Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự từ thực tiễn tỉnh bình định (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.93 KB, 24 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thi hành án dân sự là hoạt động của Nhà nước, nhằm đưa bản
án, quyết định về dân sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc
chưa có hiệu lực pháp luật nhưng được thi hành ngay; quyết định xử
lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có liên
quan đến tài sản của bên phải thi hành và phán quyết, quyết định của
Trọng tài thương mại (gọi chung là phán quyết của Tòa án) thi hành
trên thực tế. Đây là một nguyên tắc Hiến định, được qui định xuyên
suốt trong các Hiến pháp của Việt Nam. Tại Điều 106 Hiến pháp năm
2013 quy định: “Bản án, quyết định của Toà án nhân dân có hiệu lực
pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ
chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành”.
Thực tiễn thi hành án dân sự cũng đã đặt ra nhiều vấn đề
vướng mắc đòi hỏi khoa học về thi hành án dân sự phải nghiên cứu
giải quyết như khái niệm về thi hành án, thi hành án dân sự, đặc
điểm, vai trò thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự, hoạt
động thi hành án dân sự và thực tiễn tổ chức và hoạt động thi hành án
dân sự. Trong khi đó, xét về mặt lý luận, những vấn đề nói trên chưa
được quan tâm nghiên cứu một cách thỏa đáng và còn nhiều ý kiến
khác nhau, thậm chí trái ngược nhau.
Xuất phát từ thực tiễn đó, tác giả lựa chọn đề tài: "Tổ chức và
hoạt động Thi hành án dân sự từ thực tiễn tỉnh Bình Định" để làm
luận văn thạc sỹ, chuyên ngành Luật Hiến pháp và Hành chính.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong thời gian qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa
học về lĩnh vực THADS, quản lý THADS được thực hiện và công bố
rộng rãi trong toàn quốc, cụ thể là: Đề tài cấp bộ: "Những cơ sở lý
1



luận và thực tiễn về chế định Thừa phát lại", mã số 95-98-114/ĐT do
Viện Nghiên cứu Khoa học Pháp lý - Bộ Tư pháp phối hợp với Sở Tư
pháp Thành phố Hồ Chí Minh chủ trì; Đề tài cấp nhà nước: “Luận cứ
khoa học của việc đổi mới tổ chức và hoạt động thi hành án ở Việt
Nam trong giai đoạn mới” do Bộ Tư pháp chủ trì, năm 2000…
Ngoài các công trình nghiên cứu nói trên, còn có Giáo trình Luật
Tố tụng dân sự, Luật Hành chính của Trường Đại học Luật Hà Nội và
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.... Các công trình nghiên cứu
nêu trên có nội dung nghiên cứu về THADS ở những góc độ, khía
cạnh khác nhau, chưa có công trình nghiên cứu toàn diện về thực trạng
và giải pháp để hoàn thiện, nâng cao tổ chức và hoạt động THADS nói
chung và đặc thù của tỉnh Bình Định nói riêng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về tổ chức và hoạt động Thi
hành án dân sự, luận văn nêu ra những giải pháp mang tính hệ thống
về tổ chức và hoạt động Thi hành án dân sự từ thực tiễn của tỉnh Bình
Định một cách khách quan, chính xác, góp phần hoàn thiện, nâng cao
hiệu quả công tác THADS trên địa bàn tỉnh Bình Định nói riêng và
công tác THADS nói chung.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về tổ chức và hoạt động
của THADS; những quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động
của THADS;
- Đánh giá thực trạng, tình hình tổ chức và hoạt động Thi hành
án dân sự từ thực tiễn tỉnh Bình Định;
- Đề xuất hệ thống quan điểm và các giải pháp nhằm hoàn
thiện, nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động của THADS tỉnh Bình
2



Định.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu về những vấn đề lý luận, pháp
lý và thực tiễn tổ chức và hoạt động của THADS tỉnh Bình Định.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu bao gồm tổ chức và hoạt động của cơ
quan THADS cấp tỉnh và cơ quan THADS cấp huyện thuộc tỉnh
Bình Định.
Thời gian nghiên cứu bắt đầu từ khi cơ quan Thi hành án dân
sự tách và thành lập (7/1993), nhưng tập trung nghiên cứu sâu kể từ
thời điểm Luật thi hành án dân sự năm 2008 có hiệu lực thi hành từ
ngày 01/7/2009 đến nay.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản
Việt Nam về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam của dân, do dân và vì dân; chiến lược cải cách hành chính và chiến
lược cải cách tư pháp đến năm 2020, trong đó có lĩnh vực THADS.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể là: hệ
thống, phân tích, tổng hợp, lịch sử, thống kê, cụ thể, lôgíc, kết hợp
với các phương pháp khác như so sánh, khảo sát thực tiễn…
6. Ý nghĩa về lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả mong muốn đóng góp
phần nhỏ của mình vào sự phát triển của kho tàng lý luận về khoa học
3



thi hành án dân sự và tổng kết nghiên cứu thực tiễn về tổ chức và hoạt
động thi hành án dân sự. Ngoài ra, đề tài còn góp phần hệ thống hóa
các vấn đề về lý luận về tổ chức và hoạt động Thi hành án dân sự.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác
giảng dạy, nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực THADS. Kết quả
nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức và
hoạt động của cơ quan THADS nói chung và của THADS tỉnh Bình
Định nói riêng.
7. Cơ cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,
phụ lục, nội dung của Luận văn gồm có 03 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp lý về tổ chức và hoạt
động THADS
Chương 2: Thực trạng tổ chức và hoạt động THADS tỉnh Bình
Định
Chương 3: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt
động THADS
CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ TỔ CHỨC VÀ
HOẠT ĐỘNG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò tổ chức và hoạt động
thi hành án dân sự
1.1.1. Khái niệm về tổ chức và hoạt động của thi hành án
dân sự
1.1.1.1. Khái niệm thi hành án dân sự
Khái niệm về thi hành án và thi hành án dân sự như sau:


4


Thi hành án là hoạt động mang tính chất hành chính - tư pháp
do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền tiến hành theo trình tự, thủ
tục do pháp luật qui định để đưa bản án, quyết định của Tòa án hoặc
các quyết định khác theo qui định của pháp luật, được thực hiện trên
thực tế, nhằm bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp
của các công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.
Khái niệm về thi hành án dân sự: Thi hành án dân sự là hoạt
động mang tính hành chính - tư pháp do cơ quan Thi hành án dân sự
tiến hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật qui định nhằm đưa bản
án, quyết định về dân sự của Tòa án hoặc các quyết định khác theo
qui định của pháp luật được thực hiện trên thực tế, bảo đảm lợi ích
của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của các công dân, tổ chức,
bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.
1.1.1.2. Khái niệm về tổ chức thi hành án dân sự
Khái niệm về tổ chức THADS như sau: Tổ chức THADS là cơ
quan thuộc bộ máy nhà nước, được quản lý theo hệ thống dọc, thống
nhất từ trung ương đến địa phương; có các công chức như: Chấp
hành viên, thẩm tra viên, thư ký và các công chức khác, được hưởng
lương từ ngân sách nhà nước; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được
thực hiện theo qui định của pháp luật về THADS (các cơ quan
THADS thuộc cơ quan hành chính - tư pháp).
1.1.1.3. Khái niệm hoạt động thi hành án dân sự
Khái niệm về hoạt động THADS như sau: Hoạt động THADS
là hoạt động mang tính chất hành chính - tư pháp, do cơ quan, tổ
chức, người có thẩm quyền tiến hành theo trình tự, thủ tục luật định
để tổ chức thực hiện trên thực tế bản án, quyết định của Tòa án hoặc
các quyết định khác của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của

pháp luật.
5


1.1.2. Đặc điểm thi hành án dân sự
Thứ nhất, THADS là hoạt động mang tính hành chính - tư
pháp. Thứ hai, thi hành án dân sự dựa trên các bản án, quyết định về
dân sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc chưa có hiệu lực
nhưng được thi hành ngay. Thứ ba, trong thi hành án dân sự thông
thường tồn tại ba chủ thể chính với địa vị pháp lý khác nhau, đó là cơ
quan thi hành án dân sự, người phải thi hành án và người được thi
hành án. Thứ tư, THADS là giai đoạn kế tiếp sau giai đoạn xét xử;
bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật là cơ sở để tiến
hành các hoạt động thi hành án dân sự. Thứ năm, trong quá trình thi
hành án, cơ quan thi hành án tác động tới đối tượng phải thi hành án
nhiều biện pháp để họ tự nguyện thi hành hoặc áp dụng các biện pháp
khác buộc họ phải thực hiện nghĩa vụ đã được xác định trong bản án,
quyết định của Toà án. Thứ sáu, việc thi hành phần dân sự trong bản
án, quyết định của Toà án chỉ phát sinh khi người được thi hành án
có đơn yêu cầu thi hành án.
1.1.3. Vai trò của thi hành án dân sự
Thứ nhất, THADS có vai trò bảo đảm an ninh chính trị, trật tự
an toàn xã hội, giữ gìn trật tự, kỷ cương, tăng cường pháp chế
XHCN, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Thứ hai, THADS là
khâu hoàn tất hoạt động xét xử của Tòa án và hoạt động tư pháp
khác. Thứ ba, THADS góp phần nâng cao ý thức pháp luật của nhân
dân. Thứ tư, THADS là việc đưa ra thi hành trên thực tế các bản án,
quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án và cơ quan có thâm
quyền, do đó, THADS là một hoạt động không thể thiếu được trong
quá trình bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

1.2. Tổ chức và hoạt động của Thi hành án dân sự trƣớc
khi có Luật thi hành án dân sự
6


1.2.1. Tổ chức của thi hành án dân sự trước khi có Luật thi
hành án dân sự
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Chính phủ lâm
thời Việt Nam dân chủ cộng hòa ban hành Sắc lệnh số 13, ngày
24/01/1946 về tổ chức các Tòa án và các ngạch Thẩm phán đã đặt cơ
sở pháp lý đầu tiên cho tổ chức thi hành án dân sự Việt Nam. Tại
điều 3 của Sắc lệnh số 130 ngày 19/7/1946 của Chủ tịch Chính phủ
Việt Nam dân chủ cộng hòa đã quy định: “Trong các xã, thị xã hoặc
khu phố, Chủ tịch, Phó Chủ tịch và thư ký đều chịu trách nhiệm thi
hành những lệnh, mệnh lệnh hoặc án của các Tòa án.
Sau khi Hiến pháp năm 1959 ra đời, Luật tổ chức TAND năm
1960 do Quốc hội khóa I thông qua ngày 24/10/1960 đã xác định rõ
nhiệm vụ của nhân viên chấp hành án trong Tòa án. Ngày 28/8/1989,
Pháp lệnh THA đầu tiên được ban hành có hiệu lực từ ngày
01/01/1990 nhằm tăng cường, hoàn thiện tổ chức và hoạt động
THADS. Ngày 21/4/1993, Pháp lệnh THADS năm 1993 được ban
hành có hiệu lực kể từ ngày 01/6/1993 thay thế cho Pháp lệnh 1989.
Theo đó, hệ thống các cơ quan THADS, ở Trung ương gọi là Cục Thi
hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp, ở cấp tỉnh gọi là Phòng THADS
thuộc Sở Tư pháp, ở cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
được gọi là Đội THADS thuộc Phòng Tư pháp. Ngày 14/01/2004, Ủy
ban Thường vụ Quốc hội thông qua pháp Lệnh THADS năm 2004,
có hiệu lực từ ngày 01/7/2004. Hệ thống cơ quan THADS được đổi
tên, ở Trung ương vẫn gọi là Cục Thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp,
ở cấp tỉnh từ Phòng THA đổi tên thành: THADS tỉnh, ở cấp huyện: Đội

