Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin tại các sở thuộc tỉnh Quảng Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1020.08 KB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

ĐỖ MINH TIẾN

ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TẠI CÁC SỞ THUỘC TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Đà Nẵng – 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

ĐỖ MINH TIẾN

ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TẠI CÁC SỞ THUỘC TỈNH QUẢNG NAM

Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 60.31.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hiệp

Đà Nẵng - 2011



i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Đỗ Minh Tiến


ii

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU….. .................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ỨNG DỤNG CNTT TẠI CÁC
CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC UBND CẤP TỈNH TRONG QUẢN
LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC................................................................... 7
1.1. KHÁI NIỆM CNTT VÀ ĐẶC ĐIỂM NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG
TIN.. ..…………………………………………………………………………7
1.1.1. Khái niệm CNTT ................................................................................... 7
1.1.2. Đặc điểm ngành CNTT ......................................................................... 8
1.2. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ ỨNG DỤNG CNTT TẠI CÁC CƠ QUAN
CHUYÊN MÔN CỦA UBND CẤP TỈNH TRONG QUẢN LÝ HÀNH
CHÍNH NHÀ NƯỚC ........................................................................................ 8
1.2.1. Khái niệm ứng dụng CNTT tại các cơ quan chuyên môn của UBND
cấp tỉnh trong quản lý hành chính nhà nước ............................................... 8
1.2.2. Vai trò ứng dụng CNTT tại các cơ quan quản lý hành chính nhà

nước cấp tỉnh ................................................................................................. 12
1.3. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ ỨNG DỤNG CNTT TẠI CÁC
CƠ QUAN CHUYÊN MÔN CỦA UBND CẤP TỈNH TRONG QUẢN LÝ
HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC ......................................................................... 14
1.3.1. Nội dung ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ quan chuyên
môn của UBND cấp tỉnh ............................................................................... 14
1.3.1.1. Triển khai các ứng dụng CNTT phục vụ các cơ quan hành chính
cùng cấp, cấp trên, cấp dưới trong hoạt động của các cơ quan chuyên
môn thuộc UBDN cấp tỉnh .................................................................. 14
1.3.1.2. Triển khai các ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh
nghiệp ................................................................................................... 15


iii

1.3.1.3. Chuẩn bị cơ sở hạ tầng phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin .... 17
1.3.1.4. Phát triển và sử dụng nguồn nhân lực phục vụ ứng dụng công nghệ
thông tin................................................................................................ 19
1.3.1.5. Tổ chức triển khai, quản lý công tác ứng dụng công nghệ thông tin20
1.3.2. Chỉ tiêu đánh giá ứng dụng CNTT tại các cơ quan chuyên môn của
UBDN cấp tỉnh............................................................................................... 21
1.3.2.1. Nhóm chỉ tiêu ứng dụng CNTT trong cung ứng dịch vụ công phục
vụ cơ quan hành chính cùng cấp, cấp trên, cấp dưới ........................ 21
1.3.2.2. Nhóm chỉ tiêu ứng dụng CNTT trong cung ứng dịch vụ công phục
vụ người dân và doanh nghiệp ............................................................ 23
1.3.2.3. Nhóm chỉ tiêu về trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho việc
triển khai ứng dụng CNTT .................................................................. 25
1.3.2.4. Nhóm chỉ tiêu đảm bảo nguồn nhân lực cho việc cho việc triển khai
ứng dụng CNTT ................................................................................... 25
1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ỨNG DỤNG CNTT TẠI

CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN CỦA UBND CẤP TỈNH TRONG QUẢN
LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC ................................................................... 26
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CNTT TẠI CÁC SỞ THUỘC
TỈNH QUẢNG NAM……… ........................................................................ 28
2.1. MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CỦA HỆ THỐNG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH
TỈNH QUẢNG NAM ..................................................................................... 28
2.2. THỰC TRẠNG NỘI DUNG ỨNG DỤNG CNTT TẠI CÁC SỞ
THUỘC TỈNH QUẢNG NAM THỜI GIAN QUA ....................................... 38
2.2.1. Thực trạng ứng dụng CNTT trong cung ứng dịch vụ công phục vụ
cơ quan hành chính cùng cấp, cấp trên, cấp dưới ..................................... 38
2.2.2. Thực trạng ứng dụng CNTT trong cung ứng dịch vụ công phục vụ
người dân và doanh nghiệp .......................................................................... 42


