Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 126 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN THỊ THÁI THANH

CÔNG TÁC QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT

Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 60.31.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS ĐÀO HỮU HÒA

Đà Nẵng, Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

NGUYỄN THỊ THÁI THANH


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .............................................................. 2


3. Câu hỏi hoặc các giả thuyết nghiên cứu................................................. 2
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ......................................... 2
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................ 3
6. Bố cục của của đề tài .............................................................................. 4
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................... 4
8. Tổng quan về tài liệu .............................................................................. 5
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI
RÁC THẢI SINH HOẠT ĐÔ THỊ ................................................................ 8
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ RÁC THẢI SINH HOẠT VÀ QUẢN
LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT ĐÔ THỊ ............................................................. 8
1.1.1. Khái niệm và phân loại rác thải sinh hoạt đô thị .............................. 8
1.1.2. Khái niệm quản lý rác thải sinh hoạt đô thị ..................................... 9
1.1.3.Các yêu cầu đối với công tác quản lý rác thải sinh hoạt đô thị....... 10
1.1.4. Tầm quan trọng của công tác quản lý rác thải sinh hoạt ................ 11
1.2. NỘI DUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI RÁC THẢI
SINH HOẠT ĐÔ THỊ ..................................................................................... 13
1.2.1. Công tác dự báo, hoạch định chiến lƣợc và xây dựng chính sách
quản lý rác thải sinh hoạt đô thị ............................................................... 13
1.2.2. Triển khai thực hiện các chính sách, chƣơng trình, kế hoạch quản lý
rác thải sinh hoạt đô thị ............................................................................ 18
1.2.3. Hoàn thiện bộ máy và cơ chế điều hành, quản lý môi trƣờng tại các
đô thị ......................................................................................................... 19


1.2.4. Kiểm tra giám sát công tác quản lý thu gom, vận chuyển và xử lý
rác thải sinh hoạt tại đô thị ....................................................................... 21
1.2.5. Công cụ sử dụng trong quản lý rác thải sinh hoạt đô thị ............... 23
1.3. KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT
CỦA CÁC ĐÔ THỊ TRONG NƢỚC ............................................................. 29
1.3.1. Một số mô hình quản lý và xử lý trên thế giới ............................... 29

1.3.2. Một số mô hình quản lý và xử lý tại Việt Nam.............................. 30
1.3.3. Kinh nghiệm rút ra cho thành phố Buôn Ma Thuột ....................... 33
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH
HOẠT TẠI THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT........................................ 35
2.1. CÁC ĐẶC ĐIỂM ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ RÁC
THẢI SINH HOẠT ......................................................................................... 35
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên ........................................................................... 35
2.1.2. Đặc điểm kinh tế ............................................................................ 36
2.1.3. Đặc điểm xã hội.............................................................................. 39
2.1.4. Đặc điểm quy hoạch phát triển khu đô thị ..................................... 40
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI
THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT ............................................................... 43
2.2.1. Công tác hoạch định chiến lƣợc và chính sách quản lý rác thải sinh
hoạt đô thị ................................................................................................. 43
2.2.2. Thực trạng thực hiện các chƣơng trình, dự án về quản lý rác thải
sinh hoạt đô thị ......................................................................................... 62
2.2.3. Thực trạng công tác tổ chức quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn
Tp BMT thời gian qua .............................................................................. 69
2.2.4. Thực trạng công tác Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật
trong quá trình hoạt động quản lý chất thải rắn ....................................... 76


2.3. NHỮNG THÀNH CÔNG, HẠN CHẾ, NGUYÊN NHÂN HẠN CHẾ
TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI THÀNH
PHỐ BUÔN MA THUỘT .............................................................................. 82
2.3.1. Những mặt thành công ................................................................... 82
2.3.2. Những tồn tại hạn chế .................................................................... 85
2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế ........................................ 89
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RÁC
THẢI SINH HOẠT TẠI THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT ................. 90

3.1. CƠ SỞ TIỀN ĐỀ CHO VIỆC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP .......................... 90
3.1.1. Cơ sở pháp lý.................................................................................. 90
3.1.2. Chính sách quản lý môi trƣờng của địa phƣơng chiến lƣợc phát
triển bền vững ........................................................................................... 91
3.1.3. Các dự báo trong tƣơng lai, xu hƣớng ........................................... 95
3.2. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RÁC
THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT . 97
3.2.1. Hoàn thiện chiến lƣợc và các chính sách quản lý rác thải sinh hoạt
đô thị ......................................................................................................... 97
3.2.2. Hoàn thiện bộ máy và cơ chế điều hành, quản lý môi trƣờng tại các
đô thị ......................................................................................................... 99
3.2.3. Triển khai thực hiện các chƣơng trình, dự án xử lý rác thải sinh
hoạt đô thị ............................................................................................... 100
3.2.4. Tăng cƣờng công tác kiểm tra giám sát rác thải sinh hoạt tại đô thị
................................................................................................................ 107
3.2.5. Công tác tuyên truyền vận động, khuyến khích ........................... 108
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT ........................................................ 109
3.3.1. Đối với TW, cơ quan lập pháp ..................................................... 109
3.3.2 Kiến nghị tăng luật, bổ sung, tăng chế tài xử phạt ........................ 109


3.3.3. Hỗ trợ nguồn kinh phí từ TW cho công tác chi sự nghiệp môi
trƣờng ..................................................................................................... 110
3.3.4. Đề xuất UB, Sở, Ban ngành ......................................................... 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 112
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO).


