Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

cách dạy cách học trong nền giáo dục việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.29 KB, 11 trang )

Mục lục:
1.Mở đầu………………………………………………….page 2
2.Thực trạng…………………………….……………….page 2
3.Nguyên nhân………………………….……...………..page 4
4.Hậu quả………………………………….……….………page 4
5.Biện pháp……………………………………..………….page 5

[Type text] Page 1


I.MỞ ĐẦU
Phải chăng một nền kinh tế phát triển cần dựa vào nguồn lao động dồi
dào, sự ưu đãi từ thiên nhiên hay diện tích rộng lớn,.. Nhưng nguồn tài
nguyên thì luôn có giới hạn nếu các nước giàu tài nguyên không tận dụng
được vận may của họ để đa dạng hóa nền kinh tế, hoặc giảm tỉ lệ hối đoái
thực tế, căn bệnh Hà Lan có thể sẽ là “căn bệnh chết người”.Còn diện tích
rộng lớn nhưng không biết đầu tư, quy hoạch hiệu quả hay nguồn lao động
dồi dào nhưng không có khả năng sản xuất thì đó cũng không phải là một
điều kiện để phát triển một nền kinh tế bền vững.
Vậy điều gì mới làm cho một nền kinh tế phát triển, một đất nước phát
triển ? Thực tế thế giới đã cho ta thấy việc đầu tư cho giáo dục mới là điều
kiện tiên quyết để đưa một đất nước phát triển vượt bậc. Nhật Bản và Hàn
Quốc là 2 quốc gia đi đầu trong việc đổi mới nền giáo dục, họ đã rót ngân
sách vào đầu tư cho giáo dục, bởi họ biết rằng chỉ có đầu tư cho giáo dục
mới đưa đất nước họ giàu có bền vững.
Nguồn trí thức luôn vô hạn nếu biết khơi dậy, vun trồng thì ắt sẽ gặt hái
được thành công. Và tất nhiên họ đã làm được, từ một đất nước kém phát
triển nhưng chỉ sau hơn 20 năm họ đã thay đổi trở thành một trong những
cường quốc trên thế giới. Hay như Singapore cũng thế họ cũng đầu tư cho
giáo dục và giờ khi nhắc tới Singapore thì ai cũng biết đó là con rồng của
châu Á và còn có những ngôi trường đại học bậc nhất thế giới.


Vậy nền giáo dục của Việt Nam hiện nay thì đã đi tới đâu? Tất cả chúng
ta cần phải thẳng thắn nhìn vào vấn đề quan trọng này một cách thật sự
nghiêm túc. Đã có rất nhiều bấp cập từ cách học của học sinh, sinh viên
hay cách dạy của những người thầy, người cô.

[Type text] Page 2


II.THỰC TRẠNG
Thực tế nền giáo dục Việt Nam còn nhiều mặt tiêu cực trong cách dạy lẫn
cách học.
1.Cách học:
Cách học của học sinh sinh viên hiện nay cũng có nhiều mặt trái. Việc
“Học” như là điều tất nhiên giống như việc ăn và ngủ hằng ngày. Nhưng vì
ngay từ nhỏ đã được ba mẹ sắp sếp kế hoạch chi tiết, cụ thể phải học
những gì, tập trung môn nào,học ở đâu,học ai,….Đứa trẻ lớn lên và học
tập như một cái máy đã được lập trình sẵn. Học trên lớp, học thêm,tự
học,học ngoại ngữ …đã chiếm hết quỹ thời gian khiến việc vui chơi, giải
trí sau những giờ học hạn chế. Và ngay từ nhỏ các bạn học sinh đã định
hướng học những môn mình thích, những môn phục vụ cho thi cử; hời
hợt, học cho qua,cho xong những môn còn lại.
Ta cũng thấy rằng các bạn học sinh, sinh viên Việt Nam lớn lên trong
một xã hội tương đối khép kín, tư duy khó chấp nhận những gì mới mẻ,
những gì có thế nói là thách thức đối với những suy nghĩ cổ truyền. Họ
đóng mình trong một cái hộp và cứ loay hoay trong đó không thoát ra
được. Nói chung sinh viên Việt Nam khá thụ động, không muốn động não
nhiều để đi tìm tài liệu, góc cạnh, tư duy,..có thể nói là lười biếng, ngay cả
khi so sánh với các nước láng giềng ASEAN.
Đa số các bạn sinh viên bên Mỹ thích đọc, lúc nào trên tay cũng có
quyển sách, hay máy tính thì sinh viên Việt Nam có vẻ thích cà phê, tán