iv

2.2.3. Thực trạng chuẩn bị cơ sở hạ tầng phục vụ ứng dụng CNTT ....... 50
2.2.4. Thực trạng phát triển và sử dụng nguồn nhân lực phục vụ ứng
dụng công nghệ thông tin ............................................................................. 55
2.2.5. Thực trạng triển khai, quản lý công tác ứng dụng công nghệ thông
tin….. .............................................................................................................. 57
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG .............................................................................. 59
2.3.1. Kết quả đạt được ................................................................................. 59
2.3.2. Hạn chế................................................................................................. 61
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG CNTT TẠI CÁC
SỞ THUỘC TỈNH QUẢNG NAM .............................................................. 66
3.1. MỤC TIÊU VÀ KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG CNTT TẠI CÁC SỞ
THUỘC TỈNH QUẢNG NAM ....................................................................... 66
3.1.1. Mục tiêu tổng quát .............................................................................. 66
3.1.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................... 66

3.1.2.1. Đối với ứng dụng CNTT phục vụ các cơ quan hành chính cùng cấp,
cấp trên, cấp dưới của UBDN cấp tỉnh............................................... 66
3.1.2.2. Đối với ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp ....... 67
3.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ỨNG DỤNG CNTT TẠI
CÁC SỞ THUỘC TỈNH QUẢNG NAM THỜI GIAN TỚI .......................... 68
3.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG CNTT TẠI CÁC SỞ
THUỘC TỈNH QUẢNG NAM ....................................................................... 70
3.3.1. Hoàn thiện kế hoạch thực hiện ứng dụng CNTT ............................. 70
3.3.1.1. Ứng dụng CNTT phục vụ các cơ quan hành chính cùng cấp, cấp
trên, cấp dưới của UBDN cấp tỉnh. .................................................... 70
3.3.1.2. Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp ................... 76
3.3.2. Giải pháp triển khai ............................................................................ 77
3.3.3. Giải pháp tổ chức ................................................................................ 78


v

3.3.4. Giải pháp môi trường chính sách ...................................................... 79
3.3.5. Giải pháp nâng cao nhận thức về CNTT .......................................... 80
3.3.6. Giải pháp tăng cường các hoạt động giám sát, đánh giá ................ 81
3.3.7. Giải pháp nghiên cứu, xây dựng, ứng dụng và chuyển giao công
nghệ... .............................................................................................................. 81
3.3.8. Giải pháp tài chính.............................................................................. 82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 85


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


UBND: Ủy ban nhân dân
NĐ-CP: Nghị định – Chính phủ
KT-XH: Kinh tế xã hội
QLNN: Quản lý nhà nước
CQNN: Cơ quan nhà nước
CBCC: Cán bộ công chức
CNTT: Công nghệ thông tin.
G2G: Government to Government (Chính phủ với chính phủ)
G2B: Government to Bussiness (Chính phủ với Doanh nghiệp)
G2C: Government to Citizen (Chính phủ với công dân)
CSDL: Cơ sở dữ liệu
PM: Phần mềm
TĐT: Thư điện tử
ĐHCV: Điều hành công việc
KT-TC: Kế toán – Tài chính
QLTS: Quản lý tài sản
QLTT: Quản lý thanh tra
ƯDMC: Ứng dụng một cửa
ƯDCK: Ứng dụng chữ ký


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu bảng
2.1

2.2


2.3

2.4

2.5

2.6

2.7

Tên bảng
Tỷ lệ CBCC được cấp và sử dụng thường
xuyên thư điện tử
Tỷ lệ thông tin điều hành, văn bản qua mạng
và họp trực tuyến
Đánh giá xếp hạng cung cấp thông tin trên
website các sở
Thống kê mức độ dịch vụ công trực tuyến tại
các sở
Số lượng máy tính, máy chủ, máy tính kết nối
nội bộ và Internet
Thống kê xây dựng CSDL các ngành theo Quy
hoạch CNTT tỉnh
Tình hình sử dụng các phần mềm ứng dụng tại
các sở

Trang
39


40

43

46

50

52

53

2.8

Thống kê phần mềm áp dụng tại các sở

54

2.9

Nguồn nhân lực công nghệ thông tin

56


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Số hiệu hình

1.1
2.1
2.2

Tên hình
Cơ chế hoạt động của các cơ quan hành chính
nhà nước
Trang thông tin cung cấp thủ tục hành chính
Biểu đồ tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến tại các
sở