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT


BVMT :

Bảo vệ môi trƣờng

ĐTM :

Đánh giá tác động môi trƣờng

KT-XH :

Kinh tế - Xã hội

MT :

Môi trƣờng

PTBV :

Phát triển bền vững

QLMT :

Quản lý môi trƣờng

QLNN :

Quản lý nhà nƣớc

TN :


Tài nguyên

TNMT :

Tài nguyên môi trƣờng

TN & MT :

Tài nguyên và Môi trƣờng

TNTN :

Tài nguyên thiên nhiên

UBND :

Ủy ban nhân dân

UBMTTQ :

Ủy ban Mặtt trận Tổ quốc

XH :

Xã hội

TP :

Thành phố


BMT:

Buôn Ma Thuột

CTRSH :

Chất thải rắn sinh hoạt

BCL :

Bãi chôn lấp


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số bảng
Bảng 1.1
Bảng 1.2
Bảng 1.3
Bảng 2.4

Tên bảng
Mức phát sinh rác thải sinh hoạt BQ ở các đô thị Việt
Nam
Chi ngân sách của Buôn Ma Thuột qua các năm
Cơ cấu chi ngân sách của Buôn Ma Thuột qua các
năm
Các văn liên quan đến quản lý Nhà nƣớc về rác thải
sinh hoạt trên địa bàn Buôn Ma Thuột

Trang

14
38
39

45

Bảng 2.5

Kết quả khảo sát

47

Bảng 2.6

Lƣợng chất thải rắn phát sinh

49

Bảng 2.7

Kích thƣớc, vật liệu của các phƣơng tiện lƣu chứa
chất thải rắn sinh hoạt đô thị

50

Bảng 2.8

Quy định về phƣơng tiện vận chuyển chất thải rắn

52


Bảng 2.9

Qui định về trạm trung chuyển chất thải rắn đô thị

53

Bảng 2.10 Quy mô bãi chôn l ấp chất thải rắn đô thị

56

Bảng 2.11 Bảng kết quả khảo sát

61

Bảng 2.12

Số lƣợng và chủng loại phƣơng tiện, máy móc, thiết
bị

63

Bảng 2.13 Bảng kết quả khảo sát

68

Bảng 2.14 Bảng kết quả khảo sát

73


Bảng 2.15 Nguyên nhân rác thải chƣa đƣợc thu gom và xử lý tốt

74

Bảng 2.16 Thực trạng công tác quản lý thu phí vệ sinh năm 2013

75

Bảng 2.17 Công tác kiểm tra xử phạt qua các năm

77

Bảng 2.18 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nƣớc rò rỉ từ bãi chôn

80


lấp đợt 2 năm 2013
Bảng 2.19

Kết quả phân tích mẫu nƣớc rỉ rác tại khu vực bãi
chôn lấp chất thải rắn đợt 2 năm 2013

81

Bảng 2.20 Bảng kết quả khảo sát

83

Bảng 2.21 Bảng kết quả khảo sát


84

Bảng 2.22 Bảng kết quả khảo sát

87

Bảng 2.23 Bảng kết quả khảo sát

88

Bảng 3.24 Bảng kết quả khảo sát

96

Bảng 3.25 Bảng kết quả khảo sát

98

Bảng 3.26 Bảng kết quả khảo sát

102

Bảng 3.27 Bảng kết quả khảo sát

103

Bảng 3.28 Bảng kết quả khảo sát

104


Bảng 3.29

Danh sách các Phƣờng thí điểm công tác phân loại rác
tại nguồn

105


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số hiệu

Tên biểu đồ

Trang

Biểu đồ 2.1

Tổng giá trị sản xuất của TP BMT qua các năm

36

Biểu đồ 2.2

Tổng thu ngân sách của thành phố Buôn Ma Thuột

37

Biểu đồ 2.3


Dự báo quy mô dân số của thành phố Buôn Ma Thuột

43

Biểu đồ 2.4

Tổng kinh phí phục vụ cho công tác thu gom vận
chuyển

58

Biểu đồ 2.5

Tổng kinh phí phục vụ cho công tác xử lý

59

Biểu đồ 2.6

Tình hình thu phí vệ sinh qua các năm

60

Biểu đồ 2.7
Biểu đồ 3.1

Khối lƣợng rác thu gom rác ở Buôn Ma Thuột qua
các năm
Dự báo lƣợng rác phát sinh qua các năm


