Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp kiểm tra giám sát các dự án đầu tư sử dụng đất đai bằng vốn ngân sách nhà nước ở các tỉnh trung du, miền núi bắc bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (823.61 KB, 93 trang )

1

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thế Toàn


2

Lời cảm ơn !
Sau thời gian nghiên cứu, tác giả đã hoàn thành luận văn thạc sĩ kinh tế chuyên
ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên với đề tài Nghiờn cu xut cỏc gii
phỏp kim tra giỏm sỏt cỏc d ỏn u t s dng t ai bng vn ngõn
sỏch nh nc cỏc tnh Trung du, min nỳi Bc B.

Có đ-ợc kết quả này, lời cảm ơn đầu tiên, xin đ-ợc bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc nhất đến cô giáo PGS.TS. Ngô Thị Thanh Vân, ng-ời trực tiếp h-ớng dẫn,
dành nhiều thời gian, tâm huyết h-ớng dẫn tác giả hoàn thành luận văn này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã giảng dậy trong thời
gian học cao học tại Tr-ờng Đại học Thuỷ lợi, các thầy cô giáo trong Khoa Kinh
tế và Quản lý thuộc Tr-ờng Đại học Thuỷ lợi nơi tôi làm luận văn đã tận tình giúp
đỡ và truyền đạt kiến thức để tôi có thể hoàn thành đ-ợc luận văn này.
Tác giả cũng xin bày đỏ lòng cảm ơn đến tập thể lãnh đạo, anh em trong
cơ quan, anh em, bạn bè đã giúp đỡ, đóng góp ý kiến cho tác giả trong quá trình
làm luận văn.
Lời cảm ơn sau cùng xin đ-ợc gửi tới mọi ng-ời trong gia đinh luôn quan
tâm, động viên để tôi cố gắng hoàn thành luận văn.



Hà nội, ngày 28 tháng 02 năm 2011
Tác giả
Nguyn Th Ton


3
MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Mở đầu

8

1.

Tính cấp thiết của đề tài

8

2.

Mục đích của đề tài

9

3.


Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

9

4.

Kết quả dự kiến đạt được

10

5.

Nội dung

10

Chương 1 Căn cứ và cơ sở lý luận để kiểm tra giám sát các dự án 11
sử dụng đất đai
1.1 Nội dung công tác và quy trình kiểm tra giám sát các dự án đầu

11

tư sử dụng đất đai
1.1.1 Tổng quan chung

11

1.1.2 Nội dung quản lý giám sát nhà nước về đầu tư xây dựng

13


1.1.3 Nhà thầu trong hoạt động xây dựng (thường gọi là bên B)

16

1.1.4 Các bước tổ chức đấu thầu để lựa chọn nhà thầu

16

1.2 Các văn bản chính sách của nhà nước liên quan đến kiểm tra

18

giám sát về đất đai và đầu tư xây dựng
1.2.1 Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009

18

1.2.2 Chủ trương, nghị quyết của của Đảng và các văn bản có nội dung

24

liên quan đến công tác kiểm tra, giám sát về đầu tư và xây dựng
1.2.3 Chương trình kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư có nội dung

27

kiểm tra về đầu tư xây dựng từ năm 2002 đến 2010
1.2.4 Pháp luật của Nhà nước điều chỉnh hoạt động đầu tư xây dựng từ


27


4
năm 2002 đến 2010
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm tra giám sát các dự án
sử dụng đất đai

29

1.3.1. Đặc điểm tình hình chung

29

1.3.2. Khả năng huy động và sử dụng vốn đầu tư

30

1.3.3. Công tác xây dựng kế hoạch thực hiện giám sát dự án

30

1.3.4. Công tác quản lý nhà nước về đầu tư giám sát xây dựng

31

1.3.5. Công tác quản lý dự án của chủ đầu tư

31


1.3.6. Nguồn nhân lực phục vụ trong lĩnh vực đầu tư xây dựng

32

1.3.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác giám sát dự án

32

Kết luận chương 1

34

Chương 2 - Thực trạng đầu tư xây dựng, sử dụng đất đai và công

36

tác kiểm tra giám sát các dự án sử dụng đất đai bằng nguồn vốn
ngân sách nhà nước ở các tỉnh trung du, miền núi Bắc Bộ
2.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội khu vực

36

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

36

2.1.2 Điều kiện dân sinh kinh tế

37


2.1.3 Định hướng phát triển vùng

37

2.2 Thực trạng đầu tư xây dựng khu vực Trung du miền núi Bắc Bộ 39
2.3 Thực trạng sử dụng đất đai tỉnh Vĩnh Phúc

41

2.3.1 Kết quả tổng hợp tình hình quản lý và sử dụng đất đã giao cho 41
các dự án trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
2.3.2 Tổng hợp kết quả thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trên địa bàn 42
tỉnh từ năm 2003 đến năm 2007
2.3.3 Đánh giá về hiệu quả sử dụng đất của các dự án

47


5
2.4 Thực trạng công tác kiểm tra giám sát các dự án sử dụng đất 49
đai bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước
2.4.1 Kết quả kiểm tra, thanh tra theo Chương trình của Bộ Chính trị, 50
Ban Bí thư và thực trạng sai phạm, thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây
dựng ở khu vực trung du, miền núi Bắc bộ
2.4.2 Kết quả kiểm tra đảng viên và tổ chức đảng khi có dấu hiệu vi
phạm của UBKT các tỉnh trung du, miền núi Bắc bộ từ năm 2002-2008

