (Kết hợp dải hội tụ
VI – lên
nhiệt đới)
X)
- Mưa ở Bắc Bộ (gió
chuyển hướng thành

Đông Nam vào)
- Sự phân mùa khí hậu:
+ Miền Bắc: Mùa đông lạnh, ít mưa, mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.
+ Miền Nam: Mùa khô và mùa mưa rõ rệt
+ Tây Nguyên và ven biển Trung Bộ có sự đối lập về mùa khô và mùa mưa.
· Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của các thành phần tự nhiên khác:
Bảng 3: Biểu hiện của tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa
Thành
Biểu hiện
Nguyên nhân
phần
Địa hình - Xâm thực mạnh ở miền đồi núi
Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
- Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu
(quá trình phong hóa, xâm thực,
10


Sông
ngòi

sông
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc
- Nhiều nước, giàu phù sa

Đất

- Chế độ nước theo mùa
- Lớp đất dày


Sinh vật

- Đất feralit là loại đất chính ở vùng
đồi núi
Đa dạng, phong phú
Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió
mùa với các thành phần loài nguồn
gốc nhiệt đới chiếm ưu thế.

vận chuyển mạnh)
- Phong hóa mạnh, lượng mưa lớn
- Lượng mưa lớn, vật liệu của
xâm thực nhiều
- Gió mùa, mưa theo mùa
- Nhiệt ẩm cao nên phong hóa
mạnh
- Mưa nhiều, rửa trôi mạnh trên đá
mẹ axit ở vùng đồi núi thấp
Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có
đường biển dài, địa hình và đất đa
dạng

1.2.2. Tính bán đảo của tự nhiên Việt Nam
* Việt Nam là một quốc gia ven biển:
- Nước ta có Biển Đông rộng lớn bao bọc phía đông và nam phần đất liền với chiều dài
bờ biển là 3260 km. Vùng biển rộng 1 triệu km2; tương quan giữa diện tích đất liền với
diện tích mặt biển là tỉ lệ 1:3 (thế giới 1:2,43)-nghĩa là 1km2 đất liền tương ứng với 3
km2 mặt biển
- Địa hình nước ta lại kéo dài theo bờ biển trên 3.000 km, bề ngang khá hẹp-nhất là ở
miền Trung.

=> Vì vậy ảnh hưởng của biển rất mạnh mẽ, sâu sắc, rộng khắp và trở thành đặc điểm
chung của thiên nhiên, duy trì và tăng cường tính chất nóng ẩm của thiên nhiên Việt
Nam.
* Tính chất biển:
- Vùng biển nước ta là vùng biển nhiệt đới nóng ẩm có tác động sâu sắc đến đặc điểm
khí hậu. Tác dụng điều hòa khí hậu của biển đựơc thể hiện rõ:
+ Mùa đông nhiệt độ nước biển ấm hơn đất liền. Lượng nhiệt và ẩm của biển
đã làm bớt độ lạnh và khô của khí hậu mùa đông của miền Bắc, đặc biệt vào các đợt
hoạt động của gió mùa đông bắc.
+ Mùa hạ lượng nhiệt và ẩm lớn của biển làm tăng cường lượng mưa, ẩm trên
đất liền, nhất là nơi địa hình chắn gió làm dịu bớt cái nóng của mùa hè.
+ Biển tạo nên khí hậu mát mẻ, cho nên ở nhiều nơi ở vùng biển nước ta đã trở
thành điểm nghỉ mát nổi tiếng.
- Biển góp phần tạo nên các dạng địa hình ven biển rất đa dạng và đặc sắc. Đó là các
dạng địa hình bồi tụ tam giác châu với các bãi triều rộng lớn, các vịnh cửa sông, các
bờ biển mài mòn, các vũng vịnh nước sâu, các bãi, rạn san hô…
- Biển tạo nên ở vùng ven biển các hệ sinh thái rất phát triển như hệ sinh thái rừng
ngập mặn, HST vùng cửa sông nước lợ, HST đầm phá.
- Biển là nơi chứa đựng nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Đó là các loài
sinh vật biển, khoáng sản, đặc biệt là dầu khí ở thềm lục địa và các bãi biển tự nhiên
có sức hấp dẫn khách du lịch
1.2.3. Tự nhiên Việt Nam có cảnh quan đồi núi chiếm ưu thế
Vùng núi: 4 vùng: Tây Bắc, Đông Bắc, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.

11


Bảng 4: Đặc điểm tự nhiên các vùng tự nhiên của Việt Nam
Đông Bắc
Tây Bắc

Trường Sơn Bắc Trường Sơn Nam
Tả ngạn sông Giữa sông Hồng Từ phía nam sông Phía Nam dãy Bạch
Phạm
Hồng
và sông Cả
Cả tới dãy Bạch Mã.
vi

Hướng Vòng cung
Tây Bắc – Đông Tây Bắc – Đông Vòng cung
núi
Nam
Nam
- Các cánh - Cao nhất cả - Các dãy núi - Bất đối xứng rõ rệt
cung chụm lại nước.
song song và so le giữa 2 sườn Đông –
ở Tam Đảo, - Phía Đông và nhau, cao ở hai Tây:
mở ra phía bắc Tây là các dãy đầu và thấp trũng Tây :các cao nguyên
Hình
và đông
núi cao và trung ở giữa.
ba dan bằng phẳng,
thái
bình. Ở giữa - Kết thúc là dãy các bán bình nguyên
chung
thấp hơn gồm Bạch Mã đâm xen đồi;
các dãy núi, sơn ngang ra biển.
Đông: các khối núi
nguyên và cao
cao đồ sộ, sườn dốc

nguyên đá vôi.
chênh vênh.
- Cánh cung - Dãy Hoàng - Dãy Giăng Màn, - Đỉnh Ngọc Linh
Các dãy Sông
Gâm, Liên Sơn (đỉnh Hoành Sơn, Bạch (2598m),
Ngọc
núi
Ngân Sơn, Bắc Fanxiphăng
Mã. - Đỉnh Pu xai Krinh (2025m), Chư
chính,
Sơn,
Đông 3143m).
lai leng (2711m), Yang Sin (2405m),
các
Triều.
- Sông Đà, Mã, Rào Cỏ (2235m). Lâm
Viên
sông
- Các sông: Chu.
- Sông Cả, Gianh, (2287m)…
chính
Cầu, Thương,
Đại, Bến Hải…
- Sông Cái, Ba,
Lục Nam.
Đồng Nai…
- Vùng bán bình nguyên và đồi trung du: Vùng chuyển tiếp giữa miền núi và
đồng bằng, cao khoảng 100 – 200m: Đông Nam Bộ, rìa đồng bằng sông Hồng, …
- Khu vực đồng bằng: ¼ diện tích, gồm 2 loại: đồng bằng châu thổ và đồng bằng
ven biển.