THADS đổi tên thành: THADS huyện.
Về công tác tổ chức cán bộ: từ tháng 7/1993, các Toà án địa
phương chính thức bàn giao công tác thi hành án sang các cơ quan
7


thuộc Chính phủ với số lượng 1.126 người, trong đó có 700 Chấp
hành viên. Đến hết năm 2002, các cơ quan THADS trong toàn quốc
có 4.357 công chức trên tổng số 5.183 biên chế được phân bổ. Trong
số 4.357 công chức thì có 2.929 người có trình độ đại học; 582 người
có trình độ cao đẳng; 102 người có trình độ cử nhân chính trị; 410
người có trình độ trung cấp chính trị. Từ 2004 - 2008 là giai đoạn
vừa nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, Chấp hành viên vừa tiếp tục
hoàn thiện cơ cấu ngạch công chức các cơ quan THADS. Nhờ thực
hiện nhiều giải pháp đồng bộ nên đến năm 2008, cả nước có 8.308
biên chế, trong đó có 2.801 Chấp hành viên (gồm 387 Chấp hành
viên cấp tỉnh và 2.414 Chấp hành viên cấp huyện); 64 cơ quan
THADS cấp tỉnh và 676 cơ quan THADS cấp huyện.
1.2.2. Hoạt động của Thi hành án dân sự trước khi có Luật
thi hành án dân sự
Về kết quả thi hành án dân sự: Tổng số việc thụ lý giai đoạn
1993-2003 là 1.727.927 việc. Trong đó, số cũ chuyển sang từ Tòa án
là 103.592 việc (hồ sơ), số thụ lý mới là 1.624.335, đã giải quyết
xong là 1.439.673 việc/1.727.927 việc. Riêng năm 1993 đã giải quyết
xong 54.358 việc trong tổng số 119.675 việc có điều kiện thi hành,
đạt tỉ lệ 45%; đến năm 2003 đã giải quyết xong 186.721 việc trong
tổng số 304.179 việc có điều kiện thi hành, đạt tỉ lệ 61% (tăng 16%
so với năm 1993). Tổng số việc thụ lý giai đoạn 2004 - 2008 là
1.696.716 việc, trong đó số cũ chuyển sang là 288.254, số mới thụ lý
là 1.408.462, đã giải quyết xong là 1.381.768 việc/1.696.716 việc.

Riêng năm 2004, năm đầu tiên triển khai thực hiện Pháp lệnh Thi
hành án dân sự 2004 đã giải quyết xong là 213.278 việc trong tổng số
339.424 việc có điều kiện thi hành, đạt tỉ lệ 63%; Năm 2008 đã thi
hành xong 355.757 việc trong tổng số 462.294 việc có điều kiện thi
8


hành, đạt tỉ lệ 77% (tăng 14% so với năm 2004, tăng 32% so với năm
1993).
1.3. Tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự hiện nay
1.3.1. Tổ chức của Thi hành án dân sự từ khi có Luật thi
hành án dân sự đến nay
Ngày 14/11/2008, Quốc hội khoá XII đã thông qua Luật
THADS năm 2008. Theo đó, hệ thống THADS, ở Trung ương, Tổng
cục Thi hành án dân sự là cơ quan trực thuộc Bộ Tư pháp; cấp tỉnh có
Cục Thi hành án dân sự là cơ quan trực thuộc Tổng cục Thi hành án
dân sự và cấp huyện có Chi cục Thi hành án dân sự là cơ quan trực
thuộc Cục Thi hành án dân sự. Tính đến hết ngày 30/9/2015, các cơ
quan Thi hành án dân sự đã thực hiện được 9.681/9.957 biên chế. Cả
nước hiện có tổng số 4.128 Chấp hành viên, 607 Thẩm tra viên, 1.731
Thư ký thi hành án.
1.3.2. Hoạt động của thi hành án dân sự từ khi có Luật thi
hành án dân sự đến nay
1.3.2.1. Tính chất hoạt động
Hoạt động THADS là hoạt động đặc thù, vừa mang tính hành
chính, vừa mang tính chất của hoạt động tư pháp, do đó hoạt động
của cơ quan THADS cũng vừa mang tính chất của hoạt động hành
chính, vừa mang tính chất của hoạt động tư pháp.
1.3.2.2. Các hình thức hoạt động của THADS
Một là, Xây dựng và hoàn thiện thể chế. Hai là, Hướng dẫn,

chỉ đạo nghiệp vụ THADS. Ba là, ra quyết định THA và tổ chức thực
hiện quyết định. Bốn là, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong THADS.
1.3.3. Các đảm bảo đối với tổ chức và hoạt động thi hành
án dân sự
Để đảm bảo cho việc tổ chức và hoạt động THADS, nhà
9


nước đã ban hành hệ thống các văn bản qui phạm pháp luật về thi
hành án dân sự để đảm bảo việc tổ chức và đổi mới hoạt động hệ
thống THADS từ Trung ương đến địa phương. Bên cạnh đó, con
người và cơ sở vật chất, kinh phí là điều kiện đảm bảo cho việc hoàn
thiện về tổ chức và đổi mới hoạt động THADS.
1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến tổ chức và hoạt động thi
hành án dân sự
1.4.1. Yếu tố chính trị
Đối với bất cứ nhà nước nào thì Đảng cầm quyền luôn là lực
lượng lãnh đạo Nhà nước và xă hội. Chính vì vậy, hoạt động hành
chính - tư pháp nói chung và THADS nói riêng đều đặt dưới sự lãnh
đạo của Đảng cầm quyền.
1.4.2. Yếu tố kinh tế - xã hội
Những tác động tích cực: Chủ trương của Đảng về phát triển
nền kinh tế thị trường, đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất
nước qua nhiều năm thực hiện [58 tr. 12], đến nay đã đạt được nhiều
kết quả trên các lĩnh vực: nền kinh tế - xã hội của cả nước hàng năm
luôn tăng trưởng cao, GDP trung bình tăng khoảng trên 6%/năm; an
sinh xã hội được đảm bảo thực hiện.
Những tác động tiêu cực: Bên cạnh mặt tích cực chung, thời
gian qua còn nhiều tiêu cực tác động đến đời sống xã hội: nền kinh tế
tăng trưởng ở mức cao, nhưng chủ yếu là ở bề rộng, chưa đi vào chiều