51

2.4.3 Kết quả kiểm tra đảng viên và tổ chức đảng khi có dấu hiệu vi

phạm của Vụ Địa phương II Cơ quan UBKT Trung ương từ năm 2002- 52
2008 ở khu vực trung du, miền núi Bắc bộ
2.4.4 Kết quả thanh tra ở một số tỉnh và một số vụ việc điển hình vi
phạm nghiêm trọng về đầu tư xây dựng ở khu vực trung du, miền núi 55
Bắc bộ
Kết luận chương 2

62

Chương 3 - Các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra giám sát, 64
hiệu quả đầu tư và sử dụng đất đai bằng nguồn vốn ngân sách nhà
nước ở các tỉnh trung du, miền núi Bắc Bộ
3.1 Kinh nghiệm trong công tác kiểm tra giám sát đầu tư sử dụng 64
đất đai
3.1.1 Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư

65

3.1.2 Trong giai đoạn thực hiện đầu tư

66

3.1.3 Giai đoạn kết thúc đầu tư, đưa công trình vào khai thác sử dụng

72

3.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm tra giám sát

72


dự án đầu tư đất đai ở các tỉnh trung du và miền núi Bắc Bộ


6
3.2.1 Các yếu tố khách quan

72

3.2.2 Các yếu tố chủ quan

73

3.3 Các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra giám sát dự án đầu tư 75
sử dụng đất đai bằng nguồn vốn ngân sách tại các tỉnh trung du và
miền núi Bắc Bộ
3.3.1 Công tác giám sát thường xuyên

75

3.3.2 Lựa chọn cán bộ kiểm tra

76

3.3.3 Nắm chắc địa bàn và đối tượng kiểm tra

77

3.3.4 Thẩm tra – xác minh

77


3.3.5 Báo cáo kết quả kiểm tra

79

3.3.6 Đối tượng kiểm tra

79

3.3.7 Cán bộ lãnh đạo

80

3.3.8 Kiểm tra – giám sát

80

Kết luận chương 3

87

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

89

Những kết quả đạt được của luận văn

89

Kiến nghị


92

TÀI LIỆU THAM KHẢO

93


7

DANH MỤC VIÊT TẮT
UBKT: Ủy ban Kiểm tra
XDCB: Xây dựng cơ bản
TDMNBB: Trung du miền núi Bắc Bộ
NSNN: Ngân sách nhà nước


8
MỞ ĐẦU
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đầu tư xây dựng có vị trí rất quan trọng đối với phát triển kinh tế, xã hội,
an ninh, quốc phòng của mỗi quốc gia. Trong những năm qua Đảng và nhà nước
ta rất quan tâm đến công tác đầu tư xây dựng, hằng năm đã dành mức đầu tư
tương đối lớn cho lĩnh vực này. Các tỉnh trung du, miền núi Bắc bộ ngân sách
nhà nước đầu tư cho xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng văn hoá-xã hội, bình
quân mỗi năm 1000 tỷ đồng. Có thể nói, công tác đầu tư xây dựng trong những
năm qua có những chuyển biến rõ nét, tạo ra cơ sở hạ tầng, một diện mạo mới
cho đất nước, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế-xã hội, công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước, cải thiện đời sống vật chất tinh thần của nhân dân.
Tuy nhiên, trong thời gian qua công tác này còn bộc lộ nhiều tồn tại, sai phạm,

thất thoát, lãng phí xảy ra ở tất cả các giai đoạn đầu tư xây dựng, ở các cấp quản
lý trên phạm vi toàn quốc, trong đó có 16 tỉnh trung du và miền núi Bắc bộ.
Nhiều cán bộ đảng vi phạm kỷ luật Đảng, kỷ luật hành chính, bị truy cứu trách
nhiệm hình sự, làm ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường đầu tư, ảnh hưởng uy
tín của Đảng, sự quản lý điều hành của nhà nước. Nghiêm trọng hơn tình trạng
chạy dự án, chạy được làm chủ đầu tư, chạy được nhận thầu công trình, hành vi
có đi có lại, lại quả trong đầu tư xây dựng đã trở thành việc làm bình thường,
luật bất thành văn, tồn tại ngay trong ý thức và việc làm của tổ chức, cá nhân
tham gia hoạt động đầu tư xây dựng. Đầu tư xây dựng cơ bản đã và đang trở
thành những vấn đề nhạy cảm, nhức nhối, thu hút sự quan tâm của quần chúng
nhân dân, các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, công luận và báo chí, các
tổ chức đảng, các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan chống tham nhũng, cơ
quan thanh tra, kiểm tra, điều tra, các tổ chức chống tội phạm quốc tế…. Xuất


9
phát từ yêu cầu bức bách hiện nay, nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả công
tác kiểm tra, góp phần ngăn chặn đẩy lùi những sai phạm, thất thoát, lãng phí,
tiêu cực trong đầu tư xây dựng, thực hiện nghiêm Nghị quyết số 14-NQ/TW
ngày 30/7/2007 (Hội nghị Trung ương V, khoá X ) “về tăng cường kiểm tra,
giám sát của đảng” là phải tập chung kiểm tra, giám sát những nơi thường dễ
xảy ra vi phạm như lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý sử dụng đất đai, tài
chính, ngân hàng, thương mại, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước; những nơi
có dấu hiệu ban hành chủ chương, chính sách trái với nghị quyết, chỉ thị của
đảng, pháp luật của nhà nước. Kiểm tra, giám sát người đứng đầu cơ quan nhà
nước ở các cấp về năng lực lãnh đạo, quản lý, phẩm chất đạo đức, lối sống,
phong cách và tính tiền phong, gương mẫu trong việc thực hiện nhiệm vụ.
Vì vậy đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp kiểm tra giám sát các dự
án đầu tư sử dụng đất đai bằng vốn ngân sách nhà nước ở các tỉnh Trung du,
miền núi Bắc Bộ” có tính cấp thiết và mang tính thực tiễn.