73
95


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH

Số hiệu

Tên sơ đồ và hình

Trang

Sơ đồ 1.1 Hệ thống quản lý Nhà nƣớc đối với rác thải

20

Hình 2.1 Bản đồ quy hoạch thành phố Buôn Ma Thuột

41

Sơ đồ 2.2 Quy trình thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt

66

Sơ đồ 2.3 Sơ đồ quy trình xử lý rác

67

Sơ đồ 2.4


70

Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, dƣới tác động của quá trình đô thị hóa ngày càng cao đã kéo
theo nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh, trong có vấn đề quản lý chất thải rắn
sinh hoạt, một trong những nguyên nhân lớn gây ra tình trạng ô nhiễm môi
trƣờng, làm phát sinh nhiều dịch bệnh, ảnh hƣởng đến cuộc sống bình thƣờng
của ngƣời dân, đe dọa sự an toàn của xã hội.
Để khắc phục tình trạng này, trong những năm qua Chính phủ Việt Nam
đã chủ động trong việc xây dựng một hệ thống pháp luật khá đồng bộ để quản
lý vấn đề ô nhiểm môi trƣờng. Mặc dù vậy, hiện nay công tác quản lý chất
thải rắn tại các đô thị ở Việt Nam nói chung và ở Buôn Ma Thuột nói riêng
vẫn chƣa đạt đƣợc kết quả nhƣ mong muốn. Tình trạng ô nhiễm môi trƣờng
do các loại chất thải rắn sinh hoạt gây ra đã trở nên phổ biến và ngày càng trở
nên trầm trọng tại nhiều đô thị, là một trong những chủ đề nóng thƣờng đƣợc
đề cập trên các diễn đàn xã hội cũng nhƣ trên nghị trƣờng và thành phố Buôn
Ma Thuột cũng không phải ngoại lệ. Hiện tại, ở Buôn Ma Thuột việc quản lý
thu gom và xử lý một cách hợp vệ sinh các chất thải rắn sinh hoạt vẫn đang là
bài toán nan giải cho các cấp chính quyền Thành phố.
Để thành phố ngày càng phát triển, trở thành một thành phố xanh, sạch,
đẹp, văn minh hiện đại, xứng đáng là trung tâm kinh tế, xã hội, văn hoá của
toàn tỉnh cũng nhƣ của cả vùng Tây Nguyên, trong những năm tới, ngoài việc
phải đẩy mạnh đầu tƣ nhằm phát triển toàn diện cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ
thuật và văn hóa xã hội, Thành phố còn cần phải quan tâm mạnh mẽ đến công

tác bảo môi trƣờng trong đó quan trọng nhất là vấn đề quản lý, thu gom và xử
lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn.
Nhằm mục đích tƣ vấn cho các cấp lãnh đạo chính quyền Thành phố
trong việc xây dựng các chính sách, giải pháp cụ thể để giải quyết vấn đề này


2

trong tƣơng lai, tác giả đã chọn chủ đề “Công tác quản lý rác thải sinh hoạt
trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột” làm đề tài cho Luận văn tốt nghiệp
cao học chuyên ngành Kinh tế phát triển của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến công tác quản lý nhà
nƣớc về rác thải sinh hoạt.
- Đánh giá thực trạng của công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên
địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột.
- Đề ra các giải pháp tối ƣu nhằm đẩy mạnh công tác quản lý chất thải
rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột.
3. Câu hỏi hoặc các giả thuyết nghiên cứu
- Công tác quản lý rác thải sinh hoạt đô thị đòi hỏi không chỉ có nỗ lực
của Nhà nƣớc mà còn đòi hỏi sự tham gia của toàn xã hội?
- Có tồn tại khác biệt trong nhận thức và hành động của các các cấp lãnh
đạo chính quyền và các đơn vị chức năng trong việc quản lý rác thải sinh hoạt
đô thị?
- Để quản lý tốt rác thải đô thị cần giải quyết không chỉ đơn thuần vấn đề
giải pháp kỹ thuật còn là giải pháp hành chính, kinh tế, xã hội?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tƣợng nghiên cứu: Công tác quản lý Nhà nƣớc đối với chất thải rắn
sinh hoạt trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột.
- Phạm vi nghiên cứu: Các chính sách và giải pháp của các cấp chính

quyền trong lĩnh vực quản lý chất thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Buôn
Ma Thuột.
- Thời gian: Dữ liệu thứ cấp thu thập trong giai đoạn 2005 – 2013; dữ
liệu sơ cấp đƣợc thu thập qua điều tra thực tế trong tháng 7 – 8 năm 2014; tầm
xa của các giải pháp đến năm 2020.


3

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để thu thập các dữ liệu về điều kiện tự
nhiên, kinh tế xã hội của TP.Buôn Ma Thuột thông qua việc tập hợp, đọc, rút
tỉa thông tin, dữ liệu cần thiết từ các nguồn công bố chính thức của Cục
Thống kê; từ các báo cáo thƣờng niên của Phòng Quản lý Đô thị, phòng Tài
nguyên & Môi trƣờng TP. Buôn Ma Thuột và từ số liệu lƣu trữ tại Công ty
TNHH MTV Đô thị và Môi trƣờng Đắk Lắk.
5.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Để thu thập dữ liệu sơ cấp về các vấn đề liên quan đến đánh giá của
ngƣời dân về chất lƣợng công tác quản lý chất thải sinh hoạt của Thành phố
thời gian qua; đánh giá nguyên nhân dẫn đến việc quản lý chất thải sinh hoạt
chƣa đáp ứng yêu cầu và mong muốn cũng nhƣ những gợi ý của ngƣời dân và
các cấp quản lý liên quan về phƣơng hƣớng khắc phục các nhƣợc điểm, hạn
chế hiện nay trong công tác quản lý rác thải sinh hoạt, tác giả đã tiến hành
điều tra, khảo sát thực tế tại địa bàn Buôn Ma Thuột với 3 đối tƣợng khảo sát
nhƣ sau:
- Ngƣời dân sinh sống tại 07 phƣờng nội thành và 03 xã ngoại thành của
Buôn Ma Thuột với quy mô 100 mẫu, mỗi phƣờng xã 10 mẫu đƣợc chọn theo
nguyên tắc ngẫu nhiên cắt lớp (05 hộ mặt phố; 05 hộ trong hẻm);
- Nhân viên và công nhân trực tiếp làm việc trong lĩnh vực vệ sinh môi

