Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Nghiên cứu đề xuất giải pháp thực hiện cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tại tỉnh Tuyên Quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 88 trang )

1
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
PHẦN MỞ ĐẦU 3
CHƢƠNG 1 7
THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẤP NƢỚC 7
VÀ VỆ SINH MÔI TRƢỜNG NÔNG THÔN TỈNH TUYÊN QUANG 7
1.1. Các yếu tố tác động đến cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường
nông thôn tỉnh Tuyên Quang 7
1.1.1. Các yếu tố tự nhiên
7
1.1.2. Đặc điểm thuỷ văn và địa chất thuỷ văn
9
1.1.3. Các yếu tố kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng
17
1.1.4. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020
20
1.2. Tài nguyên nƣớc và môi trƣờng 22
1.2.1. Nước mưa
22
1.2.2. Nước mặt
25
1.2.3. Nước ngầm
28
1.2.4. Hiện trạng chất lượng nước
30
1.2.5. Tài nguyên đất và rừng
31
1.3. Hiện trạng cấp nƣớc sinh hoạt và vệ sinh môi trƣờng nông thôn 32
1.3.1. Hiện trạng cấp nước 33
1.3.2.


Hiện trạng vệ sinh môi trường
39
1.3.3.
Các hoạt động thức đẩy về cấp nước và vệ sinh môi trường
Nông thôn tỉnh Tuyên Quang
41
CHƢƠNG 2 46
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CUNG CẤP NƢỚC
SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƢỜNG NÔNG THÔN TỈNH TUYÊN
QUANG 46
2.1. Giải pháp về quy hoạch 46
2.1.1. Quy hoạch cấp nước sinh hoạt nông thôn
46
2.1.2. Quy hoạch vệ sinh môi trường nông thôn
49
2.1.2.2. Phân vùng vệ sinh môi trường nông thôn 49
Cơ sở phân vùng đƣợc dựa trên những tiêu chí sau: 49
- Điều kiện tự nhiên của vùng. 49
Kinh phí xây dựng các công trình cấp nƣớc: 239.183 triệu đồng
52
Tổng cộng: 372.608 triệu đồng
52
Tổng kinh phí: 157.259 triệu đồng
52
2
Tổng kinh phí: 240.349 triệu đồng
53
2.2. Giải pháp về thông tin, giáo dục và truyền thông 53
2.2.1. Vai trò của truyền thông 53
2.2.2. Các giải pháp thực hiện 54

2.3. Giải pháp về vốn 56
2.3.1. Giai đoạn 2008 - 2010 57
2.3.2. Giai đoạn 2011 - 2020 58
2.4. Các giải pháp về chính sách 60
2.4.1. Công tác đào tạo 60
2.4.2. Chính sách bảo vệ nguồn nƣớc và tài nguyên môi trƣờng 61
Các giải pháp về công nghệ 62
Công nghệ cấp nước 62
2.6 Giải pháp quản lý vận hành công trình CN & VSMT nông thôn 84
2.6.1. Công trình cấp nước tập trung 84
2.6.2. Công trình cấp nước nhỏ lẻ quy mô hộ gia đình: chủ sở hữu công
trình tự tổ chức xây dựng và quản lý, nhƣng cần đƣợc hƣớng dẫn công
nghệ, kỹ thuật và quy định trong việc hoạt động đảm bảo việc khai thác
nguồn nƣớc hợp lý và bảo vệ môi trƣờng. 85
K
K


T
T


L
L
U
U


N
N



V
V
À
À


K
K
I
I


N
N


N
N
G
G
H
H


85
Tài liệu tham khảo 89
Tài liệu tham khảo 89


















1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết và ý nghĩa khoa học của đề tài
Nước sạch và vệ sinh môi trường là một trong những nhu cầu cơ bản trong đời
sống hàng ngày của con người và đang trở thành một đòi hỏi bức bách trong việc
bảo vệ sức khoẻ và cải thiện điều kiện sinh hoạt cho nhân dân.
Nước có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống con người nhưng đó phải là
nguồn nước sạch. Ngược lại nếu nguồn nước đó bị ô nhiễm thì lại có tác hại rất lớn
đối với sức khỏe của cộng đồng. Nguồn nước sông ngòi, ao hồ bị ô nhiễm chủ yếu
do chất thải của con người và động vật. Ô nhiễm nước là nguyên nhân lan truyền
dịch bệnh rất nguy hiểm, có thể gây tử vong cho nhiều người. Theo số liệu thống kê
của tổ chức Y tế thế giới thì nước bẩn dùng cho sinh hoạt là nguyên nhân gây nên
hơn 80% các loại bệnh tật của con người.
Trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến vấn đề cung

cấp nước sạch cho nhân dân. Chính vì vậy Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ VIII đã
chỉ rõ “Cần phải cải thiện việc cấp thoát nước ở đô thị, thêm nguồn nước sạch cho
nông thôn”.
Nhà nước luôn ưu tiên cho phát triển Cấp nước sạch và Vệ sinh nông thôn.
Năm 1998 Chính phủ đã quyết định đưa việc giải quyết nước sạch và vệ sinh môi
trường nông thôn trở thành một trong bảy chương trình mục tiêu quốc gia quan
trọng nhất. Ngày 25/8/2000, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc
gia về nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020. Với những kết quả đạt được
từ Chương trình MTQG giai đoạn I, Thủ tướng Chính phủ đã tiếp tục phê duyệt giai
đoạn II của Chương trình với mục tiêu đến năm 2010, 85% dân số nông thôn được
sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh trong đó có 50% được sử dụng nước sạch đạt
tiêu chuẩn 09/2005/QĐ-BYT ngày 13/11/2005, 70 % số hộ gia đình ở nông thôn có
nhà tiêu hợp vệ sinh; 70% số hộ nông dân chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh theo
Quyết định số 277/2006/QĐ-TTg ngày 11/12/2006 của Thủ tướng chính phủ.
2
Tuyên Quang là một tỉnh miền núi, nền kinh tế còn gặp rất nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, thời gian vừa qua, để góp phần cải thiện điều kiện cấp nước sinh hoạt và
vệ sinh môi trường cho các khu vực dân cư nông thôn trên địa bàn Tỉnh, đóng góp
vào việc thực hiện mục tiêu của Chương trình Quốc gia và Chiến lược quốc gia về
nước sạch và vệ sinh nông thôn, các ban, ngành của tỉnh Tuyên Quang đã rất quan
tâm đến lĩnh vực cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Từ năm 2001,
UBND tỉnh đã chỉ đạo các Ban, ngành của tỉnh xây dựng Quy hoạch cấp nước sinh
hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2001 - 2010,
Quy hoạch này đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số: 1975/QĐ - UB
ngày 26 tháng 11 năm 2001. Sau 05 năm thực hiện quy hoạch, công tác cấp nước
sạch và VSMT nông thôn ở tỉnh đã đạt được những thành tựu đáng kể: các công
trình cấp nước tập trung bơm dẫn, hệ tự chảy đã, đang phát triển dần dần thay thế
các loại hình cấp nước nhỏ lẻ; tỷ lệ người dân nông thôn sử dụng nước sinh hoạt
hợp vệ sinh ngày được nâng cao.
Tuy nhiên đến hết năm 2007 theo ước tính của Trung tâm nước sạch và vệ

