Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Các giải pháp chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn Huyện Núi Thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (677.65 KB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRẦN LÊ HÙNG

CÁC GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN NÚI THÀNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Đà Nẵng - Năm 2011

This document is created by GIRDAC PDF Converter Pro trial version
GIRDAC PDF Converter Pro full version doesn‘t add this green footer
Full version can be ordered from />

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRẦN LÊ HÙNG

CÁC GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN NÚI THÀNH
Chuyên ngành : Kinh tế phát triển
Mã số :

60.31.05


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ THẾ GIỚI

Đà Nẵng, Năm 2011

This document is created by GIRDAC PDF Converter Pro trial version
GIRDAC PDF Converter Pro full version doesn‘t add this green footer
Full version can be ordered from />

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được
chỉ rõ nguồn gốc

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trần Lê Hùng

This document is created by GIRDAC PDF Converter Pro trial version
GIRDAC PDF Converter Pro full version doesn‘t add this green footer
Full version can be ordered from />

ii

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn ......................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................. 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 2
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ............................................................... 5
6. Khái quát kết cấu của luận văn............................................................. 5
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO
ĐỘNG
1.1. Lao động............................................................................................. 6
1.1.1. Khái niệm lao động .......................................................................... 6
1.1.2. Nguồn lao động ................................................................................ 6
1.1.3. Lao động đang làm việc .................................................................... 6
1.1.4. Lao động trong độ tuổi ..................................................................... 6
1.1.5. Lao động ngoài độ tuổi ..................................................................... 7
1.2. Cơ cấu lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động ............................... 7
1.2.1. Cơ cấu lao động................................................................................ 7
1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu lao động ............................................................ 9
1.2.2.1. Khái niệm....................................................................................... 9
1.2.2.2. Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu lao động và chuyển dịch cơ cấu
theo ngành ............................................................................................... 10
1.2.2.3. Nội dung chuyển dịch cơ cấu lao động .......................................... 13
1.2.3. Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu lao động ở các địa phương
vùng duyên hải Miền trung và tỉnh Quảng Nam ...................................... 16
1.2.3.1. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và cơ cấu lao động
của cả nước đến năm 2015 và năm 2020.................................................... 16

This document is created by GIRDAC PDF Converter Pro trial version
GIRDAC PDF Converter Pro full version doesn‘t add this green footer
Full version can be ordered from />


iii

1.2.3.2. Định hướng phát triển vùng duyên hải Miền Trung và tỉnh Quảng
Nam ......................................................................................................... 17
1.3. Các tiêu chí đánh giá chuyển dịch cơ cấu lao động .......................... 18
1.3.1. Động thái thay đổi tỷ trọng lao động các ngành trong nền kinh tế .. 18
1.3.2. Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động .................................................. 18
1.3.3. Tương quan giữa chuyển dịch cơ cấu lao động và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế...................................................................................................... 19
1.3.4. Mối quan hệ giữa GTSX bình quân đầu người và cơ cấu lao động
ngành ...................................................................................................... 21
1.4. Các nhân tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động .. 21
1.4.1. Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành kinh tế ........... 21
1.4.2. Quy mô và chất lượng nguồn nhân lực........................................... 22
1.4.3. Sự phát triển của khoa học công nghệ............................................ 24
1.4.4. Quá trình đô thị hoá và công nghiệp hóa ........................................ 25
1.4.5. Chênh lệch thu nhập ...................................................................... 26
1.4.6. Trình độ phát triển của thị trường lao động .................................... 27
1.4.7. Nhân tố hệ thống chính sách .......................................................... 28
1.5. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu lao động của Trung Quốc và Hàn
Quốc........................................................................................................ 29
1.5.1. Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn ở Trung Quốc .................. 29
1.5.2. Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn ở Hàn Quốc ..................... 32
1.5.3. Bài học về chuyển dịch cơ cấu lao động cho các địa phương ở Việt
Nam......................................................................................................... 34
Chương 2. THỰC TRẠNG VỀ CƠ CẤU LAO ĐỘNG VÀ QUÁ TRÌNH
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG CỦA HUYỆN NÚI THÀNH
2.1. Đặc điểm địa bàn của huyện Núi Thành .......................................... 36
2.1.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................... 36


This document is created by GIRDAC PDF Converter Pro trial version
GIRDAC PDF Converter Pro full version doesn‘t add this green footer
Full version can be ordered from />

iv

2.1.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................... 36
2.1.1.2. Đặc điểm địa hình, đất đai ............................................................ 37
2.1.1.3. Thời tiết, khí hậu .......................................................................... 38
2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội ................................................................. 39
2.1.2.1. Quy mô và chất lượng lao động..................................................... 39
2.1.2.2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế .................. 40
2.1.2.3. Quá trình đô thị hóa ..................................................................... 41
2.1.2.4. Sự phát triển của các cụm công nghiệp, khu công nghiệp .................... 42
2.1.3. Kết luận rút ra từ nghiên cứu tổng quan về địa bàn........................ 43
2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động từ 2005 - 2010 .................. 44
2.2.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động theo 3 nhóm ngành ......... 44
2.2.1.1. Động thái thay đổi tỷ trọng lao động của các ngành trong nền kinh tế ........ 44
2.2.1.2. Tương quan giữa chuyển dịch cơ cấu lao động và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo ngành..................................................................................... 46
2.2.1.3. Sự phù hợp giữa cơ cấu lao động và GTSX bình quân đầu người.... 50
2.2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động trong nội bộ từng nhóm
ngành...................................................................................................... 50
2.2.2.1. Ngành Nông nghiệp ...................................................................... 50
2.2.2.2. Ngành Công nghiệp ...................................................................... 52
2.2.2.3. Ngành Dịch vụ ............................................................................. 54
2.3. Thực trạng đào tạo nghề cho chuyển dịch cơ cấu lao động.............. 56
2.4. Thực trạng về XKLĐ ....................................................................... 60
2.5. Thực trạng về thị trường lao động ................................................... 61