trƣờng ở Thành phố với quy mô 50 mẫu, trong đó nhân viên 15 mẫu; công
nhân trực tiếp 35 mẫu đƣợc chọn theo phƣơng pháp ngẫu nhiên thuận tiện;
- Cán bộ quản lý tại các cơ quan nhà nƣớc có liên quan đến lĩnh vực
quản lý môi trƣờng trên địa bàn TP Buôn Ma Thuột với quy mô 35 mẫu,
trong đó VP UBND Thành phố: 10 mẫu; Phòng Quản lý đô thị: 10 mẫu và


4

Phòng Tài nguyên & Môi trƣờng: 15 mẫu. Đối tƣợng đƣợc chọn để khảo sát
là những cán bộ có thâm niên công tác >3 năm và có am hiểu về lĩnh vực này.
Phƣơng pháp thu thập thông tin là phỏng vấn trực tiếp đƣợc thực hiện
trong khoảng thời gian tháng 7 – 8/2014.
5.3. Phương pháp phân tích dữ liệu
- Sử dụng các phần mềm Exel, SPSS để phân tích dữ liệu sơ cấp đã thu
thập đƣợc qua khảo sát điều tra dƣới dạng tần suất;
- Sử dụng các phƣơng pháp phân tích chỉ số phát triển, phƣơng pháp
phân tích tỷ lệ, phƣơng pháp phân tổ thống kê; phƣơng pháp ngoại suy…
6. Bố cục của của đề tài
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về công tác quản lý rác thải sinh hoạt.
Chƣơng 2: Thực trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn
thành phố Buôn Ma Thuột.
Chƣơng 3: Giải pháp tăng cƣờng công tác quản lý Nhà nƣớc về rác thải
sinh hoạt trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Trên cơ sở các tài liệu đã thu thập để tổng hợp một cách có hệ thống các
quy trình hạng mục công việc trong công tác quản lý.
- Phân tích số liệu thu thập thực tế về công tác tổ chức, quản lý và tình
trạng ô nhiễm chất thải rắn hiện nay trên địa thành phố Buôn Ma Thuột thông
qua các yếu tố nhƣ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn của các đơn vị

để tìm ra các bất cập và đề xuất các giải pháp khắc phục.
- Phân tích các nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến các yếu
kém để tìm ra các giải pháp để cải thiện tình trạng ô nhiễm chất thải rắn sinh
hoạt trên địa bàn thành phố.


5

- Phân tích các số liệu thu thập đƣợc bằng phƣơng pháp toán học để
chứng minh rằng môi trƣờng đang ô nhiễm tại một số điểm trên địa bàn thành
phố Buôn Ma Thuột
- Dùng phƣơng pháp mô tả để mô tả thực trạng công tác quản lý và mức
độ ô nhiễm môi trƣờng trên địa bàn thành phố.
- Tìm ra giải pháp để khắc phục tình trang ô nhiễm trên, cải thiện
phƣơng pháp quản lý điều hành.
8. Tổng quan về tài liệu
- PGS.TS Nguyễn Văn Phƣớc (2013), “Quản lý và xử lý chất thải rắn”.
Tài liệu đã cung cấp thông tin về tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt hiện
nay tại các đô thị ở Việt Nam qua đó chỉ ra những bức xúc của toàn xã hội về
công tác quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải sinh hoạt. Tài liệu
còn cung cấp một số kiến thức cơ bản về quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt
một cách hiệu quả nhất.
Trần Hữu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng và Nguyễn thị Kim Thái (2010),
“Quản lý chất thải rắn”, Nhà xuất bản Xây dựng. Tài liệu này cung cấp các
kiến thức mang tính kỹ thuật chuyên sâu đối với công tác quản lý chất thải rắn
sinh hoạt tại các đô thị. Tài liệu cung cấp nhiều khái niệm về lĩnh vực Quản lý
thu gom, vận chuyển và xử lý rác.
- Nguyễn Ngọc Nông (2011), “Hiện trạng và giải pháp quản lý, tái sử
dụng rác thải sinh hoạt khu vực đô thị tại Thành phố Thái Nguyên”. Đề tài
bàn về việc đánh giá thực trạng công tác quản lý, xử lý, nguồn phát thải, số

lƣợng, thành phần chất thải sinh hoạt tại các phƣờng, xã và toàn thành phố
Thái Nguyên, đề xuất các giải pháp hợp lý.
- PGS.TS Võ Xuân Tiến (2013), “Giáo trình Chính sách công”, Nhà
xuất bản Khoa học xã hội. Tài liệu này cung cấp hệ thống lý luận liên quan
đến các chính sách công từ đó ta sẽ hiểu thêm về các chính sách hiện hành và


