Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯkế hoạch kinh doanh nhà hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.4 MB, 31 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH VÀ DU LỊCH

QUẢN
TRỊ DỰ
ĐỀ TÀI
ÁN
KẾ HOẠCH KINH DOANH DỰ ÁN NHÀ HÀNG KIMI
ĐẦU

DANH SÁCH THÀNH VIIÊN

TRẦN NGỌC DUY

2013120223

NGUYỄN THỊ TRÚC LY 2013120392
LÊ MINH ĐIỀN

2013120280

TÔ THỊ KIỀU TRINH

2013120367

THỨ 3 TIẾT 1-3, PHÒNG B-508

GVHD: NGUYỄN ĐÌNH TÂM
TP.HCM, NGÀY 20 THÁNG 10 NĂM 2015
1




LỜI MỞ ĐẦU

H

ướng theo sự phát triển của du lịch thì ẩm thực không bao giờ được xem là vấn
đề xưa cũ. Nhu cầu của thực khách đang tăng lên theo thời gian. Khách hàng
đang đòi hỏi ngày càng cao sự sáng tạo của đầu bếp,cung cấp nhiều món ăn mới
lạ như món ăn kết hợp với nét văn hoá ẩm thực phương Đông và phương Tây.
Cùng với khách sạn, nhà hàng là một trong những lĩnh vực kinh doanh “hot” nhất hiện nay.
Các quán ăn đang được mở ra ngày càng nhiều vì con người đang chú ý đến nhu cầu ăn uống.
Họ không chỉ muốn ăn ngon mà còn muốn được ngồi trong một không gian thoáng đẹp, được
phục vụ tận tình, tương xứng với đồng tiền bỏ ra. Việc đi nhà hàng đã trở thành một nét văn
hóa, đặc biệt là ở các đô thị. Chuyện đi nhà hàng giờ đây cũng không phải là ước mơ quá xa
vời đối với nhiều người khi đời sống kinh tế ngày một được cải thiện hơn.
Khách hàng thì rất đa dạng với nhiều tầng lớp xã hội với trình độ văn hoá khác nhau. Kinh
doanh nhà hàng bạn như “ làm dâu trăm họ”, cần phải đáp ứng tốt nhất mọi yêu cầu của
khách hàng. Hơn nữa, sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường buộc bạn phải tìm cách chiến
thắng trong cuộc đua với các đói thủ. Phẩn thưởng lớn nhất trong cuộc đua trên chính là sự
tin tưởng hay nói cách khác là thị phần khách hàng. Nhưng trên thực tế không nhà hàng nào
đủ sức hấp dẫn cho tất cả mọi người đặc biệt là nhà hàng mới đi vào hoạt động.
Thế giới nhà hàng với muôn hình vạn trạng tạo ra nhiều điều bí ẩn và hào nhoáng. Ngày càng
có nhiều loại nhà hàng xuất hiện để đáp ứng nhu cầu ăn uống đa dạng của con người. Nhà
hàng chính là một cỗ máy sản xuất và nếu không nhìn nhận theo cách này, bạn khó mà thành
công được. Do đó, để thực hiện được dự án này, chúng ta đòi hỏi phải lên kế hoạch thật kỹ
lưỡng và chi tiết. Và để kế hoạch mang tính cụ thể và dễ kiểm soát chúng ta buộc phải có bản
kế hoạch kinh doanh cụ thể để từ đó ta có thể đánh giá và quyết định đúng. Với bản kế hoạch
chi tiết sau sẽ cho ta cái nhìn tổng quát nhất về các tiến trình, các nguồn lực cũng như tài
chính và nhiều vấn đề khác khi xây dựng một nhà hàng.

Bài này gồm 2 tiến trình chính trong quản trị dự án bao gồm: việc xây dựng ý tưởng và hát
triển dự án.

2


MỤC LỤC

3


1.1.1. Giai đoạn xây dựng ý tưởng:
1.2. Mô tả dự án:
Tên dự án: kế hoạch kinh doanh nhà hàng KIMI
Tên nhà hàng: KIMI
Tên chủ đầu tư: TRẦN NGỌC DUY
Email:
Phone: 0909.xxx.xxx

Lĩnh vực kinh doanh: dịch vụ ăn uống. Chuyên cung cấp các món nướng, đảm bảo sức khỏe
và vệ sinh an toàn thực phẩm, giao hàng tận nơi khi có yêu cầu.
Hình thức kinh doanh: thuê địa điểm và đầu tư mới toàn bộ trang thiết bị phục vụ dự án
Quy mô kinh doanh: trung bình
Logo:
Slogan: Niềm vui của bạn là hạnh phúc của chúng tôi
Địa điểm: dựa trên nền đất thuê, tọa lạc tại số 160, đường Trần Phú, phường 1, TP.Sa Đéc,
diện tích 1000m2. Đây là con đường đông đúc nhất cũng như tập hợp nhiều quán ăn nhất và
thu hút giới trẻ, nối thẳng tới công viên hoa Sa Đéc.

1.3. Sự cần thiết phải có đề tài:

Hiện nay trên địa bàn Sa Đéc không có nhiều nhà hàng, nếu xét về ẩm thực “nướng” thì có lẽ
còn khá ít quán ăn lựa chọn cho mình mô hình kinh doanh này. Mặt khác, nếu xét về phương
diện quán ăn, chúng ta sẽ dễ dàng bắt gặp những quán nướng vỉa hè nhưng thực đơn không
phải lúc nào cũng phong phú đa dạng, khả năng an toàn vệ sinh thực phẩm còn rất kém, chưa
đảm bảo, sức khỏe, tính thẩm mỹ và sự thoải mái nhất cho khách hàng đồng thời đại đa số
các quán chủ yếu phục vụ tại chổ chưa có dịch vụ giao hàng và chăm sóc khách hàng tận nơi.
Vì vậy nhận thấy sự cấp thiết này, tôi lập ra dự án quán ăn mini nhằm phục vụ khách hàng
một cách tốt nhất, lựa chọn phương án có lợi nhất cho người tiêu dùng, tiết kiệm thời gian với
dịch vụ giao hàng tận nơi của chúng tôi. Đồng thời mang đến cho thực khách một luồng gió
ẩm thực mới, không cần phải lên đến Sài Gòn xa xôi, không chỉ nhìn qua hình ảnh hoặc nghe
ngóng từ các phương tiện truyền thông, khách hàng sẽ được thưởng thức tất cả tại Kimi quán
mang đậm phong cách “xì phố” với thực đơn được nghiên cứu và cập nhật thường xuyên.