2.5.1. Đánh giá thực trạng cung lao động ................................................ 61
2.5.2. Đánh giá thực trạng cầu lao động .................................................. 63
2.5.3. Đánh giá khái quát quan hệ lao động và thực trạng tiền lương, tiền
công (giá cả lao động).............................................................................. 64

This document is created by GIRDAC PDF Converter Pro trial version
GIRDAC PDF Converter Pro full version doesn‘t add this green footer
Full version can be ordered from />

v

2.5.3.1. Sự biến động tiền lương, thu nhập của người lao động trên thị trường
lao động ở huyện ...................................................................................... 64
2.5.3.2. Quan hệ lao động và tranh chấp lao động về tiền lương, tiền công . 65
2.5.4. Đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống giao dịch kết nối cung cầu lao động trên thị trường lao động ...................................................... 65
2.6. Thực trạng về hệ thống chính sách................................................... 66
2.6.1. Về cơ chế khuyến khích đầu tư....................................................... 67
2.6.2. Về cơ chế khuyến khích đào tạo nghề ............................................. 68
2.6.2.1. Chính sách đối với người học nghề................................................ 68
2.6.2.2. Chính sách đối với giáo viên, giảng viên và người dạy nghề........... 69
2.6.2.3. Chính sách đối với cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn ...... 70
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO
ĐỘNG CỦA HUYỆN NÚI THÀNH
3.1. Định hướng chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn huyện Núi
Thành đến năm 2015 .............................................................................. 71
3.1.1. Căn cứ chuyển dịch chuyển dịch cơ cấu lao động đến năm 2015 .... 71
3.1.1.1. Định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ......................... 71
3.1.1.2. Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành kinh tế............. 71
3.1.1.3. Định hướng chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành kinh tế..................... 71
3.1.2. Định hướng chuyển dịch cơ cấu lao động đến năm 2015...................... 72

3.1.2.1. Định hướng chung ........................................................................ 72
3.1.2.2. Định hướng phát triển thị trường lao động .................................... 73
3.1.2.3. Mục tiêu ....................................................................................... 74
3.2. Các giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động............................ 75
3.2.1. Phát triển các ngành thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động
................................................................................................................ 75
3.2.1.1. Đầu tư phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp ............... 76

This document is created by GIRDAC PDF Converter Pro trial version
GIRDAC PDF Converter Pro full version doesn‘t add this green footer
Full version can be ordered from />

vi

3.2.1.2. Phát triển mạnh các ngành thương mại - dịch vụ ........................... 77
3.2.1.3. Nâng cao năng suất lao động trong nông nghiệp ........................... 79
3.2.2. Đào tạo nghề cho người lao động ................................................... 80
3.2.2.1. Thực hiện phổ cập trung học cơ sở và phát triển giáo dục trung học
phổ thông ................................................................................................. 80
3.2.2.2. Phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS và THPT ................. 80
3.2.2.3. Xây dựng và thực hiện quy hoạch mạng lưới đào tạo nghề và kế
hoạch đào tạo nghề................................................................................... 81
3.2.2.4. Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo nghề ................................ 82
3.2.2.5. Tăng cường đầu tư vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở dạy nghề ....... 82
3.2.2.6. Gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm ...................................... 83
3.2.2.7. Tăng cường công tác tuyên truyền về đào tạo nghề ....................... 84
3.2.2.8. Kiểm định chất lượng đào tạo nghề ............................................... 84
3.2.3. Phát triển nhanh thị trường lao động trên địa bàn huyện .................. 85
3.2.3.1. Hoàn thiện thể chế thị trường lao động, tạo khung pháp lý cho thị
trường lao động phát triển mạnh và hoạt động có hiệu quả ........................ 85

3.2.3.2. Huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh
tạo cầu lao động, nhất là những ngành, lĩnh vực có ưu thế và có khả năng thu
hút nhiều lao động .................................................................................... 86
3.2.3.3. Phát triển hệ thống giao dịch gắn kết cung - cầu của thị trường lao
động......................................................................................................... 87
3.2.4. Giải quyết việc làm cho lao động trong khu vực có đất thu hồi ............. 89
3.2.5. Tăng cường XKLĐ ......................................................................... 90
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 93
1. Kết luận............................................................................................... 92
2. Kiến nghị............................................................................................. 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................... 95

This document is created by GIRDAC PDF Converter Pro trial version
GIRDAC PDF Converter Pro full version doesn‘t add this green footer
Full version can be ordered from />

vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CCLĐ : Cơ cấu lao động
KCN

: Khu công nghiệp

CCN

: Cụm công nghiệp

SS


: So sánh

NN

: Nông nghiệp

LN

: Lâm nghiệp

TS

: Thuỷ sản

CN

: Công nghiệp

XD

: Xây dựng

DV

: Dịch vụ

NSLĐ : Năng suất lao động
CNKT : Công nhân kỹ thuật
PP


: Phân phối

Nxb

: Nhà xuất bản

XKLĐ : XKLĐ
GTSX : Giá trị sản xuất
SP

: Sản phẩm

TTLĐ : Thị trường lao động
KTM

: Kinh tế mở

This document is created by GIRDAC PDF Converter Pro trial version
GIRDAC PDF Converter Pro full version doesn‘t add this green footer
Full version can be ordered from />