Trang
10
43
49


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhân loại đang bước vào một thời đại mới, thời đại mà thông tin, tri
thức trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, thời đại của xã hội thông tin và
nền kinh tế tri thức được hình thành trên cơ sở phát triển và ứng dụng rộng rãi
CNTT – TT. Cuộc cách mạng thông tin cùng với quá trình toàn cầu hóa đang
ảnh hưởng sâu sắc đến mọi lĩnh vực trong đời sống kinh tế - xã hội, đưa con
người chuyển nhanh từ xã hội công nghiệp sang xã hội thông tin, từ kinh tế
công nghiệp sang kinh tế tri thức, ở đó năng lực cạnh tranh phụ thuộc chủ yếu
vào năng lực sáng tạo, thu thập, lưu trữ, xử lý và trao đổi thông tin.
Xu thế biến đổi to lớn đó đang đặt ra cho mọi quốc gia những cơ hội và

thách thức to lớn. Nắm bắt cơ hội, với ý chí và quyết tâm cao, có sự chỉ đạo
trực tiếp, kịp thời, sâu sát của Đảng, Nhà nước chúng ta sẽ có thể tăng cường
năng lực, tận dụng tiềm năng CNTT, chuyển dịch nhanh cơ cấu nhân lực và cơ
cấu kinh tế - xã hội theo hướng xây dựng một xã hội thông tin, kinh tế dựa trên
tri thức, góp phần quan trọng rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước.
Trong xu thế biến động mạnh mẽ của cuộc cách mạng thông tin, Đảng,
Nhà nước Việt Nam đã xác định CNTT là một trong các động lực quan trọng
nhất của sự phát triển. Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị
về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đã chỉ ra rằng “Ứng dụng và phát triển CNTT ở nước ta nhằm
góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc,
thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hoá các ngành kinh
tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả
cho quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc

1


2

sống của nhân dân, đảm bảo an ninh, quốc phòng và tạo khả năng đi tắt đón
đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá”.
Nền kinh tế tỉnh Quảng Nam trong những năm qua có bước phát triển
mạnh, các ngành đều đạt tốc độ tăng trưởng cao, đặc biệt là ngành công
nghiệp. Việc Chính phủ quyết định Quảng Nam trở thành một trong 5 tỉnh
vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đã tạo ra những điều kiện mới đưa
Quảng Nam trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015 tại Hội nghị lần thứ 11,
Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVIII đề ra. Đây cũng là cơ hội lớn để
ngành công nghiệp CNTT tạo ra những bước phát triển đột phá, đưa công

nghiệp CNTT trở thành một trong những ngành công nghiệp hàng đầu của
tỉnh.
Nhận thức được tầm quan trọng của CNTT, trong thời gian qua Đảng
và Nhà nước đã chỉ đạo sâu sát và đầu tư đáng kể cho việc ứng dụng và phát
triển CNTT trong phát triển kinh tế xã hội. Việc ứng dụng công nghệ thông
tin của Quảng Nam trong thời gian qua đã nhận được sự quan tâm của Tỉnh
uỷ, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh và các sở, ban, ngành. Quảng Nam đã có
nhiều hoạt động tích cực, tạo bước chuyển biến mới về nhận thức, hành động
thực tiễn để phát triển và ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh phục vụ sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Công tác tin học hoá hoạt động của các cơ
quan trong hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và nhân dân đã đạt được một
số kết quả quan trọng. Tuy nhiên, việc ứng dụng và phát triển công nghệ
thông tin hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa khẳng định được vị
trí mũi nhọn, công cụ phục vụ đắc lực cho công cuộc đổi mới và phát triển,
thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của Tỉnh.
Quảng Nam là một tỉnh có nhiều huyện thuộc khu vực miền núi khó
khăn nên ngân sách đầu tư cho ứng dụng CNTT còn thấp, chủ yếu dựa vào
ngân sách Trung ương. Trong thời gian qua vấn đề nhận thức của một số

1


3

ngành, cấp về CNTT chưa đầy đủ; nguồn nhân lực CNTT chưa được đào tạo
đầy đủ còn thiếu và yếu; quyết tâm của các ngành, địa phương về ứng dụng
và phát triển CNTT chưa đồng đều nên trong quá trình triển khai, thực hiện
gặp nhiều khó khăn. Ứng dụng CNTT tại Quảng Nam hiện nay dường như
đang gặp những trở ngại và thách thức rất lớn. Có thể thấy rằng, từ cơ quan
quản lý nhà nước nói chung đến các đơn vị, tổ chức thực hiện triển khai các