sinh môi trường tỉnh Tuyên Quang tỷ lệ người dân nông thôn được cấp nước hợp vệ
sinh trên địa bàn của Tỉnh còn rất thấp mới đạt khoảng trên 56%, tỷ lệ chuồng trại
hợp vệ sinh đạt khoảng gần 40% và tỷ lệ hố xí hợp vệ sinh gần 60%. Chính vì vậy
việc lựa chọn đề tài đánh giá hiện trạng cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn
tỉnh Tuyên Quang, nghiên cứu đề xuất các giải pháp thực hiện công tác cung cấp
nước sạch và vệ sinh môi trường cho nông thôn tỉnh Tuyên Quang phù hợp với định
hướng phát triển của tỉnh cũng như của đất nước trong giai đoạn tới là phù hợp với
chủ trương của Đảng và Chính phủ.
2. Quan điểm, mục tiêu của nghiên cứu
2.1. Quan điểm
- Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp tổng hợp thực hiện công tác cấp nước
sinh hoạt và VSMT nông thôn phù hợp với các Quy hoạch tổng thể phát triển kinh
3
tế - xã hội khác của tỉnh, theo định hướng phát triển, nhằm nâng cao chất lượng
sống của người dân vùng nông thôn, tiến tới xây dựng nông thôn mới.
- Đẩy mạnh xã hội hoá phù hợp với cơ chế mới trong lĩnh vực cấp nước và
vệ sinh môi trường, nâng cao nhận thức, phát huy tinh thần tự lực trong nhân dân.
- Kết hợp chặt chẽ giữa các biện pháp quản lý Nhà nước, biện pháp hành
chính với việc tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện công tác cấp nước sinh
hoạt và VSMT nông thôn.
2.2. Mục tiêu
Mục tiêu chính của luận văn là nghiên cứu đề xuất các giải pháp thực hiện công
tác cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Tuyên Quang sao cho phù
hợp với định hướng phát triển của tỉnh dựa trên những số liệu điều tra, thu thập về
hiện trạng cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn.
Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp tổng hợp thực hiện công tác cấp nước
sạch và VSMT nông thôn tỉnh Tuyên Quang với các mục tiêu chung sau:
+ Làm cơ sở khoa học cho các cấp chỉ đạo về cấp nước sinh hoạt và VSMT
nông thôn của tỉnh.
+ Định hướng cho việc lập kế hoạch dài hạn và làm cơ sở cho các địa

phương xây dựng các dự án đầu tư về cấp nước sinh hoạt và VSMT nông thôn.

+ Khai thác hợp lý, có hiệu quả các nguồn nước, bảo vệ tài nguyên nước và
môi trường bền vững nhằm giải quyết nhu cầu nước sinh hoạt cho nhân dân nông
thôn.
+ Nâng cao nhận thức vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân cho cộng đồng;
đồng thời giảm tỷ lệ bệnh tật có liên quan đến việc sử dụng nguồn nước và vệ sinh
môi trường không đảm bảo.

+ Nâng cao nhận thức của nhân dân về đầu tư xây dựng công trình cấp nước
sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn; hướng tới nhân dân thực hiện, hành
động theo quy hoạch.
4
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: lĩnh vực cấp nước và vệ sinh nông thôn.
Phạm vi nghiên cứu:
- Tổng quan hiện trạng cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh
Tuyên Quang
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp thực hiện công tác cấp nước sạch và vệ
sinh phù hợp cho nông thôn tỉnh Tuyên Quang
4. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp điều tra tổng hợp
- Phương pháp phân tích thống kê
- Phương pháp kế thừa
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp hệ thống thông tin địa lý (GIS)
5. Kết cấu luận văn
Luận văn gồm: phần mở đầu, 2 chương chính, phần kết luận và kiến nghị.
Phần mở đầu

Chương 1: Thực trạng và các yếu tố tác động đến cấp nước và vệ sinh môi
trường nông thôn tỉnh Tuyên Quang
Chương 2: Nghiên cứu đề xuất giải pháp thực hiện cung cấp nước sạch và vệ
sinh môi trường nông thôn tỉnh Tuyên Quang
Phần kết luận và kiến nghị
Ngoài ra luận văn còn có các phần phụ lục, bảng biểu và tài liệu tham khảo




5
CHƢƠNG 1
THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẤP NƢỚC
VÀ VỆ SINH MÔI TRƢỜNG NÔNG THÔN TỈNH TUYÊN QUANG

1.1. Các yếu tố tác động đến cấp nƣớc sinh hoạt và vệ sinh môi trƣờng nông
thôn tỉnh Tuyên Quang
1.1.1. Các yếu tố tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía Bắc, có tọa độ địa lý từ 21
0
29’ đến
22
0
42’ vĩ độ Bắc và 104
0
50’ đến 105
0
36’ kinh độ Đông, có địa giới hành chính như
sau:

- Phía Bắc và Tây Bắc giáp các tỉnh Hà Giang và Cao Bằng.
- Phía Đông giáp tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên.
- Phía Đông Bắc giáp tỉnh Cao Bằng.
- Phía Nam giáp các tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc.
- Phía Tây giáp tỉnh Yên Bái.
Tỉnh Tuyên Quang có tổng diện tích tự nhiên là 5.868 km
2
, bằng 1,78 % diện
tích của cả nước. Toàn tỉnh có: 5 huyện (Sơn Dương, Yên Sơn, Hàm Yên, Chiêm
Hoá, Na Hang) và 1 thị xã (Thị xã Tuyên Quang) với 132 xã, 5 thị trấn và 3
phường. Trong đó có 27 xã được xếp vào vùng đặc biệt khó khăn.
1.1.1.2. Địa hình địa mạo

Địa hình của Tuyên Quang khá phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều dãy núi cao
và sông suối, đặc biệt ở phía Bắc tỉnh. Phía Nam tỉnh có địa hình thấp dần, ít bị chia
cắt hơn, có nhiều đồi núi thấp và thung lũng chạy dọc theo các con sông. So với các
tỉnh vùng núi phía Bắc thì Tuyên Quang có độ cao trung bình không lớn, đỉnh cao
6
nhất tỉnh là đỉnh Chạm Chu với độ cao là 1.580 m. Do điều kiện địa hình như vậy
nên có thể phân chia địa hình toàn tỉnh Tuyên Quang thành 3 vùng như sau:
Vùng 1: Là vùng núi cao nằm ở phía Bắc tỉnh bao gồm toàn bộ huyện Nà
Hang, một phần các huyện Chiêm Hoá, Hàm Yên và phía Bắc huyện Yên Sơn.
Vùng này chiếm trên 50 % diện tích toàn tỉnh, với độ dốc trung bình từ 20
0
 25
0
,
độ cao trung bình khoảng 660 m, giảm dần từ Bắc xuống Nam.
Vùng 2: Là vùng núi thấp gồm các xã của huyện Chiêm Hoá, Hàm Yên, một
phần phía Nam huyện Yên Sơn và huyện Sơn Dương. ở đây đồi núi chiếm 70%

diện tích, địa hình phức tạp, có nhiều sông suối, giao thông đi lại gặp nhiều khó
khăn.
Vùng 3: Là vùng đồi trung du nằm ở phần giữa tỉnh, gồm thị xã Tuyên
Quang, phần còn lại của huyện Yên Sơn và Sơn Dương; có diện tích nhỏ, chiếm
khoảng 9% diện tích toàn tỉnh.
1.1.1.3 Khí hậu