II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
- Thu thập và hệ thống các chủ trương và văn bản của Đảng liên quan đến kiểm
tra giám sát về đất đai và đầu tư xây dựng
- Phân tích đánh giá thực trạng đầu tư xây dựng, sự dụng đất đai và thực hiện
công tác đền bù giải phóng mặt bằng
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra giám sát, quản đầu tư và sử
dụng đất
III. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Sử dụng phương pháp tổng hợp, điều tra cơ bản thu thập và phân tích
các số liệu.


10
IV. KẾT QUẢ DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC:
- Các chủ trương và văn bản của Đảng liên quan đến kiểm tra giám sát về đất đai
và đầu tư xây dựng
- Thực trạng đầu tư xây dựng, sự dụng đất đai và thực hiện công tác đền bù giải
phóng mặt bằng.
- Các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra giám sát, quản lý đầu tư và sử dụng
đất đai tại các tỉnh Trung Du, miền núi Bắc Bộ.
V. NỘI DUNG
Luận văn bao gồm các chương:
Mở đầu
Chương 1 Căn cứ và cơ sở lý luận để kiểm tra giám sát các dự án sử dụng đất
đai
Chương 2 - Thực trạng đầu tư xây dựng, sử dụng đất đai và công tác kiểm tra
giám sát các dự án sử dụng đất đai bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước ở các
tỉnh trung du, miền núi Bắc Bộ
Chương 3 - Các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra giám sát, hiệu quả đầu tư
và sử dụng đất đai bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước ở các tỉnh trung du,

miền núi Bắc Bộ.
Kết luận và Kiến nghị


11

CHƯƠNG 1 CĂN CỨ VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỂ KIỂM TRA
GIÁM SÁT CÁC DỰ ÁN SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

1.1 Nội dung công tác và quy trình kiểm tra giám sát các dự án đầu tư sử
dụng đất đai
1.1.1 Tổng quan chung
Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản chiếm tỷ trọng chủ yếu (khoảng 90%) trong
tổng nguồn vốn chi đầu tư phát triển, khoảng 3% trong tổng chi thường xuyên
(để tu bổ sửa chữa lớn trụ sở làm việc…) của ngân sách nhà nước. Ngoài ra còn
có nguồn vốn tín dụng của nhà nước, nguồn vốn vay do nhà nước bảo lãnh để
đầu tư xây dựng cơ bản theo quy định việc quản lý sử dụng như vốn ngân sách
nhà nước.
Sản phẩm đầu tư xây dựng cơ bản là các công trình gắn liền với đất xây dựng
công trình. Mỗi công trình có một địa điểm xây dựng và chịu chi phối bởi điều
kiện địa hình, địa chất, thuỷ văn, môi trường, khí hậu, thời tiết… của nơi đầu tư
xây dựng công trình. Sản phẩm xây dựng cơ bản có tính đơn chiếc, mỗi hạng
mục công trình, công trình có thiết kế dự toán riêng. Mục đích đầu tư và các
điều kiện địa hình, địa chất, thuỷ văn, môi trường, khí hậu, thời tiết… của nơi
đầu tư sẽ quyết định đến quy hoạch, kiến trúc, quy mô, kết cấu, khối lượng, quy
chuẩn xây dựng, giải pháp công nghệ, thi công… và dự toán chi phí của từng
hạng mục công trình, công trình. Sản phẩm đầu tư xây dựng là các công trình
xây dựng được tạo ra trong một thời gian dài, ở tất cả các ngành kinh tế quốc
dân, các lĩnh vực kinh tế xã hội như công nghiệp, thuỷ lợi, giao thông, xây dựng,
y tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng an ninh…mỗi loại có những đặc điểm kinh tế

kỹ thuật riêng. Đầu tư xây dựng cơ bản thường được tiến hành ngoài trời nên luôn


12
chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, thời tiết và lực lượng thi công phải thường
xuyên di chuyển theo nơi phát sinh nhu cầu xây dựng công trình.
Như vậy để có được sản phẩm xây dựng (hàng hoá đặc biệt), nhà nước ta đầu tư
lớn tiền vốn, công sức, nghiên cứu, ban hành các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn,
định mức, các văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh các mối quan hệ hoạt
động đầu tư xây dựng với mục tiêu yêu cầu các chủ thể tham gia phải tuân thủ pháp
luật, nhà nước mua được hàng hoá với giá trị phù hợp, chất lượng đảm bảo. Hoạt
động đầu tư xây dựng là lĩnh vực kinh tế-kỹ thuật liên quan đến nhiều lĩnh vực,
nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều cán bộ, đảng viên tham gia. Cán bộ kiểm tra, giám
sát về đầu tư xây dựng, ngoài những phẩm chất chung, còn phải hiểu biết được quy
định của Đảng, pháp luật của nhà nước về đầu tư xây dựng và những vấn đề cốt
yếu dưới đây:
Hoạt động xây dựng bao gồm việc lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây
dựng công trình, lập kế hoạch vốn đầu tư, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng
công trình, giải phóng mặt bằng (nếu có), thi công xây dựng công trình, quản lý
dự án, lựa chọn nhà thầu, giám sát thi công, thanh toán, quyết toán xây dựng
công trình và các hoạt động khác có liên quan. Chia theo giai đoạn, thì hoạt
động xây dựng gồm 03 giai đoạn: chuẩn bị đầu tư (lập quy hoạch xây dựng, lập
dự án đầu tư xây dựng công trình, kế hoạch vốn đầu tư), giai đoạn thực hiện đầu
tư (khảo sát, thiết kế xây dựng công trình, giải phóng mặt bằng (nếu có), lựa
chọn nhà thầu, thi công xây dựng công trình, giám sát thi công, quản lý dự
án…), và giai đoạn kết thúc đầu tư (nghiệm thu, thanh, quyết toán đưa dự án
vào khai thác sử dụng, bảo hành công trình…).


