Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm từ thực tiễn tỉnh Đồng Tháp (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.42 KB, 26 trang )

VIỆN HÀN LÂM
HOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ TUYẾT LOAN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM
TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐỒNG THÁP

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 60.38.01.02

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2017


Công trình được hoàn thành tại Học viện khoa học xã hội
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Bùi Thị Đào

Phản biện 1: Phó Giáo sư Tiến sĩ Phan Cảnh Hợp
Phản biện 2: Tiến sĩ Đặng Minh Đức

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ
họp tại: Học viện khoa học xã hội 15 giờ 50 ngày 10 tháng 10
năm 2017

Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Học viện khoa học xã hội


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài
An toàn thực phẩm là một vấn đề lớn ảnh hưởng trực tiếp
đến sức khỏe con người là mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc
gia trên thế giới. Từ khi có Luật ATTP năm 2010 các Bộ, ngành đã
thực hiện quản lý ATTP theo chuỗi đối với từng ngành hàng, phù
hợp thông lệ quốc tế và khắc phục được tình trạng chồng chéo.
Nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam cũng được cộng
đồng thế giới đánh giá cao như gạo, cà phê, tôm cá, rau quả,...Tình
trạng sử dụng, lạm dụng hóa chất, kháng sinh, chất phụ gia độc hại
của nông dân, doanh nghiệp; việc sử dụng các hóa chất, chất phụ gia
vượt ngưỡng cho phép hoặc sử dụng các chất cấm đang tồn tại một
cách phổ biến trong tất cả các ngành: trồng trọt, chăn nuôi và nuôi
trồng thủy sản, chế biến và kinh doanh thực phẩm.
Trước thực trạng trên Nhà nước ta đã ban hành nhiều hệ thống văn
bản QPPL về công tác ATTP nhằm xác định trách nhiệm quản lý nhà
nước về ATTP của các Bộ, ngành. Bộ máy tổ chức cơ quan quản lý
nhà nước từ Trung ương đến địa phương đang được kiện toàn. Thực
hiện phân công phân cấp và phối hợp giữa các Bộ, ngành và địa
phương bước đầu phát huy hiệu quả, công tác quản lý đảm bảo
ATTP có tiến bộ rõ nét ở một số mặt.Tuy nhiên, vấn đề bảo đảm
ATTP còn nhiều hạn chế về chức năng quản lý chính vì thế bản thân
chọn đề tài “Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm từ thực tiễn
tỉnh Đồng Tháp” để nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong phạm vi tìm hiểu tình hình thực trạng quản lý nhà
nước về ATTP đã có nhiều bài viết của các tác giả tập trung vào các
1


vấn đề: An toàn thực phẩm và xu hướng tiêu dùng thực phẩm của

người dân Việt Nam thời gian qua của Nguyễn Tử Chương – Nguyên
Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nông, lâm sản và thủy sản; thực
trạng ATTP của Giáo sư – Tiến sĩ Phạm Duy Tường bộ Môn Dinh
dưỡng – ATTP Đại học Y Hà Nội; quản lý thế nào để bảo đảm an
toàn vệ sinh thực phẩm của Giáo sư Nguyễn Lân Dũng; thực trạng
quản lý nhà nước về ATTP của Tiến sĩ Nguyễn Thanh Phong – Cục
trưởng cục an toàn thực phẩm.Do đó, tác giả lựa chọn đề tài "Quản lý
nhà nước về an toàn thực phẩm từ thực tiễn tỉnh Đồng Tháp" để làm
luận văn thạc sĩ là không trùng lắp với các công trình khoa học đã
được công bố
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu quản lý nhà nước về ATTP tại tỉnh Đồng Tháp
nhằm định hướng cho nhận thức, hoạt động của các cơ quan, tổ chức
và các tổ chức,cá nhân được giao nhiệm vụ trong công tác tổ chức,
phối hợp chặt chẽ có hiệu quả và đúng quy định của pháp luật trong
quản lý ATTP. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện năng
lực quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại Tỉnh.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận quản lý nhà
nước về an toàn thực phẩm: Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý an
toàn thực phẩm tại tỉnh Đồng Tháp; đề xuất các giải pháp để tăng
cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ở nước ta trong thời
gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
2


Trong đề tài này, tác giả tập trung nghiên cứu những vấn đề

về ATTP dưới góc độ pháp lý, trong đó tập trung đánh giá những vấn
đề chung và các quy định pháp luật quản lý nhà nước về ATTP.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đánh giá thực trạng hoạt động quản lý nhà nước và tình hình
chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân trong phạm vi tỉnh Đồng
Tháp như tham khảo tài liệu và bài viết về lĩnh vực an toàn thực
phẩm từ trước đến nay, nhằm hoàn thiện hơn công tác quản lý nhà
nước về an toàn thực phẩm trong giai đoạn hiện nay.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu luận văn, tác giả sử dụng phương
pháp tổng hợp, phân tích, thống kê theo quy định của pháp luật trong
công tác quản lý nhà nước về ATTP; những chủ trương, chính sách
của Đảng, việc thực thi nhiệm vụ của cơ quan quản lý, việc chấp
hành của tổ chức, cá nhân.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Thứ nhất, phương pháp tiếp cận hệ thống, nhằm làm rõ công
tác quản lý nhà nước về ATTP. Thứ hai, phương pháp nghiên cứu
gián tiếp thông qua việc tổng hợp, phân tích các tài liệu, nhất là tài
liệu về an toàn thực phẩm làm cơ sở đánh giá thực trạng công tác
quản lý nhà nước về ATTP. Thứ ba, phương pháp kết hợp lý luận và
thực tiển được sử dụng xuyên suốt trong luận văn nhằm phân tích
đánh giá công tác quản lý nhà nước về ATTP.

