Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

de an giai the TT nuoc sach va VSMTNT t (23 10 2017) CHINH THUC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.94 KB, 9 trang )

UBND TỈNH QUẢNG NAM
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
DỰSố:
THẢO /ĐA-SNN&PTNT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do –Hạnh phúc
Quảng Nam, ngày

tháng

năm 2017

ĐỀ ÁN
GIẢI THỂ TRUNG TÂM NƯỚC SẠCH
VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN QUẢNG NAM
Phần I
SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ
I. SỰ CẦN THIẾT
Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Quảng Nam (gọi
tắt là Trung tâm) là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Nông nghiệp &
PTNT Quảng Nam, được đổi tên từ Trung tâm Nước sạch và Tư vấn thuỷ lợi theo
Quyết định số 254/QĐ-UBND ngày 18/01/2017 của UBND tỉnh Quảng Nam.
Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn có chức năng phục
vụ nhiệm vụ quản lý Nhà nước của Sở Nông nghiệp và PTNT về triển khai các
hoạt động nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng
Nam. Các nhiệm vụ chủ yếu gồm: Đề xuất với Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn và tổ chức thực hiện các chính sách, chiến lược, kế hoạch,
chương trình, dự án về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; thực hiện sản
xuất, cung cấp, tiêu thụ nước sạch nông thôn, quản lý, bảo vệ, sử dụng và khai


thác công trình nước sạch nông thôn tập trung được giao; Thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn của chủ đầu tư chương trình dự án nước sạch và vệ sinh môi trường
nông thôn; Tham gia điều tra thống kê về nước sạch và vệ sinh môi trường nông
thôn; Thu thập, xây dựng, quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu về nước sạch
và vệ sinh môi trường nông thôn;
Hiện nay, Trung tâm được giao quản lý, khai thác, sử dụng 08 công trình
nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Công tác tuyên truyền về nước sạch
và vệ sinh môi trường nông thôn còn nhiều hạn chế, do vậy, một bộ phận người
dân chưa có ý thức trong việc sử dụng nước, lãng phí nước hoặc lấy nước không
qua đồng hồ; công tác duy tu, bảo dưỡng chưa được quan tâm đúng mức; trình độ
chuyên môn của cán bộ quản lý và công nhân vận hành chưa đạt yêu cầu. Do vậy,
hiệu quả khai thác, sử dụng các công trình rất thấp. Với những chính sách của
Nhà nước, UBND tỉnh đã có chủ trương chuyển giao các công trình nước sạch và
vệ sinh môi trường nông thôn cho chính quyền địa phương quản lý; thực hiện
việc xã hội hóa nước sạch nông thôn.
Theo Thông tư số 15/2015/TT-BNN&PTNT ngày 26/3/2015 của Bộ Nông
Nghiệp &PTNT hướng dẫn nhiệm vụ các Chi cục và các tổ chức sự nghiệp trực
1


thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thủy lợi có chức năng
giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành và tổ chức
thực thi pháp luật về thủy lợi; đê điều và phòng, chống lụt, bão, thiên tai, nước sạch
nông thôn. Như vậy, trong các nhiệm vụ chủ yếu của Chi cục Thủy lợi đã bao gồm
hầu hết các nhiệm vụ quản lý nhà nước về nước sạch nông thôn; Trung tâm chỉ thực
hiện nhiệm vụ phục vụ công tác quản lý nhà nước về nước sạch và vệ sinh môi
trường nông thôn.
Để bảo đảm tinh gọn bộ máy, tăng hiệu quả trong công tác quản lý, phù hợp
với quy định pháp luật và tình hình thực tế, việc giải thể Trung tâm Nước sạch và Vệ
sinh môi trường nông thôn và chuyển chức năng, nhiệm vụ về Chi cục Thủy lợi là