13

1.1.2 Nội dung quản lý giám sát nhà nước về đầu tư xây dựng
1) Nội dung quản lý nhà nước:
Nội dung quản lý nhà nước về giám sát đầu tư xây dựng bao gồm các công tác
sau đây:
Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển các hoạt động xây
dựng;
Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng;
Ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng;
Quản lý chất lượng, lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng;
Cấp và thu hồi giấy phép trong hoạt động xây dựng;
Hướng dẫn kiểm tra, thanh tra, giải quyết tố táo, khiếu nại và xử lý vi phạm
trong hoạt động xây dựng;
Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ;
Đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động;
Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực xây dựng…
2) Các cơ quan quản lý nhà nước quản lý về giám sát đầu tư xây dựng:
+ Cấp Trung Ương: Quốc hội, Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây
dựng, Bộ Tài chính, Kho bạc, Thanh tra chính phủ. Các bộ chuyên ngành như:
giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn, bưu chính viễn thông…
+ Cấp địa phương: Hội đồng nhân dân, UBND, các cơ quan liên quan: kế
hoạch đầu tư, tài chính, kho bạc, xây dựng, giao thông, công nghiệp, nông
nghiệp và PTNT…
- Cơ quan kế hoạch đầu tư (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sở kế hoạch và đầu tư,
phòng tài chính kế hoạch…), có chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp


14
luật và cấp quyết định đầu tư giao: tham mưu, thẩm định danh mục đầu tư, bố trí
vốn đầu tư; thẩm định dự án đầu tư; thẩm định kế hoạch đấu thầu, kết quả đâú
thầu trình chủ quản đầu tư quyết định. Giám định, thanh tra, kiểm tra dự án đầu

tư theo quy định.
- Cơ quan tài chính (Bộ Tài chính, sở tài chính, phòng tài chính…): Phối hợp cơ
quan kế hoạch đầu tư cân đối bố trí vốn cho dự án; xây dựng đơn giá vật tư, vật
liệu… làm cơ sở lập dự toán công trình; tham mưu, thẩm định phương án, dự
toán bồi thường giải phóng mặt bằng; thẩm định quyết toán dự án hoàn thành;
thanh tra việc quản lý sử dụng sử dụng vốn đầu tư dự án theo quy định.
- Cơ quan kho bạc (Kho bạc TW, kho bạc tỉnh, kho bạc huyện): kiểm soát tạm
ứng, thanh toán vốn dự án đầu tư trên cơ sở đề nghị cuả chủ đầu tư theo quy
định.
3) Các cơ quan quản lý giám sát dự án
Các cơ quan quản lý dự án đầu tư đất đai bao gồm:
- Cấp quyết định đầu tư hay chủ quản đầu tư là tổ chức hoặc cơ quan nhà nước
có thẩm quyền quyết định đầu tư theo quy định của pháp luật.
- Chủ đầu tư (thường gọi là bên A) là người chủ sở hữu vốn hoặc là người được
giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình.
Chủ đầu tư có chức năng, nhiệm vụ: đàm phán ký kết, giám sát việc thực hiện
hợp đồng; đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng với nhà thầu thi công theo
quy định của pháp luật; dừng thi công xây dựng công trình và yêu cầu khắc phục
hậu quả khi nhà thầu vi phạm các quy định về chất lượng công trình, an toàn và
vệ sinh môi trường; yêu cầu tổ chức cá nhân có liên quan phối hợp để thực hiện
các công việc trong quá trình thi công xây dựng; không thanh toán giá trị khối
lượng không đảm bảo chất lượng hoặc khối lượng phat sinh không hợp lý; lựa


15
chọn nhà thầu có đủ năng lực hoạt động thi công phù hợp để thi công xây dựng
công trình; tham gia cùng với UBND cấp có thẩm quyền hoặc chủ trì phối hợp
với UBND cấp có thẩm quyền giải phóng mặt bằng xây dựng để giao cho nhà
thầu xây dựng công trình; tổ chức giám sát thi công; kiểm tra biện pháp đảm bảo
an toàn, vệ sing môi trường; tổ chức nghiệm thu thanh toán, quyết toán công

trình; thuê tổ chức tư vấn có đủ năng lực hoạt động xây dựng để kiểm định chất
lượng công trình khi cần thiết; xem xét quyết định các đề xuất có liên quan đến
thiết kế của nhà thầu thi công; tôn trọng quyền tác giả thiết kế; Mua bảo hiểm
công trình; lưu chữ hồ sơ công trình; bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng
làm thiệt hại cho nhà thầu thi công, nghiệm thu không đảm bảo chất lượng làm
sai lệch kết quả nghiệm thu và các hành vi vi phạm khác khác do lỗi của mình
gây ra; chịu trách nhiệm về các quyết định của mình, chịu trách nhiệm về đảm
bảo công trình thi công đúng tiến độ, chất lượng và hiệu quả; các quyền và nghĩa
vụ khác theo quy định của pháp luật.
- Ban quản lý dự án (thường gọi là bên A): do chủ quản đầu tư hoặc các bộ,
UBND tỉnh, thành phố thành lập, có nhịêm vụ làm chủ đầu tư hoặc giúp chủ đầu
tư tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ của chủ đầu quản lý dự án theo quy định
của pháp luật và quyết định của chủ quản đầu tư. Có 3 loại hình ban quản lý dự
án:
+ Ban quản lý dự án chuyên ngành: được cấp có thẩm quyền quyết định thành
lập và cho giao quản lý đầu tư xây dựng thuộc lĩnh vực, chuyên môn theo ngành.
Từ cấp Trung ương đến cấp tỉnh đều có các ban này, như các ban chuyên trách
quản lý xây dựng các công trình thuỷ lợi, công trình giao thông, công trình điện
lực, công trình công nghiệp và dân dụng…Các ban này do các Bộ, ngành TW và
các sở chuyên ngành quản lý.