Bảng 5: Đặc điểm tự nhiên các đồng bằng của Việt Nam
Đồng bằng
Đồng bằng
Đồng bằng duyên
sông Hồng
sông Cửu Long
hải miền Trung
Diện tích
Khoảng 15.000km2
Khoảng 40.000km2
Khoảng 15.000km2
Phù sa hệ thống sông Phù sa sông Tiền và Chủ yếu là phù sa
Điều kiện
Hồng và hệ thống sông Hậu
biển
hình thành
sông Thái Bình
Cao ở rìa phía tây và Thấp và bằng phẳng Hẹp ngang, bị chia
tây bắc, thấp dần ra hơn đồng bằng sông cắt thành nhiều đồng
biển.
Hồng
bằng nhỏ
Bị chia cắt thành nhiều Có mạng lưới sông ngòi Thường có sự phân
ô.
kênh rạch chằng chịt
chia thành ba dải:
Địa hình
Không có đê ngăn lũ: Trong cùng: Cao hơn
Có hệ thống đê ven mùa lũ bị ngập trên Giữa: Thấp, trũng
sông

diện rộng, mùa cạn bị Giáp biển: Cồn cát,
thủy triều xâm nhập
đầm phá
Có các vùng trũng lớn:
Trong đê có các khu Đồng Tháp Mười, Tứ
12


Đất

ruộng cao và các ô
trũng ngập nước
Trong đê không được
bồi đắp nên bạc màu,
ngoài đê màu mỡ hơn

Giác Long Xuyên…
Đất phù sa màu mỡ Nghèo dinh dưỡng,
được bồi đắp thường nhiều cát, ít phù sa
xuyên.
sông
2/3 diện tích là đất mặn
và đất phèn.

1.2.4. Tự nhiên Việt Nam mang tính chất phân hóa đa dạng, phức tạp
* Thiên nhiên phân hoá theo Bắc – Nam:
– Nguyên nhân: chủ yếu do sự thay đổi của khí hậu theo vĩ độ.
a/ Phần lãnh thổ phía Bắc: (từ dãy núi Bạch Mã trở ra)
– Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh
– Nhiệt độ trung bình: 200C-250C, biên độ nhiệt trung bình năm lớn (100C-120C).

Số tháng lạnh dưới 200C có 3 tháng.
– Sự phân hoá theo mùa: mùa đông-mùa hạ
– Cảnh quan: Đới rừng nhiệt đới gió mùa. Các loài nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài
ra còn có các cây cận nhiệt đới, ôn đới, các loài thú có lông dày.
b/ Phần lãnh thổ phía Nam: (từ dãy núi Bạch Mã trở vào)
– Khí hậu cận xích đạo gió mùa, nóng quanh năm.
– Nhiệt độ trung bình: >250C, biên độ nhiệt trung bình năm thấp (30C-40C).
Không có tháng nào dưới 200C.
– Sự phân hoá theo mùa: mùa mưa-mùa khô
– Cảnh quan: đới rừng cận xích đạo gió mùa. Các loài động vật và thực vật thuộc
vùng xích đạo và nhiệt đới với nhiều loài.
* Thiên nhiên phân hoá theo Đông – Tây:
a.Vùng biển và thềm lục địa:
– Thiên nhiên vùng biển đa dạng đặc sắc và có sự thay đổi theo từng dạng địa
hình ven biển, thềm lục địa.
b.Vùng đồng bằng ven biển:
Thiên nhiên thay đổi theo từng vùng:
– Đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ mở rộng với các bãi triều thấp phẳng, thiên
nhiên trù phú.
– Dải đồng bằng ven biển Trung Bộ hẹp ngang, bị chia cắt, bờ biển khúc khuỷu,
các cồn cát, đầm phá phổ biến thiên nhiên khắc nghiệt, đất đai kém màu mỡ, nhưng
giàu tiềm năng du lịch và kinh tế biển.
c.Vùng đồi núi:
Thiên nhiên rất phức tạp (do tác động của gió mùa và hướng của các dãy núi).
Thể hiện sự phân hoá thiên nhiên từ Đông-Tây Bắc Bộ và Đông Trường Sơn và Tây
Nguyên.
* Thiên nhiên phân hoá theo độ cao:
a. Đai nhiệt đới gió mùa.
– Miền Bắc: Dưới 600-700m
– Miền Nam từ 900-1000m

– Đặc điểm khí hậu: nhiệt độ cao, mùa hạ nóng, độ ẩm thay đổi tuỳ nơi.
– Các lọai đất chính: nhóm đất phù sa (chiếm 24% diện tích cả nước). Nhóm đất
Feralit vùng đồi núi thấp (> 60%).
– Các hệ sinh thái: rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh, rừng nhiệt đới gió
13


mùa.
b. Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi.
– Miền Bắc: 600-2600m.
– Miền Nam: Từ 900-2600m.
– Khí hậu mát mẻ, không có tháng nào trên 250C, mưa nhiều hơn, độ ẩm tăng.
– Các lọai đất chính: đất feralit có mùn với đặc tính chua, tầng đất mỏng.
– Các hệ sinh thái: rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim
c. Đai ôn đới gió mùa trên núi.
– Từ 2600m trở lên (chỉ có ở Hoàng Liên Sơn)
– Đặc điểm khí hậu: quanh năm nhiệt độ dưới 150C, mùa đông dưới 50C
– Các lọai đất chính: chủ yếu là đất mùn thô.
– Các hệ sinh thái: các loài thực vật ôn đới: Lãnh sam, Đỗ quyên…
* Các miền địa lý tự nhiên:
a. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
– Phạm vi: Tả ngạn sông Hồng, gồm vùng núi Đông Bắc và đông bằng Bắc Bộ.
– Đặc điểm chung: Quan hệ với nền Hoa Nam về cấu trúc địa chất kiến tạo. Tân
kiến tạo nâng yếu. Gió mùa Đông Bắc xâm nhập mạnh.
– Địa hình: – Hướng vòng cung (4 cánh cung). Hướng nghiêng chung là Tây Bắc
– Đông Nam.
+ Đồi núi thấp (độ cao trung bình khoảng 600m).
+ Nhiều địa hình đá vôi (caxtơ).
+ Đồng bằng Bắc Bộ mở rộng. Bờ biển phẳng, nhiều vịnh, đảo, quần đảo.
– Khí hậu: mùa hạ nóng, mưa nhiều, mùa đông lạnh, ít mưa. Khí hậu, thời tiết có