sâu, cơ cấu kinh tế chưa thật cân đối, các dự án đầu tư nhiều nhưng
chưa thật hiệu quả, khoảng cách giàu nghèo ngày càng nới rộng.
1.4.3. Yếu tố pháp luật và tuyên truyền pháp luật
Để pháp luật nói chung và pháp luật về THADS nói riêng thực
sự đi vào cuộc sống, cần phải tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
10


luật thường xuyên, nhằm nâng cao ý thức pháp luật của các tầng lớp
nhân dân để tự giác chấp hành.
1.4.4. Tổ chức bộ máy các cơ quan Thi hành án dân sự
Việc đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy phù hợp với chức
năng, nhiệm vụ và sử dụng, bố trí đúng, đủ biên chế có ý nghĩa quyết
định đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan THADS.
1.4.5. Yếu tố con người
Đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và THADS nói riêng là
những người thực thi công vụ trong cơ quan THADS, họ là một mắt
xích quan trọng không thể thiếu và quyết định sự thành công hay thất
bại của hoạt động THADS, là người trực tiếp quản lý, tổ chức, thực
hiện hoạt động THADS. Do đó, công tác THADS đạt hiệu quả hay
không phụ thuộc nhiều vào con người.
1.4.6. Yếu tố về cơ sở vật chất – kỹ thuật
Hoạt động THADS hay bất kỳ hoạt động nào khác đều được
thực hiện dựa trên một số lượng kinh phí, ngân sách nhất định, đảm
bảo để chi trả lương cho công chức, bảo đảm biên chế, kinh phí, trụ
sở làm việc…cho CQTHADS.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG THI HÀNH ÁN
DÂN SỰ TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH
2.1. Những yếu tố ảnh hƣởng đến tổ chức và hoạt động thi

hành án dân sự tại tỉnh Bình Định
2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội
Bình Định là tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, có diện tích tự
nhiên là 6.039 km2, theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm
2009, dân số tỉnh Bình Định là 1.485.943 người; gồm 11 đơn vị hành

11


chính cấp huyện, 159 xã, phường, thị trấn. Bên cạnh những thành tựu
to lớn đã đạt được, vẫn còn những tác động tiêu cực đến đời sống xã
hội của tỉnh nói chung, số lượng vụ việc mà Tòa án các cấp phải giải
quyết ngày một nhiều, giá trị tiền, tài sản phải thi hành ngày một lớn,
tính chất ngày càng phức tạp.
2.1.2. Tình hình tổ chức và hoạt động THADS
Sau khi bàn giao công tác THADS từ Tòa án sang (ngày
01/7/1993), các cơ quan THADS của tỉnh được thành lập lúc đầu chỉ
có 47 người, trong đó có 14 chấp hành viên, 33 công chức khác. Đến
nay, trong toàn tỉnh được thành lập 12 cơ quan THADS (gồm 11 Chi
cục thi hành án dân sự, 01 cơ quan Thi hành án dân sự cấp tỉnh, gọi
là Cục Thi hành án dân sự). Tổng số biên chế trong tỉnh năm 2016 có
mặt là: 147/149 biên chế. Tại Cục THADS tỉnh có 26/26 biên chế,
các Chi cục THADS có 121/123 biên chế. Toàn tỉnh có 55 CHV, 08
thẩm tra viên, 44 thư ký và các công chức khác.
2.1.3. Thực tiễn giải quyết việc thi hành án dân sự
Năm 1993, Tòa án chuyển sang là 1.125 việc, đến năm 2003
số lượng án tăng lên 6.305 việc. Tổng số thụ lý trong giai đoạn 1993
-2003 là 22.311 việc, đã tổ chức thi hành xong 16.215/21.075 việc có
điều kiện thi hành, đạt tỷ lệ 77%; Từ 2004 đến 2008, tổng thụ lý toàn
tỉnh là 26.735 việc, đã thi hành xong 20.317/22.975 việc có điều kiện

thi hành, đạt tỷ lệ 88%. Về số vụ việc, năm 2012 (9.900 việc), năm
2016 số việc 9.400, giảm khoảng 500 việc, nhưng về tiền lại tăng lên
khá cao khoảng hơn 400 tỷ đồng (năm 2012 là 700 tỷ đồng, thì năm
2016 là 1.100 tỷ đồng). Trong đó, số việc chưa có điều kiện thi hành
12