Thứ

tư,

phương


pháp so sánh, để thấy điểm nổi bật trong công tác quản lý nhà nước
về ATTP tốt hơn trong thời gian tới.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
3


Luận văn khái quát, nhìn nhận và đánh giá những tồn tại,
hạn chế của địa phương, những khó khăn hạn chế trong công tác
quản lý ATTP. Qua đó, đề tài này được thực hiện với mong muốn
góp phần hệ thống hóa việc nhìn nhận, đánh giá toàn diện, đồng bộ
hơn trong công tác quản lý nhà nước góp phần hoàn thiện khung
pháp luật và công tác quản lý nhà nước về ATTP.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Từ thực tiễn và cơ sở lý luận để đánh giá tổng thể thực trạng,
từ đó xây dựng những giải pháp liên quan đến công tác quản lý về
ATTP nhằm thực hiện thống nhất, đồng bộ và đạt hiệu quả; tác giả
mong muốn nghiên cứu này sẽ quản lý nhà nước tốt hơn; các tổ
chức, cá nhân sản xuất kinh doanh thực hiện tốt các chủ trương ,
chính sách của Đảng pháp luật của nhà nước về ATTP để đảm bảo
sức khỏe cho mọi người.
7. Cơ cấu
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo và phụ lục; luận văn có 03 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận quản lý nhà nước về an
toàn thực phẩm
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về an toàn thực
phẩm tại tỉnh Đồng Tháp
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về
an toàn thực phẩm.


4


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM
1.1. Khái niệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
Thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi
sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao
gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm.
An toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây
hại đến sức khỏe, tính mạng con người. Thực phẩm được ghi nhận là
an toàn cho sức khỏe khi chúng không chứa các mối nguy như vật lý,
hóa học và sinh học có thể gây hại cho sức khỏe người sử dụng.
Quản lý nhà nước về ATTP là hoạt động có tổ chức của nhà
nước thông qua các văn bản quy phạm pháp luật, các công cụ chính
sách của nhà nước sẽ tác động đến tình hình thực hiện ATTP của các
tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng nhằm định
hướng, dẫn dắt các chủ thể này thực hiện tốt các vấn đề về an ATTP.
1.2. Vai trò của quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
Trước hết là xây dựng hệ thống quy phạm pháp luật điều
chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh bảo đảm an toàn vệ sinh thực
phẩm.Thông qua việc hoạch định và ban hành các văn bản pháp luật
có liên quan đến ATTP hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất,
kinh doanh thực phẩm có định hướng để sản xuất thực phẩm sạch,
đảm bảo an toàn. Hai là, xây dựng và kiểm soát hoạt động của các cơ
quan quản lý, các phòng kiểm nghiệm, xét nghiệm đủ sức giám sát
toàn bộ quá trình sản xuất, thực hiện hoạt động phân tích, xét
nghiệm.Ba là, việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng và hợp pháp

của người tiêu dùng. Bốn là, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp
5


luật về vệ sinh ATTP đối với những tổ chức, cá nhân sản xuất kinh
doanh không đảm bảo chất lượng an toàn cho sức khỏe người sử
dụng. Năm là, vai trò không thể thiếu của quản lý nhà nước về ATTP
là việc đảm bảo lợi ích quốc gia, dân tộc. Sáu là, đề ra quy hoạch, kế
hoạch tổng thể, đáp ứng những cân đối lớn của toàn bộ nền kinh tế,
tránh hiện tượng đầu tư dàn trải..
1.3. Nội dung quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
Nhà nước quản lý về ATTP thông qua việc ban hành các văn
bản pháp luật về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước từ Trung
ương đến địa phương; thực hiện phân công, phân cấp và phối hợp
giữa các bộ, ngành và địa phương; thanh tra, kiểm tra, xử lý những
trường hợp vi phạm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm.Những
nội dung cụ thể trong quản lý nhà nước về ATTP:
Một là, quản lý ATTP trong sản xuất, kinh doanh, vận
chuyển, bảo quản thực phẩm tươi sống trong chăn nuôi, giết mổ, vận
chuyển, bày bán, kiểm dịch động vật, kiểm tra vệ sinh thú y đối với
động vật và sản phẩm động vật. Hai là, Quản lý ATTP trong xuất
khẩu, nhập khẩu thực phẩm Bộ Nông nghiệp và PTNT đã hỗ trợ các
doanh nghiệp giải quyết các rào cản kỹ thuật các thị trường nhập
khẩu, duy trì và mở rộng thêm các thị trường mới.Ba là, quản lý
ATTP trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm việc cấp giấy chứng
nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đối với cơ sở chế biến, kinh doanh
thực phẩm, cấp giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy, giấy xác nhận
phù hợp quy định ATTP. Bốn là, quản lý ATTP đối với thực phẩm
biến đổi gen Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Thông tư số
02/2014/TT-BNNPTNT ngày 24/01/2014 quy định trình tự, thủ tục