nhiều biến động. Có bão.
– Sông ngòi: mạng lưới sông ngòi dày đặc. Hướng Tây Bắc – Đông Nam và
hướng vòng cung.
– Thổ nhưỡng, sinh vật: Đai nhiệt đới chân núi hạ thấp. Trong thành phần có
thêm các loài cây cận nhiệt (dẻ, re) và động vật Hoa Nam.
– Khoáng sản: giàu khoáng sản: than, sắt, thiếc, vonfram, vật liệu xây dựng, chìbạc-kẽm, bể dầu khí s.Hồng…
b. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
– Phạm vi: hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.
– Đặc điểm chung: quan hệ với Vân Nam về cấu trúc địa hình. Giai đọan Tân
kiến tạo địa hình được nâng mạnh. Gió mùa Đông Bắc giảm sút về phía Tây và phía
Nam.
– Địa hình: địa hình núi trung bình và cao chiếm ưu thế, độ dốc cao.
+ Hướng Tây Bắc – Đông Nam.
+ Đồng bằng thu nhỏ, chuyển tiếp từ đồng bằng châu thổ sang đồng bằng ven biển.
+ Nhiều cồn cát, bãi biển, đầm phá.
– Khí hậu: gió mùa Đông Bắc suy yếu và biến tính. Số tháng lạnh dưới 2 tháng
(ở vùng thấp). BTB có gió phơn Tây Nam, bão mạnh, mùa mưa lùi vào tháng VIII,
XII, I. Lũ tiểu mãn tháng VI.
– Sông ngòi: sông ngòi hướng Tây Bắc – Đông Nam; ở BTB hướng Tây-Đông.
Sông có độ dốc lớn, nhiều tiềm năng thuỷ điện
– Thổ nhưỡng, sinh vật: có đủ hệ thống đai cao: đai nhiệt đới gió mùa, đai cận
nhiệt đới gió mùa trên núi có đất mùn khô, đai ôn đới trên 2600m. Rừng còn nhiều ở
Nghệ An, Hà Tĩnh.
– Khoáng sản: có thiếc, sắt, apatit, crôm, titan, vật liệu xây dựng….
14


c. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
– Phạm vi: từ dãy Bạch Mã trở vào Nam.
– Đặc điểm chung: các khối núi cổ, các bề mặt sơn nguyên bóc mòn, các cao

nguyên badan, đồng bằng châu thổ lớn ở Nam Bộ, đồng bằng nhỏ, hẹp ở NTB.
– Địa hình: khối núi cổ Kontum. Các núi, sơn nguyên, cao nguyên ở cực Nam
Trung Bộ và Tây Nguyên. Các dãy núi là hướng vòng cung. Sườn Đông thì dốc, sườn
Tây thoải.
+ Đồng bằng ven biển thì thu hẹp, đồng bằng Nam Bộ thì mở rộng.
+ Đường bờ biển Nam Trung Bộ nhiều vũng vịnh.
– Khí hậu: cận xích đạo. Hai mùa mưa, khô rõ. Mùa mưa ở Nam Bộ và Tây
Nguyên từ tháng V đến tháng X, XI; ở đồng bằng ven biển NTB từ tháng IX đến tháng
XII, lũ có 2 cực đại vào tháng IX và tháng VI.
– Sông ngòi: 3 hệ thống sông: Các sông ven biển hướng Tây-Đông ngắn, dốc (trừ
sông Ba). Ngoài ra còn có hệ thống sông Cửu Long và hệ thống sông Đồng Nai.
– Thổ nhưỡng, sinh vật: thực vật nhiệt đới, xích đạo chiếm ưu thế. Nhiều rừng,
nhiều thú lớn. Rừng ngập mặn ven biển rất đặc trưng.
– Khoáng sản: dầu khí có trữ lượng lớn ở thềm lục địa. Tây Nguyên giàu bô- xít
* Bài tập:

a. Xác định một số khu vực và quốc gia có cùng vĩ độ địa lý, tìm hiểu đặc điểm
tự nhiên cơ bản để so sánh với Việt Nam.
b. Ý nghĩa của vị trí địa lý đối với sự hình thành các đặc điểm cơ bản của tự
nhiên Việt nam. Ý nghĩa KT – XH và an ninh – quốc phòng của vị trí địa lý.
c. Những thuận lợi và bất lợi trong việc khai thác tự nhiên do đặc điểm cơ bản
của tự nhiên Việt Nam mang lại.
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1
1. Đặc điểm vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ nước ta?
2. Ý nghĩa của vị trí địa lý nước ta?
3. Phân tích những đặc điểm cơ bản của tự nhiên Việt Nam? Mối quan hệ giữa các
đặc điểm?
4. Chứng minh tính chất gió mùa của tự nhiên nước ta?
5. Phân tích sự phân hóa của tự nhiên Việt Nam?
6. Những vấn đề khi khai thác các đặc điểm cơ bản của tự nhiên Việt Nam?


15


CHƯƠNG 2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA LÃNH THỔ
TỰ NHIÊN VIỆT NAM
Từ đại Cổ sinh cho đến nay, lịch sử phát triển của Trái Đất được hia làm ba giai
đoạn gắn liền với những vận động lớn của vỏ Trái Đất trên quy mô toàn cầu.
- Giai đoạn tạo núi Calêđôni kéo dài khoảng 130 triệu năm, diễn ra trong các kỉ
Cambri, cách đây 540 triệu năm, Ocđovic cách đây 500 triệu năm, Silua cách đây 435
triệu năm thuộc đại Cổ sinh.
- Giai đoạn tạo núi Hecxini kéo dài khoảng 160 triệu năm, diễn ra trong các kỷ
Đêvon cách dây 410 triệu năm, Cácbon cách đây 355 triệu năm; cách đây 329 triệu
năm, cũng thuộc đại Cổ sinh.
- Giai đoạn tạo núi Anpi diễn ra trong suốt đại Trung sinh kéo dài 185 triệu năm,
bao gồm các kỷ Triat cách đây 250 triệu năm, kỷ Jura cách đây 203 triệu năm, Krêta
cách đây 135 triệu năm và đại Tân sinh kéo dài khoảng 65 triệu năm. Giai đoạn tạo núi
Anpi kéo dài khoảng 25 triệu năm và hiện vẫn còn tiếp diễn cho đến ngày nay.
Trải qua ba giai đoạn trên, bề mặt Trái Đất đã có quá trình phát triển lâu dài và
phức tạp theo một chiều hướng chung là biến đổi từ chỗ hầu như toàn bộ là địa máng
sang hầu như toàn bộ có tính chất nền.
Theo quan điểm động của học thuyết kiến tạo mảng, toàn bộ thạch quyển là bộ
khung của các mảng có khả năng cơ động nằm trên một quyển mềm. Quyển mềm
được xác định nằm ở độ sâu từ 100 đến 400 km. Toàn bộ bề mặt Trái Đất được phân
thành 7 mảng chính và một số mảng phụ khác. Bảy mảng chính là mảng Âu – Á, mảng
Ấn – Úc, mảng Thái Bình Dương, mảng Bắc Mỹ, mảng Nam Mỹ, mảng Châu Phi và
mảng Châu Nam Cực. Trong quá trình phát triển của bề mặt trái đất các mảng này
luôn biến đổi và chuyển dịch. Lãnh thổ Việt Nam nằm trên mảng lục địa Á – Âu nên
chắc chắn cũng chịu những tác động của mảng lục địa này trong quá trình chuyển dịch.
Cùng với sự phát triển của địa hình bề mặt Trái Đất, khí hậu Trái Đất cũng có

