Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

Quản trị rủi ro nợ khó đòi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (783.1 KB, 41 trang )

Trường Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh
Chương trình Đào tạo Đặc biệt
---oOo---

Đề tài nghiên cứu

CHƯƠNG TRÌNH
QUẢN TRỊ RỦI RO NỢ KHÓ ĐÒI
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP

GVHD: Ts. Ngô Quang Huân
Nhóm thực hiện: Nhóm R.I.P
Lớp: TC06ĐB

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2009


Quản trị rủi ro nợ khó đòi

Nhóm R.I.P

DANH SÁCH NHÓM R.I.P
 Đỗ Phú Thịnh ------------------------------------40663541
 Trịnh Doanh Doanh ----------------------------40663347
 Hà Minh Trí --------------------------------------40603265
 Trần Thị Ngọc Dung ---------------------------40663350
 Võ Đình Minh -----------------------------------40663450

Trang 1



Quản trị rủi ro nợ khó đòi

Nhóm R.I.P

Trang 2


Quản trị rủi ro nợ khó đòi

Nhóm R.I.P

MỤC LỤC
Tổng quan .................................................................................................................... 4
1. Khái niệm nợ phải thu khó đòi ............................................................................. 4
2. Rủi ro trong việc quản lý nợ phải thu khó đòi ....................................................... 5
3. Mục tiêu của việc quản trị nợ phải thu khó đòi ..................................................... 5
4. Các bước trong quy trình quản trị rủi ro ................................................................ 6
I. Nhận dạng rủi ro ...................................................................................................... 7
1. Nhận dạng bằng phương pháp lưu đồ ................................................................... 7
2. Nhận dạng bằng phương pháp phân tích các tỷ số tài chính ................................ 10
3. Nhận dạng bằng phương pháp chuỗi rủi ro ......................................................... 11
3.1. Yếu tố mạo hiểm ......................................................................................... 11
3.2. Môi trường ................................................................................................. 11
3.3. Cơ chế tương tác ......................................................................................... 11
3.4. Kết quả ....................................................................................................... 12
3.5. Hậu quả ...................................................................................................... 12
II. Đo lường rủi ro tổn thất nợ khó đòi ..................................................................... 13
1. Đo lường theo phương pháp ước tính tổn thất tín dụng dựa trên hệ thống cơ sở dữ
liệu đánh giá nội bộ - IRB .................................................................................. 13
2. Phương pháp xác định các khoản nợ phải thu khó đòi dựa trên Bảng Báo cáo kết

quả kinh doanh .................................................................................................. 16
3. Phương pháp ước tính nợ phải thu khó đòi dựa trên Bảng Cân đối kế toán .......... 17
III. Kiểm soát rủi ro nợ khó đòi ................................................................................ 21
1. Né tránh rủi ro .................................................................................................... 21
2. Ngăn ngừa tổn thất ............................................................................................. 21
IV. Tài trợ rủi ro nợ khó đòi ...................................................................................... 27
1. Trích lập dự phòng ............................................................................................. 27
2. Sử dụng dịch vụ bao thanh toán .......................................................................... 27
3. Sử dụng dịch vụ bảo hiểm khoản phải thu trong doanh nghiệp thương mại ......... 31
V. Tổ chức thực hiện chương trình quản trị rủi ro nợ khó đòi................................. 35

Trang 3


Quản trị rủi ro nợ khó đòi

Nhóm R.I.P

Trong môi trường kinh doanh hiện nay, việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là
rất gay gắt. Họ có thể cạnh tranh với nhau bằng nhiều cách như cạnh tranh về chất lượng
sản phẩm, về giá cả, về các chiến lược Marketing… Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp
cũng cạnh tranh bằng cách nới lỏng chính sách bán chịu cho khách hàng. Nhưng cũng
chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp đang có các khoản nợ phải thu khó đòi tương đối cao.
Nhiều công ty đang phải đối mặt với mức độ rủi ro tín dụng thương mại rất cao, trong đó
rủi ro về tổn thất nợ khó đòi là một trong những nhân tố cần được kiểm soát chặt chẽ.
Không ít trường hợp, tổn thất do các khoản nợ khó đòi của các công ty liên tục gia tăng,
làm suy giảm năng lực cạnh tranh, thậm chí dẫn tới nguy cơ phá sản.

 Tổng quan
1. Khái niệm về khoản phải thu khó đòi

Khoản phải thu (accounts receivable or receivables) là số tiền khách hàng nợ công
ty do mua chịu hàng hoá hoặc dịch vụ. Có thể nói hầu hết các công ty đều phát sinh
các khoản phải thu nhưng với mức độ khác nhau, từ mức không đáng kể cho đến mức
không thể kiểm soát nổi. Kiểm soát khoản phải thu liên quan đến việc đánh đổi giữa
lợi nhuận và rủi ro. Nếu không bán chịu hàng hoá thì sẽ mất đi cơ hội bán hàng, do
đó, mất đi lợi nhuận. Nếu bán chịu hàng hoá quá nhiều thì chi phí cho khoản phải thu
tăng và nguy cơ phát sinh các khoản nợ khó đòi, do đó, rủi ro không thu hồi được nợ
cũng gia tăng.
Các khoản nợ phải thu khó đòi được định nghĩa là:


Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế, các khế ước vay
nợ hoặc các cam kết nợ khác.



Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế (các công ty,
doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, tổ chức tín dụng ...) đã lâm vào tình trạng
phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các
cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết.
(Trích theo Thông tư số 13/2006/TT-BTC của Bộ Tài Chính)

Tuy nhiên, trong giới hạn đề tài của mình, nhóm sẽ sử dụng khái niệm “nợ phải
thu khó đòi” để xét đến các khoản nợ đã quá hạn thanh toán.

Trang 4


Quản trị rủi ro nợ khó đòi


Nhóm R.I.P

2. Rủi ro trong việc quản lý nợ phải thu khó đòi
Như đã nói ở trên, việc gia tăng hình thức bán chịu đem lại nhiều rủi ro cho doanh
nghiệp, nhất là khi các doanh nghiệp chỉ vì muốn thu hút khách hàng mà dễ dãi chấp
nhận để khách hàng mua chịu trong khi chưa thực sự nghiên cứu kỹ những thông tin
về hoạt động kinh doanh của khách hàng.
Có thể lấy ví dụ trong lĩnh vực công nghệ viễn thông. Vì quá tin tưởng vào lời nói
ngon ngọt của những nhà môi giới về viễn cảnh sán lạn của các sản phẩm công nghệ
cao, mà lại rất mơ hồ về nhu cầu cụ thể của khách hàng, nhiều công ty lớn đã đầu tư
hàng tỷ USD vào sản xuất sản phẩm công nghệ cao rồi sau đó bán chịu cho khách
hàng. Kết quả là số nợ khó đòi của các công ty viễn thông hiện nay, theo ước tính,
chiếm phần lớn trong tổng số tiền vay khoảng 2000 tỷ USD của các tập đoàn lớn trên
thế giới.
Theo số liệu thống kê mới đây của tờ Newsweeks, hoạt động bán chịu đang làm
điêu đứng các hãng viễn thông lớn trên thế giới và gánh nặng nợ khó đòi đang ngày
một chất cao thêm. Chỉ tính riêng năm 2003, khoản tiền khách hàng mua chịu của các
tập đoàn viễn thông lớn đã lên tới 35 tỷ USD. Năm 2004, con số này tăng gấp đôi và
năm 2005, khoản tiền bán chịu tiếp tục tăng lên nhiều lần. Làn sóng bán chịu đã làm
giảm số lượng các “đại gia” viễn thông trên thế giới khi trong tổng số 37 công ty viễn
thông hàng đầu của Mỹ được thành lập từ năm 1996, số phá sản hiện giờ đã lên tới
con số 18. Trong số này có các tập đoàn viễn thông lớn như Worldcom, Adelphia,...

3. Mục tiêu của việc quản trị rủi ro nợ khó đòi
Để duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh thường xuyên, ổn định, đòi hỏi các
doanh nghiệp phải quản trị vốn lưu động và hoạch định nguồn tài trợ dài hạn một
cách hợp lý, tránh rơi vào tình trạng thiếu vốn, mất tính thanh khoản. Trong đó, các
khoản phải thu chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong tổng vốn lưu động, vì vậy, việc
theo dõi và thực hiện thu hồi nợ là rất cần thiết. Thời gian thu hồi nợ càng ngắn thì
doanh nghiệp càng có nhiều tiền để quay vòng vốn. Để hạn chế rủi ro không thu hồi

được nợ và nhất là giảm thiểu tổn thất có thể có khi xảy ra khoản nợ không thu hồi
được, các doanh nghiệp nên đưa ra một chương trình toàn diện về việc quản trị các
khoản nợ khó đòi.

Trang 5


Quản trị rủi ro nợ khó đòi

Nhóm R.I.P

Tuy nhiên, do mỗi doanh nghiệp có những đặc thù riêng về lĩnh vực kinh doanh,
cơ cấu tài sản, vốn lưu động và các khoản nợ phải thu nhiều hay ít, v.v.. mà các nhà
quản trị của từng công ty nên lựa chọn phương thức phù hợp nhất cho mình dựa trên
phương châm "lợi ích và chi phí", nhiều khi phải đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận.
Nếu doanh nghiệp gắt gao trong việc thu nợ, rủi ro được hạn chế nhưng khách hàng
sẽ chuyển sang ký hợp đồng với doanh nghiệp khác có chính sách tín dụng thương
mại mềm dẻo hơn.
Vậy mục tiêu của việc quản lý nợ phải thu khó đòi là đảm bảo thu hồi các khoản
phải thu cho doanh nghiệp, giảm thiểu tổn thất có thể có nhưng với một chi phí chấp
nhận được, không làm giảm mức lợi nhuận của doanh nghiệp. Chi phí này bao gồm
các chi phí cho việc tài trợ rủi ro và phần lợi nhuận bị giảm xuống do doanh nghiệp
tiến hành chương trình quản trị rủi ro.