16
+ Ban quản lý của một dự án: do cấp quyết định đầu tư thành lập khi có quyết
định đầu tư dự án. Sau khi công trình hoàn thành, ban này hết nhiệm vụ và giải
thể.
+ Ban quản lý dự án chuyên trách: được cấp có thẩm quyền quyết định thành
lập và giao quản lý tất cả các loại hình dự án được đầu tư xây dựng trên địa bàn.
Các ban này thường có ở cấp huyện và một số cấp tỉnh, thành.


1.1.3 Nhà thầu trong hoạt động xây dựng (thường gọi là bên B):
Là tổ chức, cá nhân có đủ năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây
dựng khi tham gia các quan hệ trong hoạt động xây dựng. Nhà thầu trong hoạt
động xây dựng, gồm có:
- Tư vấn quy hoạch, tư vấn lập dự án, khảo sát thiết kế, tư vấn giám sát, tư vấn
xét thầu..
- Nhà thầu xây lắp, nhà thầu cung cấp thiết bị…
- Tổng thầu xây dựng, gồm chủ yếu có các hình thức sau: Tổng thầu toàn bộ dự
án; tổng thầu thiết kế; tổng thầu thi công; tổng thầu cung cấp thiết bị…

1.1.4 Các bước tổ chức đấu thầu để lựa chọn nhà thầu:
1) Lập kế hoạch đấu thầu: thường được lập đồng thời với việc lập dự án
hoặc lập, duyệt ngay sau khi hoàn thành việc khảo sát thiết kế do chủ
quản đầu tư quyết định). Căn cứ dự án được duyệt, thiết kế dự toán, tổng
dự toán (nếu có), nguồn vốn của dự án; các văn bản pháp lý liên quan để
lập kế hoạch đấu thầu.
2) Nội dung kế hoạch đấu thầu, gồm: phân chia gói thầu, tên từng gói thầu,
giá gói thầu, nguồn vốn, hình thức lựa chọn nhà thầu (chỉ định thầu, đấu
thầu hạn chế, đấu thầu rộng rãi), thời gian lựa chọn nhà nhà, hình thức


17
hợp đồng (hợp đồng khoán gọn; hợp đồng có điều chỉnh giá), thời gian
thực hiện hợp đồng. Kế hoạch đấu thầu do chủ đầu tư lập, cơ quan kế
hoạch đầu tư thẩm định và cấp quyết định đầu tư phê duyệt.
3) Lập hồ sơ mời thầu: do chủ đầu tư trực tiếp hoặc giao ban quản lý dự án
thực hiện, trình cấp quyết định đầu tư phê duyệt. Căn cứ quyết định đầu
tư, kế hoạch đấu thầu, thiết kế, dự toán; pháp luật về đấu thầu, các chính
sách của nhà nước về thuế, tiền lương, ưu đãi và các quy định khác có liên
quan để lập hồ sơ mời thầu.

4) Nội dung hồ sơ mời thầu, gồm: các yêu cầu về kiến thức kinh nghiệm
chuyên môn đối gói thầu tư vấn; yêu cầu về phạm vi cung cấp, số lượng,
chất lượng hàng hoá, đặc tính, thông số kỹ thuật, tiêu chuân công nghệ,
tiêu chuẩn sản xuất, vệ môi trường, thời gian bảo hành… đối với gói thầu
mua sắm hàng hoá; yêu cầu theo thiết kế được duyệt đối với gói thầu xây
lắp. Xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá trong hồ sơ mời thầu, như: Tiêu
chuẩn đánh giá về năng lực kinh nghiệm của nhà thầu: năng lực kỹ thuật;
kinh nghiệm thực hiện; năng lực tài chính, thương mại; Tiêu chuẩn đánh
giá về mặt kỹ thuật: đáp ứng hồ sơ thiết kế được duyệt và tiên lượng; giải
pháp bảo đảm kỹ, mỹ thuật, chất lượng, tiến độ; Xác định giá đánh giá.
5) Tổ chức đấu thầu: Phát hành hồ sơ mời thầu, tiếp nhận hồ sơ dự thầu, mở
thầu do chủ đầu tư hoặc ban quản lý dự án thực hiện.
6) Đánh giá hồ sơ dự thầu: Đánh giá sơ bộ, đánh giá chi tiết, xếp hạng hồ sơ
dự thầu theo giá đánh giá, chủ đầu tư có thể thuê tư vấn hoặc thành lập tổ
xét thầu để tổ chức thực hiện. Kết quả đấu thầu do cơ quan kế hoạch đầu
tư thẩm định, trình cấp quyết định đầu tư phê duyệt. Chủ đầu tư thông báo
kết quả đấu thầu, thương thảo hoàn thiện hợp đồng và ký hợp đồng.