những biến đổi lớn. Ở quy mô toàn cầu, cũng đã xác định được có những sự biến đổi
khí hậu như sự trở nóng vào kỉ Cambri, trở lạnh vào kỷ Đệ Tứ, khô hạn ở kỷ Triat… Ở
quy mô cục bộ tại một số nơi trên Trái Đất đã từng có khí hậu khác xa so với khí hậu
hiện nay; ở phía bắc Xibia (Nga) vào kỷ Silua có khí hậu nón ở đây có đá vôi san hô.
Ở một số nơi như Ấn Độ, Nam Phi, Ôxtrâylia, Nam Mỹ hiệ nằm trong vùng vĩ độ thấp
nhưng vào kỷ Pecmi rất lạnh với sự tồn tại của các lớp phủ băng hà núi. Ở Grinlen
hiện nay là đảo phủ băng quanh năm nhưng vào kỷ Đệ tam đã có rừng giống như rừng
Địa Trung Hải hiện nay.
Đầu Đệ tứ là thời kỳ Trái Đất trở lạnh, băng hà phát triển bao phủ tới 43 triệu
2
km bề mặt Trái Đất. Sự phát triển của sinh quyển cũng đã chứng minh rất rõ ràng cho
sự phát triển của lớp vỏ địa lý của Trái Đất với những mốc lớn như:
- Vào thời kỳ Cambri đã xuất hiện các loại thực vật như rêu, mộc tặc, dương xỉ,
các thực vật thuộc bộ Quyết trần, các động vật sống dưới nước.
- Vào thời kỳ Silua xuất hiện động vật trên cạn đầu tiên và các loại thực vật bào
tử, ám tiêu san hô ở biển.
- Vào thời kỳ Đêvon, động vật và thực vật trên cạn phát triển, xuất hiện các loài cá.
- Vào cuối tjời kỳ Cacbon, các thảm thực vật rừng rất phong phú làm vật liệu
khởi đầu cho các mỏ than sau này.
- Thời kỳ Pecmi, xuất hiện các loài động vật bò sát, thực vật có hoa hạt trần.
- Thời kỳ Triat xuất hiện các loài động vật có vú và chim.
- Thời kỳ Jura, phát triển thực vật hạt trần, bò sát khổng lồ.
16


- Thời kỳ Krêta, phát triển thực vật hạt kín, các dải rừng hỗn hợp chiếm ưu thế.
Bò sát khổng lồ bị tiêu diệt.
- Đến đại Tân sinh đã có những biểu hiện rõ rệt của tính địa đới của thảm thực
vật và sự phân dị của nó với sự xuất hiện của các đới đài nguyên, hoang mang, nửa
hoang mạc, đài nguyên rừng. Động vật có vú xuất hiện.

- Đầu kỷ Đệ tứ các loài động thực vật đã rất phong phú như ngày này và đặc biệt
có sự xuất hiện của loài người.
2.1. GIAI ĐOẠN TIỀN CAMBRI
- Cách nay 2 – 3 tỷ năm, kết thúc cách nay 570 triệu năm.
- Qua thời gian dài hàng tỷ năm với nhiều vận động kiến tạo (nâng lên, hạ xuống)
nối tiếp nhau đã biến vỏ lục địa Đông Nam Á từ vỏ đại dương thành lục địa bao gồm
các vận động.
+ Nâng lên làm cho đại dương trở thành lục địa
+ Tách giãn biến lục địa thành đại dương
- Kết quả: làm cho vỏ lục địa Đông Nam Á bị xáo trộn, bị macma xâm nhập,
trầm tích và biến chất nhiều lần làm cho ngày nay vỏ lục địa Đông Nam Á rất phức
tạp. Lớp phủ địa chất dày và được sắp xếp cơ bản.
+ Cuối cùng là lớp đá Gnai
+ Tầng giữa là đá hoa và diệp thạch kết tinh.
+ Trên cùng là đá biến chất yếu và granit
2.2. GIAI ĐOẠN CỔ KIẾN TẠO
Cách nay khoảng 570 triệu năm và kết thúc cách nay 65 triệu năm bao gồm các
thời kì nâng và sụp với nhiều pha xâm nhập phun trào. Chia ra 4 chu kì.
a. Chu kì Calêđôni:
Chu kì này diện ra từ Cambri đến Silua dài 175 triệu năm và kết thúc cách nay
395 triệu năm. Gồm 2 phần:
– Pha trầm tích (sụp võng trầm tích lắng đọng): xảy ra vào Cambri đến Ođovic
trung. Kết quả: hình thành lớp trầm tích vôi và chứa vôi.
– Pha uốn nếp (nậng lên): xảy ra từ Odovic trung đến Silua thượng. Kết quả: mở
rộng khu Việt Bắc và hình thành cánh cung duyên hải. Riêng ở địa máng Trường Sơn
bị sụp võng và lắng đọng trầm tích hình thành các loại đá trầm tích như : đá sét (diệp
thạch), cát kết, đá vôi. Riêng Trung và Nam bộ hình thành đứt gẫy Xêcông và rãnh
Nam Bộ
b. Chu kì Hecxini
– Diễn ra từ Devon hạ đếm Permi thượng cách nay 395 triệu năm trải 170 triệu

năm và kết thúc cách nay 225 triệu năm.
– Kết quả:
+ Miền Bắc có hiện tượng sụp lún và biển tiến vào, từ đó hình thành các loại đá
sét, cát kết, đá vôi, dẫn đến hình thành các khu vực núi đá vôi và địa hình Karst ở miền
Bắc Việt Nam. Tập trung nhiều nhất ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Việt bắc…
+ Miền nam chu kì Hecxini diễn ra xung quanh khối nho Kontum. Ơû phía Bắc
tạo thành những uốn nếp tiền đề để hình thành nên dãy TS bắc. Phía nam uốn nếp hình
thành vùng núi cao của cực nam trung bộ trong đó có nhiều đỉnh trên 2000m. cấu tạo
chủ yếu là đá granit và riôlit.
c. Chu kì Inđôxini
– Kéo dài 40 triệu năm suốt từ Triat hạ đ61n thượng là chu kì quan trọng nhất vì
kết thúc chu kì này địa hình VN cơ bản đã hình thành xong, chấm dứt chế độ địa tào,
địa máng ở VN.
17