6

cơ sở để ban hành các chính sách của nhà nƣớc và xây dựng các chính sách
công mang lại hiệu quả cao.
- Trần Thị Hƣơng (2012), “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải
pháp quản lý chất thải rắn sinh hoàn trên địa bàn thị xã Sông Công tỉnh Thái
Nguyên”. Luận văn Thạc sĩ, năm bảo vệ năm 2012: Nội dung của đề tài nói
về việc đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt( CTRSH)
trên địa bàn thị xã Sông Công tỉnh Thái Nguyên, dự báo tình hình phát sinh
CTRSH trên cơ sở định hƣớng quy hoạch phát triển của thị xã đến năm 2020,
đƣa ra cá đề xuất, giải pháp quản lý CTRSH của thị xã.
- Nguyễn Lệ Quyên (2012), “Quản lý nhà nước về môi trường tại thành
phố Đà Nẵng”, Luận văn Thạc sĩ. Nội dung của Luận văn tác giả cho ta thấy
các nghiên cứu về hiện trạng môi trƣờng của thành phố Đà Nẵng, nghiên cứu
tìm hiểu về bộ máy tổ chức, công tác quả lý nhà nƣớc về việc bảo vệ môi
trƣờng của thành phố Đà Nẵng, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của
quản lý nhà nƣớc về Môi trƣờng.
- Danish Environmental Protection Agency (2012), “Waste in Denmark”.
Tài liệu cho thấy Chính phủ Đan Mạch đặt mục tiêu giảm thiểu khối lƣợng
phát sinh tối đa chất thải mỗi năm. Chính sách này đƣợc triển khai sâu rộng,
chi tiết từ trung ƣơng đến địa phƣơng, các địa phƣơng phải lập kế hoạch để
quản lý khối lƣợng rác thải phát sinh tỷ lệ tái chế, xử lý theo đúng quy định đề
ra.[15]

Adopted by Kent Waste Forum15th November 2002 “Sustainable
Management of Household Waste Joint Strategy for Kent”. Nghiên cứu này
cho chúng ta thấy đƣợc các chiến lƣợc mới trong việc quản lý rác thải rắn tại
thành phố Luân Đôn, trƣớc tình hình rác thải đô thị ngày càng gia tăng, môi
trƣờng ô nhiễm trầm trọng thì đòi hỏi phải có các chiến lƣơc, kế hoạch hành
động phù hợp hơn nữa để cải thiện môi trƣờng, phát triển xã hội theo hƣớng


7

bền vững. Bên cạnh đó ta có thể thấy các chính sách cụ thể đƣợc khuyến cáo
nên áp dụng cho từng hạng mục công việc, chú trọng vào công tác giảm thiểu
phát sinh rác thải, tái sử dụng vào các mục đích khác để hạn chế khối lƣợng
rác phát sinh, phục hồi, tái chế, ủ phân và tạo nguồn năng lƣợng mới từ rác.
Đây là chiến lƣợc có tầm nhìn đến năm 2020 cho Luân Đôn nhằm cải thiện
môi trƣờng vốn đang ô nhiễm trầm trọng bởi sự phát triển nhanh chóng về
công nghiệp, gia tăng về dân số, tốc độ đô thị hóa ngày càng cao là các yếu tố
tác động đến môi trƣờng, gia tăng mức độ ô nhiễm trở nên ngày càng trầm
trọng hơn.[8]
Với tất cả các nghiên cứu trên các tác giả đã tập trung vào nghiên cứu
thực trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại một số địa phƣơng từ đó
thấy đƣợc các vấn đề còn tồn tại, nguyên nhân chủ quan và khách quan đƣa ra
các giải pháp khắc phục phù hợp với điều kiện từng vùng miền, địa phƣơng.


8

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI

VỚI RÁC THẢI SINH HOẠT ĐÔ THỊ
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ RÁC THẢI SINH HOẠT VÀ
QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT ĐÔ THỊ
1.1.1. Khái niệm và phân loại rác thải sinh hoạt đô thị
a. Khái niệm rác thải sinh hoạt đô thị
Rác thải sinh hoạt (hay còn gọi là chất thải rắn sinh hoạt) là những thành
phần vật chất do con ngƣời loại bỏ trong quá trình hoạt động sinh hoạt của
mình. Chất thải sinh hoạt có thành phần rất đa dạng, chúng thƣờng bao gồm
kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực
phẩm dƣ thừa hoặc quá hạn sử dụng, xƣơng động vật, tre, gỗ, lông gà vịt, vải ,
giấy, rơm, rạ, xác động vật, vỏ rau quả v.v…
Nguồn phát thải chủ yếu là từ các khu dân cƣ, các cơ quan, trƣờng
học, các trung tâm dịch vụ, thƣơng mại và các nơi diễn ra hoạt động công
cộng khác…
Khi nguồn phát thải rác thải sinh hoạt đến từ các đô thị thì ngƣời ta gọi
đó là “Rác thải sinh hoạt đô thị”.
Rác thải sinh hoạt nói chung và rác thải sinh hoạt đô thị nói riêng đa
phần là có chứa các thành phần có khả năng gây ô nhiễm môi trƣờng nếu
không đƣợc thu gom và xử lý đúng cách.
b. Phân loại rác thải sinh hoạt đô thị
Rác thải sinh hoạt (RTSH) đô thị có nhiều dạng khác nhau, trong đó chất
thải rắn đƣợc chia thành các loại với đặc điểm nhƣ sau:
+ Chất thải thực phẩm: bao gồm các thức ăn thừa, rau, quả… Loại chất
thải này mang bản chất dễ bị phân hủy sinh học, quá trình phân hủy tạo ra