Khí hậu Tuyên Quang vừa mang tính chất đa dạng của chế độ gió hoàn lưu
gió mùa nhiệt đới, chịu ảnh hưởng của khí hậu lục địa Bắc á - Trung Hoa, vừa mang
tính chất của khí hậu vùng núi cao có địa hình bị chia cắt mạnh.
Nhiệt độ.
Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 22  24
0
C; tối cao trung bình khoảng 27
 28
0
C; tối thấp trung bình khoảng 19,5  20,5
0
C. ở phía Bắc tỉnh nhiệt độ trung
bình khoảng 22,5  22,9
0
C, ở phía Nam tỉnh khoảng 22,9  23,2
0
C. Tổng nhiệt độ
năm ở phía Bắc tỉnh khoảng trên 8.200
0
C và ở phía Nam: khoảng trên 8.400
0
C.
Lượng mưa.

Lượng mưa trung bình năm đạt 1.700  1.750mm, do địa hình diễn biến phức
tạp, lượng mưa cũng bị phân hoá theo các vùng khác nhau. Mùa mưa kéo dài từ
7
tháng IV đến tháng X. Mùa khô từ tháng XII  III, lượng mưa trung bình tháng
không vượt quá 60 mm. (Bảng 1.1).
Bảng1.1: Lượng mưa trung bình tháng và năm (mm)
Trạm
Tháng
TX. Tuyên Quang
Hàm Yên
Chiêm Hoá
2004
2005
2006
2007
2004
2005
2006
2007
2004
2005
2006
2007
1
10,9
31,3
39,6
22,9
14,8
23,6

40,1
27,0
16,1
17,1
44,4
29,1
2
37,2
25,2
90,1
10,6
81,4
31,4
49,6
23,0
48,7
13,2
316,0
20,6
3
105,8
60,9
14,0
41,5
89,9
39,3
33,1
51,6
94,9
41,2

17,1
42,1
4
74,0
60,8
71,4
244,0
133,3
103,4
169,7
287,2
90,1
152,3
104,0
227,7
5
191,6
240,1
251,2
299,0
249,3
422,7
406,8
354,8
133,1
415,0
330,1
269,8
6
276,0

352,5
299,2
145,4
276,8
352,5
226,3
219,7
242,1
467,5
281,1
214,8
7
567,6
395,8
245,3
333,3
567,1
466,3
250,5
213,8
525,8
416,9
134,7
339,1
8
265,8
170,9
326,4
159,6
227,1

403,4
274,9
324,3
296,9
337,3
243,3
240,2
9
117,4
140,4
164,4
48,0
78,6
62,7
178,5
64,0
95,1
134,8
105,6
68,0
10
339,2
140,3
27,4
9,0
169,0
93,3
81,8
1,2
122,2

84,1
22,3
1,5
11
14,5
28,8
1,9
41,7
4,5
20,8
20,0
88,7
39,7
29,2
4,5
106,7
12
7,2
50,4
4,3
3,3
4,8
69,3
9,7
7,5
7,3
53,8
7,3
13,2
Cả năm

2.007
1.697
1.535
1.358
1.896
2.084
1.741
1.663
1.712
2.162
1.610
1.573
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang 2004- 2007)
1.1.2. Đặc điểm thuỷ văn và địa chất thuỷ văn
1.1.2.1. Đặc điểm thuỷ văn
Với những đặc điểm trên, địa hình của Tuyên Quang đã hình thành một
mạng lưới sông suối điển hình khá phát triển, với mật độ đạt 0,9 km/km
2
.

Toàn tỉnh
có khoảng 500 sông, suối lớn nhỏ chảy qua. Có sông Lô, sông Gâm, sông Phó Đáy,
và các phụ lưu cấp I, cấp II của sông Hồng là các sông lớn chảy qua địa bàn tỉnh.
Đặc điểm của một số sông chính như sau

8
a) Sông Lô.
Sông Lô bắt nguồn từ Vân Nam Trung Quốc, với tổng chiều dài của sông là
470 km, trong đó đoạn trong lãnh thổ Việt Nam là 275 km. Sông Lô là một phụ lưu
lớn của hệ thống sông Hồng với tổng diện tích lưu vực là 39.000 km

2
. Phần diện
tích lưu vực của sông Lô thuộc lãnh thổ Việt Nam bao gồm trung và hạ du của lưu
vực thuộc hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang là 22.600 km
2
, chiếm 58 % tổng diện
tích toàn lưu vực.
Hệ thống sông Lô có 216 phụ lưu có chiều dài lớn hơn 10 km; có 10 lưu vực
với diện tích lớn hơn 500 km2. Trong đó sông Chảy, sông Gâm, sông Miên, sông
Con và sông Phó Đáy là những phụ lưu lớn nhất.
Phần sông Lô thuộc địa phận Tuyên Quang bao gồm cả trung và hạ lưu của
dòng chính. Từ Vĩnh Tuy đến Tuyên Quang vẫn thuộc vùng trung lưu của sông Lô,
chảy qua vùng đồng bằng Đệ tam theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Cũng trong
dòng sông này, tại Khe Lau, sông Lô được tiếp nước từ sông Gâm. Do sông Gâm là
phụ lưu lớn nhất của sông Lô, với lượng nước xấp xỉ chiếm 35% tổng lượng nước
của lưu vực sông Lô. Mật độ sông suối trong hệ thống sông Lô dao động trong
khoảng 0,46  1,94km/km
2
, trung bình đạt 0,98 km/km
2
và phụ thuộc chặt chẽ vào
điều kiện địa hình và khí hậu của từng khu vực. Mật độ sông suối lớn nhất tập trung
tại khu vực sông Con, Ngòi Sảo, Nậm Mận do đây là vùng có lượng mưa bình
quân năm khá lớn, các sông suối lại được hình thành trên nền cao nguyên diệp thạch
có mức độ xâm thực và chia cắt lớn.
b) Sông Gâm.