gẫu hàng giờ.
Một ví dụ về gian lận trong thi cử mới cách đây không lâu mà đài
truyền hình trung ương có đưa tin trong kỳ thi THPT quốc gia: Ngụy trang
điện thoại trong máy tính cầm tay cùng với các thiết bị được cài đặt chế độ
tự động nhận thông tin gọi đến là một chiêu trò gian lận thi cử tinh vi của
một đường dây học hộ, thi thuê vừa bị công an triệt phá.
Và còn một bộ phận học sinh không còn mặn mà với lịch sử nước nhà
nhưng lại rất rành lịch sử Tàu. Việc học môn lịch sử đối với bộ phận này
[Type text] Page 3


chỉ cốt để trả bài, để đối phó với điểm số, danh hiệu,.. Thậm chí có những
sự kiện trong nước như ngày giải phóng thủ đô cũng không hề biết.
2.Về cách dạy
Hiện nay còn không ít các giáo viên thực hiện cách dạy truyền thống,
thụ động bằng cách truyền đạt kiến thức một cách đọc thoại hay đặt câu
hỏi. Giáo viên áp đặt kiến thức có sẵn, còn học viên thì học thuộc lòng và
ghi nhớ máy móc. Từ đó giáo viên là người đánh giá độc quyền điểm số
của học sinh dẫn đến những cái nhìn sai lệch năng lực học sinh. Thế mới
có tình trạng học sinh “ngồi nhầm chỗ, học nhầm nơi” là như thế.
Ngoài ra do thói quen đọc - chép, thuyết giảng, lệ thuộc vào sách giáo
khoa của đại bộ phận GV. Đó là căn bệnh cố hữu ngại thay đổi, thậm chí
lười biếng khiến nhiều GV, trong đó có cả những GV lâu năm, đã thuộc
làu từng nội dung kiến thức trong sách giáo khoa nên khi giảng thường
đọc luôn cho học sinh chép lại các ý chính. Để chống lại thói quen xấu
này, nhiều GV đã chủ động tìm tòi những cách thức mới trong việc truyền
đạt kiến thức, song do nhận thức chưa đầy đủ, nên việc đổi mới giáo dục
là chưa hiệu quả.
Một thực tế về cách dạy của giáo viên hiện nay: một bà mẹ có con học
lớp 3 tại một trường tiểu học ở quận Đống Đa, Hà Nội chia sẻ: khi lớp có

buổi dự giờ cả cô giáo và học trò đã luyện tập khá kĩ từ nhiều tuần trước;
và khi tham gia buổi dự giờ là các em khá giỏi được dặn dò kĩ là phải học
và trả lời câu hỏi như thế nào, số còn lại sẽ vào thư viện ngồi chờ. Hay
một tiết học sôi nổi, thú vị, giáo viên giảng dễ hiểu và có ví dụ minh họa
chỉ vì có ban giám hiệu dự giờ.

[Type text] Page 4


III.NGUYÊN NHÂN
1.Cách học :
Điều đầu tiên là nhìn nhận từ phía gia đình: Phải chăng các em thiếu đi
sự quan tâm, nâng đỡ, dạy dỗ từ gia đình.Từ đó khiến các em học chán
nản, thiếu tính kỉ luật, thụ động, bó mình không muốn học. Cho nên ta
thấy gia đình tác động không nhỏ và là nền tảng để các em học tập hiệu
quả, thành công.
Ngoài ra từ điểm yếu của phần lớn giáo viên hiện này là thói quen với
phương pháp dạy học truyền thụ kiến thức lý thuyết một chiều dẫn tới việc
học sinh thụ động ghi nhớ kiến thức máy móc, ít khả năng vận dụng kiến
thức để giải quyết các vấn đề trong học tập và cuộc sống.
2.Cách dạy :
Vì chỉ tiêu danh hiệu mà nhiều giáo viên đã cho các em yếu kém lên lớp
làm các em không đủ kiến thức vững vàng để tiếp thu kiến thức mới thì
làm sao có thể hoàn thiện và phát triển hơn => Hiện tượng “ ngồi nhầm
lớp” cũng vì vậy mà trong thực tế không ít giáo viên trực tiếp hay gián tiếp
lợi dụng điểm số của học sinh để chuộc lợi cho mình,dạy không hết mình ,
còn giữ lại kiến thức để bắt các em đi học thêm như việc dạy và học thêm
mang bản chất ý nghĩa tốt đẹp là bổ sung kiến thức còn thiếu, chưa hoàn
chỉnh cho học trò nhưng nay bị các giáo viên biến tấu đi như một việc
“mua bán điểm số”:biết trước đề,lộ đề,…

Và nguyên nhân từ đâu mà cần cái chỉ tiêu danh hiệu?. Ai cũng biết
giữa tinh thần và vật chất là hai thứ phải luôn hài hòa, nếu như đồng lương
mà chính phủ không đủ chi trả cho cuộc sống của những nhà giáo thì liệu
rằng một người thầy có còn tâm huyết với nghề, có còn dốc lòng truyền
đạt kiến thức nữa hay không..?

