Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần tập đoàn công nghiệp thiên phú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.76 KB, 10 trang )

BÀI THUYẾT TRÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ
Đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công
ty cổ phần Tập đoàn công nghiệp Thiên Phú”
Học viên thực hiện: Nguyễn Long Giang
Lớp: CH2011.B4 khoá 20
Slide
1
&
2

Nội dung
Kính thưa PGS.TS Trần Xuân Hải - Chủ tịch Hội đồng
Kính thưa các thầy trong hội đồng cùng toàn thể các quý
vị.
Em xin được giới thiệu em tên là Nguyễn Long Giang,
hiện đang công tác tại Công ty TNHH Kiểm toán Đại DươngOceanAudit.
Sau đây, em xin được trình bày tóm tắt luận văn: “Giải
pháp nần cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty CP Tập đoàn
Công nghiệp Thiên Phú”.
Trong quá trình hội nhập và phát triển của đất nước luôn
gắn liền với sự phát triển của doanh nghiệp. Để bảo toàn, phát
triển vốn, tối đa hóa lợi nhuận đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự
đổi mới, đa dạng hóa sản, nâng cao chất lượng dịch vụ và phải
quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cao nhất.
Thời gian vừa qua, việc đầu tư ngoài nghành, dàn trải của
nhiều tập đoàn, doanh nghiện đã dẫn đến rủi ro về vốn, thất
thoát vốn là bài học cần thiết đòi hỏi doanh nghiệp phải quan
tâm nhiều hơn trong quá trình quản lý và sử dụng vốn.
Vậy, làm thế nào để sử dụng vốn cho hiệu quả, làm sao
1



để đồng vốn sinh lời tốt nhất là câu hỏi luôn thường trực, là sự
trăn trở của người lãnh đạo, nhà đầu tư trước bối cảnh kinh tế
đất nước đang gặp nhiều khó khăn đã ảnh hưởng tới hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc sử dụng hiệu quả
vốn kinh doanh không những giúp doanh nghiệp bảo toàn, phát
triển vốn mà còn giúp doanh nghiệp đón nhận được những cơ
hội kinh doanh tốt, gia tăng qui mô doanh nghiệp.
Từ những nghiên cứu lý luận và áp dụng thực tiễn công
tác quản lý và sử dụng vốn tại Công ty CP Tập đoàn Công
nghiệp Thiên Phú phải đối mặt với môi trường kinh doanh đầy
biến động như hiện nay, em thấy được xu hướng và tầm quan
trọng của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và đã chọn đề tài
“Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty CP
Tập đoàn Công nghiệp Thiên Phú” làm đề tài luận văn thạc
sỹ.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm ba
chương:
Chương 1: Lý luận chung về vốn kinh doanh và hiệu quả sử
3

dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại
Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghiệp Thiên Phú.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công

4

ty Cổ phần Tập đoàn Công nghiệp Thiên Phú.
Sau đây là những nội dung và kết quả nghiên cứu chính của

từng chương như sau:
Chương 1, em trình bày các lý luận cơ bản về vốn kinh doanh
và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp với các
2


nội dung chính:
1.1. Vốn KD và vai trò của vốn đối với hoạt động DN
1.2. Hiệu quả vốn doanh của doanh nghiệp
1.3. Những nhân tố tác động đến hiệu quả vốn KD của DN
Trong chương này em trình bày khái niệm vốn KD và phân
loại vốn theo các tiêu thức khác nhau để làm rõ bản chất VKD
của DN. Phần Hiệu quả sử dụng vốn, em trình bày các chỉ tiêu
và công thức tính đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ, VCĐ và
khả năng thanh toán. Phần này em cũng trình bày các nhân tố
tác động đến hiệu quả sử dụng vốn của DN như: nt con người,
cơ cấu vốn, chi phí vốn, trình độ quản lý, các yếu tố về môi
trường kinh tế, chính sách vĩ mô, Thị trường, Tiến bộ khoa học
kỹ thuật…
5

Qua phần nghiên cứu các lý luận cơ bản ở chương 1 giúp
em có cơ sở để đánh giá “Thực trạng vốn kinh doanh và Hiệu
quả sử dụng vốn tại Công ty CP TĐ Công nghiệp Thiên Phú “
được trình bày ở chương chương 2. với 03 nội dung chính:
2.1. Giới thiệu một số nét về Công ty CP TĐ Công nghiệp
Thiên Phú.
2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Cổ phần Tập
đoàn Công nghiệp Thiên Phú (2009-2012).
2.3. Đánh giá về thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của Công ty

Cổ phần Tập đoàn Công nghiệp Thiên Phú.
Phần đầu của Chương 2, em trình bày khái quát về CTCP
TĐ Công nghiệp Thiên Phú qua quá trình hình thành và phát
triển, lĩnh vực hoạt động, mô hình tổ chức và kết quả sản xuất
3


kinh doanh của Công ty.
Trong chương này, Phần thực trạng hiệu quả sử dụng vốn
(2009-2012), em xem xét cơ cấu vốn của Công ty có tỷ trọng
6