9

các chất có mùi khó chịu, đặc biệt trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Ngoài
các loại thức ăn dƣ thừa từ gia đình còn có thức ăn dƣ thừa từ các bếp ăn tập

thể, các nhà hàng, khách sạn, ký túc xá, chợ…
+ Chất thải trực tiếp của động vật: chủ yếu là phân, bao gồm phân ngƣời
và phân của các động vật khác. Loại chất thải này có đặc điểm là hôi thối, có
khả năng mang nhiều mầm bệnh, có thể xử lý để làm chất bón nông nghiệp.
+ Chất thải lỏng: chủ yếu là bùn ga cống rãnh, là các chất thải ra từ các
khu vực sinh hoạt của dân cƣ. Có chứa nhiều chất thải hữu cơ lơ lửng, nhiều
kim loại nặng độc hại đòi hỏi chi phí và công nghệ xử lý phức tạp, tốn kém.
+ Tro và các chất dƣ thừa thải bỏ khác: bao gồm các loại vật liệu sau đốt
cháy, các sản phẩm sau khi đun nấu bằng than, củi và các chất thải dễ cháy
khác trong gia đình, trong kho của các công sở, cơ quan, xí nghiệp, các loại
xỉ than.
+ Các chất thải rắn từ đƣờng phố: có thành phần chủ yếu là các lá cây,
que, củi, nilon, vỏ bao gói…
Qua phân loại rác thải, cho thấy mỗi loại rác thải đều có đặc điểm khác
nhau do đó việc thu gom, vận chuyển, xử lý chúng cũng không giống nhau.
Điều này đặt ra yêu cầu cho công tác quản lý Nhà nƣớc về rác sinh hoạt đô thị
phải chú ý nghiên cứu để có các chính sách và giải pháp phù hợp nhằm đảm
bảo giải quyết hiệu quả vấn đề thu gom, xử lý chúng.
1.1.2. Khái niệm quản lý rác thải sinh hoạt đô thị
Quản lý môi trƣờng nói chung là một lĩnh vực thuộc phạm trù quản lý xã
hội, đó là hoạt động có ý thức của Nhà nƣớc nhằm bảo vệ môi trƣờng và các
thành phần của môi trƣờng, phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững và sử dụng
hợp lý tài nguyên thiên nhiên và xã hội [3]
Từ định nghĩa chung đó, ta có thể đƣa ra định nghĩa riêng cho quản lý
Nhà nƣớc đối với rác thải sinh hoạt đô thị nhƣ sau: Quản lý Nhà nước đối với


10

rác thải sinh hoạt đô thị là việc triển khai một loạt các hoạt động của chính

quyền đô thị nhằm điều chỉnh mối quan hệ giữa các chủ thể sinh sống trên địa
bàn đô thị với việc phát sinh rác thải sinh hoạt của các chủ thể đó nhằm mục
tiêu bảo vệ môi trường và phát triển đô thị bền vững.
Xét về nội hàm, quản lý Nhà nƣớc về RTSH đô thị là hoạt động của
chính quyền các cấp trong việc hạch định, tổ chức điều hành và kiểm tra kiểm
soát việc phát tải, thu gom, vận chuyển và xử lý RTSH tại các đô thị.
Ở Việt Nam, trong thập niên 70 - 80 của thế kỷ trƣớc, công tác quản lý
môi trƣờng trong đó có vấn đề quản lý chất thải rắn (CTR) đã đƣợc các nhà
quản lý quan tâm tập trung quan tâm giải quyết. Trọng tâm của các hoạt động
quản lý này chủ yếu là hƣớng vào giải quyết vấn đề thu gom và xử lý các loại
chất thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của con ngƣời (Rác thải sinh hoạt:
RTSH). Các mô hình thu gom, xử lý RTSH lúc này mới chỉ hình thành ở mức
độ đơn giản, chủ yếu là thu gom, chôn lấp. Đơn vị chịu trách nhiệm quản lý,
thu gom, vận chuyển và xử lý RTSH thƣờng đƣợc giao cho Phòng Quản lý đô
thị trực thuộc UBND tỉnh, thành phố.[7]
Hiện nay, việc quản lý Nhà nƣớc đối với chất thải sinh hoạt đô thị nói
riêng và chất thải rắn nói chung đã đƣợc luật hóa bằng nhiều văn bản pháp lý
liên quan và nâng lên thành mục tiêu quốc gia với mức đầu tƣ cho phƣơng
tiện, con ngƣời và công nghệ xử lý ngày càng tăng.
1.1.3.Các yêu cầu đối với công tác quản lý rác thải sinh hoạt đô thị
Đối với công tác quản lý chất thải rắn nói chung và chất thải sinh hoạt ở
các đô thị nói riêng, về cơ bản phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Phải thu gom và vận chuyển hết chất thải. Đây là yêu cầu đầu tiên, cơ
bản của việc xử lý chất thải nhƣng hiện đang còn là một khó khăn, đòi hỏi
phải có nhiều cố gắng khắc phục.
- Phải bảo đảm việc thu gom, xử lý có hiệu quả theo nguồn kinh phí nhỏ