– Kết quả:
+ Ở miền Bắc: chu kì Indosini không mạnh lắm, chỉ một vài sụt lún nhỏ hình
thành một ít trầm tích ờ Sông Hiến và An Châu. Song song đó là một ít phun trào
Riolit ở Việt Bắc và Đông Bắc.
+ Ở Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: chu kì Indosini hoạt động mạnh nhất tập trung ở
địa máng sông Đà, Cả, hình thành nên lớp trầm tích dày 6000m. Trong đó nhiều nhất
là trầm tích cát kết và đá vôi.
+ Ở miền Nam: ở khu vực Kontum và cực Nam Trung Bộ diễn ra các hoạt động
rất mạnh như nâng lên, đứt gẫy, sụp võng… Trong đó chủ yếu là nâng lên ở Kontum
và cực NTB, sụp võng ở An Điềm và Đông Nam Bộ, hình thành đứt gẫy Xê Công,
tách lục địa Đông Nam Á thành 2 phần khác nhau.
d. Chu kì Kimêri
– Xảy ra từ Jura đến Creta: là chu kì bổ khuyết cho 3 chu kì trên với những uốn
nếp nhẹ kèm theo macma như là phun trào rioli ở Cao Bằng, Lộc bình, Tam Đảo và

xâm nhập granit ở Phiaya, phia – uắt. Miền Nam có phun trào riolit ở Qui Nhơn, Vũng
Tàu, Langbian.
– Như vậy chu kì Kimêri diễn ra từ bắc vào Nam nhằm hoàn thiện các chu kì
trước đó, đánh dấu sự chấm dứt chế độ địa tào, địa máng và chuyển sang giai đoạn
mới : giai đoạn lục địa.
2.3. GIAI ĐOẠN TÂN KIẾN TẠO
a. Giai đoạn bán bình nguyên:
Bắt đầu từ Paleogen đến Oleogen qua 40 triệu năm cách nay 25 triệu năm. Chủ
yếu là quá trình ngoại lực như: xâm thực, bốc mòn, rửa trôi làm hạ thấp địa hình, biến
địa hình cổ kiến tạo thành địa hình bán bình nguyên gợn sóng.
b. Tân kiến tạo: (TKT)
– Bắt đầu từ Neogen cách nay 26 triệu năm cụ thể là từ Mioxen là một giai đoạn
cực kì quan trọng vì địa hình VN và TG ngày nay do Tân Kiến Tạo hình thành.
– Qua 40 triệu năm được củng cố vững chắc bởi quá trình bán bình nguyên hoá
sang giai đoạn TKT địa hình ít bị biến đổi mà chủ yếu là kế thừa và nâng cao thêm dựa
trên cơ sở địa hình cũ là chủ yếu (Địa hình VN mang tính cổ kiến tạo và TKT vì địa
hình được hình thành qua hàng loạt giai đoạn từ cổ kiến tạo đến Mioxen diễn ra quá
trình TKT dựa trên nền cổ kiến tạo cũ ).
– Vai trò :
+ TKT đã tạo nên tính chất phân bậc của địa hình VN
+ TKT hình thành nên các vùng sụp võng là tiền đề hình thành các đồng bằng châu thổ.
+ TKT đã hồi sinh các đứt gẫy cũ là tiền đề để hình thành các hệ thống sông lớn
ở Việt Nam.
+ Tạo nên các hiện tượng phun trào bazan hình thành các cao nguyên bazan màu
mỡ ở VN
+ TKT nâng cao địa hình cao lên thành địa hình trẻ ( đỉnh nhọn sườn dốc ), làm
trẻ hoá hệ thống sông ngòi, làm cho địa hình bị chia cắt sâu sắc. Ta có thể chia TKT
thành các chu kì :
* Chu kì 1:
– Bắt đầu từ Mioxen hạ có hai quá trình hoạt động.

– Hình thành một số đứt gẫy mới và tái sinh một số đứt gẫy cũ dọc theo sông
Hồng, Chảy, Lô cũng như ở Tây Nguyên và Tây Bắc, bồi đắp trầm tích Mioxen.
– Nâng địa hình cao lên 1500 – 1800m làm cho Phansipăng đạt độ cao 2100 –
2200m và ngày nay người ta thấy nhiều trầm tích Mioxen ở Sapa ( Sapa – Chu kì 1 ).
18


* Chu kì 2:
Bắt đầu từ Mioxen thượng kế thừa các hoạt động của chu kì 1, khơi sâu các đứt
gẫy dọc theo sông Hồng, Chảy, Lô và nâng địa hình cao thêm 1000 – 1400m. riêng
khu vực Đà Lạt nâng lên 1500m ( Đà Lạt – chu kì 2 ).
* Chu kì 3: (chu kì mạnh nhất)
Bắt đầu từ Plioxen hạ, chủ yếu là nâng địa hình. Tây Bắc thêm 1200 – 1500m và
hình thành các dãy núi cao trên 3000m ở VN. Các nơi khác nâng yếu hơn: Tây
Nguyên, Di Linh, Bảo Lộc nâng 600 – 900m ( Phansipăng – Di Linh – Bảo Lộc – chu
kì 3)
* Chu kì 4:
Bắt đầu từ Plioxen thượng ở miền Bắc hình thành cao nguyên Cao Bằng, Lạng
Sơn và các đứt gẫy dọc theo các cao nguyên này. Đồng bằng Bắc Bộ bị sụp võng và
hình thành đồng bằng châu thổ Bắc Bộ. Miền Nam bị sức ép mãnh liệt nâng cao địa
hình 600 – 900m kèm theo phun trào dung nham bazan ở Tây Nguyên. ( Đồng bằng
Bắc Bộ – Tây Nguyên – Chu kì 4 )
* Chu kì 5:
Diễn ra vào Pleixtoxen hạ gồm 1 số vận động kiến tạo: sụp lún và phun trào
bazan ở Đông Nam Bộ, Vĩnh Linh, Do Linh, Cam Lộ, đồng bằng Sông Cửu Long bị
sụp võng hình thành ĐBSCL ( ĐNB – ĐBSCL – chu kì 5 )
* Chu kì 6:
Bắt đầu từ Pleixtoxen thượng kéo dài đến Holoxen ngày nay gồm các vận động:
– Nâng nhẹ địa hình tạo thành các thềm phù sa cổ ( Củ Chi, Hóc Môn, Tây Ninh,
Long Thành,…), kèm theo phun trào bazan trẻ ở La Bảo, La Ngà, Định Quán, Quảng

Ngãi.
– Có hiện tượng kiến tạo ở ngoài khơi hình thành các hố sụp sâu đến 4000m,
trung bình là 2000m và 1 núi lửa yếu hoạt động ở ngoài khơi Nha Trang ( 1923 ) hình
thành đảo Hòn Tro.
– Có hiện tượng biển tiến do băng tan làm một số vùng ven biển biến thành đảo,
bán đảo, quần đảo, vịnh biển.
→ Qua đó ta thấy chu kì 6 hoạt động chủ yếu là ở ngoài khơi biển Đông, trong
đất liền lại yếu. Ngày nay, vẫn còn đang hoạt động bằng những trận động đất nhẹ ở
ngoài khơi, trong lục địa, các suối nước nóng ở Tây Bắc, Tây Nguyên, Duyên Hải,
chứng tỏ các hoạt động của dung nham trong lòng đất vẫn còn ảnh hưởng đến lớp vỏ
địa lí VN.
Bảng 6: Đặc điểm lịch sử phát triển lãnh thổ Việt Nsm
Giai đoạn