4


1.4. Phân tích thị trường:
1.4.1. Tổng quan thị trường địa phương:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2010 - 2015 của Sa Đéc là 11,67%, cơ cấu
kinh tế có nhiều chuyển dịch tích cực. Trong đó, lĩnh vực thương mại, dịch vụ chiếm 55,3%
và khu vực nông lâm thủy sản chiếm 5,9%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 là hơn
70 triệu đồng, tăng gần 30 triệu đồng so với đầu kỳ. Tổng thu ngân sách 05 năm đạt gần
2.000 tỷ đồng. Điểm đáng chú ý là Sa Đéc đã được công nhận là thành phố thuộc tỉnh Đồng
Tháp theo Nghị quyết số 113 ngày 14/10/2013 của Chính phủ. Việc thành lập Thành phố Sa
Đéc trực thuộc tỉnh nhằm phát huy mạnh mẽ chức năng đô thị, tạo động lực phát triển kinh tế
- xã hội các huyện phía Nam của tỉnh, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động, dân
cư, thu hút đầu tư trong và ngoài, nhằm nâng cao đời sống người dân.
Cùng với ưu thế trên, thành phố Sa Đéc là một trong bốn đô thị trung tâm của vùng Đồng
bằng sông Cửu Long theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, là vùng chuyển tiếp và là
đầu mối giao thông quan trọng từ thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh, thành phố của khu

vực Đồng Bằng sông Cửu Long và Campuchia nên thành phố có khả năng phát triển công
nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, thương mại – dịch vụ, đầu tư kinh doanh bất động sản, kinh
doanh tài chính, tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm và phát triển các loại hình du lịch đủ điều kiện
tiếp cận nhanh các thành tựu khoa học kỹ thuật, văn hóa, thông tin trong đầu tư và phát triển.
Ngoài ra, kể từ năm 2012, Sa Đéc đã đặc biệt đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm phát triển du lịch và
thu hút du khách gần xa, quyết tâm trỡ thành thành phố hoa giữa lòng miền Tây.

1.4.2. Phân tích ngành: (Five Force)
Nhà hàng là một trong những lĩnh vực kinh doanh tốt, đặc biệt ăn uống là một trong những
nhu cầu cấp thiết của con người. Tuy nhiên, nhà hàng cũng không phải là một ngành nghề dễ
trong khi nó tồn tại khá nhiều đối thủ cạnh tranh cả hiện tại lẫn tìm ẩn, ngoài ra còn gặp phải
những áp lực cạnh tranh:
 Đối thủ cạnh tranh hiện hữu
Khách sạn - Nhà hàng vẫn được đánh giá cao nhất trong những ngành tiềm năng ở Việt Nam
nói riêng và trên toàn khối ASEAN nói chung. Với nhiều số liệu khả quan, như Tốc độ tăng
trưởng chung hàng năm (CAGR) trên toàn Châu Á được dự đoán đạt mức kỉ lục là 07% trong
khoảng thời gian từ 2012-2016, và Việt Nam đang ở vị trí dẫn đầu trong mảng khách sạn- nhà
hàng với tỉ lệ 15%. Theo đó mức độ tăng trưởng của ngành là khá cao, điều đó cho thấy việc
cạnh tranh trong ngành là không quá căng thẳng, các doanh nghiệp có nhiều cơ hội để tăng

5


trưởng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng lên rất nhanh. Do đó kinh doanh nhà hàng có thể
là một cuộc chiến khốc liệt.
Đối thủ cạnh tranh lớn nhất của “ Kimi” hiện nay tại địa điểm trên có lẽ là nhà hàng Hai Lúa,
đây là đối thủ đáng gờm mà chúng ta phải lưu ý, menu ẩm thực tại đây khá đa dạng, không
chỉ các món nướng mà còn có cả các món ăn đặc trưng khác, quy mô của nó khá lớn, đầu
bếp được tuyển chọn và đào tạo kỹ càng, tuy nhiên đối tượng khách hàng mà nó nhắm tới là
phân khúc có thu nhập cao. Mặt khác, chúng ta cũng không thể phủ nhận sự phủ sóng của

hàng loạt các hàng quán vỉa hè tuy nhỏ nhưng sức hút khách hàng khá lớn. Tuy nhiên, phong
cách phục vụ của họ không chuyên nghiệp và ý thức vệ sinh an toàn thực phẩm kém. Các
nhà hàng như: khách sạn Bông Hồng hay nhà hàng Sa Đéc, Dragon Place,... đa số điều mang
hơi hướng nhà hàng tiệc cưới.