[Type text] Page 5


IV.HẬU QUẢ
Hệ thống giáo dục bậc cao ở Việt Nam dạy rất tốt toán học và khoa học,
đó là những thành phần cơ bản cho bất cứ nền kinh tế nào dựa vào tri thức
nhưng đồng thời hệ thống giáo dục Việt Nam đã không rèn luyện các kĩ
năng đặc thù của người lao động.Đó là khả năng thực hành của từng cá
nhân để có thể áp dụng kiến thức từ trường học nhằm giải quyết vấn đề
thực tế, để tư duy phản biện, để bảo vệ ý kiến và biết khi nào cần thay đổi
ý kiến, biết cách làm việc theo nhóm, biết cách giao tiếp,…Trong đó còn
nhiều kiến thức mang tính hàn lâm, ít khi hoặc không khi nào sử dụng đến
khi ra đời, cho công việc sau này; ngược lại các kiến thức thiết thực, cần
thiết hơn nhiều lại chưa được dạy hay dạy không kĩ.
*Một dẫn chứng thực tế: cách thức tính đạo hàm và tích phân tính bằng
“tay” được dạy vô cùng kĩ vì học sinh phổ thông nào không biết cách tính
đạo hàm tích phân thì cầm chắc rớt môn toán khi thi tốt nghiệp trung học
phổ thông. Nhưng thử hỏi khi ra đời, khi tiến hành công việc cụ thể có bao
nhiêu phần trăm người lao động ở các trình độ thấp, cao phải tính đạo hàm
và tích phân phục vụ cho công việc của mình?. Có lẽ không quá vài phần
ngàn, mà số này cũng chỉ cần biết khi nào phải ứng dụng đạo hàm, tích
phân để ra lệnh cho máy tính thực hiện.
Bàn về kỹ năng chuyên nghiệp của lao động VN, trong Diễn đàn doanh
nghiệp VN họp tại Hà Nội ngày 26/05/2015, có ý kiến nhận định của đại

biểu quốc tế là khoảng 65% lực lượng lao động của VN không có kỹ năng
lao động, khoảng 78% người dân VN trong độ tuổi 20-24 không được đào
tạo hoặc không có những kỹ năng họ cần. Chủ doanh nghiệp phải đào tạo
lại cho gần 100% lao động mới nhận vào.

[Type text] Page 6


Chúng ta cần nhìn vào từ các nước phát triển như:
* Giáo dục ở Mỹ: tự do và tôn trọng tự do của người
* Giáo dục ở Mỹ: tự do và tôn trọng tự do của người khác. Nền giáo dục
Mỹ hướng con người đến tự do, có thể dễ dàng thích nghi với cuộc sống
đang biến đông hàng ngày, nếu bó buộc học sinh sẽ mất tính sáng tạo của
trẻ. Các trường học tại Mỹ rất giàu tính trải nghiệm, kích thích sự phát
hiện, khuyến khích trẻ đưa ra tất cả suy nghĩ “xung quanh một câu hỏi”.
Giáo viên thường nhắc nhở học sinh của mình rằng: “bất kỳ ai trong các
em cũng có quyền loại bỏ thậm chí là tẩy chay một nhãn hiệu mà mình
không thích. Nhưng không có quyền ép người khác đứng về phe mình, vì
như thế là thiếu tôn trọng quyền tự do của người khác”. Ở Mỹ giáo viên
cho điểm và nhận xét học sinh, và học sinh được nhận xét đánh giá chất
lượng giáo viên.
=> Ở Nước Mỹ Học sinh có sự thoải mái trong tư duy, tự do nói lên ý kiến
,không bị gò bó trong điểm số, la mắng, có được sự tương tác qua lại giữa
học sinh và giáo viên mà trong khi ở Viêt Nam học sinh đa số nhút nhát,
sợ sai, bị phạt, sợ xấu hổ, luôn giấu mình trong cái hộp hoặc sống theo số
đông, không có chứng kiến riêng...
*Nước Đức: chú trọng trải nghiệm thực tế
Người Đức cho rằng trói buộc những đứa trẻ trong lớp học mà thiếu
tính trải nghiệm thực tế sẽ dẫn đến những sản phẩm lỗi thời về nội dung.
Thầy cô đứng lớp còn quan niệm phải mất cả năm trời, thậm chí là vài