án, đặc biệt là số tiền phải thi hành án nhưng không có điều kiện thi
hành năm tăng dần.
2.2. Thực trạng tổ chức thi hành án dân sự tại tỉnh Bình
Định
2.2.1. Về tổ chức bộ máy
Từ ngày 01/7/1993, ở tỉnh, cơ quan THADS gọi Phòng
THADS thuộc Sở Tư pháp, ở cấp huyện có tên là Đội THADS thuộc
Phòng Tư pháp. Đến ngày 01/7/2004, trên cơ sở Pháp lệnh THADS
năm 2004, các cơ quan THADS của tỉnh được đổi tên, ở tỉnh gọi là
THADS tỉnh Bình Định, ở cấp huyện gọi là THADS huyện, thị xã,
thành phố. Hiện nay, Cục THADS tỉnh tỉnh Bình Định gồm 04 đơn vị
chuyên môn và tương đương, đó là: Phòng Tổ chức, cán bộ; Phòng
Nghiệp vụ và tổ chức THADS; Phòng Kiểm tra và giải quyết khiếu
nại và Văn phòng và có 11 Chi cục THADS huyện, thị xã, thành phố
trực thuộc Cục.
2.2.2. Về đội ngũ cản bộ, công chức: Cục THADS tỉnh Bình
Định có Cục trưởng, và 03 Phó Cục trưởng; có 03/04 Trưởng phòng
và tương đương; có 06 Phó trưởng phòng và tương đương. Chi cục
THADS cấp huyện có 11/11 đơn vị có Chi cục trưởng và Phó Chi
cục trưởng, trong đó có 01 đơn vị có 03 Phó Chi cục trưởng là Chi
cục THADS Tp Qui Nhơn và 06 đơn vị có 01 Phó Chi cục trưởng, số
còn lại là đơn vị có 02 phó Chi cục trưởng
2.2.3. Về chất lượng đội ngũ cán bộ: Hiện toàn tỉnh có 149

biên chế, gồm có 55 CHV, trong đó có 15 CHV Trung cấp, 40 CHV
sơ cấp, 08 Thẩm tra viên, 44 Thư ký THA và các chức danh khác. Cơ
cấu theo trình độ chuyên môn đào tạo: 03 người có trình độ Thạc sỹ
13


Luật, 139 người có trình độ đại học luật, 07 người có trình độ trung
cấp luật và các trung cấp khác..
2.3. Thực trạng hoạt động thi hành án dân sự tại tỉnh Bình
Định
2.3.1. Tình hình hoạt động của các cơ quan THADS
Hoạt động của các cơ quan Thi hành án dân sự trong tỉnh Bình
Định là hoạt động mang tính chất hành chính - tư pháp, được thực
hiện thường xuyên, luôn giải quyết tốt các yêu cầu của người dân và
doanh nghiệp liên quan đến công tác thi hành án dân sự.
Kết quả công tác THADS trong 5 năm (từ 2012 – 2016) đã có
những chuyển biến mạnh mẽ, số vụ việc giải quyết và giá trị tiền, tài
sản thi hành đạt kết quả đáng khích lệ; nhiều vụ việc phức tạp, tồn
đọng kéo dài nhiều năm đã được giải quyết dứt điểm, bảo vệ lợi ích
của Nhà nước, đảm bảm quyền và lợi ích cho tập thể, tồ chức và công
dân.
2.3.2. Hình thức hoạt động
Một là, Xây dựng thể chế và văn bản quản lý điều hành, đã xây
dựng các văn bản qui phạm nội bộ và văn bản quản lý điều hành,
hướng dẫn nhiệm vụ trên cơ sở các văn bản của cấp trên, phù hợp với
điều kiện thực tiễn của tỉnh. Hai là, Hướng dẫn chỉ đạo nghiệp vụ
cho các Chi cục THADS cấp huyện khi có vướng mắc, khó khăn
trong THADS. Ba là, Thụ lý ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết
định THA. Bốn là, Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo.
2.4. Những kết quả đạt đƣợc trong tổ chức và hoạt động thi

hành án dân sự tại tỉnh Bình Định và nguyên nhân
2.4.1. Những kết quả đạt được
Theo số liệu thổng kế từ năm 2012 đến 2016, đã thụ lý và thi
hành đạt kết quả về việc và tiền như sau:
14


Bảng 2.1. Kết quả thi hành án về việc (từ năm 2012 – 2016)

STT

Năm

01
02
03
04
05

2012
2013
2014
2015
2016

Tổng số
phải TH
9.817
10.388
9.994

9.636
9.344

Số việc có
điều kiện
6.830
7.848
7.651
7.351
7.266

Đơn vị tính: việc
Tỷ lệ TH
Số giải quyết
xong/có
xong/có điều
ĐK/chỉ tiên
kiện
giao
6.285 92%/88%
7.248 92%/88%
7.165 94%/92
6.911 94%/88%
6.204 85%/72%

Nguồn từ Cục THADS tỉnh Bình Định
Bảng 2.2. Kết quả thi hành án về giá trị (từ 2012 – 2016)

STT Năm
01

02
03
04
05

2012
2013
2014
2015
2016

Tổng số phải
TH

Số có điều
kiện

704.901.280
888.363.955
845.900.316
911.664.030
1.119.219.848

91.213.333
442.293.426
330.208.938
270.863.780
544.585.660

Đơn vị tính: 1000 đồng

Tỷ lệ TH
Số giải quyết
xong/có
xong/có điều
ĐK/chỉ
kiện
tiêu giao
74.202.433 81%/74%
396.475.966 90%/77%
291.881.602
88%/73
241.188.650 89%/77%
230.818.375 42%/32%

(Nguồn từ Cục THADS tỉnh Bình Định)
2.4.2. Nguyên nhân đạt được kết quả:
Thứ nhất, Tổng cục Thi hành án dân sự, Cục Thi hành án dân
sự tỉnh đã ban hành Quyết định giao chỉ tiêu, nhiệm vụ thi hành án
dân sự cho các cơ quan Thi hành án dân sự trong tỉnh để từng đơn vị
đưa vào kế hoạch công tác hàng năm, bám sát triển khai, thực hiện.
Thứ hai, công tác THADS tỉnh Bình Định luôn nhận được sự quan
tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, sự
15


phối hợp nhịp nhàng của các sở, ban, ngành, hội đoàn thể của địa
phương; sự năng động, sáng tạo của tập thể lãnh đạo Cục THADS
tỉnh, sự đoàn kết thống nhất và đồng thuận của đội ngũ cán bộ, công
chức các cơ quan THADS trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
2.5. Những hạn chế trong tổ chức và hoạt động thi hành án