 Đối thủ cạnh tranh

Sự trung thành của
khách hàng cảm

tiềm ẩn:
khách

hàng:

thấy hài lòng khi
chúng ta đáp ứng
cho họ những giá

trị

mà họ cần, theo

đuổi một phân khúc thị trường thay vì toàn bộ thị trường sẽ giúp chúng ta tập trung hơn vào
đối tượng khách hàng mà chúng ta hướng đến. Để làm được điều đó chúng ta cần phải biết
cái khách hàng cần là gì? Ngoài ra sản phẩm của chúng ta cũng phải có sự khác biệt mà các
đối thủ không có để thu hút được khách hàng! Thực tế có câu có được khách hàng đã khó
nhưng để giữ được khách hàng lại càng khó hơn, thực chất như trên đã nói nhà hàng là ngành
“làm dâu trăm họ”, cho nên ngoài thu hút những thực khách lần đầu tiên đến với quán chúng
ta phải biết cách để vị khách đó đến thêm lần thứ 2, thứ 3,...

Lợi thế kinh tế theo quy mô: đối thủ tìm ẩn sẽ cảm thấy khó khăn khi thâm nhập ngành bởi
nó ép buộc phải thâm nhập với quy mô lớn và mạo hiểm với các phản ứng mạnh mẽ của đối
thủ cạnh tranh. Tuy nhiên với nguồn vốn hạn chế nhà hàng mà chúng tôi hướng đến chỉ ở
mức trung bình nhỏ, bước đầu tiên kinh doanh theo mô hình thác nước của David, nếu phát
6


triển sẽ tăng cường mở rộng quy mô, điều này sẽ được phân tích kỹ hơn trong phần định
hướng phát triển trong tương lai.
Lợi thế tuyệt đối về chi phí: bước đầu thâm nhập thị trường chi phí bỏ ra là khá lớn, nó bao
gồm nhiều chi phí, trong đó có chi phí sửa sang, chi phí trang tri nội thất, chi phí tiền
lương,....do đó rào cản này sẽ khó thực hiện khi kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng chỉ ở bước
đầu tiên, việc kiểm soát chi phí sẽ khá khó khăn đòi hỏi phải kiểm soát toàn bộ chuổi giá trị
của doanh nghiệp, điều này đòi hỏi nhiều về thời gian.
 Áp lực từ khách hàng

Mục tiêu mà chúng tôi nhắm đến là những người có thu nhập trung bình trở lên, với nhịp
sống năng động, nhiệt quyết và tỉ lệ dân số ngày càng tăng đã tạo ra một bộ phận người dân
có thu nhập khá cao. Theo một thực tế cho rằng mỗi gia đình người Việt Nam sẽ sẵn sàng chi
trả cao hơn cho mỗi bữa ăn ngon và chất lượng. Đã xa rồi thời kì rẻ mà ngon, ngày nay ngoài
ngon người ta còn quan tâm tới chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm và hơn thế nữa là vị
trí xã hội.
Các quán ăn đang được mở ra ngày càng nhiều vì con người đang chú ý đến nhu cầu ăn
uống. Họ không chỉ muốn ăn ngon mà còn muốn được ngồi trong một không gian thoáng
đẹp, được phục vụ tận tình, tương xứng với đồng tiền bỏ ra. Chúng ta phải biết “ai đang ăn
tại các nhà hàng?” để xác định xem phân khúc mà mình nhắm tới.
Khách hàng xuất thân từ nhiều tầng lớp xã hội với trình độ văn hóa khác nhau. Là người
cung cấp dịch vụ, làm nhà hàng như “làm dâu trăm họ”, cần phải đáp ứng ở mức tốt nhất
mọi yêu cầu của khách hàng.Khi đã có cái nhìn khái quát nhất và nắm bắt được tâm lý khách
hàng thì “Biển Sài Gòn” tin sẽ phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.

Thị trường ẩm thực Sa Đéc thật sự rất sôi động, luôn cập nhật các xu hướng ẩm thực mới để
đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đặc biệt trong những năm trở lại đây, giới trẻ đóng vai trò
quan trọng. Một bằng chứng cho thấy là có khá nhiều quán ăn theo phong cách hiện đại,
cửa hàng thức ăn nhanh, Jollibe,....

7


Phong cách mà chúng tôi muốn chọn đó là tạo cho khách hàng một môi trường thoải mái
như trong chính gia đình của họ, không khí ấm cúng với sắc vàng là chủ đạo, đồng thời vật
dụng, bàn ghế, trang trí tất cả điều lấy gỗ làm nguyên liệu chính vì thế sẽ làm cho thực khách
cảm thấy ấm áp hơn.

 Áp lực từ nhà cung cấp

Ẩm thực nướng đòi hỏi nguồn nguyên liệu từ cả đồng bằng lẫn biển, nếu xét về đồng bằng thì
Đồng Tháp sẽ có thế mạnh về chăn nuôi, ngược lại về Hải sản do có khá nhiều nhà cung cấp,
vì thế chi phí chuyển đổi không cao, đặc biệt là các tỉnh gần với Sa Đéc như Kiên Giang, Cà
Mau,...việc tìm các nhà cung cấp ở gần sẽ đảm bảo hơn độ tươi sống của hải sản.
Là người gia nhập sau trong khi đối thủ đã có mối quan hệ lâu dài với nhà cung cấp, do đó
việc tìm kiếm một nhà cung cấp vừa đảm bảo độ tươi ngon vừa có giá cả hợp lý để hợp tác
lâu dài là khó khăn.
Để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng và chất lượng của quán nhà hàng Kimi nên áp
dụng chiến lược kết hợp về phía sau để kiểm soát luôn cả phần nguyên vật liệu, chủ động
trong việc thu mua.Tận dụng thu mua hải sản tươi sống ngay tận nơi đánh bắt hay nuôi trồng
và vận chuyển đến tận nơi. Tuy nhiên điều đó đòi hỏi nhiều chi phí và thời gian dài khi nhà
hàng đã ổn đi vào kinh doanh ổn định và hoàn vốn.
 Áp lực từ sản phẩm thay thế

8



Việt Nam nằm trong top 4 món ăn đường phố trên thế giới, nó rất phong phú và đa dạng.
Ngoài ra khi ăn tại vỉa hè còn tạo một cảm giác mát mẻ, thoáng khí. Đó là lý do lựa chọn của
nhiều người. Nhiều người lại yêu thích loại hình fast food của những ông lớn như KFC,
Lotteria,...họ sẵn sàng chi tiền để thưởng thức vị gà giòn tan. Và đây còn là lựa chọn cho
những thực khách hướng ngoại. Ngoài ra, lẩu còn là một món ăn yêu thích của con người
nam bộ, do đó áp lực thay thế sẽ rất cao.