ứng dụng CNTT đều còn lúng túng trong việc định hướng, hướng dẫn và triển
khai việc thúc đẩy và ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt
động. Để tháo gỡ một phần những vướng mắc và những thách thức này thì
việc tìm hiểu thực trạng và đánh giá thực trạng đề xuất kiến nghị các giải
pháp thiết thực nhằm thúc đẩy ứng dụng CNTT phát triển hơn nữa là rất cần
thiết. Chính vì những lý do trên nên tôi chọn đề tài: “Đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ thông tin tại các sở thuộc tỉnh Quảng Nam” làm Đề tài tốt nghiệp
thạc sỹ cho mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài hướng vào các vấn đề sau:
- Tổng hợp các vấn đề cơ sở có liên quan đến CNTT và ứng dụng
CNTT trong các cơ quan hành chính nhà nước, đặc biệt là các sở trên địa bàn
hành chính một tỉnh của Việt Nam.
- Tìm hiểu thực trạng ứng dụng CNTT và đánh giá các vấn đề còn tồn
tại trong ứng dụng CNTT tại các sở trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đối với triển
khai các dịch vụ hành chính công cho các cơ quan chuyên môn của UBDN
cấp tỉnh và phục vụ người dân và doanh nghiệp.
- Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nâng cao ứng dụng CNTT tại các
sở trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong dịch vụ hành chính công cho các cơ
quan chuyên môn của UBDN cấp tỉnh và phục vụ người dân và doanh nghiệp.

1


4

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn là các nội dung ứng dụng
CNTT trong hoạt động của cơ quan quản lý hành chính chức năng của chính
quyền địa phương cấp tỉnh tại tỉnh Quảng Nam.

Phạm vi nghiên cứu: Với đặc trưng của ứng dụng công nghệ thông tin
phục vụ tổ chức triển khai quản lý nhà nước của chính quyền cấp tỉnh hiện
nay tại Việt Nam và giới hạn thời gian, đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu là
các biểu hiện của nội dung ứng dụng CNTT tại cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ
ban nhân dân tỉnh Quảng Nam, cụ thể là các sở với các chức năng chuyên
môn quản lý nhà nước quan trọng của tỉnh Quảng Nam. Thực trạng ứng dụng
CNTT được đánh giá trong thời gian từ năm 2005 đến 2011. Các giải pháp
được đề xuất cho giai đoạn 2011-2015.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Các phương pháp thu thập tài liệu, thông tin sau được sử dụng trong
nghiên cứu:
 Tham khảo dữ liệu của Báo cáo ICT Việt Nam Index 2009,
2010.
 Tổng hợp các nguồn số liệu thông qua các báo cáo, tổng kết
của Bộ thông tin và Truyền thông, Cục Ứng dụng CNTT, Sở
Thông tin và Truyền thông.
- Tìm kiếm thông tin thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
- Kết hợp các phương pháp thu thập số liệu để có dữ liệu nghiên cứu và
phân tích đầy đủ.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Đề tài tập hợp các vấn đề lý luận khoa học có liên quan đến vai trò,
nhu cầu và các yếu tố tác động đến ứng dụng CNTT trong quản lý nhà nước,
đặc biệt là nhà nước địa phương cấp tỉnh, đồng thời cung cấp một cái nhìn
1


5

tổng quát nhất về việc ứng dụng CNTT trong quản lý nhà nước trên địa bàn
tỉnh Quảng Nam như một nghiên cứu điển hình về thực trạng ứng dụng CNTT

trong quản lý nhà nước địa phương.
- Các đề xuất giải pháp của đề tài hướng đến việc đẩy mạnh ứng dụng
CNTT nhằm triển khai hoạt động của chính quyền địa phương hướng một
cách hiệu quả nhất, phục vụ tốt nhất cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh Quảng Nam. Vì thế, đề tài có ý nghĩa thực tiễn đối với UBND tỉnh
Quảng Nam và các tỉnh có điều kiện tương tự.
6. Kết cấu của đề tài
Nội dung chính của đề tài gồm 3 chương
Chương 1: Khái quát hóa các vấn đề chung về ứng dụng công nghệ
thông tin tại cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh. Trong chương này, ngoài các
vấn đề có liên quan đến CNTT như khái niệm và đặc điểm, nội dung ứng
dụng CNTT tại các cơ quan quản lý nhà nước địa phương cấp tỉnh được trình
bày một cách chi tiết làm cơ sở phân tích thực trạng nội dung này ở Chương 2
và các đề xuất giải pháp ở Chương 3.
Chương 2: Sau khi giới thiệu khái quát đặc điểm của công tác quản lý
nhà nước và nhu cầu ứng dụng CNTT trong quản lý nhà nước tại các sở của
tỉnh Quảng Nam, đề tài đi sâu đánh giá thực trạng các nội dung ứng dụng
CNTT tại các cơ quan này, đánh giá những yếu tố tác động đến việc ứng dụng
này trong thời gian qua và rút ra các nhận định về những thành công và tồn tại
của nó cùng với các nguyên nhân chủ yếu. Những đánh giá này là cơ sở để đề
ra mục tiêu và giải pháp đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong thời gian tới ở
Chương 3. Tiếp tục phân tích thêm các vấn đề có liên quan đến nhu cầu và
các yếu tố tác động đến việc ứng dụng CNTT của chính quyền địa phương
trong thời gian tới.