18
7) Về phân loại dự án: Gồm dự án nhóm A là các dự án đặc biệt quan trọng,
dự án có quy mô, vốn đầu tư lớn, kỹ thuật, công nghệ cao (thường do
Chính phủ quản lý hoặc uỷ quyền cho Bộ ngành TW quyết định đầu tư).
Dự án nhóm B và nhóm C (thường do các địa phương, bộ ngành TW
quyết định đầu tư).
Như vậy đối tượng kiểm tra giám sát sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng của Uỷ
ban Kiểm tra (UBKT) các cấp vừa là cấp uỷ lãnh đạo, vừa người người đứng
đầu (hoặc người được giao) cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng, đồng
thời là người (hoặc cấp) quyết định đầu tư và là chủ đầu tư. Căn cứ vào quy định
của Điều lệ Đảng, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của UBKT các cấp thì việc

kiểm tra về đầu tư XDCB nếu làm tốt sẽ được đánh giá toàn diện, cả người lẫn
việc, cả bề rộng và chiều sâu của toàn bộ quá trình hoạt động đầu tư xây dựng.
Quan trọng hơn là được kiểm tra giám sát đúng người, đúng nơi là nguồn gốc, là
nguyên nhân của mọi nguyên nhân phát sinh sai phạm, lãng phí, tiêu cực, tham
nhũng trong đầu tư và xây dựng, sử dụng đất đai.

1.2 Các văn bản chính sách của nhà nước liên quan đến kiểm tra giám sát
về đất đai và đầu tư xây dựng
1.2.1 Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009
Nhằm hạn chế tình trạng các dự án đầu tư, đặc biệt là từ nguồn vốn ngân sách
Nhà nước bị sử dụng không hiệu quá, lãng phí, gây thất thoát, Chính phủ đã ban
hành Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009 về giám sát và đánh giá
đầu tư, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/2/2010.


19
Việc giám sát, đánh giá đầu tư sẽ áp dụng đối với các dự án sử dụng 30% vốn
nhà nước trở lên và cả các dự án sử dụng nguồn vốn khác; bao gồm 3 nội dung:
Theo dõi, kiểm tra và đánh giá dự án.
Nghị định quy định về nội dung giám sát, đánh giá cũng như việc tổ chức thực
hiện giám sát, đánh giá dự án đầu tư và hoạt động đầu tư trực tiếp sử dụng tất cả
các nguồn vốn.
Đối với các dự án sử dụng trên 30% vốn nhà nước, các nội dung theo dõi sẽ
được chia thành 3 cấp: Chủ đầu tư, người có thẩm quyền quyết định đầu tư và
cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư. Về chế độ kiểm tra, chủ đầu tư tự tổ chức
kiểm tra thường xuyên; người có thẩm quyền quyết định đầu tư sẽ tổ chức kiểm
tra ít nhất 1 lần đối với các dự án có thời gian thực hiện dài hơn 12 tháng... còn
cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư kiểm tra theo kế hoạch hoặc đột xuất.
Ngoài ra, sẽ thực hiện đánh giá đầu tư đối với các dự án: Các dự án nhóm B trở
lên phải thực hiện đánh giá ban đầu và đánh giá kết thúc dự án; các dự án có

phân kỳ đầu tư theo giai đoạn phải thực hiện đánh giá giữa kỳ khi kết thúc từng
giai đoạn thực hiện.
Đối với các dự án sử dụng nguốn vốn khác, các nội dung theo dõi được chia
thành 2 cấp là chủ đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư. Về nội dung
kiểm tra, người có thẩm quyền cấp đầu tư sẽ kiểm tra tiến độ thực hiện dự án,
việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường, sử dụng đất đai... còn cơ quan
quản lý nhà nước, ngoài các nội dung trên sẽ kiểm tra sự phù hợp của dự án với
các quy hoạch liên quan...


20
Đối với các dự án sử dụng nguồn vốn khác, đánh giá dự án không phải nội dung
bắt buộc mà chỉ khuyến khích chủ đầu tư sử dụng các nguồn vốn khác thực hiện
các đánh giá đầu tư. Ngoài ra, cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư chỉ quyết
định việc tổ chức đánh giá khi cần thiết và phù hợp với yêu cầu về quản lý hoạt
động đầu tư.
Một số ý kiến cho rằng Nghị định quy định phạm vi, đối tượng điều chỉnh như
vậy là quá rộng. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Xuân Tự - Vụ phó Vụ Giám sát và
Thẩm định đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đối với các dự án sử dụng nguồn vốn
không phải vốn nhà nước thì Nhà nước chỉ theo dõi, đánh giá 4 nội dung chính
là quy hoạch, đất đai, ảnh hưởng môi trường và tiến độ thực hiện dự án. Như
vậy, đối với các dự án này, Nhà nước chỉ giám sát các nội dung mang tính chất
vĩ mô, còn việc huy động vốn ra sao, bán sản phẩm như thế nào... là trách nhiệm
của chủ đầu tư. Vì vậy, phạm vi điều chỉnh của Nghị định này không quá rộng.
Hơn nữa, hoạt động kiểm tra, đánh giá là định kỳ nhưng phải theo kế hoạch. Có
nghĩa là căn cứ vào nguồn lực, tài chính thì lên kế hoạch kiểm tra tính khả thi,
không có nghĩa là tất cả các dự án trong một kỳ phải kiểm tra và đánh giá hết,
mà tuỳ theo nguồn lực tài chính, con người mà có kế hoạch cho phù hợp.
Điều chỉnh các dự án có từ 30% vốn nhà nước
Nghị định quy định, việc giám sát, đánh giá đầu tư sẽ áp dụng đối với các

dự án sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên và cả các dự án sử dụng nguồn vốn
khác; bao gồm 3 nội dung là theo dõi, kiểm tra và đánh giá dự án. Đồng thời quy
định về nội dung giám sát, đánh giá cũng như việc tổ chức thực hiện giám sát,
đánh giá dự án đầu tư và hoạt động đầu tư trực tiếp sử dụng tất cả các nguồn