cần thiết.
II. CƠ SỞ PHÁP LÝ
- Nghị quyết số 40/NQ-CP ngày 09/8/2012 của Chính phủ ban hành
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Thông báo kết luận của Bộ
Chính trị về Đề án “ Đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập,
đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ công”;
- Nghị định số 55/2012/NĐ-CP ngày 28/6/2012 của Chính phủ quy định về
thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;
- Thông tư 54/2013/ TT-BTC ngày 04/5/2013 của Bộ tài chính Quy định
Quản lý, sử dụng, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung và
Thông tư số 76/2017/TT-BTC ngày 26 tháng 7 năm 2017 cuả Bộ Tài chính về
sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 54/2013/TT-BTC;
- Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ về quy định
tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương;
- Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ Quy định
cơ chế tự chủ đơn vị sự nghiệp công lập;
- Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV ngày 25/3/2015
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp
và phát triển nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện;
- Thông tư số 15/2015/TT-BNNPTNT ngày 26/3/2015 của Bộ Nông
nghiệp và PTNT hướng dẫn nhiệm vụ các Chi cục và các tổ chức sự nghiệp trực
thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT; Thông tư số 30/2016/TT-BNNPTNT ngày
25/8/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sửa đổi, bổ sung Điều 9
Thông tư số 15/2015/TT-BNNPTNT ngày 26/3/2015 Hướng dẫn nhiệm vụ các
Chi cục và các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn;
- Quyết định số 35/2015/QĐ-UBND ngày 03/12/2015 của UBND tỉnh
Quảng Nam Ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ

2


chức của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Nam; Quyết định số
18/2016/QĐ-UBND ngày 29/8/2016 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc sửa
đổi, bổ sung Điều 4 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Nam;
- Quyết định số 605/QĐ-UBND ngày 08/02/2010 của UBND tỉnh Quảng
Nam về việc thành lập Trung tâm Nước sạch và Tư vấn thuỷ lợi; Quyết định số
254/QĐ-UBND ngày 18/01/2017 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc đổi tên
Trung tâm Nước sạch và Tư vấn thuỷ lợi thành Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh
môi trường nông thôn Quảng Nam;
- Thông báo số 176/TB-UBND ngày 12/5/2017 của UBND tỉnh Quảng
Nam về kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thu tại buổi làm việc với
lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT ngày 28/4/2017;
- Thông báo số 419/TB-UBND ngày 17/10/2017 của UBND tỉnh Quảng
Nam về việc kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh tại buổi làm
việc về cổ phần hóa các đơn vị thuộc Sở NN&PTNT, phương án chuyển giao các
công trình nước sạch nông thôn và thực hiện các dự án trọng điểm vùng Đông.
Phần II
NỘI DUNG XỬ LÝ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN SAU KHI GIẢI THỂ
TRUNG TÂM NƯỚC SẠCH VÀ VSMTNT
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU
1. Mục tiêu
Giảm đầu mối các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn; điều chuyển biên chế, lao động cho các Chi cục quản lý chuyên ngành, tăng
cường thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về nước sạch và vệ sinh môi
trường nông thôn theo đúng quy định của pháp luật.
2. Yêu cầu
- Sắp xếp, bố trí viên chức, người lao động Trung tâm sau khi giải thể vẫn

đảm bảo phù hợp vị trí việc làm.
- Việc giải thể Trung tâm Nước sạch và VSMTNT đảm bảo không ảnh
hưởng đến thực hiện nhiệm vụ về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
trên địa bàn.
II. HIỆN TRẠNG TỔ CHỨC, BỘ MÁY, BIÊN CHẾ VÀ TÀI SẢN
1. Về tổ chức bộ máy
Tổ chức bộ máy Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn
hiện tại gồm có 03 phòng: Hành chính - Tổng hợp, Kỹ thuật - Nghiệp vụ và Quản
lý công trình cấp nước.
2. Về nhân sự
Biên chế do Sở giao năm 2017: 16 biên chế sự nghiệp.
3


Đã thực hiện: 11 biên chế, HĐLĐ khác 08 người.
Danh sách nhân sự cụ thể như sau:
ST
T

Họ và tên

Ngày sinh

Trình độ chuyên môn

Ngày vào biên
chế/HĐLĐ

A.