Sông Gâm là phụ lưu cấp I lớn nhất của sông Lô, cũng bắt nguồn từ Trung
Quốc chảy vào Việt Nam qua địa phận Cao Bằng sang Hà Giang, rồi chảy qua
huyện Na Hang, huyện Chiêm Hoá của Tuyên Quang và nhập vào sông Lô ở phía

Tây Bắc, cách thị xã Tuyên Quang 10 km. Tổng chiều dài của sông Gâm là 297km,
trong đó đoạn thuộc địa phận Việt Nam là 217 km. Do chảy qua nhiều vùng có địa
thế hiểm trở nên sông quanh co uốn khúc, len lỏi qua nhiều dãy núi đá vôi hoặc
9
chảy ngầm qua núi, nhiều đoạn tạo thành các hẻm vực. Diện tích lưu vực sông Gâm
là 17.140 km
2
, bằng 44,1% tổng diện tích lưu vực sông Lô. Phần diện tích thuộc
lãnh thổ Việt Nam là 9.780 km
2
. Lưu vực sông Gâm được giới hạn bởi cánh cung
Ngân Sơn ở phía Đông, cánh cung sông Gâm ở Đông Nam, còn phía Tây và Tây
Bắc là đường phân nước giữa sông Lô và sông Gâm. Lưu vực sông Gâm có dạng
dài, chiều dài gấp 7 lần chiều rộng nên mức độ tập trung nước kém hơn so với dòng
chính.

Đoạn từ Na Hang trở lên dòng sông có nhiều đá cổ, các thác hiểm trở gây
nhiều khó khăn cho thuyền bè đi lại. Trở xuống, độ dốc đáy sông đã giảm nhỏ, lòng
sông mở rộng và thoải hơn, thường chỉ tồn tại những soi và bãi giữa dòng nên vận
tải thuỷ dễ dàng hơn. Về mùa cạn độ sâu lòng sông thường từ 0,6  1m và rộng
khoảng 70m. Hạ lưu sông có độ sâu dòng chảy từ 1  1,5m và rộng khoảng 120m
vào mùa cạn.
c)
Sông Phó Đáy.

Sông Phó Đáy bắt nguồn từ tỉnh Bắc Kạn chảy qua Hà Giang rồi chảy vào
Tuyên Quang tại các xã vùng ATK huyện Yên Sơn, các xã của huyện Sơn Dương,
sau đó chảy vào Phú Thọ và nhập với sông Lô phía trên Việt Trì. Tổng chiều dài
sông là 170 km. Với tổng diện tích lưu vực là 1.610 km
2

, lưu vực sông có chiều dài
là 129 km, chiều rộng bình quân là 14,4 km. Do chảy trong vùng trung du nên độ
cao và độ dốc trung bình của lưu vực không lớn, đạt 216 m và 14,4 %.
Do đoạn đầu sông Phó Đáy chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, qua Tân
Trào lại đổi hướng thành Bắc - Nam, nên dòng chính có hệ số uốn khúc đạt 1,67.
Lưu vực sông Phó Đáy có diện tích nhỏ nên tỷ lệ nước góp vào dòng chính không
lớn, chỉ bằng 1/10 lượng nước góp của sông Gâm vào dòng chính.
1.1.2.2. Đặc điểm địa chất thuỷ văn
Nước ngầm ở Tuyên Quang có 2 dạng tồn tại chủ yếu là nước lỗ hổng và
nước khe nứt.
10
a) Nước lỗ hổng

Đặc điểm chung

Nước lỗ hổng tồn tại trong các thành tạo Đệ tứ gồm cuội, sỏi, cát, đó là các
bồi tích của sông Lô, sông Gâm và một vài nơi khác. Tuổi các thành tạo này là
Pleistoxen giữa trên, cũng có các trầm tích tuổi Holoxen nhưng hầu hết mỏng.
Thành phần thạch học khá hỗn tạp, ở các thung lũng giữa núi và ven các suối gồm
cát sét, dăm, sạn, cát, chiều dày lớn nhất cũng không quá 10 m. Có quan hệ mật
thiết với nước mặt, nước ngầm trong tầng là một hệ thống thuỷ lực liên tục. Mực
nước ngầm cách mặt đất không sâu, chỉ 2  3 m, lưu lượng các giếng 1  2 m
3
/h.
Về chất lượng nước đều thuộc loại nước nhạt, độ tổng khoáng hoá từ 0,1 
0,5 g/l. Nước ngầm được cung cấp bởi nước mưa và nước từ các tầng đá gốc thấm
vào từ bên sườn. Động thái đồng pha với động thái của nước mặt.
Trong các khoảnh Đệ tứ lớn thuộc bồi tích sông Lô, nước lỗ hổng chứa trong
các tầng cát, cuội sỏi, chiều dày của trầm tích Đệ tứ đến trên 30 m. Riêng phần cuội
sỏi chứa nước tốt phân bố ở chiều sâu từ 10 m trở xuống và chiều dày từ 5  28 m.

Nước ngầm có áp lực, mực nước cách mặt đất 1,7 m. Nước có quan hệ thuỷ
lực khá rõ nét với nước mặt.
Lưu lượng các lỗ khoan từ 2  3 l/s đến 20  30 l/s.
 Tầng chứa nước lỗ hổng
Tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích Đệ tứ (Q)
Tầng chứa nước này phân bố chủ yếu ở vùng thị xã Tuyên Quang, ngã ba Lô
Gâm và một vài nơi khác. Đây là tầng có giá trị về cung cấp nước và cũng đã được
nghiên cứu khá kỹ ở vùng thị xã Tuyên Quang. Tại đây tầng chứa nước trong Đệ tứ
chiếm diện tích khoảng 25 km
2
. Phần lớn bị phủ bởi các trầm tích có tuổi Holoxen
và nằm trực tiếp trên mặt bào mòn của đá cổ thuộc hệ tầng Pia Phương. Thành phần
thạch học bao gồm cát thạch anh hạt thô lẫn sạn sỏi nhỏ, có chiều dày tầng đến 28
11
m, trong đó phần chứa nước giàu dày đến 14 16 m. Nước ngầm có áp lực yếu.
Mực nước thay đổi từ 1  7 m và có quan hệ trực tiếp với nước mặt. Đã có 9 LK
nghiên cứu tầng này, lưu lượng của các lỗ khoan đạt từ 14  18,5l/s, tỷ lưu lượng
đạt từ 7  12,34 l/sm. Tại khu vực thị xã Tuyên Quang tầng này vào loại đồng nhất.
Chất lượng nước đạt yêu cầu cho cung cấp nước sinh hoạt.
Nguồn bổ cấp cho nước của tầng này trong điều kiện tự nhiên là nước mưa,
nước mặt và nước ngầm trong tầng S2 - D1 pp nằm dưới. Nước lỗ hổng trong trầm
tích Đệ tứ (Q) cung cấp cho nước mặt và nước ngầm trong tầng S2 - D1 pp nằm
dưới hoặc ngược lại, tuỳ thuộc vào pha dao động mực nước trong các tầng.
Trong các thung lũng suối nhỏ giữa núi, tầng chứa nước Đệ tứ khá hỗn tạp
gồm cả sét cát, dăm, sạn, chiều dày không lớn, chiều sâu mực nước thay đổi từ 2 
3 m, lưu lượng các giếng không quá 0,15 l/s.
b) Nước khe nứt
 Đặc điểm chung
Các thành tạo địa chất chứa nước khe nứt chiếm trên 95% diện tích của Tỉnh. Thành
phần thạch học bao gồm chủ yếu là trầm tích lục nguyên bị biến chất ở những mức

