Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

so sanh tt hcm voi khong tu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.66 KB, 7 trang )

Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh có gì khác biệt so v ới nh ững t ư t ưởng
đạo đức trước đó trong lịch sử dân tộc?
Hồ Chí Minh là một người tiêu biểu nhất về đạo đức cách mạng. Người đã
dày công xây dựng nền đạo đức cách mạng ở Việt Nam. Ng ười đã phát
triển lý luận đạo đức Mác- Lênin và kế th ừa xuất sắc những tinh hoa đạo
đức của dân tộc. Người đã tự tu dưỡng, rèn luyện mình tr ở thành con
người mẫu mực nhất, là tấm gương trong sáng nhất về đạo đức cách
mạng. Đó là di sản văn hóa vô giá của dân tộc ta và Đảng ta, là c ống hi ến
đặc sắc của Bác Hồ cho dân tộc và cho loài người.
Tư tưởng đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh và tư tưởng đạo đức c ổ truy ền
của dân tộc có mối tương quan; có thể thấy đạo đức cổ truyền của dân tộc
ta là do thực tế hoàn cảnh lịch sử, hoàn cảnh đấu tranh của nhân dân ta
trong trường kỳ lịch sử (đấu tranh với thiên nhiên, đấu tranh xã h ội); đ ạo
đức Hồ Chí Minh là sự kế thừa các giá trị đạo đức truyền th ống và đ ược
nâng lên một tầm cao mới, phù hợp với thời đại, đồng th ời là s ự k ết h ợp
của tinh hoa nhân loại, gắn với hoàn cảnh lịch s ử cụ th ể. Đi ều này đã đ ược
lịch sử dân tộc chứng minh. Khái quát lịch sử Việt Nam cho th ấy người dân
ta từ đời này sang đời khác, đều hướng vào mấy nhiệm vụ to lớn, bao
trùm: Làm người, dựng làng, giữ nước- truyền thống đạo đức Việt Nam là
truyền thống giáo dục con người phải tu dưỡng trọn đời để nên ng ười,
dựng làng và giữ nước. Chính từ truyền thống đạo đức này mà có lòng yêu
nước, lòng nhân ái và những đức tính cần cù giản dị…Những đức tính nh ư
yêu nước, cần cù, thương người…thì trên thế giới nhiều dân tộc có. Cái
riêng của dân tộc Việt Nam là ở lý tưởng: dạy cho con nên người, là s ống ở
làng, sang ở nước, là nhiễu điều phủ lấy giá gương, là sự lo lắng n ước m ất
nhà tan…lịch sử ta, hoàn cảnh ta quy định nên bối cảnh truy ền thống đ ạo
đức ấy. Chính từ bối cảnh này, mà Hồ Chí Minh mới luôn luôn có sự kêu gọi
“học để làm người”, mới có câu nói bất hủ “không có gì quý h ơn đ ộc l ập t ự
do”. Chính trên bối cảnh đạo đức truyền thống của dân tộc, mà Hồ Chí
Minh xuất hiện.
Một bối cảnh văn hóa nữa, có nhiều tác động thiết thực đến nhân v ật l ịch


sử, là hoàn cảnh quê hương và gia đình Hồ Chí Minh là con ng ười Ngh ệ
Tĩnh, là gia đình nhà Nho. Tư tưởng đạo đức của quê h ương và c ủa gia đình


có ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Tính cách x ứ
Nghệ với các đặc điểm: lý tưởng trong tâm hồn, trung kiên trong bản ch ất,
khắc khổ trong sinh hoạt, cứng cỏi trong giao l ưu…đều là nh ững tính cách
có ý nghĩa đạo đức. Đặc biệt nổi lên ở đại đa số con người đ ạo đ ức ở Nghệ
Tĩnh trong các thế kỷ trước, là gương hy sinh vì độc lập tự do c ủa đ ất
nước. Những tấm gương gia đình Nghệ Tĩnh và riêng gia đình Hồ Chí Minh
đã có ảnh hưởng sâu sắc đến tâm hồn, lý tưởng c ậu bé Nguy ễn Sinh Cung,
của chàng trai Nguyễn Tất Thành. Đa số là “những gia đình nghĩa khí”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh không lặp lại truyền thống một cách giản đơn và
cũng không chỉ khai thác ở truyền thống đạo đức dân tộc, cũng không chỉ
tự hạn định trong phạm vi cổ truyền. Để có phần sáng tạo của mình, H ồ
Chí Minh đã tiếp cận cả ba nguồn văn hóa, văn hóa dân tộc, văn hóa khu
vực, văn hóa thế giới. Hồ Chí Minh đã nâng đạo đức truy ền thống c ủa dân
tộc lên một tầm cao mới- đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh.
Trung, hiếu, nhân, nghĩa, trí, dũng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô t ư
đều là những khái niệm vốn có từ Nho học và đạo đức t ừ lâu đ ời của ông
cha ta, song đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đổi m ới và phát tri ển, th ậm chí
có những khái niệm đổi mới hẳn về nội dung, như xưa kia là trung v ới vua,
hiếu với cha mẹ, nay là trung với nước, hiếu với dân. Do đó, nh ững ph ẩm
chất đạo đức được Người nêu lên chính là những phẩm chất của đạo đ ức
mới, của con người mới và nền văn hóa mới. Nó là sự kết h ợp tinh th ần
cách mạng của giai cấp công nhân với truyền thống đạo đức tốt đẹp c ủa
dân tộc và những tinh hoa đạo đức của nhân loại.

