Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

hướng dẫn ôn tập và làm bài thi pháp luật đại cương hệ cao đẳng chính quy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.06 KB, 10 trang )

ời tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định và 50% giá trị của
phần vượt quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định, phần giá trị
còn lại thuộc Nhà nước.
+ Vật bị đánh rơi, bị bỏ quên là di tích lịch sử, văn hoá mà sau một năm, kể từ
ngày thông báo công khai, không xác định được chủ sở hữu hoặc không có
người đến nhận thì vật đó thuộc Nhà nước; người nhặt được vật đó được hưởng
một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật.
PHẦN IV: LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
Ở chuyên ngành luật này sinh viên cần nắm vững các kiến thức về các nội dung
cơ bản của Luật Hôn nhân và gia đình:
- Kết hôn: các điều kiện kết hôn, chấm dứt hôn nhân
- Quyền sở hữu tài sản chung, riêng giữa vợ và chồng.
PHẦN V: LUẬT HÌNH SỰ
1. Câu hỏi tự luận của Phần Luật Hình sự:
- Các dấu hiệu đặc trưng của Tội phạm


2. Bài tập liên quan.
Bài tập 1: A và B cãi nhau, A dùng dao thường chém B một nhát, gây
thương tích cho B với tỷ lệ thương tật là 7%, A cho rằng mình đã phạm tội cố ý
gây thương tích nên đã đến cơ quan Công an tự thú. Hỏi A có vi phạm pháp luật
hình sự không?
Đáp Trường hợp này BLHS không quy định là tội phạm nên A không phải chịu
TNHS. Là trường hợp một người khi thực hiện hành vi cho rằng hành vi của mình
là tội phạm nhưng BLHS không quy định đó là tội phạm thì họ không phải chịu
TNHS. Tuy nhiên A vi phạm pháp luật hành chính
Bài tập 2: Nam là học sinh lớp 9, năm nay Nam đủ 14 tuổi tròn. Nam cùng với
nhóm bạn cùng lớp đi hát karaoke. Do mâu thuẫn với một số thanh niên trong
phòng hát karaoke,Nam cùng nhóm bạn đã đánh một số người bị thương nặng.
Hỏi A có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
Đáp: Điều 12 (2) Bộ luật hình sự Việt Nam quy định: “Người đủ 14 tuổi trở lên,


nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm
trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Điều 104 BLHS, Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ người
khác Việt Nam quy định: “ Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 30% đến 60% thì bị phạt tù từ 2
năm đến 7 năm” ( khoản 2).
Như vậyNamđã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Còn mức độ nguy hiểm của
hành vi đánh người củaNamvà nhóm bạn có đủ để cấu thành tội cố ý gây thương
tích theo điều 104 BLHS hay không còn phụ thuộc vào kết quả giám định xem tỷ
lệ thương tật là bao nhiêu phần trăm. Ví dụ, tỷ lệ thương tật của người bị hại là
29% thì Nam không chịu trách nhiệm hình sự, mà bị xử lý bằng biện pháp hành
chính, ví dụ đưa Nam đi giáo dục tại Trường Giáo dưỡng của Bộ Công an.
Bài tập 3: Xác định cấu thành vi phạm pháp luật.
A 30 tuổi, nhận thức bình thường. B là hàng xóm của A. Do giữa hai người là
có nhà liền kề nhau nên đã có nhiều lần có mâu thuẫn và tranh chấp về đất đai.
Vào lúc 22h00’ ngày 07/04/2010 trong một lần cãi nhau về việc tranh chấp này A
cho rằng B xây lấn sang đất Nhà, anh B đã bị anh A dùng gậy đánh thương tích
với tỉ lệ thương tích sức khỏe là 25%. Hành vi của anh A đã bị bắt giữ và xử lý
trước pháp luật. Hỏi: Xác định vi phạm pháp luật của anh A? Phân tích cấu thành
của vi phạm pháp luật trên?
Đáp: Hành vi của A Cấu thành tội phạm tội “Cố ý gây thương tích” theo điều
104 BLHS trong trường hợp này như sau:
1. Khách thể của tội phạm:
Hành vi cố ý gây thương tích xâm phạm đến sức khoẻ, thân thể của người khác,
xâm hại đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể và sức khoẻ của con người. Cụ
thể là xâm phạm đến tính mạng sức khỏe của B mà Nhà nước bảo vệ.
2. Mặt khách quan của tội phạm:
- Hành vi khách quan: Là hành vi cố ý dùng gậy đánh người khác, gây tổn hại cho
sức khoẻ của người đó.
- Hậu quả: Gây thương tích (hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ) người khác 25%.

- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả nguy hiểm: Hành vi
dùng gậy đánh là nguyên nhân trực tiếp gây ra tổn hại 25% sức khoẻ của người


khác.
- Công cụ phạm tội: Chiếc gậy là công cụ phạm tội
3. Mặt chủ quan của tội phạm:
- là cố ý trực tiếp: A nhận thức rõ tính chất của hành vi dùng gậy đánh người là
nguy hiểm, hành vi đó có thể gây ra tổn hại cho sức khoẻ của B và A mong muốn
gây ra tổn hại cho sức khoẻ của B.
4. Chủ thể của tội phạm:
A là người đã thành niên, có đủ năng lực trách nhiệm hình sự chịu trách nhiệm
về hành vi cố ý gây thương tích của mình.



×