độ khác nhau, hầu hết là đá phiến xerixit, clorit, cát kết dạng quaczit, cát kết, cát bột
kết. Các trầm tích cacbonat cũng chiếm những diện tích rộng lớn ở phía Bắc và
trung tâm của tỉnh. Chiều sâu đới huỷ hoại nứt nẻ do phong hoá và ảnh hưởng của
đứt gãy đến khoảng 80  100 m. Nước ngầm trong đơn vị chứa nước này khá phong
phú, là đối tượng điều tra khai thác chủ yếu ở vùng Tuyên Quang.
 Các tầng chứa nước khe nứt
Tầng chứa nước khe nứt trong trầm tích Neogen (N
1
nd)
Tầng này được lộ ra trên một diện tích nhỏ ở Phan Lương (Sơn Dương) và
một phần chìm xuống ở thị xã Tuyên Quang. Thành phần thạch học chủ yếu là đá
cuội kết, sạn kết xen lẫn với các lớp đá phiến sét và thấu kính than đá. Đất đá ở đây
bị phong hoá nứt nẻ nhiều, tạo nên các khe nứt và lỗ hổng lớn. Vì vậy, nước ngầm
12
được tích tụ và lưu thông với lưu lượng tương đối lớn. Kết quả ba lỗ khoan trong
tầng này ở độ sâu từ 31  35 m có lưu lượng bình quân đạt 80 m3/ngày. Nước khá
trong, không mùi, vị ngọt, có thành phần chung là Bicacbonat Natri. Như vậy, tầng
này có khả năng cung cấp một trữ lượng nước ngầm khá lớn, phục vụ tốt cho sinh
hoạt.
Tầng chứa nước khe nứt trong trầm tích Triat hạ - trung (T
2
td, T
3
n-r vl, T
3
nc)

Tầng chứa nước này phân bố chủ yếu ở phía Tây tỉnh, thuộc địa bàn huyện
Sơn Dương và một phần huyện Yên Sơn. Thành phần thạch học chủ yếu là cuội kết,
sạn kết và các lớp đá phiến sét chứa các thấu kính đá và các vỉa than. Đồng thời

phức hệ này còn chiếm một diện lộ các loại đá phiến phun trào Xyôlit và Granit.
Nước ngầm ở đây được tồn tại và lưu thông trong đới phong hóa phần trên mặt. Mặt
khác, ở phần sâu nước được tồn tại trong khe nứt và đới phá huỷ kiến tạo, nhưng
khả năng khai thác khó hơn. Qua các giếng đào, nước ngầm ở đây rất trong, không
mùi, không vị, có khả năng cung cấp nước cho sinh hoạt bằng các công trình giếng
khơi và các điểm lộ tự nhiên.
Tầng chứa nước khe nứt trong trầm tích Devon hạ - trung (D
1
ml, D
2
ld, D
2
đt)
Tầng chứa nước này phân bố trên một diện tích rộng ở phía Bắc tỉnh Tuyên
Quang, gồm: huyện Na Hang, phía Bắc huyện Hàm Yên và Chiêm Hóa, ngoài ra
còn một số nơi thuộc thị xã Tuyên Quang và huyện Yên Sơn. Qua các công trình
giếng khơi của những hộ dân lấy nước ở phần này thấy có lưu lượng không lớn và
biến đổi theo mùa rõ rệt. Một số giếng đào bị cạn vào mùa khô, nếu giếng có nước
thì là phải ở rất sâu do hoạt động kiến tạo và karst hoá tạo nên các đới phá hủy và
hang hốc karst. Nước chủ yếu được tàng trữ trong đới phá hủy và hang hốc karst
này. Kết quả khoan thăm dò nước tại thị xã Tuyên Quang gồm có 22 lỗ khoan vào
tầng đá vôi của phức hệ này, thấy có chiều dày tầng chứa nước từ 35  65 m, với
tổng trữ lượng cấp (A + B) là 12.980 m3/ngày, và cấp C1 là 11.200 m3/ngày. Nước
có thành phần hoá học là Bicacbonat Canxi Magie, hàm lượng vi sinh vật đạt tiêu
chuẩn vệ sinh.
13
Tầng chứa nước khe nứt trong trầm tích Silua - Devon (S - D
1
pp)


Ở vùng thị xã Tuyên Quang tầng này bị phủ bởi các trầm tích Đệ tứ, diện lộ
không lớn. Do bị ảnh hưởng của các đứt gãy, đá bị hủy hoại và karst phát triển
mạnh. Mức độ nứt nẻ, karst phát triển theo chiều sâu ở nhiều đoạn: từ 19  24 m
đến 71  72m. Đới chứa nước thường phổ biến ở độ sâu từ 16  60m.
Ở vùng Sơn Dương đã khoan thăm dò một số nơi, Tất cả các lỗ khoan đều
gặp hang Karst ở một số đoạn. Lưu lượng các lỗ khoan từ 5,88  9,5 l/s, tỷ lưu
lượng từ 0,28  5,58 l/sm. Nước trong, không mầu, không mùi, vị nhạt. Độ pH thay
đổi từ 5,6  8,6 chủ yếu nước thuộc loại kiềm yếu. Độ cứng tổng quát từ 0,7  7,1
mg/l. Độ tổng khoáng hoá 0,3  0,4 g/l. Loại hình hoá học của nước: Bicacbonat -
Canxi. Tổng lượng sắt (Fe
2+
+ Fe
3+
) không vượt quá 1,6 mg/l. Các vi nguyên tố độc
hại đều nằm dưới giới hạn cho phép, riêng ở vùng Sơn Dương hàm lượng chì (Pb)
từ 15,7  26 /l là đáng chú ý.
Lượng vi khuẩn ưa khí dao động từ 28  4.000 con/ml ở Tuyên Quang và
720 con/ml ở Sơn Dương, Coliform đến 2.100 con/ml. ( hay là / 100 ml)???
Tầng chứa nước khe nứt trong trầm tích Ocdovic Silua (O - Spn)

Tầng chứa nước này được phân bố trên một diện tích không lớn ở phía Nam
tỉnh, thuộc địa bàn huyện Yên Sơn và Sơn Dương. Thành phần thạch học là quaczit,
cát kết dạng quaczit xen octofia, đá vôi, đá hoa, đá phiến thạch anh xerixit. Nước
ngầm ở đây chỉ chứa và lưu thông trong các khe nứt và hang động nhỏ của đá vôi.
Trữ lượng nước không nhiều, Nước ngầm được lấy phục vụ cho sinh hoạt chủ yếu
bằng các giếng khơi trong đới phong hóa của đá phiến thạch anh xerixit; còn hầu
hết các lớp có khả năng chứa nước nằm khá sâu trong hang động ngầm. Vì vậy khả
năng cung cấp nước của tầng chứa nước này cho việc cung cấp nước sinh hoạt nông
thôn là rất hạn chế.