1.5. Cơ hội kinh doanh:
Sau khi điều tra và nghiên cứu thị trường ở TP.Sa Đéc, tôi nhận thấy rằng dự án có nhiều điều
kiện khả thi để thành lập:


Gần các trường học, khu dân cư, công viên hoa Sa Đéc.



Có nhiều khách du lịch tham quan và nghỉ nghơi, gắn với đề án phát triển du lịch thành
phố hoa.



Nằm trên tuyến đường náo nhiệt về đêm, thu hút giới trẻ.



Gần chợ và siêu thị, chủ động trong nguồn nguyên liệu phục vụ nhà hàng, đảm bảo tính
tươi ngon, đúng giá.




Ngoài ra về phía nhà hàng, đảm bảo giá cả hợp lí, phù hợp với người tiêu dùng, phục vụ
và giao hàng tận nơi chắc chắn sản phẩm của công ty sẽ thâm nhập thị trường trong thời
gian nhanh nhất.



Ngoài các chuyên môn là ẩm thực nướng nhà hàng còn cung cấp các món bánh ngọt và
các loại canh giải nhiệt kèm theo.

1.6. Kế hoạch nhân sự
Mô hình:

9


Quản Lý

Kế Toán

Bếp Trưởng

Phụ Bếp

Thu Ngân

Bảo Vệ

Phục Vụ


Lễ Tân

 Nhà quản lý:
- Nhà quản lý là nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đối với hoạt động và phát triển của nhà

hàng. Nhà quản lý ở “KIMI” chính là nhà đầu tư, lập dự án do đó nắm rõ ưu điểm lợi thế
và tiêu chí hoạt động,chiến lược kinh doanh của nhà hàng. Luôn phải có các quyết sách
-

hợp lý giải quyết những vấn đề để tồn vong và phát sinh tại nhà hàng
Tuyển dụng: 1
Trình độ: Đại học chuyên ngành về kinh tế
Kinh nghiệm: 2 năm quản lý tại các nhà hàng, khách sạn
Kỹ năng công việc: Kỹ năng huấn luyện, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giải quyết các vấn

-

đề, kỹ năng quản lý các bộ phận cấp dưới.
Công việc:
Quản lý toàn bộ hoạt động của nhà hàng
Giải quyết các vấn đề phát sinh của nhà hàng
Quyết định tuyển dụng nhân viên hoặc sa thải nhân viên
Trực tiếp ký kết hợp đồng, bàn công việc với các nhà cung ứng, hay
khách hàng.

 Kế toán
- Là người chịu trách nhiệm trực tiếp thu ngân và thanh toán của nhà hàng,phải đảm bảo sự

trung thực,đáng tin cậy của kế toán bằng sự giám sát của nhà quản lý và thông qua sổ

sách. Kế toán làm việc tốt sẽ giúp nhà hàng hoạt động hiệu quả và tránh thất thoát nguyên
-

liệu.
Trình độ: Cao đăng chuyên nghành về kế toán
Kinh nghiệm : Ít nhất 1 năm kinh nghiệm
Kỹ năng công việc: Cẩn thận,thật thà,làm việc nghiêm túc.
10


-

Công việc: Theo dõi số lượng hàng hóa nhập về
Thanh toán cho nhà cung cấp
Theo dõi số lượng tài sản tăng giảm định kì theo tháng
Tổ chức việc quản lý tài sản của nhà hàng,theo dõi chi phí
Kiểm kê tài sản,doanh thu hàng ngày từ nhân viên thu ngân
Kiểm soát doanh thu,chi phí một cách hợp lý

 Đầu bếp

Người đầu bếp có vai trò chế biến các món ăn, làm nên các sản phẩm mà nhà hàng phục vụ.
Đầu bếp phải có tay nghề và đảm bảo tuân thủ theo đúng các nguyên tắc chế biến,nguyên tắc
sử dụng nguyên liệu.
Số lượng đầu bếp: 06 người bao gồm: 02 đầu bếp chính,04 phụ bếp:
 Bếp trưởng
- Trình độ: đã tốt nghiệp các khóa đào tạo về quản lý, lớp bếp trưởng. Được đào tạo qua
-

các khóa học về An toàn vệ sinh thực phẩm, An toàn vệ sinh lao động

Kinh nghiệm: 2 năm làm bếp trưởng tại các nhà hàng, khách sạn
Kỹ năng: Hiểu biết tâm lý, khẩu vị, sở thích ăn uống của người Việt, thành thạo nghiệp vụ

-

nấu ăn các món ăn Việt Nam
Công việc: Chế biến món ăn cho khách, kết hợp với nhà hàng thiệt lập thực đơn cho nhà
hàng, điều hành và giám sát hoạt động của nhân viên bếp

 Bếp phụ:
- Kinh nghiệm: 1 năm làm bếp phụ tại các nhà hàng, khách sạn
- Kỹ năng : Hiểu biết tâm lý, khẩu vị, sở thích ăn uống của người Việt, kỹ năng trang trí
-

món ăn, cắt tỉa rau củ, quả.
Công việc: Chế biến món ăn cho khách, hỗ trợ bếp trưởng thiệt lập thực đơn cho nhà
hàng.
 Nhân viên phục vụ
-

Là những người trực tiếp tiếp xúc và phục vụ khách hàng,do đó nhân viên phục vụ
phải luôn đặt khách hàng là trung tâm,phục vụ các yêu cầu của khách hàng với thái
độ,ứng xử tận tình và chu đao nhất. Phải luôn tạo cho khách hàng một ấn tượng tốt
nhất.