cấp và thu hồi giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử
dụng thực phẩm, thức ăn chăn nuôi.Năm là, việc kiểm soát các nguy
6


cơ gây mất ATTP đã được các Bộ, ngành thiết lập triển khai hàng
năm để phục vụ cho công tác quản lý ATTP. Sáu là, việc kiểm tra,
thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về ATTP hàng năm được thực
hiện theo kế hoạch của Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về
ATTP, trong đó tập trung vào các dịp lễ, tết, tháng hành động vì
ATTP và dịp tết trung thu.
1.4. Chủ thể quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
Chức năng quản lý nhà nước về ATTP tại Trung ương được
giao cho 03 Bộ: Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Công
Thương. Tại địa phương, trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP
thuộc về Ủy ban nhân dân các cấp. Bộ Y tế được giao trách nhiệm
quản lý chung về ATTP đồng thời quản lý vấn đề ATTP trong suốt
quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập
khẩu, kinh doanh đối với chất phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế
biến thực phẩm, nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, thực
phẩm chức năng và các thực phẩm khác theo quy định của Chính
phủ. Đồng thời, Bộ Y tế quản lý về ATTP đối với các dụng cụ, vật
liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến,
kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý. Bộ
Nông nghiệp và PTNT được giao trách nhiệm quản lý ATTP trong
suốt quá trình sản xuất, thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản,
vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với ngũ cốc, thịt,
các sản phẩm từ thịt; thủy sản và sản phẩm thủy sản; rau, củ, quả và
sản phẩm rau, củ, quả; trứng và các sản phẩm từ trứng; sữa tươi
nguyên liệu, mật ong và các sản phẩm từ mật ong, thực phẩm biến

đổi gen, muối và các nông sản thực phẩm khác. Bộ Nông nghiệp và
PTNT quản lý ATTP đối với các dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa
đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực
7


phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý. Bộ Công thương được
giao trách nhiệm quản lý ATTP trong suốt quá trình sản xuất, sơ chế,
chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh
đối với các loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật,
sản phẩm chế biến bột, tinh bột và các sản phẩm khác theo quy định
của Chính phủ. Tại các địa phương theo luật ATTP trách nhiệm quản
lý nhà nước về ATTP thuộc về UBND các cấp.
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về an
toàn thực phẩm tại Đồng Tháp
1.5.1. Yếu tố pháp luật
Từ khi Luật ATTP năm 2010 có hiệu lực thì công tác quản lý
nhà nước về ATTP đã từng bước đi vào ổn định và đạt được những
kết quả nhất định. Bên cạnh Luật ATTP hệ thống các Nghị định,
Thông tư liên tịch, Thông tư đã được ban hành và thực thi.
1.5.2. Yếu tố nhận thức
Làm thế nào để nâng cao nhận thức của chính người tiêu
dùng, để họ thực sự thấy vấn đề ATTP là cần thiết và sẵn sàng trả
tiền nhiều hơn cho các sản phẩm an toàn hơn. Ý thức của người tiêu
dùng là quan trọng nhất trong việc lựa chọn thực phẩm an toàn. Bên
cạnh việc cần thường xuyên theo dõi thông tin trên báo, đài, tivi để
nắm các thông tin thì việc chủ động lựa chọn thực phẩm sạch và kiên
quyết nói không đối với những thực phẩm không an toàn gây hại đến
chính sức khỏe người tiêu dùng là góp phần xây dựng an toàn cho xã
hội và bảo vệ sức khỏe cho mọi người.

1.5.3. Yếu tố tổ chức, bộ máy; trình độ năng lực của cán
bộ, công chức
8


Bộ máy quản lý là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến
công tác quản lý nhà nước về ATTP. Việc tổ chức tốt một bộ máy
triển khai có tính quyết định đến việc thực thi và hoàn thành các
nhiệm vụ được giao. Hiện nay ở Trung ương, Chính phủ thống nhất
quản lý nhà nước về ATTP, Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính
phủ thực hiện quản lý nhà nước về ATTP.
Các bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công
thương, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của
mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà
nước về ATTP. Ở địa phương Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện
quản lý nhà nước về ATTP trong phạm vi địa phương. Cơ quan tham
mưu chuyên môn cho Ủy ban nhân dân Tỉnh và quản lý trực tiếp lĩnh
vực ATTP là Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở
Công Thương.
Việc phân công nhiều Bộ quản lý nhà nước về ATTP hiện
nay khá cồng kềnh về tổ chức, còn chồng chéo với nhau về phạm vi
trách nhiệm và thiếu một cơ chế phối hợp hiệu quả. Cán bộ, công
chức làm việc trong lĩnh vực ATTP còn thiếu về số lượng và yếu về
chuyên môn. Cán bộ, công chức đều thực hiện phương thức vừa làm
vừa học, tích lũy dần kiến thức, kinh nghiệm thực tế trong quá trình
công tác.
1.5.4. Yếu tố khoa học công nghệ , thông tin
Việc ứng dụng khoa học công nghệ, thông tin đã có những
ảnh hướng đến công tác quản lý nhà nước về ATTP cụ thể đó là áp
dụng những thành tựu khoa học tiên tiến vào quá trình sản xuất chế