1


6


Chương 3: đề xuất các mục tiêu và giải pháp cụ thể, có tính khả thi
nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục vụ công tác quản lý hành chính nhà
nước tại địa phương, đáp ứng yêu cầu phục vụ tốt nhất, hiệu quả nhất dịch vụ
hành chính nhà nước và phù hợp với xu thế chung của thời đại công nghệ
thông tin hiện nay.

1


7

CHƯƠNG 1.
CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ỨNG DỤNG CNTT TẠI CÁC
CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC UBND CẤP TỈNH TRONG
QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
1.1.

KHÁI NIỆM CNTT VÀ ĐẶC ĐIỂM NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG

TIN
1.1.1. Khái niệm CNTT
CNTT là ngành ứng dụng công nghệ quản lý và xử lý thông tin, đặc
biệt trong các cơ quan tổ chức lớn.
CNTT là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển
đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền và thu thập thông tin. Vì lý do đó, những
người làm việc trong ngành này thường được gọi là các chuyên gia CNTT (IT
specialist) hoặc cố vấn quy trình doanh nghiệp (Business Process Consultant),
và bộ phận của một công ty hay đại học chuyên làm việc với CNTT thường
được gọi là phòng CNTT.
Ở Việt Nam thì khái niệm Công nghệ thông tin được hiểu và định nghĩa

trong Nghị quyết 49/CP ký ngày 04/08/1993 về phát triển công nghệ thông tin
của chính phủ việt nam và trở thành luật CNTT của quốc hội nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 67/2006/QH 11 ngày 29 tháng 6 năm 2006 như
sau: “công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương
tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại - chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông
- nhằm tổ chức, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông
tin rất phong phú và tiềm tàng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và
xã hội. CNTT phục vụ trực tiếp cho việc cải tiến quản lý Nhà nước, nâng cao
hiệu quả của các hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động kinh tế - xã
hội khác, từ đó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. CNTT

1


8

được phát triển trên nền tảng phát triển của các công nghệ Điện tử - Tin học Viễn thông và tự động hoá”.
Trong giới hạn nghiên cứu của đề tài thì CNTT được hiểu là công nghệ
hiện đại dựa trên hệ thống máy tính và viễn thông để khai thác, sử dụng thông
tin một cách có hiệu quả nhất.
1.1.2. Đặc điểm ngành CNTT
Các nhà kinh tế học từ lâu đã nhận thức rằng CNTT và sự phát triển
kinh tế là hai yếu tố có mối quan hệ chặt chẽ. Nhà kinh tế người Mỹ Thomas
Friedman trong tác phẩm “Thế giới là phẳng” đã khẳng định “CNTT là một
trong những yếu tố then chốt tạo nên làn sóng toàn cầu hóa thứ ba và làm cho
thế giới trở nên phẳng (1)
Ngành CNTT, với sự phát triển mạnh mẽ, đã thật sự là một trong
những ngành công nghiệp chiến lược cho sự phát triển của thế giới nói chung
và của từng quốc gia nói riêng. Nghiên cứu về ngành CNTT, có thể thấy
ngành CNTT có các đặc điểm sau: Ngành công nghệ có tốc độ phát triển cao,

vòng đời sản phẩm ngắn, chi phí nghiên cứu và phát triển ngành cao, tính tích
hợp cao, cơ sở hạ tầng, đặc biệt máy tính và thiết bị viễn thông có vai trò đặc
biệt quan trọng.
1.2. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ ỨNG DỤNG CNTT TẠI CÁC CƠ QUAN
CHUYÊN MÔN CỦA UBND CẤP TỈNH TRONG QUẢN LÝ HÀNH
CHÍNH NHÀ NƯỚC
1.2.1. Khái niệm ứng dụng CNTT tại các cơ quan chuyên môn của UBND
cấp tỉnh trong quản lý hành chính nhà nước
Ứng dụng công nghệ thông tin vào một hoạt động nào đó được hiểu là
việc sử dụng công nghệ thông tin trong tổ chức triển khai hoạt động đó nhằm
đạt được mục đích của hoạt động này với hiệu quả mong đợi. Với đặc trưng