4. Các bước trong quy trình quản trị rủi ro

Trang 6


Quản trị rủi ro nợ khó đòi


Nhóm R.I.P

I. Nhận dạng rủi ro
1. Nhận dạng bằng phương pháp lưu đồ
Một phương pháp cũng thường được sử dụng để nhận dạng rủi ro là phương pháp
lưu đồ. Trước tiên, chúng ta cùng tìm hiểu về tất cả các hoạt động trong một quy trình
bán hàng đơn giản. Mặc dù quy trình bán hàng đối với mỗi ngành nghề, mỗi doanh
nghiệp có sự khác nhau, nhưng nhìn chung, nó bao gồm các bước cơ bản sau đây:

Trang 7


Quản trị rủi ro nợ khó đòi

Nhóm R.I.P

Khách hàng
đặt hàng
Thỏa thuận
1 điều kiện bán
hàng

Bộ phận
bán hàng
2

Lập hồ sơ khách
hàng và đối chiếu
công nợ


Từ chối đơn hàng

3

Duyệt đơn
4
hàng

KH thanh toán
hoàn toàn

Chấp nhận nợ
một phần đơn
hàng

Chấp nhận nợ
toàn phần

5
8
Kiểm
tra &
theo
dõi
công
nợ

Lập hóa đơn và tiến
hành xuất kho

chuyển giao cho KH

6 Hàng hóa
được
chuyển
giao

Thanh
toán
tiền
hàng

Khách hàng

Trang 8

7

Kết thúc


Quản trị rủi ro nợ khó đòi


Nhóm R.I.P

Khâu 1: Khách hàng tiến hành gặp và thỏa thuận điều kiện mua hàng với bộ
phận bán hàng.




Khâu 2: Bộ phận bán hàng theo dõi thông tin khách hàng.
 Nếu là khách hàng mới: bộ phận bán hàng lập thông tin khách hàng mới.
 Nếu là khách hàng cũ: bộ phận bán hàng đối chiếu công nợ và hạn mức
bán chịu cho khách hàng này.
Dựa vào chính sách bán hàng tiến hành trao đổi lại với khách hàng.



Khâu 3: Nếu đánh giá thấy khách hàng không thỏa mãn các tiêu chí: vượt hạn
mức tín dụng, chưa đảm bảo khả năng thanh toán, độ tín nhiệm… bộ phận bán
hàng từ chối đơn hàng trên.



Khâu 4: Trường hợp khách hàng đáp ứng đủ hay đáp ứng một phần các yêu
cầu đặt ra, hay các thỏa thuận đạt được trong thương lượng mà bộ phận bán
hàng sẽ chấp nhận các phương thức thanh toán hay cung cấp chính sách bán
hàng phù hợp cho khách hàng này.



Khâu 5: Bộ phận bán hàng tiến hành lập hóa đơn và yêu cầu xuất kho chuyển
hàng đến cho khách hàng.



Khâu 6: Hàng và hóa đơn được chuyển giao cho khách hàng.




Khâu 7: Khách hàng nhận hàng, kiểm kê và tiến hành thanh toán theo thỏa
thuận trong hợp đồng.



Khâu 8: Bộ phận bán hàng thường xuyên theo dõi tình hình mua chịu của từng
khách hàng cụ thể, đánh giá tiến độ trả nợ.

Từ lưu đồ trên, tổn thất tiềm năng của rủi ro nợ khó đòi phát sinh trong khâu 4 khi
mà doanh nghiệp quyết định chính sách bán chịu cho khách hàng.

Trang 9


Quản trị rủi ro nợ khó đòi

Nhóm R.I.P

2. Nhận dạng bằng phương pháp phân tích các tỷ số tài chính
Ngoài ra, chúng ta còn có thể nhận dạng rủi ro nợ khó đòi trong một doanh nghiệp
thông qua các chỉ số tài chính.
a) Kỳ thu tiền bình quân
Khoản phải thu * 360
Kỳ thu tiền bình quân =

Doanh thu bán chịu

Kỳ thu tiền bình quân cho biết số ngày mà doanh nghiệp thu hồi được các khoản
phải thu của mình. So sánh chỉ tiêu này với thời hạn bán chịu mà doanh nghiệp đang

áp dụng, ta sẽ có thể thấy được hiệu quả thu hồi nợ của công ty.
Ví dụ: Kỳ thu tiền bình quân của doanh nghiệp là 60 ngày, tức là trung bình phải
mất 60 ngày thì công ty của bạn mới thu hồi toàn bộ lượng tiền bán hàng (tính kể từ
sau ngày bán). Còn chính sách bán hàng là net 30, tức là thời hạn bán chịu mà doanh
nghiệp áp dụng đối với khách hàng (tối đa 30 ngày kể từ ngày bán khách hàng phải
thanh toán toàn bộ tiền hàng). Nếu quá thì doanh nghiệp phải có các biện pháp thu nợ
mới và có thể áp dụng lãi suất phạt.
Ở đây, kỳ thu tiền bình quân gấp 2 lần số thời hạn thanh toán. Có nghĩa là chính
sách thu tiền khách hàng của doanh nghiệp thường chậm hơn so với điều kiện tín
dụng thương mại. Tức là thời gian trung bình mà doanh nghiệp thu hồi vốn gấp 2 lần
thời gian quy định cho phép, điều này làm cho lượng vốn của doanh nghiệp giảm, chi
phí thu tiền (nợ) tăng lên...
Bên cạnh đó, các chỉ số về tình hình nợ quá hạn cũng là một trong các dấu hiệu để
nhận biết rủi ro tiềm ẩn về nợ khó đòi trong doanh nghiệp.
b) Chỉ số về tình hình nợ quá hạn
Số dư nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn

=

Tổng dư nợ của khách hàng

Tỷ lệ nợ quá hạn cho biết số dư nợ quá hạn chiếm tỷ trọng bao nhiêu so với toàn
bộ doanh thu bán chịu, nếu chỉ số này quá cao, tức là nợ quá hạn có tỷ trọng rất lớn
trong doanh thu bán chịu, điều này có thể dẫn đến rủi ro phát sinh các khoản nợ khó