Bài viết so sánh một cách trực diện quan điểm đạo đ ức c ủa Kh ổng
Tử và Hồ Chí Minh ở một số vấn đề cụ thể. Theo tác giả, tư t ưởng

đạo đức Nho giáo do Khổng Tử sáng lập là m ột trong nh ững ngu ồn
gốc của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và do đó, những tương đ ồng
trong tư tưởng đạo đức giữa Khổng Tử và Hồ Chí Minh là tất yếu.
Song, do thời đại lịch sử và vai trò lịch sử khác nhau, vi ệc t ồn t ại
những khác biệt trong tư tưởng đạo đức giữa Khổng Tử và Hồ Chí
Minh cũng là tất yếu.


Trước hết cần phân biệt đạo đức Hồ Chí Minh với tư tưởng đ ạo đ ức H ồ
Chí Minh. Khi nói đạo đức Hồ Chí Minh chúng ta ch ỉ nói đến các hành vi
ứng xử mẫu mực, hết sức giản dị, trong sáng trong hoạt động th ực tiễn
của Người. Còn khi nói tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh chúng ta ph ải đ ề
cập cả một hệ thống quan điểm, bao gồm nhiều nội dung Ng ười lựa chọn
từ các hệ thống tư tưởng đạo đức từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây để v ận
dụng sáng tạo phù hợp với dân tộc mình, thời đại mình. Bài vi ết này ch ỉ
trình bày một số suy nghĩ về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh với tinh hoa
Nho giáo.

Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 - 1969)
1. Trong lịch sử tư tưởng nhân loại, Khổng Tử là một trong nh ững nhà t ư
tưởng lớn. Học thuyết của Khổng Tử chủ yếu là về chính trị, đạo đức. Nét
đặc sắc và nổi bật trong tư tưởng Khổng Tử là ông đã “đ ạo đ ức hóa chính
trị” và qua đó, làm cho chính trị ít nhiều mang “bộ mặt văn hóa”. T ừ Kh ổng
Tử trở đi, đường lối chính trị dựa trên sức mạnh đạo đức - đ ường l ối chính
trị nhân nghĩa (vương đạo) - dần nổi lên và trở thành đường lối tr ị n ước
độc tôn trong suốt chiều dài lịch sử chế độ phong kiến ở m ột số n ước Á
Đông. Cũng từ trường học của Khổng Tử, nhiều khái niệm đạo đ ức đã xu ất
hiện và trở thành những giá trị đạo đức phổ quát, đi vào đời sống xã h ội và
được xã hội trân trọng, đề cao.
Trong lịch sử thế giới hiện đại, Hồ Chí Minh không ch ỉ là một lãnh t ụ cách

mạng kiệt xuất, mà còn là một nhà tư tưởng quan tâm sâu sắc đến v ấn đề
đạo đức. Trước Hồ Chí Minh, các nhà sáng lập ch ủ nghĩa Mác - Lênin đã xây
dựng lý luận khoa học về đạo đức, nhưng chưa có điều kiện bàn nhiều về