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
Bảng 1.1
Bảng 1.2

Bảng 2.1
Bảng 2.2

Bảng 2.3

Tên bảng
Mối quan hệ giữa GTSX/người và cơ cấu lao động
Số lượng lao động được thu hút vào lĩnh vực phi nông
nghiệp ở nông thôn Trung Quốc
Tốc độ tăng tổng SP và đóng góp của các ngành vào
tăng trưởng trong huyện từ 2005-2010
Quy mô và cơ cấu lao động các ngành trong nền kinh tế
Cơ cấu kinh tế theo ngành và cơ cấu lao động 2005 2010

Trang
21
31

40
45
47

Bảng 2.4

Hệ số co giãn của lao động theo GTSX 2005 – 2010

49

Bảng 2.5

Cơ cấu lao động ngành nông nghiệp từ 2005 – 2010

51


Bảng 2.6

Cơ cấu lao động ngành công nghiệp 2005 – 2010

53

Bảng 2.7

Cơ cấu lao động ngành dịch vụ 2005 – 2010

55

Bảng 2.8

Bảng 2.9

Lao động qua đào tạo của huyện Núi Thành thời kỳ 2005 –
2010
Mạng lưới các cơ sở dạy nghề trên địa bàn huyện Núi
Thành thời kỳ 2005 – 2010

Bảng 2.10 Tình hình XKLĐ của huyện Núi Thành từ 2004-2010

This document is created by GIRDAC PDF Converter Pro trial version
GIRDAC PDF Converter Pro full version doesn‘t add this green footer
Full version can be ordered from />
57

58

60


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu

Tên hình

Trang

Hình 2.1 Biến động quy mô lao động của nền kinh tế từ 2005 – 2010

44

Hình 2.2 Động thái lao động các ngành từ 2005 – 2010

46

Hình 2.3

Động thái chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và cơ cấu lao
động

Hình 2.4 Biến động của hệ số co giãn lao động theo GTSX qua các năm
Hình 2.5

Hình 2.6


Hình 2.7

Chuyển dịch cơ cấu lao động trong nội bộ ngành nông nghiệp
2005 – 2010
Chuyển dịch cơ cấu lao động trong nội bộ ngành công nghiệp
2005 – 2010
Chuyển dịch cơ cấu lao động trong nội bộ ngành dịch vụ
2005 – 2010

This document is created by GIRDAC PDF Converter Pro trial version
GIRDAC PDF Converter Pro full version doesn‘t add this green footer
Full version can be ordered from />
48
50
52

54

56


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Mục tiêu của huyện Núi Thành đến năm 2015 cơ bản trỏ thành huyện
công nghiệp. Khi đó: tỷ trọng về kinh tế của ngành nông nghiệp là 6%; ngành
công nghiệp là 69,4%; ngành dịch vụ là 24,6% [13] và tỷ trọng lao động phi
nông nghiệp phải đạt trên 70%. Hiện tại theo số liệu thống kê, năm 2010 tỷ
trọng về kinh tế của ngành nông nghiệp là 24,45%; ngành công nghiệp là

59,79%; ngành dịch vụ là 15,76% [3]. Tuy nhiên, năm 2010 tỷ trọng lao động
ngành nông nghiệp là 53,61%; ngành công nghiệp là 29,07%; ngành dịch vụ
là 17,32% [3]. Thực tế trên đòi hỏi huyện Núi Thành phải có những bước đột
phá trên nhiều lĩnh vực đặc biệt là chuyển dịch mạnh cơ cấu lao động để đáp
ứng yêu cầu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành. Với cơ cấu lao động
còn ở trình độ thấp và lạc hậu, vấn đề có tính cấp thiết được đặt ra là phải có
giải pháp đúng đắn nhằm đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động theo
hướng hợp lý, nghĩa là tăng nhanh tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp
và dịch vụ nhằm đáp ứng yêu cầu mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
ngành đến 2015.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Các giải
pháp chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn huyện Núi Thành"
2. Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu về mặt lý luận kết hợp với việc phân tích thực
trạng và xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động từ đó đánh giá quá trình
chuyển dịch, rút ra kết luận làm cơ sở đề ra các biện pháp có hiệu quả thúc
đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động.
* Mục tiêu cụ thể
- Góp phần làm rõ các khái niệm về cơ cấu lao động, chuyển dịch cơ cấu

This document is created by GIRDAC PDF Converter Pro trial version
GIRDAC PDF Converter Pro full version doesn‘t add this green footer
Full version can be ordered from />

2

lao động; mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu lao động và chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo ngành ngành. Đồng thời chỉ ra xu hướng chuyển dịch cơ cấu
lao động trong giai đoạn hiện nay.

- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động
trên địa bàn huyện Núi Thành từ năm 2005 đến năm 2010.
- Chỉ ra nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm góp phần
thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn huyện Núi Thành
đến năm 2015 và 2020.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Luận văn đi sâu nghiên cứu các vấn đề cơ cấu lao động, chuyển dịch cơ
cấu lao động trong mối quan hệ với cơ cấu kinh tế theo ngành và chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo ngành.
* Phạm vi nghiên cứu
Trên cơ sở mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện đến năm 2015,
luận văn tập trung đi sâu nghiên cứu vấn đề chuyển dịch cơ cấu theo ngành và
từng nhóm ngành trên địa bàn huyện Núi T hành từ năm 2005 đến năm 2015.
4. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp logic và lịch sử
Trong phương pháp nghiên cứu này, chúng ta cần nghiên cứu kỷ điều
kiện tự nhiên – xã hội, thực trạng về phát triển kinh tế (tốc độ phát triển kinh
tế), chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong 5 năm qua của huyện
núi thành để làm cơ sở dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế, sự chuyển dịch cơ
cấu lao động trong 5 năm tiếp theo.
* Phương pháp thu thập tài liệu
- Tài liệu thứ cấp
Do đề tài nghiên cứu tình hình chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn

This document is created by GIRDAC PDF Converter Pro trial version
GIRDAC PDF Converter Pro full version doesn‘t add this green footer
Full version can be ordered from />

3


huyện Núi Thành là một địa bàn nhỏ nên chúng tôi tập trung thu thập tài liệu
thứ cấp là chủ yếu. Vì đây là nguồn số liệu đảm bảo tính hiện thực khách
quan cho đề tài nghiên cứu. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài
chúng tôi tiến hành thu thập số liệu này như sau:
Chúng tôi tiến hành thu thập những số liệu phản ánh quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và chuyển dịch cơ cấu lao động ở Việt Nam và
vùng duyên hải Miền trung và tỉnh Quảng Nam. Thông tin có qua sách báo
tham khảo của các tác giả trong và ngoài nước; các công trình nghiên cứu về
chuyển dịch cơ cấu lao động, giải quyết việc làm cho người lao động. Đây là
những số liệu có tính chất khái quát, nhưng góp phần giúp người nghiên cứu
bước đầu hình dung được tình hình giải quyết những vấn đề đang đặt ra ở địa
phương diễn ra như thế nào? Sau đó thu thập số liệu phác hoạ điều kiện tự
nhiên (vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, ...), điều kiện kinh tế xã hội (diện tích
đất đai, số lượng lao động, ...). Những số liệu này được lấy từ các niên giám
thống kê, báo cáo tổng kết hàng năm của UBND huyện. Đây là những số liệu
phản ánh rõ nét tình hình kinh tế xã hội, xu hướng phát triển và các thuận lợi
khó khăn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động của địa phương.
- Thu thập số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập chủ yếu thông qua kết quả điều tra lao
động việc làm tại Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội của huyện,
Trường Trung cấp nghề Nam Quảng Nam, Trường Cao đẳng nghề Chu Lai
Trường Hải và các trung tâm đào tạo nghề của huyện.
* Phương pháp xử lý tài liệu
Các số liệu thu thập được chúng tôi đưa vào máy vi tính với phần mềm
Excel để tổng hợp và hệ thống hoá lại những tiêu thức cần thiết, thể hiện bằng
đồ thị.

This document is created by GIRDAC PDF Converter Pro trial version
GIRDAC PDF Converter Pro full version doesn‘t add this green footer

Full version can be ordered from />

4

* Phương pháp phân tích số liệu
Sau khi thu thập được những số liệu cần thiết, để đánh giá thực trạng
quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành và nội bộ từng ngành,
chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp thống kê phân tổ
Sử dụng các số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân nhờ đó có thể
phân tích ý nghĩa các con số.
- Phương pháp so sánh
Được sử dụng để so sánh nhằm xác định sự thay đổi về:
+ Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành
+ Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động trong nội bộ ngành
* Phương pháp dự báo
+ Dự báo kinh tế để dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế và dự báo sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
+ Dự báo dân số và nguồn nhân lực: Dự báo những biến động trong dân
số, số lượng tuyệt đối và cơ cấu của dân số, sự phân bổ dân cư. Dự báo dân số
đặc biệt chú trọng tới việc xác định dân số trong tương lai, trong đó chia ra các
tiêu thức như ngành nghề, giới tính, độ tuổi, trình độ văn hoá, hay trình độ tay
nghề, ... xác định mức tăng tự nhiên và cơ học của dân số, đánh giá việc đảm bảo
và giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn huyện Núi Thành.
Phương pháp sử dụng dự báo dân số, lao động:
Pt = P0(1+r.t) [6]
Trong đó:

P t – Dân số tại thời điểm t;


P0 - Dân số tại thời điểm gốc (t = 0);
r - Tỷ lệ tăng dân số bình quân hàng năm;
t - Số thời kỳ nghiên cứu

This document is created by GIRDAC PDF Converter Pro trial version
GIRDAC PDF Converter Pro full version doesn‘t add this green footer
Full version can be ordered from />

5

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
* Ý nghĩa khoa học
Những kết quả khoa học thu được thông qua thực hiện đề tài sẽ bổ sung
cơ sở thực tiễn để đánh giá chung tình hình chuyển dịch cơ cấu lao động của
địa phương trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
* Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của đề tài ngoài việc đóng góp để giải quyết vấn đề thực tiễn
bức xúc đang đặt ra hiện nay ở huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam, kết quả
nghiên cứu còn là tài liệu tham khảo cho các địa phương trên toàn tỉnh.
6. Khái quát kết cấu của luận văn
Luận văn gồm:
Phần Mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận về cơ cấu lao động và chuyển dịch cơ cấu lao
động
Chương 2: Thực trạng về chuyển dịch cơ cấu lao động giai đoạn 2000–
2010 và hướng chuyển dịch cơ cấu lao động đến năm 2020 tại huyện Núi
Thành
Chương 3: Các giải pháp chuyển dịch cơ cấu lao động huyện Núi
Thành trong thời gian đến.
Phần Kết luận và Kiến nghị