biến nông lâm sản và thủy sản nhằm làm tăng sản lượng cây trồng,
vật nuôi, giảm chi phí, tăng lợi nhuận cho tổ chức cá nhân trong hoạt
động sản xuất, kinh doanh.Tuy nhiên, trên thực tế vì mục đích lợi
9


nhuận các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh đã sử dụng hóa
chât, chất phụ gia vượt quá giới hạn cho phép. Các cơ quan quản lý
nhà nước về ATTP khi kiểm tra muốn phát hiện ra các tổ chức, cá
nhân sản xuất, kinh doanh có sử dụng hóa chất, chất cấm phải dùng
đến các máy móc thiết bị trong hoạt động kiểm nghiệm , xét nghiệm,
phân tích các hàm lượng sử dụng hóa chất, tồn dư thuốc bảo vệ thực
vật , chất cấm, chất phụ gia được sử dụng trong sản xuất, kinh doanh,
thực phẩm. Việc áp dụng các máy móc thiết bị hiện đại trong các
phòng kiểm nghiệm sẽ giúp các cơ quan quản lý về ATTP phân tích
được hầu hết các chỉ số về ATTP theo quy định của quốc tế.

10


Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC
PHẨM TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP
2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về an
toàn thực phẩm tại Đồng Tháp
2.1.1. Yếu tố kinh tế - xã hội
Đồng Tháp là một tỉnh nằm ở miền Tây Nam Bộ, thuộc vùng
Đồng bằng sông Cửu Long. Tỉnh Đồng Tháp nằm ở cửa ngõ của
sông Tiền, có đường biên giới giáp với Campuchia có chiều dài hơn
50 km với 4 cửa khẩu, trong đó có 2 cửa khẩu quốc tế là Thường

Phước và Dinh Bà.
Tỉnh Đồng Tháp có đường biên giới quốc gia giáp với
Campuchia với chiều dài khoảng 50 km từ Hồng Ngự đến Tân Hồng,
với 4 cửa khẩu là Thông Bình, Dinh Bà, Mỹ Cân và Thường Phước.
Hệ thống đường quốc lộ 30, 80, 54 cùng với quốc lộ N1, N2 gắn kết
Đồng Tháp với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trong khu vực.
Tỉnh Đồng Tháp có 12 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 2
thành phố, 1 thị xã và 9 huyện .Tổng diện tích là 3.378,8 km2 , tổng
dân số là 1.680.300 người, mật độ dân cư là 497 người/ km2.
Do vị trí kinh tế xã hội trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho
tỉnh Đồng Tháp trong hoạt động xuất khẩu những mặt hàng chủ lực
của tỉnh như gạo, thủy sản đông lạnh, bánh phồng tôm; sản lượng
xuất khẩu năm sau cao hơn năm trước. Bên cạnh những thế mạnh
trên hoạt động nhập khẩu của tỉnh gặp không ít khó khăn do các sản
phẩm thực phẩm nhập khẩu theo diện hàng hóa trao đổi cư dân biên
giới (tiểu ngạch), nhập lậu qua các đường mòn, lối mở biên giới
không được kiểm tra chất lượng ATTP, phụ gia thực phẩm không có
11


giấy xác nhận chất lượng nhập khẩu của cơ quan kiểm tra nhà nước,
các loại đường, phân bón, hóa chất nhập lậu từ đường biên giới vào
Tỉnh gây khó khăn trong công tác kiểm tra, xử lý vi phạm của cán
bộ, công chức thực thi nhiệm vụ.Các cơ sở sản xuất chế biến thực
phẩm của Tỉnh chủ yếu là nhỏ lẻ, sản xuất theo mùa vụ, theo tập
quán của địa phương nên việc đầu tư trang thiết bị, nhà xưởng còn
nhiều hạn chế.
2.1.2. Cơ cấu, tổ chức bộ máy cơ quan quản lý an toàn
thực phẩm
Cơ cấu tổ chức, biên chế các cơ quan quản lý ATTP tại địa

phương của các ngành Y tế, Nông nghiệp và PTNT, Công thương
đến hết tháng 12 năm 2016 cụ thể sau:
Ngành Y tế (Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm) có tổng số
biên chế công chức chuyên trách là 13 người. Cấp Huyện, Thị xã,
Thành phố: Trung tâm Y tế, Y tế - Dân số có 48 biên chế chuyên
trách. Cấp xã, phường, thị trấn có 144 người kiêm nhiệm, không có
công chức chuyên trách.Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
có 22 người (Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và Thủy sản
18 người, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật 04 người). Có 04
công chức kiêm nhiệm (Chi cục Chăn nuôi và Thú y). Cấp Huyện,
Thị xã, Thành phố: có 48 người kiêm nhiệm (Phòng kinh tế - Kinh tế
hạ tầng 24 người, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 12
người, Trạm Chăn nuôi và Thú y 12 người), không có công chức
chuyên trách. Cấp xã, phường, thị trấn: Không có công chức chuyên
trách và kiêm nhiệm. Ngành Công Thương chỉ có 01 công chức
chuyên trách và 64 công chức kiêm nhiệm (Chi cục Quản lý thị
trường). Cấp Huyện, Thị xã, Thành phố: có 24 người kiêm nghiệm
(Phòng Kinh tế- Kinh tế hạ tầng). Cấp xã, phường, thị trấn không có
12