11


Số lượng nhân viên phục vụ: 20 người phụ trách phòng ăn trong quán (có sự điều
-


chỉnh so với khách hàng)
Trình độ: tốt nghiệp THPT
Kinh nghiệm : không cần kinh nghiệm
Kỹ năng công việc: nhanh nhẹn,giao tiếp tốt với khách hàng,chăm chỉ thật thà
Công việc: Phục vụ thức ăn và nước uống theo yêu cầu, phụ trách thu ngân, đảm bảo
vệ sinh và an toàn lao động ở khu vực làm việc, tiếp đón khách hàng chu đáo,niềm nở
theo tiêu chuẩn của nhà hàng.

 Nhân viên bảo vệ
- Là người làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh,quy định trong nhà hàng và trong dắt xe cho
-

khách hàng.
Số lượng: 2 người
Trình độ: tốt nghiệp THPT
Kinh nghiệm : Không cần kinh nghiệm
Kỹ năng công việc: Nhanh nhẹn,vui vẻ,có sức khỏe tốt.
Công việc: Trông dắt xe cho khách hàng,bảo vệ tài sản của xe, bảo vệ an ninh, tài sản của
nhà hàng.

 Chính sách đào tạo

Các nhân viên này được tuyển từ các nguồn như:báo,internet,tờ rơi.... và các trường cao
đẳng,đại học,ưu tiên người có trình độ anh văn. Các nhân viên phục vụ sẽ được đào tạo
trong vòng một tuần trước khi bắt đầu làm việc. Trước khi được tuyển dụng họ cần có sự trẻ
trung,năng động,chăm chỉ và qua quá trình huấn luyện họ sẽ được bồi dưỡng thêm các kỹ
năng chuyên nghiệp trong phục vụ và tôn thêm nét đặc trưng của quán như ăn mặc,đi
đứng,giao tiếp,phục vụ lịch sự,nhã nhặn và chuyên nghiệp.
Trong quá trình làm việc sẽ có sự giám sát chặt chẽ của bộ phận quản lý nhân


viên→ phát

hiện điểm yếu→rút kinh nghiệm→chúng tôi sẽ tổ chức thêm những buổi huấn luyện ngắn
để chia sẽ,hỗ trợ,giúp họ nhận thức,đổi mới chính bản thân.

1.7. Kế hoạch chiêu thị
Để kinh doanh thì ngoài việc phân tích thị trường, đối thủ cạnh tranh, lựa chọn địa điểm
kinh doanh, thiết kế xây dựng, tìm kiếm nhà cung cấp, nguồn nhân lực hay các thủ tục pháp
12


lý....thì “KIMI” còn phải lên kế hoạch quảng cáo, chiêu thị cho nhà hàng là một việc không
thể thiếu nhằm đưa “KIMI” đến gần hơn với khách hàng cũng như có thể thu hút và phuc vụ
tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin thì
việc để khách hàng biết đến nhà hàng “KIMI” một cách nhanh chóng là điều không khó. Tuy
nhiên, phải làm sao để có thể xây dựng được lòng tin, sự hứng thú của khách hàng khiến họ
luôn sẵn sàng lựa chọn nhà hàng của mình khi có nhu cầu là điều không hề đơn giản. Chinh
vì vậy nhà hàng “KIMI” đã lên một số hình thức chiêu thị nhằm tiếp cận khách hàng một
cách dễ dàng hơn cũng như cung cấp đầy đủ thông tin về nhà hàng cho khách hàng của
mình.
 Truyền thông:

Các hình thức quảng cáo, tiếp thị trên các phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội là
một trong những cách tốt nhất để khách hàng nhanh chóng biết đến nhà hàng. Với một nhà
hàng có quy mô vừa như nhà hàng “Kimi”, chúng tôi lựa chọn một số hình thức như sau:
1. Mạng xã hội facebook: facebook là một trang mạng xã hội đang được sử dụng nhiều là nơi
cập nhật tin tức nhanh nhất cho mọi lứa tuổi. Nhà hàng chúng tôi sẽ lập một fanppage " Nhà
hàng Kimi" để có thể chia sẽ mọi thông tin cho khách hàng.
3. Bên cạnh đó, nhà hàng cũng sẽ sử dụng các hình thức như phát tờ rơi, hay các panner

treo ở các địa điểm đông người như ngã tư, công viên,...gần địa điểm kinh doanh để giới
thiệu tới khách hàng.
Chi phí dự kiến: 3.000.000 đ
 Các hình thức khuyến mãi:

Các hình thức khuyến mãi nhân dịp khai trương hay các dịp đặc biệt là điều không thể thiếu
đối với các nhà kinh doanh. Hình thức khuyến mãi mà nhà hàng “Biển Sài Gòn” áp dụng
nhân dịp khai trương để thu hút khách hàng như:
1) Giảm giá 5% cho tất cà các món ăn tại nhà hàng trong 3 ngày kể từ ngày khai trương.
2) Tặng phiếu giảm giá 10% cho khách hàng nào có hóa đơn từ 500.000 đ trở lên cho dịp đến
lần sau.
13