VIÊN CHỨC: 11 người

I

Lãnh đạo Trung tâm

1

Lê Văn Dũng

02/8/1967

Thạc sĩ Thủy lợi

3/1994

2

Nguyễn Thanh Cao

10/02/1975

Thạc sĩ Thủy lợi (CQ)
KS XD thủy lợi, thủy điện;
KS xây dựng cầu đường

01/11/
2010

II


Phòng HC-TH

1

Phan Thị Tuyết

CN Kế toán tài chính
(TC)
Nhân viên bảo vệ

19/5/1967

2

Trần Hường
02/10/1958
Phòng
Kỹ thuật III
Nghiệp vụ
1 Đặng Ngọc Sơn
01/01/1964
2

Võ Minh Huy

22/01/1981

CN Địa chất
TC Xây dựng Cấp thoát

nước

01/1993
01/1983

9/1992
02/2007

Phòng quản lý công
trình cấp nước
Nguyễn Trí Đại
16/8/1963
Nguyễn Kỳ Hưng
25/5/1976
Cao Đình Tân
12/12/1979
Kiêm nhiệm tại Ban Q.
Lý Dự án

KS Lâm nghiệp
KS Cơ khí tàu thuyền
Trung cấp Trắc địa

11/1984
10/1999
11/2010

1

Trần Văn Khánh


06/3/1970

KS Xây dựng thủy lợi
thủy điện

01/02/1996

2

Mai Văn Hiển

28/3/1976

KS Xdựng thủy lợi thủy
điện

01/2004

B.

HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG:
08 người

1

Huỳnh Minh Nguyệt

08/4/1982


TC Kế toán

10/6/2011

2

Nguyễn Thị Thanh Yên

22/8/1982

TC Kế toán

08/2009

3

Nguyễn Thị Tuyết Nhung

26/7/1979

Nhân viên phục vụ

01/8/2012

4

Đoàn Văn Thạch

10/5/1976


SC Khoan

10/1999

5

Tô Văn Ngân

02/02/1983

TC Điện

12/2013

IV
1
2
3
V

4

Ghi
chú

BC
của
TT



6

Huỳnh Thị Thìn

16/4/1988

Th sỹ Sinh học

02/5/2013

7

Nguyễn Minh Bảo

10/9/1983

TC Thủy lợi

8/2010

8

Trịnh Văn Nam

01/7/1984

TC Điện

04/11/2011


3. Về tài sản, đất đai
3.1. Về tài sản
Tổng nguyên giá tài sản là: 34.891.963.887 đồng.
Tổng giá trị hao mòn lũy kế là: 7.117.113.345 đồng.
Tổng giá trị tài sản còn lại là: 27.774.850.542 đồng
(Kèm theo Biên bản kiểm kê tài sản cố định tại ngày 31/8/2017)
3.2. Về đất đai
Tổng diện tích đất được giao là 5.808,4 m2, trong đó:
- Diện tích đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 1.084,8
m (số 16 Lê Lợi, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam).
2

- Diện tích đất chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là
4.723,6 m2 (Số 02 Nguyễn Dục, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam: 1.636 m2; số
821/10 Phan Chu Trinh, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam: 3.087,6 m2).
III. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ CÁC VẤN ĐỀ PHÁT SINH CÓ LIÊN
QUAN
1. Phương án xử lý về chức năng, nhiệm vụ
Các chức năng, nhiệm vụ về nước sạch nông thôn của Trung tâm Nước
sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn được chuyển giao về Chi cục Thủy lợi
thực hiện. Bên cạnh đó, giao bổ sung cho Chi cục Thủy lợi thực hiện các chương
trình sự nghiệp về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn như kiểm nghiệm
chất lượng nước sạch, tổ chức tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường nông
thôn…
(Kèm theo Phụ lục 1- Phương án xử lý về chức năng, nhiệm vụ).
2. Phương án xử lý về tổ chức, bộ máy, nhân sự, tổ chức Đảng, Công
đoàn
Rà soát nhu cầu của các đơn vị thuộc Sở, sẽ điều động và bổ nhiệm lãnh
đạo Trung tâm cho các đơn vị còn thiếu lãnh đạo; trong đó ưu tiên cho các đơn vị
có chuyển giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về nước sạch và vệ sinh môi trường

nông thôn.
Biên chế, lao động thuộc Trung tâm được điều động, bố trí cho các đơn vị
Chi cục Thủy lợi, Chi cục Phát triển nông thôn, Văn phòng Điều phối nông thôn
mới tỉnh, Chi cục Thủy sản và đơn vị khác (nếu cần thiết) theo vị trí việc làm
5


nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ được giao. Các trường hợp không thể
điều động, bố trí được do không đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn, nghiệp
vụ, vị trí việc làm thì thực hiện giải quyết thôi việc theo chế độ, chính sách, quy
định pháp luật hiện hành, cụ thể như sau:
+ BQL Dự án đầu tư xây dựng các công trình NN&PTNT Quảng Nam: 01
viên chức;
+ Chi cục Thủy lợi: 04 viên chức (trong đó có 01 trường hợp nghỉ hưu từ
01/11/2018);
+ Văn phòng Điều phối CTMTQG Nông thôn mới: 03 viên chức + 01
HĐLĐ.
+ Chi cục Thủy sản: 01 viên chức;
+ Chi cục Kiểm lâm: 01 viên chức (xin nghỉ theo NĐ108 từ tháng 9/2018);
+ Giải quyết chế độ theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP (từ ngày
01/01/2018): 01 viên chức;
+ Chấm dứt HĐLĐ đối với 07 trường hợp HĐLĐ.
Giải thể tổ chức Đảng và Công đoàn (Chi bộ, Công đoàn cơ sở Trung tâm
Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn) chuyển sinh hoạt đảng viên, đoàn
viên theo Quyết định điều động và phân công công tác.
(Kèm theo Phụ lục 2 - Phương án điều động,bố trí nhân sự)
3. Phương án xử lý tài sản, phương tiện thiết bị, tài chính
3.1. Các hệ thống cấp nước sinh hoạt do đơn vị đang quản lý:
Chuyển giao cho các địa phương tiếp tục quản lý
(Kèm theo Phụ lục 03: Danh mục hệ thống cấp nước sinh hoạt điều

chuyển cho địa phương quản lý)
3.2. Trụ sở làm việc:
- Số 16, đường Lê Lợi, phường An Mỹ, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam: bàn
giao cho Trung tâm Phát triển sâm Ngọc Linh và dược liệu.
- Số 78, đường Hùng Vương, phường An Mỹ, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng
Nam: bàn giao Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Nam
- Số 821/10, đường Phan Châu Trinh, phường Hòa Hương, TP Tam Kỳ,
tỉnh Quảng Nam: bàn giao UBND TP Tam Kỳ.
3.3. Thiết bị kiểm nghiệm chất lượng nước sinh hoạt:
Đề nghị thành lập Hội đồng thanh lý tài sản theo quy định.
3.4. Các tài sản cố định khác:
Hầu hết đã hư hỏng, nếu sửa chửa chi phí sẽ rất lớn và sẽ không có hiệu
quả, đề nghị cho bán thanh lý.
6


(Kèm theo Phụ lục 04: Danh mục tài sản cố định đề nghị bán thanh lý)
(Gửi kèm Phụ lục 05: Danh mục hồ sơ, tài liệu liên quan đến tài sản)
3.4. Về công nợ phải thu, phải trả:
a. Công nợ phải thu: tổng công nợ phải thu là 497.651.448 đồng, gồm:
- Phải thu khách hàng: 419.570.122 đồng (Kèm theo Phụ lục 06: Tình hình
công nợ phải thu khách hàng)
- Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ: 23.728.344 đồng.
- Phải thu khác: 48.000.000 đồng.
- Tạm ứng: 6.352.982 đồng.
b. Công nợ phải trả: tổng công nợ phải trả là 332.497.668 đồng, gồm:
- Các khoản phải trả: 130.100.000 đồng (Kèm theo Phụ lục 07: Tình hình
công nợ phải trả).
- Phải trả người lao động: (3.600.000) đồng.
- Thuế GTGT đầu ra: 68.170.462 đồng.

- Phí, lệ phí: 9.914.809 đồng.
- Thuế TNDN: 108.588.555 đồng.
- Thuế khác: 19.323.842 đồng.
* Đối với các khoản công nợ có xác nhận, sẽ thực hiện thu nợ của các đối
tượng phải thu và thực hiện chi trả cho các đối tượng phải trả theo quy định;
* Đối với các khoản công nợ không có xác nhận nợ sẽ gửi văn bản đến các
cơ quan, đơn vị, cá nhân (đối tượng) hoặc đăng báo trong 3 kỳ liên tiếp để thông
báo cho các đối tượng có hoạt động giao dịch với đơn vị trước đây biết và đến
làm việc để đối chiếu công nợ; sau thời gian quy định nếu không có văn bản trả
lời, không đến làm việc hoặc có văn bản xác nhận không có các khoản nợ liên
quan thì các khoản công nợ không có xác nhận được xem như là một khoản thu
của đơn vị.
* Đối với các khoản nợ thuế: số tiền thuế TNDN và các khoản thuế liên
quan mà đơn vị còn nợ đến hết ngày 31/8/2017 chủ yếu phát sinh từ hoạt động tư
vấn từ năm 2016 trở về trước, trong khi đó số tiền còn phải thu từ các chủ đầu tư
mà trước đây đơn vị đã ký hợp đồng và nghiệm thu hoàn thành nhưng chưa thanh
toán hết cho đơn vị đến hết ngày 31/8/2017 là 444.004.000 đồng (Phụ lục 08:
Danh sách các chủ đầu tư còn nợ từ hoạt động tư vấn). Do đó các khoản nợ thuế
sẽ được đơn vị thanh toán ngay khi các chủ đầu tư chuyển trả hoặc báo cáo cấp
thẩm quyền giải quyết (nếu chủ đầu tư không chuyển trả).