công chức chuyên trách và kiêm nhiệm (theo số liệu báo cáo số
289/BC-UBND ngày 14 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Đồng Tháp).Hiện nay, tại địa phương các cơ quan tham mưu
cho Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Quản lý nhà nước về ATTP có
03 ngành Ngành Y tế, Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
và ngành Công thương. Công tác quản lý nhà nước về ATTP là sự
phối hợp liên ngành thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch
theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT
ngày 09 tháng 4 năm 2014 của Bộ Y Tế - Bộ Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn, Bộ Công thương và Quyết định số 632/QĐ-UBNDHC ngày 06/7/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về việc
phân công, phân cấp cơ quan thực hiện kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh
doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất,
kinh doanh nông lâm sản thủy sản đủ điều kiện ATTP , cơ quan thực
hiện quản lý đối với các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ; Quyết định số
708/QĐ-UBND-HC ngày 24/7/2015 về ban hành quy định phân
công trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn tỉnh Đồng
Tháp.
2.2. Thực trạng ban hành và tổ chức thực hiện văn bản
pháp luật quản lý nhà nước về ATTP
2.2.1. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản của
Trung ương
Nội dung các văn bản pháp luật ban hành về cơ bản đã thể
hiện được các chủ trương, đường lối của đảng, pháp luật của nhà
nước về ATTP; nội luật hóa các điều ước, hiệp định quốc tế mà Việt
Nam ký kết tham gia, thống nhất và đồng bộ với hệ thống pháp luật
hiện hành.
13


Các nội dung giao Chính phủ, giao Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp
và PTNT, Bộ Công thương, Bộ Thông tin và truyền thông, Bộ Giáo
dục và đào tạo, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong Luật ATTP đến nay
đã được cụ thể hóa trong các Nghị định, Thông tư, Quyết định, Chỉ
thị.
2.2.2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản của Tỉnh
Ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp
Trong giai đoạn 2011 – 2016 Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng
Tháp không ban hành văn bản quy phạm pháp luật về ATTP mà tập
trung triển khai, áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật của Trung

ương.
Các văn bản do Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành tập
trung chỉ đạo triển khai hoạt động bảo đảm ATTP trong các dịp lễ,
Tết, tháng hành động ATTP,... Ủy ban nhân dân tỉnh luôn quan tâm
chỉ đạo thực hiện công tác quy hoạch nông nghiệp trên địa bàn trong
đó có sản xuất kinh doanh thực phẩm với 05 ngành hàng trọng tâm
của đề án tái cơ cấu nông nghiệp là lúa, cá tra, xoài, hoa kiểng,
vịt.Việc thực hiện nội dung các văn bản chỉ đạo điều hành của Ủy
ban nhân dân tỉnh được các Sở, Ban ngành, UBND Huyện, thị xã,
thành phố kịp thời được quán triệt và triển khai thực hiện tại các đơn
vị và địa phương trong toàn tỉnh. Hệ thống tổ chức quản lý ATTP tại
tỉnh được hình thành trong đó ngành Y tế có Chi cục an toàn vệ sinh
thực phẩm, các khoa an toàn vệ sinh thực phẩm thuộc Trung tâm Y
tế, Y tế - Dân số tuyến huyện và viên chức không chuyên trách tại
Trung tâm Y tế tuyến huện, thị xã, thành phố; ngành Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn có Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và
Thủy sản, Chăn nuôi và Thú y, Thủy sản và các công chức tại Phòng
kinh tế, Kinh tế hạ tầng, Phòng nông nghiệp của các huyện, thị xã,
14


thành phố; ngành Công thương có 01 công chức chuyên trách tại
Phòng An toàn và Môi trường thuộc Sở Công Thương. Thực hiện
Thông tư liên tịch số 13 /2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày
09/4/2014 của Bộ Y Tế, Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Công
Thương công tác phối hợp giữa ba ngành Y tế, Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn đã hạn chế sự chồng chéo trong quản lý nhà nước về
ATTP. Công tác truyền thông được đẩy mạnh theo yêu cầu mục tiêu
kế hoạch đã đề ra góp phần nâng cao nhận thức của người dân về
ATTP.