This document is created by GIRDAC PDF Converter Pro trial version
GIRDAC PDF Converter Pro full version doesn‘t add this green footer
Full version can be ordered from />

6

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG
1.1. Lao động
1.1.1. Khái niệm lao động
Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật
chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và
hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước.
1.1.2. Nguồn lao động
Nguồn lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động theo qui định
của pháp luật có khả năng lao động, có nguyện vọng tham gia lao động và
những người ngoài độ tuổi lao động (trên độ tuổi lao động) đang làm việc
trong các ngành kinh tế quốc doanh. Việc qui định về độ tuổi lao động là khác
nhau ở các nước, thậm chí khác nhau ở các giai đoạn của mỗi đất nước. Điều
đó tuỳ thuộc vào trình độ phát triển của nền kinh tế.
Theo thống kê của Việt Nam hiện hành bao gồm những người trong độ
tuổi lao động có khả năng lao động và những người ngoài độ tuổi lao động có
tham gia lao động. Những người trong độ tuổi lao động là nam từ đủ 15 tuổi
đến hết 60 tuổi, nữ từ đủ 15 tuổi đến hết 55 tuổi.
1.1.3. Lao động đang làm việc
Là những người đang có việc làm để tạo ra thu nhập, thời gian làm việc
chiếm nhiều thời gian nhất trong các công việc mà người đó tham gia. Lao
động đang làm việc không giới hạn trong độ tuổi lao động mà bao gồm những
người ngoài độ tuổi đang tham gia lao động.

1.1.4. Lao động trong độ tuổi
Là những lao động trong độ tuổi theo qui định của Nhà nước có nghĩa vụ
và quyền lợi đem sức lao động của mình làm việc cho xã hội. Theo qui định

This document is created by GIRDAC PDF Converter Pro trial version
GIRDAC PDF Converter Pro full version doesn‘t add this green footer
Full version can be ordered from />

7

của luật lao động hiện hành, độ tuổi lao động tính từ 15 đến hết 60 tuổi đối
với nam và từ 15 đến hết 55 đối với nữ, tính theo năm dương lịch.
1.1.5. Lao động ngoài độ tuổi
Là những lao động chưa đến hoặc quá tuổi lao động qui định của Nhà
nước: bao gồm nam trên 60 tuổi; nữ trên 55 tuổi; thanh niên dưới 15 tuổi.
1.2. Cơ cấu lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động
1.2.1. Cơ cấu lao động
Cơ cấu lao động là phạm trù kinh tế xã hội, phản ánh hình thức cấu tạo
bên trong của tổng thể lao động, sự tương quan giữa các bộ phận và mối quan
hệ giữa các bộ phận đó. Đặc trưng của cơ cấu lao động là mối quan hệ tỷ lệ về
mặt số lượng và chất lượng lao động theo những tiêu chí nhất định.
Là một phạm trù kinh tế – xã hội, cơ cấu lao động có những thuộc tính cơ
bản, đó là tính khách quan, tính lịch sử và tính xã hội:
i) Tính khách quan: Cơ cấu lao động bắt nguồn từ dân số và cơ cấu kinh
tế, quá trình vận động của dân số và cơ cấu kinh tế có tính khách quan do đó
nó quy định tính khách quan của cơ cấu lao động.
ii) T ính lịch sử: Quá trình phát triển của loài người là quá trình phát triển
của các phương thức sản xuất, mỗi phương thức sản xuất có một cơ cấu kinh
tế đặc trưng, nên cơ cấu kinh tế có tính lịch sử. Được bắt nguồn từ cơ cấu
kinh tế nên cơ cấu lao động cũng có tính lịch sử.

iii) Cơ cấu lao động mang tính xã hội sâu sắc: Cơ cấu lao động phản ánh
sự phân công lao động xã hội. Quá trình phân công lao động xã hội thể hiện
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, thể hiện quá trình phát triển của
con người. Mỗi hình thức phân công lao động sẽ tạo nên một cơ cấu lao động
mới. Xét trên phương diện sản xuất, cơ cấu lao động không những phản ánh
các giai tầng của xã hội trong nền sản xuất mà còn phản ánh các hoạt động
kinh tế của các giai tầng xã hội trong mỗi giai đoạn phát triển.

This document is created by GIRDAC PDF Converter Pro trial version
GIRDAC PDF Converter Pro full version doesn‘t add this green footer
Full version can be ordered from />

8

Nghiên cứu cơ cấu lao động nghĩa là nghiên cứu sự phân chia lao động
thành các nhóm, các bộ phận khác nhau dựa theo những tiêu chí cụ thể tuỳ
thuộc vào mục đích nghiên cứu.
Thông thường, cơ cấu lao động được chia làm hai loại: cơ cấu cung về
lao động (theo khả năng) và cơ cấu lao động đang làm việc trong nền kinh tế
(theo cầu). Cơ cấu cung lao động là một trong các yếu tố phản ánh số lượng
và chất lượng của nguồn nhân lực, còn cơ cấu lao động đang làm việc phản
ánh sự phân bố của lao động theo các ngành, khu vực, và theo các tiêu chí
khác. Trong nền kinh tế thị trường, cơ cấu lao động theo cung cầu được hình
thành từ quan hệ cung cầu lao động trên thị trường lao động [2].
Tùy theo giác độ nghiên cứu mà người ta chia ra các loại cơ cấu lao động
khác nhau:
Xét theo không gian, hình thành cơ cấu lao động theo vùng, lãnh thổ; cơ
cấu lao động theo khu vực thành thị – nông thôn. Loại cơ cấu này dùng để
đánh giá tình trạng phân bố lao động xã hội theo không gian.
Xét theo tính chất các yếu tố tạo nguồn, hình thành cơ cấu lao động theo