dân sự tại tỉnh Bình Định và nguyên nhân
2.5.1. Những hạn chế
Thứ nhất, công tác tổ chức cán bộ còn hạn chế; việc tuyển
dụng, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ
còn chậm thực hiện. Thứ hai, tình trạng giải quyết án kéo dài từ năm
này qua năm khác có chiều hướng gia tăng, nhưng chưa có biện pháp
giải quyết hữu hiệu. Thứ ba, một số Chi cục THADS cấp huyện trong
tỉnh, mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan thi hành án dân sự với các
cơ quan hữu quan chưa nhịp nhàng, thiếu chặt chẽ. Thứ tư, một số cơ
quan Thi hành án dân sự huyện, thị xã, thành phố chưa thực hiện tốt
chức năng tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền, Ban chỉ đạo
THADS. Thứ năm, một số cơ quan thi hành án dân sự chậm xác
minh, phân loại án để xác định điều kiện thi hành án. Thứ sáu, nhiều
vụ việc đủ điều kiện xét, miễn giảm thi hành án về các khoản án phí,
tiền phạt, sung công nhưng chậm phối hợp, lập thủ tục để đề nghị
việc xét miễn giảm thi hành án. Thứ bảy, hoạt động của Ban chỉ đạo
thi hành án ở một số địa phương cấp huyện trong tỉnh còn thiếu hiệu
quả, chỉ đạo thiếu kịp thời đối với các vụ việc lớn, có tính chất phức
tạp, kéo dài. Thứ tám, một số văn bản qui phạm pháp luật qui định
một số vấn đề liên quan đến THADS chậm ban hành; chất lượng văn
bản chưa đáp ứng yêu cầu. Thứ chín, công tác hướng dẫn, chỉ đạo
nghiệp vụ của Cục THADS tỉnh có lúc chưa kịp thời. Thứ mười, công
tác kiểm tra, tự kiểm tra chưa thật sự đạt hiệu quả.
16


2.5.2. Nguyên nhân của những hạn chế
2.5.2.1. Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, pháp luật về thi hành án dân sự chưa đầy đủ, thiếu
đồng bộ nhưng chậm được sửa đổi, hướng dẫn thi hành kịp thời. Thứ

hai, cơ chế quản lý về thi hành án dân sự thời gian qua có nhiều điểm
bất hợp lý và đến nay vẫn chưa khắc phục được. Thứ ba, chưa có sự
phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các cơ quan hữu quan với cơ quan
thi hành án dân sự trong quá trình thi hành án. Thứ tư, ý thức chấp
hành pháp luật của một bộ phận nhân dân nói chung chưa cao, nhiều
trường hợp người phải THA cố tình chây ỳ, tẩu tán tài sản để trốn
tránh việc THA. Thứ năm, việc quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn của
ngành cấp trên, Ủy ban nhân dân tỉnh và UBND một số huyện, thành
phố, thị xã trong tỉnh chưa kịp thời. Thứ bảy, một số vụ án có tính
chất phức tạp, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều địa
phương, nhưng lại có ý kiến trái ngược nhau; người phải thi hành án
là đối tượng chính sách, hộ nghèo, có thân nhân đau ốm kinh niên,
bệnh hiểm nghèo. Thứ tám, công tác tổ chức cán bộ, chế độ đãi ngộ
trong hệ thống các cơ quan THADS chưa được qui định thỏa đáng
trong khi đó công tác thi hành án rất phức tạp, rủi ro cao nên chưa thu
hút người tài, người có năng lực vào làm việc.
2.5.2.2. Nguyên nhân chủ quan:
Một là, đội ngũ công chức, CHV các cơ quan THADS trong
tỉnh về số lượng và chất lượng vẫn chưa được đáp ứng; một số Lãnh
đạo đơn vị chưa phát huy hết trách nhiệm trong quản lý, chỉ đạo, điều
hành; một số CHV, cán bộ THA chưa thật sự tận tâm, chủ động tổ
chức thi hành án. Hai là, công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của
một số lãnh đạo đơn vị chuyên môn thuộc Cục THADS và Chi cục
THADS chưa thật kiên quyết, sự vào cuộc chưa quyết liệt, dẫn đến
17


tiến độ giải quyết công việc của cơ quan còn chậm. Ba là, một số Chi
cục THADS cấp huyện chưa phối họp chặt chẽ với cơ quan hữu
quan, UBND các xã, phường, các tổ chức đoàn thể, chưa tranh thủ

được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền
địa phương. Bốn là, còn có biểu hiệu tiêu cực, thiếu trách nhiệm
trong thi hành án dân sự.
Luật THADS năm 2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật THADS năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành được
ban hành, tổ chức và hoạt động của hệ thống THADS nói chung và
các cơ quan THADS của tỉnh Bình Định nói riêng đã có bước chuyển
biến quan trọng. Tuy nhiên, một số vấn đề còn hạn chế cần được
khắc phục. Vì thế, việc hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt
động của cơ quan THADS nói chung, cơ quan THADS tỉnh Bình
Định nói riêng là yêu cầu hết sức bức thiết đang đặt ra cần phải giải
quyết một cách căn bản, toàn diện.
CHƢƠNG 3
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC VÀ
HOẠT ĐỘNG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
3.1. Quan điểm hoàn thiện về tổ chức và hoạt động thi
hành án dân sự
3.1.1. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng
Đảng lãnh đạo nhà nước và xã hội bằng các chủ trương, đường
lối, nghị quyết của Đảng, trên cơ sở đó nhà nước cụ thể hóa thành các
văn bản qui phạm pháp luật để quản lý, trong công tác THADS có
Luật thi hành án dân sự. Để tăng cường tăng cường sự lãnh đạo của
cấp ủy Đảng, các cơ quan THADS của tỉnh Bình Định thường xuyên
tham mưu cho Cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong công tác
THADS, THA hành chính.
18


3.1.2. Đảm bảo sự phát triển kinh tế - xã hội; giữ vững an
ninh, quốc phòng và hội nhập kinh tế, quốc tế