2.2.3. Đào tạo, tập huấn kiến thức quản lý nhà nước về
ATTP cho đội ngũ cán bộ, công chức
Trong 05 năm (2011 - 2016) toàn tỉnh mở được 81 lớp bồi dưỡng
kiến thức chuyên môn nghiệp vụ với 7.320 lượt người tham dự (số
liệu Báo cáo số 289/BC-UBND ngày 14 tháng 12 năm 2016 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về việc thực hiện chính sách pháp luật
về ATTP giai đoạn 2011 - 2016). Qua các lớp tập huấn trên trình độ
của cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về ATTP
trong tỉnh có thêm nhiều kiến thức chuyên môn, kỹ năng, kinh
nghiệm trong việc phát hiện, xử lý các vi phạm trong sản xuất, kinh
doanh, chế biến thực phẩm của các tổ chức, cá nhân.
2.2.4. Tuyên truyền phổ biến kiến thức quản lý nhà nước
về an toàn thực phẩm cho tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh,
người tiêu dùng
Công tác tuyên truyền giáo dục, phổ biến chính sách pháp
luật về ATTP được lãnh đạo Tỉnh rất quan tâm. Hàng năm, Sở Y tế
(Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe ), Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Sở Công thương định kỳ phối hợp với Báo
Đồng Tháp, Đài phát thanh truyền hình tỉnh Đồng Tháp xây dựng
15


các chuyên mục, tọa đàm, thông điệp về ATTP, đưa tin kết quả thanh
tra, kiểm tra ATTP, thông điệp về ATTP. Tổ chức tuyên truyền
thông qua các hình ảnh trực quan sinh động như áp phích, tờ gấp,
tuyên truyền lưu động, sổ tay tài liệu chuyên môn, xe loa; thường
xuyên đưa tin, bài về ATTP, tuyên truyền biểu dương người tốt, việc
tốt, các cơ sở sản xuất kinh doanh đáp ứng yêu cầu về ATTP, bảo vệ
sức khỏe người tiêu dùng. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị
- xã hội phối hợp chặt chẽ với ngành chức năng tuyên truyền, phổ

biến sâu rộng cho các hộ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, bếp
ăn tập thể và người dân về Luật ATTP để tạo sự ủng hộ , đồng tình
của toàn xã hội.
2.2.5. Tổ chức bồi dưỡng, cấp giấy xác nhận kiến thức, cấp
giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho tổ chức, cá nhân
Từ năm 2011 đến năm 2016 toàn Tỉnh quản lý 12.122 cơ sở,
cá nhân, tổ chức sản xuất kinh trong đó đã cấp giấy xác nhận kiến
thức ATTP cho 10.904 tổ chức, cá nhân tham gia xác nhận kiến thức,
cấp chứng nhận đủ điều kiện ATTP cho 4.738 tổ chức cá nhân. Cụ
thể ngành Y tế quản lý 7.809 tổ chức, cơ sở, cá nhân sản xuất kinh
doanh nước uống đóng chai, sản xuất nước đá, kinh doanh thực
phẩm chức năng, kinh doanh dịch vụ ăn uống đã cấp 7.042 giấy xác
nhận kiến thức ATTP, 3.366 giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP;
ngành Công Thương quản lý 3.209 tổ chức, cơ sở, cá nhân sản xuất
kinh doanh bia, rượu, cồn và đồ uống có cồn, nước giải khát, sữa chế
biến, dầu thực vật, bột, tinh bột, bánh mứt, kẹo đã cấp 2.666 giấy xác
nhận kiến thức cho tổ chức, cá nhân và 543 giấy chứng nhận cơ sở
đủ điều kiện ATTP; ngành Nông nghiệp quản lý 1.104 tổ chức, cơ
sở, cá nhân sản xuất kinh doanh động vật, sản phẩm động vật, rau củ
16


quả, thủy sản đã cấp 836 giấy xác nhận kiến thức ATTP và 836 giấy
chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP cho tổ chức, cơ sở cá nhân.
2.2.6. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về an
toàn thực phẩm
Tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP ở các
cấp thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra kịp thời phát hiện ngăn
chặn xử lý các trường hợp vi phạm về ATTP, hạn chế ngộ độc thực
phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm. Trong 05 năm từ năm 2011

đến năm 2016 toàn Tỉnh đã thành lập 1.020 đoàn thanh tra trong đó
có 942 đoàn thanh tra liên ngành ngành, 78 đoàn thanh tra chuyên
ngành số cơ sở được kiểm tra là có 50.255 lượt tổ chức, cơ sở, cá
nhân. Số lượt tổ chức, cơ sở, cá nhân đạt yêu cầu là 41.044 lượt , số
lượt cơ sở bị nhắc nhở, khắc phục là 8.895 lượt, vi phạm cảnh cáo có
93 cơ sở, số cơ sở vi phạm bị phạt tiền 223 cơ sở với số tiền xử phạm
vi phạm là 691.120.000 đồng ; số đợt thanh tra, kiểm tra đột xuất 72
cuộc số tổ chức, cơ sở, cá nhân được thanh tra kiểm tra là 4.149 lượt
có 111 cơ sở vi phạm bị cảnh cáo, số cơ sở vi phạm bị phạt tiền 167
cơ sở tổng số tiền xử phạt là 662.140.000 đ. Các hành vi vi phạm
chủ yếu và ngày càng tinh vi và khó phát hiện như: tẩm ướp hàn the
vào thịt gia súc, gia cầm tại các chợ nông sản; sản xuất, kinh doanh
thực phẩm chay có sử dụng hàn the; sử dụng hóa chất không có
nguồn gốc tràn lan trong sản xuất giá đậu.
2.2.7. Đầu tư ngân sách nhà nước cho quản lý ATTP tại
địa phương
Theo thống kê từ năm 2011 đến năm 2016 tổng vốn ngân
sách là 8.586.490.000 đồng trong đó ngân sách địa phương là
7.235.270.000 đồng (chi cho hoạt động chuyên môn), nguồn thu
(gồm thu cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP, công bố hợp quy,
17


xét nghiệm mẫu) để lại phục vụ trực tiếp cho quản lý ATTP
1.351.220.000 đồng , nguồn đóng góp của các tổ chức cá nhân là
153.260.000 đồng (theo số liệu báo cáo số 289/BC-UBND ngày 14
tháng 12 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)
2.3. Kết quả và hạn chế trong quản lý nhà nước về an
toàn thực phẩm
2.3.1. Những kết quả đạt được