21
vốn. Đối với các dự án sử dụng trên 30% vốn nhà nước, các nội dung theo dõi sẽ
do 3 chủ thể đảm trách: chủ đầu tư (cập nhật tình hình thực hiện dự án đầu tư,
tình hình quản lý thực hiện dự án, tình hình xử lý phản hồi thông tin), người có
thẩm quyền quyết định đầu tư (theo dõi tình hình thực hiện chế độ báo cáo của
chủ đầu tư, tổng hợp tình hình thực hiện dự án đầu tư, phản hồi và xử lý kịp thời
các vấn đề phát sinh theo thẩm quyền, theo dõi việc xử lý và chấp hành các biện
pháp xử lý của chủ đầu tư) và các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư (tương tự
nội dung theo dõi của người có thẩm quyền quyết định đầu tư). Cả 3 cấp này đều
phải kịp thời báo cáo và đề xuất các phương án xử lý các khó khăn vướng mắc,
các vấn đề vượt thẩm quyền.
Về chế độ kiểm tra dự án đầu tư, chủ đầu tư tự tổ chức kiểm tra thường
xuyên; người có thẩm quyền quyết định đầu tư tổ chức kiểm tra ít nhất 1 lần đối
với các dự án có thời gian thực hiện dài hơn 12 tháng, kiểm tra khi điều chỉnh dự
án làm thay đổi địa điểm, quy mô, mục tiêu, vượt tổng mức đầu tư từ 30% trở
lên và các trường hợp khác cần thiết kiểm tra; cơ quan quản lý nhà nước về đầu
tư tổ chức kiểm tra theo kế hoạch hoặc đột xuất.
Bên cạnh đó, phải thực hiện đánh giá đầu tư đối với các dự án: Các dự án
nhóm B trở lên phải thực hiện đánh giá ban đầu và đánh giá kết thúc dự án; các
dự án có phân kỳ đầu tư theo giai đoạn phải thực hiện đánh giá giữa kỳ khi kết
thúc từng giai đoạn thực hiện. Người có thẩm quyền quyết định đầu tư và cơ
quan quản lý nhà nước về đầu tư quyết định thực hiện các loại đánh giá khác khi
cần thiết, phù hợp với yêu cầu và điều kiện cụ thể của từng dự án.
Đối với các dự án sử dụng nguốn vốn khác, các nội dung theo dõi chỉ được

chia thành 2 cấp là chủ đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư. Về nội


22
dung kiểm tra, người có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận (GCN) đầu tư sẽ kiểm
tra tiến độ thực hiện dự án; việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường, sử
dụng đất đai, sử dụng tài nguyên khoáng sản; việc thực hiện các nội dung quy
định tại GCN đầu tư; phát hiện và kiến nghị các cấp có thẩm quyền xử lý kịp
thời những khó khăn vướng mắc và sai phạm trong quá trình thực hiện dự án,
giám sát việc xử lý và chấp hành các biện pháp xử lý các vấn đề đã phát hiện.
Còn cơ quan quản lý nhà nước, ngoài các nội dung trên sẽ kiểm tra sự phù hợp
của dự án với các quy hoạch liên quan; việc chấp hành các chính sách, chế độ
quy định của nhà nước, của ngành và địa phương áp dụng cho dự án. Về đánh
giá dự án, đây không phải là nội dung bắt buộc mà chỉ khuyến khích chủ đầu tư
sử dụng các nguồn vốn khác thực hiện các đánh giá đầu tư. Ngoài ra, cơ quan
quản lý nhà nước về đầu tư chỉ quyết định việc tổ chức đánh giá khi cần thiết và
phù hợp với yêu cầu về quản lý hoạt động đầu tư.
Không thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo sẽ bị xử lý
Nghị định quy định cụ thể chế độ báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư cũng
như quy định chế tài nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm quy định về giám
sát, đánh giá đầu tư. Theo đó, các cơ quan thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư
báo cáo kịp thời các cấp có thẩm quyền những trường hợp vi phạm về quản lý
đầu tư thuộc cấp mình quản lý để xử lý đúng quy định. Các cơ quan thực hiện
giám sát, đánh giá đầu tư cố tình che giấu các trường hợp vi phạm về quản lý
đầu tư sẽ chịu trách nhiệm liên đới trước pháp luật về các sai phạm và hậu quả
gây ra.
Trong thời hạn quy định mà các Bộ, ngành, địa phương không gửi báo cáo
giám sát, đánh giá đầu tư thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ báo cáo Thủ tướng



