Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Nâng cao chất lượng nhân lực tại Cục Kiểm tra sau thông quan Tổng cục Hải quan (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (697.51 KB, 93 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐỖ HUY TOÀN

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NHÂN LỰC TẠI CỤC KIỂM
TRA SAU THÔNG QUAN – TỔNG CỤC HẢI QUAN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

HÀ NỘI, 2017

HÀ NỘI - năm


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐỖ HUY TOÀN

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NHÂN LỰC TẠI CỤC KIỂM
TRA SAU THÔNG QUAN - TỔNG CỤC HẢI QUAN
Ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60.34.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học
TS. NGUYỄN TUẤN ANH



Hà Nội, 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn với đề tài “Nâng cao chất lượng nhân lực
tại Cục Kiểm tra sau thông quan - Tổng cục Hải quan” là công trình
nghiên cứu độc lập của riêng cá nhân tôi.
Luận văn kế thừa các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trước,
có sự bổ sung tư liệu mới và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình
nghiên cứu khoa học nào. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng.
TÁC GIẢ

Đỗ Huy Toàn

i


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG
NHÂN LỰC CỤC KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN – TỔNG CỤC HẢI
QUAN .............................................................................................................. 7
1.1.

Những vấn đề cơ bản về nhân lực ......................................................... 7

1.2.


Những vấn đề cơ bản về chất lượng nhân lực..................................... 10

1.3.

Khát quát về nhân lực Cục Kiểm tra sau thông quan ......................... 17

1.4.

Kinh nghiệm quốc tê về nâng cao chất lượng nhân lực Kiểm tra sau

thông quan và bài học rút ra cho Việt Nam .................................................... 23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NHÂN LỰC TẠI CỤC
KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN - TỔNG CỤC HẢI QUAN ................ 28
2.1.

Khái quát hoạt động của Cục Kiểm tra sau thông quan….................. 28

2.2.

Thực trạng chất lượng nhân lực tại Cục Kiểm tra sau thông quan –

Tổng cục Hải quan .......................................................................................... 37
2.3.

Thực trang nâng cao chất lượng nhân lực tại Cục Kiểm tra sau thông

quan…. ............................................................................................................ 47
2.4.

Một số kết quả đạt được qua công tác nâng cao chất lượng nhân lực tại


Cục Kiểm tra sau thông quan .......................................................................... 57
2.5.

Một số tồn tại cần khắc phục và nguyên nhân .................................... 60

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NHÂN
LỰC TẠI CỤC KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN ................................... 65
3.1.

Quan điểm, phương hướng, mục tiêu nâng cao chất lượng nhân lực tại

Cục Kiểm tra sau thông quan – Tổng cục Hải quan ....................................... 65
3.2.

Một số giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực tại Cục Kiểm tra sau

thông quan - Tổng cục Hải quan đến năm 2025 ............................................. 67
KẾT LUẬN .................................................................................................. 800
ii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Tên viết tắt
AFTA
ASEAN

Tên tiếng Anh (nếu có)

Tên tiếng Việt


Hiệp định thương mại tự do đa
ASEAN Free Trade Area phương giữa các nước trong
khối ASEAN
Association of South East Hiệp hội các Quốc gia Đông
Asian Nations
Nam Á

CBCC

Cán bộ công chức

Charge equivalent to an Hiệp định chương trình thuế
internal tax imposed
quan ưu đãi có hiệu lực chung
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng
C/O
Certificate of origin
hóa
Công nghiệp hóa - Hiện đại
CNH - HĐH
hóa
CNTT
Công nghệ thông tin
DN
Doanh nghiệp
DNƯT
Doanh nghiệp ưu tiên
General Agreement on Hiệp ước chung về thuế quan
GATT

Tariffs and Trade
và mậu dịch
GDP
Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
Harmonized System
HS code
Mã phân loại của hàng hóa
Codes
KTSTQ
Kiểm tra sau thông quan
NSW
National Single Window Cơ chế một cửa quốc gia
Trans
Pacific Đối tác kinh tế chiến lược
TPP
Partnership Agreement
xuyên Thái Bình Dương
VAT
Value Added Tax
Thuế giá trị gia tăng
Vietnam
Automated Hệ thống thông quan tự động/
VNACCS/VCIS Cargo
And
Port Hệ thống cơ sở dữ liệu thông
Consolidated System
tin nghiệp vụ
CEPT