Chính phủ, Bộ , ngành Trung ương ban hành ngày càng hoàn thiện
hơn đã tạo hành lang pháp lý để kiểm soát chất lượng ATTP bước
đầu đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về chất lượng ATTP và hội
nhập quốc tế. Công tác thanh kiểm tra, giám sát ATTP được đẩy
mạnh giúp ngăn chặn, xử lý nhiều vụ vi phạm ATTP góp phần đảm
bảo an toàn cho thị trường thực phẩm. Bộ máy quản lý nhà nước về
ATTP được kiện đoàn, đặc biệt ở tuyến huyện; từ huyện đến tuyến
xã đã thành lập Ban chỉ đạo liên ngành về ATTP. Công tác phối hợp
liên ngành trong quản lý nhà nước về ATTP được thuận lợi, những
vấn đề phát sinh được các ngành bàn bạc thống nhất giải quyết, việc
phân định chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với từng
ngành.
2.3.2. Những tồn tại, hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được trong quản lý nhà nước về
ATTP tại địa phương còn có những hạn chế, bất cập như việc chậm
ban hành hoặc đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của
Trung ương chưa đồng bộ, còn xảy ra sự chồng chéo
Đối với ngành nông nghiệp và PTNT quy chuẩn kỹ thuật
một số tiêu chuẩn về sản phẩm an toàn như giá đỗ, nấm,... chậm
được ban hành gây khó khăn, giảm hiệu quả khi phát hiện, truy xuất,
xử phạt, khắc phục vi phạm ATTP tại địa phương.
18


Đối với ngành Công Thương: một số lĩnh vực chưa được
hướng dẫn đầy đủ như việc quản lý ATTP đối với các chợ, siêu thị,
cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, cơ sở sản xuất theo thời vụ...,
gây khó khăn trong công tác quản lý.
2.3.3. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng quản lý nhà nước
về an toàn thực phẩm

Mặc dù hệ thống văn bản liên quan đến ATTP đã có nhiều
nhưng nhiều quy định chưa rõ ràng, cụ thể nên rất khó thực thi. Đa
số lực lượng thực hiện công tác ATTP thuộc cơ quan hành chính với
số lượng biên chế hành chính duy trì ổn định, trong khi số lượng cơ
sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm ngày càng tăng và hoạt động sản
xuất kinh doanh ngày càng đa dạng. Cán bộ, công chức thực hiện
nhiệm vụ của các ngành vừa thiếu, vừa yếu, đa số làm công tác kiêm
nhiệm.Năng lực kiểm nghiệm, về ATTP còn hạn chế cả về số lượng
và chất lượng nhiều chỉ tiêu phân tích về ATTP tuyến tỉnh và huyện
chưa làm được.Nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về bảo đảm
ATTP của một số cơ sở còn hạn chế. Công tác tuyên truyền chủ yếu
tập trung vào các tồn tại, yếu kém, ít tuyên truyền, nêu gương,
khuyến khích các mô hình sản xuất, quản lý ATTP tốt, tiên tiến để
người tiêu dùng có thể nhận biết và tìm đến các địa chỉ tin cậy.

19


Chương 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM
3.1. Những giải pháp mang tính chiến lược
Để công tác quản lý nhà nước về ATTP có những kết quả
khả quan hơn trong thời gia tới Chính phủ cùng các cơ quan thực
hiện chức năng quản lý nhà nước về ATTP cần có những giải pháp
sau:
Cần thực hiện công tác rà soát toàn bộ văn bản QPPL về
ATTP để đánh giá tính thống nhất của hệ thống văn bản này. Cho
phép tạm ứng và thanh toán từ kinh phí xử phạt vi phạm hành chính
để xử lý vi phạm như tiêu hủy thực phẩm không an toàn, thuốc Bảo

vệ thực vật, thuốc Thú y, chế phẩm xử lý, cải tạo môi trường giả,
kém chất lượng, không an toàn. Sắp xếp lại công tác tổ chức bộ máy
theo hướng kiện toàn Chi cục An toàn thực phẩm, Chi cục Quản lý
chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản tại các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương .Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đặc biệt
tăng cường xử phạt vi phạm ở các tuyến cơ sở, công khai tên, địa chỉ,
sản phẩm, cơ sở vi phạm để mang tính răn đe. Đẩy mạnh công tác
thông tin, giáo dục truyền thông đặc biệt là truyền thông thay đổi
hành vi.
3.2. Những giải pháp cụ thể nâng cao hiệu quả quản lý
nhà nước về an toàn thực phẩm
3.2.1. Hoàn thiện pháp luật quản lý nhà nước về an toàn
thực phẩm
Bộ Y tế đã phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương trình
Chính phủ, Quốc hội, Trung ương Đảng nhiều văn bản QPPL về
ATTP. Về cơ bản , hệ thống văn bản QPPL đồng bộ, đảm bảo quản
20