11


nhất nhƣng lại thu đƣợc kết quả cao nhất.
- Bảo đảm sức khỏe cho đội ngũ những ngƣời lao động trực tiếp tham
gia việc quản lý chất thải phù hợp với khả năng kinh phí đƣợc cấp.
- Đƣa đƣợc các công nghệ, kỹ thuật, các trang thiết bị xử lý chất thải
tiên tiến của các nƣớc vào sử dụng ở trong nƣớc, đào tạo đội ngũ cán bộ
quản lý và lao động có đầy đủ kiến thức, kinh nghiệm để đáp ứng yêu cầu
quản lý.[2]
1.1.4. Tầm quan trọng của công tác quản lý rác thải sinh hoạt
a. Công tác quản lý rác thải sinh hoạt đối với chất lượng Cuộc sống
Đô thị ngày càng phát triển làm cho dân số đô thị ngày càng tăng cao,
chính vì vậy cho nên vai trò của đô thị trong xã hội ngày càng đƣợc nâng cao,
nhƣng đi kèm với nó là những áp lực về môi trƣờng cũng ngày càng gay gắt.
Việc làm thế nào để giải quyết đƣợc hài hòa vấn đề phát triển đô thị và bảo vệ
môi trƣờng để không ngừng cải thiện, nâng cao chất lƣợng sống cho con
ngƣời, đảm bảo sự cân bằng lâu dài về sinh thái đang là bài toán cho các cấp
lãnh đạo chính quyền tại các đô thị trên thế giới. Trong đó đặc biệt là vấn đề
quản lý ô nhiễm môi trƣờng từ chất thải sinh hoạt đô thị bởi vì rác thải đô thị
không chỉ là vấn đề môi trƣờng mà còn là một tác nhân ảnh hƣởng đến nền
kinh tế, đến chất lƣợng cuộc sống của mỗi cá nhân.
Mỗi quốc gia trên thế giới đều ý thức đƣợc tầm quan trọng của việc quản
lý, xử lý rác thải của thành phố để tránh tình trạng ô nhiễm môi trƣờng trầm
trọng. Bài học đắt giá cho nhiều quốc hiện nay chỉ chú trọng phát triển kinh tế
mà quên đi công tác bảo vệ môi trƣờng, bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên
nhiên vốn ngày càng cạn kiệt nhƣ: Trung Quốc, Ấn Độ, Châu Phi....
Việc quản lý chất thải hiệu quả sẽ giúp làm giảm tác động xấu từ môi
trƣờng đến sức khỏe của ngƣời dân, làm tăng chất lƣợng cuộc sống đồng thời


12


cung cấp cho các thế hệ tiếp theo một môi trƣờng sạch hơn, một xã hội toàn
diện và văn mình hơn.
b. Công tác quản lý rác thải sinh hoạt đối với phát triển Kinh tế
Mỗi quốc gia phát triển đều cần có chiến lƣợc phát triển tổng thể về kinh
tế chính trị trong đó đặc biệt quan tâm đến vấn đề môi trƣờng. Lợi ích của
việc bảo vệ môi trƣờng bền vững mang lại cho cộng đồng, xã hội và quốc gia
đó là rất lớn, đó là các giá trị về chất lƣợng môi trƣờng sống, lợi ích từ việc
giảm thiểu các chi phí khắc phục ô nhiễm môi trƣờng nhƣ dịch bệnh, thiên tai,
hạn hán…, lợi ích từ việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên nhƣ đất,
nƣớc, không khí...lâu bền. Chính vì vậy, công tác bảo vệ môi trƣờng, quản lý,
xử lý rác thải có vị trí và tầm quan trọng rất lớn trong quá trình phát triển bền
vững của mỗi quốc gia trên thế giới.
Nâng cao hiệu quả kinh tế thông qua sử dụng tài nguyên, xử lý, tiêu hủy
và tạo ra thị trƣờng cho tái chế có thể dẫn đến các hành hiệu quả trong sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm. Các vật liệu sản phẩm có giá trị đƣợc thu hồi để tái
sử dụng tạo mới khả năng việc làm và cơ hội kinh doanh.
Việc làm tốt công tác quản lý RTSH đô thị còn giúp tạo ra các cơ hội
việc làm mới từ công việc thu gom, tái chế rác thải hoặc du lịch do môi
trƣờng sạch đẹp sẽ thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan, tăng khả năng
thoát nghèo.
c. Công tác quản lý rác thải sinh hoạt đối với Môi trường tự nhiên
Rác thải sinh hoạt là những loại vật chất mà đã đƣợc con ngƣời sử dụng
và thải ra môi trƣờng tự nhiên, đó là các thành phần mà không thể loại bỏ
hoặc xử lý mà không liên quan đến việc sử dụng nó trong tƣơng lai. Nó có thể
là một nguồn tài nguyên có giá trị nếu đƣợc giải quyết một cách chính xác,
thông qua chính sách và tái chế. Với hoạt động quản lý chất thải hợp lý và
nhất quán sẽ cho những lợi ích nhất định. Giảm hoặc loại bỏ tác động xấu đến