VLĐ lớn, chiếm từ 96-97% qua các năm, cơ cấu nguồn vốn có
tỷ trọng nợ phải trả chiếm từ 73-90% ở các năm, Vốn CĐ được
tài trợ hoàn toàn bằng vốn chủ sở hữu.
Để xem xét hiệu quả sử dụng vốn lưu động, em sử dụng
các chỉ tiêu hệ số thanh toán để xem xét và các chỉ tiêu chủ yếu
ở Bảng 2.8. Ở đây cho thấy 2 chỉ tiêu vòng quay các khoản

7

phải thu và vòng quay hang tồn kho nhỏ, đến năm 2012 là thấp
nhất cho thấy hiệu quả sử dụng vốn ở 2 khoản mục này chưa
tốt.
Để xem xét hiệu quả sử dụng vốn CĐ, em sử dụng các chỉ

8

tiêu tại bảng 2.9. Qua số liệu cho thấy hiệu suất và hệ số sinh
lời của TSCĐ là cao, hiệu quả bởi do tỷ trọng của TSCĐ rất


9

thấp, phần lớn Công ty đi thuê Máy móc, TB để thi công.
Từ việc xem xét cơ cấu vốn và hiệu quả sử dụng vốn CĐ,
VLĐ, em xin đưa ra đánh giá về những kết quả đã đạt được,
những mặt hạn chế và nguyên nhân.

4


- Về những kết quả đạt được:
• Thứ nhất, Tình hình đảm bảo nguồn vốn hợp lý, tài sản
dài hạn được tài trợ bằng nguồn vốn chủ sở hữu.
• Thứ hai, Khả năng thanh toán tốt, Hệ số KNTT NH >1,
Hệ số KNTT nhanh>0,5.
10

• Thứ ba, Hiệu suất sử dụng vốn cao, hệ số tự tài trợ tốt.
• Thứ tư, Hiệu quả kinh doanh tốt, lợi nhuận ở mức khá
cao, các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn rất khả quan.
• Thứ năm, Công ty ký kết được nhiều hợp đồng, có mối
quan hệ tốt với khách hàng.
• Thứ sáu, Chấp hành chính sách, pháp luật, tình hình quản
trị vốn được cải thiện.

11
-Về hạn chế:
• Thứ nhất, Cơ cấu nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn
trong nợ phải trả làm giảm hệ số an toàn tài chính của

công ty.
• Thứ hai, Công tác dự báo thị trường chưa tốt, chưa
linh hoạt, công ty gặp khó khăn khi thị trường BĐS lao
dốc.
• Thứ ba, Các khoản phải thu ở mức cao, bị chiếm dụng.
• Thứ tư, Hàng tồn kho lớn, đọng vốn, phát sinh chi phí
quản lý, bảo quản.
• Thứ năm, Máy móc thi công chủ yếu là đi thuê làm
5


giảm tính chủ động trong sản xuất kinh doanh.
• Thứ sáu, Hạn chế bởi chính các hạn chế chung của thị
trường.

- Về Nguyên nhân em phân tích nguyên nhân chủ quan
và nguyên nhân khách quan:
* Về nguyên nhân chủ quan:
• Thứ nhất, Thiếu cán bộ có năng lực trong công tác dự báo
và phân tích sự biến động của thị trường, huy động vốn.
• Thứ hai, Việc thẩm định khả năng trả nợ khách hàng chưa
tốt, hồ sơ thanh quyết toán thực hiện chậm.
• Thứ ba, Việc nghiệm thu, bàn giao công trình chưa thực
hiện tốt, tồn đọng hàng tồn kho phải quản lý, bảo quản.
• Thứ tư, Kế hoạch sản xuất chưa tốt, bị động trong việc
12

lựa chọn giữa mua sắm và đi thuê máy móc, thiết bị thi
công.
• Thứ năm, Trình độ nhân viên còn thấp, bộ máy quản lý

còn cồng kềnh, sự phối hợp gặp nhiều bất cập.
* Về nguyên nhân khách quan:
• Thứ nhất, Thị trường bất động sản rơi vào khủng
hoảng làm cho dòng vốn bị đóng băng.
• Thứ hai, Nền kinh tế gặp khó khăn gây nên sự biến

13

động về giá cả nguyên vật liệu.
• Thứ ba, Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Sự phát triển
của công nghệ đòi hỏi SP không ngừng cải tiến.
• Thứ tư, Hệ thống VBPL trong XDCB hay thay đổi, các
CĐT đưa ra nhiều thủ tục quyết toán rườm rà.
6


Kính thưa các thầy cô! Vừa rồi em đã trình bày xong phần
phân tích đánh giá thực trạng ở chương 2, qua đó rút ra được
những kết quả, những hạn chế và nguyên nhân làm cơ sở đề ra
các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty CP
Tập đoàn CN Thiên Phú được trình bày ở chương 3. Trong
14

Chương 3 em đề cập đến những nội dung nghiên cứu chính
gồm:
3.1.Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty CP Tập
đoàn Công nghiệp Thiên Phú
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty CP
Tập đoàn Công nghiệp Thiên Phú.