1


9

của CNTT là công cụ hỗ trợ cơ bản và hữu hiệu hiện nay, tất cả các hoạt động
của con người đều có nhu cầu và có thể ứng dụng CNTT để đạt được mục
đích với chi phí về thời gian, tài chính thấp nhất và độ tin cậy cao nhất. Hay
nói cách khác ứng dụng CNTT trong các cơ quan hành chính nhà nước là
nhúng toàn bộ hoạt động Nhà nước vào môi trường điện tử, sử dụng internet
và công nghệ Internet để mở rộng khả năng truy cập và cung cấp dịch vụ công
của chính quyền đến công dân, doanh nghiệp và công chức. Thông qua đó các
cơ quan quản lý nhà nước có thể quản lý, tiếp cận một cách dễ dàng hơn và
phục vụ người dân hiệu quả hơn và có trách nhiệm hơn. Người dân chấp hành
quy định và thực hiện trách nhiệm của mình thông qua môi trường đó.
Trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước của nước ta hiện nay,
UBND cấp tỉnh là cơ quan hành pháp thực hiện chức năng quản lý hành chính
Nhà nước ở địa phương. Nhiệm vụ của UBND cấp tỉnh là tổ chức và chỉ đạo

việc thi hành Hiến pháp, Luật; các văn bản của các cơ quan hành chính nhà
nước cấp trên và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp. Quyền hạn và
nhiệm vụ của UBND cấp tỉnh được thể hiện trên 8 lĩnh vực quan trọng là
Kinh tế, ngân sách, tài chính; Nông, lâm, ngư, thuỷ lợi và đất đai; Công
nghiệp và tiểu thủ công nghiệp; Giao thông vận tải; Xây dựng và quản lý phát
triển đô thị; Thương mại, dịch vụ, du lịch; và Giáo dục, đào tạo, văn hoá,
thông tin, thể dục, thể thao, xã hội và đời sống. Để triển khai thực hiện nhiệm
vụ của mình, UBND có các cơ quan chuyên môn. Các cơ quan chuyên môn
này thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND thực hiện chức năng quản lý
nhà nước ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ
quyền của UBND và theo quy định của pháp luật; góp phần bảo đảm sự thống
nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác từ trung ương đến cơ sở. Cơ
quan chuyên môn cấp tỉnh là các sở và tương đương và các tổ chức mang tính
đặc thù riêng của địa phương. Đặc trưng hoạt động của cơ quan chuyên môn
1


10

là chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND tỉnh,
đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn cấp
trên.
Hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước là mối tương
tác quan hệ giữa kết quả thu được (đầu ra) sao cho tối đa so với chi phí thực
hiện kết quả đó (đầu vào) sao cho tối thiểu. Cơ chế hoạt động của cơ quan
hành chính nhà nước được thể hiện qua hình sau:
Đầu vào
+ Bên ngoài: (thông
tin, công nghệ, tài


Đầu ra (dịch vụ
Vận hành:

hành chính công)

Bố trí nhân sự,

+ Phục vụ các cơ

chính)

quản lý điều hành

quan

+ Bên trong (nhân

thông

cùng cấp, cấp trên,

lực, trang bị, ngân

tin,

thuật, tài chính

sách, tài sản công)

kỹ


hành

chính

cấp dưới.
+

Phục

vụ

cho

người dân và doanh
nghiệp

Hình 1-1: Cơ chế hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước

Ứng dụng CNTT trong các cơ quan hành chính nhà nước là việc sử
dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của cơ quan hành chính nhà
nước nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động nội bộ của cơ quan
hành chính nhà nước và giữa các cơ quan hành chính nhà nước, trong giao
dịch của cơ quan hành chính nhà nước với tổ chức và cá nhân; hỗ trợ đẩy
mạnh cải cách hành chính và bảo đảm công khai, minh bạch. Ứng dụng
CNTT trong các hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước nhằm phục vụ
02 lĩnh vực chính:

1



11

Ứng dụng CNTT phục vụ các cơ quan hành chính cùng cấp, cấp trên,
cấp dưới (G2G), tập trung vào tin học hóa các hoạt động, quy trình nghiệp vụ,
đáp ứng nhu cầu công tác tại mỗi cơ quan. Theo đó có một số ứng dụng G2G
cơ bản như hệ thống quản lý văn bản và điều hành, hệ thống quản lý thông
tin, hệ thống nghiệp vụ cơ bản cần được ưu tiên triển khai theo hướng hiệu
quả hơn và mở rộng kết nối.
Ứng dụng phục vụ người dân và doanh nghiệp (G2B và G2C) là việc
hướng tới việc phục vụ người dân và doanh nghiệp một cách thuận tiện nhất,
tốn ít công sức và thời gian nhất có thể, thông qua hệ thống các dịch vụ hành
chính công trực tuyến mức độ 2, 3,4 và các hệ thống một cửa điện tử.
Dịch vụ hành chính công là những dịch vụ liên quan đến hoạt động
thực thi pháp luật, không nhằm mục tiêu lợi nhuận, do cơ quan hành chính
nhà nước hoặc tổ chức, doanh nghiệp được ủy quyền có thẩm quyền cấp cho
tổ chức, cá nhân dưới hình thức các loại giấy tờ có giá trị pháp lý trong các lĩnh
vực mà cơ quan hành chính nhà nước đó quản lý.
Dịch vụ công trực tuyến là: dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác
của cơ quan hành chính nhà nước được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên
môi trường mạng theo các mức độ sau
 Dịch vụ công trực tuyến mức độ 1 trở lên là là dịch vụ đảm bảo
cung cấp đầy đủ các thông tin về quy trình, thủ tục; hồ sơ; thời
hạn; phí và lệ phí thực hiện dịch vụ.
 Dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 trở lên là dịch vụ công trực
tuyến mức độ 1 và cho phép người sử dụng tải về các mẫu văn bản
và khai báo để hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu. Hồ sơ sau khi hoàn
thiện được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan, tổ
chức cung cấp dịch vụ.
1



12

 Dịch vụ công trực tuyến từ mức độ 3 trở lên là dịch vụ công trực
tuyến mức độ 2 và cho phép người sử dụng điền và gửi trực tuyến
các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ. Các giao
dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực
hiện trên môi trường mạng. Việc thanh toán lệ phí (nếu có) và
nhận kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan, tổ chức cung
cấp dịch vụ.
 Dịch vụ công trực tuyến từ mức độ 4 trở lên là dịch vụ công trực
tuyến mức độ 3 và cho phép người sử dụng thanh toán lệ phí (nếu
có) được thực hiện trực tuyến. Việc trả kết quả có thể được thực
hiện trực tuyến, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến người
sử dụng.
Hệ thống một cửa điện tử là một ứng dụng tin học hóa các giao dịch giữa
tổ chức, cá nhân với cơ quan hành chính nhà nước và giữa các cơ quan hành
chính nhà nước theo cơ chế “một cửa, một cửa liên thông” để giải quyết các thủ
tục hành chính.
1.2.2. Vai trò ứng dụng CNTT tại các cơ quan quản lý hành chính nhà
nước cấp tỉnh
Với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, các hoạt động của các cơ quan
quản lý hành chính nhà nước cấp tỉnh sẽ được triển khai đúng mục tiêu và có
hiệu quả hơn, đồng thời giúp cho việc phục vụ người dân và các tổ chức được
tốt hơn. Vai trò này biểu hiện qua các điểm sau đây:
- Giúp tin học hoá các quy trình nghiệp vụ, xây dựng một hệ thống
quản lý, điều hành tác nghiệp thông qua môi trường mạng.

1



13

- Chuyển đổi thói quen làm việc trên giấy tờ, tài liệu giấy sang làm việc
trên môi trường mạng thông qua các hệ thống thông tin, nâng cao chất lượng,
hiệu quả cho công tác chỉ đạo điều hành và chuyên môn.
- Tạo phong cách làm việc hiện đại, năng động, tiết kiệm được thời
gian, công sức.
- Ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương thức quản lý tài
nguyên thông tin trong các cơ quan hành chính nhà nước.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính nhà nước
nhằm xây dựng môi trường làm việc điện tử giữa các cơ quan hành chính nhà
nước trên phạm vi toàn quốc, tạo thói quen làm việc của cán bộ, công chức
trên môi trường mạng và hệ thống thông tin trợ giúp, thay thế văn bản giấy.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống cho các cộng đồng vùng sâu vùng xa.
CNTT giúp cho chính phủ có thể vươn tới các nhóm/cộng đồng thiểu số và
nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân tại đó. Điều này cũng đồng
nghĩa với việc trao thêm quyền cho người dân bằng cách cho họ tham gia vào
các hoạt động chính trị cũng như cung cấp tối đa các dịch vụ và hàng hoá
dụng cụ thiết yếu.
- Phục vụ cho hoạt động quản lý, điều hành chung của cơ quan hành
chính nhà nước, để đổi mới phương thức cung cấp thông tin và dịch vụ công
cho người dân và doanh nghiệp.
- Tạo tiền đề hướng đến xây dựng “chính quyền điện tử”.