1.8. Kế hoạch tài chính:
1.8.1. Bảng dự kiến chi phí:
Bảng 1.8.1- Hạng mục đầu tư

14


15


1.8.2. Vốn và nguồn vốn:
Báng 1.8.2- Vốn và nguốn vốn

1.8.3. Bảng lương nhân viên:
Bảng 1.8.3.1-Bảng lương nhân viên tháng và năm hiện tại:
Chức vụ


SL

Lương CB

lương/thán
g

Quản Lý

1

6,000,000

12,000,000

72,000,000

Kế toán

1

4,000,000

4,000,000

48,000,000

Bếp Trưởng


2

8,000,000

16,000,000

192,000,000

Phụ Bếp

4

5,000,000

20,000,000

240,000,000

Thu ngân

2

4,000,000

4,000,000

48,000,000

Bảo vệ


2

5,000,000

10,000,000

120,000,000

Lao Công-tạp
vụ
3

3,000,000

9,000,000

108,000,000

Phục vụ

20

3,000,000

60,000,000

720,000,000

lễ tân


1

3,000,000

3,000,000

36,000,000

138,000,00
0

1,584,000,00
0

Tổng

lương/năm

16


Bảng 1.8.3.2- Bảng lương nhân viên trong 5 năm

Mức lương này được duy trì cố định trong 3 năm đầu, sau đó tăng 10% vào năm thứ 4, 12%
vào năm thứ 5. (tương ứng với tỷ lệ tăng trưởng doanh thu vào năm thứ 4 và năm thứ 5).

1.8.4. Bảng tính giá trị khấu hao:
Bảng 1.8.4.1- Bảng giá trị khấu hao

Thời gian khai thác dự án: 5 năm.


1.8.5. Bảng nộp tiền bảo hiểm:
Hệ số lương
Giám đốc: 2.34
Quản lý, kế toán:2.34
Đầu bếp: 2.34
Phụ bếp, tạp vụ, bảo vệ: 1.55
Lễ tân, phục vụ bàn: 1.8
Lương cơ bản 2015: 2.400.000 đồng/ tháng
Mức bảo hiểm công ty phải chịu (2015): 34.5%

17


Bảng 1.8.5- Bảng nộp tiền bảo hiểm
Năm

Bảo hiểm tháng
1.937.520 ₫
1.937.520 ₫
3.875.040 ₫
5.133.600 ₫
2.980.800 ₫
2.566.800 ₫
3.850.200 ₫
29.808.000 ₫
1.490.400 ₫
53.579.880 ₫

Quản Lý

Kế toán
Bếp Trưởng
Phụ Bếp
Thu ngân
Bảo vệ
Lao Công-tạp vụ
Phục vụ
lễ tân
Tổng

Bảo hiểm năm
23.250.240 ₫
23.250.240 ₫
46.500.480 ₫
61.603.200 ₫
35.769.600 ₫
30.801.600 ₫
46.202.400 ₫
357.696.000 ₫
17.884.800 ₫
642.958.560

1.8.6. Bảng chi phí hoạt động bao gồm khấu hao:
Trong đó, tiền thưởng = lương tháng /12/2
Chi phí điện thoại,điện. nước năm 1 là 60,000,000.
Chi phí nguyên vật liệu là 1,500,000,000.
Sau đó các chi phí này sẽ gia tăng theo cùng tỷ lệ với tốc độ tăng trưởng của số khách hàng
năm. (năm 2: 20%, năm 3:10%, năm 4: 10%, năm 5:10%)
Bảng 1.8.6- Bảng dự toán chi phí hoạt động
Phí quản lý

Lương
thưởng
Bảo hiểm
chi phí khấu hao
chi phí điện nước
chi phí NVL
nhân công
Lương
thưởng
Bảo hiểm
chi phí hoạt động

1

2

3

4

5

312.000.000 ₫
13.000.000 ₫
93.000.960 ₫
292.606.200 ₫
60.000.000 ₫
1.000.000.000 ₫

312.000.000 ₫

13.000.000 ₫
93.000.960 ₫
292.606.200 ₫
72.000.000 ₫
1.200.000.000 ₫

312.000.000 ₫
13.000.000 ₫
93.000.960 ₫
292.606.200 ₫
79.200.000 ₫
1.320.000.000 ₫

343.200.000 ₫
14.300.000 ₫
93.000.960 ₫
292.606.200 ₫
87.120.000 ₫
1.452.000.000 ₫

349.440.000 ₫
14.560.000 ₫
93.000.960 ₫
171.481.200 ₫
95.832.000 ₫
1.597.200.000 ₫

1.320.000.000 ₫
55.000.000 ₫
549.957.600 ₫

3.695.564.760 ₫

1.320.000.000 ₫
55.000.000 ₫
549.957.600 ₫
3.907.564.760 ₫

1.320.000.000 ₫
55.000.000 ₫
549.957.600 ₫
4.034.764.760 ₫

1.452.000.000 ₫
60.500.000 ₫
549.957.600 ₫
4.344.684.760 ₫

1.478.400.000 ₫
61.600.000 ₫
549.957.600 ₫
4.411.471.760 ₫

18


1.8.7. Tiến độ tăng trưởng:
Bảng 1.8.7-Bảng dự đoán tiến độ tăng trưởng:
Năm
Số người đến
1

trong 1 ngày
Số người đến
trong 1 tháng
2
Số người đến
trong 1 năm
3
Tốc độ tăng trưởng

1

STT

2

3

4

5

70

90

100

110

120


2100

2700

3000

3300

3600

25200

32400

36000

39600

43200

0%

20%

10%

10%

10%


1.8.8. Đánh giá dự án:
Ta có đơn giá bình quân trong năm thứ nhất cho mỗi khẩu phần ăn là 170,000 đồng, trong
đó, thức ăn là 130,000 đồng, thức uống là 20,000 đồng. Sau đó, đơn giá sẽ tăng đều qua
các năm cho đến hết chu kỳ với tỷ lệ 8% nhằm bù đắp lạm phát
Bảng1.8.8.1. - dự toán doanh thu
Năm
thức ăn
nước uống