Trang 10


Quản trị rủi ro nợ khó đòi


Nhóm R.I.P

thu hồi, nên doanh nghiệp cần phải xem xét lại việc theo dõi, và thu hồi công nợ của
mình.
Tỷ lệ khách hàng
có nợ quá hạn

Số khách hàng có nợ quá hạn
=

Tổng số khách hàng nợ

3. Nhận dạng bằng phương pháp chuỗi rủi ro
3.1. Yếu tố mạo hiểm (nguyên nhân trực tiếp của rủi ro): Doanh nghiệp đang
duy trì một chính sách bán hàng chưa hợp lý, trong đó cần chú ý các vấn đề về
tiêu chuẩn bán chịu (credit standards), điều khoản bán chịu (credit terms), rủi ro
bán chịu ( creadit risk) và chính sách, quy trình thu hồi nợ (collection policy and
procedures). Bên cạnh đó, môi trường kinh tế cũng tác động đến chính sách bán
hàng của doanh nghiệp…….
3.2. Môi trường (nguyên nhân sâu xa của rủi ro): Việc doanh nghiệp không thu
hồi được nợ hay khách hàng mất khả năng thanh toán có thể xuất phát từ nhiều
nguyên nhân, và các nguyên nhân này có mối quan hệ tương tác qua lại với nhau:


Môi trường pháp luật chưa hoàn thiện, các văn bản pháp luật hiện nay không
qui định về chính sách bán chịu, mua bán chịu giữa các doanh nghiệp, mà chỉ
là sự thỏa thuận bằng văn bản hoặc dựa trên sự tín nhiệm lẫn nhau. Việc này
tiềm ẩn những rủi ro trong quản lý các khoản phải thu.




Tình hình kinh tế không ổn định, các vấn đề về chu kỳ kinh doanh, lạm phát,
thất nghiệp, tỷ giá, v.v.. làm ảnh hưởng mạnh đến hoạt động kinh doanh của
khách hàng.



Cơ chế hoạt động trong nội bộ khách hàng yếu kém, kinh doanh thua lỗ, mất
khả năng thanh toán nợ đến hạn.



Doanh nghiệp khách hàng cố ý không trả nợ nhằm chiếm dụng vốn của doanh
nghiệp chủ nợ.



Khả năng, trình độ nhận thức của các nhà quản trị chưa cao, họ không đầu tư
nhiều vào việc quản trị các khoản nợ khó đòi dẫn đến tổn thất có thể xảy ra.

3.3. Cơ chế tương tác: Khi có sự kết hợp đồng thời giữa yếu tố hiểm họa và một
trong các yếu tố của môi trường rủi ro sẽ hình thành rủi ro cho doanh nghiệp.
Trang 11


Quản trị rủi ro nợ khó đòi

Nhóm R.I.P


Ta thấy rằng yếu tố hiểm họa ở đây chính là chính sách bán chịu của doanh
nghiệp. Khi doanh nghiệp thực hiện chính sách bán chịu, đồng thời gặp phải một
trong các yếu tố của môi trường rủi ro đã kể trên như tình hình kinh tế không ổn
định, làm cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng dẫn đến không trả được nợ hay khách
hàng cố ý không trả nợ cho doanh nghiệp nhưng pháp luật chưa hoàn thiện, chưa
bảo vệ được lợi ích cho doanh nghiệp … thì doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu rủi ro
về các khoản nợ khó đòi.
3.4. Kết quả: doanh nghiệp không thu hồi được nợ từ khách hàng.
3.5. Hậu quả:


Các khoản nợ xấu ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các chủ nợ, họ sẽ
mất nhiều thời gian, công sức, tiền của để theo dõi, và đôn đốc thu hồi nợ.



Các khoản trích lập dự phòng được ghi nhận trên báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh được ghi nhận là chi phí, từ đó làm giảm lợi nhuận báo cáo của
doanh nghiệp.



Làm suy giảm năng lực cạnh tranh, do doanh nghiệp mất quá nhiều vốn lưu
động vào các khoản nợ khó đòi, nên không thể tiếp tục thực hiện chính sách
bán chịu một cách dễ dàng mà phải thắt chặt chính sách bán chịu lại, từ đó dẫn
đến làm giảm doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc tập
trung vốn lưu động quá nhiều vào các khoản nợ khó đòi, cũng gây ra tình
trạng thiếu vốn để doanh nghiệp tiếp tục xoay vòng trong hoạt động sản xuất
kinh doanh.




Trong trường hợp xấu nhất, có thể dẫn đến tình trạng doanh nghiệp vỡ nợ, mất
khả năng thanh toán do không thu hồi được nợ từ khách hàng, điều này đồng
nghĩa với việc lâm vào tình trạng phá sản.