đạo đức của những người cách mạng. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách
mạng của mình, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến lĩnh v ực đạo đ ức,
nhất là đạo đức cách mạng. Tư tưởng đạo đức của Người bao quát mọi đ ối
tượng, đề cập đến mọi lĩnh vực hoạt động của con người và trên m ọi quan
hệ xã hội với phạm vi rộng, hẹp khác nhau. Tuy nhiên, vấn đề mà H ồ Chí
Minh quan tâm nhiều nhất chính là tư cách đạo đức của người cách mạng,
là phẩm chất đạo đức cách mạng của người cán bộ, đảng viên. T ư t ưởng
đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh có một v ị trí và ý nghĩa đ ặc
biệt quan trọng đối với cách mạng Việt Nam.
Rõ ràng, với khoảng cách hơn hai nghìn năm lịch s ử, s ự khác bi ệt khá l ớn
giữa Khổng Tử và Hồ Chí Minh là tất yếu. Mặc dù vậy, theo chúng tôi, gi ữa
hai nhà tư tưởng đạo đức này, không ph ải là không có nh ững đi ểm t ương
đồng nhất định. Đương nhiên, đây chỉ là sự so sánh mang tính t ương đ ối.
2. Trước hết là về một số tương đồng trong tư tưởng đạo đức giữa Khổng
Tử và Hồ Chí Minh.
Một trong những nguồn gốc của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là nh ững
tinh hoa tư tưởng đạo đức phương Đông, trong đó đáng k ể là t ư t ưởng đ ạo
đức Nho giáo do Khổng Tử sáng lập và do vậy, những tương đồng trong t ư
tưởng đạo đức giữa Khổng Tử và Hồ Chí Minh là hoàn toàn có c ơ s ở.
Đương nhiên, đó là sự tương đồng trong ý tưởng, đặt trong dòng ch ảy l ịch
sử tư tưởng đạo đức, chứ không phải là sự tương đồng trong n ội dung của
các phạm trù, nguyên lý đạo đức cụ thể. Qua nghiên c ứu b ước đ ầu, theo
chúng tôi, có thể thấy rõ bốn điểm tương đồng trong tư tưởng đạo đ ức
giữa Khổng Tử và Hồ Chí Minh như sau:
Thứ nhất, cả Khổng Tử và Hồ Chí Minh đều đề cao vai trò của đạo đức

trong đời sống xã hội ở thời đại của mình. Khổng T ử quan niệm: “Đ ức mà
thuần nhất, không việc gì làm là không tốt. Đ ức mà ô tạp, không vi ệc gì
làm mà không xấu... Trời gieo tai vạ, hay ban cho s ự t ốt lành b ởi t ại đ ức
của mình ô tạp hay thuần nhất đấy thôi”(1); “Làm chính tr ị (tr ị dân) mà
dùng đức (để cảm hóa dân) thì như sao Bắc Đẩu ở một nơi mà các ngôi sao
khác hướng về cả (tức thiên hạ theo về)”(2). Còn theo Hồ Chí Minh, m ọi
việc thành hay bại, chủ chốt là do cán bộ có thấm nhuần đ ạo đ ức cách
mạng hay không.
Thứ hai, Khổng Tử và Hồ Chí Minh đều đề cao vai trò đạo đ ức c ủa ng ười
cầm quyền, đều coi trọng việc tu dưỡng đạo đức cá nhân. Kh ổng T ử yêu
cầu người quân tử phải “lấy nghĩa làm gốc, nói năng khiêm tốn, nh ờ thành
tín mà nên việc”(3), “sửa mình để cho trăm họ yên trị”. Hồ Chí Minh cũng
chỉ rõ: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có ngu ồn thì sông
cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Ng ười cách m ạng ph ải có
đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi m ấy cũng không lãnh đ ạo đ ược


nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài ng ười là
một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không có căn b ản, t ự
mình đã hủ hóa, xấu xa thì còn làm nổi việc gì” (4).
Thứ ba, Khổng Tử và Hồ Chí Minh đều coi “đức là gốc” trong mối quan h ệ
giữa đức và tài. Khổng Tử từng nói: “Như có tài năng tốt đẹp của Chu Công,
mà có tính kiêu ngạo, biển lận thì những tài đức gì khác cũng không xét
nữa”(5). Hồ Chí Minh quan niệm: “Đức là gốc”, vì trong đức đã có tài, có cái
đức sẽ đi đến cái trí. Giống như cây phải có gốc, sông, suối ph ải có nguồn,
“người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng thì m ới hoàn
thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”(6).
Thứ tư, Khổng Tử và Hồ Chí Minh đều chủ trương đạo đức hóa chính tr ị.
Với Khổng Tử, đó là đường lối “đ ức trị”. Với Hồ Chí Minh, đó là s ự th ống
nhất, sự hòa quyện giữa chính trị và đạo đức, văn hóa, nhân văn. Kh ổng T ử