1
3.276.000.000 ₫
504.000.000 ₫

2
4.548.960.000 ₫
699.840.000 ₫

3
5.458.752.000 ₫
839.808.000 ₫

4
6.484.997.376 ₫
997.691.904 ₫

5
7.640.505.999 ₫
1.175.462.461 ₫


Tổng doanh
thu theo năm

3.780.000.000 ₫

5.248.800.000 ₫

6.298.560.000 ₫

7.482.689.280 ₫

8.815.968.461 ₫

39%

20%

19%

18%

tỷ lệ tăng
trưởng
doanh thu

.
Tỷ suất tính toán của nguồn vốn tự có có thể được lấy bằng lãi suất tiền vay của ngân hàng
thương mại.
Lạm phát cũng được coi là một yếu tố rủi ro khi đầu tư. Vì vậy khi lập dự án đầu tư cần tính
đến yếu tố lạm phát, trên cơ sở đó xác định lại hiệu quả của dự án đầu tư. Có thể sử dụng tỷ lệ

chiết khấu điều chỉnh theo lạm phát làm cơ sở cho việc xác định lại hiệu quả dự án. Giả sử lãi
suất tiền gửi là 6.5% và tỷ lệ lạm phát duy trì ở mức 8%. Tỷ lệ chiết khấu được điều chỉnh
theo lạm phát như sau:
Rl = (1 + 6.5%) (1 + 8%) – 1 15%

19


Bảng 1.8.8.2- đánh giá dự án

 Đánh giá dự án:
 Đây là đánh giá riêng của nhóm sau khi tiến hành xem xét dự án kinh doanh:
- Qua quá trình xem xét thị trường thì đây vẫn là một thị trường tiềm năng
- Nhu cầu ăn uống và thỏa mãn của con người luôn luôn tồn tại và không ngừng được
-

nâng cao nên việc mở nhà hàng sẽ đáp ứng được một phần nhu cầu khách hàng.
Hiện giá thuần của dự án sau 5 năm là NPV = 4,695,572,396 đồng > 0.
Tỷ suất sinh lợi nội bộ của dự án là IRR = 83% > lãi suất chiết khấu r = 15%
Đây là dự án đầu tư có hiệu quả.
Thời hạn hoàn vốn (PP) là 2.01 năm chấp nhận được.

2. Phát triển dự án:
2.1. Tầm nhìn và sứ mệnh:
 Tầm nhìn:
-

Trở thành một nhà hàng chuyên nghiệp cung cấp dịch vụ ăn uống hàng đầu tại Sa Đéc

-


nói riêng và của Tỉnh Đồng Tháp nói chung.
Tạo thương hiệu mạnh, vững chắc khi nói đến chuỗi ẩm thực Sa Đéc
20


 Sứ mạng:
-

Cung cấp sản phẩm và dịch vụ ăn uống một cách tốt nhất đảm bảo sức khỏe vệ sinh an

-

toàn thực phẩm.
Cung cấp các sản phẩm đa dạng, luôn cập nhật và đổi mới, tạo hương vị thích thú cho

-

khách hàng, hướng tới sự tươi trẻ.
Tăng giá trị của nhà hàng để việc quản trị được đáp ứng, đảm bảo việc bảo tồn vốn và gia
tăng lợi nhuận.

2.2. Mục tiêu của dự án:
 Ngắn hạn:
-

-

2015 –2016 : công ty đi vào hoạt động ổn định,100% nhân viên phải thành thạo công
việc, 100% dụng cụ, trang thiết bị hoạt động tốt.

2017 – 2019: Bắt đầu sinh lời ,mức tăng trưởng 10%.
 Dài hạn:
Đến năm 2020: trở thành 1 trong 10 công ty cung cấp dịch vụ ăn uống hàng đầu tại
thành phố Sa Đéc, thỏa mãn nhu cầu khách hàng về vật chất lẫn tinh thần, góp phần tạo
nên nét đẹp cho đô thị.
2020 -2025: đạt lợi nhuận 50% doanh thu, duy trì mức tăng trưởng 15%
2026 – 2030: Đầu tư mở thêm 1 chi nhánh ở Cao Lãnh với quy mô tương đương với trụ
sở chính.

2.3. Thời gian và tiến độ thực hiện công việc:
-

-

Tổng thời gian: 97 ngày, từ 02/01/2016-24/05/2015, chia làm 4 giai đoạn như sau:
+ Phân tích thị trường: 15 ngày
+ lập kế hoạch dự án: 19 ngày
+ Đánh giá và ra quyết định: 1 ngày
+ Tổ chức thực hiện: 61 ngày
+ Hoàn thiện và khai trương: 1 ngày
Lịch làm việc: Lịch làm việc: từ thứ 2 đến thứ 6, mỗi ngày làm 8h, sáng: 8h-12h, chiều
1h-5h.

Bảng 2.3- Thời gian và tiến độ công việc:
KH

A
B
C


Tên công việc
DỰ ÁN KIMI
Phân tích thị trường
tìm hiểu thị trường
xác định khách hàng mục tiêu
tìm hiểu đối thủ cạnh tranh

Thời
lượng
97 days
15 days
5 days
5 days
5 days

Bắt đầu

Hoàn thành

Mon 04/01/16
Mon 04/01/16
Mon 04/01/16
Mon 11/01/16
Mon 18/01/16

Tue 24/05/16
Fri 22/01/16
Fri 08/01/16
Fri 15/01/16
Fri 22/01/16

21


D
E
F
G
H
I
J
K
L
M
N
O
P
Q
R
S
T
U
V
W
X

tìm nhà cung cấp
Lập kế hoạch dự án
thiết lập mục tiêu cho dự án
kế hoạch tài chính
kế hoạch nhân sự