14
Tầng chứa nước khe nứt trong trầm tích Cambri thống hạ và trung (
1-2
)

Tầng này phân bố trên một diện tích khá rộng, bao trùm gần như toàn bộ tỉnh
Tuyên Quang. Do đặc điểm cấu trúc địa chất khá phức tạp, thành phần đất đá và bề
dày của chúng thay đổi. Thành phần thạch học là đá vôi vi hạt, đá vôi trứng cá, sét
vôi, đá vôi dolomit, đá phiến thạch anh mica, đá vôi silic. Nước ngầm ở đây được
tồn tại dưới hai dạng: nước ngầm trong lớp vỏ phong hóa phần trên ở độ sâu 10 
15 m, với lưu lượng ít, chỉ phù hợp với đào các giếng khơi lấy nước cho sinh hoạt.
Trữ lượng nước ngầm lớn nhất có khả năng khai thác được là nước trong các khe
nứt và hang động Karst. Qua kết quả khoan thăm dò một số lỗ khoan trong đá vôi ở
độ sâu 97,5 m (ở Mỹ Lâm) đã xác định được lưu lượng là 12 l/s, tương ứng với mực
nước hạ thấp là 1,9 m; mực nước tĩnh là 2,8 m. Một số lỗ khoan và điểm lộ ở khu
Mỹ Lâm còn gặp tầng chứa nước nóng ở độ sâu 40 - 80 m. Thành phần hoá học của
nước có tên chung là Bicacbonat Canxi magie, nước đảm bảo vệ sinh về phương
diện vi sinh vật, đủ tiêu chuẩn để dùng cho sinh hoạt.
Tầng chứa nước khe nứt trong trầm tích Protenozoi (PZ)

Tầng chứa nước này phân bố trên một diện tích hẹp phía Nam Sơn Dương,
Yên Sơn và một phần Chiêm Hóa. Thành phần thạch học là đá viên thạch anh, đá
vôi silic, đá phiến thạch anh mica, đá phiến kết tinh và quaczit mica. Đây là địa tầng
cổ nhất nên đất đá ít bị phong hoá bề mặt, mà chỉ bị phá hủy, cà nát do ảnh hưởng
của các đứt gãy kiến tạo. Vì vậy, nguồn nước ngầm trong phức hệ này là rất ít,
không có khả năng cung cấp một lượng nước đáng kể cho ăn uống sinh hoạt.
c) Các thể địa chất rất nghèo nước, được coi là cách nước
Trong phạm vi tỉnh, các thể địa chất rất nghèo nước bao gồm các thành tạo
xâm nhập được chia ra 08 phức hệ chính: Phức hệ Bạch Sa (v PZ

1
bs); Phức hệ
Sông Chảy (a D
1
sc); Phức hệ Ngân Sơn ( PZ
2
ns); Phức hệ Piama ( PZ
2
pm);
Phức hệ Núi Điệng ( T
2-3
nđ); Phức hệ Núi Chúa (T
3
nc); Phức hệ Phia Bioc (a T
3n

pb); Phức hệ Phia Oắc ( K
2
po).
15
1.1.3. Các yếu tố kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng
1.1.3.1. Dân số
Theo số liệu niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang năm 2007 dân số toàn
tỉnh là 727.751 người, trong đó dân số nông thôn là 659.074 người, chiếm 91%.
Mật độ dân số toàn tỉnh trung bình là 124 người/km
2
.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của toàn tỉnh năm 2007 là 1,184%; trong đó khu
vực nông thôn là 1,216%. Trong 6 huyện, thị, tỷ lệ tăng tự nhiên thấp nhất là thị xã
Tuyên Quang chỉ có 0,785%.

Tuyên Quang có 22 dân tộc, trong đó chủ yếu là dân tộc Kinh, dân cư phân
bố không đều, chủ yếu tập trung ở các thị xã, thị trấn và ven đường giao thông. Đời
sống của các vùng dân cư này tương đối tốt, ngược lại ở vùng sâu, vùng xa dân cư
rất thưa thớt, sản xuất lạc hậu, đời sống còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp.
1.1.3.2. Giao thông
Đường bộ
Tổng chiều dài đường bộ trên địa bàn tỉnh đến nay là 4.731,71km, bao gồm:
Quốc lộ: 340,60 km; Đường tỉnh: 326,60 km; Đường huyện: 688,80 km; Đường đô
thị: 137,31 km; Đường xã: 3.238,40 km.
Trong tổng số 2.051 thôn bản, 1.981 thôn bản có đường ô tô đến trung tâm,
chiếm 96,59%, tương ứng với chiều dài 3.238,4 km, còn lại 70 thôn bản chưa có
đường ô tô đến trung tâm (chiếm 3,41%) tương ứng 243,6 km.
Đường thuỷ
Mạng lưới đường sông của tỉnh có nhiều đoạn cong, nhiều ghềnh, đá ngầm
nên muốn khai thác vận tải thuỷ phải đầu tư chỉnh trị lòng, bờ sông để tàu, thuyền
nhỏ đi lại cả trong mùa cạn (tàu, thuyền 2,5 - 3 tấn) đặc biệt đoạn sông Gâm từ
Chiêm Hoá lên Na Hang. Đến nay, hệ thống đường sông mới chỉ cho phép các tàu
16
tải trọng 100 tấn đi lại từ Việt Trì lên thị xã Tuyên Quang. Tàu tải trọng 40 tấn chỉ
lên được tới Chiêm Hoá.
Tổng chiều dài các tuyến đường sông là 265 km, trong đó: Sông Lô dài 156
km thuộc địa phận tỉnh Tuyên Quang với các đoạn khai thác vận tải được là 85 km.
Sông Gâm dài 109 km, khai thác vận tải được 70 km.
1.1.3.3. Hệ thống thuỷ lợi
Hiện nay Tuyên Quang có 2.430 công trình thuỷ lợi có đầu điểm xác định
(trong đó có 1.414 đập dâng và hồ chứa lớn, nhỏ), chủ động cung cấp nước tưới tiêu
cho 16.317 ha vụ đông xuân, 18.215 ha vụ mùa.
Hệ thống thuỷ lợi của tỉnh Tuyên Quang khá phát triển, nhờ vậy đã tạo cơ sở
thuận lợi cho vấn đề canh tác trong nông nghiệp, đồng thời đã góp phần thông
thoáng nguồn nước và phục vụ cho nhu cầu dùng nước sinh hoạt của người dân

nông thôn ở vùng sâu, vùng xa. Đây là yếu tố khá thuận lợi khi xây dựng các hệ
thống cấp nước tập trung (có khả năng kết hợp giữa hệ thống thuỷ lợi và hệ thống
cung cấp nước tập trung một cách chặt chẽ với nhau).