Đặc điểm chính

Ảnh hưởng tới địa hình, khoáng sản, sinh
vật

- Các mảng nền cổ tạo thành các điểm tựa
Tiền Cambri cách Đại bộ phận nước ta cho sự phát triển lãnh thổ sau này như: Việt
đây 570 triệu năm. còn là biển.
Bắc, Sông Mã, KonTum.
- Sinh vật rất ít và đơn giản. Khí quyển ít ô xi
Cổ kiến tạo (cách
- Tạo thành nhiều núi đá vôi lớn và than đá ở
Có nhiều cuộc tạo núi
đây 65 triệu năm
miền Bắc.
lớn; phần lớn lãnh thổ

kéo dài 505 triệu
- Sinh vật phát triển mạnh- thời kỳ cực thịnh
đã trở thành đất liền.
năm)
của bò sát khủng long và cây hạt trần.
Tân kiến tạo: (cách - Giai đoạn ngắn - Nâng cao địa hình; núi, sông trẻ lại.
đây 25 triệu năm) nhưng rất quan trọng. - Các cao nguyên badan, đồng bằng phù sa trẻ
19


- Vận động tân kiến hình thành.
tạo diễn ra mạnh mẽ. - Mở rộng biển Đông và tạo các mỏ dầu khí,
bôxít, than bùn…
- Sinh vật phát triển phong phú, hoàn thiện
(cây hạt kín, lớp thú)
- Loài người xuất hiện.
2.4. MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
Khoáng sản là một tài nguyên vô cùng quý giá của nước ta. Các mỏ khoáng sản
có nguồn gốc nội sinh và ngoại sinh ở nước ta luôn gắn liền với quá trình hình thành
và phát triển của tự nhiên, đặc biệt có liên quan mật thiết với lịch sử phát triển địa chất
– kiến tạo.
2.4.1. Các mỏ nội sinh
Các mỏ nội sinh thường được hình thành ở các vùng có đứt gãy sâu hoặc các
vùng bị xiết ép mạnh trong các vận động tạo núi có hoạt động macma xâm nhập hoặc
phun trào.
Ở nước ta, các mỏ nội sinh thường được tập trung tại hai khu vực chính:
- Khu vực núi phía bắc từ thung lũng sông Hồng đến Cao Bằng, Lạng Sơn.
Ở khu vực này có nhiều đứt gãy quan trọng như đứt gãy sông Hồng – sông Chảy,
đứt gãy Lạng Sơn – Sơn Dương, đứt gãy Cao Bằng – Lạng Sơn – Thái Nguyên.
Các mỏ ở đây khá đa dạng những có trữ lượng không lớn lắm như thiếc –

vonfram pử Phia Uăc, mỏ đa kim chì – bạc – kẽm ở chợ Đồn, Ngân Sơn, vàng ở Lao
Bảo, Ngân Sơn, Thái Nguyên; sắt ở Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng…
- Khu vực Trung Trung Bộ từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Nam
Ở khu vực này có mỏ vàng và đá quý ở nam Thừa Thiên, đồng ở Đức Bố, mica ở
Hội An, Kẽm ở Điện Bàn, vàng ở Bồng Miêu.
Ngoài ra, ở khu vực Tây Bắc và Bắc Trung Bộ với các đứt gãy Lai Châu – Điện
Biên, địa máng sông Đà, đứt gãy sông Mã, sông Cả với các khối macma kèm theo có
nhiều triển vọng về các mỏ đa kim, crôm, sắt, vàng, thiếc…
Về tuổi nội sinh, các mỏ nội sinh ở Việt Nam phần lớn được hình thành trong các
chu kỳ kiến tạo ở đại Trung sinh, điều này cũng xảy ra đối với một số nước ở khu vực
Đông Nam Á. Ngoài ra cũng có một số mỏ nội sinh được hình thành từ đại Cổ sinh
như vàng, chìa, kẽm ở Tuyên Quang, antimon ở Quảng Ninh.
2.4.2. Các mỏ ngoại sinh
Các mỏ ngoại sinh được hình thành từ trầm tích tại các vùng biển nông, vùng bờ
biển hoặc tại các vùng trũng được bồi đắp, lắng đọng bằng các vật liệu từ các vùng núi
uốn nếp cổ có chứa quặng cũng như từ sự tích tụ của sinh vật được hình thành trong
những điều kiện cổ địa lý nhất định.
Các mỏ ngoại dinh ở nước ta phân bố trên diện rất rộng từ vùng núi đến vùng
biển, từ Bắc vào Nam và có độ tuổi từ cổ nhất đến trẻ nhất hiện nay. Các mỏ ngoại
sinh quan trọng nhất như apatit ở Lào Cai, than ở Quảng Ninh, sắt (Thái Nguyên),
thiếc, mangan (Cao Bằng), bôxit (Lâm Đồng) và đặc biệt là dầu khí ở vùng thềm lục
địa,
Về tài nguyên khoáng sản ở nước ta có thể rút ra những nhận xét như sau:
- Tài nguyên khoáng sản ở nước ta khá phong phú và đa dạng bao gồm đủ các
loại khoáng sản năng lượng, khoáng sản kim loại, phi kim loại.

20


- Tài nguyên khoáng sản ở nước ta phân bố tương đối rộng khắp trong cả nước,

nhiều nơi có điều kiện khai thác khá thuận lợi vì gần đường giao thông và cả nguồn
cung cấp điện, gần nơi chế biến, tiêu thụ.
- Hầu hết các mỏ đã được phát hiện và khai thác đều có quy mô trung bình và
nhỏ. Nhiều mỏ ở dạng tiềm năng chưa có điều kiện khai thác.
- Các mỏ khoáng sản có ý nghĩa kinh tế quan trọng đang được tập trung khai thác
là dầu khí, than, apatit, sắt, thiếc và vật liệu xây dựng.
* Bài tập:
Xác định vị trí địa lý của lãnh thổ Việt Nam trên nhiều loại bản đồ và Atlat Địa
lý thế giới, khu vực. Vẽ lược đồ Việt Nam. Định vị một số thành phố lớn, một số đảo
ven bờ và quần đảo.
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2
1. Lịch sử phát triển của tự nhiên nước ta trải qua mấy giai đoạn? Đặc điểm chính
của các giai đoạn đó?
2. Giai đoạn tiền Cambri trong lịch sử hình thành tự nhiên Việt Nam như thế nào?
3. Giai đoạn Cổ kiến tạo trong lịch sử hình thành tự nhiên Việt Nam như thế nào?
4. Giai đoạn tiền Tân kiến tạo trong lịch sử hình thành tự nhiên Việt Nam như thế
nào?
5. Sự hình thành khoáng sản và nhận xét về tài nguyên khoáng sản nước ta?