XNK


Xuất nhập khẩu

iii


DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Biểu đổ 2.1. Cơ cấu tổ chức Cục Kiểm tra sau thông quan ........................... 32
Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ phần trăm về giá trị kim ngạch năm 2016 ......................... 34
Bảng 2.1. Bảng kết quả thu ngân sách nhà nước của lực lượng KTSTQ ....... 34
Bảng 2.2. Biến động nhân lực giai đoạn 2014-2016 ...................................... 37
Bảng 2.3. Thống kê cơ cấu giới tính, độ tuổi giai đoạn 2014-2016 ............... 39
Bảng 2.4. Số lượng và cơ cấu trình độ học vấn CBCC của Cục Kiểm tra sau
thông quan ....................................................................................................... 41
Bảng 2.5. Số lượng CBCC Cục Kiểm tra sau thông quan theo chuyên môn
năm 2016 ......................................................................................................... 43
Bảng 2.6. Số lượng Đảng viên và Đảng viên mới 2014-2016 ........................ 46
Bảng 2.7. Cơ cấu theo trình độ nhân lực tuyển mới tại Cục Kiểm tra sau
thông quan năm 2014-2016 ............................................................................ 48
Bảng 2.8. Đánh giá về công tác sử dụng lao động…………………………..51
Bảng 2.9: Đánh giá về hoạt dộng đánh giá nhân viên………………………52
Bảng 2.10. CBCC Cục KTSTQ quan tham dự các khóa đào tạo, bồi dưỡng..52
Bảng 2.11: Mức thưởng cho các cá nhân và tập thể đạt các danh hiệu thi
đua………………………………………………………………………….55
Bảng 2.12: Mức chi khám chữa bệnh, đồng phục hàng năm ……………….57

iv


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, với tốc độ toàn cầu hóa phát tiển mạnh mẽ của
nền kinh tế thế giới, quan hệ giao lưu kinh tế giữa các quốc gia cũng ngày
càng gia tăng. Thương mại quốc tế đã thật sự trở thành động lực phát triển của
mỗi quốc gia cũng như của nền kinh tế thế giới. Thương mại quốc tế phát
triển dẫn đến sự ra đời của các hiệp định thương mại quốc tế song phương và
đa phương (Ví dụ: GATT, CEPT...) đòi hỏi giảm bớt thủ tục phiền hà, giải
phóng hàng hóa ra khỏi các cửa khẩu hải quan càng nhanh càng tốt.
Kinh nghiệm thực tế của Hải quan các nước cho thấy nếu chỉ dừng công
việc kiểm tra của hải quan tại cửa khẩu thì không những không thể phát hiện
và ngăn chặn các trường hợp cố ý gian lận mà còn gây phiền phức, ách tắc
cho hoạt động xuất nhập khẩu. Đứng trước thực tế đó ngành Hải quan cần
phải tăng cường hiệu lực công tác của mình bằng cách áp dụng những biện
pháp nghiệp vụ kéo dài thời hiệu kiểm tra, mở rộng phạm vi và đối tượng
kiểm tra kiểm soát... Biện pháp nghiệp vụ thỏa mãn các yêu cầu này chính là
Kiểm tra sau thông quan (KTSTQ).
Thực chất kiểm tra sau thông quan là việc kiểm tra tính xác thực của các
thông tin do người hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đã khai báo với hải
quan thông qua việc kiểm tra các chứng từ thương mại, ngân hàng, kế toán...
có liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu. Xuất phát từ yêu cầu nghiệp vụ
này mà Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) và Hải quan các nước gọi nghiệp
vụ này là Kiểm tra sau thông quan (hoặc Kiểm toán Hải quan).
Trong công tác cải cách, phát triển và hiện đại hóa ngành Hải quan,
nhằm đáp ứng được khối lượng hàng hóa cần phải kiểm tra tăng lên và thời
gian lưu trữ hàng hóa để kiểm tra bị rút ngắn lại, thì một trong những mối
quan tâm hàng đầu của ngành Hải quan nói chung và Cục Kiểm tra sau thông
1