và Hồ Chí Minh đều chủ trương một đường lối chính trị nhân nghĩa, “l ấy
dân làm gốc”, dùng đạo đức mẫu mực của người cầm quy ền đ ể làm g ương
cho dân chúng noi theo.
Theo chúng tôi, về sự tương đồng trong tư tưởng đạo đ ức gi ữa Kh ổng T ử
và Hồ Chí Minh có thể còn có nhiều điểm khác n ữa, cũng có th ể có nh ững ý
kiến khác nhau. Đó là điều bình thường trong khoa h ọc; và rõ ràng, đây là
vấn đề cần phải tiếp tục đi sâu nghiên cứu.
3. Một số khác biệt trong tư tưởng đạo đức giữa Khổng Tử và Hồ Chí Minh.
Trước hết, phải khẳng định, tư tưởng đạo đức của Khổng T ử và t ư tưởng
đạo đức Hồ Chí Minh có sự khác biệt về bản chất. Điều này đã đ ược chính
Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Có người cho đạo đức cũ và đ ạo đ ức m ới không có gì
khác nhau. Nói như vậy là lầm to. Đạo đức cũ và đạo đ ức m ới khác nhau
nhiều. Đạo đức cũ như người đầu ngược xuống đất chân ch ổng lên tr ời.
Đạo đức mới như người hai chân đứng vững được dưới đất, đầu ngửng lên
trời”(7). Đó quyết không phải là đạo đức thủ cựu. Nó là đạo đ ức m ới, đ ạo
đức vĩ đại, nó không phải vì danh vọng cá nhân, mà vì l ợi ích chung c ủa
Đảng, của dân tộc, của loài người. Hơn nữa, ngay cả những mặt t ương
đồng trong tư tưởng đạo đức giữa Khổng Tử và Hồ Chí Minh cũng ch ỉ là
tương đối; bởi nếu xét kỹ, chúng ta vẫn thấy chúng có sự khác bi ệt v ề
chất.
Thứ hai, khác biệt lớn nữa giữa tư tưởng đạo đức của Khổng T ử và Hồ Chí
Minh thể hiện ở chỗ: Khổng Tử có xu hướng tuyệt đối hóa “đ ức tr ị”. Ông
chủ trương “nặng đức nhẹ hình” và đối lập một cách siêu hình giữa đức trị
với pháp trị. Hạn chế trong tư tưởng này của Khổng Tử là ông không th ấy
rõ vai trò cực kỳ quan trọng của pháp luật và có xu hướng ph ủ nhận tư
tưởng pháp trị. Những quan niệm của Khổng Tử về “an bần l ạc đạo”,
“trọng nghĩa khinh lợi” không phải là không có nh ững m ặt h ạn ch ế. Khác
với Khổng Tử, tuy đề cao vai trò của đạo đức, nhưng Hồ Chí Minh gắn “đ ức



trị” với “pháp trị”, chủ trương tăng cường pháp luật với đẩy m ạnh giáo d ục
đạo đức cho cán bộ và nhân dân. “Đức trị” ở Khổng T ử thuần túy là ch ủ
trương dùng đức để trị dân, dẫn dắt dân chúng bằng đạo đức. “Đ ức tr ị”
của Hồ Chí Minh là sự kết hợp chặt chẽ với pháp trị, trên cơ sở pháp tr ị và
bao hàm cả một phần của pháp trị. Bởi Hồ Chí Minh quan ni ệm r ằng,
người cán bộ cách mạng phải làm gương không chỉ về đạo đ ức, mà tr ước
hết còn phải làm gương trong việc chấp hành nghiêm ch ỉnh kỷ c ương,
phép nước, cho nhân dân noi theo.
Thứ ba, Hồ Chí Minh tuy có kế thừa một số tư tưởng đạo đức c ủa Kh ổng
Tử, có sử dụng một số phạm trù đạo đức Nho giáo do Kh ổng T ử kh ởi
xướng, nhưng đã bổ sung thêm những nội dung mới, lý giải theo quan
điểm mới, mang những giá trị đạo đức mới. Bởi thế, nhiều khái niệm đ ạo
đức ở Khổng Tử và Hồ Chí Minh tuy có sự giống nhau về hình th ức, nh ưng
lại khác biệt về chất, như quan niệm “đức là gốc”. Hồ Chí Minh quan niệm
“đức là gốc” không chỉ của con người nói chung, mà còn đặc bi ệt nh ấn
mạnh “đức là gốc” của Đảng cách mạng. Người khẳng định: "Đảng ta là
đạo đức, là văn minh" và cảnh báo rằng, một dân tộc, một Đảng và mỗi
con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nh ất đ ịnh
hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi nếu lòng dạ
không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân. Trong Di chúc của
mình, ở phần nói về những công việc phải làm sau th ắng l ợi c ủa cu ộc
kháng chiến chống Mỹ, Hồ Chí Minh cũng đã ch ỉ rõ: "việc c ần ph ải làm
trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng, làm cho mỗi đảng viên, mỗi đoàn viên,
mỗi chi bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ đảng giao phó cho mình, toàn
tâm toàn ý phục vụ nhân dân. Làm được như vậy, thì dù công vi ệc to l ớn
mấy, khó khăn mấy chúng ta cũng nhất định th ắng lợi" (8). Và, không chỉ
trong Di chúc, bài viết cuối cùng mà Hồ Chí Minh để lại cũng viết v ề v ấn
đề nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân - một trong
những điều mà Người tâm huyết nhất, quan tâm, trăn trở nhất trong s ự
nghiệp cách mạng, bởi vì "thắng lợi của chủ nghĩa xã h ội không th ể tách