Trang 12


Quản trị rủi ro nợ khó đòi

Nhóm R.I.P

II. Đo lường tổn thất rủi ro nợ khó đòi
Như đã nói ở trên, khi doanh nghiệp áp dụng chính sách bán chịu nhằm mục đích
tăng doanh thu và lợi nhuận thì doanh nghiệp phải chấp nhận một sự rủi ro nhất định đối
với các khoản phải thu khách hàng. Thông thường thì các khách hàng thanh toán tiền
hàng đầy đủ, nhưng vẫn có một số ít khách hàng không có khả năng thanh toán. Do vậy,
doanh nghiệp khó có thể thu hồi các khoản nợ khó đòi này.
Mục đích khi đo lường rủi ro trong việc quản lý nợ khó đòi của nhà quản trị là đánh
giá về khả năng xảy ra và tổn thất khi xảy ra rủi ro của các khoản nợ phải thu khó đòi.
Để có thể ước tính được các khoản nợ khó đòi, doanh nghiệp phải dựa trên số liệu chi
tiết các khoản phải thu khách hàng, thời hạn tín dụng và tình hình tài chính của từng
khách hàng cụ thể. Ngoài ra doanh nghiệp còn phải căn cứ vào tình hình thanh toán kỳ
trước để ước tính mức nợ khó đòi hợp lý. Có các phương pháp ước tính chi phí nợ khó
đòi như sau:

1. Đo lường theo phương pháp ước tính tổn thất tín dụng dựa trên hệ
thống cơ sở dữ liệu đánh giá nội bộ - IRB
Để đo lường rủi ro nợ khó đòi của doanh nghiệp, ta có thể sử dụng phương pháp

ước tính tổn thất tín dụng dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu đánh giá nội bộ - IRB mà
các ngân hàng thương mại đang áp dụng.
Chúng ta xem khoản nợ khó đòi của doanh nghiệp như là một khoản tín dụng của
ngân hàng. Để đánh giá tổn thất của chỉ tiêu này, ta sẽ sử dụng các mô hình dựa trên
hệ thống cơ sở dữ liệu của nội bộ, từ đó xác định hệ số an toàn vốn tối thiểu.
Các biến số cần xác định như sau:


PD - Probability of Default - xác suất khách hàng không trả được nợ.



EAD: Exposure at Default - tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách
hàng không trả được nợ.



LGD: Loss Given Default - tỷ trọng tổn thất ước tính.

Thông qua các biến số trên, doanh nghiệp sẽ xác định được EL: Expected Loss tổn thất có thể ước tính.

Trang 13


Quản trị rủi ro nợ khó đòi

Nhóm R.I.P

Với mỗi kỳ hạn xác định, tổn thất có thể ước tính được tính toán dựa trên công
thức sau:


EL = PD x EAD x LGD
Chúng ta sẽ xem xét lần lượt ba chỉ tiêu cấu thành công thức trên.


PD - xác suất không trả được nợ: cơ sở của xác suất này là các số liệu về
các khoản nợ trong quá khứ của khách hàng, gồm các khoản nợ đã trả, khoản
nợ trong hạn và khoản nợ không thu hồi được.
Đối với ngân hàng, để tính toán được nợ trong vòng một năm của khách hàng,
ngân hàng phải căn cứ vào số liệu dư nợ của khách hàng trong vòng ít nhất là
5 năm trước đó. Từ các dữ liệu có được, ngân hàng nhập vào một mô hình
định sẵn, từ đó tính được xác suất không trả được nợ của khách hàng. Đó có
thể là mô hình tuyến tính, mô hình probit… và thường được xây dựng bởi các
tổ chức tư vấn chuyên nghiệp.
Khi tính chỉ tiêu này, cần phải quan tâm đến các nhóm dữ liệu như:
 Nhóm dữ liệu tài chính liên quan đến các hệ số tài chính của khách hàng.
 Nhóm dữ liệu định tính phi tài chính liên quan đến trình độ quản lý, khả
năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, các dữ liệu về khả năng tăng
trưởng của ngành…
 Nhóm dữ liệu mang tính cảnh báo liên quan đến các hiện tượng báo hiệu
khả năng không trả được nợ …
Đối với doanh nghiệp, các nhà quản trị dựa vào tình hình vay nợ và trả nợ của
từng khách hàng trong quá khứ, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của
khách hàng cũng như thu thập thêm các nhóm dữ liệu ở trên kết hợp với kinh
nghiệm của mỗi nhà quản lý, họ có thể ước lượng xác suất không trả được nợ
của khách hàng.



EAD - tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả

được nợ.



LGD - tỷ trọng tổn thất ước tính - đây là tỷ trọng phần vốn bị tổn thất trên
tổng dư nợ tại thời điểm khách hàng không trả được nợ. LGD không chỉ bao
gồm tổn thất về khoản nợ mà còn bao gồm các tổn thất khác phát sinh khi
khách hàng không trả được nợ, đó có thể là các chi phí phát sinh như: chi phí

Trang 14


Quản trị rủi ro nợ khó đòi

Nhóm R.I.P

theo dõi và thu hồi nợ, các chi phí cho dịch vụ pháp lý và một số chi phí liên
quan khác chẳng hạn như chi phí lãi vay phát sinh khi đi vay nợ để bù đắp cho
sự thiếu hụt khoản nợ không thu hồi được, v.v…
Tỷ trọng tổng thất ước tính được tính toán theo công thức sau đây:
LGD = (EAD - Số tiền có thể thu hồi)/EAD
Đối với ngân hàng, số tiền có thể thu hồi bao gồm các khoản tiền mà khách
hàng trả và các khoản tiền thu được từ xử lý tài sản thế chấp, cầm cố. Trong
khi đó, các doanh nghiệp chỉ có thể thu hồi các khoản tiền mà khách hàng trả.
Các doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến cơ cấu tài sản và ngành nghề kinh
doanh, vì nó cũng ảnh hưởng nhất định đến tỷ lệ thu hồi vốn. Ví dụ các khách
hàng hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp nặng thường cho tỷ lệ
thu hồi vốn cao hơn các khách hàng kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ.
Hiện nay, tồn tại ba phương pháp chính để tính LGD:
 Market LGD - tỷ trọng tổn thất căn cứ vào thị trường. Phương pháp này

