Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

trach nhiem voi nguoi gay tai nan giao thong lam chet nguoi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.27 KB, 2 trang )

Trách nhiệm hình sự đối với người gây tai nạn giao thông làm chết
người như thế nào?
Hỏi: Bố em điều khiển xe máy đi ngược chiều đường trong tình trạng có nồng độ cồn
trong người và thời tiết mưa gió đã va chạm với 1 xe ô tô 7 chỗ chạy với tốc độ cao, quá
với quy định của pháp luật và kéo lê bố em đi khoảng 30m mới dừng lại, dẫn đến bố em
tử vong ngay tại chỗ phía bên nhà xe không có thiệt hại gì về người chỉ bị hư hỏng phần
đầu xe. Trường hợp này bên gia đình nhà em được đền bù thiệt hại như thế nào? liệu bên
phía em có phải bồi thường ngược lại cho phía nhà xe hay không? - Về trách nhiệm hình
sự thì người gây tai nạn có phải chịu hay không? - Nếu phía bên người gây tai nạn không
chịu đền bù hoặc không có khả năng đền bù họ chỉ muốn chịu trách nhiệm hình sự có
được không? Trường hợp này pháp luật giải quyết như thế nào ạ. có bắt buộc họ phải đền
bù không.? - Sau khi đi gặp phía bên công an phụ trách điều tra họ có nói với em rằng ''
người nhà em đi sai hoàn toàn bên kia không có nghĩa vụ bồi thường '' liệu lời nói của
phía bên công an có đúng không ạ? - Em có hỏi bên kia đi quá tốc độ gây tai nạn chết
người liệu họ có phải bồi thường hay bị truy cứu trách nhiệm không ạ? thì phía bên công
an lại nói với em '' phía bên nhà xe chạy quá tốc độ chỉ bị xử phạt hành chính nếu như
bên nhà muốn ra pháp luật có khi phải bồi thường thiệt hại cho phía bên nhà xe?

Trả lời: Thứ nhất: Trách nhiệm hình sự có đặt ra đối với nhà xe trong trường hợp này
không?


Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định:
Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm
8. Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi
thở có nồng độ cồn.
Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100
mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.
11. Điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu.
Điều 9. Quy tắc chung
1. Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường,


phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
Theo đó, bố bạn có hành vi điều khiển xe máy đi ngược chiều, trong người có nồng độ
cồn (nếu vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở); Người lái
xe ô tô có hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định. Đây đều là các hành vi vi
phạm về an toàn giao thông đường bộ mà pháp luật cấm.
Tại khoản 1 Điều 202 BLHS 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định: “1. Người nào
điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông
đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài
sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo
không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.”
Như vậy, nếu đủ căn cứ chứng minh được hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ của chủ
xe oto thì chủ xe này phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm quy định về điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ, trong trường hợp này đã gây ra thiệt hại cho tính
mạng người khác.
Thứ hai: Vấn đề về bồi thường
Bộ Luật Dân sự 2005 quy định:
Điều 617. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại có lỗi
Khi người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại thì người gây thiệt hại chỉ phải
bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình; nếu thiệt hại xảy ra hoàn
toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải bồi thường.
Theo đó, cần căn cứ vào mức độ lỗi của hai bên cũng như thiệt hại thực tế để giải quyết
vấn đề bồi thường.



×