Qua nhiều năm thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng về
phát triển nền kinh tế thị trường, định hướng XHCN, nền kinh tế của
đất nước nói chung và của tỉnh Bình Định nói riêng đã đạt được
nhiều kết quả trên các lĩnh vực. Bên cạnh những thuận lợi thì mặt trái
của nền kinh tế thị trường đã xuất hiện ngày càng nhiều tranh chấp cả
về dân sự, kinh tế, lao động, thương mại. Do đó, việc tổ chức thi
hành nghiêm chỉnh các bản án, quyết định của Tòa án nhằm đảm bảo
an ninh chính trị, trật tự xã hội, thúc đây nền kinh tế phát triển.
3.1.3. Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo
đảm thực hiện quyền con người
Trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở
nước ta hiện nay, một trong những nội dung quan trọng trong xây
dựng nhà nước pháp quyền đòi hỏi phải có một hệ thống pháp luật
hoàn chỉnh, thống nhất và đồng bộ, đi vào cuộc sống. Đặc biệt, trong
lĩnh vực THADS, việc tăng cường pháp chế, giữ nghiêm pháp luật
phải được đề cao, nhằm đảm bảo quyền con người, đảm bảo sự ổn
định xã hội, đảm bảo các bản án, quyết định của Tòa án phải được tổ
chức thi hành trên thực tế.
3.1.4. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả; hoàn thiện tổ chức và
hoạt động của Thi hành án dân sự đồng bộ từ Trung ương đến địa
phương
Trên cơ sở Luật THADS năm 2008 và Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật THADS và các văn bản hướng dẫn thi hành,
các cơ quan THADS cần tiếp tục củng cố, kiện toàn bộ máy của Cục
THADS, trong đó cần thành lập thêm một số đơn vị chuyên môn
thuộc Cục phù hợp với yêu cầu công việc; nghiên cứu, đề xuất tại Chi
19


cục cũng được thành lập các bộ phận chuyên môn tương ứng với cơ

quan chuyên môn của Cục để thực hiện nhiệm vụ nhưng không làm
tăng biên chế; nâng cao số lượng lẫn chất lượng đội ngũ công chức;
quan tâm bổ nhiệm đủ các chức danh lãnh đạo, chức danh tư pháp,
tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều kiện làm việc để
công tác THADS của tỉnh đạt được nhiều kết quả trong thời gian tới.
3.1.5. Thực hiện chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020
theo Nghị quyết số 49-NQ/TW, 02/6/2005 của Bộ Chính trị
Để thực hiện tốt chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020
theo Nghị quyết số 49-NQ/TW, 02/6/2005 của Bộ Chính trị cần phải
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động tư pháp và các cơ
quan tư pháp. Đổi mới việc tổ chức, tổ chức và hoạt động của hệ
thống THADS, xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của cơ
quan THADS, theo hướng bảo đảm tính công khai, dân chủ, nghiêm
minh; nâng cao chất lượng hoạt động, coi đây là khâu đột phá của
hoạt động THADS.
3.2. Giải pháp hoàn thiện về tổ chức và hoạt động thi hành
án dân sự tại tỉnh Bình Định
3.2.1. Các giải pháp chung:
3.2.1.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Cấp ủy Đảng, chính
quyền địa phương
Để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác THADS,
các cơ quan THADS của tỉnh Bình Định cần thường xuyên quán triệt,
triển khai, thực hiện nghiêm túc các chủ trương, đường lối, nghị
quyết Đảng nói chung và những nội dung liên quan đến công tác Tư
pháp, THADS nói riêng để công tác thi hành án đạt kết quả.
3.2.1.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về thi hành án dân sự
và pháp luật có liên quan
20



Để nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động của cơ quan
THADS nói chung và tại tỉnh Bình Định nói riêng, phải kịp thời sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật THADS thi hành án dân sự để
tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, tạo điều kiện tổ chức THADS
đạt hiệu qủa cao.
3.2.1.3. Kiện toàn tổ chức, bộ máy các cơ quan thi hành án
dân sự trong tỉnh, nâng cao năng lực hoạt động của đội ngũ cán bộ,
chấp hành viên của cơ quan Thi hành án dân sự
Để thực hiện tốt nhiệm vụ THADS trong thời gian đến, đòi hỏi
phải kiện toàn tổ chức, nhất thiết phải bổ nhiệm thêm chức danh chấp
hành viên để trực tiếp đảm đương công việc. Bên cạnh đó, cần xác
định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của CQTHADS, trách
nhiệm của người đứng đầu, của cán bộ, công chức THADS. Đổi mới
công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành theo hướng sâu sát, cụ thể, rõ
người, rõ việc, rõ thời gian hoàn thành, hướng về cơ sở.
3.2.1.4. Tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan thi hành án với
các cơ quan hữu quan trong qua trình tổ chức thi hành án.
Để tổ chức thi hành án dân sự đạt hiệu quả cao, phải có sự phối
hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan trong quá trình tổ chức thi
hành án, trong đó cần rà soát, sửa đổi bổ sung Quy chế phối hợp của
các cơ quan liên quan. Đồng thời, tham mưu cho Chủ tịch UBND
tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo THADS tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện,
Trưởng Ban chỉ đạo THADS cấp huyện thường xuyên chỉ đạo công
tác phối hợp trong THADS.
3.2.1.5. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật về thi hành án dân sự
Thường xuyên đẩy mạnh việc tuyên truyền các qui định của
pháp luật về thi hành án bằng các hình thức phù hợp theo địa bàn dân
21