được sử dụng khi các khoản nợ có thể được mua bán trên thị trường. Ta có
thể xác định tỷ trọng tổn thất của một khoản nợ căn cứ vào giá của khoản
nợ đó một thời gian ngắn sau khi nó được xếp vào hạng không trả được
nợ. Giá này được tính trên cơ sở ước tính của thị trường bằng phương
pháp chiết khấu tất cả các dòng tiền có thể thu hồi được của khoản nợ
trong tương lai.
 Workout LGD - tỷ trọng tổn thất căn cứ vào việc xử lý các khoản nợ
không trả được. Ta sẽ ước tính các luồng tiền trong tương lai, khoảng thời
gian dự kiến thu hồi được luồng tiền và chiết khấu các luồng tiền này. Tuy
nhiên, trong phương pháp này việc xác định lãi suất chiết khấu phù hợp là
vấn đề mấu chốt và nan giải nhất.
 Implied Market LGD - xác định tỷ trọng tổn thất căn cứ vào giá các trái
phiếu rủi ro trên thị trường.
Như vậy, thông qua các biến số LGD, PD và EAD áp dụng vào trong mô
hình, các doanh nghiệp có thể xác định được EL - tổn thất ước tính của các
khoản tín dụng thương mại. Đây là một công cụ giúp doanh nghiệp ước tính
tổn thất có thể xảy ra đối với rủi ro nợ khó đòi, phương pháp này chủ yếu

Trang 15


Quản trị rủi ro nợ khó đòi

Nhóm R.I.P

được các ngân hàng thương mại sử dụng để đo lường rủi ro tín dụng, vì vậy
cách thực hiện tương đối phức tạp.
Ví dụ: Xét tình hình bán chịu của một doanh nghiệp thương mại, theo số liệu
thống kê trong quá khứ của doanh nghiệp, xác suất khách hàng không trả được nợ
là 10%. Theo sổ theo dõi công nợ hiện nay của doanh nghiệp, tổng dư nợ quá hạn

là 400 triệu đồng. Công ty dự kiến sẽ thu được số nợ này như sau: cuối năm thứ
nhất thu được 40%, cuối năm thứ hai: 30%, cuối năm thứ ba: 25% và 5% còn lại
không thu hồi được.
Với suất chiết khấu hàng năm là 15%, dòng tiền mà công ty sẽ nhận được sau 3
năm:

PV 

160
120
100


 295,62tr
2
(1  15%) (1  15%)
(1  15%) 3

LGD 

400  295,62
 26%
400

Tổn thất có thể ước tính của công ty:
EL = PD x EAD x LGD = 10% x 400 x 26% = 10,4 tr

2. Phương pháp xác định các khoản nợ phải thu khó đòi dựa trên Bảng
Báo cáo kết quả kinh doanh
Phương pháp này dựa trên quan điểm cho rằng trong kỳ sẽ có một tỷ lệ nhất định

doanh thu bán chịu không thu được tiền và số nợ khó đòi được ước tính dựa trên tỷ lệ
nợ khó đòi trên doanh thu bán chịu của các kỳ trước.
Theo phương pháp này, chi phí nợ khó đòi được ước tính như sau:

Chi phí nợ khó đòi ước tính = Doanh thu bán chịu x Tỷ lệ nợ khó đòi

Trang 16


Quản trị rủi ro nợ khó đòi

Nhóm R.I.P

Ví dụ: Chúng ta xét một doanh nghiệp có tài liệu quá khứ về các khoản phải thu
khó đòi như sau:
(đơn vị: triệu đồng)
Doanh thu bán

Nợ khó

Tỷ lệ nợ khó đòi trên

chịu

đòi

doanh thu bán chịu

Năm 2006


12,459

659

5.29%

Năm 2007

14,632

594

4.06%

Năm 2008

14,981

572

3.82%

Tổng

42,072

1,825

4.34%


Theo số liệu thống kê trong quá khứ, chúng ta thấy tỷ lệ nợ khó đòi bình quân trên
doanh thu bán chịu của doanh nghiệp trong các năm vừa qua là 4.34%.
Vậy với doanh thu bán chịu trong năm 2009 của doanh nghiệp được dự báo là ở
mức 16,295 triệu đồng thì nợ khó đòi được ước tính là: 16,295 x 4.34% = 706,84
triệu đồng.