7


Trên cơ sở mục tiêu, định hướng và kế hoạch sản xuất
kinh doanh năm 2014, 2015, Em đưa ra 2 nhóm giải pháp
chính và 1 nhóm giải pháp chung như sau:
3.2.1. Nhóm Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ
• Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ, cải thiện tình hình
thanh toán.
• Tăng cường công tác quản lý VLĐ trong khâu sản
xuất.
• Thực hiện tốt công tác dự toán ngân quỹ.
• Thực hiện tốt công tác quản lý HTK và tăng tốc độ

15

luân chuyển HTK.
3.2.2. Nhóm Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố
định
• Lựa chọn PP trích KH và sử dụng quỹ KH hợp lý.
• Nâng cao chất lượng đầu tư đổi mới TSCĐ.
• Nâng cao hiệu suất sử dụng TSCĐ.
3.2.3. Nhóm giải pháp chung
• Chủ động kế hoạch huy động vốn và sử dụng vốn.
• Nâng cao chất lượng các công trình xây lắp, tiết kiệm
16

tối đa chi phí sản xuất.
• Các giải pháp khác:
- Tăng cường vai trò của quản trị tài chính DN;

- Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán và phân tích tài
chính;
- Tăng cường công tác đào tạo và bồi dưỡng CBCNV.
Do thời gian có hạn, em xin trình bày 01 giải pháp có ý
nghĩa quan trọng trong giai đoạn hiện nay, đó là giải pháp “đẩy
mạnh Công tác thu hồi công nợ, cải thiện tình hình thanh
toán”, em tóm tắt cụ thể:
8


+ Xây dựng qui trình, qui định nội bộ về quản lý công nợ
phải thu, phân loại đối tượng khách hàng, phân loại tuổi nợ,
phân tích khả năng thanh toán và mức độ tín nhiệm của khách
hàng. Xây dựng các biện pháp thu hồi công nợ tương ứng với
các trường hợp cụ thể, qui định rõ trách nhiệm, nhiệm vụ cho
các nhân viên tham gia thu hồi nợ. Bên cạnh đó cũng cần đào
tạo kỹ năng, phương pháp đòi nợ.
+ Có các chính sách chiết khấu thanh toán, ưu đãi dịch vụ
để khuyến khích khách hàng thanh toán sớm, đồng thời tính lãi
các khoản nợ quá hạn, nợ dây dưa theo qui định của pháp luật.
Điều hành lãi suất linh hoạt trên cơ sở tuân thủ chỉ đạo của
Hội sở chính và bám sát diễn biến lãi suất thị trường.
+ Khi giao dịch và ký kết hợp đồng, cần thương thảo và
qui định rõ ràng, cụ thể về phương thức và tiến độ thanh toán,
đặc biệt các điều khoản phạt vi phạm thanh toán và giải quyết
tranh chấp trong thanh toán cần chặt chẽ theo qui định của
pháp luật.
+ Nghiên cứu đặc điểm từng công trình, nguồn vốn tài
trợ cho công trình, dự đoán tiến độ giải ngân để có các thỏa
thuận trong thương thảo, có kế hoạch thi công xây lắp sao cho

khối lượng hoàn thành phù hợp với tiến độ giải ngân. Từ đó có
các phương pháp thực hiện thủ tục nghiệp thu, thanh toán
quyết toántối ưu, tránh đọng vốn.
+ Các khoản công nợ khó đòi và các khoản nợ có tín
hiệu khó đòi cần được quản lý đặc biệt, đối chiếu thường
xuyên, hoàn thiện tài liệu giao kết và xác định nợ. Từ đó có các
9


biện pháp tích cực thu hồi nợ, thậm chí khởi kiện ra tòa án để
nhằm mục đích thu dứt điểm khoản nợ đọng khó đòi này..
Kính thưa hội đồng! Trên đây là toàn bộ phần trình bày
tóm tắt luận văn cuối khóa của em. Do vừa nghiên cứu vừa
công tác, các hạn chế bởi thời gian nghiên cứu và kiến thức,
nên luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong
được sự góp ý của các thầy cô, các nhà khoa học cùng toàn thể
các quý vị để luận văn của em được hoàn thiện hơn. Một lần
nữa em xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Thị Phương
Liên đã tận tình hướng dẫn em trong thời gian qua. Em xin
cảm ơn các thầy trong hội đồng, quý vị và các bạn đã chú ý
lắng nghe.

10



×