rời thắng lợi của cuộc đấu tranh trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân".
Thứ tư, Khổng Tử là một nhà tư tưởng đạo đức vĩ đại, nh ưng ông không
phải là nhà thực hành đạo đức lớn. Tuy Khổng T ử là m ẫu m ực c ủa vi ệc gi ữ
lễ, nhưng thời gian ông tham chính không nhiều (khoảng 4 năm), không có
điều kiện thực hành tư tưởng “đức trị” của mình trong th ực tiễn. H ọc
thuyết của ông được truyền dạy cho học trò, nhiều người trong số họ có
tài đức, được trọng dụng và tham chính ở nhiều nước, nhưng cũng không ai
thực thi được học thuyết của ông. Còn Hồ Chí Minh là một nhà t ư t ưởng
hành động. Người không chỉ là một nhà tư tưởng đạo đ ức l ớn, mà còn là
một tấm gương đạo đức vĩ đại. Ở Người có sự thống nh ất cao đ ộ gi ữa nói
và làm, giữa tư tưởng và hành động, giữa động cơ, mục đích và hi ệu qu ả.
Hồ Chí Minh luôn là người thực hiện trước nhất, trọn vẹn nhất nh ững t ư


tưởng đạo đức cách mạng mà Người đã nêu ra. Tấm gương đạo đ ức Hồ
Chí Minh cao đẹp đến mức không chỉ dân tộc Việt Nam, mà c ả bạn bè qu ốc
tế cũng ngưỡng mộ, thán phục. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh không ch ỉ
hiện thân toàn vẹn ở chính Người, mà còn đi vào đời sống xã h ội, góp ph ần
làm nên nhiều thế hệ chiến sĩ cách mạng với đạo đức cách mạng trong
sáng, mẫu mực và trở thành một trong những nhân tố quan trọng dẫn đến
những thắng lợi huy hoàng của cách mạng Việt Nam.
4. Tương đồng và khác biệt trong tư tưởng đạo đức giữa Khổng T ử và H ồ
Chí Minh là vấn đề rất cần được quan tâm, nghiên cứu nhiều h ơn n ữa.
Nghiên cứu và làm rõ vấn đề này không chỉ giúp chúng ta th ấy rõ h ơn quá
trình kế thừa và phát triển những tinh hoa tư tưởng đạo đ ức ph ương Đông
cổ đại trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, mà còn góp ph ần nhận rõ
chân giá trị, tính hoàn thiện trong tư tưởng đạo đức cách mạng của Hồ Chí
Minh như là “tài sản tinh thần vô giá của dân tộc ta”.
Có thể nói, cái thống nhất, xuyên suốt trong tư tưởng đạo đức gi ữa Kh ổng
Tử và Hồ Chí Minh là lòng thương yêu con người và niềm tin mãnh liệt vào

tính hướng thiện của con người, là cống hiến suốt đ ời vì h ạnh phúc c ủa
con người. Tất nhiên, do thời đại lịch sử khác nhau, nh ững quan niệm, t ư
tưởng đạo đức cụ thể của hai nhà tư tưởng vĩ đại này không th ể không có
sự khác biệt nhau.
Và cuối cùng, có thể nói, cũng như Khổng Tử, Hồ Chí Minh có lẽ là m ột
trong những người hơn ai hết, tiêu biểu cho kiểu triết gia mà "tầm c ỡ...
chưa chắc chắn ở chỗ giải đáp mối tương quan giữa tồn tại và tư tưởng,...
ở chỗ lựa chọn giáo điều quen thuộc hay sáng tạo mới lạ, mà chung quy là
ở mức quan tâm đến con người, con người thật đang phải sống trên qu ả
đất này và chắc chắn còn sống lâu dài đến vô tận th ời gian, l ấy đó làm
trung tâm của mọi suy tư và chủ đích của mọi hành động" (9).
NGUỒN
/> />


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×