3. Phương pháp ước tính nợ phải thu khó đòi dựa trên Bảng Cân đối kế
toán
Phương pháp này dựa trên quan điểm cho rằng một phần của các khoản phải thu
vào ngày lập Bảng cân đối kế toán sẽ trở thành nợ khó đòi. Theo phương pháp này có
hai cách ước tính như sau:
Cách tính đơn giản
Với phương pháp này, doanh nghiệp ước tính có một tỷ lệ nhất định các khoản
phải thu hiện có vào thời điểm cuối kỳ sẽ trở thành nợ khó đòi. Tỷ lệ ước tính này dựa
trên kinh nghiệm của những năm trước và kinh nghiệm của các doanh nghiệp hoạt
động trong cùng lĩnh vực. Chi phí nợ khó đòi ước tính cuối kỳ được xác định như
sau:
Chi phí nợ khó đòi ước tính = Số dư khoản phải thu cuối kỳ x Tỷ lệ nợ khó đòi

Trang 17


Quản trị rủi ro nợ khó đòi

Nhóm R.I.P

Ví dụ: Chúng ta xét một doanh nghiệp có tài liệu quá khứ về các khoản phải thu
khó đòi như sau:
(đơn vị: triệu đồng)
Số dư cuối năm của khoản


Nợ khó

Tỷ lệ nợ khó đòi trên

phải thu khách hàng

đòi

các khoản phải thu

Năm 2006

3,461

659

19.04%

Năm 2007

3,937

594

15.09%

Năm 2008

4,120


572

13.88%

Tổng

11,518

1,825

15.84%

Theo số liệu thống kê trong quá khứ, chúng ta thấy tỷ lệ nợ khó đòi bình quân trên
các khoản phải thu của doanh nghiệp trong các năm vừa qua là 4.34%.
Vậy với các khoản phải thu trong năm 2009 của doanh nghiệp được dự báo là ở
mức 3,816 triệu đồng thì nợ khó đòi được ước tính là: 3,816 x 4.34% = 604.64 triệu
đồng.
Cách tính theo thời gian nợ của từng khách hàng
Cả hai phương pháp ước tính nợ khó đòi dựa vào Báo cáo thu nhập và phương
pháp giản đơn dựa vào Bảng cân đối kế toán đều dựa vào kinh nghiệm để ước tính chi
phí nợ khó đòi vì vậy kết quả thu được thường thiếu chính xác.Vì vậy, có thể sử dụng
một phương pháp ước tính có độ chính xác cao hơn đó là phương pháp ước tính nợ
khó đòi theo thời gian nợ của từng khách hàng. Đây là phương pháp theo dõi chi tiết
thời gian nợ của từng khách hàng qua đó xây dựng tỷ lệ nợ khó đòi cho từng khoảng
thời gian cụ thể. Nguyên tắc chung của phương pháp này là thời gian nợ quá hạn càng
lớn thì tỷ lệ nợ khó đòi càng cao.
Với phương pháp này, các nhà quản trị rủi ro phải tính thời hạn của các khoản
phải thu vào cuối mỗi kỳ, xem xét từng khoản phải thu và xếp loại theo tiêu thức độ
dài thời gian mà chúng tồn tại, sau đó dựa trên kinh nghiệm để ước tính tỷ lệ mỗi loại

có thể trở thành khoản khó đòi. Điều này có thể thực hiện bằng cách lập bảng theo dõi
nợ theo thời gian.

Trang 18


Quản trị rủi ro nợ khó đòi

Nhóm R.I.P

Ví dụ: Chúng ta xét một doanh nghiệp có tài liệu về các khoản phải thu khách
hàng tại thời điểm cuối kỳ như sau:
(đơn vị: triệu đồng)
Chưa

Khách

Tổng nợ

hàng

đến

Quá hạn từ

Quá hạn từ

1-30 ngày

31-60 ngày 61-90 ngày


hạn

A

1,000

500

B

2,000

800

1,000

200

C

3,000

2,000

200

D

4,000


1,500

500

Quá hạn từ

Quá hạn
hơn 90
ngày

200

300

100

300

400

1,000

600

400

Từ bảng trên, ta thấy được khách hàng A hiện đang nợ doanh nghiệp 1.000 triệu
đồng, trong đó có 500 triệu chưa đến hạn thanh toán, 200 triệu đã quá hạn từ 61-90
ngày và 300 triệu quá hạn trên 90 ngày. Các khách hàng còn lại cũng tương tự.

Dựa trên kinh nghiệm của nhà quản trị rủi ro, ta lập được bảng ước tính tổn thất
do rủi ro về nợ khó đòi như sau:
(đơn vị: triệu đồng)
Khách
hàng

Tổng nợ

Chưa
đến hạn

Quá hạn

Quá hạn

Quá hạn

Quá hạn

từ 1-30

từ 31-60

từ 61-90

hơn 90

ngày

ngày


ngày

ngày

200

300

A

1,000

500

B

2,000

800

1,000

200

C

3,000

2,000


200

100

300

400

D

4,000

1,500

500

1,000

600

400

10,000

4,800

1,700

1,300


1,100

1,100

0.00%

5.00%

10.00%

20.00%

30.00%

0

85

130

220

330

Tổng
cộng

Tỷ lệ nợ khó đòi ước
tính (theo kinh

nghiệm)
Nợ khó đòi ước tính

Trang 19


Quản trị rủi ro nợ khó đòi

Nhóm R.I.P

Vậy tổng nợ khó đòi ước tính cho doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh này là 765
triệu đồng.
Phương pháp theo thời gian nợ của từng khách hàng cũng chỉ là một phương pháp
ước tính nên kết quả thu được không phải là kết quả chính xác nhưng so với các
phương pháp khác thì phương pháp này mang lại kết quả có độ tin cậy cao nhất.