Kế hạch Marketing
Xác định nguồn lực phục vụ dự án
Dự toán ngân sách và chi phí cho dự án
Quản lý rủi ro
Đánh giá và ra quyết định thực hiện dự án
Tổ chức thực hiện dự án
Tìm địa điểm xây dựng
Xin giấy phép
Chọn thiết kế kiến trúc cho quán
Xây dựng
Lên thực đơn
Trang trí quán, bố trí trang dụng cụ
Lắp đặt hệ thống
Tuyển nhân viên
Tổ chức nhân sự
Marketing
Tổ chức hoạt động thử nghiệm
Khai trương

5 days
19 days
2 days
5 days
7 days
7 days
4 days
5 days
3 days
1 day
61 days

2 days
10 days
7 days
45 days
5 days
3 days
3 days
10 days
5 days
10 days
1 day
1 day

Mon 18/01/16
Mon 25/01/16
Mon 25/01/16
Wed 27/01/16
Wed 27/01/16
Wed 27/01/16
Wed 03/02/16
Tue 16/02/16
Tue 23/02/16
Fri 26/02/16
Mon 29/02/16
Mon 29/02/16
Wed 02/03/16
Wed 02/03/16
Wed 16/03/16
Fri 11/03/16
Wed 18/05/16

Wed 18/05/16
Wed 16/03/16
Wed 30/03/16
Wed 02/03/16
Mon 23/05/16
Tue 24/05/16

Fri 22/01/16
Thu 25/02/16
Tue 26/01/16
Tue 02/02/16
Thu 04/02/16
Thu 04/02/16
Mon 15/02/16
Mon 22/02/16
Thu 25/02/16
Fri 26/02/16
Mon 23/05/16
Tue 01/03/16
Tue 15/03/16
Thu 10/03/16
Tue 17/05/16
Thu 17/03/16
Fri 20/05/16
Fri 20/05/16
Tue 29/03/16
Tue 05/04/16
Tue 15/03/16
Mon 23/05/16
Tue 24/05/16


Bảng 2.3.1- Mối quan hệ giữa các công việc và phân bổ nguồn lực
KH
A
B
C
D
E

Tên công việc
Phân tích thị trường
Tìm hiểu thị trường

T gian

Xác định Khách hàng mục tiêu
Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh
Tìm nhà cung cấp
Lập kế hạch dự án
Thiết lập mục tiêu cho dự án

5 Ngày

Mối QH

Nguồn lực

5 Ngày
5 Ngày
5 Ngày


Ngay từ
đầu
Sau A
Sau B
Sau B

Duy; Hạnh; chi phí đi lại
nước uống
Điền, Tuấn, chi phí đi lại nước uống
Huy, Ly; chi phí đi lại nước uống
Trinh, Anh;chi phí đi lại nước uống

2 Ngày

Sau C,D

Duy, Điền

F

kế hạch tài chính

5 Ngày

Sau E

Ly; Trinh

G


kế hạch nhân sự

7 Ngày

Sau E

Duy; Điền, Hạnh
22


H
I
J
K
L
M

Kế hạch Marketing
Xác định nguồn lực phục vụ dự án
Dự toán ngân sách và chi phí cho dự án
Quản lý rủi ro
Đánh giá và ra quyết định thực hiện dự án
Tổ chức thực hiện dự án
Tìm địa điểm xây dựng

7 Ngày
4 Ngày
5 Ngày
3 Ngày


Sau E
Sau F
Sau I
Sau J

Anh; Tuấn
Duy, Điền, Hạnh
Ly; Trinh
Ly, Duy, Anh

1 Ngày

Sau K

Duy, Điền

2 Ngày

Sau L

Duy;chi phí đi lại nước uống; chi phí
thuê mặt bằng
Điền;chi phí xin cấp giấy phép
Duy;chi phí thuê kiến trúc sư
Chi phí xây dựng
Hạnh, Trinh, Ly
Huy; Điền; Duy; Tuấn;bàn ghế;
;dụng cụ nhà bếp; bộ sản phẩm chén,
dĩa;chi phí trang trí

Tuấn, Anh; chi phí bảng hiệu hộp
đèn, thiết bị kỹ thuật.
Duy;Điền;
Điền;
Tuấn;Anh;chi phi marketing; Chi phí
Pano quảng cáo
Duy;Điền;Anh;Tuấn; Ly;Hạnh;Trinh

N
O
P
Q
R

Xin giấy phép
Chọn thiết kế kiến trúc cho quán
Xây dựng
Lên thực đơn
Trang trí quán

10 Ngày
7 Ngày
45 Ngày
5 Ngày
3 Ngày

Sau M
Sau M
Sau N
Sau O

Sau P

S

Lắp đặt hệ thống

3 Ngày

Sau P

T
U
V

Tuyển nhân viên
Tổ chức nhân sự
Marketing

10 Ngày
5 Ngày
10 Ngày

Sau N
Sau T
Sau N

W

Tổ chức hoạt động thử nghiệm


1 Ngày

Sau
Q,R,S,U
Sau W

X

Khai trương

1 Ngày

Duy;Điền;Anh;Tuấn; Ly;Hạnh;Trinh

2.4. Xây dựng sơ đồ kế hoạch dự án:

23


Sơ đồ Pert dự án

2.5. Điều chỉnh nguồn lực quá tải:
Ta dùng phần mềm MS roject để thực hiện công việc này:
Công việc xác định nguồn lực bị quá tải nên ta chuyển thời gian cho công việc này dời lại và
bắt đầu vào ngày 5/2/2016.
Công việc trang trí quán và lắp đặt hệ thống bị quá tải do Tuấn phải làm 2 công việc cùng 1
lúc. Do đó để giải quyết hiện tượng quá tải, ta loại tuấn ra khỏi công việc trang trí quán và
thay thế bởi Ly.
Sơ đồ Grantt sau khi điều chỉnh nguồn lực:


24


25


×