1


14


1.3.NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ ỨNG DỤNG CNTT TẠI CÁC
CƠ QUAN CHUYÊN MÔN CỦA UBND CẤP TỈNH TRONG QUẢN LÝ
HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
1.3.1. Nội dung ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ quan chuyên
môn của UBND cấp tỉnh
Với mục tiêu ứng dụng rộng rãi CNTT trong hoạt động các cơ quan
hành chính nhà nước, hướng tới nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí
hoạt động, cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến mức độ cao, trên diện
rộng cho người dân và doanh nghiệp, làm cho hoạt động của cơ quan hành
chính nhà nước minh bạch hơn, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn,
các cơ quan chuyên môn cần phải thực hiện theo nội dung sau:
1.3.1.1. Triển khai các ứng dụng CNTT phục vụ các cơ quan hành chính
cùng cấp, cấp trên, cấp dưới trong hoạt động của các cơ quan
chuyên môn thuộc UBDN cấp tỉnh
Trong công việc thường nhật và các tác vụ chuyên môn, ứng dụng
CNTT góp phần đảm bảo tính chính xác, tăng cường tốc độ và hiệu quả xử lý
công việc, trang bị phần mềm và hệ thống CNTT để hỗ trợ xử lý công việc
trong các lĩnh vực chuyên môn. Các lĩnh vực điển hình có hàm lượng ứng
dụng CNTT cao theo nội dung cụ thể sau:
- Sử dụng phần mềm trong công tác quản lý nhân sự, quản lý đề tài
khoa học, quản lý tài sản, quản lý tài chính – kế toán, quản lý hoạt động thanh
tra, khiếu nại, tố cáo, quản lý thông tin chuyên ngành...
- Sử dụng thư điện tử trong trao đổi công việc.
- Văn bản, tài liệu, giấy mời chính thức trao đổi giữa các cơ quan hành
chính nhà nước được trao đổi dưới dạng điện tử.

1



15

- Bảo đảm dữ liệu điện tử phục vụ hầu hết các hoạt động trong cơ quan
hành chính nhà nước.
- Sử dụng hệ thống quản lý và điều hành công việc trên mạng.
- Ứng dụng chữ ký số trong gửi nhận văn bản, thư điện tử.
- Các cuộc họp diện rộng được thực hiện qua hội nghị truyền hình.
1.3.1.2. Triển khai các ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh
nghiệp
Để đảm bảo cho việc ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh
nghiệp thì các cơ quan chuyên môn UBND cấp tỉnh trong quản lý hành chính
cũng cần chú trọng tới xây dựng các hệ thống hỗ trợ việc tăng cường sự tham
gia của người dân và doanh nghiệp trong hoạt động của cơ quan hành chính
nhà nước bằng cách nâng cao hiệu quả kênh tiếp nhận ý kiến góp ý của người
dân trên môi trường mạng, tổ chức đối thoại trực tuyến, chuyên mục hỏi đáp
trực tuyến về hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước. Các hệ thống
thông tin về dân cư, tài nguyên và môi trường cũng cần được phát triển dựa
trên các cơ sở dữ liệu quốc gia. Căn cứ nhu cầu quản lý thực tế, xây dựng các
hệ thống thông tin quy mô quốc gia trên cơ sở kết nối, tổng hợp thông tin từ
địa phương các cấp. Nội dung ứng dụng CNTT được thể hiện qua các vấn đề
sau
- Cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử cung cấp đầy đủ
thông tin theo Điều 28 của Luật Công nghệ thông tin, cung cấp tất cả các dịch
vụ công trực tuyến mức độ 2 và hầu hết các dịch vụ công cơ bản trực tuyến
tối thiểu mức độ 3 tới người dân và doanh nghiệp.

1



×