độ tuổi; cơ cấu lao động theo trình độ… Loại cơ cấu này dùng để đánh giá
thực trạng về tình hợp lý trong sử dụng lao động.
Xét theo các ngành kinh tế, hình thành cơ cấu lao động, đây là cơ cấu lao
động đang làm việc trên các vùng, lãnh thổ được chia theo ngành hay nhóm
ngành kinh tế. Loại cơ cấu này dùng để đánh giá thực trạng phân bố, chuyển
dịch lao động giữa các ngành kinh tế quốc dân.
Xét theo từng ngành kinh tế, hình thành cơ cấu lao động theo nội bộ
ngành. Loại cơ cấu này dùng để đánh giá tình trạng phân bố lao động làm việc
trong nội bộ các ngành của nền kinh tế.
Ngoài ra, tùy thuộc mục đích nghiên cứu có thể chia cơ cấu lao động làm
nhiều loại khác nhau như cơ cấu lao động theo giới tính, theo nghề nghiệp …

This document is created by GIRDAC PDF Converter Pro trial version
GIRDAC PDF Converter Pro full version doesn‘t add this green footer
Full version can be ordered from />

9

Luận văn đi sâu nghiên cứu một góc độ của cơ cấu lao động, đó là cơ cấu
lao động trong các ngành kinh tế.
Nghiên cứu cơ cấu lao động tức là nghiên cứu về cấu trúc bên trong, sự
tương quan, mối quan hệ về lao động giữa 3 nhóm ngành hay từng nhóm
ngành, sự phù hợp và xu hướng chuyển dịch của nó trong mối liên hệ với cơ
cấu kinh tế theo ngành kinh tế.
1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu lao động
1.2.2.1. Khái niệm
Chuyển dịch cơ cấu lao động là sự thay đổi tăng, giảm của từng bộ phận
trong tổng thể lao động theo một khoảng thời gian nào đó. Còn chuyển dịch
cơ cấu lao động là sự thay đổi trong quan hệ tỷ lệ, cũng như xu hướng vận
động về lao động của các ngành diễn ra trong một không gian, thời gian và

theo xu hướng nhất định [20].
Thực chất, quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động là quá trình phân bố lại
lực lượng lao động có việc làm trong nền kinh tế theo những xu hướng tiến bộ
nhằm mục đích sử dụng lao động có hiệu quả hơn. Quá trình phân bố lại lực
lượng lao động vừa diễn ra trên quy mô toàn bộ nền kinh tế vừa diễn ra theo
phạm vi của từng nhóm ngành. Lao động của một ngành thay đổi chỉ khi có sự
thay đổi về số lượng lao động trong nội bộ ngành đó. Chẳng hạn, nếu lao động
của nhóm ngành nông nghiệp giảm đi, thì rõ ràng việc giảm này là do sự thay
đổi lao động của 3 ngành nhỏ nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp. Có thể
trong mỗi ngành nhỏ số lao động có thể tăng lên hay giảm xuống nhưng xét trên
cả 3 ngành thì số lao động giảm đi. Như vậy, ở đây đã có sự thay đổi về lao động
của từng ngành nhỏ so với tổng số lao động của ngành nông nghiệp, đây chính là
sự thay đổi về cơ cấu lao động trong nội bộ ngành nông nghiệp.
Có thể khẳng định rằng có mối liên hệ mật thiết giữa việc chuyển dịch cơ
cấu lao động nội bộ ngành và sự thay đổi lao động của ngành, suy rộng ra đó là

This document is created by GIRDAC PDF Converter Pro trial version
GIRDAC PDF Converter Pro full version doesn‘t add this green footer
Full version can be ordered from />

10

mối liên hệ giữa việc chuyển dịch cơ cấu lao động nội bộ ngành và cơ cấu lao
động theo ngành. Như vậy, quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động gắn liền với
sự thay đổi cấu trúc lao động trong nội bộ mỗi ngành. Hơn nữa, quá trình
chuyển dịch cơ cấu lao động còn làm thay đổi chất lượng lao động trong từng
ngành. Mỗi ngành đều có những đặc tính riêng, do đó đặc điểm sử dụng lao
động của các ngành khác nhau đặc biệt là trình độ của lao động. Do vậy, quá
trình chuyển dịch dẫn đến sự di chuyển về lao động và sự di chuyển này kéo
theo sự thay đổi về chất lượng lao động của từng ngành.

chuyển dịch cơ cấu lao động chính là sự vận động chuyển hoá từ cơ cấu
lao động cũ sang cơ cấu lao động mới phù hợp hơn với quá trình phát triển
kinh tế xã hội và trình độ phát triển nguồn lực của đất nước. Sự chuyển hoá
này luôn diễn ra theo qui luật phát triển không ngừng của xã hội. Nội dung
của chuyển dịch:
- Chuyển dịch cơ cấu chất lượng lao động bao gồm sự thay đổi về trình
độ học vấn, trình độ chuyên môn tay nghề, thể lực, ý thức thái độ và tinh thần
trách nhiệm trong lao động.
- Chuyển dịch cơ cấu sử dụng lao động hay cơ cấu việc làm bao gồm sự
thay đổi về cơ cấu lao động theo ngành, theo vùng, thay đổi các loại lao động;
sự thay đổi cơ cấu lao động theo các hình thức sở hữu (hoặc theo thành phần
kinh tế).
1.2.2.2. Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu lao động và chuyển dịch cơ cấu
theo ngành
- Chuyển dịch cơ cấu lao động là hệ quả tất yếu của chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo ngành
Trong mỗi giai đoạn phát triển, vai trò của lao động đối với tăng trưởng
kinh tế được thể hiện ở những mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào tính chất và
trình độ của lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất càng phát triển dẫn đến

