Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA SINH HỌC 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.92 KB, 4 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIẾM TRA MỘT TIẾT
HỌC KÌ I – SINH 8
1. Nhiệm vụ của môn học cơ thể người và vệ sinh?
Cung cấp những kiến thức về đặc điểm cấu tạo, chức năng của cơ thể người
trong mối quan hệ với môi trường, những hiểu biết về phòng chống bệnh tật và rèn
luyện thân thể.
2. Phương pháp học tập môn học cơ thể người và vệ sinh?
- Quan sát hình ảnh,mô hình,tiêu bản... để hiểu rõ đặc điểm hình thái,cấu tạo các
cơ quan trong cơ thể.
- Thí nghiệm (có thể trực tiếp làm thí nghiệm, xem băng hình , xem thầy biểu diễn
hoặc nghe mô tả thí nghiệm...) để tìm ra những kết luận khoa học về chức năng của
các cơ quan trong cơ thể.
- Vận dụng những hiểu biết khoa học giải thích các hiện tượng thực tế, đồng thời
áp dụng các biện pháp vệ sinh và rèn luyenj thân thể.
3. Hoạt động của tế bào?
- Trao đổi chất
- Lớn lên, chân chia.
- Cảm ứng
 Mọi hoạt động sống của cơ thể đều liên quan đến mọi hoạt động sống của tế bà
 TB Là đơn vị chức năng của cơ thể
4.Chức năng của nơron?
- Cảm ứng là khả năng tiếp nhận các kích thích và phản ứng lại các kích thích đó
bằng hình thức phát sinh xung thần kinh


- Dẫn truyền xung thần kinh là khả năng lan truyền xung thần kinh theo 1 chiều
nhất định từ nơi phát sinh hoặc tiếp nhận về thân nơron và truyền đi dọc theo sợi
trục.
CÂU HỎI:
Câu 1: Hãy chứng minh tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể:
Cơ thể cấu tạo từ tế bào. Mà các hoạtđộng sống của cơ thể có cơ sở là các hoạt


động sống của tế bào:
+ sự trao đổi chất của tế bào là cơ sở cho sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi
trường.
+ Sự sính sản của tế bào là cơ sở cho sự sinh trưởng và sinh sản của cơ thể
+ Sự cảm ứng của tế bào là cơ sở cho sự phản ứng của cơ thể với kích thích của
môi trường ngoài
-> tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể
Câu 2: Phản xạ là gì? Cho ví dụ về phản xạ.Từ ví dụ đã nêu, hãy phân tích
đường đi của xung thần kinh trong phản xạ đó.?
- Phản xạ là phản ứng của cơ thể nhằm trả lời với các kích thích từ môi trường bên
ngoài và môi trường trong cơ thểdưới sự điều khiển của hệ thần kinh
- Ví dụ: để tay vao nước nóng 1000C, ta thấy da cảm thấy nóng
Phân tích: kích thích nóng tác động vào cơ quan thụ cảm à nơron hướng tâm tiếp
nhận kích thích và phát xung thần kinh truyền tới nơron trung gianà não nhận được
xung thần kinh, truyền xung thần kinh cho nơron li tâm đến cơ quan vận động à rụt
tay lại
Câu 3:Thành phần hóa học của xương có ý nghĩa gì đối với chức năng của
xương?
- Phần vô cơ: chủ yếu là muối canxi à giúp xương gắn chắc
- Phần hữu cơ : cốt giao à giúp xương dẻo dai (đàn hồi)
Câu 4: Đặc điểm tế bào nào của tế bào cơ phù hợp với chức năng co cơ?


- Tế bào cơ gồm nhiều đơn vị cấu trúc nối liền với nhau nên tế bào cơ dài.
- Mỗi đơn vị cấu trúc có các tơ cơ dày và tơ cơ mảnh bố trí xen kẽ để khi tơ cơ
mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày sẽ làm cơ ngắn lại tạo nên sự co
cơ.
Câu 5: Phân tích những đặc điểm của bộ xương người thích nghi với tư thế
đứng thẳng và đi bằng hai chân.
- Cột sống cong 4 chổ (2 chữ S ) => Cân bằng trước sau, trái phải, Lồng ngực phát

triển ra 2 bên và phía trước .
- Xương chậu, xương đùi lớn => Sức gánh lớn sự .
- Xương gót lớn phát triển về phía sau,tạo sự cân bằng cho ống chân => thẳng gốc
Câu 6: Trình bày thành phần cấu tạo của máu? Nêu chức năng của huyết
tương và hồng cầu
Gồm 55% là huyết tương và 45% là các tế bào máu:
- Huyết tương gồm: 90% là nước, 10% là các chất dinh dưỡng, chất cần thiết khác,
chất thải của tế bào, muối khoáng
- Các tế bào máu gồm:
+ Hồng Cầu: màu hồng, hình đĩa, lõm 2 mặt, không có nhân
+ Bạch cầu: có 5 loại: ưa kiềm, ưa axit, trung tính, limpho và môno: Trongsuốt,
kích thước khá lớn, có nhân
+ Tiểu cầu: chỉ là các mảnh chất tế bào của tế bào sinh tiểu cầu.
+Chức năng:
- Huyết tương: duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch; vận
chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và các chất thải.
- Hồng cầu cận chuyển O2 và CO2.
Câu 7: Môi trường trong của cơ thể gồm những thành phần nào ? Chúng có
quan hệ với nhau như thế nào ?


- Môi trường trong cơ thể gồm: máu, nước mô, bạch huyết.
- Một số thành phần của máu thấm qua thành mạch, tạo thành nước mô, nước mô
vận chuyển õi +chất dinh dưỡng cho tế bào, rồi nhận từ tế bào cacbonic & chất
thải, vận chuyển theo 2 đường, 1 đường theo mạch bạch huyết, 1 đường theo mạch
máu cùng đổ về tim rồi đến phổi tiếp tục trao đổi khí.
Câu 8: Các bạch cầu đã tạo nên những hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ
thể?
Các bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng các cơ chế :
- Thực bào : các bạch cầu trung tính, đại thực bào hình thành chân giả bắt và nuốt

các vi khuẩn.
- Tiết kháng thể vô hiệu hoá kháng nguyên : TB lim phô B.
- Phá huỷ các TB đã bị nhiễm : TB lim phô
Câu 9: Lực đẩy chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo một chiều trong hệ
mạch đã tạo ra từ đâu và như thế nào?
- Sức đẩy của tim khi tâm thất co tạo ra huyết áp và vận tốc máu.
- Sự hỗ trợ của hệ mạch:
+ Động mạch: Nhờ sự co dãn của động mạch.
+ Tĩnh mạch: Nhờ sự co bóp của cơ bắp quanh thành mạch, sức hút của lồng
ngực khi hít vào và của tâm nhĩ khi giãn ra, van 1 chiều.



×