cư, lứa tuổi, giới tính, cách thức tuyên truyền… Để thực hiện tốt vấn
đề này, hàng tháng, quý, năm các cơ quan thi hành án dân sự trong
tỉnh phải phối hợp với các cơ quan thông tin của tỉnh, huyện thực
hiện các chuyên mục, chuyên đề tuyên truyền cụ thể, nâng cao sự
nhận thức của nhân dân về công tác THADS.
3.2.1.6. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo thi
hành án dân sự tỉnh và các huyên, thành phố; sự giám sát của Hội
đồng nhân dân và Mặt trận Tổ quốc địa phương
Để Ban chỉ đạo thi hành án hoạt động có hiệu quả, góp phần
tích cực vào việc nâng cao hiệu quả giải quyết án tồn đọng trong thi
hành án dân sự, Cục THADS và Chi cục THADS cấp huyện trong
tỉnh Bình Định cần làm tốt công tác tham mưu cho Ban chỉ đạo trong
việc xây dựng Quy chế hoạt động, chỉ đạo phối hợp thi hành những
vụ việc thi hành án lớn, phức tạp có ảnh hưởng đến an ninh chính trị
ở địa phương, huy động lực lượng tham gia khi cần thiết.
3.2.1.7. Tăng cường kiểm tra, giám sát, tiếp dân, giải quyết
khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong thi hành án dân sự
Để kiểm tra, giám sát tổ chức và hoạt động của CQTHADS
tỉnh cần phải thực hiện nhiều hơn nữa các cuộc kiểm tra, giám sát đột
xuất nhằm đánh giá đúng, khách quan tổ chức và hoạt động của
CQTHADS, đặc biệt là trong công tác giải quyết đơn thư khiếu tại, tố
cáo của công dân.
3.2.1.8. Bảo đảm kinh phí, cơ sở vật chất, kỹ thuật, phương
tiện làm việc trong hoạt động thi hành án dân sự
Tập trung, đẩy nhanh tiến độ xây dựng trụ sở, kho vật chứng,
đầu tư trang thiết bị làm việc, tăng cường kinh phí hoạt động cho các
cơ quan THADS.
3.2.1.9. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Thừa phát lại trong
22



thi hành án dân sự
Thừa phát lại có các chức năng, nhiệm vụ là: xác minh điều
kiện thi hành án dân sự; tống đạt các văn bản, giấy tờ về thi hành án,
tòa án; lập vi bằng và tổ chức thi hành án dân sự. Đây là những công
việc nhằm hỗ trợ, giảm tải công việc cho cơ quan THADS, nhằm tiến
tới xã hội hóa công tác thi hành án dân sự mạnh mẽ hơn nữa.
3.2.2. Các giải pháp cụ thể tại tỉnh Bình Định
Bình Định có nhiều đặc điểm khác với các địa phương khác,
để hoàn thiện về tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động THADS
tỉnh Bình Định trong thời gian đến cần có các giải pháp riêng của
tỉnh Bình Định, cụ thể như sau: Thứ nhất, Đối với trường hợp người
phải thi hành án là ngư dân đi làm biển dài ngày, tài sản tranh chấp là
tàu thuyền đang hoạt động đánh bắt xã bờ tại các ngư trường ngoài
tỉnh, không có mặt ở địa phương dài ngày. Do đó, cần phải phối hợp
với Bộ đội Biên phòng, Công an địa phương, Chi cục Bảo vệ nguồn
lợi thủy sản tỉnh mời đương sự để làm việc để cam kết việc thi hành
án. Nếu người phải thi hành án không tự nguyện thực hiện thì đề nghị
không cấp hoặc không gia hạn hành trình khai thác trên biển. Thứ
hai, Đối với những người phải thi hành án thường xuyên đi làm ở các
tỉnh bạn, nhất là ở Tây Nguyên, phải thường xuyên phối hợp với
Công an địa phương, chính quyền địa phương để xác minh tài sản,
xác định cụ thể địa chỉ cư trú để có biện pháp thi hành án cụ thể. Thứ
ba, Đối với những vụ thi hành án liên quan đến việc vỡ huê hụi, đông
người, phức tạp, thì phối hợp đề nghị cơ quan Công an, VKSND kê
biên, phong tỏa tài sản tranh chấp trong giai đoạn khởi tố vụ án để
23



đảm bảo việc xét xử và thi hành án. Thứ 4, Đối với tài sản thi hành án
là vật nuôi thủy sản, gồm tôm, cá và các vật nuôi khác. Đây là loại
việc nếu kê biên vật nuôi thì phải xử lý ngay, nếu không kịp thời rất
dễ bị hư hỏng, mất phẩm chất. Thứ 5, Đối với việc thi hành án mà đối
tượng thi hành án là ruộng đìa, phục vụ cho việc nuôi trồng thủy sản.
Đây là việc thi hành án khó, phức tạp, dễ bị người dân tái lấn chiếm
lại sau khi giao, nên cần có ế hoạch cụ thể.
KẾT LUẬN
Để tiếp tục hoàn thiện tổ chức và hoạt động của các cơ quan
THADS nói chung, tổ chức và hoạt động của cơ quan THADS tỉnh
Bình Định nói riêng, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN vững
mạnh cần hoàn thiện pháp luật về THADS và pháp luật có liên quan,
bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, thường xuyên
kiện toàn tổ chức bộ máy, cơ cấu cán bộ cơ quan THADS; tăng
cường kiếm tra, giám sát, tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử
lý vi phạm pháp luật trong THADS; thường xuyên phối hợp với các
cơ quan hữu quan trong công tác THADS; bảo đảm cơ sở vật chất,
phương tiện làm việc cho cơ quan THADS ... Việc khắc phục những
tồn tại, bất cập trong tổ chức và hoạt động của cơ quan THADS sẽ
góp phần cải cách mạnh mẽ hoạt động THADS, đảm bảo thực hiện
thắng lợi chủ trương chính sách của Đảng về “đẩy mạnh cải cách lập
pháp, hành pháp và tư pháp, đổi mới tư duy và quy trình xây dựng
pháp luật, nâng cao chất lượng pháp luật để tiếp tục xây dựng Nhà
nước pháp quyền XHCN”, góp phần bảo đảm thực hiện Hiến pháp
năm 2013.

24




×