Tải bản đầy đủ (.pptx) (41 trang)

Đặc điểm hoạt động nhận thức của thiếu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.89 MB, 41 trang )

Đặc điểm hoạt động nhận thức của
thiếu niên.


Đặc trưng nổi bật trong hoạt động nhận thức
của thiếu niên.
+Tính mục đích, tính chủ định phát triển mạnh trong tất
cả các quá trình nhận thức.
+ Tri giác
+ Trí nhớ
+ Chú ý
+ Tư duy
+ Tưởng tượng


Tri Giác


Khái niệm
Tri giác là quá trình tâm lý phản ảnh một cách trọn vẹn các thuộc tính của sự vật, hiện tượng khi chúng trực tiếp tác động vào giác quan. Là quá trình phản ảnh trong ý thức con người về những
sự vật hiện tượng khi chúng tác động trực tiếp vào cơ quan cảm giác.
Tri giác hình thành từ cảm giác nhưng được phát triển lên.
Tri giác là sự phản ảnh cao hơn so với cảm giác, phản ảnh một cách tổng hợp các thuộc tính của sự vật hiện tượng cho một hình ảnh trọn vẹn trên não bộ.
Cảm giác tri giác là những nhận thức cảm tính là những nhận thức ban đầu và có những
đặc điểm chung:
-   Trực quan cụ thể.
-   Đơn lẻ.
-   Trực tiếp bằng cảm giác
Phân loại tri giác
Có nhiều cách phân loại của tri giác. Thông thường sử dụng một số cách phân loại sau đây :
-          Dựa vào bộ máy phân tích nào giữ vai trò chính, trực tiếp tham gia vào quá trình tri giác có thể chia thành :


+Tri giác nhìn .
+Tri giác nghe
+Tri giác ngửi
+Tri giác sờ mó
+Tri giác nếm
-   Dựa vào tính tích cực của con người khi tri giác ( tri giác có mục đích, có kế hoạch hay không…) có thể chia thành tri giác có chủ định và tri giác không chủ định.
-   Dựa vào hình thức tồn tại của sự vật hiện tượng có thể chia ra ba loại tri giác sau:
 
+ Tri giác các thuộc tính không gian của đối tượng như hình dáng, độ lớn, vị trí, khoảng cách của sự vật hiện tượng . Trong tri giác này có sự kết hợp của nhiều yếu tố như các cảm giác; trạng thái
tâm lý, kinh nghiệm của chủ thể; điều kiện và hoàn cảnh xung quanh và cơ sở sinh lý thần kinh nhất là cơ chế nhìn bằng hai mắt…Đôi khi gặp những ảo giác trong loại tri giác này, ví dụ nhìn cái
thìa trong cốc nước như bị gẫy; nhìn hai đường thẳng song song trên nền các đường chéo cắt nhau, chúng không còn song song nữa.
-   Tri giác các thuộc tính thời gian: cho biết diễn biến tồn tại nhanh, chậm, liên tục của sự vật hiện tượng.Chịu sự chi phối của nhiều yếu tố như quá trình sinh học , nhịp điệu sinh học của cơ thể (
hô hấp, tuần hoàn, đói no, thức ngủ:). Chịu sự chi phối của chu kỳ thiên nhiên của môi trường.
Các ảo giác thời gian : “Ngày vui ngắn chẳng tày gan
Ba thu dồn lại một ngày dài ghê”
Trong cùng một khoảng thời gian, nếu sự vật diễn biến muôn hình, muôn vẻ có nhiều hoạt động hấp dẫn thì cảm giác thời gian trôi nhanh; trái lại, nếu công việc buồn tẻ, hoặc phải chờ đợi…thì ta
lại thấy thời gian trôi chậm chạp.
-   Tri giác các thuộc tính vận động : cho biết sự vận động của sự vật hiện tượng, mối quan hệ giữa thời gian và không gian, phương hướng, tốc độ của sự vật hiện tượng . Nó quan hệ chặt chẽ với
tri giác thời gian, không gian và phụ thuộc vào sự chuyển độngcủa đối tượng, của chủ thể, của thể giới xung quanh.
Các ảo giác tri giác vận động thường gặp khi nhìn 2 máy bay ở cùng tốc độ nhưng chiếc
ở độ cao hơn dường như bay chậm hơn .
Ba loại tri giác trên đây thường có liên quan mật thiết , bổ sung cho nhau giúp con người tri giác trọn vẹn sự vật hiện tượng và thế giới khách quan. Sự phát triển các loại tri giác này phụ thuộc
vào kinh nghiệm và hoạt động thực tiễn của con người.
- See more at: />

Tri giác có chủ định dần thay thế tri giác không chủ
định.
+ Tri giác không gian
+ Tri giác thời gian
+ Tri giác vận động

+ Tri giác con người
 Phát triển mạnh.



Tuy nhiên, tri giác của các em còn nhiều hạn chế:
+ Hấp tấp
+ Vội vàng
+ Tính tổ chức
+Tính hệ thống


Giáo viên cần chú ý rèn luyện khả năng quan
sát của các em thông qua các giờ giảng lí
thuyết, thực hành và các hoạt động ngoại
khóa.


Trí nhớ


Trí nhớ có chủ định nổi bật lên.
+Trí nhớ từ ngữ.
+Trí nhớ logic
 Phát triển mạnh




Các em cũng chưa hiển đúng vai trò của ghi nhớ máy móc, coi đó

là học vẹt nên xem thường, vì thế không nhớ tài liệu chính xác.


Các em có khuynh hướng tái hiện bằng ngôn ngữ của chính
mình, chống lại yêu cầu của giáo viên khi bị bắt học thuộc
lòng từng câu chữ. Tuy nhiên nếu chưa thuần thục trong
cách ghi nhớ và tái hiện nên rất dễ mắc sai sót.



Tư duy.





Tư duy bằng các giả thuyết là công cụ đặc biệt
của suy luận khoa học.




Trên thực tế tư duy của thiếu niên
phát triển không đồng đều.
+Có những em phát triển tư duy đạt chuẩn của độ
tuổi
+có những em tư duy còn bộc lộ nhiều hạn chế.
+Một số em thuộc bài nhưng không hiểu bài



+Một số em nhận biết nhận biết dấu hiệu bên
ngoài của khái niệm dễ hơn bản chất của nó. Các
em hiểu được dấu hiện bản chất nhưng nhiều
lúc chưa phân biệt được nó trong những hoàn
cảnh khác nhau.
+Một số em gặp khó khăn khi phân tích mối liên
hệ nhân quả.



×