23
Chính phủ và kiến nghị các hình thức xử lý thích hợp. Đối với các dự án sử
dụng 30% vốn nhà nước trở lên, chủ đầu tư không thực hiện đầy đủ chế độ báo
cáo thì cơ quan thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư cần báo cáo cấp có thẩm
quyền và kiến nghị các hình thức xử lý về hành chính (2 kỳ liền không có báo
cáo hoặc 3 kỳ không báo cáo, đề nghị hình thức cảnh cáo; 3 kỳ liền không có
báo cáo hoặc 6 kỳ không báo cáo, đề nghị chuyển công tác những người liên
quan). Các dự án không thực hiện báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư 2 kỳ liền
hoặc 3 kỳ trở lên trong năm trước sẽ không được ghi vốn kế hoạch năm sau. Các
cấp có thẩm quyền không được phép điều chỉnh dự án đầu tư/GCN đầu tư đối
với các dự án không thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư thường kỳ.
Có thể nói, Nghị định 113 được ban hành sẽ khắc phục những tồn tại của
công tác giám sát, đánh giá đầu tư và thống nhất cơ sở pháp lý để các cơ quan
quản lý nhà nước tổ chức giám sát, đánh giá toàn bộ hoạt động đầu tư thuộc
phạm vi quản lý của mình. Việc giám sát và đánh giá này có ý nghĩa rất quan
trọng để đồng vốn, nhất là đồng vốn nhà nước, được sử dụng đúng mục tiêu và
đảm bảo sự tăng trưởng chung của nền kinh tế.
Đánh giá về hiệu quả của Nghị định, vấn đề chính là những đơn vị và cá nhân
liên quan thực hiện như thế nào. Việc thực hiện phải nghiêm túc mới đảm bảo
việc tiền kiểm sang hậu kiểm hiệu quả. Chủ đầu tư là tập đoàn kinh tế nhà nước,
doanh nghiệp nhà nước phải theo dõi dự án của họ và báo cáo lên cấp trên. Qua
hệ thống đó, các cơ quan nhà nước biết được các dự án có sử dụng vốn nhà nước
được triển khai, sử dụng như thế nào. Mục đích của nghị định không phải là đợi
làm sai để xử lý, mà là phát hiện các sai phạm trong quá trình thực hiện để kịp
thời chấn chỉnh. Tức là phòng bệnh hơn chữa bệnh.


24
Việc giám sát và đánh giá này có ý nghĩa rất quan trọng để đồng vốn, nhất là
đồng vốn nhà nước, được sử dụng đúng mục tiêu và đảm bảo sự tăng trưởng

chung của nền kinh tế.
Chi phí giám sát, đánh giá đầu tư bao gồm các chi phí liên quan đến công tác
giám sát, đánh giá đầu tư ở các cấp. Cụ thể là, chi phí cho công tác giám sát,
đánh giá đầu tư do cơ quan quản lý nhà nước thực hiện được sử dụng từ nguồn
ngân sách nhà nước theo kế hoạch hàng năm của cơ quan thực hiện nhiệm vụ
này. Chi phí cho công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư do chủ đầu tư tự thực
hiện hoặc thuê tư vấn thực hiện được tính trong tổng mức đầu tư của dự án.
Định mức chi phí giám sát, đánh giá đầu tư và hướng dẫn việc quản lý, sử dụng
chi phí giám sát, đánh giá đầu tư sẽ do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ
Tài chính quy định.
1.2.2 Chủ trương, nghị quyết của của Đảng và các văn bản có nội dung liên
quan đến công tác kiểm tra, giám sát về đầu tư và xây dựng
1) Nghị quyết đại hội X đã xác định: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến
đấu của Đảng là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu phải phấn đấu thực hiện trong
nhiệm kỳ này”; Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, trang 258, nêu rõ:
Thực hiện đồng bộ, kiên quyết các giải pháp để phòng chống tham nhũng trong
bộ máy nhà nước…Tập trung chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra phòng chống tham
nhũng trong một số lĩnh vực trọng điểm, như: quản lý đất đai, đầu tư XDCB,
quản lý tài chính trong doanh nghiệp nhà nước; thu chi ngân sách nhà nước,
quản lý tài sản công; công tác quy hoạch, tuyển dụng, đề bạt, bố trí cán bộ.
2) Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, khoá X; Quyết định số 25-QĐ/TW ngày
24/11/2006 của Bộ Chính trị ban hành Hướng dẫn thực hiện các quy định về


25
công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng trong Chương VII và
Chương VIII Điều lệ Đảng, khoá X, tại Điều 33 có ghi: Việc thi hành kỷ luật
trong Đảng cần tập trung vào những vi phạm về quan điểm, đường lối…Cụ thể:
Những hành vi tham nhũng, buôn lậu của cán bộ, đảng viên ở bất kỳ cấp nào,
lĩnh vực nào; quan liêu, thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý để địa phương,

đơn vị mình trực tiếp phụ trách xảy ra lãng phí, tham nhũng…gây hậu quả
nghiêm trọng. Bản thân gây thiệt hại về kinh tế phải bồi hoàn nhưng cố ý không
bồi hoàn.
3) Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 21/8/2006 (Hội nghị lần thứ III, khoá X) của
BCH Trung ương Đảng “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
phòng, chống tham nhũng, lãng phí” Phần II, Mục 5, 6 chỉ rõ:
Chấn chỉnh công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản và hoạt động mua sắm
công. Các cấp uỷ đảng lãnh đạo thực hiện nghiêm túc Luật Đấu thầu và Luật
Xây dựng. Thực hiện công khai minh bạch trong quyết định, chủ trương đầu tư.
Nghiêm túc thực hiện quy định về đấu thầu xây dựng từ ngân sách nhà nước.
Ngăn chặn tình trạng người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, đơn vị tư vấn và nhà
thầu cùng một cơ quan đơn vị. Bố trí cán bộ có năng lực, phẩm chất làm nhiệm
vụ quản lý dự án. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra trong đầu tư xây
dựng từ ngân sách nhà nước…
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều
tra, truy tố, xét xử hành vi tham nhũng. Tập trung kiểm tra, thanh tra, kiểm toán
một số lĩnh vực trọng điểm, như: đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý đất đai, thuchi ngân sách, quản lý tài sản công và hệ thống ngân hàng thương mại.


×