1.1.3.4.
Giáo dục và Đào tạo
Là tỉnh miền núi, điều kiện kinh tế- xã hội còn nhiều khoá khăn, song
được sự quan tâm của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và có kế hoạch phát triển giáo dục,
cùng sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ giáo viên nên trong nhiều năm qua phong
trào giáo dục của tỉnh được giữ vững và ngày càng phát triển.
Đến nay toàn tỉnh đã có: 114 trường mầm non; 352 trường phổ thông các
loại và 9.354 giáo viên. Đội ngũ giáo viên không ngừng tăng cả về số lượng và
chất lượng. Chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao, đào tạo nghề
được chú trọng. Phổ cập tiểu học, xoá mù chữ được duy trì và từng bước nâng
cao độ bền vững.


17
1.1.3.5.
Hệ thống cơ sở công nghiệp
Trên phạm vi toàn tỉnh có 5.142 cơ sở sản xuất công nghiệp với 15.500
lao động, chủ yếu là các cơ sở khai thác khoáng sản (153 cơ sở, với 2.874 lao
động); chế biến lương thực, thực phẩm và đồ uống (3.092 cơ sở, với 5.126 lao
động); chế biến lâm sản (540 cơ sở, với 1.436 lao động); sản xuất vật liệu xây
dựng (188 cơ sở, với 2.957 lao động); sản xuất sản phẩm kim loại (279 cơ sở,
với 837 lao động); may mặc (792 cơ sở, với 1.051 lao động); Hầu hết các cơ
sở sản xuất trong tỉnh đều chưa thực hiện việc lắp đặt các hệ thống xử lý chất
thải hoặc đã có hệ thống xử lý nhưng không đưa vào hoạt động thường xuyên
nên đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường.
1.1.3.6.

Y tế

Đến nay, toàn tỉnh có 157 cơ sở khám chữa bệnh, đảm bảo 100% số xã
có cơ sở y tế; 97,5% số thôn bản có y tế. Trong đó có: 131 trạm y tế xã,
phường; 4 bệnh viện tuyến tỉnh; 7 bệnh viện tuyến huyện; 14 phòng khám khu
vực với tất cả 1.860 giường bệnh hoạt động thường xuyên phục vụ khám chữa
bệnh, chăm lo sức khoẻ cho nhân dân.
Về nhân lực, toàn ngành y tế hiện có 1.557 cán bộ, trong đó có 389 bác
sỹ, 740 y sỹ, 351 y tá và nữ hộ sinh, 23 dược sỹ đại học, 45 dược sỹ trung học
và 9 dược tá.
1.1.3.7.
Tình hình phát triển kinh tế
Trong những năm qua mặc dù nền kinh tế- xã hội của tỉnh phải đối đầu
với những khó khăn thách thức lớn. Tuy nhiên, được sự chỉ đạo kịp thời, đúng
đắn của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND và sự cố gắng của các cấp, ngành trong tỉnh,
nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang đã khắc phục được nhiều khó khăn và
thu được nhiều kết quả tốt trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát
triển kinh tế- xã hội của tỉnh.
Tăng trưởng bình quân của tỉnh trong những năm qua là 11%; giá trị sản
xuất công nghiệp tăng 19,6%; giá trị xuất khẩu tăng gần 17%, Cơ cấu kinh tế
18
đã dịch chuyển theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp- xây dựng, giảm
dần tỷ trọng nông lâm nghiệp.
Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh năm 2005 (GDP) đạt 3.467.094 triệu
đồng. Trong đó:
- Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đạt 1.364.663 triệu đồng, chiếm 39,36%;
- Công nghiệp, xây dựng đạt 870.190 triệu đồng, chiếm 25,10%;
- Dịch vụ đạt 1.232.241 triệu đồng, chiếm 35,54%.
Cơ sở vật chất và đời sống của nhân dân tiếp tục được cải thiện đáng kể.
Số xã có điện, có đường ô tô đến trung tâm, số trường học và trạm y tế được

kiên cố hoá tăng. Tỷ lệ phủ sóng truyền hình, sóng phát thanh, sóng điện thoại
di động, máy điện thoại tăng. GDP bình quân đầu người năm 2005 đạt 4,764
triệu đồng/năm.
1.1.4. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020
1.1.4.1. Mục tiêu tổng quát
Xây dựng Tuyên Quang trở thành tỉnh có nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa, phát triển toàn diện, xã hội văn minh, môi trường sinh thái được
gìn giữ, an ninh quốc phòng được giữ vững. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo
hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá với cơ cấu kinh tế là công nghiệp - dịch vụ -
nông lâm nghiệp. Phấn đấu đến năm 2020, Tuyên Quang trở thành tỉnh phát triển
khá trong khu vực miền núi phía Bắc và đạt mức trung bình của cả nước.
1.1.4.2.
Mục tiêu cụ thể
- Tăng tổng sản phẩm GDP đạt bình quân trên 14% thời kỳ 2006 - 2010,
14,5% thời kỳ 2011 - 2015 và 14,8% thời kỳ 2016 - 2020.
- GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt trên 11 - 12 triệu đồng (tương
đương trên 740 USD); năm 2020 đạt trên 30 triệu đồng (tương đương 2.000 USD).
19
- Chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế hiện nay (nông lâm nghiệp - công nghiệp
- dịch vụ) sang cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông lâm nghiệp vào năm
2010, cụ thể:
+ Đến năm 2010:
Công nghiệp - xây dựng: 40 %.
Dịch vụ: 35 %.
Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản: 25 %.
+ Đến năm 2020:
Công nghiệp - xây dựng: 46 %.
Dịch vụ: 36 %.
Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản: 18 %.
- Giá trị sản xuất công nghiệp đến năm 2010 đạt 3.620 tỷ đồng; đến năm