năm người ta mới có thể xuất bản một quyển sách hạn hữu trong khi thế
giới to lớn, vĩ đại đang vận động hàng giây. Thế nên kiến thức sách vở,
phần lớn đã nỗi thời trên kệ sách trước khi được trưng bày trên kệ sách.
Người Đức quan niệm học tập để có một công việc phù hợp, thế nên
trong khi một số nước như Việt Nam xem những học sing không vào được
đại học sẽ không có cơ hội phát triển, thì ở Đức người ta lại kì vọng rằng
bộ phận học sinh này sẽ tỏa sang khi được ghép với một công việc phù
hợp.
[Type text] Page 7


Trong khi ở Việt Nam thì học có quá nhiều lý thuyết, ít cho học sinh
thực hành để trải nghiệm thực tế. chỉ là lý thuyết Suông.
Từ những thực tế của các nước phát triển ta mới thấy nền giáo dục Việt
Nam cần có những phương pháp đổi mới trong cách dạy và học.

[Type text] Page 8


V.BIỆN PHÁP:
1. Cách dạy
1.Đổi mới phương pháp dạy học theo cách cũ
Các phương pháp dạy học truyền thống như đọc chép phải loại bỏ thay
vào đó là sử dụng các phương pháp dạy học mới.
Ví dụ: khi học về địa lý các châu lục, thay vì thao tác đọc rằng châu Mỹ
nằm ở đâu, có bao nhiêu quốc gia, đặc điểm tự nhiên, dân số, xã hội, thể
chế chính trị,.. Thì học sinh cần được xem một số phim tư liệu, trong đó có
đủ thông số theo yêu cầu nhưng buộc học sinh phải theo dõi và tự ghi
chép. Học sinh cũng nên được xem các loại bản đồ để biết đặc điểm khí
hậu, vị trí địa lý, tình hình kinh tế của các nước..

Nâng cao một chút thì hướng dẫn các em hiểu (thông qua sách báo,
truyền hình và nhất là internet) rồi trình bày, thảo luận trước lớp, giáo viên
chỉ là người chốt lại các vấn đề đúng, sửa chữa những thiếu sót, nhầm
lẫn...Có như vậy các em mới thấy hứng thú trong học tập, bài học được
hiểu đầy đủ và sâu sắc, đồng thời thấy được vai trò chủ động và tích cực
của mình trong buổi học.
2 .Cách học
1.Tập thói quen lên kế hoạch, phân chia thời gian cụ thể để học
Để tránh xa đà vào một môn nhất định hay sự “cám dỗ” của công nghệ
học sinh cần có kỹ năng quản lí thời gian và mục đích của mỗi khung thời
gian đó
2. Thường xuyên trao đổi học nhóm với bạn bè
Học nhóm, đôi bạn cùng tiến… là những biện pháp tích để nâng cao
hiệu quả học tập…
3. Đọc nhiều sách để trau dồi kiến thức cũng như kỹ năng
[Type text] Page 9


Sách là kho tàng kiến thức vô giá nên tập thói quen đọc sách để thừa
hưởng kho tàng kiến thức vô tận ấy.
4. Cần có khoảng thời gian thư giãn
Cuối tuần cần có khoảng thời gian thư giãn cho những hoạt động vui
chơi, giải trí sau những ngày học tập mệt mỏi như: bơi lội, đá banh, bóng
chuyền…từ đó mới có tinh thần học tập cho một tuần mới.
Tất cả những kế hoạch đã đặt ra cần có một sự quyết tâm, kiên trì từ
chính bản thân của mỗi người
=> Và sau cùng là hãy giữ niềm tin vào chiến thắng. Tiếp tục thẳng
tiến, đừng sợ sệt hay rụt rè. Chúng ta còn cả một thế giới để chinh
phục.


[Type text] Page 10


Nguồn tham khảo:
/>%91_bi%E1%BB%87n_ph%C3%A1p_%C4%91%E1%BB%95i_m
%E1%BB%9Bi_ph%C6%B0%C6%A1ng_ph%C3%A1p_d%E1%BA
%A1y_h%E1%BB%8Dc
/>www.newszing.com.vn
www.baomoi.com.vn
www.site.google.com.vn

[Type text] Page 11



×