7


4. Phương án xử lý kinh phí hoạt động
Tổng kinh phí ngân sách nhà nước giao dự toán năm 2017 là
1.325.000.000 đồng. Đến hết ngày 31/8/2017 đã sử dụng 833.137.963 đồng, dự
toán còn lại 491.862.037 đồng. Đối với dự toán còn lại, đề nghị đơn vị được tiếp
tục sử dụng để chi phục vụ cho các hoạt động của đơn vị (chi tiền lương, bảo
hiểm và các khoản chi phí có liên quan...) đến thời điểm giải thể.

(Kèm theo Phụ lục 09: Hiện trạng nguồn vốn, tài sản Trung tâm)
5. Các văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác nhận về tài chính, tài
sản, đất đai, các khoản vay, nợ phải trả và các vấn đề khác có liên quan (nếu
có)
(Kèm theo Phụ lục 5).
Phần III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN, KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
I. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
(Trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập và các cá
nhân có liên quan đối với việc thực hiện đề án giải thể đơn vị sự nghiệp công
lập và thời hạn xử lý )
- Sau khi UBND tỉnh phê duyệt Đề án, ban hành Quyết định giải thể Trung
tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Quảng Nam, Giám đốc Sở
Nông nghiệp & PTNT tổ chức thực hiện:
+ Điều động viên chức, người lao động, tài sản về các đơn vị trực thuộc Sở
theo Đề án đã được phê duyệt.
+ Chỉ đạo Giám đốc Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông
thôn thực hiện Chấm dứt hợp đồng lao động và giải quyết các chế độ chính sách
có liên quan cho người lao động theo đúng quy định của Pháp luật hiện hành.
Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tài liệu về tài chính, tài sản, chương trình, dự án để phục
vụ công tác bàn giao.
+ Chỉ đạo các phòng có liên quan, Chi cục Thủy lợi tham mưu sửa đổi, bổ
sung Quyết định ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Chi cục Thủy lợi Quảng Nam và tổ chức triển khai thực hiện.
+ Chỉ đạo Chi cục Trưởng Chi cục Thủy lợi, Thủ trưởng các đơn vị có liên
quan (Chi cục Kiểm lâm, Chi cục Thủy sản, Văn phòng điều phối CTMTQG
nông thôn mới) thực hiện bố trí, sắp xếp vị trí công việc phù hợp đối với các viên
chức, người lao động từ Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn
chuyển sang.
- Phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu UBND tỉnh điều động viên chức thuộc

diện UBND tỉnh quản lý.
8


+ Phối hợp với các Sở, ngành và địa phương thực hiện việc bàn giao các
công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
+ Phối hợp với các Sở, ngành thực hiện thanh lý các tài sản của Trung tâm
theo đúng quy định hiện hành.
II. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Việc giải thể Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn
không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ về nước sạch và vệ sinh môi
trường nông thôn trên địa bàn của tỉnh, phù hợp với các quy định hiện hành và
điều kiện thực tiễn hiện nay. Tăng cường công tác quản lý nhà nước, phát huy
năng lực của các tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực về nước sạch và vệ sinh môi
trường nông thôn.
2. Đề nghị
Kính đề nghị UBND tỉnh sớm ban hành Quyết định phê duyệt Đề án giải
thể Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh kính trình UBND tỉnh xem
xét, quyết định để tổ chức thực hiện./.
GIÁM ĐỐC

9



×