21


CHƯƠNG 3. ĐỊA HÌNH VIỆT NAM
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỊA HÌNH VIỆT NAM
3.1.1. Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất trong cấu trúc địa hình.
3.1.1.1. Trên đất liền
- Đồi núi chiếm tỷ lệ lớn, tới ¾ diện tích lãnh thổ, phần còn lại là đồng bằng chỉ
chiếm ¼ diện tích.
- Bản thân nền móng các đồng bằng cũng là miền đồi núi sụt võng, tách dãn được
phù sa bồi đắp mà thành. Vì thế, hiện tại trên các đồng bằng ở nước ta còn có nhiều

ngọn núi sót, nhô cao như Sài Sơn (Hà Tây), núi Voi (Hải Phòng), Non Nước (Ninh
Bình), Hòn Đất (Kiên Giang) tạo nên những thắng cảnh ngoạn mục.
- Đồi núi tạo thành biên giới tự nhiên bao quanh phía bắc và phía tây Tổ quốc
giữa Việt Nam với Trung Quốc, Lào và Campuchia.
3.1.1.2. Các hải đảo
- Đồi núi nhấp nhô trên mặt biển tạo thành các hải đảo, quần đảo ở Quảng Ninh,
Hải Phòng, các đảo ngoài khơi Trung bộ như Cồn Cỏ (Quảng Trị), Cù Lao Chàm
(Quảng Nam), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu), Phú Quốc…
- Đồi núi còn lan ngầm dưới đáy biển, tạo ra những thân ngầm làm chỗ dựa cho
san hô phát triển hình thành các đảo san hô như Hoàng Sa, Trường Sa.
3.1.2. Hệ núi Việt Nam già, được tân kiến tạo nâng lên làm trẻ lại.
3.1.2.1. Tính chất kế thừa và thống nhất tân kiến tạo với cổ kiến tạo.
- Giai đoạn cổ kiến tạo đã tạo nền móng các đồi núi sau đó hoạt động ngoại lực
đã làm cho địa hình đồi núi cổ bị san bằng thành dạng bán bình nguyên.
- Đến thời kì Miôxen của đại Tân sinh cách đây hơn 23 triệu năm những vận
động mới – tân kiến tạo – đã nâng cao những vùng núi cũ, nền móng cũ. Sông suối,
nước chảy trên mặt đã cắt xẻ sâu và bán bình nguyên cổ để tạo nên những khe sâu,
những sườn dốc đứng hiện nay.
- Núi ở Việt Nam không phải núi uốn nếp trẻ của vận động tạo núi Himalaya mà chủ
yếu là kết quả của sự cắt xẻ bề mặt bán bình nguyên cổ theo nhiều bậc của ngoại lực.
3.1.2.2. Hoạt động xâm thực bồi tụ là nguyên nhân trực tiếp hình thành địa hình
hiện tại.
- Tác dụng của dòng nước, của gió, của nhiệt độ… thường xuyên, bền bỉ đã làm
biến đổi bề mặt địa hình cổ.
- Khi các lớp đá trầm tích trẻ không phủ hết cấu trúc cũ cũng làm lộ ra các địa
hình già như các núi sót ở các đồng bằng tạo nên sự tương phản trên địa hình: núi nổi
cao giữa đồng bằng. Đây là điểm du lịch hấp dẫn, những trạm thông tin viễn thông,
truyền hình thuận lợi.
Kiến trúc cổ chi phối hướng địa hình hiện đại
- Quy luật này thể hiện qua hướng vòng cung của các nếp núi bao quanh khối núi

vòm sông Chảy ở khu vực Đông Bắc và Việt Bắc, hướng tây bắc – đồng nam ở vùng
núi Tây Bắc, Trường Sơn Bắc do các nhân đá kết tinh cổ song song và kéo dài theo
hướng tây bắc – đông nam và hướng vòng cung của dãy núi Động Ngài, Lang Biang
bao quan khối nền cổ Inđôxini.
- Hướng các dòng sông lớn trùng với hướng của các đứt gãy cổ kiến tạo quyết
định như sông Hồng, sông Chảy, sông Mã…
3.1.2.3. Giữa địa hình và nham thạch cấu tạo nên địa hình có mối quan hệ chặt
chẽ.
Mỗi loại đá có một hình dạng đặc trưng, vì thế nhìn địa hình có thể biết nham thạch:
22


- Địa hình mềm mại, lượn sóng, thường là của đá phiến, đá cát kết, sét kết. Nhân
dân quen gọi là núi kết.
- Địa hình Kaxtơ hiểm trở, vách dựng đứng nhiều hang động ngầm đặc trưng cho
cấu tạo đá vôi.
- Địa hình cao, đỉnh nhọn là các đá phun trào riôlit như Tam Đảo, Mẫu Sơn.
- Địa hình cao nguyên rộng lớn, đất đá sẫm là đá badan phun trào.
- Địa hình thấp bằng phẳng là do nham thạch phù sa bở rời.
3.1.3. Địa hình Việt Nam tạo nên nhiều bậc, nhiều bề mặt có độ cao khác nhau
3.1.3.1. Các bậc địa hình núi cao trên 2000 m
- Ngoài các khu vực đỉnh núi nhô cao đơn lẻ với độ cao trên 2400 m cho đến
trên 3000m, ở các vùng núi cao có thể quan sát thấy có một bậc địa hình ở độ cao
2100 m đến độ cao 2200m vốn nằm chung trên một mặt bằng bán bình nguyên cổ
có tuổi Palêôgen sau bị chia cắt mà thành các đỉnh núi đơn độc hoặc các dải núi kéo
dài. Điển hình nhất của địa hình này là vùng núi cao Hoàng Liên Sơn.
3.1.3.2. Các bậc địa hình có độ cao 1000-2000m.
- Bậc địa hình từ 1500-1800m:
Đây vốn là các bề mặt của các bán bình nguyên cổ ở nước ta. Nơi nào bị chia cắt
mạng thì nay chỉ còn là những đỉnh núi, ở những nơi có địa thế thuận lợi và thành phần