13


môi trƣờng sinh thái thông qua việc giảm, việc tái sử dụng và tái chế, giảm
thiểu và khai thác tài nguyên. Có thể cung cấp đƣợc cải thiện không khí, chất
lƣợng nƣớc, giúp đỡ trong việc giảm lƣợng khí thải nhà kính.
1.2. NỘI DUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI RÁC
THẢI SINH HOẠT ĐÔ THỊ
1.2.1. Công tác dự báo, hoạch định chiến lƣợc và xây dựng chính
sách quản lý rác thải sinh hoạt đô thị
a. Công tác dự báo tác động của rác thải đô thị
Dự báo các tác động ảnh hƣởng đến môi trƣờng trong ngắn hạn và dài
hạn là nội dung đầu tiên quan trọng của công tác quản lý rác thải sinh hoạt.
Việc dự báo chính xác xu hƣớng phát thải rác thải sinh hoạt, nguồn phát thải,
quy mô, đặc điểm và khả năng gây tác hại đến môi trƣờng của rác thải sinh
hoạt tại các đô thị có ý nghĩa rất lớn đến việc định hƣớng chiến lƣợc cũng nhƣ
xây dựng các chính sách và biện pháp cụ thể để xử lý chúng hiệu quả.
Để làm tốt công tác dự báo này, trƣớc hết những nhà quản lý cần phải
nắm vững thông tin về đặc điểm của địa phƣơng về địa hình, về thời tiết khí
hậu… vì các yếu tố này có tác động không nhỏ đến việc phát thải rác thải
cũng nhƣ mức độ tác động của rác thải đến môi trƣờng.
Tiếp đến, cần phải có thông tin đầy đủ về quy hoạch phát triển của đô
thị, quy mô và xu hƣớng bố trí dân số, cơ cấu dân số, và một số đặc điểm kinh
tế, kỹ thuật khác có ảnh hƣởng tác động đến môi trƣờng đô thị trong tƣơng
lai. Các yếu tố này, một mặt có ảnh hƣởng đến quy mô, đặc điểm phát thải rác
thải của đô thị trong tƣơng lai; mặt khác nó cũng ảnh hƣởng đến việc tổ chức
thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải của các đô thị đó.
Dựa vào các dữ liệu trên, kết hợp với chuỗi dữ liệu thống kê tích lũy qua
các năm về quy mô phát thải rác thải sinh hoạt của đô thị, các nhà quản lý sẽ


14


dự báo đƣợc mức độ phát thải rác thải sinh hoạt bình quân của ngƣời
dân/ngày đêm.
Bảng 1.1. Mức phát sinh rác thải sinh hoạt BQ ở các đô thị Việt Nam
STT

Loại đô thị

1
2
3
4
5

Đô thị đặc biệt
Đô thị Loại I
Đô thị Loại II
Đô thị Loại III
Đô thị Loại IV
Bình quân chung

Mức phát thải RTSH quân đầu ngƣời
(kg/ ngƣời/ngày)
0,96
0,84
0,72
0,73
0,63
0,75


Nguồn: Dữ liệu công bố của Bộ TN&MT
Thông tin này sẽ là cơ sở quan trọng để dự báo quy mô phát thải rác
thải/ngày đêm của địa phƣơng nghiên cứu.
Ở Việt Nam, theo báo cáo của Bộ TN&MT, năm 2007 mức phát thải
RTSH bình quân đầu ngƣời ở các đô thị là 0,75 kg/ngƣời/ngày đêm và đang
tăng lên theo tốc độ nâng nâng cao mức sống của ngƣời dân.[7]
b. Công tác hoạch định chiến lược xứ lý rác thải sinh hoạt đô thị
Chiến lƣợc bảo vệ môi trƣờng của mỗi địa phƣơng chính là việc xác định
mục tiêu về bảo vệ môi trƣờng và dự kiến cách thức để thực hiện nó. Trong
chiến lƣợc bảo vệ môi trƣờng tại các đô thị, cùng với ô nhiễm không khí,
nƣớc thải, tiếng ồn thì vấn đề xử lý rác thải sinh hoạt đô thị luôn là bộ phận
then chốt của chiến lƣợc này.
Chiến lƣợc bảo vệ môi trƣờng đô thị trƣớc nguy cơ xâm hại của rác thải
sinh hoạt không chỉ đơn thuần là việc thu gom và xử lý rác, nó bao hàm nội
dung rộng lớn hơn. Nó bao gồm cả vấn đề tuân thủ nguyên tắc bảo vệ môi
trƣờng khi quy hoạch phát triển đô thị, khi tiến hành bố trí các khu dân cƣ và
các phân hệ bổ trợ khác tại đô thị. Ngoài ra, chiến lƣợc bảo vệ môi trƣờng còn
hƣớng đến việc kiểm soát các nguồn phát thải trên cơ sở thay đổi thói quen


×