Trang 20


Quản trị rủi ro nợ khó đòi

Nhóm R.I.P

III. Kiểm soát rủi ro nợ khó đòi
1. Né tránh rủi ro
Một trong những phương pháp kiểm soát rủi ro cụ thể là né tránh các hoạt động,
con người, tài sản làm phát sinh tổn thất có thể có. Như vậy, để né tránh rủi ro nợ khó
đòi, các doanh nghiệp phải thực hiện việc bán hàng nhận tiền ngay, không cho khách
hàng mua chịu. Tuy nhiên, do lợi ích và rủi ro lúc nào cũng tồn tại song song nhau,
nếu không duy trì chính sách bán chịu, công ty sẽ bị mất khách hàng, thị phần thấp,

làm giảm năng lực cạnh tranh, cho nên trong thực tế, các doanh nghiệp không thể sử
dụng kỹ thuật này để kiểm soát rủi ro nợ khó đòi.

2. Ngăn ngừa tổn thất
Trong phương pháp này, việc phân tích chuỗi rủi ro có ý nghĩa rất quan trọng, vì
các hoạt động cùa chương trình ngăn ngừa tổn thất tìm cách can thiệp vào các mắt
xích đầu tiên của một chuỗi rủi ro.
Tác động vào yếu tố hiểm họa
Khoản phải thu của một doanh nghiệp phát sinh nhiều hay ít phụ thuộc rất nhiều
yếu tố khác nhau. Trong đó, chính sách bán chịu ảnh hưởng mạnh nhất đến khoản
phải thu của doanh nghiệp. Chính sách bán chịu sẽ có thể kích thích được nhu cầu
dẫn tới gia tăng doanh thu và lợi nhuận, nhưng vì bán chịu sẽ làm phát sinh khoản
phải thu, chi phí đi kèm theo khoản phải thu và tổn thất do khoản nợ khó đòi, vì vậy
các công ty nên xem xét việc thay đổi mức độ bán chịu để kiểm soát khoản phải thu
sao cho phù hợp với sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro.

Trang 21


Quản trị rủi ro nợ khó đòi

Nhóm R.I.P

Trong phần phân tích chuỗi rủi ro, chúng ta đã xác định yếu tố mạo hiểm của rủi
ro nợ khó đòi chính là chính sách bán chịu mà doanh nghiệp đang áp dụng. Trên mô
hình này, chúng ta có thể thấy nếu doanh nghiệp quyết định mở rộng chính sách bán
chịu của mình sẽ dẫn đến việc gia tăng tổn thất do nợ không thể thu hồi được :

Trang 22



Quản trị rủi ro nợ khó đòi

Nhóm R.I.P

Do đó, một trong các biện pháp giúp công ty hạn chế rủi ro nợ khó đòi chính là
thắt chặt hơn trong quy định bán chịu cho khách hàng, giảm thiểu tổn thất có thể xảy
ra cho doanh nghiệp.
Tác động vào yếu tố môi trường và cơ chế tương tác
Thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao trình độ nhận thức, khả năng quản lý của
các cấp lãnh đạo trong doanh nghiệp về vấn đề quản lý khoản phải thu nói chung, và
nợ khó đòi nói riêng.
Thực hiện các biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý các khoản phải thu,
hạn chế tối đa lượng vốn bị chiếm dụng, ví dụ như: mở sổ theo dõi chi tiết các khoản
nợ, tiến hành sắp xếp các khoản phải thu theo tuổi. Như vậy, doanh nghiệp sẽ biết
được một cách dễ dàng khoản nào sắp đến hạn để có thể có các biện pháp hối thúc
khách hàng trả tiền. Định kỳ doanh nghiệp cần tổng kết công tác tiêu thụ, kiểm tra các
khách hàng đang nợ về số lượng và thời gian thanh toán, tránh tình trạng để các
khoản thu rơi vào tình trạng nợ khó đòi. Thông thường, một bảng kế hoạch theo dõi
nợ của khách hàng sẽ bao gồm các nội dung sau đây:

Trang 23


Quản trị rủi ro nợ khó đòi

Khách
hàng

Tổng số

tiền bán

Nhóm R.I.P

Quá hạn

Trong

chịu

hạn

Đến 30

Trên 30 đến

Trên 60 đến

Trên 90

ngày

60 ngày

90 ngày

ngày

A
B


Tổng

Đi kèm với bảng theo dõi trên, các doanh nghiệp sẽ thực hiện các biện pháp hối
thúc việc trả nợ của khách hàng:
Bán chịu quá hạn

Biện pháp

30 ngày

Điện thoại cho bộ phận kế toán của khách hàng

40 ngày

Điện thoại cho bộ phận kế toán của khách hàng ( nhắc lại)

50 ngày

Gửi thư nhắc nhở

60 ngày

Gửi thư nhắc nhở lần hai

70 ngày

Tiếp xúc với cấp lãnh đạo

90 ngày


Cảnh báo ngừng giao dịch

Trên 90 ngày

Ngưng giao dịch và nhờ tòa án can thiệp

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng nên xem xét cụ thể từng trường hợp khách
hàng thanh toán chậm để đưa ra các chính sách phù hợp như gia hạn thời gian hạn nợ,
giảm nợ nhằm giữ gìn mối quan hệ sẵn có và chỉ nhờ có quan chức năng can thiệp
nếu áp dụng các biện pháp trên không mạng lại kết quả.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể áp dụng biện pháp chiết khấu thanh toán và
phạt vi phạm quá thời hạn thanh toán để thu hút các khách hàng trả nợ sớm.

Trang 24


×