đá gốc tương đối thuần nhất, mặt bằng của bán bình nguyên này còn sót lại khá rộng
như các cao nguyên đá vôi Đồng Văn, Bắc Hà, vùng núi Sapa, Đà Lạt.
- Bậc địa hình có độ cao 1000-1400m:
Bậc địa hình này vốn là bề mặt các bình nguyên cổ có tuổi trẻ lại hơn tuổi Đệ
Tam được hình thành từ các chu kì nâng lên tiếp theo và bị chia cắt mạnh. Bậc địa
hình này khá phổ biến ở vùng núi phía Bắc, Trường Sơn và Tây Nguyên.
3.1.3.3. Bậc địa hình có độ cao dưới 1000m
- Bậc địa hình có độ cao từ 600-900m
Đây là bậc địa hình có độ cao trung bình tiêu biểu cho vùng núi thấp tập trung nhiều
ở vùng núi phía bắc và các cao nguyên KonTum, PlâyKu, Đắk Lắk ở Tây Nguyên.
- Bậc địa hình từ 200-600m
Bậc địa hình này bao gồm các vùng đồi núi thấp đã bị chia cắt thành các núi, đồi
và các dãy đồi có diện tích lớn nhất ở nước ta và phân bố rộng khắp ở trung du Bắc
Bộ, các vùng đồi núi thấp chân núi ở Trung Bộ và Nam Tây Nguyên đến đồng bằng
Nam Bộ.
- Bậc địa hình từ 25-100m
Bậc địa hình này là các vùng gò đồi phần lớn là các bậc thềm phù sa có tuổi Đệ
Tứ ở đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ.
- Bậc địa hình thấp dưới 15m: Bậc địa hình thấp ở các vùng đồng bằng và ven
biển có độ cao dưới 15m là các bậc thềm sông và thềm biển hiện đại.
=> Các bậc địa hình có độ cao trên 1000m đã tác động đến các yếu tố khí hậu,
các thành phần tự nhiên khác và thể hiện một cách rõ ràng sự phân hóa của tự nhiên
thành các đai cao.
Các bậc địa hình thấp dưới 600m ít có sự biến động lớn của các thành phần tự
nhiên, ở các vùng đồng bằng thấp và bằng phẳng có sự tương đối đồng nhất của các
thành phần tự nhiên.
3.1.4. Địa hình Việt Nam thể hiện tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Sự hình thành địa hình Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của khí hậu nội chí
tuyến gió mùa ẩm.


23


- Nhân tố ngoại lực chạm trổ nên địa hình là nước chảy, hệ quả của lượng mưa
lớn tập trung theo mùa, sức xâm thực mãnh liệt làm phức tạp hóa các vùng phân thủy
qua hiện tượng cướp dòng, khiến cho sông ngòi nhiều nơi có những khúc ngoặt thẳng
góc, bất ngờ.
- Lớp vỏ phong hóa dày: bị mưa nắng công phá, bề mặt địa hình bị thay đổi tạo
nên lớp vỏ phong hóa dày, có nơi tới 10-15m. Trên cùng của lớp vỏ phong hóa là tầng
đất mềm và rừng cây che phủ. Thực bì rừng bảo vệ cho địa hình chống lại những quá
trình mang tính chất tai họa. Lớp vỏ phong hóa có đặc tính thấm nước, vụn bở, dễ
dàng bị phá hủy, xói mòn và rửa trôi, nhất là những nơi có địa hình dốc, lớp phủ thực
vật và thổ nhưỡng bị tàn phá.
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa còn đẩy nhanh tốc độ hòa tan và phá hủy đá vôi, dẫn
đến sự kaxtơ hóa triệt để khối đá vôi chỉ còn những mảnh sót lại nằm rải rác trên nền
đá không hòa tan được lộ ra. Các khối núi đá vôi còn tương đối lớn cũng bị đục khoét
ngầm bên trong, với rất nhiều hang động đẹp như động Phong Nha…
3.2. CÁC KIỂU ĐỊA HÌNH
Căn cứ vào đặc điểm hình thái và trắc lượng địa hình có thể phân biệt địa hình nước
ta thành các kiểu hình thánh địa hình chính như núi, cao nguyên, đồi và đồng bằng.
3.2.1. Địa hình đồi núi
Kiểu địa hình núi của nước ta bao gồm các miền núi thấp có độ cao dưới 1000m,
miền núi trung bình có độ cao 1000 – 2000m, miền núi cao có độ cao trên 2000m.
Kiểu địa hình núi khá phổ biến và tiêu biểu cho địa hình nước ta.
- Kiểu địa hình núi cao trên 2000m phần lớn nằm sâu trong đất liền và vùng biên
giới, đặc biệt là biên giới phía bắc từ Hà Giang đến Lai Châu, biên giới phía tây thuộc
hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh. Tiêu biểu cho kiểu địa hình núi cao là dãy Hoàng Liên
Sơn, là dãy núi cao nhất nước ta có đỉnh Phansipăng cao 3143m cao nhất bán đảo
Đông Dương. Ở vùng Trường Sơn Nam cũng có một số đỉnh núi cao trên 2000m như
Ngọc Linh, Ngọc Kring, Vọng Phu, Chư Yang Sin.

- Kiểu địa hình núi trung bình từ 1000 – 2000m chiếm khoảng 14% diện tích lãnh
thổ nhưng cũng phân bố khá rộng, từ biên giới phía bắc cho đến phía nam của dãy
Trường Sơn.
- Kiểu địa hình núi thấp dưới 1000m thường gặp ở vùng liền kề với vùng núi
trung bình và vùng đồi thành một dải liên tục với các bậc địa hình cao thấp khác nhau.
Điển hình của kiểu địa hình núi thấp ở nước ta là vùng Đông Bắc, khu vực Hòa Bình –
Thanh Hóa – Nghệ An
3.2.2. Địa hình cao nguyên
Cao nguyên là kiểu địa hình có độ cao khá lớn, bề mặt tương đối bằng phẳng,
lượn sóng hoặc có các dãy đồi ở trên các miền núi và thường ngăn cách với các vùng
đất thấp bởi các vách bậc địa hình. Ở nước ta thường gặp 3 kiểu cao nguyên chính là
cao nguyên đá vôi, cao nguyên ba dan và cao nguyên hỗn hợp các loại đá.
- Kiểu địa hình cao nguyên đá vôi rất điển hình ở vùng núi phía Bắc và Tây Bắc
nước ta. Các cao nguyên này thường có độ cao khá lớn, bề mặt bị chia cắt mạnh, mạng
lưới sông suối thưa thớt và hiếm nước. Một số cao nguyên đá vôi tiêu biểu như Đồng
Văn (Hà Giang), Bắc Hà (Lào Cai). Ở Tây Bắc còn một dải các cao nguyên đá vôi có
độ cao dưới 1000m là Tả Phình, Sín Chải, Sơn La, Mộc Châu.
- Kiểu địa hình cao nguyên ba dan có hình dạng mềm mại, bằng phẳng hơn cao
nguyên đá vôi, trên bề mặt còn di tích của các hoạt động núi lửa như các miệng núi
lửa, các hố tròn, được bao phủ bởi đất badan. Các cao nguyên ba dan của nước ta tập
trung ở Tây Nguyên.
24


×