2020 đạt trên 10.000 tỷ đồng.
- Sản lượng lương thực đạt trên 30 vạn tấn. Lương thực bình quân đầu người
đạt 448 kg/người/năm vào năm 2010 và 416 kg/người/năm vào năm 2020.
- Phát triển nông lâm nghiệp kết hợp bảo vệ môi trường sinh thái, duy trì
nâng độ che phủ của rừng trên 60%.
- Giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở, phổ
cập tiểu học đúng độ tuổi; từng bước thực hiện phổ cập giáo dục bậc trung học.
Phấn đấu đến năm 2020, trên 75% số trường phổ thông đạt chuẩn quốc gia.
- Tăng tuổi thọ trung bình của người dân lên trên 70 tuổi vào năm 2010 và 73
tuổi vào năm 2020. Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng xuống dưới 15%
vào năm 2010, dưới 10% vào năm 2020. Đến năm 2010 đạt 18 giường bênh/vạn
dân, đến năm 2020 đạt 20 giường bệnh/vạn dân. Tỷ lệ dân số tập luyện thể dục thể
thao thường xuyên đạt 22% năm 2010 và đạt 30% năm 2020.
20
- Giai đoạn 2006 - 2010, giải quyết việc làm mới cho 58.000 lao động; giai
đoạn 2011- 2020 giải quyết việc làm mới cho trên 100.000 lao động. Giảm tỷ lệ thất
nghiệp ở khu vực thành thị đến năm 2010 còn dưới 3,5%, đến năm 2020 còn dưới
2,5%. Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2010 đạt trên 30%, trong đó qua
đào tạo nghề trên 15%; đến năm 2020 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 50%, trong đó
qua đào tạo nghề đạt 30%.
- Tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2010 dưới 15%, đến năm 2020 dưới 10%.
Với định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh như trên trong thời gian tới
sẽ có tác động mạnh mẽ đến công tác cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn.
Đẩy mạnh sản xuất công nghiệp sẽ gây ra ô nhiễm môi trường và các nguồn
nước, do vậy cần phải có những biện pháp, những chính sách phù hợp để bảo vệ
môi trường, bảo vệ các nguồn nước để phục vụ cho công tác cấp nước nông thôn.
Công nghiệp và dịch vụ phát triển, đô thị hóa nông thôn càng nhiều dẫn đến
nhu cầu về sử dụng nước và đảm bảo vệ sinh môi trường ngày càng lớn đòi hỏi phải
có quy hoạch sử dụng nguồn nước cho cấp nước nhằm đảm bảo nhu cầu phát triển
của Tỉnh.

1.2. Tài nguyên nƣớc và môi trƣờng

1.2.1. Nước mưa
1.2.1.1. Đặc điểm phân bố theo thời gian và không gian, lượng mưa và cường
độ mưa
Là một tỉnh miền núi phía Bắc, Tuyên Quang nằm trong vùng nhiệt đới
gió mùa, với nguồn ẩm chính mang tới lưu vực là lượng mưa. Lượng mưa trung
bình hàng năm xấp xỉ 1.750 mm, rải đều trên toàn tỉnh. Hàng năm trên địa bàn
Tỉnh trung bình có khoảng 150 ngày mưa.
Ba tháng có lượng mưa lớn nhất xuất hiện khá đồng bộ trong toàn Tỉnh.
Từ tháng VI đến tháng VIII, khi gió mùa Tây Nam chiếm ưu thế, lượng mưa
đạt khoảng 880  990 mm, chiếm trên 50 % tổng lượng mưa năm. Mùa khô kéo
21
dài từ tháng IX đến tháng III năm sau, với tổng lượng mưa chiếm khoảng 10%
tổng lượng mưa cả năm. Ba tháng có lượng mưa nhỏ nhất là các tháng XII, I và
II, chiếm khoảng (4  5) % lượng mưa cả năm.
Hình 1.1. Lượng mưa trung bình các tháng trong năm

1.2.1.2. Đặc điểm về chất lượng nước mưa
Nước mưa nguyên thuỷ có chất lượng khá tốt, tính chất lý, hoá của nước
mưa đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cho ăn uống, sinh hoạt. Nhưng do biện pháp
thu hứng của người dân chưa đúng khoa học, bể chứa không có nắp đậy, thời
gian dự trữ nước mưa dài ngày nên nước mưa thường bị ô nhiễm vi sinh.Giá trị
tổng Coliforms và Fecal coliforms cao khoảng 300-400 MPN/100ml)








0
50
100
150
200
250
300
350
Tháng
1
Tháng
3
Tháng
5
Tháng
7
Tháng
9
Tháng
11
Lượng mưa trung bình(mm)
Lượng mưa trung
bình(mm)
22
Bảng 1.2: Chất lượng nước mưa

TT
Chỉ tiêu phân tích
Đơn vị

Kết quả
1
Độ màu (thang màu coban)
TCU
1
2
Mùi vị

Không
3
Độ pH

7,8
4
TDS
mg/l
3,5
5
Độ ôxy hóa
mg/l
0,6
6
Độ cứng ( tính theo CaCO
3
)
mg/l
16
7
Cl
-

mg/l
15
8
NH
4
+
mg/l
0,05
9
Hàm lượng Nitrat
mg/l
0,15
10
Hàm lượng Nitrit
mg/l
0,14
11
Fe tổng
mg/l
0,28
12
Man gan
mg/l
0,7
13
Asen
mg/l
0,005
14
Chì

mg/l
0,002
15
Đồng
mg/l
0,02
16
Kẽm
mg/l
0,02
17
Coliform tổng số
khuẩn lạc/100ml
150
18
E.Coli hoặc Coliform chịu nhiệt
khuẩn lạc/100ml
20

(Nguồn: Theo số liệu của Trung tâm nước sạch và VSMT tỉnh Tuyên Quang năm 2006)


23
1.2.1.3. Đánh giá khả năng sử dụng nước mưa
Khai thác nguồn tài nguyên này để cấp nước cho dân là thích hợp, nhất
là đối với các huyện vùng cao núi đá nơi rất khó khai thác nước ngầm và nước
mặt. Chất lượng nước mưa phụ thuộc rất lớn vào quy cách lấy nước mưa và đặc
điểm mái thu hứng.
Tổng lượng mưa rơi trên địa bàn tỉnh hàng năm khoảng 10,2 x 10
9


m
3
/năm, nhưng lại phân bố không đồng đều theo thời gian và không gian. Do
vậy cần phải dự trữ nước mưa trong một thời gian dài và thường chỉ sử dụng
cho ăn uống.
1.2.2. Nước mặt
1.2.2.1. Đặc điểm phân bố
Do yếu tố tự nhiên, địa hình bị phân cắt mạnh và lượng mưa tương đối
dồi dào đã tạo cho tỉnh Tuyên Quang có một mạng lưới thuỷ văn khá dày với
mật độ sông suối đạt khoảng 0,98 km/km
2
. Mạng lưới sông ngòi này phân bố
tương đối đồng đều giữa các vùng. Bao gồm 3 sông chính: sông Lô, sông Gâm,
sông Phó Đáy, hệ thống sông ngòi nhỏ và trên 2.000 ao hồ, tạo thành mạng lưới
thuỷ văn khá dày theo các lưu vực sông chính.
Dòng chảy trong tỉnh dao động qua các năm không lớn, hệ số C
v
chỉ đạt
0,15  0,21, thuộc loại nhỏ so với các lưu vực khác trên lãnh thổ Việt Nam.
Dòng chảy bình quân năm thường đạt trị số không cao. Modun dòng chảy
bình quân nhiều năm xác định được tại trạm Hàm Yên đạt 31,7 l/s.km
2
, tại Ghềnh
Gà là 26,5 l/s.km
2
, tại Chiêm Hoá là 22,5 l/s.km
2
. Riêng đối với sông Phó Đáy thì
Modun dòng chảy đạt trị số thấp hơn 22,1 l/s.km

2
, thuộc loại nhỏ nhất trong lưu vực
sông Lô.
Các đặc trưng dòng chảy năm tại các trạm thủy văn trong tỉnh Tuyên Quang
được trình bày trong bảng 1.3.

×