lý ATTP giữa các Bộ, ngành, địa phương để không bỏ sót cũng như
chồng chéo, đặc biệt Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYTBNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014 giữa Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương hướng dẫn việc phân công,
phối hợp trong quản lý nhà nước về ATTP trên nguyên tắc 01 doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều mặt hàng do các Bộ quản lý thì
giao 01 Bộ để tránh chồng chéo. Không để tình trạng 03 bộ quản lý
như hiện nay. Tại tuyến tỉnh, thành phố thành lập cơ quan đầu mối
có thể là Ban ATTP trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, Đẩy
mạnh vai trò và trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP của cấp
chính quyền quận, huyện, và nhất là tuyến xã, phường. Rà soát lại
toàn bộ các văn bản ATTP đã ban hành để loại bỏ các văn bản trái

luật, chồng chéo, không thực thi, không thống nhất.
3.2.2. Tổ chức lại bộ máy quản lý nhà nước, nâng cao
nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, công chức
Bộ máy quản lý nhà nước về ATTP nên tổ chức lại theo
hướng tinh gọn, giảm đầu mối các cơ quan quản lý để thực hiện có
hiệu quả hơn cụ thể nên thống nhất cơ quan quản lý ATTP về một
đầu mối duy nhất, đầu mối này là một cơ quan chuyên trách về vấn
đề ATTP, cơ quan này có thể là Bộ Y tế hoặc Bộ Ngông nghiệp và
Phát triển nông thôn hoặc thành lập mới một cơ quan trực thuộc
Chính phủ để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ATTP.
Tăng cường biên chế cho đội ngũ chuyên trách ATTP của
các tuyến, đủ khả năng quản lý và điều hành các hoạt động bảo đảm
ATTP trên phạm vi toàn quốc.
Hằng năm cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về
kiến thức, công tác quản lý về ATTP cho cán bộ, công chức đặc biệt
21


chú trọng đến việc đào tạo, tập huấn công chức cấp xã, huyện làm
công tác này theo một giáo trình thống nhất trong cả nước.
3.2.3. Tăng cường kiểm tra và xử lý các vi phạm pháp luật
về an toàn thực phẩm
Tăng cường kiểm tra chất lượng, nguyên liệu sản phẩm ở các
công ty, các cơ sở sản xuất kinh doanh để bảo đảm ATTP trước khi
đưa ra thị trường. Kiểm tra đột xuất về điều kiện sản xuất ở cơ sở
theo Thông tư số 45/2014/TTBNN- PTNT ngày 03 tháng 12 năm
2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Đối với những cơ sở vi phạm
đoàn kiểm tra liên ngành yêu cầu cơ sở khắc phục sự cố, nếu sau một
thời gian vẫn cố tình vi phạm thì thu hồi giấy phép kinh doanh. Tăng
cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động thanh tra chuyên ngành về

ATTP. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát hậu kiểm, phát hiện
sớm xử lý nghiêm, công khai các vi phạm về ATTP và kiểm soát
ATTP đối với thực phẩm nhập lậu, thực phẩm không rõ nguồn gốc,
xuất xứ lưu thông trên thị trường.
3.2.4. Đẩy mạnh hoạt động truyền thông, tuyên truyền,
giáo dục về an toàn thực phẩm cho tổ chức, cá nhân sản xuất
kinh doanh và người tiêu dùng
Cần tăng cường hơn nữa công tác thông tin tuyên truyền về
ATTP, đặc biệt là truyền thông thay đổi hành vi trong sản xuất, tiêu
dùng thực phẩm. Công tác truyền thông cần tập trung vào các nội
dung những vấn đề tồn tại, yếu kém trong quản lý, sản xuất, kinh
doanh, chế biến thực phẩm.
Tăng cường các hoạt động truyền thông vận động nhằm tạo
sự đồng thuận ủng hộ và tham gia của lãnh đạo Đảng, Nhà nước,
chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội, các bộ ngành liên
22


quan trong việc xây dựng phổ biến và thực thi các chính sách của
Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước về ATTP.
3.2.5. Xã hội hóa hoạt động quản lý nhà nước về an toàn
thực phẩm
Ban hành chính sách, danh mục và lộ trình xã hội hóa đối với các
loại hoạt động trong lĩnh vực quản lý ATTP, hoàn thiện cơ chế quản
lý, đánh giá, công nhận các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực
quản lý ATTP. Đẩy mạnh xã hội hóa một số khâu dịch vụ kỹ thuật
phục vụ công tác quản lý ATTP; phát huy vai trò của các doanh
nghiệp, các tổ chức xã hội, các tổ chức đoàn thể trong việc tham gia
bảo đảm ATTP. Từng bước xã hội hóa các hoạt động đánh giá,
chứng nhận, kiểm nghiệm, xét nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý

nhà nước và phục vụ nhu cầu của các tổ chức, cá nhân.
Cần tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội
nghề nghiệp đặc biệt là Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong
công tác bảo đảm ATTP.

23


×