This document is created by GIRDAC PDF Converter Pro trial version
GIRDAC PDF Converter Pro full version doesn‘t add this green footer
Full version can be ordered from />

11

năng suất lao động ngày càng cao, do đó tính chất sử dụng lao động cũng thay
đổi. Các lý thuyết kinh tế đặc biệt là lý thuyết kinh tế hiện đại chỉ ra rằng:
Cùng với vốn, công nghệ và tài nguyên thiên nhiên thì lao động là nguồn gốc
của tăng trưởng kinh tế. Sự tăng trưởng này có thể được hiểu là sự tăng

trưởng toàn nền kinh tế hay của từng ngành cấu thành nên nền kinh tế [20].
Khi phân tích về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành chúng ta đã biết
bản chất quá trình chuyển dịch chính là sự thay đổi về cấu trúc của các ngành
trong nền kinh tế, tỷ trọng các ngành thay đổi, vị trí và vai trò của các ngành
cũng thay đổi. Nếu xét trên phương diện giá trị thì cấu trúc về mặt giá trị của
các ngành có sự thay đổi tức là tỷ trọng giá trị của mỗi ngành trong nền kinh
tế thay đổi. Mặt khác, khi giá trị của mỗi ngành thay đổi thì các yếu tố cấu
thành nên giá trị ngành đó cũng thay đổi, lao động là một trong các yếu tố đó.
Do vậy, giá trị một ngành thay đổi sẽ tác động đến sự thay đổi về lao động
của ngành đó. Khi có sự thay đổi về mặt giá trị của cả 3 ngành dẫn đến lao
động của cả 3 ngành cũng thay đổi và đây chính là sự chuyển dịch cơ cấu lao
động giữa các ngành. Ở một phạm vi hẹp hơn, với cách phân tích tương tự sẽ
cho ta thấy sự thay đổi về cơ cấu nội bộ ngành cũng dẫn đến sự thay đổi về cơ
cấu lao động trong nội bộ ngành đó. Như vậy, quá trình thay đổi cơ cấu kinh
tế theo ngành cũng như cơ cấu nội bộ ngành tất yếu dẫn đến sự chuyển dịch
cơ cấu lao động giữa các ngành và cơ cấu lao động trong nội bộ ngành.
- Chuyển dịch cơ cấu lao động phải phù hợp với trình độ phát triển của
cơ cấu kinh tế theo ngành
Trên giác độ cơ cấu kinh tế theo ngành kinh tế thì quá trình tăng trưởng
và phát triển kinh tế là quá trình biến đổi liên tục của cơ cấu kinh tế theo
ngành kinh tế từ cũ sang mới và ngày càng hoàn thiện hơn. Nền kinh tế trải
qua nhiều giai đoạn phát triển từ lạc hậu đến hiện đại, từ trình độ thấp đến
trình độ cao. Mỗi giai đoạn phát triển, cơ cấu kinh tế theo ngành có những đặc

This document is created by GIRDAC PDF Converter Pro trial version
GIRDAC PDF Converter Pro full version doesn‘t add this green footer
Full version can be ordered from />

12


trưng riêng và gắn liền với nó là một cơ cấu lao động phù hợp.
Theo W. Rostow, quá trình phát triển kinh tế của một quốc gia được chia
thành 5 giai đoạn và ứng với mỗi giai đoạn là một dạng cơ cấu kinh tế theo
ngành kinh tế đặc trưng, thể hiện bản chất phát triển của giai đoạn ấy. Mặc dù
có rất nhiều hạn chế về cơ sở của việc phân đoạn trong phát triển kinh tế
nhưng việc vận dụng mô hình của ông trong phân tích quá trình chuyển dịch
cơ cấu lao động là rất cần thiết. Mô hình của W.Rostow chứng tỏ rằng: gắn
liền với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành qua các giai đoạn là quá
trình chuyển dịch cơ cấu lao động. Tùy thuộc vào tính chất và trình độ của cơ
cấu kinh tế theo ngành trong từng giai đoạn mà cơ cấu lao động cũng có sự
chuyển dịch phù hợp. Ở mức độ nghiên cứu sâu hơn, quá trình chuyển dịch cơ
cấu lao động vừa là quá trình di chuyển lao động từ nông nghiệp sang công
nghiệp và dịch vụ vừa là quá trình thay đổi cơ cấu lao động theo trình độ, lực
lượng lao động có trình độ tăng lên theo từng giai đoạn. Như vậy, cơ cấu lao
động luôn chuyển dịch theo tính chất và trình độ của cơ cấu kinh tế theo
ngành kinh tế với xu hướng ngày càng hiện đại và hoàn thiện hơn.
- Chuyển dịch cơ cấu lao động tạo điều kiện thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo ngành
Lao động với vai trò là một nguồn lực của sản xuất, là yếu tố không thể
thiếu trong các hoạt động kinh tế. Sự tăng trưởng và phát triển của các ngành
kinh tế sẽ không thể có nếu không có yếu tố lao động, vì lao động là một
trong các yếu tố đầu vào có vai trò rất quan trọng trong sản xuất.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động là quá trình di chuyển lao động từ
ngành này sang ngành khác. Chính sự di chuyển này đã tác động mạnh mẽ
đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành. Quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo ngành nhanh hay chậm phụ thuộc vào tốc độ quá trình
chuyển dịch cơ cấu lao động. Nếu tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động nhanh