quan nói riêng là nâng cao chất lượng nhân lực. Đặc biệt khi nước ta đang

trong quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, áp lực đối với
ngành Hải quan là rất lớn, yêu cầu đội ngũ nhân lực của ngành Hải quan ngày
càng phải được nâng cao về chất lượng để đáp ứng các nhu cầu thực tế.
Thực tế cho thấy, nhân lực tại Cục Kiểm tra sau thông quan - Tổng cục
Hải quan chưa thực sự đáp ứng được với yêu cầu, nhiệm vụ của sự nghiệp đổi
mới. Điều đó là do nhiều nguyên ngân, nhưng một trong những nguyên nhân
chính là do những bất cập trong việc tuyển dụng, sử dụng, đào tạo đội ngũ cán
bộ công chức. Nằm trong thực tế chung của đất nước, Cục Kiểm tra sau thông
quan - Tổng cục Hải quan không tránh khỏi những bất cập trong xây dựng và
sử dụng nhân lực. Cụ thể là tình trạng chưa bố trí công việc phù hợp theo sở
trường, năng lực của mỗi cá nhân; chất lượng nhân lực chưa đáp ứng được
yêu cầu công việc; cơ sở vật chất phục vụ còn hạn chế; cộng với công tác đào
tạo, bồi dưỡng chưa gắn với nhu cầu sử dụng... vẫn còn xảy ra.
Xuất phát từ những luận điểm trên, trên cơ sở vận dụng những kiến thức
khoa học đã được học trong nhà trường với kinh nghiệm công tác thực tiễn
của bản thân, tác giả đã chọn đề tài “Nâng cao chất lượng nhân lực tại Cục
Kiểm tra sau thông quan - Tổng cục Hải quan” làm đề tài luận văn thạc sỹ.
Luận văn này tập trung đi sâu nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng, đề
xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần nâng cao chất lượng nhân lực
tại Cục Kiểm tra sau thông quan - Tổng cục Hải quan, đáp ứng và phù hợp
với tình hình thực tiễn tại Cục Kiểm tra sau thông quan - Tổng cục Hải quan
hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nâng cao chất lượng nhân lực là một vấn đề rất quan trọng, do đó đã thu
hút không ít sự quan tâm các nhà quản lý, các nhà khoa học, đặc biệt các nhà
nghiên cứu chuyên về quản trị nhân lực của các viện, các trường đại học… ở
2


Việt Nam cũng như tất cả các quốc gia trên thế giới. Đã có rất nhiều công

trình khoa học được công bố trên các sách báo, tạp chí, như:
Nhân lực chất lượng cao – những khó khăn và thách thức, NXB Khoa
học xã hội (2008) của Lê Văn Mạc, Đại học Thương Mại.
Luận án của TS. Nguyễn Kim Diện “Nâng cao chất lượng đội ngũ công
chức hành chính Nhà nước tình Hải Dương” (2008) đã tổng hợp và phân tích
các bài học kinh nghiệm về nâng cao chất lượng nhân lực của các nước tiên
tiến trên thế giới và các nước trong khu vực.
Quản trị nguồn nhân lực (Human resoures management) của các tác giả
Geogre T.Milkovich, John W.Boudreau (2006), NXB Thống kê đã đề cập tới
những lý thuyết về quản trị trong các tổ chức nói chung.
Quản trị nguồn nhân lực theo định hướng tổng thể, tác giả M.Hilb
(2001), NXB Thống kê, tác phẩm đề cập đến vấn đề về quản trị nguồn nhân
lực trong tổ chức.
Tuy nhiên, vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu cụ thể và chuyên sâu về
chủ đề Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Cục Kiểm tra sau thông quan
– Tổng cục Hải quan.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Phân tích thực trạng, nhu cầu trong giai đoạn hiện nay đề xuất các giải
phát nâng cao chất lượng nhân lực tại Cục Kiểm tra sau thông quan - Tổng
cục Hải quan trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ
Để hoàn thành mục tiêu chung đặt ra, đề tài tập trung giải quyết một số
mục tiêu cụ thể như sau:
Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản, nghiên cứu các vấn đề thực
tiễn chung để làm rõ khái niệm chất lượng nhân lực.
3


Phân tích thực trạng chất lượng nhân lực tại Cục Kiểm tra sau thông quan

– Tổng cục Hải quan, qua đó thấy được những ưu điểm và tìm ra nguyên nhân
dẫn tới những hạn chế về chất lượng nhân lực tại Cục Kiểm tra sau thông quan
– Tổng cục Hải quan.
Nghiên cứu kinh nghiệm thực tế của một số nước trên thế giới để rút ra
bài học thực tiễn đối với Việt Nam trong hoạt động KTSTQ.
Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nhân lực tại Cục Kiểm
tra sau thông quan – Tổng cục Hải quan.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chất lượng nhân lực tại Cục Kiểm tra
sau thông quan - Tổng cục Hải quan.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Luận văn nghiên cứu về chất lượng nhân lực tại Cục Kiểm
tra sau thông quan - Tổng cục Hải quan.
Nội dung: Chất lượng nhân lực tại Cục KTSTQ - Tổng cục Hải quan.
Thời gian: Thu thập dữ liệu trong những năm gần đây từ 2014 - 2016 và
đề xuất các giải pháp đến năm 2025.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
5.1. Về mặt lý luận
Phân tích và đánh giá một số các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng nhân
lực, khảo sát để chứng mình sự ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng tại các nhân
tố đến chất lượng nhân lực.
Phân tích bài học kinh nghiệm của một số nước trong việc nâng cao chất
lượng nhân lực.

4


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full

















×