This document is created by GIRDAC PDF Converter Pro trial version
GIRDAC PDF Converter Pro full version doesn‘t add this green footer

Full version can be ordered from />

13

sẽ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành nhanh hơn và ngược lại.
Luận điểm trên có thể được giải thích như sau: Cùng với sự phát triển của
khoa học công nghệ và việc tăng lượng vốn đầu tư vào ngành công nghiệp và
dịch vụ. Khi đó cầu lao động trong nông nghiệp sẽ giảm do có áp dụng tiến
bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, cầu lao động trong hai
ngành công nghiệp và dịch vụ tăng lên. Một vấn đề đặt ra là: Nếu quá trình
chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra nhanh chóng, tức là khi có sự di chuyển
nhanh về lao động từ ngành nông nghiệp hoặc một bộ phận lao động khác
trong lực lượng lao động sang ngành công nghiệp và dịch vụ thì cầu về lao
động của ngành công nghiệp và dịch vụ được đáp ứng, kết quả là quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành diễn ra nhanh. Ngược lại, nếu cầu về
lao động của ngành công nghiệp và dịch vụ không được đáp ứng thì quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành sẽ chậm lại.
Tóm lại, chuyển dịch cơ cấu lao động vừa là hệ quả của quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo ngành vừa là yếu tố thúc đẩy nhanh quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo ngành kinh tế.
1.2.2.3. Nội dung chuyển dịch cơ cấu lao động
- Cơ sở lý thuyết
Quy luật tăng năng suất lao động của A. Fisher: Theo A. Fisher, xu thế
phát triển khoa học công nghệ, ngành nông nghiệp dễ có khả năng thay thế
lao động nhất, việc tăng cường sử dụng máy móc thiết bị và các phương tiện
canh tác mới tạo điều kiện cho nông dân nâng cao được năng suất lao động.
Kết quả là để đảm bảo nhu cầu lương thực, thực phẩm cần thiết cho xã hội
không cần đến một lượng lao động như cũ, vì vậy tỷ lệ lao động nông nghiệp
có xu hướng giảm dần. Ngành công nghiệp là ngành khó có khả năng thay thế
lao động do đặc tính của ngành này là sử dụng kỹ thuật công nghệ phức tạp.

Do đó, cùng với quá trình phát triển tỷ trọng lao động của ngành này có xu

This document is created by GIRDAC PDF Converter Pro trial version
GIRDAC PDF Converter Pro full version doesn‘t add this green footer
Full version can be ordered from />

14

hướng tăng lên. Ngành dịch vụ là ngành khó có khả năng thay thế lao động
nhất do đặc điểm kinh tế kỹ thuật của việc tạo ra sản phẩm dịch vụ, rào cản
cho sự thay thế công nghệ và kỹ thuật rất cao. Trong khi đó, trong một nền
kinh tế trình độ cao thì tốc độ tăng của cầu tiêu dùng lớn hơn tốc độ tăng thu
nhập. Vì vậy, tỷ trọng lao động trong ngành dịch vụ sẽ có xu hướng tăng và
tăng càng nhanh khi nền kinh tế càng phát triển [17]
Mô hình di cư của Todaro: Bắt đầu từ giả định rằng di cư chủ yếu là hiện
tượng kinh tế. Todaro cho rằng quá trình di cư bắt nguồn từ chênh lệch trong
thu nhập dự kiến có được hơn là thu nhập thực tế giữa nông thôn và thành thị.
Người di cư xem xét những cơ hội khác nhau trong thị trường lao động giữa
khu vực nông thôn và khu vực thành thị và lựa chọn để làm tăng lợi ích mà họ
có thể có được từ việc di cư. Những lợi ích này được xác định bởi: sự chênh
lệch trong mức thu nhập thực tế giữa công việc ở nông thôn và thành thị; khả
năng có thể kiếm được việc làm ở thành thị của người di cư [21].
Học thuyết của Todaro mô tả vấn đề di cư từ nông thôn ra thành thị như
một cơ chế điều chỉnh mà qua đó quyết định đến việc phân bổ trên các thị
trường lao động nông thôn và thành thị, đặc biệt là sự di chuyển lao động từ
khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp từ đó tác động đến quy
mô lao động của các ngành trong nền kinh tế quốc dân.
Mặc dù học thuyết của Todaro có những phân tích thiếu tính thực tế khi
áp dụng với các nước Thế giới thứ 3. Tuy nhiên, học thuyết đã đưa ra cơ sở lý
luận khi nghiên cứu một số vấn đề cơ bản liên quan đến lao động trong đó có

vấn đề chuyển dịch cơ cấu lao động.
- Nội dung chuyển dịch
Dựa trên những nghiên cứu của các nhà kinh tế học về chuyển dịch cơ
cấu lao động và phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu kinh tế theo ngành và cơ
cấu lao động, tính tất yếu và xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành

This document is created by GIRDAC PDF Converter Pro trial version
GIRDAC PDF Converter Pro full version doesn‘t add this green footer
Full version can be ordered from />

×